Tải bản đầy đủ (.pdf) (147 trang)

Phân tích và dự báo tài chính Công ty cổ phần Traphaco

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (835.41 KB, 147 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

THÁI THỊ BÍCH THỦY

KHẢO SÁT THỰC TRẠNG
TỪ ĐIỂN ĐỒNG NGHĨA TIẾNG VIỆT HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: NGÔN NGỮ HỌC

Hà Nội-2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

THÁI THỊ BÍCH THỦY

KHẢO SÁT THỰC TRẠNG
TỪ ĐIỂN ĐỒNG NGHĨA TIẾNG VIỆT HIỆN NAY
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Mã số: 60 22 02 40

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN KHÁNH HÀ

Hà Nội-2014




LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được
ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận văn

Thái Thị Bích Thủy


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Khánh Hà, người hướng
dẫn tôi viết luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn các Thầy Cô giáo Khoa Ngôn ngữ học, Trường
ĐH KHXH&NV, ĐHQG Hà Nội đã giảng dạy và tạo điều kiện tốt nhất cho
tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Sau cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, người thân, đồng nghiệp và các học
viên Cao học Ngôn ngữ K56 đã động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập
và làm luận văn.
Hà Nội, ngày 10 tháng 4 năm 2014
Tác giả luận văn

Thái Thị Bích Thủy


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.Nghĩa của từ và hiện tượng đồng nghĩa


7
14
14

1.1.1. Nghĩa của từ

14

1.1.2. Trường nghĩa

18

1.1.3. Hiện tượng đồng nghĩa

21

1.2. Từ điển từ đồng nghĩa

35

1.2.1. Từ điển học và từ điển từ đồng nghĩa

35

1.2.2. Khái niệm bảng từ và các đơn vị từ ngữ trong bảng từ

39

1.2.3. Khái niệm và đặc điểm của định nghĩa


44

1.2.4. Khái niệm và đặc điểm của ví dụ

49

1.3. Tiểu kết

51

CHƯƠNG 2: KHẢO SÁT CẤU TRÚC VĨ MÔ CỦA MỘT SỐ TỪ ĐIỂN
ĐỒNG NGHĨA TIẾNG VIỆT
53
2.1. Đối tượng và phương thức khảo sát
53
2.1.1. Đối tượng khảo sát

53

2.1.2. Phương thức khảo sát

53

2.2. Phân tích kết quả khảo sát

54

2.2.1. Ý tưởng lập bảng từ và các từ ngữ trong bảng từ


54

2.2.2. Cấu trúc vĩ mô của từ điển

56

2.3. Nhận xét

69

2.3.1. Cấu trúc vi mô

69

2.3.2. Nhận xét

72

2.4. Tiểu kết

78

CHƯƠNG 3: KHẢO SÁT CẤU TRÚC VI MÔ CỦA MỘT SỐ TỪ ĐIỂN
ĐỒNG NGHĨA TIẾNG VIỆT
80
3.1. Đối tượng và phương thức tiến hành khảo sát
80
3.1.1. Khái quát về đối tượng khảo sát

5


80


3.1.2. Phương thức tiến hành khảo sát
3.2. Kết quả khảo sát

80
80

3.2.1. Quan điểm của người biên soạn về cách giải nghĩa từ

80

3.2.2. Cấu trúc vi mô của từ điển

82

3.3. Nhận xét

108

3.3.1. Cấu trúc vi mô

108

3.3.2. Ý kiến nhận xét

110


3.4. Tiểu kết

111

KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

112
116
120

6


DANH MỤC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
LĐ-NVM Long Điền, Nguyễn Văn Minh (2010),Việt ngữ tinh nghĩa từ
điển, Nxb. Từ điển Bách khoa, Hà Nội.
HVH

Hoàng Văn Hành (chủ biên), Hoàng Phê, Đào Thản (2002), Sổ
tay dùng từ tiếng Việt, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.

DKĐ

Dương Kỳ Đức (chủ biên), Vũ Quang Hào (1992), Từ điển trái
nghĩa – đồng nghĩa tiếng Việt, Nxb. Đại học và Giáo dục
chuyên nghiệp Hà Nội.

NVT


Nguyễn Văn Tu (1999), Từ điển từ đồng nghĩa tiếng Việt, Nxb.
Giáo dục, Hà Nội.

HP

Hoàng Phê (chủ biên) (2006), Từ điển tiếng Việt, Nxb. Đà Nẵng
– Trung tâm từ điển học, Hà Nội – Đà Nẵng.

+

Ví dụ không bị biến đổi về nghĩa

-

Ví dụ trở nên khôi hài, khó hiểu

*

Ví dụ được hiểu theo một nghĩa khác





X

Không

7



DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu

Tên bảng

bảng
2.1.
2.2.
2.3.

Số lượng từ đầu mục và số trang của bốn cuốn từ
điển
Số lượng trung bình của các từ đồng nghĩa trong
một dãy
Các lớp từ loại trong bốn cuốn từ điển đồng
nghĩa được khảo sát

Trang
57
58
62

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Số hiệu

Tên hình vẽ

hình vẽ

2.1.
2.2.
2.3.

Số lượng các từ đầu mục và số trang của bốn
cuốn từ điển được khảo sát
Số lượng trung bình của các từ đồng nghĩa trong
một dãy của bốn cuốn từ điển được khảo sát
Các lớp từ loại trong bốn cuốn từ điển đồng nghĩa
được khảo sát.

8

Trang
56
58
61


MỞ ĐẦU
1. Mục đích, ý nghĩa của đề tài
1.1.

Lý do chọn đề tài

Từ điển học ở Việt Nam có thể được coi là một ngành học còn khá non trẻ.
Lần đầu tiên thuật ngữ “từ điển học” được chính thức đề cập là vào năm 1993
trong bài viết của Hoàng Phê và Nguyễn Ngọc Trâm. Hai tác giả đã nhận xét:
“Cho đến nay chúng ta chưa xây dựng được một giáo trình từ điển học và
cũng chưa tổng kết kinh nghiệm công tác từ điển ở nước ta” [22; tr.13].

