Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

TỔNG ôn tập địa lý 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.33 MB, 27 trang )

PHẦN II – ĐỊA LÍ KHU VỰC VÀ QUỐC GIA
BÀI 9. NHẬT BẢN
TIẾT 2. CÁC NGÀNH KINH TẾ VÀ CÁC VÙNG KINH TẾ
I. Các ngành kinh tế
1. Công nghiệp
- Giá trị công nghiệp lớn hàng đầu trên thế giới.
- Nhiều ngành công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới: thiết bị điện tử, người máy, tàu biển, ô tô,….
- Các trung tâm CN lớn thường tập trung ở phía Đông
2. Dịch vụ
- Là ngành kinh tế quan trọng chiếm tỉ trọng lớn nhất trong tổng GDP.
- Cơ cấu ngành đa dạng.
+ Hoạt động XNK của Nhật Bản phát triển rộng khắp.
+ GTVT biển phát triển, với nhiều cảng lớn: Cô bê, Icohama, Tokyo, Osaca…
+ Ngành tài chính, ngân hàng phát triển hàng đầu thế giới; hoạt động đầu tư ra nước ngoài nhiều.
3. Nông nghiệp
- Chiếm tỉ lệ nhỏ trong cơ cấu.
- Nền nông nghiệp phát triển theo hướng thâm canh, áp dụng nhiều tiến bộ kĩ thuật và công nghệ tạo
năng suất và sản lượng cao.
- Các sản phẩm NN chính:
+ Lúa gạo, chè, dâu tằm…
+ Chăn nuôi: bò, lợn, gà…
+ Ngành đánh bắt, nuôi trồng hải sản phát triển
II. Bốn vùng kinh tế gắn với 4 đảo lớn
1. Hôn-su
- Diện tích rộng, dân số đông, kinh tế phát triển nhất, chủ yếu ở phía nam.
- Các trung tâm công nghiệp lớn: Tô-ki-ô, I-ô-cô-ha-ma, Ki-ô-tô, Ô-xa-ka, Cô-bê.
2. Kiu-xiu
- Phát triển công nghiệp nặng, đặc biệt khai thác than, luyện thép.
- Các trung tâm công nghiệp lớn: Phu-cu-ô-ca,
Na-ga-xa-ki.
- Miền Đông Nam trồng nhiều cây công nghiệp và rau quả.


Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa tốt nhất!1


3. Xi-cô-cư
- Khai thác quặng đồng.
- Nông nghiệp đóng vai trò chính.
4. Hô-cai-đô
- Rừng bao phủ phần lớn diện tích. Dân cư thưa.
- Công nghiệp: khai thác than đá, quặng sắt, luyện kim đen, khai thác và chế biến gỗ, sản xuất giấy
và bột xenlulô.
- Các trung tâm công nghiệp lớn là Sa-pô-rô, Mu-rô-ran.
Câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1. Ngành công nghiệp nào sau đây không phải là ngành mũi nhọn của Nhật Bản
A. Công nghiệp điện tử
B. Công nghiệp xe hơi
C. Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng
D. Chế biến lương thực.
Câu 2. Những hãng điện tử nổi tiếng của Nhật Bản là
A. Sony, Hitachi, Toshiba, Philips
B. Sony, Hitachi, Toshiba, Samsung
C. Hitachi, Sony, Toshiba, Electric.
D. Toshiba, Sony, Hitachi, LG
Câu 3. Nhận dịnh nào dưới dây là chưa chính xác về ngành nông nghiệp của Nhật Bản
A. Giữ vai trò thứ yếu trong nền kinh tế
B. Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp ngày càng giảm
C. Phát triển với trình độ thâm canh cao
D. Trồng trọt đóng vai trò quan trọng trong sản xuất
Câu 4. Vùng kinh tế phát triển nhất Nhật Bản là
A. Đảo Hôn-su.


B. Đảo Kiu-xiu

C. Đảo Xi-cô-cư

D. Đảo Hô-cai-đô

Câu 5. Trung tâm công nghiệp nào dưới đây không thuộc vùng kinh tế Hôn-su
A. Tô-ki-ô

B. Cô-bê

C. Na-ga-xa-ki.

D. Ki-ô-tô

Câu 6. Ngành nông nghiệp đóng vai trò chính trong hoạt động kinh tế của vùng kinh tế
A. Hôn-su

B. Xi-cô-cư.

C. Hô-cai-đô

D. Kiu-xiu

HẾT
Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa tốt nhất!2


THI ONLINE - NHẬT BẢN
Câu 1. Bốn đảo lớn nhất của Nhật Bản theo thứ tự từ bắc xuống nam là

A. Hô-cai-đô, Hôn-su, Xi-cô-cư, Kiu-xiu.
B. Hôn-su, Hô-cai-đô, Kiu-xiu, Xi-cô-cư.
C. Kiu-xiu, Hôn-su, Hô-cai-đô, Xi-cô-cư.
D. Hôn-su, Hô-cai-đô, Xi-cô-cư, Kiu-xiu
Câu 2. Khí hậu của Nhật Bản chủ yếu là
A. hàn đới và ôn đới lục địa.

B. hàn đới và ôn đới đại dương.

C. ôn đới và cận nhiệt đới.

D. ôn đới đại dương và nhiệt đới.

Câu 3. Nhận xét không đúng về một số đặc điểm tự nhiên của Nhật Bản là
A. vùng biển Nhật Bản có các dòng biển nóng và lạnh gặp nhau.
B. nằm trong khu vực khí hậu gió mùa, ít mưa.
C. phía bắc có khí hậu ôn đới, phía nam có khí hậu cận nhiệt.
D. có nhiều thiên tai như: động đất, núi lửa, sóng thần, bão.
Câu 4. Vùng biển Nhật Bản có nhiều ngư trường lớn là do
A. nằm trong khu vực khí hậu gió

B. có nhiều động đất, núi lửa

C. có các dòng biển nóng, dòng biển lạnh gặp nhau

D. có hoạt động địa chất phức tạp

Câu 5. Nhận xét không đúng về tình hình đân số của Nhật Bản là
A. đông dân và tập trung chủ yếu ở các thành phố ven biển.
B. tốc độ gia tăng dân số thấp nhưng đang tăng dần.

