Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Vận dụng “vai trò của thực tiễn đối với nhận thức” để nhận thức và giảiquyết vấn đề “học phải đi đôi với hành”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (193 KB, 16 trang )

BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
------

BÀI TẬP LỚN HỌC KỲ
BỘ MÔN NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN
CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN

Đề bài:

Vận dụng “vai trò của thực tiễn đối với nhận thức” để nhận thức và giải
quyết vấn đề “học phải đi đôi với hành”.

HÀ NỘI – 2018


MỤC LỤC


3


MỞ ĐẦU
Thực tiễn đóng vai trò là cơ sở, động lực, mục đích của nhận thức và là tiêu
chuẩn của chân lý, kiểm tra tính chân lý của quá trình nhận thức. Sở dĩ như vậy vì
thực tiễn là điểm xuất phát trực tiếp của nhận thức; nó đề ra nhu cầu, nhiệm vụ,
cách thức, khuynh hướng vận động và phát triển của nhận thức. Nhấn mạnh vai trò
đó của thực tiễn, V.I.Lênin đã cho rằng "Quan điểm về đời sống, về thực tiễn, phải
là quan điểm thứ nhất và cơ bản của lý luận về nhận thức". Vận dụng “vai trò của
thực tiễn đối với nhận thức” sau đây là ý kiến và quan điểm của em về vấn đề “học
phải đi đôi với hành”.



4


NỘI DUNG
I. KHÁI QUÁT VỀ THỰC TIỄN, NHẬN THỨC VÀ VAI TRÒ CỦA

THỰC TIỄN VỚI NHẬN THỨC
1. Thực tiễn và các hình thức cơ bản của thực tiễn
Thực tiễn là toàn bộ hoạt động vật chất có mục đích mang tính lịch sử xã hội của con người nhằm cải biến tự nhiên và xã hội.
Hoạt động thực tiễn là những hoạt động đặc trưng và bản chất của con
người, được thực hiện tất yếu khách quan và không ngừng phát triển. Chính vì
vậy, hoạt động thực tiễn luôn là hoạt động vật chất mang tính chất sáng tạo và
có tính mục đích, tính lịch sử - xã hội.
Thực tiễn biểu hiện rất đa dạng, song có ba hình thức cơ bản là:
• Hoạt động sản xuất vật chất
• Hoạt động chính trị - xã hội
• Thực nghiệm khoa học

Mỗi hình thức hoạt động cơ bản của thực tiễn có một chức năng quan
trọng khác nhau, song chúng có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại lẫn
nhau. Trong đó, hoạt động sản xuất vật chất có vai trò quan trọng nhất bởi nó là
hoạt động nguyên thủy nhất, tồn tại khách quan và thường xuyên nhất trong đời
sống, có tính quyết định tới sự sinh tồn và phát triển của con người.
2. Nhận thức và các trình độ nhận thức

Nhận thức là một quá trình phản ánh tích cực, tự giác và sáng tạo thế giới
khách quan vào bộ óc con người trên cơ sở thực tiễn, nhằm sáng tạo ra những
5



tri thức về thế giới khách quan. Đó là quan điểm duy vật biện chứng về nhận
thức.
Theo quan điểm duy vật biện chứng, nhận thức là một quá trình đi từ
trình độ nhận thức kinh nghiệm đến nhận thức lý luận; từ trình độ nhận thức
thông thường đến trình độ nhận thức khoa học; v.v.. Nhận thức kinh nghiệm và
nhận thức lý luận là hai giai đoạn nhận thức khác nhau nhưng có mối quan hệ
biện chứng lẫn nhau. Trong đó, nhận thức kinh nghiệm là cơ sở của nhận thức
lý luận. Nhận thức thông thường và nhận thức khoa học là hai bậc thang khác
nhau về chất của quá trình nhận thức, nhằm đạt tới những giá trị chân thực.
Trong đó, nhận thức thông thường có trước và là nguồn chất liệu để xây dựng
nội dung của các khoa học.
3. Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức

Thực tiễn đóng vai trò là cơ sở, động lực, mục đích của nhận thức và là
tiêu chuẩn của chân lý, kiểm tra tính chân lý của quá trình nhận thức.
Thực tiễn là điểm xuất phát trực tiếp của nhận thức. Sự tác động vào các
sự vật, hiện tượng bằng hoạt động thực tiễn xuất phát từ nhu cầu tất yếu khách
quan của con người làm cho các sự vật, hiện tượng bộc lộ các thuộc tính, những
mối liên hệ và quan hệ khác nhau giữa chúng, đem lại tài liệu cho nhận thức.
Trên cơ sở đó hình thành nên các lý thuyết khoa học. Có thể nói, suy cho cùng
không có một lĩnh vực tri thức nào mà lại không xuất phát từ thực tiễn.
Thực tiễn là cơ sở, động lực và mục đích của nhận thức còn là vì nhờ có
hoạt động thực tiễn mà các giác quan, năng lực tư duy của con người không
ngừng được hoàn thiện, củng cố. Ngoài ra, thực tiễn còn là tiêu chuẩn của chân
lý, kiểm tra tính chân lý của quá trình nhận thức.
6