Đến năm 1997, công trình Một số vấn đề từ điển học ra đời được coi là
mốc quan trọng đầu tiên của lý thuyết từ điển học ở nước ta. Tuy nhiên, các
nhà từ điển học cũng nhận định: “Từ điển học ở Việt Nam mới chỉ hình thành.
Chúng ta có một số nghiên cứu và kinh nghiệm được công bố rải rác, song
vẫn thiếu một công trình từ điển học thực sự. Tập bài “Một số vấn đề từ điển
học” là một cố gắng nhằm đáp ứng nhu cầu này (…) Nhưng hạn chế của
cuốn sách này là chưa trình bày được đầy đủ, toàn diện những vấn đề cơ bản
của từ điển học. Chúng tôi mới chỉ khảo sát những vấn đề thuộc từ điển ngôn
ngữ, mà trong từ điển ngôn ngữ lại chú mục vào từ điển giải thích” [46, tr.6].
Năm 2008, Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam được thành lập
và cho ra mắt Tạp chí Từ điển học và Bách khoa thư (2009), từ đó những
nghiên cứu về từ điển học đã trở nên phong phú, đa dạng hơn. Tuy nhiên,
trong lĩnh vực từ điển ngôn ngữ, và hẹp hơn là trong lĩnh vực từ điển giải
thích, không phải mọi vấn đề đều đã được giải quyết một cách thấu đáo. Các
tác giả đi trước hầu như mới chỉ quan tâm đến các kiểu từ điển giải thích như:
từ điển thành ngữ - tục ngữ, từ điển phương ngữ, từ điển ngôn ngữ tác phẩm,
tác giả, từ điển từ láy, từ điển từ cổ,v.v. mà chưa quan tâm nhiều đến từ điển
đồng nghĩa.
Như đã biết, ngôn ngữ vốn là một hệ thống phức tạp, bao gồm các phương
tiện biểu hiện, bằng cách này hay cách khác, ít nhiều có sự tương ứng với

9


nhau, và trong quá trình phát triển, chúng trở nên đồng nghĩa với nhau. Để có
được sự phù hợp giữa hình thức và nội dung cần diễn đạt khi sử dụng ngôn
ngữ, chúng ta cần phải nắm được vốn từ vựng cùng với các đặc điểm ý nghĩa
cũng như khả năng kết hợp của từ ngữ này với các từ ngữ khác tạo thành
những dãy đồng nghĩa. Các từ ngữ trong dãy đồng nghĩa thường có thể thay
thế được cho nhau trong những bối cảnh ngôn ngữ cụ thể. Sự thay thế ấy nếu

được sử dụng một cách chính xác, rõ ràng thì sẽ tránh được tình trạng lặp đi
lặp lại nhiều lần một đơn vị ngôn ngữ, gây ra cảm giác nhàm chán và nghèo
nàn về từ ngữ.
Thực tế cho thấy, trong những năm gần đây, trên thị trường chỉ lẻ tẻ xuất
hiện những cuốn từ điển đồng nghĩa tiếng Việt, mà chủ yếu dành cho học
sinh, như: Từ điển đồng nghĩa – trái nghĩa tiếng Việt (dùng trong nhà trường)
(Hồng Đức, 2008, NXB Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh), Từ điển đồng
nghĩa - trái nghĩa tiếng Việt (dùng trong cho học sinh) (Nguyễn Quốc Khánh,
Trần Trọng Dương, Đình Phúc, Minh Châu, 2011, NXB Từ điển Bách khoa),
Từ điển đồng nghĩa - trái nghĩa tiếng Việt (Dành cho học sinh) (Bùi Việt
Phương, Đỗ Anh Vũ, Ánh Ngọc, 2010, NXB Từ điển Bách khoa),v.v. Bên
cạnh đó là sự xuất hiện của một số từ điển đồng nghĩa nhưng dưới dạng song
ngữ như Anh – Việt, Hoa – Việt,v.v. chẳng hạn Từ điển đồng nghĩa phản
nghĩa Hoa - Việt (Nguyễn Hữu Trí, 2001, NXB Thống kê), Từ điển đồng
nghĩa và trái nghĩa Anh - Việt (Ngọc Châu – Minh Châu, 2010, NXB TP Hồ
Chí Minh),v.v. Tuy nhiên, chất lượng của những cuốn từ điển như vậy hầu
như chưa được kiểm chứng.
Dựa trên thực tế đó, chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài “Khảo sát thực
trạng từ điển đồng nghĩa tiếng Việt hiện nay” làm đề tài luận văn thạc sĩ của
mình. Với đề tài này, chúng tôi sẽ tiến hành khảo sát thực trạng một số từ điển
đồng nghĩa tiếng Việt đang lưu hành trên thị trường nhằm bước đầu đưa ra

10


nhận định đánh giá về những thành công và hạn chế trong việc biên soạn từ
điển đồng nghĩa tiếng Việt.
1.2. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
Việc nghiên cứu lý thuyết từ điển đồng nghĩa đã và đang được nhiều nhà
nghiên cứu quan tâm, chẳng hạn phương pháp xác lập cấu trúc dãy đồng

nghĩa trong biên soạn từ điển, phương pháp giải thích và tìm sự khu biệt ngữ
nghĩa các từ đồng nghĩa, v.v. Mỗi từ điển đồng nghĩa có những tiêu chí riêng
trong việc lựa chọn, thu thập, sắp xếp và trình bày bảng mục từ, cách đưa
thông tin vào cấu trúc vi mô, v.v. Nghiên cứu của chúng tôi tiếp thu những
thành tựu mang tính lý luận của từ điển học thế giới, và trên cơ sở đó, áp dụng
vào việc khảo sát các từ điển đồng nghĩa ở nước ta để tìm hiểu cách lập dãy
đồng nghĩa và giải thích tìm sự khu biệt ngữ nghĩa giữa các từ đồng nghĩa.
Trước nhu cầu nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Việt hiện nay, nghiên
cứu của chúng tôi góp phần xây dựng một hướng đi mới trong biên soạn các
cuốn từ điển đồng nghĩa, nhằm nâng cao vai trò của chúng như những công
cụ tiện lợi giúp cho việc sử dụng ngôn ngữ thêm phần phong phú, giúp cho
học sinh dễ dàng nắm bắt nghĩa của từ ngữ và cách sử dụng từ ngữ.
2. Lịch sử nghiên cứu vần đề
Trong ngôn ngữ học, từ đồng nghĩa (synonym) là hiện tượng từ vựng
thuộc loại “kinh điển” và rất cơ bản. Trên thế giới, từ điển học nghiên cứu về
từ đồng nghĩa có lịch sử chưa dài nhưng đã đạt được một số thành tựu quan
trọng. Về mặt lý thuyết, thành tựu đó thể hiện ở số lượng khá lớn những bài
nghiên cứu trên các tạp chí kỷ yếu chuyên ngành về từ điển học. Về mặt thực
tiễn, đó là sự ra đời của các cuốn từ điển đồng nghĩa . Điều này thể hiện đặc
trưng riêng của ngành từ điển học là sự liên hệ chặt chẽ giữa “lý thuyết” và
“thực hành”. Alain Rey đã viết: “(…) trong lĩnh vực này, người ta thậm chí
không thể nghĩ đến “thực hành” mà không đặt vào nó một “hạt giống lý
thuyết”. Và “điều đó làm cho những người thực hành nhất trong những

