TRƯỜNG THCS NHUYỄN TRÃI - GIÁO ÁN CÔNG DÂN 8 - 1 - NĂM HỌC: 2010-2011 - NGÔ THỊ THU
PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH CÔNG DÂN 8
HỌC KỲ I : 18 Tuần = 18 Tiết
HỌC KỲ II : 17 Tuần = 17 Tiết
Tiết 1: Bài1: Tôn trọng lẽ phải
Tiết 2: Bài 2: Liêm Khiết
Tiết 3: Bài 3: Tôn trọng người khác
Tiết 4: Bài 4: Giữ chữ tín
Tiết 5: Bài 5: Pháp Luật và Kỉ Luật
Tiết 6: Bài 6: Xây dựng tình bạn trong sáng lành mạnh
Tiết 7: Bài 7: Tích cực tham gia các hoạt động xã hội
Tiết 8: Bài 8: Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác
Tiết 9: Kiểm tra một tiết
Tiết 10: Bài 9: Góp phần xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư
Tiết 11: Bài 10: Tự lập
Tiết 12 + 13: Bài 11: Lao động sáng tạo và tự giác
Tiết 14 + 15: Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình
Tiết 16: Ôn tập Học Kỳ I
Tiết 17: Kiểm tra Học Kỳ I
Tiết 18: Thực hành ngoại khoá các vấn đề của địa phương và các nội dung đã học
HỌC KỲ II
Tiết 19 + 20 Bài 13: Phòng chống tệ nạn xã hội
Tiết 21 Bài 14: Phòng chống HIV/ AIDS
Tiết 22 Bài 15: Phòng ngừa tai nạn vũ khí cháy nổ độc hại
Tiết 23 Bài 16: Quyền sở hữu tài sản
Tiết 24 Bài 17: Nghĩa vụ tôn trọng bảo vệ tài sản của nhà nước, lợi ích công cộng
Tiết 25 Bài 18: Quyền khiếu nại, Tố cáo
Tiết 26: Kiểm tra một tiết
Tiết 27 Bài 19: Quyền tự do ngôn luận
Tiết 28 + 29 Bài 20: Hiến Pháp nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Tiết 30 + 31 Bài 21: Pháp Luật nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Tiết 32 Thực hành ngoại khoá các vấn đề của địa phương và các nội dung đã học
Tiết 33 Ôn tập Học Kỳ II
Tiết 34 Kiểm tra Học Kỳ II
Tiết 35 Thực hành ngoại khoá các vấn đề địa phương
---------o0o---------
QUI CHẾ CHO ĐIỂM
Miệng 15 phút Một tiết Học Kỳ
1 1 1 1
TRƯỜNG THCS NHUYỄN TRÃI - GIÁO ÁN CÔNG DÂN 8 - 2 - NĂM HỌC: 2010-2011 - NGÔ THỊ THU
Ngày soạn:23/8/2010
Tuần 1 Tiết: 1 § 1. TÔN TRỌNG LẼ PHẢI
A MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Học sinh hiểu thế nào là tôn trọng lẽ phải, những biểu hiện của tôn trọng lẽ phải.
- Học sinh nhận thức được vì sao mọi người cần tôn trọng lẽ phải
2. Kĩ năng :
- Học sinh có thói quen biết tự kiểm tra hành vi của mình để rèn luyện bản thân biết tự
tôn trọng lẽ phải
3.Thái độ:
- Biết phân biệt các hành vi thể hiện sự tôn trọng lẽ phải và không tôn trọng lẽ phải trong cuộc sống.
- Học tập gương của những người biết tôn trọng lẽ phải và phê phán những hành vi thiếu tôn trọng lẽ phải
B. CHUẨN BỊ:
1. Nội dung :
- Nhấn mạnh nội dung cốt lõi của tôn trọng lẽ phải là sống trung thực, dám bảo vệ những điều đúng đắn.
2. Phương pháp :
- Nêu vấn đề tổ chức thảo luận theo từng nhóm
- Kết hợp phương pháp đàm thoại với giảng giải.
3. Tài liệu và phương tiện:
- Sách giáo khoa, sách giáo viên giáo dục công dân 8.
- Sưu tầm chuyện, đoạn thơ, ca dao, tục ngữ.
C. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
1. ỔN ĐỊNH: Điểm danh
Kiểm tra vệ sinh lớp
2. KIỂM TRA BÀI CŨ:
Giáo viên nhắc lại một số kiến thức đã học ở lớp 7 bằng câu hỏi
3. BÀI MỚI:
HOẠT ĐỘNG 1: Trong cuộc sống hằng ngày có nhiều mối quan hệ xã hội khác nhau nếu ai cũng có cách
xử sự đúng đắn, biết tôn trọng lẽ phải , thực hiện tốt những qui định chung của cộng đồng...Thì sẽ góp phần
làm cho xã hội trở nên lành mạnh . Hôm nay cô và các em cùng nghiên cứu bài " Tôn trọng lẽ phải."
HOAT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bản chất nội
dung của tôn trọng lẽ phải qua mục đặt vấn đề.
Thảo luận nhóm theo câu hỏi:
Nhóm 1 + 2: Em có nhận xét gì về việc làm của quan tuần phủ
Nguyễn Quan Bích trong câu chuyện trên ?
Nhóm 3 + 4: Trong các cuộc tranh luận, có bạn đưa ra ý kiến
nhưng bị đa số các bạn khác phản đối nếu thấy ý kiến đó đúng
thì em sẽ xử sự như thế nào?
Nhóm 5 +6: Nếu biết bạn mình quay cóp trong giờ kiểm tra thì
em sẽ làm gì ?
Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét và bổ sung .
Giáo viên rút ra ý chính.
HOẠT ĐỘNG 3:Biểu hiện của hành vi tôn trọng lẽ phải và
không tôn trọng lẽ phải trong cuộc sống hằng ngày:
Giáo viên đưa ra một số tình huống:
+ Vi phạm luật giao thông đường bộ
+ Vi phạm nội qui cơ quan trường học
+ Làm trái các qui định pháp luật
I-ĐẶT VẤN ĐỀ:
Tìm hiểu truyện đọc
" Quan tuần phủ"
II-NỘI DUNG BÀI HỌC:
1) Khái niệm:Lẽ phải là những
điều được coi là đúng đắn phù
hợp với đạo lý và lợi ích chung
của xã hội
TRƯỜNG THCS NHUYỄN TRÃI - GIÁO ÁN CÔNG DÂN 8 - 3 - NĂM HỌC: 2010-2011 - NGÔ THỊ THU
+ " Gió chiều nào che chiều ấy, dĩ hoà vi quí "
? Theo em trong những trường hợp trên hành động như thế nào
được coi là đúng đắn phù hợp ? Vì sao ?
Học sinh phân tích đưa ra ý kiến của nhóm mình các nhóm khác
nhận xét bổ sung.
GV: phân tích cho học sinh biết phân biệt được tôn trọng lẽ phải
và không tôn trọng lẽ phải.
HOẠT ĐỘNG 4: Tìm hiểu ý nghĩa và cách rèn luyện
? Theo em thế nào là tôn trọng lẽ phải?
? Vì sao cần phải tôn trọng lẽ phải ?
? Tôn trọng lẽ phải giúp ta điều gì ?
Giáo viên chốt ý chính mục nội dung bài (SGK)
4.HOẠT ĐỘNG 5: Luyện tập củng cố kiến thức:
Bài tập 1: Cho học sinh đọc Sách giáo khoa làm tại lớp
Bài tập 2: Giáo viên phân tích vì sao các hành vi khác lại không
biểu hiện sự tôn trọng lẽ phải.
Bài tập 3: Hành vi biểu hiện sự tôn trọng lẽ phải là:
Bài tập 4: Hãy kể một vài ví dụ về việc tôn trong lẽ phải và
không tôn trọng lẽ phải mà em biết ?
Bài tập 5: Hãy đánh dấu x vào ô trống câu em cho là đúng
Lẽ phải là điều mà xưa ông bà đã làm, nay con cháu không
cần noi theo vì đã lạc hậu
Lẽ phải là điều mà khoa học chứng minh là đúng ,
nhưng khi áp dụng vào cuộc sống thì thiếu công bằng .
Lẽ phải là điều đúng đắn hợp với đạo lý
Lẽ phải là điều hợp với lợi ích chung của cộng đồng ,
xã hội
2) Ý nghĩa: Tôn trọng lẽ phải là
công nhận ủng hộ, tuân theo và
bảo vệ những điều đúng đắn,
biết điều chỉnh suy nghĩ và
hành vi của mình theo hướng
tích cực.
3) Cách rèn luyện:
Giúp mọi người có cách ứng xử
phù hợp, làm lành mạnh các
mối quan hệ xã hội .
III-BÀI TẬP:
1) Đáp án đúng c
2)Chọn cách ứng xử c
3) a, c, e.
5. DẶN DÒ:
- Về nhà học nội dung bài
- Làm tiếp bài tập 6 sách giáo khoa trang 6
- Đọc trước bài liêm khiết
- Tìm đọc trên báo vài câu chuyện nói về tính liêm khiết, chuẩn bị tốt cho tiết sau
- Nhóm 1 chuẩn bị trước trò chơi đóng vai .
TRƯỜNG THCS NHUYỄN TRÃI - GIÁO ÁN CÔNG DÂN 8 - 4 - NĂM HỌC: 2010-2011 - NGÔ THỊ THU
Ngày soạn: 30/8/2010
Tuần 2 Tiết: 2 § 2: LIÊM KHIẾT
A MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Học sinh hiểu thế nào là liêm khiết, phân biệt hành vi liêm khiết với không liêm khiết
trong cuộc sống hằng ngày .
- Vì sao cần phải sống liêm khiết, muốn sống liêm khiết cần làm gì.
2. Kĩ năng :
Học sinh có thói quen biết tự kiểm tra hành vi của mình để rèn luyện bản thân có lối sống liêm khiết
3.Thái độ:
Học tập tấm gương những người liêm khiết, phê phán những hành vi thiếu liêm khiết.
B. CHUẨN BỊ:
1. Nội dung:
- Học sinh hiểu rõ nội dung cốt lõi của liêm khiết là sống lành mạnh trong sạch, không
tham lam.
- Nhấn mạnh ý nghĩa và tác dụng của lối sống liêm khiết
2. Phương pháp:
- Giảng giải, đàm thoại, nêu gương, thảo luận nhóm rút ra nội dung chính .
3. Tài liệu và phương tiện:
- Sách giáo khoa, Sách giáo viên giáo dục công dân 8
- Dẫn chứng về biểu hiện của lối sống liêm khiết
- Sưu tầm vài câu chuyện, đoạn thơ, ca dao, tục ngữ.
C. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
1. ỔN ĐỊNH: Điểm danh
Kiểm tra vệ sinh lớp
2. KIỂM TRA BÀI CŨ:
a) Lẽ phải là gì? Vì sao phải tôn trọng lẽ phải ?
b) Theo em hành vi nào sau đây thể hiện tôn trọng lẽ phải .
