Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

06 DT thi online hinh hop chu nhat hinh lap phuong co loi giai chi tiet 26736 1544717209

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (813.36 KB, 7 trang )

ĐỀ THI ONLINE : HÌNH HỘP CHỮ NHẬT. HÌNH LẬP PHƢƠNG
(CÓ LỜI GIẢI CHI TIẾT)
CHUYÊN ĐỀ: HÌNH HỌC
MÔN TOÁN: LỚP 5
BIÊN SOẠN: BAN CHUYÊN MÔN TUYENSINH247.COM

Mục tiêu:
+ Nhận biết hình lập phương, hình hộp chữ nhật.
+ Phát biểu được tính chất, đặc điểm nhận dạng của hình hộp chữ nhật, hình lập phương.
+ So sánh, phân biệt được hình hộp chữ nhật với hình lập phương.
I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
Câu 1 (NB): Hình lập phương là hình gồm có mấy mặt?
A. 8 mặt

B.6 mặt

C. 12 mặt

D. 20 mặt

Câu 2 (NB): Điền số thích hợp vào chỗ chấm “Hình hộp chữ nhật có 6 mặt, 8 đỉnh và ….cạnh”:
A. 6

B.8

C. 12

D. 20

C. Chiều cao


D. Chiều dài, chiều

Câu 3 (TH): Hình hộp chữ nhật có ba kích thước là:
A. Chiều dài

B. Chiều rộng

rộng và chiều cao.
Câu 4 (TH): Phát biểu nào sau đây là sai:
A. Hình lập phương là hình gồm 6 mặt, 8 cạnh và 12 đỉnh
B. Hình lập phương là hình gồm 6 mặt, 12 cạnh và 8 đỉnh
C. Hình lập phương có 6 mặt là các hình vuông bằng nhau
D. Hình lập phương và hình chữ nhật đều có 6 mặt.
Câu 5 (VD): Chọn phát biểu đúng:
A. Hình lập phương là hình gồm 6 cạnh và 6 mặt bên đều là hình vuông.
B. Hình lập phương và hình hộp chữ nhật đều có 8 đỉnh, 12 cạnh và 6 mặt
C. Các mặt của hình lập phương đều là hình vuông
D. Câu B và câu C đúng.
Câu 6 (VD): Noel năm nay, Lan nhận được một hộp quà rất đẹp hình lập phương. Lan đo độ dài một cạnh của
nó được 8cm. Diện tích để bọc bên ngoài hộp quà đó là bao nhiêu cm2 ?
A. 483cm2

1

B. 438cm2

C. 834cm2

D. 384cm2


Truy cập trang để học Toán – Lý – Hóa – Sinh –Văn – Anh – Sử - Địa –
GDCD tốt nhất!


Câu 7 (VDC): Một hình hộp chữ nhật có chiều dài 10cm, chiều rộng 5cm và chiều cao 6cm. Diện tích một mặt
đáy của nó là:
A. 50cm2

B. 60cm2

C. 30cm2

D. 300cm2

Câu 8 (VDC): Một hình hộp chữ nhật có chiều dài 10cm, chiều rộng 5cm và chiều cao 6cm. Cần phải tăng,
giảm kích thước như thế nào để được một hình lập phương có cạnh 10cm.
A. Chiều rộng tăng 4cm, chiều cao tăng 5cm.
B. Chiều rộng giảm 5cm, chiều cao tăng 4cm
C. Chiều rộng tăng 5cm, chiều cao tăng 4cm
D. Chiều rộng giữ nguyên, chiều dài tăng 5cm, chiều cao tăng 5cm
II. TỰ LUẬN:
Câu 1 (TH):
Kể tên các mặt bên, mặt đáy, các cạnh, các đỉnh của hình
hộp chữ nhật sau và trả lời câu hỏi:
Hình hộp chữ nhật gồm có bao nhiêu mặt? bao nhiêu
cạnh? Và bao nhiêu đỉnh?
Câu 2 (VD):
Viết số đo các cạnh của hình hộp chữ nhật sau:
a) Tính tổng diện tích các mặt bên của hình hộp chữ nhật
đó.

b) Tính diện tích của 2 mặt đáy hình hộp chữ nhật đó.
Câu 3 (VD): Hình lập phương có phải là hình hộp chữ nhật không? Em hãy giải thích câu trả lời của mình.
Câu 4 (VD): Tính diện tích các mặt của hình lập phương sau đây:

2

Truy cập trang để học Toán – Lý – Hóa – Sinh –Văn – Anh – Sử - Địa –
GDCD tốt nhất!


Câu 5 (VDC): Mảnh bìa nào dưới đây có thể gấp thành một hình lập phương?

HƢỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
THỰC HIỆN BỞI BAN CHUYÊN MÔN TUYENSINH247.COM
I. TRẮC NGHIỆM.
1B

2C

3D

4A

5D

6D

7A

8C


Câu 1:
Phƣơng pháp: Nhớ lại kiến thức về hình lập phương: Hình lập phương là hình gồm 6 mặt, 8 đỉnh và 12 cạnh. 6
mặt đều là những hình vuông bằng nhau. Hình vuông là một hình hộp chữ nhật đặc biết có ba kích thước chiều
dài, chiều rộng và chiều cao bằng nhau.
Cách giải:
Hình lập phương là hình gồm 6 mặt.
Chọn B
Câu 2:
Phƣơng pháp: Nhớ lại kiến thức về hình hộp chữ nhật: Hình hộp chữ nhật bao gồm 6 mặt, 8 đỉnh và 12 cạnh.
Các mặt bên đều là hình chữ nhật. Hình hộp chữ nhật có ba kích thước là chiều dài, chiều rộng và chiều cao.
Cách giải:
Hình hộp chữ nhật có 6 mặt, 8 đỉnh và 12 cạnh.
Chọn C

3

Truy cập trang để học Toán – Lý – Hóa – Sinh –Văn – Anh – Sử - Địa –
GDCD tốt nhất!


Câu 3:
Phƣơng pháp: Nhớ lại kiến thức về hình hộp chữ nhật: Hình hộp chữ nhật bao gồm 6 mặt, 8 đỉnh và 12 cạnh.
Các mặt bên đều là hình chữ nhật. Hình hộp chữ nhật có ba kích thước là chiều dài, chiều rộng và chiều cao.
Cách giải:
Hình hộp chữ nhật có ba kích thước là: Chiều dài, chiều rộng và chiều cao.
Chọn D
Câu 4:
Phƣơng pháp: Hình lập phương là hình gồm 6 mặt, 8 đỉnh và 12 cạnh. 6 mặt đều là những hình vuông bằng
nhau. Hình vuông là một hình hộp chữ nhật đặc biết có ba kích thước chiều dài, chiều rộng và chiều cao bằng

nhau.
Cách giải:
Hình lập phương là hình gồm 6 mặt, 8 cạnh và 12 đỉnh  Sai
Chọn A
Câu 5:
Phƣơng pháp: Nhớ lại các kiến thức đã học về hình lập phương và hình hộp chữ nhật.
+ Hình lập phương là hình gồm 6 mặt, 8 đỉnh và 12 cạnh. 6 mặt đều là những hình vuông bằng nhau. Hình
vuông là một hình hộp chữ nhật đặc biết có ba kích thước chiều dài, chiều rộng và chiều cao bằng nhau.
+ Hình hộp chữ nhật bao gồm 6 mặt, 8 đỉnh và 12 cạnh. Các mặt bên đều là hình chữ nhật. Hình hộp chữ nhật
có ba kích thước là chiều dài, chiều rộng và chiều cao.
Cách giải:
Cả hình lập phương và hình hộp chữ nhật đều có 8 đỉnh, 12 cạnh và 6 mặt.
Các mặt của hình lập phương đều là hình vuông, có độ dài cạnh bằng nhau.
Còn các mặt của hình hộp chữ nhật là hình chữ nhật. Hình vuông là một hình hộp chữ nhật đặc biệt.
Vậy cả câu B và câu C đều đúng.
Chọn D
Câu 6:
Phƣơng pháp: Biết rằng hình lập phương gồm 6 mặt đều là hình vuông có kích thước bằng nhau, nên diện tích
bằng nhau. Diện tích giấy bọc quà sẽ bằng diện tích 1 mặt nhân với 6.
Cách giải:
Diện tích một mặt của hình lập phương là: 8  8  64cm2

4

Truy cập trang để học Toán – Lý – Hóa – Sinh –Văn – Anh – Sử - Địa –
GDCD tốt nhất!


Diện tích giấy bọc quà là: 6  64  384  cm2 
Đáp số: 384cm2

Chú ý khi giải: Trên thực tế khi bọc quà ta sẽ cầ một tờ giấy có diện tích lớn hơn diện tích của 6 mặt đó, vì còn
để chỗ cho đường viền,…
Chọn D
Câu 7:
Phƣơng pháp: Xác định kích thước mặt đáy. Mặt đáy của hình hộp chữ nhật là một hình chữ nhật, nó sẽ có
chiều dài và chiều rộng.
Cách giải:
Mặt đáy của hình hộp chữ nhật đã cho có chiều dài 10cm, chiều rộng 5cm. Vậy diện tích mặt đáy là:
10  5  50  cm 2 

Chọn A
Câu 8: Phƣơng pháp: Hình lập phương có cạnh 10cm. Hình chữ nhật hiện tại có kích thước như thế nào? Làm
sao để nó trở thành một hình có kích thước như mong muốn? Trả lời được câu hỏi này là có thể giải quyết bài
toán rồi.
Cách giải:
Để hình hộp chữ nhật đã cho trở thành hình lập phương có kích thước một cạnh 10cm. Ta phải tăng chiều rộng
và chiều cao sao cho đúng bằng 10cm.
Chiều rộng cần tăng: 10  5  5  cm 
Chiều cao cần tăng: 10  6  4  cm 
Như vậy cần tăng chiều rộng 5cm, chiều cao 4cm.
Chọn C
II. TỰ LUẬN
Câu 1:
Phƣơng pháp: Quan sát hình vẽ, và kể tên các mặt bên, các đỉnh, của hình hộp theo yêu cầu.
Cách giải:
Hình hộp chữ nhật ABCDMNPQ có:
+ Các mặt bên: AMQD, ABNM, BNPC, CPQD
+ Các mặt đáy: ABCD và MNPQ

5


Truy cập trang để học Toán – Lý – Hóa – Sinh –Văn – Anh – Sử - Địa –
GDCD tốt nhất!


