Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

32 THPTQG 2020 văn ngộ quyền hải phòng l1 có lời giải

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (465.98 KB, 5 trang )

SỞ GD – ĐT HẢI PHÒNG
THPT NGÔ QUYỀN

ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LỚP 12 - LẦN 1
Thời gian làm bài: 120 phút
(Không kể thời gian giao đề)

Họ, tên thí sinh:......................................... Số báo danh:.............................................
Mục tiêu:
Kiến thức: Kiểm tra mức độ đạt chuẩn kiến thức của học sinh cụ thể như sau:
- Kiến thức làm văn, tiếng Việt
- Kiến thức văn học: Tác giả, tác phẩm.
- Kiến thức đời sống.
Kĩ năng:
- Kĩ năng đọc hiểu văn bản.
- Kĩ năng tạo lập văn bản (viết đoạn văn nghị luận xã hội, viết bài văn nghị luận văn học).
I.ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:
“Bên cạnh những ca khúc, music video sôi động, trẻ trung, mang màu sắc hiện đại, gần đây nhiều MV của
các ca sĩ trẻ biết cách kết hợp âm nhạc với sự đa dạng của văn hóa Việt Nam trong phần xây dựng hình ảnh
làm nội dung câu chuyện.
Hoàng Thùy Linh đã không lựa chọn hướng đi an toàn khi “ngược dòng” làm một album gồm các ca khúc
mang bản sắc dân tộc và hình tượng văn học, trong đó có hai ca khúc nổi tiếng đang gây sốt cộng đồng
mạng là Để Mị nói cho mà nghe và Tứ Phủ. Lý giải cho sự thành công này, nhạc sĩ Nguyễn Hải Phong cho
biết: “Một tác phẩm hay sẽ xoay quanh 3 yếu tố là chân – thiện – mỹ và Để Mị nói cho mà nghe dung hòa
được cả ba...”. Ca sĩ Bích Phương cũng có kiểu khai thác, lồng ghép văn hóa Việt khéo léo vào sản phẩm
âm nhạc của mình và tạo hiệu ứng lan truyền rộng rãi. Dự án âm nhạc Việt Nam – Việt Nam của Bích
Phương với Nói thương nhau thì đừng làm trái tim em đau là một MV độc đáo, tái hiện một đám cưới Tây
Bắc với đủ đầy các lễ nghi thú vị, những chiếc váy thổ cẩm sặc sỡ, những nụ cười đồng bào dân tộc, những
di sản văn hóa vùng cao... Còn ca sĩ Thu Phương thì có Xẩm phố thu, hiện hữu tinh thần nhạc nhẹ trong
nghệ thuật xẩm, gắn kết đối tượng khán giả của xẩm và khán giả nghe nhạc của mình.


Đây là hướng đi nhiều thử thách và đáng khích lệ giữa dòng chảy âm nhạc nhiều màu sắc mà không ít người
cho rằng “lai căng” như hiện nay, trước làn sóng tấn công mạnh mẽ của nhạc Hàn, Hoa, Âu – Mỹ... hay các
dòng nhạc thời thượng. Sử dụng bản sắc dân tộc để đưa vào âm nhạc hiện đại chắc chắn sẽ khó bị lẫn tạp
với bất kỳ nền văn hóa nào khác.
“Tuy nhiên, để tiếp cận với giới trẻ, không thể bê nguyên âm nhạc truyền thống, mà phải làm mới, mang
cho nó một không khí mới của thời đại hôm nay...”, nhạc sĩ Hồ Hoài Anh chia sẻ. Anh cũng khẳng định:
“Tôi tin những chất liệu văn học, văn hóa truyền thống đã nằm đâu đó trong mỗi con người Việt, những
sáng tạo với những góc nhìn khác của người trẻ được lấy cảm hứng từ những chất liệu ấy sẽ dễ đi vào lòng
người”
(Trích Đưa văn hóa dân gian vào nhạc trẻ, theo thanh niên.vn, 16/09/2019)
Câu 1 (0,5 điểm). Nhận biết Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản trên.
Câu 2 (0,5 điểm). Thông hiểu Việc trích dẫn ý kiến của các nhạc sĩ đã đem lại hiệu quả lập luận như thế
nào cho văn bản?
Câu 3 (1,0 điểm). Thông hiểu
Anh (chị) hiểu như thế nào về ba yếu tố “chân, thiện, mỹ” trong ý kiến của nhạc sĩ Nguyễn Hải Phong:
“Một tác phẩm hay sẽ xoay quanh 3 yếu tố là chân – thiện – mỹ”?