Khoanh tròn vào chữ cái câu em chọn đúng.
A. Không chấp nhận tốt nội qui của nơi mình sống, làm việc.
B. Phê phán những việc làm sai trái .
C. Sẵn sàng tranh luận để tìm ra lẽ phải chân lý .
D. Chỉ làm những việc mà mình thích .
3. BÀI MỚI:
HOẠT ĐỘNG 1: Như chúng ta đã biết một con người sống thanh cao không vụ lợi, không hám danh, làm
việc một cách vô tư có trách nhiệm mà không đòi hỏi bất cứ một điều kiện vật chất nào, đó là người sống
liêm khiết để hiểu sâu hơn ta tìm hiểu bài "......."
HOAT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu những biểu
hiện của liêm khiết qua mục đặt vấn đề.
Cho học sinh thảo luận nhóm:
Nhóm 1 + 2: Em có suy nghĩ gì về cách xử sự của Ma-Ri- Quy-
Ri, Dương Chấn và Bác Hồ trong câu chuyện trên?
Nhóm 3 + 4: Theo em những cách xử sự đó có điểm gì chung ?
Vì sao ?
Giống: Sống thanh cao, không vụ lợi, nhận được sự tin cậy của
người khác.
Nhóm 5 + 6: ? Trong điều kiện hiện nay theo em việc học tập
những tấm gương đó có còn phù hợp nữa không ?
Vì sao ? Đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét bổ sung .
I-ĐẶT VẤN ĐỀ:
Tìm hiểu sách giáo khoa
- Trong những trường hợp trên
cách xử sự của Ma - Ri - Quy -
Ri, Dương Chấn và Bác Hồ là
những tấm gương để ta học tập
noi gương và kính phục
- Việc học tập những tấm
gương đó càng trở nên cần thiết
và có ý nghĩa thiết thực
TRƯỜNG THCS NHUYỄN TRÃI - GIÁO ÁN CÔNG DÂN 8 - 5 - NĂM HỌC: 2010-2011 - NGÔ THỊ THU
Giáo viên chốt lại các ý chính cần thiết .
HOẠT ĐỘNG 3: Tìm hiểu những biểu hiện trái với lối sống
liêm khiết
- Giáo viên gợi ý đưa ra ví dụ cho học sinh hiểu.
? Em hãy cho một ví dụ về lối sống không liêm khiết mà em thấy
trong cuộc sống hằng ngày ( gia đình, nhà trường,
xã hội ...)
Ví dụ: Sẵn sàng dùng tiền bạc quà cáp biếu xén nhằm đạt được
mục đích của mình. Chỉ làm việc gì khi thấy có lợi cho bản thân.
Hành vi trên là không liêm khiết
GV: Cho học sinh thấy nếu 1 người luôn có mong muốn làm giàu
bằng tài năng, sức lao động của mình, không móc ngoặc, hối
lộ ...thì đó là người liêm khiết.
HOẠT ĐỘNG 4 Học sinh phát biểu khắc sâu khái niệm
"Liêm Khiết" ý nghĩa trong cuộc sống
GV: Cho học sinh phát biểu Liêm Khiết là gì?
? Sống liêm khiết giúp ta điều gì ?
GV: Chốt lại nội dung sách giáo khoa.
GV: Cho học sinh nghe truyện đọc : Lưỡng quốc Trạng
Nguyên", " Chọn đằng nào" sách GV trang 26, 27
4.HOẠT ĐỘNG 5: Luyện tập củng cố kiến thức:
GV: Cho học sinh làm bài tập, chơi trò chơi sắm vai
Bài tập 1: Gọi học sinh đọc bài tập SGK
Bài tập 2: Học sinh làm tại lớp
Bài tập 3: Hãy điền từ vào chỗ trống cho hoàn chỉnh các câu sau:
1) Tham tiền của, tham địa vị, tham danh tiếng, tham ăn ngon
sống yên đều là...........................
2) Ở lớp học, tự mình trung thực trong làm bài, không quay cóp
ôn tập tốt để làm bài tốt dựa vào sức mình là.......
3) Người cán bộ cậy quyền thế mà khoét dân, ăn của đút, truộm
của công làm của tư là................................
II-NỘI DUNG BÀI HỌC:
1) Khái niệm:Liêm khiết là
một phẩm chất đạo đức của con
người thể hiện lối sóng trong
sạch, không hám danh không
bận tâm toan tính nhỏ nhen ích
kỷ
2) Ý nghĩa: Sống Liêm khiết sẽ
làm cho con người thanh thản,
nhận được sự quí trọng tin cậy
của mọi người .
III-BÀI TẬP:
1) Hành vi b, d, e thể hiện tính
không liêm khiết
2) Không tán thành với tất cả
các cách xử sự ở những tình
huống đóvì chúng đều biểu
hiện những khía cạnh khác
nhau của sự không liêm khiết
Ca dao - Tục ngữ: " Đói cho sạch, rách cho thơm"
Cụ Khổng Tử nói: " Người mà không liêm, không bằng súc vật"
Cụ Mạnh Tử nói: " Ai cũng tham lợi thì nước sẽ nguy "
5. DẶN DÒ: - Học bài thật kỷ
- Đọc trước bài 3 "Tôn trọng người khác "
- Làm bài tập sách giáo khoa phần còn lại
- Nhóm 2 chuẩn bị trước trò chơi đóng vai bài 3.
Ngày soạn:6/9/2010
TRƯỜNG THCS NHUYỄN TRÃI - GIÁO ÁN CÔNG DÂN 8 - 6 - NĂM HỌC: 2010-2011 - NGÔ THỊ THU
Tuần 3 Tiết: 3 § 3: TÔN TRỌNG NGƯỜI KHÁC
A MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Học sinh hiểu thế nào là tôn trọng người khác, biểu hiện của tôn trọng người khác trong
cuộc sống .
- Vì sao cần phải tôn trọng lẫn nhau
2. Kĩ năng:
- Học sinh biết phân biệt các hành vi thể hiện sự tôn trọng người khác và không tôn trọng
người khác trong cuộc sống.
3.Thái độ:
- Đồng tình và ủng hộ những nét ứng xử đẹp trong hành vi của những người biết tôn
trọng người khác, phê phán những biểu hiện của hành vi thiếu tôn trọng .
B. CHUẨN BỊ:
1. Nội dung:
- Cần nhấn mạnh nội dung cốt lõi của sự tôn trọng người khác, đó là tôn trọng danh dự,
phẩm giá và lợi ích của người khác .
2. Phương pháp :
- Kết hợp phương pháp giảng giải, đàm thoại, nêu gương.
- Thảo luận nhóm rút ra nội dung chính
3. Tài liệu và phương tiện:
- Sách giáo khoa, Sách giáo viên giáo dục công dân 8
- Dẫn chứng biểu hiện hành vi tôn trọng người khác.
- Thơ, ca dao, tục ngữ.
C. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
1. ỔN ĐỊNH: Điểm danh
Kiểm tra vệ sinh lớp
2. KIỂM TRA BÀI CŨ:
a) Thế nào là Liêm Khiết ? Ý nghĩa của đức tính Liêm Khiết ?
b) Theo em các hành vi nào sau đây thể hiện tính Liêm Khiết.Đánh dấu x vào ô trống câu em cho là đúng .
Người cờ bạc chỉ mong xoay của người làm của mình
Dìm người giỏi để giữ địa vị danh tiếng cho mình
Người buôn bán mua một bán mười, mua gian bán lận
Sẳn sàng giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn
Luôn mong muốn làm giàu bằng tài năng và sức lực của mình
3. BÀI MỚI:
HOẠT ĐỘNG 1: Cô giáo mới tốt nghiệp về dạy, buôỉ đầu vào lớp làm quen với học sinh. các em hãy cho
cô biết cha mẹ các em làm nghề gì?
- Thưa cô bố mẹ em đều là công nhân nhà máy điện ạ!
- Thưa cô bố em là kĩ sư, mẹ em là giáo viên ạ! Đến lượt Hà thưa cô bố mẹ em là công nhân vệ sinh. Trong
lớp bỗng rộ lên những tiếng cười, mặt Hà đỏ bừng, cô giáo đến bên Hà và nói không có nghề gì là tầm
thường, chỉ có những kẻ lười biếng, vô công mới đáng xấu hổ.Một em đứng dậy : thưa cô chúng em thật có
lỗi. chúng em xin lỗi cô, xin lỗi bạn Hà. Em hãy phân tích thái độ thiếu tôn trọng người khác của một số học
sinh trong câu chuyện trên. Khi nhận ra lỗi lầm của mình, họ đã làm gì ?
HOAT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG2: Biểu hiện của tôn trọng người khác
GV: Hướng dẫn gợi mở các em thảo luận nhóm:
Nhóm 1+ 2: Em có nhận xét gì về cách sử xự thái độ và
việc làm của các bạn trong các trường hợp trên ?
Nhóm 3 + 4: Theo em những hành vi đó hành vi nào đáng
để cho chúng ta học tập ? Hành vi nào cần phải phê phán?
I-ĐẶT VẤN ĐỀ:
Học sinh đọc sách giáo khoa
GV: Chốt lại:
Tôn trọng người khác là cách ứng
xử cần thiết đối với tất cả mọi người
ở mọi nơi mọi lúc.
TRƯỜNG THCS NHUYỄN TRÃI - GIÁO ÁN CÔNG DÂN 8 - 7 - NĂM HỌC: 2010-2011 - NGÔ THỊ THU
Nhóm trưởng tập hợp ý kiến của các bạn trong nhóm ghi ra
giấy, các nhóm cử đại diện trả lời câu hỏi, nhóm khác bổ
sung nhận xét. Giáo viên chốt lại ý chính.
HOẠT ĐỘNG 3: Tìm hiểu biểu hiện của hành vi thiếu
tôn trọng người khác
GV: Đưa ra một số ví dụ về việc thiếu tôn trọng người
khác
- Ở trường thấy bạn học kém thường khinh bỉ
- Thấy người già bị ngã cười chế nhạo
- Bạn học lớp em bị dị tật, em hay treo chọc, khinh bỉ
- Có thái độ lao động chưa tốt không chấp hành nôi qui
- Hay quay cóp xem bài bạn trong lớp
GV: Cho học sinh nhận xét các biểu hiện trên
Qua việc xử lý tình huống trên giáo viên cần giáo dục kỹ
năng sống, bảo vệ môi trường cho học sinh
HOẠT ĐỘNG 4
GV: Hướng dẫn học sinh phát niểu khắc sâu khái niệm
tôn trọng người khác và ý nghĩa trong cuộc sống
? Thế nào là tôn trọng người khác ?
? Vì sao cần tôn trọng người khác ?
? Em suy nghĩ xem bản thân có thiếu xót gì thường vấp
phải trong tôn trọng người khác? Sữa chữa như thế nào?
