Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

tranh Hàng Trống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1010.85 KB, 26 trang )

TRANH HÀNG TRỐNG
Tranh Hàng Trống một trong những dòng tranh dân gian Việt Nam
được làm và bày bán chủ yếu tại các phố Hàng Trống, Hàng Nón,
Hàng Hòm và Hàng Quạt thuộc tổng Tiêu Túc (sau đổi là Thuận
Mỹ), huyện Thọ Xương (nay là quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), nhưng
chủ yếu là ở Hàng Trống (xưa là thôn Tự Tháp). Dòng tranh này
hiện nay gần như đã bị mai một hết, chỉ còn lưu giữ trong các viện
bảo tàng.
Cùng với các hộ dân cư bản địa lâu đời, cũng có nhiều thợ vẽ và
thợ khắc tài hoa từ nơi khác đến đây làm thuê cho các chủ xưởng
in tranh. Do buôn bán cạnh tranh, thường in kèm tên hiệu như
Thanh An, Vĩnh Lợi, Phúc Bình..
Dòng tranh này cũng như các dòng tranh phổ biến khác đều có hai
dòng tranh chính là tranh thờ và tranh Tết. Tranh thờ thì có tranh
Phật, Tam hoà Thánh mẫu, Tứ phủ, Ngũ hổ... Tranh Tết thì Chúc
phúc, Tứ quí, ...
Hiện không có tài liệu nào chứng minh về thời điểm ra đời của
dòng tranh này, nhưng nhìn chung nhiều thông tin cho thấy dòng
tranh này ra đời vào khoảng thế kỷ 16. Và chịu ảnh hưởng rõ rệt
của các luồng tư tưởng, văn hóa, tôn giáo, của vùng miền, các
dân. Là kết quả của sự giao thoa tinh hoa giữa Phật giáo, Nho
giáo; giữa loại hình tượng thờ, điêu khắc ở đình, chùa với những
nét đẹp trong sinh hoạt văn hoá hằng ngày.
Phát triển trong một thời gian khá dài nhưng tới thế kỷ 20 dòng
tranh này bắt đầu suy tàn, nhất là kể từ sau kết thúc chiến tranh
Việt Nam hầu như các nhà làm tranh đều bỏ nghề. Nhiều nhà còn
đốt bỏ hết những dụng cụ làm tranh như ván, bản khắc.
Trong số bản khắc tranh Hàng Trống còn giữ lại được, có mấy tấm
đặc biệt giá trị, lưu tại Bảo tàng Lịch sử ở Hà Nội dưới ký hiệu
I.5484 a.b.c. Những tấm gỗ thị dầy dặn này được khắc cả hai mặt,
theo đề tài rút từ kinh nhà Phật hay cổ tích Việt Nam, Trung Hoa,


kèm cả tuổi tranh "Quý Mùi lục nguyệt khởi Minh Mệnh tứ niên",
tức là 1823 dương lịch. Những tấm ván này được khắc cách đây đã
ngót hai trăm năm, nên ta có cơ sở tin rằng dòng tranh Hàng
Trống xuất hiện còn sớm hơn thế khá nhiều.
Cách in ấn và vẽ
Tranh Hàng Trống sử dụng kỹ thuật nửa in nửa vẽ, tranh chỉ in
ván nét lấy hình, còn màu là thuốc nước, tô bằng bút lông mềm
rộng bản, một nửa ngọn bút chấm màu, còn nửa ngọn bút kia
chấm nước lã, tô tranh theo kỹ thuật vờn màu.
Tranh chỉ có một bản đen đầu tiên, sau khi in thì tranh được tô
màu lại bằng tay. Từ các bản khắc gốc, những bức tranh đã được
in ra, bằng mực Tàu mài nguyên chất. Sau đó là công đoạn bồi
giấy. Tùy thuộc từng tranh cụ thể mà có tranh chỉ bồi một lớp, có
tranh lại phải bồi đến 2 hay 3 lớp giấy. Khi hồ đã khô thì mới có
thể vẽ mầu lại. Có khi phải mất đến 3, 4 ngày mới hoàn thành
một bức tranh.
Tranh được in trên giấy dầy hay giấy báo khổ rộng. Có những
tranh bộ khổ to và dài, thường bồi dầy, hai đầu trên dưới lồng
suốt trục để tiện treo, phù hợp với kiểu kiến trúc nhà cao, cửa
rộng nơi thành thị.
Ván khắc được làm bằng gỗ lồng mực hoặc gỗ thị. Mực in truyền
thống dùng bằng những chất liệu dân dã nhưng cầu kỳ và tinh xảo
trong chế tác.
Màu sắc và cách tạo màu
Tranh dùng các gam màu chủ yếu là lam, hồng đôi khi có thêm
lục, đỏ, da cam, vàng... Tỷ lệ được tạo không hề đúng với công
thức chuẩn mà chỉ để cho thật thuận mắt và ưa nhìn.
Màu đen của tranh được làm từ tro rơm nếp hay tro lá tre được
đốt và ủ kỹ, màu vàng từ hoa hòe, màu chàm của các loại nguyên
liệu từ núi rừng, màu son của sỏi đồi tán nhuyễn. Những màu sắc