11


người thực hành lại là những nhà lý thuyết không thể phủ nhận được” [Alain
Rey, 2009].
Về tình hình biên soạn từ điển đồng nghĩa, trên thế giới, những cuốn từ

điển đồng nghĩa đầu tiên được biên soạn cách đây vài trăm năm. Mỗi quốc gia
đều xuất bản các loại từ điển đồng nghĩa được biên soạn theo các cách thức
khác nhau – hoặc chỉ lập danh sách các từ, hoặc vừa có danh sách từ, vừa có
lời định nghĩa chỉ ra sự giống và khác nhau về ngữ nghĩa của các đơn vị cùng
các thí dụ minh họa được lấy từ các tác phẩm văn chương nổi tiếng. Năm
1978, George Miller và nhóm nghiên cứu của ông tại Đại học Princeton bắt
đầu phát triển một cơ sở ngữ liệu với các mối quan hệ khái niệm, được coi là
sự thể hiện (hiện thực hóa) một mô hình của vốn từ vựng nội tâm (mental
lexicon). Cơ sở ngữ liệu này, gọi là WrodNet, đã được tổ chức xung quanh ý
niệm mà một tập hợp các từ đồng nghĩa (gọi là synet) thể hiện với các mối
quan hệ ngữ nghĩa giữa chúng [Vossen Piek, 2002].
Ở Việt Nam, vấn đề hiện tượng đồng nghĩa, từ đồng nghĩa chỉ thực sự
được bàn tới từ những năm cuối thập kỷ 50 của thế kỷ XX. Nó được trình bày
khái lược trong cuốn giáo trình “Khái luận ngôn ngữ học” (Tổ Ngôn ngữ học
Trường ĐHTH HN, 1960). Trong giáo trình, các tác giả mới chỉ đưa ra định
nghĩa, phân loại và nêu ra nguồn gốc của các từ đồng nghĩa. Về sau này, các
nhà ngôn ngữ học khác cũng bàn nhiều đến lý luận từ đồng nghĩa, đó là
những vấn đề cụ thể như: khái niệm từ đồng nghĩa, cách thức phân biệt từ
đồng nghĩa tiếng Việt, phương pháp xác định từ trung tâm trong nhóm đồng
nghĩa, hay vấn đề phân loại và xác định nguồn gốc của từ đồng nghĩa. Có thể
kể đến công trình của một số nhà ngôn ngữ học tiêu biểu như Đỗ Hữu Châu
trong Giáo trình Việt ngữ (tập II, 1962), Trường từ vựng và hiện tượng đồng
nghĩa trái nghĩa, Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt (1981), Cơ sở ngữ nghĩa học
từ vựng (1987); Nguyễn Văn Tu trong Từ vựng học tiếng Việt hiện đại (1968),
Từ và vốn từ tiếng Việt hiện đại (1976), Các nhóm từ đồng nghĩa trong tiếng

12


Việt (1982); Nguyễn Thiện Giáp trong Từ vựng tiếng Việt (1978), Từ vựng

học tiếng Việt (1985); Nguyễn Trung Thuần trong Thử tìm hiểu từ trung tâm
và nhóm từ đồng nghĩa (Ngôn ngữ, số 2, 1983), Nguyễn Đức Tồn trong Từ
đồng nghĩa tiếng Việt (2006), Đỗ Việt Hùng trong Giáo trình từ vựng học
tiếng Việt (2011), v.v.
Ở Việt Nam, cho tới nay đã có một số cuốn từ điển đồng nghĩa được biên
soạn như: Long Điền Nguyễn Văn Minh, Việt ngữ tinh nghĩa từ điển (xuất
bản năm 1951, tái bản năm 1998); Nguyễn Văn Tu, Từ điển từ đồng nghĩa
tiếng Việt (xuất bản năm 1982, tái bản nhiều lần); Hoàng Phê, Hoàng Văn
Hành, Đào Thản, Sổ tay dùng từ (xuất bản năm 1980); Dương Kỳ Đức, Vũ
Quang Hào, Từ điển trái nghĩa, đồng nghĩa tiếng Việt (xuất bản năm 1992);
Trương Chính, Giải thích các từ gần âm gần nghĩa dề nhầm lẫn (xuất bản
năm 1997). v.v. Đây là nguồn tư liệu khảo sát tương đối phong phú cho đề tài
nghiên cứu của chúng tôi.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu: Trong luận văn này, chúng tôi chọn từ điển
đồng nghĩa tiếng Việt làm đối tượng nghiên cứu.
3.2. Phạm vi nghiên cứu: Dựa vào thực tiễn biên soạn từ điển đồng nghĩa
tiếng Việt ở nước ta hiện nay, luận văn nghiên cứu các vấn đề liên quan trong
phạm vi bốn cuốn từ điển:
- Long Điền, Nguyễn Văn Minh, Việt ngữ tinh nghĩa từ điển, xuất bản năm
1951, tái bản năm 1998. Cuốn từ điển này gồm 300 nhóm từ đồng nghĩa tiếng
Việt.
- Dương Kỳ Đức (chủ biên), Vũ Quang Hào, Từ điển trái nghĩa – đồng
nghĩa tiếng Việt, xuất bản năm 1992. Từ điển này thu thập những từ vừa có
quan hệ trái nghĩa, vừa có quan hệ đồng nghĩa nên cả cuốn sách bao gồm tập
hợp của 3.000 mục từ, trong đó có 267 nhóm từ đồng nghĩa.