Ca dao: - Lời nói không mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau
- Khó mà biết lẽ biết lời
Biết ăn biết ở hơn người giàu sang
4.HOẠT ĐỘNG 5: Luyện tập củng cố kiến thức:
Bài tập 1: Giáo viên cho học sinh đọc bài 1 sách giáo khoa
. Giáo viên đưa thêm vài tình huống để lựa chọn
Bài tập 2:
+ Ở trường: Lễ phép nghe lời thầy cô, đoàn kết với bạn bè
+ Ở nhà: Kính trọng, vâng lời ông bà, cha mẹ nhường nhịn
thương yêu em nhỏ.
+ Nơi công cộng: Tôn trọng nội qui.
* Nhóm 2: lên trình bày trò chơi đóng vai
Tôn trọng người khác phải thể hiện
hành vi có văn hoá, đấu tranh, phê
bình cái sai không coi khinh miệt thị,
xúc phạm danh dự hay lời nói thô bạo
thiếu tế nhị
II-NỘI DUNG BÀI HỌC:
1) Khái niệm: Tôn trọng người khác
là sự đánh giá đúng mức, coi trọng
danh dự phẩm giá và lợi ích của
người khác thể hiện lối sống có văn
hoá của mỗi người
2) Ý nghĩa:Có tôn trọng người khác
thì mới nhận được sự tôn trọng người
khác đối với mình, mọi người tôn
trọng lẫn nhau là cơ sở để quan hệ xã
hội trở nên lành mạnh .
III-BÀI TẬP:
1) Hành vi b, c, d, đ, e, h, k, l, m, n, o
đều thể hiện sự thiếu tôn trọng người
khác
2) Khẳng định thái độ đồng tình ý
kiến b và c.
5. DẶN DÒ: + Về nhà làm bài tập 4 Sách giáo khoa
+ Chuẩn bị tốt bài 4 " Giữ chữ tín"
+ Nhóm 3 viết kịch bản trò chơi đóng vai của nhóm mình cho tiết sau
Ngày soạn:12/9/2010
TRƯỜNG THCS NHUYỄN TRÃI - GIÁO ÁN CÔNG DÂN 8 - 8 - NĂM HỌC: 2010-2011 - NGÔ THỊ THU
Tuần 4 Tiết: 4 § 4: GIỮ CHỮ TÍN
A MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Học sinh hiểu thế nào là giữ chữ tín, những biểu hiện khác nhau của việc giữ chữ tín.
- Vì sao cần phải giữ chữ tín
2. Kĩ năng :
- Phân biệt hành vi giữ chữ tín hoặc không giữ chữ tín
- Rèn luyện thói quen luôn biết giữ chữ tín
3.Thái độ:
- Học tập và rèn luyện theo gương của những người biết giữ chữ tín
B. CHUẨN BỊ:
1. Nội dung:
- Giải thích được bản chất của giữ chữ tín là coi trọng lòng tin của mọi người đối với mình, là tôn trọng
phẩm giá và danh dự của bản thân.
2. Phương pháp:
- Giảng giải đàm thoại, nêu gương .
- Thảo luận nhóm rút ra cốt lõi trong bài học
3. Tài liệu và phương tiện:
- Sách giáo khoa, sách giáo viên giáo dục công dân 8
- Biểu hiện hành vi giữ chữ tín, sưu tầm đoạn thơ, danh ngôn, ca dao.
C. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
1. ỔN ĐỊNH: Điểm danh
Kiểm tra vệ sinh lớp
2. KIỂM TRA BÀI CŨ:
a) Thế nào là tôn trọng người khác ? Ý nghĩa của việc tôn trọng người khác ?
b) Điền từ đúng (Đ) hoặc sai (S) vào ô trống . Những hành vi nào sau đây thể hiện sự tôn trọng người khác
Nói chuyện riêng, làm việc riêng đùa nghịch trong giờ học
Thường châm chọc chế giễu người khuyết tật
Cảm thông chia sẽ khi người khác gặp bất hạnh
Tôn trọng người khác ở mọi nơi mọi lúc
3. BÀI MỚI:
HOẠT ĐỘNG 1 Trong đời sống để tạo dựng và cũng cố mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với nhau đó
là lòng tin, nhưng làm thế nào để có được lòng tin của mọi người ? Điều đó hoàn toàn tuỳ thuộc vào việc
làm và cách xử sự của mỗi chúng ta. Để hiểu rõ hơn chúng ta cùng tìm hiểu bài 4 " Giữ chữ tín"
HOAT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG2: Giáo viên hướng dẫn gợi mở vấn đề để học
sinh tập trung thảo luận nhóm
Nhóm 1 + 2: ? Muốn giữ được lòng tin của mọi người đối với
mình thì mỗi người chúng ta phải làm gì?
Nhóm 3 + 4: ? Có ý kiến cho rằng giữ chữ tín là giữ lời hứa em
có đồng tình với ý kiến đó không ? Vì sao ?
Nhóm 5 + 6: ? Vì sao cần phải giữ chữ tín ?
Các nhóm cử đại diện lên trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ
sung ý kiến
Giáo viên chốt lại ý chính
HOẠT ĐỘNG 3: Tìm biểu hiện sự khác nhau giữa không
giữ chữ tín với việc không thực hiện lời hứa do hoàn cảnh
khách quan mang lại
GV: Gợi mở để học sinh tự tìm và nêu ra biểu hiện của hành vi
không giữ chữ tín
I-ĐẶT VẤN ĐỀ:
- Muốn giữ được lòng tin phải giữ
đúng lời hứa, đúng hẹn
" Nói và làm phải đi đôi "
- Thể hiện ý chí trách nhiệm và
quyết tâm của mình
(chất lượng, hiệu quả, sự tin cậy
của mọi người.....trong công việc,
quan hệ xã hội và quan hệ hợp tác
kinh doanh)
- Có những trường hợp không thực
hiện đúng lời hứa không phải do cố
TRƯỜNG THCS NHUYỄN TRÃI - GIÁO ÁN CÔNG DÂN 8 - 9 - NĂM HỌC: 2010-2011 - NGÔ THỊ THU
+ Trong gia đình: Bạn an mãi xem ti vi quên cả làm bài tập, học
bài
+ Ở trường lớp: Hà đọc truyện trong lớp không chú ý nghe thầy
giảng bài
+ Ngoài xã hội: Vì không muốn làm mất lòng người khác ông
Vĩnh giám đốc công ty thường nhận lời động viên, an ủi và hứa
sẽ giúp đỡ khi họ đến nhà nhờ, mặt dù biết không thể làm được
HOẠT ĐỘNG 4 Giáo viên hướng dẫn học sinh phát biểu
khắc sâu khái niệm giữ chữ tín, sự cần thiết của việc giữ chữ
tín trong cuộc sống
GV: Khắc sâu khái niệm khi hứa với ai phải suy nghĩ và thực
hiện đúng
? Thế nào là giữ chữ tín ?
? Ý nghĩa của việc giữ chữ tín?
? Muốn giữ được lòng tin chúng ta phải làm gì ?
4.HOẠT ĐỘNG 5: Luyện tập củng cố kiến thức:
Bài tập 1: GV: Gọi học sinh đọc bài tập 1 sách giáo khoa cho cả
lớp thảo luận, gọi một học sinh đại diện trả lời
GV: nhận xét và sửa bài
Bài tập 2 Gọi học sinh cho ví dụ
Nhóm 3 lên trình bày trò chơi đóng vai của nhóm mình
ý mà do hoàn cảnh khách quan
( Bố mẹ ốm, bị hư xe giữa đường,
bị tai nạn giao thông)
II-NỘI DUNG BÀI HỌC:
1) Khái niệm: Giữ chữ tín là coi
trọng lòng tin của mọi người đối
với mình, biết trọng lời hứa và biết
tin tưởng
2) Ý nghĩa: Người biết giữ chữ tín
sẽ nhận được sự tin cậy, tín nhiệm
của người khác đối với mình, giúp
mọi người đoàn kết
3) Cách rèn luyện: Cần làm tốt
chức trách nhiệm vụ giữ đúng lời
hứa, đúng hẹn
III-BÀI TẬP:
1) Tình huống b
+ Bố Trung không phải là người
không giữ chữ tín vì do trường hợp
hoàn cảnh khách quan mang lại,
phải đi công tác đột xuất nên không
thực hiện được lời hứa của mình
+ Các tình huống còn lại đều biểu
hiện hành vi không giữ chữ tín vì
đều không giữ đúng lời hứa ( Có
thể là cố tình hay vô tình)hoặc có
hành vi không đúng khi thực hiện
lời hứa ( Tình huống a)
2) "Một ông bạn già hẹn tới thăm
một người bạn trẻ gần tới giờ hẹn,
trời bỗng ập mưa. Ông bạn già tần
ngần cuối cùng quyết định mặt áo
tơi đội nón lên đường tới nơi đúng
hẹn. Người bạn trẻ vừa sững sốt,
vừa cảm phục cái đức giữ lời hứa
của Bác bề trên ..."
Ca dao: - Người sao một hẹn thì nên
Người sao chín hẹn thì quên cả mười
- Nói chín thì nên làm mười
Nói mười làm chín kẻ cười người chê
- Tin nhau buôn bán cùng nhau
Thiệt hơn, hơn thiệt trước sau như lời
Uy tín quí hơn vàng, khách hàng là thượng đế
5. DẶN DÒ: + Về nhà học bài thật kỉ, làm bài tập 3,4 SGK
+ Nhóm 4 Chuẩn bị tốt trò chơi đóng vai bài 5 " Pháp luật và kỉ luật"
Ngày soạn:18/9/2010
TRƯỜNG THCS NHUYỄN TRÃI - GIÁO ÁN CÔNG DÂN 8 - 10 - NĂM HỌC: 2010-2011 - NGÔ THỊ THU
Tuần 5 Tiết: 5 § 5 PHÁP LUẬT VÀ KỈ LUẬT
A MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Học sinh hiểu bản chất của pháp luật và kỉ luật, mối quan hệ giữa pháp luật và kỉ luật, lợi ích và sự cần
thiếtphải tự giác tuân theo qui định của pháp luật và kỉ luật
2. Kĩ năng :
- Học sinh biết xây dựng kế hoạch, rèn luyện ý thức và thói quen kỉ luật
- Có kỉ năng đánh giá và tự đánh giá hành vi kỉ luật
3.Thái độ:
- Có ý thức tôn trọng pháp luật và tự nguyện rèn luyện tính kỉ luật, tôn trọng những người có tính kỉ luật,
trân trọng những người có tính kỉ luật và tuân theo pháp luật.
