Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

05 DT phieu bai tap nhan voi so co hai chu so gioi thieu nhan nham so co hai chu so voi 11 co loi giai chi tiet 33631 1567504718

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (946.47 KB, 6 trang )

PHIẾU BÀI TẬP: NHÂN VỚI SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ. GIỚI THIỆU NHÂN NHẨM SỐ CÓ
HAI CHỮ SỐ VỚI 11 (CÓ LỜI GIẢI CHI TIẾT)

CHUYÊN ĐỀ: BỐN PHÉP TÍNH VỚI CÁC SỐ TỰ NHIÊN. HÌNH HỌC
MÔN TOÁN: LỚP 4
BIÊN SOẠN: BAN CHUYÊN MÔN TUYENSINH247.COM
Mục tiêu:
Biết cách nhân với số có hai chữ số, đặt tính và tính, nhân nhẩm một số có hai chữ số với 11.
Cần nhớ:
Muốn nhân nhẩm một số có hai chữ số với 11 ta lấy chữ số hàng chục cộng với chữ số hàng đơn vị:
- Nếu tổng tìm được bé hơn 10 thì ta viết tổng vào giữa hai chữ số đã cho
- Nếu tổng tìm được lớn hơn 10 thì ta viết chữ số hàng đơn vị của tổng đó vào giữa hai chữ số đã cho và cộng
thêm 1 vào chữ số hàng chục của số đã cho.
I. TRẮC NGHIỆM Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
Câu 1 (NB): Kết quả của phép nhân 12  21  .... . Số thích hợp điền vào chỗ chấm là:
A. 267

B.265

C. 252

D. 225

C. 361

D. 381

Câu 2 (NB): Tích riêng thứ nhất của phép nhân 23  97 là:
A. 161

B. 207



Câu 3 (TH): Tổng của tích riêng thứ nhất và tích riêng thứ hai trong phép nhân 32 11 là:
A. 320

B. 65

C. 352

D. 64

B. 525

C. 535

D. 539

B. 598

C. 588

D. 568

Câu 4 (TH): Kết quả của phép nhân 49 11 là:
A. 559
Câu 5 (VD): Tính 46 13
A. 578

Câu 6 (VD): Một bao thóc giống có 12kg thóc. Hỏi mua 15 bao thóc giống là bao nhiêu ki-lô-gam?
A. 160kg


B. 170kg

C. 180kg

D. 190kg

Câu 7 (VDC): Tìm phép tính có giá trị lớn nhất trong các phép tính sau:
A. 48 12

B. 42 18

C. 24 18

D. 81 24

Câu 8 (VDC): Phòng họp số 1 có 15 dãy ghế, mỗi dãy ghế có 11 người ngồi. Phòng họp số 2 có 16 dãy ghế,
mỗi dãy ghế có 9 người ngồi. Hỏi cả hai phòng họp có bao nhiêu người ?
A.302

B.309

C. 311

D. 322

II. TỰ LUẬN

1

Truy cập trang để học Toán – Lý – Hóa – Sinh –Văn – Anh – Sử - Địa –

GDCD tốt nhất!


Câu 1 (TH): Đặt tính rồi tính:
a) 56  78

b) 32 12

c) 52  21

d ) 28  29

Câu 2 (VD): Tính giá trị của biểu thức 14  a với a bằng 14; 25;34
Câu 3 (VD): Mỗi quyển vở có 52 trang. Hỏi 23 quyển vở cùng loại có tất cả bao nhiêu trang?
Câu 4 (VD): Khối lớp 3 xếp thành 14 hàng, mỗi hàng có 11 học sinh. Khối lớp 4 xếp thành 15 hàng, mỗi hàng
11 học sinh. Khối lớp 5 xếp thành 16 hàng, mỗi hàng cũng có 11 học sinh. Hỏi cả ba khối lớp có tất cả bao
nhiêu học sinh?
Câu 5 (VDC): Một trường học có 15 lớp, mỗi lớp có 28 học sinh và 8 lớp, mỗi lớp có 33 học sinh. Hỏi trường
đó có tất cả bao nhiêu học sinh?

2

Truy cập trang để học Toán – Lý – Hóa – Sinh –Văn – Anh – Sử - Địa –
GDCD tốt nhất!


HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
THỰC HIỆN BỞI BAN CHUYÊN MÔN TUYENSINH247.COM
I. TRẮC NGHIỆM.
1.C


2.A

3.D

4.B

5.B

6.C

7.D

8.B

Câu 1:
Phương pháp: Đặt tính để tìm ra kết quả.
Cách giải:



12
21
12
24
252

Vậy 12  21  252
Chọn C
Câu 2:

Phương pháp: Thực hiện đặt tính rồi tính để tìm thấy tích riêng thứ nhất. Tích số thứ nhất là kết quả của chữ số
hàng đơn vị nhân với số còn lại.
Cách giải:
Ta có:



23
97
161
207
2231

Chọn A
Câu 3: Phương pháp: Thấy ngay, tích riêng thứ nhất là 32 và tích riêng thứ hai cũng là 32, do đó dễ dàng tính
được tổng của hai tích riêng.
Cách giải:
Tích riêng thứ nhất là 32. Tích riêng thứ hai là 32
Tổng của tích riêng thứ nhất và tích riêng thứ hai là : 32  32  64
Chọn D
Câu 4:

3

Truy cập trang để học Toán – Lý – Hóa – Sinh –Văn – Anh – Sử - Địa –
GDCD tốt nhất!