13



- Nguyễn Văn Tu, Từ điển từ đồng nghĩa tiếng Việt, xuất bản năm 1982,
tái bản nhiều lần. Cuốn từ điển này cung cấp 750 nhóm từ đồng nghĩa.
- Hoàng Văn Hành (chủ biên), Hoàng Phê, Đào Thản, Sổ tay dùng từ tiếng
Việt, xuất bản năm 1980. Cuốn từ điển này bao gồm 137 nhóm từ đồng nghĩa.
4. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu
4.1. Nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích của nghiên cứu là góp phần chuẩn bị nền tảng cơ sở lý thuyết và
thực tiễn cho việc biên soạn từ điển đồng nghĩa tiếng Việt. Vì vậy luận văn
cần hoàn thành tốt những nhiệm vụ sau:
Thứ nhất, xác lập cơ sở lý luận về từ điển học nói chung và từ điển đồng
nghĩa nói riêng, đồng thời tìm hiểu các vấn đề lí thuyết liên quan đến nghĩa
của từ và hiện tượng đồng nghĩa như: các khái niệm về nghĩa của từ, trường
nghĩa, hiện tượng đồng nghĩa, phương pháp xác lập cấu trúc dãy đồng nghĩa
trong biên soạn từ điển đồng nghĩa tiếng Việt,v.v.
Thứ hai, khảo sát và đánh giá một số từ điển đồng nghĩa tiếng Việt hiện
nay, làm rõ những vấn đề còn tồn tại hoặc chưa được đề cập, đưa ra một số
nhận xét về việc biên soạn từ điển đồng nghĩa tiếng Việt.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn được xác định là từ điển đồng nghĩa
tiếng Việt. Vì vậy, chúng tôi lấy nguồn tư liệu để khảo sát và phân tích từ: i)
sách và tài liệu mang tính chất lí luận về từ điển từ đồng nghĩa, ii) từ điển
đồng nghĩa tiếng Việt.
Chúng tôi sử dụng kết hợp và linh hoạt nhiều thủ pháp, thao tác nghiên
cứu nhằm thực hiện các nhiệm vụ một cách khách quan, triệt để và sâu sắc.
Để giải quyết nhiệm vụ thứ nhất, chúng tôi sử dụng phương pháp miêu tả
nhằm tìm hiểu và tổng hợp hệ thống lý luận trong các tài liệu nghiên cứu về
từ đồng nghĩa, từ điển, cách xử lý cấu trúc vĩ mô và vi mô trong các cuốn từ
điển của nước ngoài, các nghiên cứu của các nhà Việt ngữ. Cụ thể là: i) xác

14



định nội hàm các khái niệm từ, nghĩa của từ, nét nghĩa, ii) khái niệm trường
nghĩa và sự phân loại trường nghĩa, iii) hiện tượng đồng nghĩa. Bên cạnh đó,
nghiên cứu cũng đề cập tới: i) các khái niệm từ điển học, từ điển đồng nghĩa,
ii) khái niệm bảng từ và các đơn vị từ ngữ được đưa vào bảng từ, iii) khái
niệm và các đặc điểm của định nghĩa, iv) khái niệm và các đặc điểm của ví
dụ.
Với nhiệm vụ nghiên cứu thứ hai, chúng tôi sử dụng phương pháp miêu tả
kết hợp với các thủ pháp thống kê, phân loại,v.v. để khảo sát các từ điển từ
đồng nghĩa tiếng Việt đã được công bố1. Dựa trên kết quả thu được, chúng tôi
tiến hành phân tích, đánh giá các vấn đề: i) ý tưởng của các soạn giả về cách
lập bảng từ và giải nghĩa từ, ii) cấu trúc vĩ mô của từ điển, iii) cấu trúc vi mô
của từ điển. Đặc biệt, chúng tôi kết hợp phương pháp miêu tả (phân tích, đánh
giá) với phương pháp so sánh, đối chiếu nhằm làm rõ hơn những vấn đề còn
tồn tại trong xử lí các bộ phận của cấu trúc vĩ mô và vi mô của từ điển đồng
nghĩa tiếng Việt.
Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng phương pháp phân tích ngữ nghĩa để
tìm ra những sự giống nhau và khác nhau giữa các từ trong dãy đồng nghĩa
được chọn khảo sát. Chúng tôi cũng tham khảo các tiêu chí đánh giá, kĩ
thuật và thủ pháp từ điển học trong việc xác lập mục từ, định nghĩa,v.v.
nhằm đưa ra những nhận xét khách quan về mô hình từ điển đồng nghĩa
tiếng Việt.
5. Cấu trúc của Luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Phụ lục , Luận văn được bố cục thành ba
chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận
Chương 2. Khảo sát cấu trúc vĩ mô của một số từ điển đồng nghĩa tiếng
Việt
1 Tham khảo thêm phương thức khảo sát ở mục 2.1.2 và mục 3.1.2


15


Chương 3. Khảo sát cấu trúc vi mô của một số từ điển đồng nghĩa tiếng
Việt.
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Nghĩa của từ và hiện tượng đồng nghĩa
1.1.1. Nghĩa của từ
1.1.1.1. Từ tiếng Việt
F. De. Saussre nhận xét: “…Ngôn ngữ có tính chất kỳ lạ và đáng kinh
ngạc là không có những thực thể thoạt nhìn có thể thấy ngay được, thế nhưng
người ta vẫn biết chắc là nó tồn tại, chính sự giao lưu giữa những thực thể đó
tạo thành ngôn ngữ”, trong số những thực thể đó có cái mà ngôn ngữ học vẫn
gọi là từ [24, tr.10].
Định nghĩa phổ biến hiện nay được nhiều nhà nghiên cứu ngôn ngữ cho là
phù hợp với từ như sau: “Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất có nghĩa hoàn
chỉnh và cấu tạo ổn định, dùng để đặt câu” [6, tr.1072].
Từ tiếng Việt là một đơn vị thuộc hệ thống các đơn vị ngôn ngữ tiếng Việt.
Qua các công trình khảo sát về từ tiếng Việt, chúng tôi thấy có một số nhận
định về đặc điểm của từ được nhiều người đồng tình như sau:
- Từ tiếng Việt không biến đổi về hình thức ngữ âm theo các nghĩa tương
liên trong câu.
- Ranh giới hình vị trùng với ranh giới âm tiết nên hình thức ngữ âm
chuẩn của từ tiếng Việt được hiện thực hóa bằng những dấu hiệu ngoài từ.
- Các đặc điểm nói trên có quan hệ trực tiếp đến từ ngữ nghĩa được hiện
thực hóa trong tâm thức người Việt.
- Dấu hiệu đặc trưng của từ là tính hệ thống, hoàn chỉnh, có thể phân
chia thành các bộ phận và có khả năng tái hiện dễ dàng trong lời nói. [8]
Từ những đặc điểm trên của từ tiếng Việt, Đỗ Hữu Châu đã rút ra định

nghĩa: “Từ của tiếng Việt là một số âm tiết cố định, bất biến, có một ý nghĩa
nhất định, nằm trong một phương thức (hoặc kiểu) cấu tạo nhất định, tuân