B. CHUẨN BỊ:
1. Nội dung :
- Sự giống nhau và khác nhau giữa pháp luật và kỉ luật
- Ý thức tự giác tuân theo pháp luật
2. Phương pháp :
- Thảo luận, đóng vai, giải quyết tình huống
3. Tài liệu và phương tiện:
- Sơ đồ, tranh ảnh
- Tư liệu về một số vụ án đã xử
C. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
1. ỔN ĐỊNH: Điểm danh
Kiểm tra vệ sinh lớp
2. KIỂM TRA BÀI CŨ:
a) Thế nào là giữ chữ tín ? Cho một ví dụ về người giữ chữ tín ?
b) Hãy điền từ đúng (Đ) hoặc sai (S) vào ô trống . Tình huống nào dưới đây biểu hiện
hành vi giữ chữ tín .
Lan mượn sách của Hà hứa hai hôm sẽ trả nhưng dã ba hôm rồi vẫn không thấy Hà trả
An hẹn bạn đi đá cầu lúc 4g00 mà đã 5g30 rồi vẫn không thấy An đến.
Nam cho rằng nếu có khuyết điểm thì cần phải nhận lỗi và sửa chữa
Phương bị ốm đã mấy ngày không đi học được, Nga hứa với cô giáo sẽ sang nhà giúp
Phương học tập vì thế Nga lúc nào cũng bận rộn .
3. BÀI MỚI:
HOẠT ĐỘNG 1:
Trong buối thảo luận tổ về pháp luật và kỉ luật, có em cho rằngpháp luật là để quản lí đất nước, còn kỉ
luật chỉ là quy định để quản lí một tổ chức, một cộng đồng, tập thể ( như một đoàn thể, một trường học..)có
em cho rằng pháp luật lớn hơn kỉ luật lại có em cho rằng pháp luật khó thực hiện hơn kỉ luật .
Em hãy phát biểu suy nghĩ của mình về các ý kiến trên.
HOAT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG2: GV: cho học sinh đọc mục đặt vấn đề
Thảo luận nhóm theo câu hỏi
Nhóm1 + 2: Theo em Vũ Xuân Trường và đồng bọn đã có
những hành vi vi phạm pháp luật như thế nào ?
Nhóm 3 + 4: Những hành vi vi phạm pháp luât của Vũ Xuân
Trường và đồng bọn đã gây ra những hậu quả gì?
Nhóm 5 + 6: Để chống lại âm mưu xảo quyệt của bọn tội phạm
ma tuý, các chiến sĩ công an cần phải có những phẩm chất gì?
Đại diện nhóm trả lời các nhóm khác nhận xét bổ sung
GV: chốt lại ý đúng của từng câu, bổ sung tính kỉ luật của lực
I-ĐẶT VẤN ĐỀ:
Khai thác nội dung những biểu hiện
của pháp luật và kỉ luật qua mục
đặt vấn đề
(SGK)
TRƯỜNG THCS NHUYỄN TRÃI - GIÁO ÁN CÔNG DÂN 8 - 11 - NĂM HỌC: 2010-2011 - NGÔ THỊ THU
lượng công an và những người điều hành pháp luật .
HOẠT ĐỘNG 3: Tìm hiểu nội dung và ý nghĩa của pháp luật
và kỉ luật
GV: Tổ chức học sinh thảo luận để làm rõ
? Thế nào là pháp luật và kỉ luật ?
? Ý nghĩa của pháp luật và kỉ luật trong đời sống xã hội và nhà
trường ?
? Ý nghĩa của kỉ luật đối với sự phát triển của cá nhân và hoạt
động của con người ?
Ví dụ về nội qui của nhà trường nếu không có tiếng trống để qui
định giờ học, giờ chơi, giờ tập thể dục...thì chuyện gì sẽ xảy ra
trong nhà trường..
GV: Phân tích, so sánh cái lợi, cái hại rút ra sự cần thiết phải có
pháp luật kỉ luật.
HOẠT ĐỘNG 4
Thảo luận về biện pháp rèn luyện tính kỉ luật đối với học sinh
? Tính kỉ luật của người học sinh biểu hiện như thế nào trong học
tập, trong sinh hoạt hằng ngày, ở nhà và ở nơi công cộng ?
? Biện pháp rèn luyện tính kỉ luật đối với học sinh như thế nào ?
Đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét bổ sung ý đúng,
giáo viên tổng kết lại.
+ Học sinh phải tự giác, vượt khó, đi học đúng giờ, đều đặn, biết
tự kiểm tra lĩnh hội kiến thức, tự lập kế hoạch, tự bồi dưỡng học
hỏi để đạt mục tiêu kế hoạch học tập.
+ Ở cộng đồng và gia đình: Tự giác hoàn thành công việc được
giao có trách nhiệm với công việc chung.
4.HOẠT ĐỘNG 5: Luyện tập củng cố kiến thức:
Bài tập1: Giáo viên gọi học sinh lên bảng làm, học sinh khác bổ
sung nhận xét
Giáo viên đánh giá và sửa bài
Bài tập2: GV: cho học sinh thảo luận
GV: Gọi học sinh đại diện trả lời, học sinh khác bổ sung
Giáo viên đánh giá và sửa bài
* Nhóm 4 lên trình bày trò chơi đóng vai của nhóm mình
II-NỘI DUNG BÀI HỌC:
1) Khái niệm:Pháp luật là các qui
tắc xử sự chung có tính bắt buộc do
nhà nước ban hành, được nhà nước
bảo đảm thực hiện bằng các biện
pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng
chế.
- Kỉ luật là những qui định, qui ước
của một cộng đồng về những hành
vi cần tuân theo nhằm đảm bảo sự
phối hợp hành động chặt chẽ của
mọi người
2) Ý nghĩa:
- Giúp mọi người có chuẩn mực
chung để rèn luyện và thống nhất
- Bảo vệ quyền lợi của mọi người.
3) Cách rèn luyện: Học sinh cần
thường xuyên và tự giác thực hiện
đúng những qui định của nhà
trường, cộng đồng và nhà nước.
III-BÀI TẬP:
1) Quan niệm đó sai Pháp luật cần
cho tất cả mọi người, kể cả người
có ý thức tự giác thực hiện pháp
luật và kỉ luật, vì đó là những qui
định để tạo ra sự thống nhất trong
hoạt động, tạo ra hiệu quả, chất
lượng của hoạt động xã hội .
2) Nội qui của nhà trường, cơ quan
không thể coi là pháp luật vì nó
không phải do nhà nước ban hành
và việc giám sát thực hiện không
phải do cơ quan giám sát của nhà
nước
5. DẶN DÒ: + Học bài thật kỉ, làm bài tập 3, 4 sách giáo khoa
+ Nhóm 5 chuẩn bị trò chơi đóng vai bài "xây dựng tình bạn ...."
+ Trả lời trước các câu hỏi phần gợi ý sách giáo khoa.
Ngày soạn:24/9/2010
TRƯỜNG THCS NHUYỄN TRÃI - GIÁO ÁN CÔNG DÂN 8 - 12 - NĂM HỌC: 2010-2011 - NGÔ THỊ THU
Tuần 6 Tiết: 6 §6 XÂY DỰNG TÌNH BẠN TRONG SÁNG LÀNH MẠNH
A MỤC TIÊU: (Dạy đèn chiếu)
1. Kiến thức:
- Kể được một số biểu hiện của tình bạn trong sáng lành mạnh .
- Phân tích đặc điểm và ý nghĩa của tình bạn trong sáng và lành mạnh
2. Kĩ năng :
- Biết đánh giá hành vi của bản thân và người khác trong quan hệ với bạn bè
3.Thái độ:
- Có thái độ quí trọng và có mong muốn xây dựng tình bạn trong sáng lành mạnh
B. CHUẨN BỊ:
1. Nội dung :
- Đặc điểm cơ bản phù hợp với nhau về thế giới quan, lí tưởng sống, định hướng giá trị, bình đẳng và tôn
trọng lẫn nhau
2. Phương pháp:
- Thảo luận giải quyết các tình huống giáo dục
3. Tài liệu và phương tiện:
- Sách giáo khoa, sách giáo viên Giáo dục công dân 8
- Bài hát, bài thơ, câu chuyện, ca dao, tục ngữ về tình bạn.
C. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
1. ỔN ĐỊNH: Điểm danh
Kiểm tra vệ sinh lớp
2. KIỂM TRA BÀI CŨ:
a) Nêu khái niệm pháp luật và kỉ luật ?
b) Điền từ đúng (Đ) hoặc sai (S) vào ô trống dưới đây . Tình huống nào biểu hiện hành vi tôn trọng pháp
luật
Thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của công dân đối với nhà nước
Ông an chưa hoàn thành nghĩa vụ của nhà nước
Trong buổi sinh hoạt đội, một số bạn đến muộn quá 20 phút
Pháp luật và kỉ luật giúp cho mọi người có một chuẩn mực chung để rèn luyện và thống
nhất trong hoạt động.
3. BÀI MỚI:
HOẠT ĐỘNG 1: Trong cuộc sống hằng ngày, có nhiều từ liên quan đến khái niệm bạn như: bạn bè, bạn
hàng, bạn học, bạn thể thao, bạn nối khố, bạn trăm năm, bạn đời......
Loại bạn nào thuộc khái niệm " tình bạn", loại bạn nào không thuộc khái niệm "tình bạn"
Tại sao ? Chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài " Xây dựng tình bạn trong sáng lành mạnh"
HOAT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG2:
Cho học sinh xem ảnh Mác và Ăng -ghen Slide 6 và đọc truyện
trên đèn chiếu Slide 7,8,9
? Em có nhận xét gì về tình bạn giữa Mác và Ăng-ghen ?
? Tình bạn đó dựa trên cơ sở nào ?
? Em hãy giải thích thế nào là tình bạn trong sáng lành mạnh ?
Giáo viên kết luận chung.cho học sinh ghi vào vở
HOẠT ĐỘNG 3: Tìm hiểu về tình bạn và đặc điểm của tình
I-ĐẶT VẤN ĐỀ:
1. Tìm hiểu truyện đọc tình bạn
của Mác và Ăng-ghen
2. Nhận xét:
II-NỘI DUNG BÀI HỌC:
1) Khái niệm: Tình bạn là tình
cảm gắn bó giữa hai hay nhiều
người trên cơ sở hợp nhau về
tính tình sở thích hoặc có chung
xu hướng hoạt động, có cùng lí
tưởng sống.
TRƯỜNG THCS NHUYỄN TRÃI - GIÁO ÁN CÔNG DÂN 8 - 13 - NĂM HỌC: 2010-2011 - NGÔ THỊ THU
bạn trong sáng lành mạnh:
Mục tiêu giúp học sinh nắm được thế nào là tình bạn ?
Phân biệt tình bạn trong sáng lành mạnh với những tình bạn lệch
lạc khác?
? Đặc điểm chủ yếu của tình bạn ?
? Cho ví dụ về tình bạn mà em đã biết trong thực tế cuộc sống ?