C. tỉ lệ người già trong dân cư ngày càng lớn.
D. tỉ lệ trẻ em đang giảm dần
Câu 6. Năng xuất lao động xã hội ở Nhật Bản cao là do người lao động Nhật Bản
A. dân số đông, nguồn lao động dồi dào
B. dân cư có kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp
C. trình độ dân trí đang được nâng cao
D. người lao động cần cù, ý thức tự giác và tinh thần trách nhiệm cao
Câu 7. Trong giai đoạn 1955-1973 kinh tế Nhật Bản có đặc điểm
A. Nền kinh tế suy sụp nghiêm trọng
Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa tốt nhất!1


B. Nền kinh tế khôi phục ngang mức trước chiến tranh
C. Nền kinh tế phát triển với tốc độ cao
D. Nền kinh tế đứng đầu thế giới
Câu 8. Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Nhật Bản trong giai đoạn 1955-1973 không phải do những
nguyên nhân chủ yếu là
A. chú trọng đầu tư hiện đại hóa công nghiệp.
B. tập trung cao độ vào phát triển các ngành then chốt, có trọng điểm theo từng giai đoạn
C. duy trì cơ cấu kinh tế hai tầng.
D. nhận được nhiều viện trợ của Hoa Kì
Câu 9. Những năm 1973-1974 và 1979-1980 tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Nhật Bản giảm sút mạnh là do
A. khủng hoảng tài chính trên thế giới.

B. khủng hoảng dầu mỏ trên thế giới.

C. sức mua thị trường trong nước giảm.

D. thiên tai động đất, sóng thần sảy ra nhiều.


Câu 10. Ngành công nghiệp trọng điểm chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu công nghiệp của Nhật Bản không phải
là :
A. công nghiệp khai khoáng

B. Công nghiệp chế tạo

C. Sản xuất điện tử

D. Dệt

Câu 11. Ngành công nghiệp khởi nguồn của công nghiệp Nhật Bản ở thế kỉ XIX là :
A. Công nghiệp chế tạo

B. Sản xuất điện tử

C. Xây dựng và công trình công cộng

D. Dệt

Câu 12.Ngành chiếm vị trí quan trọng nhất trong cơ cấu GDP của Nhật Bản là :
A. Công nghiệp

B. Nông nghiệp

C. Dịch vụ

D. Thương mại

Câu 13. Các hải cảng lớn ở Nhật Bản là :
A. Cô-bê, I-ô-cô-ha-ma, Tô-ki-ô, Ô-xa-ca


B. Cô-bê, I-ô-cô-ha-ma, Tô-ki-ô, Men-bơn

C. Hiu-xtơn, Cô-bê, Tô-ki-ô, Ô-xa-ca

D. Cô-bê, Tô-ki-ô, Ô-xa-ca, Thượng Hải

Câu 14. Nền nông nghiệp của Nhật Bản không có đặc điểm nào :
A. Nông nghiệp thâm canh
B. Nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên
C. Áp dụng nhiều tiến bộ khoa học – kĩ thuật và công nghệ hiện đại
D. Nông nghiệp có vai trò thứ yếu trong nền kinh tế quốc dân
Câu 15. Vùng kinh tế Hôn – su có đặc điểm nào sau đây :
A. Diện tích rộng nhất

B. Phát triển công nghiệp nặng

C. Nông nghiệp đóng vai trò chính

D. Rừng bao phủ phần lớn diện tích

Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa tốt nhất!2


Câu 16. Ở Nhật Bản, củ cải đường được trồng nhiều ở đâu
A. Hôn-su

B. Hô-cai-đô

C. Xi-cô-cư


D. Kiu-xiu

Câu 17. Ngành dịch vụ đứng thứ ba thế giới của Nhật Bản là :
A. Thương mại

B. Giao thông vân tải biển

C. Ngân hàng

D. Du lịch

Câu 18. Ngành công nghiệp được coi là ngành mũi nhọn của nền công nghiệp Nhật Bản là ngành
A. công nghiệp chế tạo máy.
B. công nghiệp sản xuất điện tử.
C. công nghiệp xây dựng và công trình công cộng.
D. công nghiệp dệt, sợi vải các loại.
Câu 19. Tốc độ gia tăng dân số hàng năm của Nhật Bản thấp sẽ dẫn đến hệ quả là
A. Thiếu lao động trong tương lai

B. Tuổi thọ trung bình giảm

C. Chất lượng cuộc sống giảm

D. Chất lượng giáo dục giảm sút

Câu 20. Nhận xét nào sau đây đúng về kinh tế của Nhật Bản
A. Dịch vụ phát triển mạnh nhưng tỉ trọng trong cơ cấu GDP thấp hơn công nghiệp
B. Nhật Bản đứng đầu thế giới về thương mại
C. Ngành nông nghiệp có vai trò quan trọng hàng đầu trong cơ cấu kinh tế

D. Giá trị sản lượng công nghiệp của Nhật Bản đứng thứ 2 thế giới sau Hoa Kì

ĐÁP ÁN VÀ LỜI GIẢI CHI TIẾT
Thực hiện: Ban chuyên môn Tuyensinh247.com
1.A

2.C

3.B

4.C

5.B

6.D

7.C

8.D

9.B

10.A

11.D

12.C

13.A


14.B

15.A

16.B

17.B

18.B

19.A

20.D

Câu 1
Bốn đảo lớn nhất của Nhật Bản theo thứ tự từ bắc xuống nam là Hô-cai-đô, Hôn-su, Xi-cô-cư, Kiu-xiu (hình
9.2 sgk trang 75)
=> Chọn đáp án A
Câu 2.

Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa tốt nhất!3


Nhật Bản nằm trong khu vực có khí hậu gió mùa, mưa nhiều. Phía bắc có khí hậu ôn đới, mùa đông lạnh kéo
dài và có nhiều tuyết. Phía nam có khí hậu cận nhiệt đới, mùa đông không lạnh lắm, mùa hạ nóng, thường có
mưa to và bão (sgk trang 76)
=> Chọn đáp án C
Câu 3
Nhật Bản nằm trong khu vực có khí hậu gió mùa, mưa nhiều (sgk trang 76) chứ không phải là mưa ít
=> Chọn đáp án B

Câu 4
Tại các vùng biển quanh quần đảo Nhật Bản, nơi có các dòng biển nóng và lạnh gặp nhau, tạo nên ngư trường
lớn với nhiều loài cá (sgk trang 75)
=> Chọn đáp án C
Câu 5
Tốc độ gia tăng dân số hằng năm của Nhật Bản thấp và đang giảm dần (9sgk trang 76) chứ không phải tốc độ
gia tăng dân số đang tăng dần
=> Chọn đáp án B
Câu 6
Đáp án D
Câu 7
Nền kinh tế Nhật Bản phát triển với tốc độ cao trong giai đoạn 1955-1973 (sgk trang 77)
=> Chọn đáp án C
Câu 8
Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Nhật Bản trong giai đoạn 1955-1973 do những nguyên nhân chủ yếu
là (sgk trang 77):
- chú trọng đầu tư hiện đại hóa công nghiệp...
- tập trung cao độ vào phát triển các ngành then chốt, có trọng điểm theo từng giai đoạn...
- duy trì cơ cấu kinh tế hai tầng, vừa phát triển các xí nghiệp lớn, vừa duy trì những cơ sở sản xuất nhỏ, thủ côg
=> Chọn đáp án D
Câu 9
Những năm 1973-1974 và 1979-1980 do khủng hoảng dầu mỏ trên thế giới, tốc độ tăng trưởng nền kinh tế
giảm xuống (còn 2,6% năm 1980) (sgk trang 77)
=> Chọn đáp án B
Câu 10
Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa tốt nhất!4