16


theo những đặc điểm ngữ pháp nhất định, lớn nhất trong từ vựng và nhỏ nhất
để tạo câu” [6, tr.122].
1.1.1.2. Nghĩa của từ
Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội đặc biệt, là “phương tiện giao tiếp
quan trọng nhất của con người” (V.I. Lê nin). Xét về mặt lý thuyết, ngôn ngữ
là một hệ thống ký hiệu, mỗi ký hiệu ngôn ngữ bao giờ cũng gồm hai mặt: âm
và nghĩa. Hai mặt này gắn kết với nhau, không tách rời, có cái nọ thì phải có
cái kia, giống như “hai mặt của một tờ giấy” vậy. Ý nghĩa của từ cùng với
hình thức âm thanh được hình thành và ổn định dần dần trong lịch sử phát
triển ngôn ngữ. Và chúng được từng cá nhân lĩnh hội, tích lũy và sử dụng
trong hoạt động giao tiếp.
Theo Hoàng Phê, nghĩa của từ là “một tập hợp những nét nghĩa có quan hệ
quy định lẫn nhau,v.v. Mỗi nghĩa từ là một tổ hợp đặc biệt những thành tố
ngữ nghĩa, gọi là các nét nghĩa” (dẫn theo [21]).
“Ý nghĩa của từ vừa là cái riêng cho từng từ, vừa là cái chung cho những
từ cùng loại. Nắm được cái chung, cái riêng trong ý nghĩa thì mới thực sự
hiểu từ, thực sự hiểu được những cái tinh tế trong từ và mới hiểu được những
đặc sắc của từng ngôn ngữ ở phương diện nội dung” [21].
Nghĩa của từ, ở mức khái quát được gọi là nghĩa từ vựng hay ý nghĩa từ
vựng. Trong cấu trúc của nghĩa từ vựng có các thành phần nghĩa sau: nghĩa
biểu vật, nghĩa biểu niệm và nghĩa biểu thái.
Ý nghĩa biểu vật của từ là nghĩa ứng với sự vật hiện tượng, trạng thái tính
chất được từ gọi tên. Ý nghĩa biểu vật quy định phạm vi sự vật mà từ dùng để
biểu hiện. Có những từ có ý nghĩa biểu vật hẹp, chỉ ứng với một sự vật hiện

tượng duy nhất trong thực tế; ví dụ như từ “nhai” dùng để chỉ hoạt động của
miệng người. Song có những từ mà ý nghĩa biểu vật có tính chất khái quát
cao, bao hàm một phạm vi sự vật rộng lớn, ví dụ như từ “thành thị” chỉ các
thành phố lớn nói chung. Có những từ lại có nhiều nghĩa biểu vật, nghĩa là từ

17


đó ứng với nhiều loại ý nghĩa biểu vật trong hiện thực khách quan: ví dụ,
“mắt cá” chỉ một bộ phận của con cá đồng thời cũng chỉ một bộ phận trên cơ
thể con người. Ý nghĩa biểu vật xuất phát từ sự phản ánh sự vật, hiện tượng
trong thực tế khách quan vào ngôn ngữ, nên sự vật hiện tượng là cơ sở nguồn
gốc của ý nghĩa biểu vật.
Nghĩa biểu niệm (hay nghĩa sở biểu) là thành phần cơ bản của ý nghĩa từ
vựng. Sự vật hiện tượng trong thực tế khách quan được phản ánh vào ngôn
ngữ thành ý nghĩa biểu vật và từ có ý nghĩa biểu vật thì sẽ có ý nghĩa biểu
niệm tương ứng. Ý nghĩa biểu niệm là những hiểu biết mà từ gợi ra về các sự
vật hiện tượng, hoạt động, trạng thái, tính chất. Những hiểu biết này bao gồm
những hiểu biết về thuộc tính, đối tượng, tổng hợp tất cả các thuộc tính đó tạo
thành nội dung khái niệm. Mỗi thuộc tính đó được phản ánh trong nghĩa biểu
niệm của từ thành một nét nghĩa. Và mỗi nét nghĩa như vậy có thể có mặt
trong ý nghĩa biểu niệm của các từ. Ví dụ, các từ “anh”, “em”, “chị” cùng có
chung một nét nghĩa là cùng chỉ những người cùng bố mẹ với mình nhưng
ngoài ra mỗi từ lại có một nét nghĩa riêng biệt nữa. Ý nghĩa biểu niệm của từ
là tập hợp của một số nét nghĩa chung và riêng, khái quát và cụ thể theo một
tổ chức, một trật tự nhất định. Giữa các nét nghĩa lại có quan hệ với nhau.
Nghĩa biểu thái “là một phạm trù rất rộng bao gồm mọi đặc tính khác
nhau của từ cần yếu về mặt ngữ nghĩa” [2, tr.65]. Đó là các đặc tính về sắc
thái nghĩa như: phương ngữ/ toàn dân, khẩu ngữ/ văn chương, cũ/ mới, thông
tục/ trang trọng, v.v. Việc xác định các thành phần này không đơn giản vì

không có đủ tiêu chuẩn chặt chẽ để phân loại, và vì tất cả các từ có thể thay
đổi sắc thái của chúng một cách nhanh chóng.
Nhiều nhà nghiên cứu căn cứ vào những vấn đề liên quan đến nghĩa từ để
nhận diện từ đồng nghĩa. Các tác giả Iu. D. Apresian và Z. E. Alechsandrova
đã nêu ra thủ pháp nhận diện từ đồng nghĩa như sau: “chỉ những đơn vị từ
vựng nào được sử dụng ở ý nghĩa trùng nhau ít nhất trong một kết cấu chung