Giáo viên chia nhóm thảo luận bài tập 1 (SGK) yêu cầu học sinh
giải thích lý do vì sao các em lại tán thành, không tán thành hoặc
băn khoăn, lưỡng lự về ý kiến đó, các học sinh khác bổ sung ý
kiến
? Học sinh cần rèn luyện như thế nào ?
HOẠT ĐỘNG 4 Ứng xử trong quan hệ với bạn bè
- Rèn luyện kỉ năng cư xử đúng đắn trong quan hệ bạn bè
GV: Chia nhóm thảo luận bài tập 2 (SGK) . Đại diện nhóm trình
bày các nhóm khác bổ sung theo câu hỏi
? Vì sao em lại ứng xử như vậy trong tình huống đó ? em
nghĩ và cảm thấy thế nào khi làm như vậy ?
? Bạn em nghĩ gì sẽ cảm thấy thế nào khi nhận được cách
đối xử đó ?
? Theo em cách ứng xử như thế nào là phù hợp trong mỗi
tình huống ? Vì sao ?
GV: Kết luận về cách ứng xử trong mỗi tình huống đó ?
4.HOẠT ĐỘNG 5: Luyện tập củng cố kiến thức:
Ca dao: Bạn bè là nghĩa tương thân
Khó khăn thuận lợi ân cần có nhau
Bạn bè là nghĩa trước sau
Tuổi thơ cho đến bạc đầu không phai
Thói thường "gần mực thì đen "
Anh em em hữu phải nên chọn người
Những người leo lõng chơi bời
Cũng là lười biếng ta thời tránh xa
Học sinh chơi trò " Đoán chữ qua tranh với chủ đề tình bạn"
trên đèn chiếu
2) Đặc điểm:
- Phù hợp về quan niệm sống --
Bình đẳng tôn trọng lẫn nhau
- Chân thành, tin cậy và có
trách nhiệm đối với nhau
- Thông cảm, đồng cảm sâu sắc
với nhau
3) Ý nghĩa:
- Giúp con người tự tin yêu
cuộc sống.
-Tự hoàn thiện mình để sống
tốt hơn.
4) Rèn luyện:
- Có thiện chí
- Hai bên cùng cố gắng
- Luôn cư xử đúng mực
III-BÀI TẬP:
2)
+ Tình huống a, b : Khuyên
ngăn bạn.
+ Tình huống c: Hỏi thăm,
an ủi, động viên, giúp đỡ
bạn
+ Tình huống d: Chúc mừng
bạn.
+ Tình huống đ: Hiểu ý tốt
của bạn không giận bạn và
cố gắng sửa chữa khuyết
điểm
+ Tình huống e: Coi đó là
chuyện bình thường là
quyền của bạn.
5. DẶN DÒ: + Về nhà học bài thật kĩ
+ Làm bài tập còn lại 3, 4 sách giáo khoa trang 17
+ Nhóm 6 chuẩn bị trò chơi đóng vai
" Tích cực tham gia các hoạt động chính trị xã hội "
+ Em hãy kể những hoạt động chính trị xã hội mà em đã tham gia.
Ngày soạn: 1/10/2010
TRƯỜNG THCS NHUYỄN TRÃI - GIÁO ÁN CÔNG DÂN 8 - 14 - NĂM HỌC: 2010-2011 - NGÔ THỊ THU
Tuần 7 Tiết: 7 § 7 TÍCH CỰC THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH
TRỊ XÃ HỘI
A MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Học sinh hiểu các loại hình hoạt động chính trị xã hội, sự cần thiết tham gia các hoạt
động chính trị xã hội vì lợi ích, ý nghĩa của nó
2. Kĩ năng :
- Học sinh có kĩ năng tham gia các hoạt động chính trị xã hội, qua đó hình thành kĩ năng
hợp tác, tự khẳng định bản thân trong cuộc sống cộng đồng.
3.Thái độ:
- Hình thành ở học sinh niềm tin yêu vào cuộc sống, tin vào con người, mong muốn được
tham gia các hoạt động của lớp, của trường và xã hội .
B. CHUẨN BỊ:
1. Nội dung:
- Hoạt động chính trị xã hội là những hoạt động liên quan đến việc xây dựng và bảo vệ đất
nước, hoạt động nhân đạo, hoạt động từ thiện.....
2. Phương pháp:
- Thảo luận, giải quyết vấn đề vạch kế hoạch hoạt động chung của lớp
3. Tài liệu và phương tiện:
- Sách giáo khoa, sách giáo viên Giáo dục công dân 8
- Sưu tầm các sự kiện ở địa phương, những tấm gương của cựu học sinh trường đã thành
đạt , có cống hiến cho xã hội.
C. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
1. ỔN ĐỊNH: Điểm danh
Kiểm tra vệ sinh lớp
2. KIỂM TRA BÀI CŨ:
a) Tình bạn là gì ? Tình bạn trong sáng lành mạnh có những đặc điểm cơ bản nào ?
b) Khoanh tròn vào chữ cái câu em chọn đúng nhất .
A. Tình bạn giúp con người sống tốt hơn, yêu cuộc sống.
B. Tình bạn trong sáng lành mạnh thể hiện giữa những người cùng giới hoặc khác giới
C. Tình bạn dựa trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng, tin cậy, chân thành, không vụ lợi.
D. Tất cả các đặc điểm trên.
3. BÀI MỚI:
HOẠT ĐỘNG 1: Nhà trường nhận kế hoạch trồng cây ven một đoạn đường, mỗi học sinh phân công trồng
một cây. Liễu đào hố sâu lót phân trồng cây, rào xung quanh để bảo vệ cây, cây phát triển tốt . Nam thường
ngày đi qua khi thì vặt lá, bẻ cành, khi thì đánh đu, Liễu góp ý Nam cải lại. Em có nhận xét gì về hành vi của
Liễu và Nam qua câu chuyện trên, liên quan gì đến bài học hôm nay, cô và các em cùng tìm hiểu bài học ..
HOAT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG2: GV: Giúp học sinh hiểu hoạt động chính trị xã
hội bao gồm những lĩnh vực nào ? Học sinh trung học cơ sở có
thể tham những hoạt động nào ?
GV: Chia chia nhóm thảo luận theo câu hỏi
Nhóm 1 + 2:Qua mục đặt vấn đề em đồng tình với quan niệm
nào ? Tại sao ?
Nhóm 3 + 4: Hãy kể những hoạt động chính trị xã hội mà em
thường tham gia ? Vì sao gọi những hoạt động đó là hoạt động
chính trị xã hội ?
Nhóm 5 + 6: Học sinh tham gia các hoạt động chính trị xã hội sẽ
có lợi gì cho cá nhân và xã hội ?
I-ĐẶT VẤN ĐỀ:
Có 3 loại hoạt động quan trọng
là:
+ Hoạt động xây dựng và bảo
vệ nhà nước: chính trị, trật tự,
an toàn xã hội
+ Hoạt động giao lưu con
người với con người : nhân
đạo, từ thiện.
+ Hoạt động của đoàn thể quần
chúng: đoàn đội, câu lạc bộ...
TRƯỜNG THCS NHUYỄN TRÃI - GIÁO ÁN CÔNG DÂN 8 - 15 - NĂM HỌC: 2010-2011 - NGÔ THỊ THU
Đại diện nhóm trả lời các nhóm khác nhận xét bổ sung
Giáo viên kết luận chung.
HOẠT ĐỘNG 3: Thảo luận nhóm giúp học sinh tìm hiểu, ý
nghĩa lợi ích của việc tích cực tham gia vào các hoạt động
chính trị xã hội:
GV: Cho học sinh thảo luận bài tập 2,3 SGK .
? Xác định động cơ của việc tham gia hoạt động chính trị xã hội
? Theo em tích cực tham gia các hoạt động chính trị xã hội có lợi
ích gì?
Ví dụ: Tham gia hoạt động thể dục thể thao, hoạt động từ thiện
đền ơn đáp nghĩa...
Tóm lại: Có hiểu ý nghĩa lợi ích của việc tích cực tham gia các
hoạt động chính trị xã hội thì bản thân các em mới xác định đúng
động cơ giúp em học tập, trong công việc của trường, của lớp,
của xã hội.
HOẠT ĐỘNG 4 Thảo luận nhóm giúp học sinh vạch kế
hoạch và tự giác chủ động thực hiện các hoạt động chính trị
xã hội
? Để làm việc có kế hoạch và tự giác chủ động thực hiện các
hoạt động chính trị xã hội học sinh cần phải như thế nào?
+ Xây dựng kế hoạch các nội dung học tập, việc nhà, hoạt động
đội, của trường để không bỏ xót.
+ Nhắc nhở lẫn nhau.
+ Biết điều chỉnh kế hoạch khi cần thiết
+ Đấu tranh với bản thân chống tư tưởng ngại khó, ích kỉ, thiếu
kỉ luật, tính" bất đồng" của tuổi trẻ, thích thì làm, gặp khó khăn
thì chán nản.
4.HOẠT ĐỘNG 5:
Nhóm5 Lên trình bày trò chơi đóng vai của nhóm mình
Giao nhiệm vụ về nhà cho học sinh
Tự đánh giá bản thân khi tham gia các hoạt động chính trị xã hội:
a) Trong học tập: + Hoàn toàn tự giác không để nhắc nhở
+ Biết giúp đỡ bạn trong học tập
b) Trong việc nhà:+ Hoàn toàn tự giác, tích cực
+ Bố mẹ hài lòng về em
c) Trong việc tham gia các hoạt động chính trị xã hội
+ Tự giác tham gia
+ Còn phải đôn đốc mọi người
Tóm lại: Học sinh nên tích cực tham gia mọi hoạt động xã hội
do nhà trường đề ra như tổng vệ sinh, trồng cây, tuyên truyền
nếp sống văn minh, các chủ trương chính sách của đảng và nhà
nước đề ra , phòng chống ma tuý, an toàn giao thông, phòng
chống HIV.
II-NỘI DUNG BÀI HỌC:
1) Khái niệm: Hoạt động chính
trị xã hội là hoạt động có nội
dung liên quan đến việc xây
dựng và bảo vệ nhà nước, chế
độ chính trị, trật tự xã hội, là
những hoạt động trong tổ chức
chính trị, đoàn thể, quần chúng,
hoạt động nhân đạo .
2) Ý nghĩa: Là điều kiện để
mỗi cá nhân bộc lộ, rèn luyện
phát triển kĩ năng và đóng góp
trí tuệ vào công việc chung.
3) Cách rèn luyện: Học sinh
cần tham gia hoạt động chính
trị xã hội hình thành phát triển
thái độ, tình cảm, niềm tin
trong sáng, rèn luyện năng lực
giao lưu ứng xử.
