Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Tại sao Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận không tiếp tục triển khai?

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.49 KB, 3 trang )

Nhà máy điện hạt nhân Ninh
Thuận
1. Đây là dự án thuộc nhóm nào trong phân loại hoạt
động đầu tư theo tính chất và quy mô đầu tư? Tại sao
lại xếp vào nhóm phân loại đó?
Trả lời: Đây là dự án quan trọng Quốc gia, đã được Quốc hội thông qua chủ
trương đầu tư tại Nghị quyết số 41/2009/QH12 ngày 25/11/2009 và được lập dự án
xây dựng cho đến năm 2016 tại tỉnh Ninh Thuận, tức là dự án đã thông qua quyết
định của Quốc hội và hoàn toàn đúng quy định của pháp luật.
Căn cứ theo điểm a, khoản 2 - Điều 7 Luật đầu tư công 2019:

-

2. Phân tích những ảnh hưởng của dự án đầu tư này
(nếu được thực hiện) đối với nền kinh tế trong nước?
Trả lời:
-

Chi phí ban đầu để xây dựng một nhà máy hạt nhân là khá cao. Nhưng nếu
chúng ta tính xa hơn, năng lượng hạt nhân sẽ đem lại hiệu quả kinh tế đáng
kể về lâu dài. Lý do bởi sự sẵn có của uranium, nguyên tố quan trọng để sản
xuất năng lượng hạt nhân. Đặc biệt xét về lợi ích kinh tế, năng lượng hạt
nhân tốt hơn rất nhiều so với than, dầu, khí đốt,… Bên cạnh đó, nhà máy điện


hạt nhân có thể chạy trơn tru trong thời gian dài. Chi phí nhiên liệu thấp và
quá trình sản xuất điện cũng rẻ hơn các hình thức khác.
-

Việt Nam đang tiến hành công cuộc CNH - HĐH, việc phát triển các ngành
công nghiệp công nghệ cao, đặc biệt là công nghiệp công nghệ hạt nhân, là


cơ hội, điều kiện để thúc đẩy phát triển công nghiệp công nghệ truyền thống,
góp phần tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của đất nước, thúc đẩy tăng
trưởng GDP và hội nhập quốc tế.

-

Ứng dụng năng lượng bức xạ là một lĩnh vực có nhiều ưu việt, đóng góp tích
cực cho tăng trưởng GDP thông qua việc nâng cao năng suất, chất lượng, hạ
giá thành sản phẩm trong các ngành kinh tế.

-

Theo các báo cáo được công bố vào năm 1998, lượng khí thải nhà kính đã
giảm xuống gần một nửa nhờ việc nhiều nước chuyển sang sử dụng điện hạt
nhân. ĐHN được xem là một nguồn năng lượng sạch, không phát thải khí
CO2 và các khí gây hiệu ứng nhà kính, đóng vai trò quan trọng góp phần bảo
vệ môi trường. Các kỹ thuật bức xạ được sử dụng để khử trùng dụng cụ y tế,
phòng trừ sâu bệnh, lưu hoá cao su, xử lý chất thải, chế tạo các chế phẩm sinh
học, chế tạo vật liệu mới,... sẽ góp phần giải quyết vấn đề môi trường trong
phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Nhìn chung năng lượng hạt nhân không có tác động quá lớn tới khí quyển
mặc dù một số khí nhà kính vẫn giải phóng ra trong quá trình vận chuyển
nguyên liệu nhưng nó không ảnh hưởng đáng kể đến không khí và nước. Từ
đó, ngân sách Chính phủ sử dụng vào khắc phục ô nhiễm cũng như thảm họa
môi trường cũng được cắt giảm.
Song, nếu gặp sự cố rỏ rỉ sẽ gây ra những khó khăn lớn cho nền kinh tế. Ví
dụ, tại Nhật Bản, sau sự cố Fukushima, lượng phát thải CO2 từ ngành điện
của Nhật Bản tăng trở lại trong năm 2012, nhiều hơn 39% so với khi các lò
phản ứng hạt nhân của nước này, đẩy nước Nhật đi xa các mục tiêu khí hậu
của họ. Rõ ràng, chiến lược giảm sự phụ thuộc vào điện hạt nhân của Nhật

Bản đã không thành công, kéo theo nhiều vấn đề ảnh hưởng lớn đến nền kinh
tế, đời sống, môi trường và các mục tiêu dài hạn khác.

3. Tại sao dự án lại không được tiếp tục triển khai?
Trả lời:
“Việc dừng dự án không phải vì lý do công nghệ mà là do điều
kiện kinh tế nước ta hiện nay”.


(Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng – 22/11/2016)


"Hạ tầng cơ sở của Việt Nam rất khó đáp ứng yêu cầu cao của nhà máy
ĐHN.”



Kinh nghiệm trong lĩnh vực còn non trẻ, nguồn nhân lực thiếu. Ngoài ra, từ
sự cố Fukushima (Nhật Bản) cũng đặt ra kinh nghiệm quý báu để Việt Nam
chuẩn bị kỹ lưỡng, trong đó cấp thiết nhất là vấn đề nhân lực. "Nếu thảm họa
xảy ra, cả miền Trung sẽ bị phóng xạ bao trùm và đất nước ta sẽ bị chia đôi lâu
dài, du lịch, xuất khẩu, kinh tế sẽ bị tê liệt trong chớp nhoáng. Ta sẽ phung phí
hàng chục rồi hàng trăm tỷ đô-la mà không đem lợi ích gì cho đất nước."



Để dồn lực cho các dự án trọng điểm khác (đường cao tốc Bắc – Nam, sân
bay Long Thành..). Trong khi đó, về nguồn cấp điện thì chúng ta lại khá yên
tâm. Cả nước hiện có 34 dự án điện với công suất khoảng 6.000 MW, có thể
thay thế được lượng điện thiếu hụt khi không làm 2 dự án hạt nhân.




×