18


và có khả năng kết hợp trùng nhau một phần mới có thể được thừa nhận là
thay thể được lẫn nhau và do đó là đồng nghĩa” (dẫn theo [35]). Còn trong
cuốn Từ điển từ đồng nghĩa tiếng Nga, tác giả đã “cố gắng đưa vào các dãy
đồng nghĩa những từ biểu thị một khái niệm và dựa vào sự có thể thay thế
giữa từ đầu mục của dãy và từ đồng nghĩa trong ngữ cảnh đồng nhất” (dẫn
theo [35]).
1.1.1.3. Nét nghĩa
Nét nghĩa (semantic feature) “là những yếu tố ngữ nghĩa chung cho nghĩa
của các từ thuộc cùng một nhóm từ, hoặc riêng cho nghĩa của một từ, đối lập
với nghĩa của những từ khác trong cùng một nhóm. Nét nghĩa được diễn đạt
bằng từ (hoặc tổ hợp từ)” [20, tr. 11].
Ví dụ (trích dẫn theo Hoàng Phê), nghĩa của hai từ vợ và chồng có yếu tố
ngữ nghĩa chung là “nói trong mối quan hệ với người đã kết hôn với mình”.
Khi đem đối lập với nhau thì vợ và chồng lại có thể phân tích ra thành những
thành tố ngữ nghĩa “phụ nữ”, “đàn ông”, “đã kết hôn”.
-

vợ: “phụ nữ” – “đã kết hôn” – “nói trong mối quan hệ với chồng”.

-


chồng: “đàn ông” – “đã kết hôn” – “nói trong mối quan hệ với vợ”.

Có thể thấy, các thành tố nghĩa “đã kết hôn”, “ nói trong mối quan hệ với
người đã kết hôn với mình” là những nét nghĩa chung cho cả vợ và chồng.
Còn thành tố nghĩa “phụ nữ” là nét nghĩa riêng cho từ vợ và thành tố nghĩa
“đàn ông” là nét nghĩa riêng cho từ chồng.
Bản thân mỗi nét nghĩa, đến lượt chúng, cũng có thể coi như là một nghĩa,
và có thể phân tích thành những nét nghĩa nhỏ hơn. Trên lý thuyết, sự phân
tích có thể tiếp tục cho đến khi đạt đến những thành tố ngữ nghĩa cơ bản
không còn có thể phân tích được nữa (được gọi là nghĩa vị) [20, tr. 11]. Trong
Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học, các tác giả đồng nhất nghĩa vị với
nét nghĩa và cho rằng: “Nghĩa vị biểu hiện mặt nội dung của đơn vị ngôn ngữ
ở bình diện giao tiếp. Một từ có thể có một nghĩa vị - đó là các từ đơn nghĩa;

19


hoặc một vài nghĩa vị - đó là các từ đa nghĩa” (dẫn theo [47]). Như vậy, một
từ đa nghĩa thì nét nghĩa sẽ nhiều hơn từ đơn nghĩa.
Để một từ có thể được sắp xếp vào một nhóm nào đó, từ đó phải có đặc
điểm chung nào đó với các từ trong nhóm. Đặc điểm này chính là nét nghĩa
trong cấu trúc nghĩa biểu niệm của từ. Đỗ Việt Hùng cho rằng: “Nét nghĩa là
những phần nghĩa thể hiện thuộc tính sự vật mà từ biểu thị, dựa vào đó mà từ
có thể thuộc vào một trong các nhóm từ vựng ngữ nghĩa được phân chia theo
chủ đề” [12, tr. 24]. Đây cũng chính là cơ chế xác định các dãy đồng nghĩa
trong hệ thống từ vựng của ngôn ngữ. Tức là, hiện tượng đồng nghĩa là hiện
tượng có nhiều mức độ tùy theo số lượng các nét nghĩa chung trong các từ.
Mức độ đồng nghĩa thấp nhất khi các từ chỉ có chung một nét nghĩa đồng
nhất. Số lượng các nét nghĩa đồng nhất tăng lên thì mức độ đồng nghĩa giữa

các từ với nhau càng cao. Mức độ đồng nghĩa cao nhất xảy ra khi các từ đó có
tất cả các nét nghĩa hoặc đại bộ phận các nét nghĩa trùng nhau, chỉ khác một
hoặc một vài nét nghĩa cụ thể nào đó.
1.1.2. Trường nghĩa
1.1.2.1. Khái niệm trường nghĩa
Lý thuyết về trường nghĩa đã được các nhà ngôn ngữ học đề cập đến từ rất
sớm. Những ý tưởng về mối quan hệ ngữ nghĩa giữa các từ trong ngôn ngữ đã
được nhà bác học người Nga M. M. Pokrovxki viết vào năm 1896: “Từ và ý
nghĩa của chúng không tồn tại tách rời nhau mà liên kết với nhau trong tư
tưởng của chúng ta và độc lập với ý thức của chúng ta thành những nhóm
nhất định. Cơ sở để tập hợp những nhóm như vậy là sự đồng nhất hay trái
ngược trực tiếp giữa chúng về ý nghĩa” (dẫn theo [35]). Tuy nhiên, khái niệm
về trường và lý thuyết về trường ngữ nghĩa chỉ thực sự được nghiên cứu từ
những năm 20 và 30 của thế kỷ XX, gắn liền với tên tuổi của các nhà ngôn
ngữ học như: W. Humboldt và F. de Saussure, A. Jolles (1943), G. Ipsen
(1924), J. Trier (1934), W. Porzig (1934),v.v.

20


Ở Việt Nam, Đỗ Hữu Châu đã vận dụng lý thuyết về trường của các tác
giả nước ngoài để hình thành nên quan niệm của mình về lý thuyết trường từ
vựng. Qua thực tế nghiên cứu, tác giả nhận xét: “Các quan hệ về ngữ nghĩa
giữa các từ sẽ được hiện ra khi đặt được các từ (nói cho đúng ra là các ý
nghĩa của từ) vào những hệ thống con thích hợp. Nói cách khác, tính hệ thống
về ngữ nghĩa của từ vựng thể hiện qua những tiểu hệ thống ngữ nghĩa trong
lòng từ vựng và quan hệ ngữ nghĩa giữa các từ riêng lẻ thể hiện qua quan hệ
giữa những tiểu hệ thống ngữ nghĩa chứa chúng” [3, tr.47].
Từ đó, Đỗ Hữu Châu định nghĩa: “Mỗi tiểu hệ thống ngữ nghĩa được gọi
là một trường nghĩa. Đó là tập hợp những từ đồng nhất với nhau về ngữ