đó được pha với dung dịch hồ nếp cổ truyền tạo cho tranh một vẻ
óng ả và trong trẻo mà các loại màu hiện đại không thể nào có
được.
Đề tài và nội dung tranh
Đề tài của tranh rất phong phú nhưng chủ yếu là tranh thờ như:
Hương chủ, Ngũ hổ, Độc hổ, Sơn trang, Ông Hoàng Ba, Ông hoàng
Bẩy... Ngoài ra cũng có những bức tranh chơi như: Tố nữ, Bốn
mùa (mỗi bản bốn vế), Tranh Kiều, Nhị độ mai; hoặc những bức
phỏng theo các vở tuồng. Có những bức dùng để chơi Tết như
tranh Gà, Cá chép trông trăng...
(không biết tên)
Bịt mắt bắt dê
Chợ quê
Công việc nhà nông
Trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam, con Hổ là con vật đã từ lâu
được tôn thờ. Và danh xưng của hổ cũng được thần thánh hóa là
Ngài, là Ông. Hổ được dựng thành biểu tượng qua nhiều chất liệu
của tạo hình: gỗ, đá, vôi giấy, đất nung, tranh vẽ, tranh cắt giấy...
có ở hầu khắp các công trình: đền, miếu, đình, lăng mộ v.v...
Nhưng mẫu tranh được biết đến nhất qua nhiều thế hệ đó là tranh
Ngũ hổ của phố Hàng Trống (Hà Nội) ngày xưa.
Tranh Ngũ hổ Hàng Trống có kích cỡ 0,55m x 0,75m. Tranh vẽ
năm con hổ được bố cục đông đầy, cân đối trên mặt giấy. Mỗi con
một dáng vẻ: con thì đứng, con thì ngồi, con cưỡi mây lướt gió...
Đây là loại tranh khắc gỗ in trên giấy. Nhưng cách thức của dòng
tranh Hàng Trống là chỉ in bản nét rồi dùng bút lông tô màu.
Trong quá trình tô màu, các nghệ nhân đã vờn chuyển màu, tạo
độ đậm, nhạt, sáng, tối. Nên các nhân vật trong tranh không còn
là mảng bẹt như cách thể hiện của các dòng tranh đương thời. Với
bút pháp diễn tả ấy, các nhân vật đã "nổi khối". Đồng thời với việc

vờn chuyển diễn tả khối này, các nghệ nhân còn đi sâu vào việc
phát huy khả năng diễn tả của nét. Cùng với những nét được khắc
in qua bản gỗ, khi cần nhấn, đẩy các chi tiết, các nghệ nhân Hàng
Trống không ngần ngại dùng bút để nẩy, tỉa. Với cách thức sáng
tạo của riêng mình, các nghệ nhân Hàng Trống không chỉ tạo nên
nét riêng cho dòng tranh, mà đã làm bật lên sức sống nội tại của
nhân vật. Điều này người xem rất dễ dàng nhận thấy thông qua
các nhân vật hổ: những khối thân chắc khỏe, những dáng ngồi,
thế đứng đường bệ, oai phong đặc biệt những chiếc đuôi như đang
ve vẩy hoặc uốn vồng lên để đập xuống đất mà bật chồm lên. Và
những con mắt hổ hừng hực nội lực của loài mãnh chúa.
Màu sắc trong tranh Ngũ hổ là một thế giới hòa sắc, lộng lẫy, uy
linh. Nhưng nó vẫn được khu biệt với năm màu: xanh, đỏ, trắng,
vàng, đen trên năm nhân vật. Lối dùng màu này của các nghệ
nhân Hàng Trống thể hiện rõ một hàm ý, mang triết lý sâu xa của
quan niệm dân gian truyền thống:
Hoàng hổ: Con hổ ngồi chỉnh trện giữa tranh được vẽ vờn bằng
màu vàng, tượng trưng cho hành thổ - ứng với trung ương chính
điện.
Thanh hổ: Con hổ được vẽ bằng màu xanh là tượng trưng cho
hành Mộc, ứng với phương Đông.
Bạch hổ: Con hổ được vẽ bằng màu trắng là hành Kim ứng với
phương Tây.
Xích hổ: Con hổ được vẽ bằng màu đỏ là hành Hỏa ứng với
phương Nam.
Hắc hổ: Con hổ được vẽ bằng màu đen là hành Thủy ứng với
phương Bắc.
Như vậy 5 nhân vật hổ, được thể hiện bằng 5 màu: đỏ, đen, vàng,
xanh, trắng, mang một ý nghĩa tượng trưng cho ngũ hành. Quan
niệm cách thể hiện hình, màu mang tính ước lệ, tượng trưng này

trong nghệ thuật dân gian xưa là rất phổ biến.
(văn hóa Việt Nam)
Ngũ hổ
Bạch hổ Hắc hổ
Hoàng hổ
Thanh hổ Xích hổ
Bà chúa thượng ngàn
Đạo Phật - Đạo Lão và Đạo Thánh Mẫu
Phật Bà Quan Âm

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×