5. Dặn Dò: - Học bài thật kỉ, làm các bài tập còn lại sách giáo khoa.
- Sưu tầm ca dao tục ngữ phê phán người lười biếng với công việc xã hội
- Nhóm 6 chuẩn bị trò chơi đóng vai cho tiết học sau
Ngày soạn:5/10/2009
Tuần 8 Tiết:8 § 8 TÔN TRỌNG VÀ HỌC HỎI CÁC DÂN TỘC KHÁC
TRƯỜNG THCS NHUYỄN TRÃI - GIÁO ÁN CÔNG DÂN 8 - 16 - NĂM HỌC: 2010-2011 - NGÔ THỊ THU
A MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Học sinh hiểu nội dung, ý nghĩa và những yêu cầu của việc tôn trọng và học hỏi các dân
tộc khác.
2. Kĩ năng :
- Học sinh biết phân tích hành vi đúng hoặc sai trong việc học hỏi các dân tộc khác, biết tiếp thu một cách có
chọn lọc, tích cực học tập nâng cao hiểu biết và tham gia các hoạt động xây dựng tình hữu nghị giữa các dân
tộc
3.Thái độ:
- Học sinh có lòng tự hào dân tộc và tôn trọng các dân tộc khác, có nhu cầu tìm hiểu học tập những điều tốt
đẹp trong nền văn hoá các dân tộc khác .
B. CHUẨN BỊ:
1. Nội dung:
Giáo viên cho học sinh nắm ba đơn vị kiến thức chính của bài
a) Thế nào là tôn trọng học hỏi các dân tộc khác
b) Ý nghĩa của việc tôn trọng học hỏi các dân tộc khác
c) Tăng cường giao lưu hợp tác trên các lĩnh vực
2. Phương pháp:
- Thảo luận nhóm, làm bài tập cá nhân
- Học sinh liên hệ thực tế và tự liên hệ lấy ví dụ
3. Tài liệu và phương tiện:
- Sách giáo khoa, sách giáo viên Giáo dục công dân 8
- Tranh ảnh, tư liệu về những thành tựu của một số nước
C. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
1. ỔN ĐỊNH: Điểm danh
Kiểm tra vệ sinh lớp
2. KIỂM TRA BÀI CŨ:
a) Hoạt động chính trị xã hội là gì ? Ý nghĩa ?
b) Điền từ đúng (Đ) và sai (S) vào ô trống . Những hoạt động nào sau đây thuộc loại hoạt động chính trị xã
hội .
Tham gia các công việc gia đình , tuyên truyền về nếp sống văn hoá
Hoạt động thể dục thể thao văn nghệ
Giữ gìn vệ sinh cá nhân
Tham gia các hoạt động từ thiện đền ơn đáp nghĩa
3. BÀI MỚI
HOẠT ĐỘNG 1: Thời mở cửa, nhiều người Việt Nam thích dùng hàng ngoại, ăn diện theo "mốt" Tây,
thích xem phim truyện nước ngoài, thích nhảy van-xơ, mê bóng đá quốc tế, dùng tiếng việt pha tiếng nước
ngoài, đổ xô đi học ngoại ngữ, đua nhau tổ chức mừng sinh nhật tai nhà hàng sang trọng ...Những hành
động, hiện tượng trên có gì đúng ? có gì sai ? Giáo viên chốt ý vào bài mới.
HOAT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG2: GV: Cho học sinh đọc sách giáo khoa tổ chức
đàm thoại .
? Việt Nam có những đóng góp gì đáng tự hào vào nền văn hoá
thế giới ?
? Em hãy cho một vài ví dụ ?
? Lí do quan trọng khiến nền kinh tế Trung Quốc trỗi dậy mạnh
mẽ ?
? Nước ta có tiếp thu và sử dụng những thành tựu mọi mặt của
thế giới không ?
Ví dụ: ( Máy vi tính, điện tử, viễn thông, ti vi màu....)
HOẠT ĐỘNG 3: Thảo luận nhóm giúp học sinh hiểu ý nghĩa
I-ĐẶT VẤN ĐỀ:
Học sinh đọc sách giáo khoa
- Giữa các dân tộc có sự học
hỏi kinh nghiệm lẫn nhau và sự
đóng góp của mỗi dân tộc sẽ
làm phong phú nền văn hoá
nhân loại
TRƯỜNG THCS NHUYỄN TRÃI - GIÁO ÁN CÔNG DÂN 8 - 17 - NĂM HỌC: 2010-2011 - NGÔ THỊ THU
yêu cầu tôn trọng học hỏi các dân tộc khác
Nhóm 1 + 2: Chúng ta có cần tôn trọng học hỏi các dân tộc khác
không ? vì sao ?
Nhóm 3 + 4: Chúng ta nên học tập tiếp thu những gì ở các dân
tộc khác ? Hãy nêu một số ví dụ ?
Nhóm 5 + 6: ? Nên học tập các dân tộc khác như thế nào? Học
sinh cần làm gì để thể hiện tôn trọng học hỏi các dân tộc khác ?
Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung, kết luận cần
tôn trọng học hỏi các dân tộc khác có chọn lọc. Điều đó giúp cho
dân tộc ta phát triển và giữ gìn bản sắc dân tộc.
HOẠT ĐỘNG 4
Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung bài học,qua đó nắm
được những điểm chính của bài
Gọi học sinh đọc mục nội dung bài học SGK
? Thế nào là tôn trọng học hỏi các dân tộc khác ? Học sinh nêu
giáo viên chốt lại điểm chính chi ghi vào vở
? Nêu ý nghĩa việc tôn trọng học hỏi các dân tộc khác ?
Học sinh nêu ý nghĩa sách giáo khoa
? Tôn trọng học hỏi tinh hoa các dân tộc khác như thế nào
? Cho ví dụ chứng minh ?
4.HOẠT ĐỘNG 5: Luyện tập củng cố kiến thức:
Bài tập1: Học sinh làm bài tại lớp
Bài tập 2:Em hãy điền từ đúng (Đ) hoặc sai (S) vào ô trống
Bắt chước kiểu quần áo của các ngôi sao điện ảnh
Tìm hiểu phong tục tập quán của các nước trên thế giới
Chỉ xem phim truyện của người nước ngoài, không xem
phim truyện của Việt Nam
Học hỏi công nghệ hiện đại để ứng dụng vào Việt Nam
Dùng tiếng Việt xen lẫn tiếng nước ngoài
Không xem nghệ thuật dân tộc của các nước khác
Nhóm6 Lên trình bày trò chơi đóng vai của nhóm mình
II-NỘI DUNG BÀI HỌC:
1) Khái niệm: Là tôn trọng chủ
quyền, lợi ích và nền văn hoá
của các dân tộc, tìm hiểu tiếp
thu những điều tốt đẹp trong
nền kinh tế, văn hoá, xã hội của
các dân tộc
2) Ý nghĩa:Tạo điều kiện để
nước ta tiến nhanh trên con
đường xây dựng đất nước giàu
mạnh và phát triển bản sắc dân
tộc .
3) Cách rèn luyện:
- Tích cực tham gia và tìm hiểu
đời sống nền văn hoá của các
dân tộc trên thế giới.
- Tiếp thu có chọn lọc, phù hợp
với điều kiện hoàn cảnh,
truyền thống dân tộc.
III-BÀI TẬP:
1) Em đồng ý với ý kiến của
Hoà
2) a) S
b) Đ
c) S
d) Đ
e) Đ
g) S
5. DẶN DÒ:
+ Học bài thật kỉ
+ Ôn các bài từ 1
→
8 tiết sau làm kiểm tra một tiết
+ Chú ý tìm một số câu ca dao tục ngữ liên quan đến các bài đã học
Ngày soạn: 12/10/2009
Tuần 9 Tiết: 9 KIỂM TRA MỘT TIẾT
TRƯỜNG THCS NHUYỄN TRÃI - GIÁO ÁN CÔNG DÂN 8 - 18 - NĂM HỌC: 2010-2011 - NGÔ THỊ THU
A MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Hiểu được những chuẩn mực đạo đức cơ bản phổ thông thiết thực, phù hợp với tuổi học
sinh trung học cơ sở trong các quan hệ với bản thân, người khác với công việc .
2. Kĩ năng :
- Biết tự tổ chức việc học tập và rèn luyện của bản thân theo yêu cầu các chuẩn mực đã học
3.Thái độ:
- Có thái độ đúng đắn trước các hiện tượng sự kiện đã học
B. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên chuẩn bị đề kiểm tra, phô tô mỗi em một tờ làm luôn trên giấy.
C. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
1. ỔN ĐỊNH: Điểm danh
Kiểm tra vệ sinh lớp, nhắc nhở nội qui kiểm tra
2. Giáo viên phát đề kiểm tra
Phần trắc nghiệm(3 điểm) ĐỀ SỐ1
Em hãy khoanh tròn chữ cái( A,B,C,D) đứng trước đầu câu (1đến 4) em chọn là đúng:
1. Hành vi nào dưới đây là tôn trọng lẽ phải ?
A. Vi phạm luật giao thông đường bộ B. Nam luôn chấp hành tốt nội qui trường lớp
C. Chỉ làm những việc mà em thích D. Phê phán những việc làm sai trái
2. Câu Ca dao: " Lời nói không mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau "
Thể hiện đức tính nào dưới đây:
A. Tôn trọng lẽ phải C. Tôn trọng người khác
B. Liêm khiết D. Giữ chữ tín
3. Những hành vi nào sau đây thể hiện tính liêm khiết ?
A.Làm giàu bằng chính tài năng của mình B. Làm bất cứ việc gì để đạt được mục đích
C.Sẵn sàng giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn C.Chỉ làm việc gì khi thấy có lợi
4. Văn bản nào sau đây thuộc văn bản kỉ luật ?
A. Qui chế B. Nội qui C. Qui ước D. Cả 3 đều đúng
5. Điền từ (Đ) đúng hoặc (S) sai vào ô trống thể hiện sự tôn trọng người khác.
Nói chuyện riêng, đùa nghịch trong giờ học
Cảm thông chia sẽ khi người khác gặp bất hạnh
Châm chọc chế giễu người tàn tật
Công kích chê bai khi người khác có sở thích không giống mình
6.Em hãy phân loại những biểu hiện dưới đây thành hai loại: Thể hiện sự tích cực và không tích cực khi
tham gia các hoạt động chính trị xã hội .
A. Luôn luôn tham gia đúng giờ B. Bị bạn bè lôi kéo
C. Làm việc để dược nhận xét tốt D. Tham gia vì thấy có lợi cho mọi người
Đ. Lo lắng đến công việc được phân công E. Tham gia vì thầy cô yêu cầu.
II/ TỰ LUẬN: (7điểm)
Câu 1 Nêu khái niệm Pháp luật và Kỉ luật ? Có người cho rằng, pháp luật chỉ cần với
những người không có tính kỉ luật tự giác, còn đối với những người có ý thức kỉ
luật thì pháp luật là không cần thiết.