Các ngành công nghiệp trọng điểm có tỉ trọng lớn trong cơ cấu công nghiệp của Nhật Bản là công nghiệp chế
tạo, sản xuất điện tử, xây dựng và công trình công cộng, dệt (sgk trang 79)

=> Chọn đáp án A
Câu 11
Ngành Dệt là ngành khởi nguồn của công nghiệp Nhật Bản ở thế kỉ XIX, vẫn được tiếp tục duy trì và phát triển
(sgk trang 79)
=> Chọn đáp án D
Câu 12
Dịch vụ là khu vực kinh tế quan trọng, chiếm 68% giá trị GDP (2004)
=> Chọn đáp án C
Câu 13
Các hải cảng lớn ở Nhật Bản là Cô-bê, I-ô-cô-ha-ma, Tô-ki-ô, Ô-xa-ca (sgk trang 81) (Men-bơn ở Úc, Thượng
Hải ở Trung Quốc còn Hiu-xtơn ở Hoa Kì)
=> Chọn đáp án A
Câu 14
Nông nghiệp có vai trò thứ yếu trong nền kinh tế Nhật Bản. Nền nông nghiệp Nhật Bản phát triển theo hướng
thâm canh, ứng dụng nhanh những tiến bộ khoa học – kĩ thuật và công nghệ hiện đại...
=> Chọn đáp án B
Câu 15
Vùng kinh tế Hôn-su có diện tích rộng nhất, dân số đông nhất, kinh tế phát triển nhất trong các vùng - tập trung
ở phần phía nam đảo
=> Chọn đáp án A
Câu 16
Dựa vào hình 9.7 sgk trang 82 Phân bố sản xuất nông nghiệp của Nhật Bản, củ cải đường được trồng nhiều ở
Hô-cai-đô (khí hậu ôn đới thích hợp trồng củ cải đường)
=> Chọn đáp án B
Câu 17
Ngành giao thông vân tải biển của Nhật Bản có vị trí đặc biệt quan trọng, hiện đứng thứ ba thế giới (sgk trang
81)
=> Chọn đáp án B
Câu 18
Ngành công nghiệp sản xuất điện tử là ngành mũi nhọn của Nhật Bản (sgk trang 79)

Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa tốt nhất!5


=> Chọn đáp án B
Câu 19
Tốc độ gia tăng dân số hàng năm của Nhật Bản thấp, số người dưới độ tuổi lao động ít là nguy cơ thiếu lao
động trong tương lai đối với nền kinh tế Nhật Bản
=> Chọn đáp án A
Câu 20
Dịch vụ phát triển mạnh và tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu GDP (68% năm 2004), Nhật Bản đứng thứ 4 thế giới
về thương mại và ngành nông nghiệp có vai trò thứ yếu. Giá trị sản lượng công nghiệp của Nhật Bản đứng thứ
2 thế giới sau Hoa Kì. (sgk trang79-81)
=> Chọn đáp án D

HẾT

Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa tốt nhất!6


PHẦN II – ĐỊA LÍ KHU VỰC VÀ QUỐC GIA
BÀI 10
CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA (TRUNG QUỐC)
TIẾT 1: TỰ NHIÊN, DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI
I. Vị trí địa lí và lãnh thổ
- Diện tích lớn thứ 4 trên thế giới, tiếp giáp 14 nước.
- Tiếp giáp biên giới:
+ Phía tây, nam, bắc: giáp với các vùng núi cao và hoang mạc.
+ Phía đông: giáp biển, mở rộng ra Thái Bình Dương.
- Cả nước có 22 tỉnh, 5 khu tự trị và 4 thành phố trực thuộc trung ương. Ven biển có hai đặc khu
hành chính là Hồng Công và Ma Cao.


 Thuận lợi cho giao lưu kinh tế nhất là ở khu vực phía đông.
Đặc điểm

Miền Đông

Miền Tây
o

Kinh tuyến 105 Đ

Giới hạn
Địa hình

Đồng bằng châu thổ rộng lớn, đất
phù sa màu mỡ.

Các núi cao, các sơn nguyênxen bồn
địa.

Khí hậu

Chuyển từ cận nhiệt đới gió mùa
sang ôn đới gió mùa.

Ôn đới lục địa khắc nghiệt tạo nên các
vùng hoang mạc lớn.

Sông ngòi


Hạ lưu các dòng sông, thường
xuyên xảy ra hiện tượng ngập lụt.

Thượng nguồn các sông.

Tài nguyên

Kim loại màu phong phú.

Rừng, đồng cỏ và các khoáng sản.

Câu 1. Trung Quốc là nước có diện tích
A. Lớn nhất thế giới
B. Lớn thứ hai thế giới, sau LB Nga
C. Lớn thứ ba thế giới, sau LB Nga và Canada
D. Lớn thứ tư thế giới, sau LB Nga, Canada và Hoa Kì.
Câu 2. Về mặt lãnh thổ, phía đông Trung Quốc tiếp giáp với đại dương
A. Thái Bình Dương

B. Đại Tây Dương

C. Ấn Độ Dương

D. Bắc Băng Dương

Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa tốt nhất!1


Câu 3. Ranh giới phân chia hai miền tự nhiên: miền Đông và miền Tây của Trung Quốc là
A. Kinh tuyến 950Đ


B. Kinh tuyến 1000Đ

C. Kinh tuyến 1050Đ.

D. Kinh tuyến 1100Đ

Câu 4. Đặc điểm chế độ mưa ở miền Đông là
A. Mưa nhiều vào mùa hạ.

