Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

BÁO CÁO CHÍNH SÁCH BÌNH ỔN GIÁ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (885.22 KB, 69 trang )

Dự án “Hỗ trợ tái cơ cấu nền kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh Việt Nam”

BÁO CÁO

CHÍNH SÁCH BÌNH ỔN GIÁ:
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH

1


MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU ............................................................................................................................................. 3
PHẦN I: TỔNG QUAN .............................................................................................................................. 5
PHẦN II: CÁC BIỆN PHÁP BÌNH ỔN GIÁ MỘT SỐ MẶT HÀNG TIÊU DÙNG THIẾT YẾU
CỦA CHÍNH PHỦ ...................................................................................................................................... 8
1. Khuôn khổ pháp lý về bình ổn giá ..................................................................................................... 8
2. Tình hình thực hiện bình ổn giá các mặt hàng thiết yếu ................................................................. 9
2.1. Xăng dầu .................................................................................................................................. 9
2.2. Điện......................................................................................................................................... 13
2.3. Sữa trẻ em dưới 6 tuổi............................................................................................................ 15
2.4. Phân bón ................................................................................................................................ 18
2.5. Thuốc chữa bệnh thiết yếu .................................................................................................... 18
2.6.
Lúa gạo .. 19../../../../Binh on gia/Bao cao CS Binh on gia - V10 - First Draft for Peer Reviews 2.4.15.doc - _Toc415818428
3. Đánh giá về việc bình ổn giá một số mặt hàng thiết yếu ................................................................ 21
PHẦN III: CHƯƠNG TRÌNH BÌNH ỔN GIÁ TẠI CÁC ĐỊA PHƯƠNG…………………………...24
1. Tổng quan về mục đích và yêu cầu của chương trình ................................................................... 24
2. Chương trình bình ổn giá tại thành phố Hồ Chí Minh ................................................................. 25
3. Chương trình bình ổn giá tại Hà Nội .............................................................................................. 27
4. Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình bình ổn giá tại các địa phương ................................. 27
PHẦN IV: HIỆU QUẢ CỦA CHƯƠNG TRÌNH BÌNH ỔN GIÁ TỪ GÓC ĐỘ VĨ MÔ....................32


1. Tình hình kinh tế nhìn từ chỉ số giá ................................................................................................ 32
2. Phân tích hiệu quả qua mô hình phân tích cân bằng tổng thể ...................................................... 35
PHẦN V: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA CHƯƠNG TRÌNH BÌNH ỔN GIÁ TỪ GÓC NHÌN CỦA
NGƯỜI DÂN ............................................................................................................................................. 40
1. Đánh giá về hiệu quả chương trình bình ổn giá qua điều tra CAMS........................................... 40
2. Phân tích mô hình nhân tố khám phá (EFA) ................................................................................. 44
2.1. Giới thiệu tổng quan về mô hình EFA ........................................................................................ 44
2.2. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) ............................................................................................. 45
2.3. Áp dụng mô hình EFA trong phân tích hiệu quả chương trình bình ổn giá dưới góc nhìn của
người dân .................................................................................................................................................... 48
2.4. Một số nhận xét kết quả của mô hình EFA .................................................................................. 59
3. Kết luận chung từ kết quả của 02 cuộc khảo sát ............................................................................ 62
PHẦN VI: MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH………………………………………………..63
1. Nhóm khuyến nghị từ góc độ vĩ mô ............................................................................................. 63
2. Nhóm khuyến nghị cụ thể khác ................................................................................................... 65
KẾT LUẬN ................................................................................................................................................ 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................................ 69
PHỤ LỤC................................................................................................................................................... 70

2


LỜI NÓI ĐẦU
Trong những năm vừa qua, trước biến động khó lường và thường tạo ra nhiều áp
lực từ giá cả, đặc biệt là giá các mặt hàng thiết yếu đối với các nhà quản lý, đối với các
nhà sản xuất và cung ứng cũng như đối với người dân, sáng kiến thực hiện các biện pháp
bình ổn giá đã ra đời và dần được mở rộng thực hiện cả trên phạm vi địa lý và đối với mặt
hàng cũng như đối tượng tham gia. Các biện pháp và chương trình bình ổn giá được thực
hiện từ cấp trung ương xuống tới các địa phương, trọng điểm là các thành phố lớn đã có
những đóng góp nhất định trong quá trình điều hành giá cả trên bình diện kinh tế vĩ mô.