Quan niệm đó đúng hay sai ? Tại sao? (3điểm)
Câu 2 Tình bạn là gì ? Tình bạn trong sáng lành mạnh có đặc điểm cơ bản nào ? Cho ví
dụ về tình bạn trong sáng lành mạnh ? ( 4điểm)
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ SỐ: 1
I/ TRẮC NGHIỆM: (3đ)
TRƯỜNG THCS NHUYỄN TRÃI - GIÁO ÁN CÔNG DÂN 8 - 19 - NĂM HỌC: 2010-2011 - NGÔ THỊ THU
1) Khoanh tròn ý D (0,5đ)
2) Khoanh tròn ý C (0,5đ)
3) Khoanh tròn ý A (0,5đ)
4) Khoanh tròn ý D (0,5đ)
5) Điền vào ô trống theo thứ tự S, Đ, S, S .(0,5đ)
6) Tích cực:A, D, Đ Không tích cực B, C, E (0,5đ)
II/ TỰ LUẬN: ( 7 đ)
1) - Pháp luật là những qui tắc xử sự chung, có tính bắt buộc do nhà nước ban hành, được nhà nước bảo
đảm thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế. (1đ)
- Kỉ luật là những qui định qui ước của một cộng đồng về những hành vi cần tuân theo, nhằm bảo đảm sự
phối hợp hành động thống nhất chặt chẽ của mọi người. (1đ)
- Nội qui của nhà trường, cơ quan không thể coi là pháp luật vì nó không phải do nhà nước ban hành và việc
giám sát thực hiện không phải do cơ quan giám sát của nhà nước (1đ)
2) Khái niệm: Tình bạn là tình cảm gắn bó giữa hai hay nhiều người trên cơ sở hợp nhau về tính tình sở
thích hoặc có chung xu hướng hoạt động, có cùng lí tưởng sống.(1đ)
* Đặc điểm:
- Phù hợp về quan niệm sống bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau, chân thành, tin cậy và có trách nhiệm đối với
nhau
- Có thể có ở những người cùng giới hoặc khác giới
- Giúp con người tự tin yêu cuộc sống, biết tự hoàn thiện mình để sống tốt hơn.(2đ)
* Cho ví dụ đúng (1đ)
Phần trắc nghiệm(3 điểm) ĐỀ SỐ2
Em hãy khoanh tròn chữ cái( A,B,C,D) đứng trước đầu câu (1đến 4) em chọn là đúng:
1. Hành vi nào dưới đây là tôn trọng lẽ phải ?
A. Tránh tham gia vào việc không liên quan đến mình B. Cố gắng không làm mất lòng ai
B. Sẵn sàng tranh luận để tìm ra lẽ phải . D. Gió chiều nào che chiều ấy
2.Câu Ca dao: " Khó mà biết lẽ, biết lời
Biết ăn, biết ở hơn người giàu sang"
Thể hiện đức tính nào dưới đây:
A. Tôn trọng lẽ phải C. Tôn trọng người khác
B. Liêm khiết D. Giữ chữ tín
3. Những hành vi nào sau đây thể hiện tính không liêm khiết ?
A. Tính toán cân nhắc trước khi quyết định việc gì B. Phấn đấu vươn lên để đạt kết quả tốt
C. Luôn giúp đỡ người già yếu, khuyết tật C. Làm giàu trên sức lực của người khác
4. Nguyên nhân cơ bản nào sau đây dẫn đến tình trạng vi phạm PL của công dân
A. Sự phát triển của nền kinh tế B. Ý thức công dân
C. Trình độ dân trí D. Phong tục tập quán
5. Điền vào chỗ..............cho đầy đủ
Vụ án Vũ Xuân Trường đã bị toà án tuyên phạt với........tử hình, 6 án tù chung thân ..........20 năm tù giam, số
còn lại từ ...............năm tù giam và bị phạt tiền tịch thu tài sản.
6. Điền từ đúng (Đ) hoặc sai (S) vào ô trống về hoạt động chính trị xã hội.
Tham gia các công việc gia đình
Hoạt động thể dục thể thao văn nghệ
Giữ gìn vệ sinh cá nhân
Tham gia hoạt động từ thiện đền ơn đáp nghĩa
II/ TỰ LUẬN: (7điểm)
Câu 1 Trình bày ý nghĩa của việc thực hiện pháp luật và kỉ luật ? Có người cho rằng,
pháp luật chỉ cần với những người không có tính kỉ luật tự giác, còn đối với
những người có ý thức kỉ luật thì pháp luật là không cần thiết.
Quan niệm đó đúng hay sai ? Tại sao? (3điểm)
Câu 2: Thế nào là hoạt động chính trị - xã hội ? vì sao học sinh cần phải tham gia hoạt
TRƯỜNG THCS NHUYỄN TRÃI - GIÁO ÁN CÔNG DÂN 8 - 20 - NĂM HỌC: 2010-2011 - NGÔ THỊ THU
động chính trị - xã hội ? Khi tham gia các hoạt động do lớp trường, địa phương tổ
chức em thường xuất phát từ lý do gì ? Vì sao ? (4điểm)
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ SỐ: 2
I/ TRẮC NGHIỆM: (3đ)
1) Khoanh tròn ý B (0,5đ)
2) Khoanh tròn ý C (0,5đ)
3) Khoanh tròn ý C (0,5đ)
4) Khoanh tròn ý B (0,5đ)
5) Điền vào chỗ trống theo thứ tự 8, 2án, 1
→
9 (0,5đ)
6) Điền vào ô trống theo thứ tự S, Đ, S, Đ. (0,5đ)
II/ TỰ LUẬN: ( 7 đ)
1)Ý nghĩa:
- Giúp mọi người có một chuẩn mực chung để rèn luyện và thống nhất hoạt động,
- Xác định trách nhiệm, bảo vệ quyền lợicủa mọi người.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho mỗi cá nhân và toàn xã hội phát triển theo định hướng
chung. (1đ)
Quan niệm đó sai vì:Pháp luật cần cho tất cả mọi người, kể cả người có ý thức tự giác thực hiện pháp luật và
kỉ luật, vì đó là những qui định để tạo ra sự thống nhất trong hoạt động, tạo ra hiệu quả, chất lượng của hoạt
động xã hội .(2điểm)
2)Hoạt động chính trị - xã hội là những hoạt động có nội dung liên quan đến việc xây dựng và bảo vệ nhà
nước, chế độ chính trị, trật tự xã hội, là những hoạt động trong các tổ chức chính trị, đoàn thể quần chúng và
hoạt động nhân đạo, bảo vệ môi trường sống của con người ...
( 1,5 điểm)
Học sinh cần tham gia các hoạt động chính trị - xã hội để hình thành phát triển thái độ, tình cảm niềm tin
trong sáng, rèn luyện năng lực giao tiếp ứng xử, năng lực tổ chức quản lý, năng lực hợp tác.( 1,5 điểm)
Câu 2: Khi tham gia các hoạt động do lớp trường, địa phương tổ chức em thường xuất phát từ lý do tự
nguyện, tự giác
- Vì: Em thấy có ích cho cộng đồng, bản thân mình .(1đ)
5. DẶN DÒ:
- Học bài tiếp theo
- Trả lời câu hỏi bài 9
- Nhóm 1 chuẩn bị trò chơi đóng vai góp phần xây dựng nếp sống văn hoá ở
cộng đồng dân cư
TRƯỜNG THCS NHUYỄN TRÃI - GIÁO ÁN CÔNG DÂN 8 - 21 - NĂM HỌC: 2010-2011 - NGÔ THỊ THU
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA 1 tiết CÔNG DÂN LỚP 8 . Thời gian 45 phút
Mức độ
Bài (Nội dung)
Biết Hiểu Vận dụng Tổng
TN TL TN TL TN TL TN TL
Tôn trọng lẽ phải 2
1đ
2
1đ
Tôn trọng người
khác
1
0,5đ
2
1đ
3
1,5đ
Liêm khiết 2
1đ
2
1đ
Pháp luật kỉ luật 1
0,5đ
2 ý
2đ
2 ý
2đ
2
1đ
2 ý
2đ
3
1,5đ
2câu
6đ
Tích cực tham gia
các hoạt động chính
trị xã hội
1 ý
1đ
2
1đ
1 ý
1đ
2 ý
2đ
2
1đ
1câu
4đ
Tình bạn trong sáng
lành mạnh
1 ý
1đ
1 ý
1đ
1 ý
2đ
1câu
4đ
Tổng số câu
Tổng số điểm
2
1đ
4 ý
4đ
4
2đ
4 ý
4đ
6
3đ
5 ý
6đ
12
6đ
4
14đ
Ngày soạn:19/10/2009
TRƯỜNG THCS NHUYỄN TRÃI - GIÁO ÁN CÔNG DÂN 8 - 22 - NĂM HỌC: 2010-2011 - NGÔ THỊ THU
Tuần 10 Tiết: 10 §9 GÓP PHẦN XÂY DỰNG NẾP SỐNG VĂN HOÁ
Ở CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ
A MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Học sinh hiểu nội dung, ý nghĩa và những yêu cầu của việc góp phần xây dựng nếp sống
văn hoá ở cộng đồng dân cư
2. Kĩ năng :
- Học sinh phân tích được những biểu hiện đúng và không đúng theo yêu cầu của việc xây
dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư, thường xuyên tham gia hoạt động xây dựng
nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư .
3.Thái độ:
- Học sinh có tình cảm gắn bó với cộng đồng nơi ở, ham thích các hoạt động xây dựng nếp
sống văn hoá ở cộng đồng dân cư.
B. CHUẨN BỊ:
1. Nội dung:
- Đoàn kết phát huy truyền thống tương thân, tương ái, hoạt động nhân đạo và đền ơn đáp
nghĩa .
- Xây dựng đời sống văn hoá, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc
2. Phương pháp:
- Hoạt động nhóm, thảo luận lớp.
3. Tài liệu và phương tiện:
- Sách giáo khoa, sách giáo viên Giáo dục công dân 8
- Phiếu học tập
- Mẫu chuyện về đời sống văn hoá ở khu dân cư
C. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
1. ỔN ĐỊNH: Điểm danh
Kiểm tra vệ sinh lớp
2. KIỂM TRA BÀI CŨ:
Giáo viên phát bài tập kiểm tra một tiết, nhận xét ưu khuyết điểm rút kinh nghiệm
3. BÀI MỚI:
HOẠT ĐỘNG 1: Hiện nay tại một số nơi ở nước ta vẫn còn tục tảo hôn, cha mẹ dựng vợ gả chồng sớm cho
con để có người làm, hoặc mời thầy mo, thầy cúng phù phép trừ ma, tập quán lạc hậu, các tệ nạn xã hội cần
phải xoá bỏ, để hiểu được điều đó hôm nay cô và các em cùng nhau tìm hiểu bài " Xây dựng nếp sống văn
hoá ở cộng đồng dân cư."
HOAT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG2: Học sinh làm việc cá nhân giúp các em
hiểu những biểu hiện của nếp sống văn hoá ở khu dân cư
Thảo luận nhóm:
Nhóm 1 + 2: Tìm hiểu những biểu hiện tiêu cực thiếu văn
hoá ở khu dân cư ?