B. Mưa quanh năm

C. Mưa chủ yếu vào thu đông

D. Lượng mưa thấp quanh năm

Câu 5. Dạng địa hình chủ yếu ở miền Tây là
A. Núi cao và sơn nguyên đồ sộ xen lẫn bồn địa
B. Sơn nguyên bằng phẳng xen lẫn bồn địa
C. Núi cao và vực sâu
D. Sơn nguyên đồ sộ xen lẫn đồng bằng
Câu 6. Thiên tai gây nhiều thiệt hại vào mùa hạ ở miền Đông là
A. Bão

B. Lũ lụt.

C. Động đất

D. Vòi rồng


II. Dân cư và xã hội
1. Dân cư
- Là quốc gia đông dân nhất trên thế giới.
- Nhiều dân tộc: trên 50 dân tộc, trong đó người Hán là chủ yếu (chiếm 90%).
- Dân cư số thành thị tăng nhanh, chiếm khoảng 40% dân số cả nước
- Dân cư phân bố chủ yếu ở phía Đông với nhiều thành phố lớn: Bắc Kinh, Thượng Hải, Thiên Tân,
Trùng Khánh....
- Trung Quốc triệt để thực hiện chính sách 1 con, giai đoạn trước 2015.
2. Xã hội
- Giáo dục được đầu tư phát triển mạnh ở các cấp, bậc học (tỉ lệ người biết chữ cao trên 90% dân số).
- Lao động cần cù, thông minh, sáng tạo.
- Là nước có truyền thống văn hóa đặc sắc, lâu đời.
Câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1. Về số dân, hiện Trung Quốc là quốc gia
A. Đứng đầu thế giới
B. Đứng thứ 2 thế giới
C. Đứng thứ 3 thế giới
D. Đứng thứ 4 thế giới
Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa tốt nhất!2


Câu 2. Dân tộc chiếm tỉ lệ cao nhất trong dân số Trung Quốc là
A. Hán

B. Tạng

C. Choang

D. Ui-gua


Câu 3. Phát minh nào dưới đây không phải là của người Trung Quốc
A. La bàn

B. Thuyền buồm.

C. Kĩ thuật in

D. Thuốc súng

Câu 4. Nhận định nào dưới đây không đúng về dân cư Trung Quốc
A. Các dân tộc thiểu số thường tập trung chủ yếu ở vùng núi và biên giới.
B. Miền Đông tập trung nhiều thành phố lớn.
C. Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của Trung Quốc hiện đang có xu hướng giảm.
D. Phần lớn dân số Trung Quốc hiện nay sống ở vùng thành thị

HẾT

Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa tốt nhất!3


PHẦN II – ĐỊA LÍ KHU VỰC VÀ QUỐC GIA
BÀI 10
CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA (TRUNG QUỐC)
TIẾT 2: KINH TẾ
I. Khái quát
- Công cuộc hiện đại hóa đã mang lại thành công to lớn trong phát triển kinh tế Trung Quốc.
- Hiện Trung Quốc là quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, quy mô kinh tế đứng thứ 2 thế
giới sau Hoa Kì.
- Đời sống nhân cải thiện, bình quân thu nhập đầu người tăng.
II. Các ngành kinh tế

1. Công nghiệp
- Sự thay đổi trong chính sách và đường lối kinh tế đã thúc đẩy công nghiệp phát triển nhanh.
- Nhà nước có nhiều chính sách hỗ trợ và thu hút FĐI cho phát triển công nghiệp.
- Chú trọng phát triển các ngành: chế tạo máy, điện tử, hóa dầu, cơ khí chính xác, ô tô, xây dựng…
- Các trung tâm công nghiệp thường phân bố ở miền Đông: Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu…
- Công nghiệp hóa nông thôn: phát triển các ngành VLXD, đồ gốm sứ, dệt may, sản xuất hàng tiêu
dùng…
2. Nông nghiệp
- Áp dụng nhiều biện pháp, chính sách cải cách trong sản xuất nông nghiệp:
+ Giao quyền sử dụng đất cho nông dân.
+ Cải tạo xây dựng CSHT: đường giao thông, thủy lợi.
+ Đưa kĩ thuật mới, giống mới vào sản xuất.
+ Miễn thuế nông nghiệp, chính sách khuyến nông…
- Sản xuất được nhiều loại nông sản với năng suất cao, đứng đầu thế giới: lương thực, bông, thịt lợn.
- Trong cơ cấu ngành:
+ Trồng trọt chiếm ưu thế hơn chăn nuôi.
+ Lương thực là cây trồng quan trọng nhất về diện tích và sản lượng.
- Đồng bằng châu thổ là các vùng nông nghiệp trù phú:
+ Hoa Bắc, Đông Bắc: lúa mì, ngô, củ cải đường.
+ Hoa Trung, Hoa Nam: lúa gạo, mía, chè.
III. Mối quan hệ Trung Quốc - Việt Nam
Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa tốt nhất!1


- Là mối quan hệ lâu đời và ngày càng phát triển trên nhiều lĩnh vực.
- Từ năm 1999, quan hệ hợp tác trên 16 chữ vàng: “Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định
lâu dài, hướng tới tương lai”.
- Quan hệ thương mại song phương phát triển
Câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1. Nhận định nào dưới đây không đúng về kinh tế Trung Quốc hiện nay

A. Công cuộc hiện đại hóa đặc biệt từ sau năm 1978 mang lại nhiều thay đổi cho nền kinh tế
B. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hàng đầu thế giới
C. GDP/người cao nhất thế giới.
D. Quy mô nền kinh tế liên tục tăng
Câu 2. Phần lớn các trung tâm công nghiệp của Trung Quốc tập trung ở
A. miền Đông.

B. miền Nam

C. miền Bắc

D. miền Tây

Câu 3. Năm ngành công nghiệp trụ cột trong chính sách công nghiệp mới của Trung Quốc là
A. Chế tạo máy, điện tử, hoá dầu, SX máy bay, xây dựng
B. Chế tạo máy, điện tử, dệt may, sản xuất ôtô, xây dựng
C. Chế tạo máy, chế biến gỗ, hoá dầu, sản xuất ôtô, xây dựng
D. Chế tạo máy, điện tử, hoá dầu, sản xuất ôtô, xây dựng.
Câu 4. Nhận định nào dưới đây là chưa chính xác về ngành nông nghiệp của Trung Quốc
A. Diện tích đất canh tác chiếm phần lớn lãnh thổ.
B. Cơ cấu cây trồng rất đa dạng
C. Trong cơ cấu nông nghiệp, ngành trồng trọt vẫn chiếm ưu thế so với ngành chăn nuôi
D. Trong ngành trồng trọt, cây lương thực chiếm vị trí quan trọng nhất
Câu 5. Sản phẩm nông nghiệp lúa mì, ngô, củ cải đường được trồng nhiều ở đồng bằng
A. Hoa Bắc.