nghĩa” [3, tr.48]. Như vậy, có thể thấy Đỗ Hữu Châu đã phân lập trường
nghĩa dựa trên ý nghĩa của từ.
1.1.2.2. Phân loại trường nghĩa
Tác giả Đỗ Hữu Châu phân chia trường nghĩa thành hai loại: trường nghĩa
ngang (trường tuyến tính) và trường nghĩa dọc (trường nghĩa trực tuyến).
Trường nghĩa dọc bao gồm trường biểu vật và trường biểu niệm.
Trường biểu vật là một tập hợp những từ đồng nhất về ý nghĩa biểu vật. Để
xác lập trường nghĩa biểu vật, chúng ta chọn một danh từ rồi tìm tất cả các từ
ngữ đồng nhất về phạm vi biểu vật do danh từ gốc biểu thị.
Ví dụ: Chọn danh từ thực vật làm gốc, ta có thể xác lập được trường nghĩa
biểu vật theo các miền như sau:
◦ Thực vật nói chung xét về loài: loài thân cứng, loài thân mềm, loài rễ
thẳng, loài rễ chùm,v.v.
◦ Bộ phận của thực vật: rễ, cành, lá, thân, củ, quả,v.v.
◦ Đặc điểm về tính chất: cứng, mềm, chua, ngọt, chát, cay, đắng,v.v.
Số lượng các từ ngữ nằm trong trường trên còn rất nhiều. Từ trường lớn
này ta có thể phân chia thành những trường nhỏ hơn. Quan hệ của những từ
ngữ đối với một trường biểu vật không giống nhau. Có những từ gắn rất chặt

21


với trường, chỉ có thể nằm trong một trường. Có những từ gắn bó lỏng lẻo
hơn, vì thế có khả năng đi vào nhiều trường biểu vật khác nhau.
Trường biểu niệm là tập hợp các từ có chung một cấu trúc biểu niệm. Để
xác lập một cấu trúc biểu niệm chung đó, chúng ta dựa vào một cấu trúc nghĩa
biểu niệm làm gốc trong nghĩa biểu niệm.
Ví dụ: Từ nét nghĩa (hoạt động tác động đến X) … (làm cho X có trạng
thái Y) ta xác định được một trường biểu niệm với các từ như: rung, lay, lắc,
hãm, xô, đẩy, bẩy, lao, khởi động, phát động, đánh thức, co, dãn, căng, mở,

chia cắt,v.v. Đây là một trường lớn, căn cứ vào X mà ta có thể chia thành
những trường nhỏ như:
◦ Làm cho X động hoặc tĩnh: rung, phát động,v.v.
◦ Làm cho X có những biến đổi trong bản thân: mở, căng, chia, cắt,v.v.
Trong mỗi trường biểu niệm có một hoặc một số từ điển hình. Đó là những từ
chỉ đi vào một cấu trúc biểu niệm duy nhất. Cũng có một số từ có khả năng đi
vào nhiều cấu trúc biểu niệm, chúng thuộc nhiều trường biểu niệm khác nhau.
Cũng như trường biểu vật, các trường biểu niệm có thể giao thoa với nhau.
Chính nhờ các trường cũng như sự định vị từng từ vào trong các trường
thích hợp mà chúng ta hiểu biết sâu sắc thêm ý nghĩa của từ.
Trường nghĩa ngang (trường nghĩa tuyến tính)
Khi muốn xác lập một trường nghĩa ngang, chúng ta chọn một từ làm gốc
rồi tìm tất cả các từ có thể kết hợp với nó thành những chuỗi tuyến tính (cụm
từ, câu) chấp nhận được trong ngôn ngữ. Ví dụ, trường tuyến tính của từ mắt
là nâu, đen, xanh,v.v. hay to, nhỏ, híp, bồ câu,v.v.
Phân tích ý nghĩa của các từ trong trường tuyến tính, chúng ta có thể phát
hiện được những nội dung ngữ nghĩa của các quan hệ cú pháp và tính chất của
các quan hệ đó.
Vận dụng lý thuyết về trường nghĩa, tác giả Đỗ Hữu Châu nêu rõ: “Muốn
xác lập các đơn vị đồng nghĩa của một trường, cần phải chú ý đến số lượng

22


các nghĩa vị đồng nhất trong một trường, cần phải chú ý đến số lượng các
nghĩa vị đồng nhất và tính chất các nghĩa vị đó. Các đơn vị trong cùng một
trường ngữ nghĩa có số lượng nghĩa vị đồng nhất càng lớn thì càng đồng
nghĩa. Về tính chất, có thể có các nghĩa vị khái quát, có thể có các nghĩa vị
loại biệt. Các đơn vị từ vựng trong một trường ngữ nghĩa càng trùng nhau về
nghĩa vị loại biệt thì càng dễ đồng nghĩa” [4, tr.50].

Bên cạnh ý nghĩa quan trọng về mặt lý luận của trường, lý thuyết trường
có một số hạn chế nhất định. Do từ vựng của mỗi ngôn ngữ là một hệ thống
mở rất đa dạng và phức tạp, rất khó để xác định các tiêu chí, nên khả năng
phân trường một cách chi tiết cho toàn bộ vốn từ vựng hầu như là một điều
không tưởng [14]. Chúng ta chỉ có thể áp dụng lý thuyết này cho một số nhóm
nhất định, có chung một vài nét nghĩa khái quát.
1.1.3. Hiện tượng đồng nghĩa
Hiện tượng đồng nghĩa là một vấn đề thú vị và quan trọng. Trên thế giới,
các nhà ngôn ngữ học đã nghiên cứu vấn đề này từ lâu. Theo Đại từ điển
Bách khoa Xô Viết, thuật ngữ chỉ hiện tượng đồng nghĩa có nguồn gốc từ
tiếng Hi Lạp: synònymia có nghĩa là “cùng tên”, chỉ quan hệ giữa hai biểu
thức đẳng nghĩa nhưng không đồng nhất. Tính chất đẳng nghĩa ở đây được
hiểu là tính tương ứng, hoặc là cùng một biểu vật (denotat) (sự kiện, khách
thể,v.v.), hoặc là cùng một biểu hiện (signifikat) [35]. Trong tiếng Anh, hiện
tượng đồng nghĩa được viết dưới dạng Synonymy.
1.1.3.1. Phân biệt hiện tượng đồng nghĩa, đơn vị từ vựng đồng nghĩa và từ
đồng nghĩa
a) Hiện tượng đồng nghĩa
Theo Nguyễn Đức Tồn, đồng nghĩa là một trong những khái niệm có tính
nền tảng không chỉ của ngôn ngữ học, mà còn của logic học, ngữ nghĩa logic
và của kí hiệu học. Như chúng ta đã biết, trong ngôn ngữ học, chủ yếu các
nhà nghiên cứu chỉ nghiên cứu hiện tượng đồng nghĩa biểu niệm. Người ta