+ Các cạnh: Cạnh AB, BC, CD, DA, MN, NP, PQ, QM, AM, BN, CP, DQ
+ Các đỉnh: đỉnh A, đỉnh B, đỉnh C, đỉnh D, đỉnh M, đỉnh N, đỉnh P, đỉnh Q.
Ta thấy, hình hộp chữ nhật gồm có:
+ 6 mặt (4 mặt bên và 2 mặt đáy)
+ 12 cạnh
+ 8 đỉnh
Câu 2:
Phƣơng pháp: Quan sát hình hộp chữ nhật, đọc số đo, và tính toán theo yêu cầu.
Nhớ lại công thức tính diện tích hình chữ nhật: Diện tích hình chữ nhật bằng chiều dài nhân chiều rộng.
Chú ý: Trong hình hộp chữ nhật diện tích 2 mặt đối diện thì bằng nhau.
Cách giải:
a) Diện tích 2 mặt bên có cùng kích thước 9cm và 4 cm là: 2  9  4  72  cm 2 
Diện tích 2 mặt bên có cùng kích thước 9cm và 6cm là: 2  9  6  108  cm 2 
Tổng diện tích các mặt bên của hình hộp chữ nhật đó là: 72  108  180  cm 2 
b) Hai mặt đáy của hình hộp chữ nhật có kích thước bằng nhau và bằng: 6cm và 4cm.
Diện tích của hai mặt đáy là: 2  6  4  48  cm 2 
Đáp số: a) 180cm2 ; b) 48cm2
Câu 3:

Hình lập phƣơng

Hình hộp chữ nhật

Phƣơng pháp: quan sát hình vẽ cùng với những kiến thức về hình lập phương và hình hộp chữ nhật đã học, ta
so sánh số cạnh, số mặt, số đỉnh rồi chỉ ra những đặc điểm thỏa mãn. Rồi đi đến kết luận hình lập phương có

phải là hình hộp chữ nhật không.
Cách giải:
Hình lập phương cũng là một hình hộp chữ nhật.

6

Truy cập trang để học Toán – Lý – Hóa – Sinh –Văn – Anh – Sử - Địa –
GDCD tốt nhất!


Ta thấy, hình hộp chữ nhật và hình lập phương đều có 6 mặt, 12 cạnh và 8 đỉnh.
Các mặt bên của hình hộp chữ nhật là các hình chữ nhật, các mặt bên của hình vuông là những hình vuông. Tuy
nhiên, một hình vuông là một hình chữ nhật đặc biệt.
Do đó, hình lập phương chính là hình hộp chữ nhật đặc biệt, có kích thước ba cạnh: chiều dài, chiều rộng và
chiều cao đều bằng nhau.
Câu 4:
Phƣơng pháp: Quan sát hình vẽ, biết được độ dài một cạnh của hình lập phương. Nhớ rằng: hình lập phương là
hình có 6 mặt đều là các hình vuông bằng nhau. Từ đó tính diện tích các mặt hình vuông đó.
Cách giải:
Hình lập phương trong hình vẽ có cạnh 1,5cm.
Diện tích một mặt của hình lập phương là: 1,5 1,5  2, 25  cm2 
Hình lập phương có 6 mặt đều bằng nhau, nên diện tích các mặt của hình lập phương đó là:
2, 25  6  13,5  cm 2 

Đáp số: 13,5cm2
Câu 5:
Phƣơng pháp: Quan sát hình vẽ, kết hợp với các tính chất đặc điểm đã học về hình lập phương. Và đưa ra kết
luận. Chú ý: Các con có thể vẽ hình ra giấy, cắt và gấp thử để kiểm tra lại.
Cách giải:
Hình 1 và hình 2 không gấp được hình lập phương.

Hình 3 và hình 4 có thể gấp được hình lập phương.
Giải thích: Ở hình 1 có 6 mặt, tuy nhiên 6 mặt này được xếp thành một hang ngang, khi gấp lại 2 mặt sẽ bị
chồng lên 2 mặt khác.
Ở hình 2: Khi gấp lại ta thấy ngay 2 đáy sẽ bị trùng nhau.
Hình 3 và hình 4 thì rõ rang có thể gấp lại vừa khít thành hình lập phương.

7

Truy cập trang để học Toán – Lý – Hóa – Sinh –Văn – Anh – Sử - Địa –
GDCD tốt nhất!



×