B. Hoa Trung

C. Hoa Nam


D. phía Tây

Câu 6. Một số sản phẩm nông nghiệp của Trung Quốc có sản lượng đứng đầu thế giới là
A. lúa gạo, chè, bông.
B. lương thực, thịt lợn, bông
C. ngô, củ cải đường, thịt bò
D. khoai tây, mía, chè, bông, bò, ngựa
HẾT
Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa tốt nhất!2


THI ONLINE - CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA (TRUNG QUỐC)
Câu 1. Nhận xét không đúng về đặc điểm vị trí và lãnh thổ Trung Quốc là
A. có diện tích lãnh thổ rộng lớn nhất thế giới
B. giáp với các khu vực kinh tế sôi động ở châu Á – Thái Bình Dương
C. có đường biên giới giáp 14 nước chủ yếu qua núi cao và hoang mạc.
D. phía đông giáp biển với đường bờ biển dài khoảng 9000 km.
Câu 2. Nhận xét không đúng về đặc điểm miền Đông Trung Quốc là
A. có các đồng bằng châu thổ rộng lớn, đất phù sa mầu mỡ.
B. dân cư tập trung đông đúc, nông nghiệp trù phú.
C. từ bắc xuống nam khí hậu chuyển từ ôn đới gió mùa sang cận nhiệt đới gió mùa.
D. nghèo khoáng sản, chỉ có than đá là đáng kể.
Câu 3. Miền Tây Trung Quốc có địa hình chủ yếu là
A. đồng bằng phù sa màu mỡ
B. Núi cao, sơn nguyên xen lẫn các bồn địa
C. trung du và đồi núi thấp
D. sơn nguyên xen lẫn các đồng bằng giữa núi
Câu 4. Đặc điểm nào không đúng khi nói về miền Tây Trung Quốc
A. Nơi bắt nguồn của các con sông lớn như Hoàng Hà, Trường Giang
B. Giàu tài nguyên khoáng sản, rừng, đồng cỏ tự nhiên

C. Khí hậu ôn đới hải dương
D. Nhiều hoang mạc, bán hoang mạc rộng lớn
Câu 5.Đặc điểm dân cư nổi bật của Trung Quốc là :
A. Dân số đông nhất thế giới
B. Dân thành thị chiếm phần lớn cơ cấu dân số
C. Quy mô dân số có xu hướng giảm
D. Thực hiện chính sách dân số : mỗi gia đình chỉ nên có từ 1 đến 2 con
Câu 6. Đặc điểm xã hội của Trung Quốc không bao gồm
A. Đầu tư cho phát triển giáo dục
B. Lao động cần cù, sáng tạo, chất lượng ngày càng cao
Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa tốt nhất!1


C. Có nhiều phát minh nổi bật
D. Khoảng cách giàu nghèo được thu hẹp
Câu 7. Hệ quả của việc tiến hành chính sách dân số triệt để và tư tưởng trọng nam :
A. Gia tăng dân số tăng
B. Dư thừa lao động trong tương lai
C. Ảnh hưởng tiêu cực tới cơ cấu giới tính và các vấn đề xã hội
D. Quy mô dân số bị giảm sút
Câu 8. Về kinh tế, Trung Quốc đứng thứ nhất thế giới về
A. Tổng sản phẩm kinh tế

B. Tốc độ tăng trưởng GDP

C. Giá trị xuất - nhập khẩu

D. Tiêu thụ năng lượng

Câu 9. Đây không phải là biện pháp Trung Quốc áp dụng trong quá trình hiện đại hóa công nghiệp :

A. Giao quyền chủ động cho các xí nghiệp.
B. Phát triển công nghiệp trên khắp các vùng lãnh thổ
C. Thực hiện chính sách mở cửa.
D. Hiện đại hóa trang thiết bị cho các ngành công nghiệp
Câu 10. Những ngành công nghiệp được Trung Quốc ưu tiên phát triển trong chính sách công nghiệp mới là :
A. Công nghiệp dệt may, chế biến lương thực - thực phẩm.
B. Công nghiệp khai thác, luyện kim.
C. Công nghiệp chế tạo máy, điện tử, hóa dầu, sản xuất ô tô và xây dựng.
D. Công nghiệp năng lượng, viễn thông.
Câu 11. Trong sản xuất nông nghiệp :
A. Cây công nghiệp có vị quan trọng nhất

B. Trồng trọt chiếm ưu thế so với chăn nuôi

C. Chăn nuôi phát triển mạnh nhất

D. Bình quân lương thực đầu người cao

Câu 12. Nông nghiệp của Trung Quốc phát triển mạnh ở miền Đông không phải do :
A. Miền Đông có các đồng bằng châu thổ màu mỡ
B. Có nguồn nước dồi dào từ các hệ thống sông lớn
C. Có khí hậu thuận lợi cho phát triển nông nghiệp
D. Công nghiệp kém phát triển
Câu 13. Các thành phố lớn ở miền Đông Trung Quốc là :
A. Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu, Vũ Hán
B. Bắc Kinh, Thượng Hải, Tân Cương, Vũ Hán
C. Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu, Côn Minh
Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa tốt nhất!2



D. Bắc Kinh, Thượng Hải, Thiên Tân, Laxa
Câu 14. Chiếm tỉ lệ đông nhất trong dân cư Trung Quốc là người
A. Hán

C. Duy Ngô Nhĩ

B. Mông Cổ

D. Choang

Câu 15. Dân cư Trung Quốc tập trung đông nhất ở vùng:
A. Ven biển và thượng lưu các con sông lớn.

B. Ven biển và hạ lưu các con sông lớn.

C. Ven biển và dọc theo con đường tơ lụa.

D. Phía Tây bắc của miền Đông.

Câu 16. Đồng bằng thường chịu nhiều thiên tai lụt lội nhất ở miền Đông Trung Quốc là
A. Đông Bắc.

B. Hoa Bắc.

C. Hoa Trung.

D. Hoa Nam.

Câu 17. Vật nuôi chủ yếu của miền Tây Trung Quốc là
A. Ngựa


B. Trâu, bò

C. Cừu

D. Lợn

Câu 18. Những phát minh nổi bật của Trung Quốc thời cổ, trung đại là :
A. La bàn, giấy, kĩ thuật in, thuốc súng

B. La bàn, giấy, kĩ thuật in, bóng đèn

C. La bàn, giấy, thuốc súng, máy hơi nước

D. La bàn, giấy, tàu thủy, ô tô

Câu 19. Trung Quốc có hai đặc khu hành chính nằm ven biển là
A. Hồng Công và Thượng Hải.