Nhóm 3 + 4: Tìm hiểu những biểu hiện tiến bộ có văn hoá ở
khu dân cư ?
Đại diện nhóm lên trình bày liệt kê các biểu hiện lên bảng
thành hai cột thiếu văn hoá, có văn hoá cả lớp thảo luận bổ
sung, giáo viên chốt lại những biểu hiện thiếu văn hoá lạc
hậu và những biểu hiện có văn hoá
HOẠT ĐỘNG 3: Thảo luận nhóm giúp học sinh hiểu ý
nghĩa và biện pháp xây dựng nếp sống văn hoá ở khu
dân cư
Giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm theo câu hỏi sau
I-ĐẶT VẤN ĐỀ:
Học sinh tham khảo mục đặt
vấn đề
+ Xây dựng nếp sống văn
TRƯỜNG THCS NHUYỄN TRÃI - GIÁO ÁN CÔNG DÂN 8 - 23 - NĂM HỌC: 2010-2011 - NGÔ THỊ THU
? Những phong tục tập quán lạc hậu ảnh hưởng gì tới cuộc
sống của người dân ?
? Tìm hiểu những biện pháp khắc phục hiện tượng thiếu văn
hoá trong khu dân cư.?
? Vì sao cần phải xây dựng nếp sống văn hoá ở khu dân cư
Đại diện nhóm trình bày các nhóm khác nhận xét bổ sung,
giáo viên kết luận chung
HOẠT ĐỘNG 4 Hướng dẫn học sinh tự tìm hiểu nội
dung bài học nắm những điểm chính của bài:
Học sinh tự tìm hiểu mục nội dung bài học
Giáo viên hướng dẫn học sinh tóm tắt nội dung theo ba ý
? Nêu khái niệm cộng đồng dân cư ? Cho ví dụ ?
? Ý nghĩa của việc xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng
dân cư ?
? Học sinh có trách nhiệm gì trong việc xây dựng nếp sống
văn hoá ở cộng đồng dân cư
4.HOẠT ĐỘNG 5: Luyện tập củng cố kiến thức:
Bài tập1: Điền từ đúng (Đ) hoặc sai (S) vào ô trống . Thể
hiện việc xây dựng nếp sống văn hoá cộng đồng dân cư
Trẻ em đến tuổi đi học đều đến trường
Chữa bệnh bằng cúng bái, phù phép
Xây dựng điểm vui chơi cho trẻ em
Tổ chức cưới xin, ma chay linh đình
Làm vệ sinh đường phố làng xóm.
Tụ tập đánh bạc chích hút ma tuý
Bài tập 2: Điền từ vào ô trống dưới đây:
Có văn hoá Thiếu văn hoá
Nhóm 1 Lên trình bày trò chơi đóng vai của nhóm mình
hoá ở cộng đồng dân cưlà
việc làm cần thiết và có ý
nghĩa quan trọng đối với đời
sống của người dân, giữ vững
bản sắc dân tộc.
II-NỘI DUNG BÀI HỌC:
1) Khái niệm: Cộng đồng
dân cư là toàn thể những
người cùng sinh sống trong
một khu vực lãnh thổhoặc
đơn vị hành chính, gắn bó
thành một khối, giữa họ có sự
liên kết và hợp tác với nhau
cùng thực lợi ích chung
2) Ý nghĩa:
- Làm cho đời sống văn hoá
tinh thần ngày càng lành
mạnh.
- Xây dựng tình đoàn kết
xóm giềng
- Làm cho cuộc sống bình
yên hạnh phúc.
3) Cách rèn luyện: Học sinh
tránh những việc làm xấu,
tham gia những hoạt động
vừa sức trong việc xây dựng
nếp sống văn hoá ở cộng
đồng dân cư
III-BÀI TẬP:
1) a) Đ
b) S
c) Đ
d) S
đ) Đ
e) S
2) Gọi học lên điền vào ô
trống theo hai cột đã cho
5. DẶN DÒ: + Học kỉ nội dung bài, làm bài tập 3,4 sách giáo khoa
+ Cho học sinh cam kết làm một việc làm thiết thực góp phần xây dựng nếp
sống văn hoá ở khu dân cư
+ Nhóm 2 chuẩn bị trò chơi đóng vai cho tiết học sau
Ngày soạn:26/10/2009
TRƯỜNG THCS NHUYỄN TRÃI - GIÁO ÁN CÔNG DÂN 8 - 24 - NĂM HỌC: 2010-2011 - NGÔ THỊ THU
Tuần 11 Tiết: 11 §10 TỰ LẬP
A MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Nêu được một số biểu hiện của người có tính tự lập
- Giải thích được bản chất của tính tự lập
- Phân tích ý nghĩa của tính tự lập đối với bản thân, gia đình và xã hội
2. Kĩ năng :
- Biết tự lập trong học tập, lao động và trong sinh hoạt cá nhân
3.Thái độ:
- Thích sống tự lập, không đồng tình với lối sống dựa dẫm, ỷ lại, phụ thuộc vào người khác.
B. CHUẨN BỊ:
1. Nội dung:
- Tự lập là luôn làm lấy, tự giải quyết công việc của mình
- Thể hiện sự tự tin
2. Phương pháp:
- Rèn luyện kĩ năng lập kế hoạch, điều chỉnh kế hoạch
3. Tài liệu và phương tiện:
- Sách giáo khoa, sách giáo viên Giáo dục công dân 8
- Một số câu chuyện tấm gương về một số học sinh nghèo vượt khó
C. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
1. ỔN ĐỊNH: Điểm danh
Kiểm tra vệ sinh lớp
2. KIỂM TRA BÀI CŨ:
a) Nêu khái niệm về cộng đồng dân cư ? vì sao phải xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng
đồng dân cư ?
b) Điền từ đúng (Đ) hoặc sai (S) vào ô trống. Những biểu hiện nào sau đây là xây dựng nếp sống văn hoá.
Các gia đình giúp nhau làm kinh tế xoá đói giảm nghèo
Trẻ em tụ tập ở quán xá, la cà ngoài đường
Bỏ trồng cây thuốc phiện
Trẻ em đến tuổi đi học đều đến trường
Trồng cây ở đường làng ngõ xóm
3. BÀI MỚI:
HOẠT ĐỘNG 1: Bạn bình là học sinh giỏi của lớp thường chủ động tự lực trong học tập, nêu được ý kiến
riêng của mình trong thảo luận, đồng thời biết lắng nghe ý kiến của các bạn khác để làm phong phú thêm tri
thức. Vậy bình có đức tính gì ? vì sao phải rèn luyện đức tính đó. Chúng ta tìm hiểu bài "Tự lập"
HOAT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG2:
GV: Chia nhóm và giao cho mỗi nhóm đọc, thảo luận câu chuyện
về Bác Hồ trang 25 sách giáo khoa.
Nhóm 1 + 2: ? Em có suy nghĩ gì sau khi đọc câu chuyện
trên ?
Nhóm 3 + 4: ? Vì sao Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước, mặt dù
với hai bàn tay không ?
Nhóm 5 + 6: Tự lập có ý nghĩa như thế nào đối với cá nhân gia
đình và xã hội ?
Đại diện nhóm trình bày , các nhóm khác bổ sung nhận xét
Giáo viên kết luận chung.
HOẠT ĐỘNG 3:
I-ĐẶT VẤN ĐỀ:
Đọc mục đặt vấn đề SGK
Việc Bác Hồ ra đi tìm đường
cứu nước, dù vhỉ với hai bàn
tay không, thể hiện bản chất
không sợ khó khăn gian khổ, tự
lập cao của Bác Hồ.
II-NỘI DUNG BÀI HỌC:
TRƯỜNG THCS NHUYỄN TRÃI - GIÁO ÁN CÔNG DÂN 8 - 25 - NĂM HỌC: 2010-2011 - NGÔ THỊ THU
? Nêu khái niệm về tính tự lập ?
? Nêu biểu hiện về tính tự lập, ttrong học tập, trong lao động,
trong công việc và sinh hoạt hằng ngày ?
Ví dụ:
+ Học tập chăm chỉ học đều các môn
+ Có kế hoạch vươn lên bằng cách lắng nghe giảng bài, làm bài
tập đầy đủ.
+ Không ỷ lại cha mẹ, không đùn đẩy việc cho anh chị em trong
gia đình.
GV: Kết luận theo quan điểm nội dung bài.
HOẠT ĐỘNG 4
Giúp học sinh hiểu bản chất ý nghĩa tính tự lập
Thảo luận nhóm bài tập 2 (SGK)
Giáo viên yêu cầu một vài học sinh giải thích lý do, các học sinh
khác bổ sung nhận xét.
Giáo viên kết luận Sai: a, b
Đúng: c, d, đ, e.
Chốt lai điểm 2, 3 mục nội dung
4.HOẠT ĐỘNG 5: Luyện tập củng cố kiến thức:
Bài tập1: Điền từ đúng (Đ) hoặc sai (S) vào ô trrống biểu hiện
tính tự lập.
Chỉ có con nhà nghèo mới cần tự lập
Đó là người thông minh nên gia đình có khó khăn vẫn
học tốt .
Vì họ quá khó khăn nên vượt lên học giỏi để sau này
đỡ khổ .
Đó là người có nghị lực biết tự lập, không đầu hàng
những khó khăn thử thách của cuộc sống.
Cố gắng học nghề để sau này có nghề sinh sống.
Bài tập 2:Em hãy lập kế hoạch rèn luyện tính tự lập của bản
thân.
Các lĩnh
vực
Nội dung
công việc
Biện
pháp
thời gian
tiến hành
Dự kiến
Kết quả
Học tập
Lao động
Hoạt
động
tập thể
Sinh hoạt
cá nhân
Nhóm2 Lên trình bày trò chơi đóng vai của nhóm mình
1) Khái niệm : Tự lập là tự làm
lấy, tự giải quyết công việc của
mình, tự lo liệu tạo dựng cho
cuộc sống của mình, không
trông chờ, dựa dẫm, phụ thuộc
vào người khác
2) Ý nghĩa: Người có tính tự
lập thường thành công trong
công việc, xứng đáng nhận
được sự kính trọng của mọi
người.
3) Cách rèn luyện: Học sinh
rèn luyện tính tự lập ngay từ
khi còn ngồi trên ghế nhà
trường, trong học tập công việc
và sinh hoạt hằng ngày
III-BÀI TẬP:
1) Đúng: b, d, e.
Sai : a, c.
2) Gọi học sinh điền vào ô
trống.
5. DẶN DÒ: + Học bài thật kỉ, đọc trước bài 11 (SGK) trang 59
+ Sưu tầm một số truyện, tấm gương về ngững người học sinh nghèo
vượt khó, các bạn trong lớp, trường, địa phương.
+ Nhóm 3 chuẩn bị trò chơi đóng vai bài " Lao động tự giác sáng tạo"