Trang 1


II.LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm) Vận dụng cao
Từ thông điệp được gợi ra từ văn bản phần đọc hiểu, anh (chị) hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình
bày suy nghĩ của mình về mối quan hệ giữa truyền thống và hiện đại.
Câu 2 (5,0 điểm) Vận dụng cao
“...Nhớ gì như nhớ người yêu
Trăng lên đầu núi, nắng chiểu lưng nương
Nhớ từng bản khói cùng sương
Sớm khuya bếp lửa người thương đi về.
Nhớ từng rừng nứa bờ tre

Ngòi Thia sông Đáy, suối Lê vơi đầy...”
“...Nhớ khi giặc đến giặc lùng
Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây
Núi giăng thành lũy sắt dày
Rừng che bộ đội rừng vây quân thù.
Mênh mông bốn mặt sương mù
Đất trời ta cả chiến khu một lòng...”
(Trích Việt Bắc, Tố Hữu, Sách giáo khoa Ngữ Văn 12 tập I, NXB Giáo dục, tr.110, 112)
Cảm nhận của anh (chị) về hai đoạn thơ trên, từ đó rút ra nhận xét về nét độc đáo trong cách cảm nhận và
miêu tả của ngòi bút thơ Tố Hữu về vẻ đẹp thiên nhiên Việt Bắc

-----------HẾT---------Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm

(tailieugiangday.com – Website đề thi – chuyên đề file word có lời giải chi tiết)

Trang 2


Quý thầy cô liên hệ đặt mua word: 03338.222.55

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
Câu 1:
Phương pháp: căn cứ các phong cách ngôn ngữ đã học
Cách giải: Xác định phong cách ngôn ngữ: báo chí
Câu 2:
Phương pháp: phân tích
Cách giải: Hiệu quả lập luận của việc trích dẫn ý kiến các nhạc sĩ trong văn bản:
– Tăng tính thuyết phục, độ tin cậy cho văn bản.
– Gợi mở những bình luận, đánh giá khách quan, sâu sắc về vấn đề được đề cập.
Câu 3:

Phương pháp: phân tích, lý giải
Cách giải: Cách hiểu về ba yếu tố “chân, thiện, mỹ”
- Chân: phản ánh, tái hiện chân thực cuộc sống và con người.
- Thiện: hướng con người tới những giá trị đạo đức.
- Mỹ: hướng con người biết yêu và trân trọng cái đẹp. -> Đây chính là những yêu cầu, bản chất của tác
phẩm nghệ thuật chân chính.
Câu 4:
Phương pháp: phân tích, lý giải
Cách giải: Học sinh có thể trình bày quan điểm riêng của bản thân: đồng tình, hoặc không đồng tình, hoặc
không hoàn toàn đồng tình với thông điệp của văn bản, nhưng phải hợp lí và có sức thuyết phục. Gợi ý: Đồng ý với quan điểm trên. - Vì: mỗi con người Việt Nam từ khi sinh ra đã được nghe lời ru ầu ơ của mẹ,
lời kể truyện cổ tích của bà, được chơi những trò chơi dân gian,... bởi vậy, như một lẽ tự nhiên chất dân
gian thấm nhuần trong tư tưởng, tâm hồn mỗi người dân Việt Nam.
II.LÀM VĂN
Câu 1:
Phương pháp: phân tích, lý giải, tổng hợp
Cách giải:
*Về hình thức:
- Đúng hình thức, bố cục 1 đoạn văn
- Đáp ứng yêu cầu về dung lượng
- Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
*Về nội dung:
Trên cơ sở đọc hiểu nội dung văn bản ở phần
Đọc hiểu, học sinh có thể trình bày, sắp xếp theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo các ý chính
sau:
+ Giải thích:

Trang 3


- Truyền thống: Truyền thống là những tập tục, thói quen và nói chung là những kinh nghiệm xã hội được

hình thành từ lâu đời trong lối sống và nếp nghĩ của con người, được truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ
khác.
- Hiện đại: sự thay đổi hệ thống tư duy, hệ thống giá trị trong đời sống dân tộc và nhân loại, phù hợp với
nhu cầu, điều kiện của xã hội mới.
=> Rút ra vấn đề nghị luận: Mối quan hệ biện chứng giữa cái cũ và cái mới, những giá trị truyền thống và
hiện đại.
+ Phân tích, chứng minh: sử dụng linh hoạt, hiệu quả lí lẽ và dẫn chứng thực tiễn để làm sáng tỏ vấn đề.
- Vai trò, ý nghĩa của những giá trị truyền thống: tạo nên hồn cốt, bản sắc riêng, giá trị lâu đời và bền vững
của con người và dân tộc.
- Vai trò, ý nghĩa của những giá trị hiện đại: giúp con người và dân tộc hòa nhập với nhân loại, thế giới
trong xu thế toàn cầu hóa.
=> Mối quan hệ biện chứng: chỉ khi ý thức và khả năng giữ gìn những giá trị truyền thống mới có cơ sở để
vươn tới tiếp nhận những giá trị hiện đại; và chính khi thay đổi tích cực để phù hợp với thực tại, con người
và dân tộc lại càng hiểu rõ hơn được ý nghĩa, vai trò của những những giá trị truyền thống.
+ Bình luận:
- Cần dung hòa mối quan hệ giữa truyền thống và hiện đại.
– Cần loại bỏ những yếu tố tiêu cực, phản tiến bộ của quá khứ (tập tục lạc hậu, tàn dư tư tưởng phong kiến,
tâm lý sản xuất nhỏ...).
- Cần giữ lại những yếu tố tích cực, tiến bộ (tinh thần yêu nước, lao động cần cù sáng tạo, tinh thần nhân
đạo cao cả...); nhưng cũng không giữ lại nguyên xi, mà phải được cải biến cho phù hợp với điều kiện mới,
hoàn cảnh mới.
+ Cần tiếp thu có chọn lọc các giá trị hiện đại để hòa nhập mà không hòa tan...
+ Liên hệ thực tế, rút ra bài học cho bản thân
* Sáng tạo
Câu 2:
Phương pháp: phân tích, tổng hợp
Cách giải:
* Về hình thức:
- Đúng hình thức, bố cục 1 bài văn
- Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

* Về nội dung: Trên cơ sở hiểu biết về Tố Hữu và Việt Bắc, học sinh có thể trình bày, sắp xếp theo nhiều
cách khác nhau nhưng phải đảm bảo các ý chính sau:
- Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm, luận đề và đoạn trích.
- Cảm nhận hai đoạn trích:
+ Đoạn 1: hình ảnh trăng, núi, khói, sương, rừng nứa, bờ tre, ngòi, sông, suối; các danh từ riêng chỉ địa
danh cụ thể; phép tu từ điệp, liệt kê,... ; thời gian, không gian nghệ thuật độc đáo,...
=> thiên nhiên cảnh vật quen thuộc, bình dị, gần gũi nhưng rất thơ mộng, trữ tình và mang đậm nét đặc
trưng của núi rừng Việt Bắc.
+ Đoạn 2: hình ảnh rừng, núi, đá, sương,... ; từ ngữ giàu sức gợi: giăng, che, vây, mênh mông; phép tu từ
nhân hóa, điệp, đảo ngữ,...
-> thiên nhiên rộng lớn, vững chãi, cùng con người sát cánh đánh giặc.
- Đánh giá chung, rút ra nét độc đáo trong cách cảm nhận và miêu tả thiên nhiên Việt Bắc:
+ Nghệ thuật: thể thơ lục bát, giọng điệu linh hoạt (đoạn 1: tha thiết, tâm tình, đoạn 2: hào sảng, phấn chấn),
lựa chọn hình ảnh, từ ngữ bình dị, gần gũi nhưng gợi tả, gợi cảm, sử dụng hiệu quả các biện pháp tu từ,
chọn lựa không gian, thời gian nghệ thuật tinh tế, độc đáo,... mang đậm tính dân tộc.
Trang 4


+ Nội dung: Hai đoạn thơ đều miêu tả vẻ đẹp đặc trưng của thiên nhiên, núi rừng Việt Bắc; cảnh vật đều
được gợi ra qua nỗi nhớ thương đong đầy của người đi – kẻ ở; thiên nhiên được miêu tả trong sự gắn kết
hài hòa với con người. Nếu đoạn 1 là vẻ đẹp thiên nhiên gần gũi mà thơ mộng trong đời sống bình dị thì
đoạn 2 là vẻ đẹp thiên nhiên hùng tráng, vững chãi trong kháng chiến, đấu tranh.
* Sáng tạo, mở rộng

Trang 5



×