B. Hồng Công và Ma Cao.

C. Hồng Công và Quảng Châu.

D. Ma Cao và Thượng Hải.

Câu 20. Nhận xét đúng về đặc điểm đường biên giới với các nước trên đất liền của Trung Quốc là
A. chủ yếu là núi cao và hoang mạc.

B. chủ yếu là đồi núi thấp và đồng bằng.


C. chủ yếu là đồng bằng và hoang mạc.

D. chủ yếu là núi và cao nguyên.

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
Thực hiện: Ban chuyên môn Tuyensinh247.com

1.A

2.D

3.B

4.C

5.A

6.D

7.C

8.B

9.B

10.C

11.B

12.D


13.A

14.A

15.B

16.D

17.C

18.A

19.B

20.A

Câu 1
Trung Quốc là nước có diện tích lớn thứ tư trên thế giới (sau LBNga, Ca-na-da và Hoa Kì) (sgk trang 86)
=> Chọn đáp án A
Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa tốt nhất!3


Câu 2
Miền Đông Trung Quốc nổi tiếng về các loại khoáng sản kim loại màu
=> Chọn đáp án D
Câu 3
Miền Tây Trung Quốc có địa hình chủ yếu là các dãy núi cao, các sơn nguyên đồ sộ xen lẫn các bồn địa (sgk
trang 87)
=> Chọn đáp án B

Câu 4
Miền Tây Trung Quốc có khí hậu ôn đới lục địa khắc nghiệt tạo nên những vùng hoang mạc và bán hoang mạc
rộng lớn (sgk trang 87) nên nói khí hậu miền Tây Trung Quốc là ôn đới hải dương không đúng
=> Chọn đáp án C
Câu 5
Trung Quốc có số dân đông nhất thế giới, chiếm khoảng 1/5 dân số thế giới
=> Chọn đáp án A
Câu 6.
Một số đặc điểm xã hội tiêu biểu của Trung Quốc : chú ý đầu tư cho phát triển giáo dục, lao động cần cù, sáng
taih và nguồn nhân lực dồi dào, ngày càng có chất lượng. Trung Quốc cũng là nơi ra đời nhiều phát minh như :
la bàn, giấy, thuốc súng, kĩ thuật in...(sgk trang 90) ; tuy nhiên ở Trung Quốc phân hóa giàu nghèo còn lớn
=> Chọn đáp án D
Câu 7
Trung Quốc tiến hành chính sách dân số triệt để... Kết quả là tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của Trung Quốc
ngày càng giảm. Trong bối cảnh đó, tư tưởng trọng nam đã tác động tiêu cực tới cơ cấu giới tính và lâu dài sẽ
ảnh hưởng đến nguồn lao động và một số vấn đề xã hội của đất nước (sgk trang 89)
=> Chọn đáp án C
Câu 8
Những năm qua, Trung Quốc có tốc độ tăng trưởng GDP cao nhất thế giới, trung bình năm đạt >8% (sgk trang
91)
=> Chọn đáp án B
Câu 9
Trung Quốc chú trọng phát triển công nghiệp ở miền Đông, Các trung tâm công nghiệp lớn của Trung Quốc
đều tập trung ở miền Đông, đặc biệt là vùng duyên hải ; miền Tây công nghiệp kém phát triển hơn
=> Chọn đáp án B
Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa tốt nhất!4


Câu 10
Từ đầu năm 1994, Trung Quốc thực hiện chính sách công nghiệp mới, tập trung chủ yếu vào 5 ngành : chế tạo

máy, điện tử, hóa dầu, sản xuất ô tô và xây dựng (sgk trang 92)
=> Chọn đáp án C
Câu 11
Trong sản xuất nông nghiệp ngành trồng trọt chiếm ưu thế so với ngành chăn nuôi (sgk trang 95)
=> Chọn đáp án B
Câu 12
Nông nghiệp của Trung Quốc phát triển mạnh ở miền Đông do đây là những vùng có đồng bằng châu thổ màu
mỡ, các điều kiện tự nhiên khác như nguồn nước, khí hậu thuận lợi cho phát triển nông nghiệp
=> Chọn đấp án D
Câu 13
Các thành phố lớn ở miền Đông Trung Quốc là Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu, Vũ Hán ; còn tân Cương,
Côn Minh, La Xa thuộc miền Tây
=> Chọn đáp án A
Câu 14
Người Hán chiếm trên 90% số dân cả nước (sgk trang 88)
=> Chọn đáp án A
Câu 15
Dựa vào hình 10.4 Phân bố dân cư Trung Quốc, sgk trang 89, dân cư Trung Quốc phân bố đông nhất ở ven biển
và hạ lưu các con sông lớn
=> Chọn đáp án B
Câu 16
Vào mùa hạ các cơ mưa thường gây lụt lội ở các đồng bằng, nhất là đồng bằng Hoa Nam (sgk trang 87)
=> Chọn đáp án D
Câu 17.
Dựa vào hình 10.9 Phân bố sản xuất nông nghiệp của Trung Quốc, sgk trang 94, vật nuôi chủ yếu ở miền Tây
Trung Quốc là Cừu
=> Chọn đáp án C
Câu 18
Những phát minh nổi bật của Trung Quốc thời cổ, trung đại là La bàn, giấy, kĩ thuật in, thuốc súng (sgk trang
90)

Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa tốt nhất!5


=> Chọn đáp án A
Câu 19
Đáp án B
Câu 20
Biên giới với các nước của Trung Quốc chủ yếu là núi cao, hoang mạc (sgk trang 86)
=> Chọn đáp án A
HẾT

Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa tốt nhất!6


ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT - HỌC KÌ II - LỚP 11

Câu 1. Liên bang Nga có đường bờ biển dài, tiếp giáp với hai đại dương lớn là
A. Bắc Băng Dương và Thái Bình Dương.
B. Bắc Băng Dương và Đại Tây Dương.
C. Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.
D. Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.
Câu 2. Phần lãnh thổ phía Bắc Liên Bang Nga có đặc điểm khí hậu:
A. Khí hậu ôn đới

B. Khí hậu cận cực

C. Khí hậu cận nhiệt

D. Khí hậu nhiệt đới


Câu 3. Bốn vùng kinh tế quan trọng của nước Liên Bang Nga không bao gồm
A. Vùng Trung Ương

B. Vùng Đông Âu

C. Vùng trung tâm đất đen

D. Vùng viễn Đông

Câu 4. Công nghiệp hiện đại của Liên Bang Nga không bao gồm:
A. Điện tử - tin học

B. Hàng không

C. Vũ trụ

D. Năng lượng

Câu 5. Ngành mũi nhọn của nền kinh tế Liên Bang Nga là:
A. khai thác vàng, kim cương