Như vậy, thực tiễn vừa là điểm xuất phát của nhận thức, vừa là yếu tố

quyết định đối với sự hình thành và phát triển của nhận thức, là nơi nhận thức
luôn hướng tới để nghiệm tính đúng đắn của mình. Vai trò của thực tiễn đối với
nhận thức đòi hỏi chúng ta phải luôn quán triệt quan điểm thực tiễn. Ngược lại,
nếu tuyệt đối hóa vai trò thực tiễn sẽ rơi vào chủ nghĩa thực dụng và kinh
nghiệm chủ nghĩa.
4. Ý nghĩa phương pháp luận
• Nhờ có thực tiễn mà bản chất của nhận thức được làm rõ, thực tiễn là cơ sở

động lực mục đích của nhận thức và là tiêu chuẩn của chân lý cho nên mọi
nhận thức đều xuất phát từ thực tiễn.
• Phải thường xuyên quán triệt những quan điểm thực tiễn luôn đi sâu đi sát
thực tiễn tiến hành nghiên cứu tổng kết thực tiễn một cách nghiêm túc.
• Việc quán triệt tính biện chứng của tiêu chuẩn thực tiễn giúp chúng ta tránh
khỏi những chủ quan sai lầm như chủ nghĩa chủ quan, giáo điều bảo thủ.
II. VẬN DỤNG “VAI TRÒ CỦA THỰC TIỄN ĐỐI VỚI NHẬN THỨC”

ĐỂ NHẬN THỨC VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ “HỌC PHẢI ĐI ĐÔI
VỚI HÀNH”
Con người khi mới được sinh ra không ai có thể định đoạt trước được
tương lai, trí tuệ bẩm sinh chỉ chiếm 1 – 2% khả năng thành công của một đứa
trẻ trong tương lai. Như vậy, để có thể phát triển về cả mặt tư duy và nhận thức
về thế giới xung quanh, con người phải hiểu biết về nó. Tuy nhiên, những tri
thức ấy không có sẵn trong ý thức con người. Trên bước đường đến thành công,
con người trước tiên phải có định hướng đúng đắn, sau đó kết hợp học hỏi
không những từ lý thuyết sách vở mà còn phải tác động vào thế giới khách quan
thông qua hoạt động thực tiễn. Trên cơ sở đó, con người tích lũy được tri thức
và kinh nghiệm. Chúng ta cần có nhận thức đúng đắn để đưa hoạt động vào
7



thực tiễn thành công và hiệu quả, qua đó từ thực tiễn rút ra những tri thức, hiểu
biết đem lại tài liệu cho nhận thức.
Vận dụng “vai trò của thực tiễn đối với nhận thức” vào quan hệ với học
và hành. Học tập là công việc suốt đời đối với con người. “Học, học nữa, học
mãi” bởi kiến thức là vùng trời biển bao la rộng lớn mà một đời người cũng
không thể bao quát hết được. Học là quá trình tiếp thu kiến thức có chọn lọc của
nhân loại nhằm làm phong phú vốn tri thức của con người, toàn vẹn về nhân
cách và trang bị cho mỗi người những kĩ năng tương ứng đem lại lợi ích cho
bản thân, gia đình và xã hội. Học ở đây mang nặng ý nghĩa về lý thuyết, người
học giỏi là người nắm vững lý thuyết. Bên cạnh đó, thực hành là quá trình vận
dụng kiến thức bao gồm những thứ đã được học vào thực tiễn cuộc sống. Nếu
không có thực hành, học tập sẽ trở nên vô nghĩa; ngược lại, nếu không có nền
tảng lý thuyết từ quá trình học tập thì việc thực hành sẽ gặp nhiều khó khăn, trở
ngại. Học tập và thực hành là hai mặt thống nhất, bổ trợ cho nhau.
1. Thực tiễn vấn đề “học đi đôi với hành” tại nước Việt Nam

Quán triệt mối quan hệ chặt chẽ giữa học tập và thực hành, trên cơ sở là
công cuộc phát triển và hội nhập của Việt Nam với các quốc gia khác, Bộ giáo dục
đã đề đạt những phương án giải quyết vấn đề điển hình như ba lần cải cách giáo
dục. Tuy nhiên, khi áp dụng vào thực tiễn vẫn mang nặng tính lý thuyết, bài bản.
Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cho rằng dù ngành giáo dục đã có nhiều phát triển nhưng
chỉ là tiến bộ hơn so với trước đây, còn để thỏa mãn được nhu cầu sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa, với kỳ vọng và mong muốn của xã hội thì vẫn là điều mà
giáo dục Việt Nam chưa thể hoàn thành được.
Phong cách giảng dạy và học tập còn mang tính hình thức mà bản chất bên
trong vẫn bài bản, thiếu thực tế. Mặc dù tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn và vượt chuẩn
8


cao, nhưng trình độ thật của đội ngũ giáo viên vẫn chưa theo kịp yêu cầu đổi mới

và phát triển giáo dục, chưa đạt chuẩn nghề nghiệp chuyên môn. Cách dạy và học
về cơ bản là vẫn máy móc theo công thức thầy truyền thụ kiến thức, trò tiếp nhận
và ghi nhớ kiến thức thầy trao cho. Dù đã trải qua ba lần cải cách, nền giáo dục
Việt Nam vẫn chưa có nhiều thay đổi. Hậu quả biểu hiện rõ ràng trong thực tiễn
đời sống:
• Đến thời điểm này dù chưa có thống kê số cử nhân thất nghiệp trong năm