Phương pháp:
Cách 1: nhớ lại cách nhân nhẩm với số 11

Muốn nhân nhẩm một số có hai chữ số với 11 ta lấy chữ số hàng chục cộng với chữ số hàng đơn vị:
- Nếu tổng tìm được bé hơn 10 thì ta viết tổng vào giữa hai chữ số đã cho
- Nếu tổng tìm được lớn hơn 10 thì ta viết chữ số hàng đơn vị của tổng đó vào giữa hai chữ số đã cho và cộng
thêm 1 vào chữ số hàng chục của số đã cho.
Cách 2: Thực hiện đặt tính rồi tính.
Cách giải:
Ta thấy 4  9  13
Vậy 49 11  539
Chọn D
Câu 5:
Phương pháp: Đặt tính rồi tính.
Cách giải:



46
13
138
46
598

Vậy 46 13  598
Chọn B
Câu 6: Phương pháp: Muốn biết 15 bao thóc giống là bao nhiêu ki-lô-gam ta lấy 15 nhân với số ki-lô-gam
thóc mỗi bao.
Cách giải:
15 bao thóc giống có số ki-lô-gam thóc là : 15 12  180  kg 
Đáp số : 180kg.
Chọn C
Câu 7: Phương pháp: Thực hiện các phép nhân rồi tìm ra giá trị lớn nhất.

Cách giải:

4

Truy cập trang để học Toán – Lý – Hóa – Sinh –Văn – Anh – Sử - Địa –
GDCD tốt nhất!


48 12  576
42 18  756
24 18  432
81 24  1944
1944 là số có 4 chữ số, các kết quả còn lại đều là số có 3 chữ số nên 1944 là số lớn nhất.
Chọn D.
Câu 8:
Phương pháp: Tìm số người ở mỗi phòng họp. Tìm số người ở phòng họp 2. Sau đó tính tổng số người ở cả
hai phòng họp.
Cách giải:
Phòng họp số 1 có số người là : 15 11  165 (người)
Phòng họp số 2 có số người là : 16  9  144 (người)
Số người ở cả hai phòng họp là : 165  144  309 (người)
Đáp số : 309 người.
Chọn B
II. TỰ LUẬN
Câu 1:
Phương pháp: Thực hiện đặt tính rồi tính.
Cách giải:
a) 56  78




56

b) 32 12



78
448

32
12
64

c) 52  21



52
21
52

d ) 28  29



28
29
252


392

32

104

56

4368

384

1092

812

Câu 2: Phương pháp: Thay lần lượt các giá trị của a vào biểu thức 14  a để tính giá trị.
Cách giải:
Với a  14 thì giá trị của biểu thức 14  a  14 14  196
Với a  25 thì giá trị của biểu thức 14  a  14  25  350
Với a  34 thì giá trị của biểu thức 14  a  14  34  476
Câu 3: Phương pháp: Muốn biết 23 quyển vở có tất cả bao nhiêu trang ta lấy số quyển vở nhân với số trang
mỗi quyển.
Cách giải:

5

Truy cập trang để học Toán – Lý – Hóa – Sinh –Văn – Anh – Sử - Địa –
GDCD tốt nhất!



23 quyển vở cùng loại có tất cả số trang là: 23  52  1196  trang 
Đáp số : 1196 trang.
Câu 4:
Phương pháp:
+ Cách 1: Tìm số học sinh của từng khối. Sau đó cộng lại.
+ Cách 2: Tìm tổng số lớp của 3 khối. Sau đó nhân với 11.
Cách giải:
Cách 1:
Khối lớp 3 có số học sinh là: 14 11  154 (học sinh)
Khối lớp 4 có số học sinh là: 15 11  165 (học sinh)
Khối lớp 5 có số học sinh là: 16 11  176 (học sinh)
Cả ba khối có số học sinh là : 154  165  176  495 (học sinh)
Đáp số : 495 học sinh.
Cách 2:
Tổng số lớp của cả 3 khối là : 14  15  16  45 (lớp)
Cả ba khối có số học sinh là : 45 11  495 (học sinh)
Đáp số : 495 học sinh.
Câu 5: Phương pháp: Muốn biết trường đó có bao nhiêu học sinh ta lấy số lớp nhân với số học sinh của mỗi
lớp rồi cộng lại.
Cách giải:
Trường đó có tất cả số học sinh là :

15  28  8  33  684 (học sinh)
Đáp số : 684 học sinh.

6

Truy cập trang để học Toán – Lý – Hóa – Sinh –Văn – Anh – Sử - Địa –
GDCD tốt nhất!




×