23


thường nói đến hiện tượng đồng nghĩa khi những cái được biểu hiện tương
ứng khá gần gũi với các khái niệm từ đồng nghĩa hay từ gần nghĩa.
Hiện tượng đồng nghĩa trong ngôn ngữ, như các nhà nghiên cứu đã nêu, có
thể là hiện tượng đồng nghĩa từ vựng, hoặc hiện tượng đồng nghĩa ngữ pháp.

Theo Nguyễn Đức Tồn, hiện tượng đồng nghĩa có nội dung rất rộng. Ví dụ,
hiện tượng đồng nghĩa xảy ra ở các hình vị: vô – bất – phi, đơn vị từ vựng: mẹ
- má – u – bầm…, giữa các kết cấu cú pháp: Nam thông minh hơn Ba – Ba
không thông minh bằng Nam.
Tác giả Đỗ Hữu Châu cho rằng hiện tượng đồng nghĩa có mặt trong hệ
thống ngôn ngữ (hiện tượng đồng nghĩa từ vựng) và trong các văn bản (hiện
tượng đồng nghĩa lời nói). Ở cả hai khu vực trên có thể có những từ và ngữ cố
định đồng nghĩa, có thể có cả những từ và cụm từ tự do đồng nghĩa và cả
những câu đồng nghĩa.
b) Đơn vị từ vựng đồng nghĩa và từ đồng nghĩa
Các đơn vị từ vựng đồng nghĩa, theo tác giả Nguyễn Đức Tồn, bao gồm
các từ và các ngữ cố định có chức năng tương đương với từ (chẳng hạn như
hoa hồng, sân bay, cà chua, quần áo,v.v.) có quan hệ đồng nghĩa với nhau.
Do đó, hiện tượng đồng nghĩa có thể xảy ra giữa các đơn vị là từ, ví dụ: ăn –
xơi, bố - cha, tìm – kiếm, ác – mặt trời,v.v. hoặc giữa các ngữ cố định: chuột
gặm chân mèo – vuốt râu hùm, mèo mù vớ cá rán – chuột sa chĩnh gạo,v.v.
Ngoài ra, hiện tượng đồng nghĩa còn xẩy ra giữa một từ và một ngữ cố định:
đen – đen như cột nhà cháy, xấu – xấu như ma,v.v.
Từ những ví dụ trên, có thể thấy, từ đồng nghĩa chỉ là trường hợp riêng và
cũng là trường hợp quan trọng nhất nằm trong cái được gọi là đơn vị từ vựng
đồng nghĩa (phân biệt với đơn vị ngữ pháp đồng nghĩa) và tất cả đều nằm
trong hiện tượng đồng nghĩa của ngôn ngữ [35, tr. 70].
Trong luận văn này, chúng tôi chỉ xem xét hiện tượng đồng nghĩa ngôn
ngữ (là sản phẩm sáng tạo của toàn thể cộng đồng và chúng có thể đồng nghĩa

24


ngay cả khi nằm ngoài ngữ cảnh sử dụng), bỏ qua các từ đồng nghĩa lời nói
(là những từ đồng nghĩa ngữ cảnh – chỉ đồng nghĩa khi nằm trong ngữ cảnh

sử dụng).
1.1.3.2. Một số quan niệm về từ đồng nghĩa
a) Quan niệm về từ đồng nghĩa của các nhà nghiên cứu nước ngoài
Việc nghiên cứu các từ đồng nghĩa trong ngôn ngữ học đã có từ lâu đời,
công việc này được bắt đầu bởi người Hi Lạp cổ đại.
Vào thế kỷ XVIII, các nhà khoa học đã xác định được bản chất của từ
đồng nghĩa. Ở Pháp, các tác phẩm về từ đồng nghĩa là: Tính chính xác của
tiếng Pháp, hay là ý khác nhau của các từ có thể là các từ đồng nghĩa của
Gira xuất bản năm 1718, Đại từ điển đồng nghĩa (linh mục Rubo),v.v. Các tác
giả đã tập hợp các từ đồng nghĩa (hoàn toàn hoặc gần nghĩa) rồi giải thích
nghĩa từ trung tâm và các từ trong nhóm.
Tại nước Anh, các cuốn từ điển về từ đồng nghĩa đã được xuất bản: Từ
điển từ đồng nghĩa và cụm từ đồng nghĩa Anh (A dictionary of English
Synonyms and Synonymous expression) của R. Soule (1938), Từ điển từ đồng
nghĩa (Dictionary ò Synonyms) của Webster (xuất bản ở Mỹ 1951),v.v. tập
hợp các từ đồng nghĩa thành các nhóm và nêu rõ sự khác nhau về ngữ nghĩa,
cách sử dụng, phong cách của các từ, đồng thời chỉ ra sự giống nhau về ý
nghĩa của các từ trong nhóm. Các nhóm từ đồng nghĩa trong các cuốn từ điển
trên được tập hợp theo tiêu chí đồng nghĩa hoàn toàn và gần nghĩa với nhau.
Ở nước Nga, vào đầu thế kỷ XIX cuốn Từ điển Nga Slavo và tường giải
các tên gọi đánh dấu sự thử nghiệm đầu tiên của việc nghiên cứu từ đồng
nghĩa. Sau đó, nhiều cuốn sách và bài báo về từ đồng nghĩa và từ điển đồng
nghĩa ra đời. Trong các công trình nghiên cứu đó, phải kể đến bài viết của I.I.
Đavưđốp với nhan đề Về từ điển từ đồng nghĩa tiếng Nga. Tác giả định nghĩa
các từ đồng nghĩa là các từ “trong khi giống nhau như anh em thì từ này còn
khác biệt với từ kia bởi đặc điểm nào đó… Các từ đồng nghĩa không phải là

25



×