2017, tuy nhiên theo dự báo năm 2017 có khoảng hơn 200.000 cử nhân thất
nghiệp. Phần lớn sinh viên ra trường hiện nay thiếu kỹ năng mềm, không
đáp ứng được những yêu cầu đó của nhà tuyển dụng. Có những học sinh,
sinh viên thuộc lòng vài quyển sách dày nhưng khi hỏi kiến thức cơ bản
trong đời sống lại không nắm được.
• Nhiều cử nhân chấp nhận "ít học", giấu bằng cử nhân để yên thân làm công
nhân. Thực tế nhiều người ra trường không tìm được công việc phù hợp,
mức lương khởi điểm quá bèo, nhiều cử nhân xin làm công nhân tại các khu
công nghiệp. Tại nơi mà bằng cử nhân không được coi trọng thì các nhà
tuyển dụng sẽ loại trừ các cử nhân vì biết đây chỉ là “cần câu cơm” tạm thời
của sinh viên ra trường.
• Giáo dục đang quá coi trọng kiến thức hàn lâm mà nhẹ về kỹ năng sống
trong trường học. Khi đối mặt với những trường hợp khó khăn, bất thường
trong đời sống sinh hoạt hàng ngày dù là đơn giản hay phức tạp, đại đa số
học sinh sinh viên không biết cách ứng xử, xử trí sao cho phù hợp. Thậm chí
điều này ảnh hưởng trầm trọng đến nhân cách, đạo đức của con người khi
trưởng thành. Điển hình đã xuất hiện nhiều vụ bạo lực học đường mà chủ thể
gây án lại là chính giáo viên trong trường. Đơn cử tại một trường Tiểu học
ngay trong nội thành Hà Nội, cô chủ nhiệm đã yêu cầu bạn cùng lớp tát một

9



em học sinh 50 cái vì nói bậy; chỉ khi em học sinh khóc lớn vì đau, cô giáo
mới yêu cầu dừng lại.
Nguyên nhân của tình trạng học tập không đi đôi với thực hành chính là
bệnh thành tích. Nhu cầu giữ vững tỷ lệ học sinh giỏi, học sinh điểm cao,… xuất
phát từ phía nhà trường, song song là sĩ diện của các bậc làm cha mẹ yêu cầu con
mình phải có bảng điểm đẹp, giỏi toàn diện các môn, đỗ trường đại học hàng đầu
dẫn đến thực trạng học sinh, sinh viên nạp quá tải lượng kiến thức sách vở vài đầu
chỉ để đáp ứng điểm số bài thi mà thậm chí không biết những mảng kiến thức ấy
thực tế dùng để làm gì, áp dụng như thế nào trong đời sống. Bệnh thành tích đang
“nghiền nát” giáo dục, xa hơn là tương lai của thế hệ trẻ hiện nay.
2. Giải pháp từ phía Bộ Giáo dục và Đào tạo, các trường Trung học và Đại

học
Từ thực tiễn nền giáo dục đang trong tình trạng báo động, Bộ giáo dục nhận
thức được vai trò và trách nhiệm của mình đối với thực trạng giáo dục nước nhà.
Trước hết phải xử lí tận gốc nguyên nhân là bệnh thành tích. Bộ Giáo dục và Đào
tạo đã cho ban hành Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều
của Thông tư 30 đó là "đánh giá thường xuyên bằng nhận xét, đánh giá định kỳ
bằng điểm số kết hợp với nhận xét". Thông tư 22 có ba mức đánh giá: "Hoàn thành
tốt", "Hoàn thành" và "Chưa hoàn thành"; nhằm giúp giáo viên dễ dàng đánh giá
hơn, cụ thể hơn, tránh tình trạng “loạn” khen thưởng. Đây là bước đầu để “chữa”
bệnh thành tích.
Việc đổi mới phương pháp, hình thức dạy và học, đảm bảo thời gian dạy lý
thuyết, nhưng tăng thời gian thực hành và đào tạo kỹ năng là tất yếu khách quan
của các cơ sơ đào tạo. Ở bậc phổ thông cần có sự giảm tải về nội dung chương
trình, bảo đảm những kiến thức phổ thông chủ yếu nhất thay vì ôm đồm quá nhiều
10









K T LU N


DANH M C TÀI LI U THAM KH O


PH

L C




×