B. Sản xuất điện

C. Dầu khí

D. Nguyên tử

Câu 6. Hồ nước ngọt sâu nhất thế giới ở Liên Bang Nga là:
A. Biển Aran


B. Hồ Baican

D. Ngũ Hồ

C. Hồ Bankhat

Câu 7. Cho bảng số liệu:
Sản lượng dầu mỏ, thép của Liên Bang Nga thời kì 1992- 2005
(Đơn vị: triệu tấn)
Sản phẩm

1992

1995

2001

2003

2005

Dầu mỏ

399,0

305,0

340,0

400,0


470,0

Thép

61,9

48,0

58,0

60,0

66,3

Nhận xét nào sau đây đúng về sản lượng dầu mỏ và thép của Liên bang Nga:
A. Tình hình sản xuất dẩu mỏ, thép của LB Nga không có sự biến động trong giai đoạn trên
Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa tốt nhất!1


B. Sản lượng thép của nước Nga tăng nhanh còn dầu mỏ có xu hướng giảm
C. Sản lượng dầu mỏ và thép tăng lên nhưng không liên tục
D. Sản lượng dầu mỏ tăng không liên tục còn thép tăng liên tục từ 1992 đến 2005
Câu 8. Vùng biển Nhật Bản có nhiều ngư trường lớn là do
A. nằm trong khu vực khí hậu gió mùa

B. có nhiều động đất, núi lửa

C. có các dòng biển nóng, dòng biển lạnh gặp nhau


D. có hoạt động địa chất phức tạp

Câu 9. Nhận xét không chính xác vền đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của Nhật Bản là
A. Địa hình chủ yếu là đồi núi.
B. Đồng bằng nhỏ, hẹp nằm ven biển.
C. Sông ngòi ngắn và dốc.
D. Nghèo khoáng sản nhưng dầu mỏ có trữ lượng lớn.
Câu 10. Trong nhóm ngành sản xuất điện tử, Nhật bản đứng đầu thế giới về sản phẩm công nghiệp
A. tin học.
B. vi mạch và chất bán dẫn.
C. vật liệu truyền thông.
D. rô bốt (người máy).
Câu 11. Nhận xét đúng về tốc độ tăng trưởng GDP của nền kinh tế Nhật Bản từ sau năm 1991 là
A. Tăng trưởng ổn định và luôn ở mức cao.
B. Tăng trưởng cao nhưng còn biến động.
C. Tăng trưởng chậm lại nhưng vẫn ở mức cao.
D. Tăng trưởng chậm lại, có biến động.
Câu 12. Các sản phẩm nổi bật trong ngành công nghiệp điện tử của Nhật Bản là
A. sản phẩm tin học, vi mạch và chất bán dẫn, vật liệu truyền thông, rô bốt.
B. sản phẩm tin học, vô tuyến truyền hình, vật liệu truyền thông, rô bốt.
C. sản phẩm tin học, vô tuyến truyền hình, rô bốt, thiết bị điện tử.
D. sản phẩm tin học, vô tuyến truyền hình, rô bốt, điện tử dân dụng.
Câu 13. Trong các ngành dịch vụ của Nhật Bản, hai ngành có vai trò hết sức to lớn là
A. thương mại và du lịch.
B. thương mại và tài chính.
C. tài chính và du lịch.
D. tài chính và giao thông vận tải.
Câu 14. Các hải cảng lớn của Nhật Bản là Cô-bê, I-ô-cô-ha-ma, Tô-ki-ô, Ô-xa-ca đều nằm ở đảo
A. Hô-cai-đô.
B. Hôn-su.

C. Xi-cô-cư.
D. Kiu-xiu.
Câu 15. Nông nghiệp đóng vai trò chính trong hoạt động kinh tế là đặc điểm nổi bật của vùng kinh tế/đảo
A. Hô-cai-đô.
B. Hôn-su.
C. Xi-cô-cư.
D. Kiu-xiu.
Câu 16. Rừng bao phủ phần lớn diện tích là đặc điểm nổi bật của vùng kinh tế/đảo
A. Hô-cai-đô.
B. Hôn-su.
C. Xi-cô-cư.
D. Kiu-xiu.
Câu 17. Hai đặc khu hành chính ven biển phía Đông Trung Quốc là:
Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa tốt nhất!2


A. Hồng Kông, Thượng Hải

B. Ma Cao, Đài Loan

C. Thẩm Quyến, Thượng Hải

D. Hồng Kông, Ma Cao

Câu 18. Miền Đông Trung Quốc nổi bật với loại khoáng sản gì
A. Kim loại màu

B. Kim loại đen

C. Nhiên liệu


D. Nghèo khoáng sản

Câu 19: Cho bảng số liệu:
Tổng số dân và tình hình tăng dân số Trung Quốc thời kì 1995 - 2010
Năm

Tổng số dân (triệu người)

Tỉ lệ gia tăng dân số (%)

1995

1211,2

1,1

2000

1267,4

0,8

2008

1328,0

0,5

2010


1340,9

0,5

Để thể hiện tình hình phát triển dân số và số dân Trung Quốc trong giai đoạn 1995-2010, chon biểu đồ nào là
thích hợp?
A. Biểu đồ tròn

B. Biểu đồ miền

C. Biểu đồ đường

D. Biểu đồ kết hợp cột, đường

Câu 20. Nhận xét đúng về đặc điểm đường biên giới với các nước trên đất liền của Trung Quốc là
A. Chủ yếu là núi cao và hoang mạc.

B. Chủ yếu là đồi núi thấp và đồng bằng.

C. Chủ yếu là đồng bằng và hoang mạc.

D. Chủ yếu là núi và cao nguyên.

Câu 21. Các đồng bằng miền Đông Trung Quốc theo thứ tự bắc xuống nam là
A. Hoa Bắc, Đông Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam.
B. Đông Bắc, Hoa Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam.
C. Đông Bắc, Hoa Bắc, Hoa Nam , Hoa Trung.
D. Đông Bắc, Hoa Nam , Hoa Bắc, Hoa Trung.
Câu 22. Về tự nhiên, miền Tây Trung Quốc không có đặc điểm

A. Gồm các dãy núi và cao nguyên đồ sộ xen lẫn các bồn địa.
B. Gồm các dãy núi và cao nguyên đồ sộ xen lẫn các đồng bằng màu mỡ.
C. Khí hậu ôn đới lục địa khắc nghiệt, ít mưa.
D. Có nhiều hoang mạc và bán hoang mạc rộng lớn.
Câu 23. Những ngành công nghiệp được Trung Quốc ưu tiên phát triển trong chính sách công nghiệp mới là :
Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa tốt nhất!3


A. Công nghiệp dệt may, chế biến lương thực - thực phẩm.
B. Công nghiệp khai thác, luyện kim.
C. Công nghiệp chế tạo máy, điện tử, hóa dầu, sản xuất ô tô và xây dựng.
D. Công nghiệp năng lượng, viễn thông.
Câu 24. Trong số các loại cây trồng, cây trồng chiếm ưu thế của Trung Quốc là:
A. Cây lương thực

B. Cây ăn quả

C. Đồng cỏ

D. Cây công nghiệp

Câu 25. Dân cư Trung Quốc tập trung đông nhất ở vùng:
A. Ven biển và thượng lưu các con sông lớn.

B. Ven biển và hạ lưu các con sông lớn.

C. Ven biển và dọc theo con đường tơ lụa.

D. Phía Tây bắc của miền Đông.


Câu 26 . Các trung tâm công nghiệp lớn của Trung Quốc đều tập trung ở
A. Miền Đông

B. Miền Tây

C. Phía Bắc

D. Phía Đông Nam

Câu 27. Chiếm tỉ lệ đông nhất trong dân cư Trung Quốc là người
A. Hán

B. Mông Cổ

C. Duy Ngô Nhĩ

D. Choang

Câu 28. Nông sản chính của đồng bằng Hoa Trung, Hoa Nam là
A. lúa gạo, mía, chè, bông

B. lúa mì, ngô, củ cải đường

C. mía, chè, củ cải đường, bông

D. Lúa mì, chè, mía

Câu 29. Trung Quốc phát triển ngành công nghiệp vật liệu xây dựng, đồ gốm, sứ, dệt may, sản xuất hàng tiêu
dùng nhờ có:
A. Lực lượng lao động dồi dào và nguyên liệu sẵn có

B. Nguyên liệu tại chỗ và nguồn vốn lớn
C. Cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại
D. Lao động dồi dào, trình độ cao
Câu 30. Đồng bằng thường chịu nhiều thiên tai lụt lội nhất ở miền Đông Trung Quốc là
A. Đông Bắc.

B. Hoa Bắc.

C. Hoa Trung.

D. Hoa Nam.

Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa tốt nhất!4


ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
Thực hiện: Ban chuyên môn Tuyensinh247
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

A
B

B
D
C
B
C
C
D
B

11
12
13
14
15
16
17
18
19
20

D
A
B
B
C
A
D
A
D
A


21
22
23
24
25
26
27
28
29
30

B
B
C
A
B
A
A
A
A
D

Câu 1.
Liên bang Nga phía bắc giáp với Bắc Băng Dương, phía đông giáp Thái Bình Dương ( hình 8.1 sgk trang 61)
=> Chọn đáp án A
Câu 2.
Theo sgk trang 63, Hơn 80% lãnh thổ Liên Bang Nga nằm ở vành đai khí hậu ôn đới.. Phần phía Bắc có khí hậu
cận cực lạnh giá, chỉ 4% diện tích lãnh thổ phía nam có khí hậu cận nhiệt
=> Chọn đáp án B

Câu 3.
Các vùng kinh tế quan trọng của Liên Bang Nga bao gồm: vùng Trung ương, vùng Trung tâm đất đen, vùng Uran, Vùng viễn Đông
=> Chọn đáp án B
Câu 4.
Công nghiệp năng lượng thuộc nhóm các ngành công nghiệp truyền thống của Liên Bang Nga: công nghiệp
năng lượng, chế tạo máy, luyện kim đen, luyện kim màu, khai thác vàng và kim cương, khai thác gỗ và sản xuất
giấy, bột xenlulô… (sgk trang 69)
=> Chọn đáp án D
Câu 5.
Công nghiệp dầu khí là ngành mũi nhọn của nền kinh tế, hằng năm mang lại nguồn tài chính lớn cho đất nước
(theo sgk trang 69)
=> Chọn đáp án C
Câu 6.

Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa tốt nhất!5


Liên Bang Nga có nhiều hồ tự nhiên và hồ nhân tạo, trong đó hồ Baican là hồ nước ngọt sâu nhất thế giới (sgk
trang 63)
Câu 7.
Dựa vào bảng số liệu đã cho dễ dàng thấy từ 1992 đến 2005 sản lượng dầu mỏ và thép đều tăng
- Từ năm 1992 đến 1995 cả sản lượng dầu mỏ và thép đều có xu hướng giảm:
+ Dầu mỏ giảm từ 399,0 triệu tấn xuống 305,0 triệu tấn
+ Thép giả từ 61,0 triệu tấn xuống 48,0 triệu tấn
- Từ năm 1995 đến 2005 cả sản lượng dầu mỏ và thép đều có xu hướng giảm:
+ Dầu mỏ giảm từ 305,0 triệu tấn lên 470,0 triệu tấn
+ Thép giả từ 48,0 triệu tấn lên 66,3 triệu tấn
=> Sản lượng dầu mỏ và thép tăng lên nhưng không liên tục
=> Chọn đáp án C
Câu 8

Tại các vùng biển quanh quần đảo Nhật Bản, nơi có các dòng biển nóng và lạnh gặp nhau, tạo nên ngư trường
lớn với nhiều loài cá (sgk trang 75)
=> Chọn đáp án C
Câu 9.
Nhật Bản là nước nghèo khoáng sản. Ngoài than đá (trữ lượng không nhiều) và đồng, các khoáng sản khác có
trữ lượng không đáng kể (sgk trang 76)
=> Chọn đáp án D
Câu 10.
Trong nhóm ngành sản xuất điện tử, Nhật bản đứng đầu thế giới về sản phẩm công nghiệp vi mạch và chất bán
dẫn. (sgk trang 79)
=> Chọn đáp án B
Câu 11.
Theo sgk trang 77 và bảng 9.3, Từ năm 1991, tốc độ tăng trưởng GDP của nền kinh tế Nhật Bản đã chậm lại.
Từ 1990 đến 2005, tốc độ tăng trưởng GDP có nhiều biến động. Trong đó từ 1990 đến 2001 tốc độ tăng trưởng
kinh tế giảm và chỉ đạt 0,4% năm 2001; từ 2001 đến 2005 tốc độ tăng trưởng kinh tế đã tăng lên nhưng cũng
chỉ đạt 2,5% 2005
=> Chọn đáp án D
Câu 12.
Sản xuất điện tử của Nhật Bản có những sản phẩm nổi bật là: sản phẩm tin học, vi mạch và chất bán dẫn, vật
liệu truyền thông, rô bốt (sgk trang 79)
=> Chọn đáp án A
Câu 13.
Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa tốt nhất!6


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×