Thực chất, hoạt động bình ổn giá, đặc biệt là giá các mặt hàng thiết yếu được thực
hiện khá thường xuyên, đặc biệt trong những giai đoạn lạm phát tăng cao hoặc có sự khan
hiếm nhất thời của một mặt hàng nào đó khiến giá cả biến động đột ngột. Ở quy mô toàn
quốc, Chính phủ và các Bộ, ban, ngành thường xuyên có những biện pháp phối hợp để
kiểm soát và bình ổn giá cả. Đôi khi Chính phủ đã sử dụng cả những biện pháp hành
chính có tính bắt buộc quyết liệt, ví dụ điển hình như việc trích lập Quỹ bình ổn giá xăng
dầu, áp giá sữa bột trẻ em v.v…
Bên cạnh đó, một trong những điểm đáng chú ý của chính sách bình ổn giá trong
những năm qua là việc một số địa phương triển khai Chương trình bình ổn giá hoặc bình
ổn thị trường. Chương trình này khởi đầu từ những năm 2002, 2003 tại Hà Nội và thành
phố Hồ Chí Minh vào những tháng cao điểm trước, trong và sau Tết nguyên đán. Sau đó,
từ năm 2010, trong bối cảnh lạm phát tăng cao có năm tới gần 20%, Chương trình bình ổn
giá được triển khai trong cả năm và dần được triển khai trên diện rộng ra toàn quốc. Cho
tới nay, Chương trình bình ổn giá đã thu hút nhiều doanh nghiệp bao gồm cả sản xuất và
bán lẻ trong nước tham gia phân phối với hàng nghìn điểm bán hàng bình ổn và có hiệu
ứng lan tỏa trên phạm vi cả nước khi các doanh nghiệp tham gia Chương trình xây dựng
hệ thống phân phối và chính sách giá thống nhất toàn quốc.
Tuy nhiên, trên thực tế, các biện pháp bình ổn giá đối với một số mặt hàng cụ thể
và Chương trình bình ổn giá tại các địa phương trong những năm qua cũng còn nhiều vấn
đề hạn chế cần phân tích.
Ngoài việc kiểm soát lạm phát để tạo sự ổn định về giá cả hàng hóa nói chung, đối
với việc áp dụng các biện pháp kiểm soát và bình ổn giá một số mặt hàng cụ thể từ Chính
phủ bao gồm xăng dầu, điện, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật/vắc-xin phòng bệnh vật
nuôi, sữa trẻ dưới 6 tuổi, đường, thóc/gạo, các loại thuốc thiết yếu (trong danh mục bình
ổn giá của Chính phủ), có một vấn đề rất lớn là hiện nay, các quy định về việc xác định
giá thị trường cho những mặt hàng này chưa thực sự rõ ràng. Việc xác định giá theo Pháp
lệnh giá trong một thời gian dài có những tồn tại, bất cập dẫn đến thiếu cơ chế cụ thể
3



kiểm soát có hiệu quả tình trạng tăng giá bất hợp lý, trái pháp luật. Nhiều mặt hàng ở
diện bình ổn nói trên được xác định giá theo một cơ chế độc quyền nhà nước, áp đặt và
không dựa trên một cơ sở quan hệ cung cầu, giá trị và giá cả dẫn tới những bất ổn không
chỉ đối với giá bán ra thị trường người dân buộc phải chấp nhận mà còn gây thiệt hại
cho người sản xuất, đặc biệt là người nông dân.
Đối với Chương trình bình ổn giá tại các địa phương, nguồn hàng không đủ cung
ứng rộng rãi để mọi người dân có thể tiếp cận được hàng hóa thuộc diện bình ổn giá. Các
điểm bán hàng bình ổn giá tập trung chủ yếu tại các thành phố lớn trong khi các khu vực
ven đô và nông thôn là hướng chính cần mua hàng bình ổn giá thì ít có cơ hội tiếp cận
hoặc chỉ có thể tiếp cận trong thời gian ngắn thông qua các điểm bán hàng lưu động.
Hàng bình ổn giá còn có khi được cung ứng không đúng địa chỉ hoặc có tình trạng trục
lợi thu gom hàng bình ổn giá bán lại hưởng chênh lệch. Bên cạnh đó, cơ cấu hàng hóa
thuộc diện bình ổn chưa hợp lý với các thói quen sinh hoạt thường ngày của người dân
(các mặt hàng thực phẩm tươi sống hầu như không có). Nguồn cung hàng hóa thiếu ổn
định, qua quá nhiều khâu trung gian nhiều khi đã đẩy giá bình ổn cao hơn giá thị trường.
Người tiêu dùng được hưởng lợi rất ít hoặc không thực sự có nhiều ấn tượng với chương
trình và các mặt hàng bình ổn giá. Mặt khác, việc ép giá đối với những người sản xuất và
tình trạng bất bình đẳng giữa các doanh nghiệp tham gia và/hoặc không tham gia chương
trình đang là nguyên nhân khiến những người sản xuất không là đối tượng hưởng lợi từ
chương trình này. Như vậy, chỉ một số ít những đối tượng của chương trình bình ổn giá
(chủ yếu là khâu trung gian) thực sự có lợi ích từ những ưu đãi khi tham gia chương trình
bình ổn giá.
Mặc dù các hoạt động bình ổn giá được thực hiện thường xuyên nhưng cho tới
nay, chưa có những đánh giá cụ thể tác động của việc sử dụng các biện pháp và công cụ
bình ổn giá tới chỉ số giá tiêu dùng.
Chính vì vậy, báo cáo Nghiên cứu này sẽ tập trung phân tích, khảo sát thực tế và
sử dụng các công cụ kỹ thuật để đánh giá cụ thể, sát thực để chỉ ra hiệu quả của chương
trình bình ổn giá. Qua đó có thể thấy những hạn chế và khiếm khuyết của chương trình
cũng như đưa ra những đề xuất điều chỉnh cần thiết để chương trình thực sự đạt hiệu quả
và mục tiêu như mong đợi ban đầu.


4


PHẦN I: TỔNG QUAN
Tổng quan nghiên cứu về bình ổn giá
Nghiên cứu của W. Allen Wallis về bình ổn giá và tăng trưởng kinh tế, dẫn chứng
trường hợp của Hoa Kỳ trong nhiều giai đoạn lịch sử cho rằng việc ổn định giá cả (hay
bình ổn giá) có ý nghĩa quan trọng. Trước tiên là đối với việc kiểm soát lạm phát có thể
trở nên căng thẳng trong thời kỳ trước, trong và sau chiến tranh hoặc trong những giai
đoạn nhất định của chu kỳ kinh tế và gây ra những ảnh hưởng trực tiếp tới các nhóm
người dân có thu nhập không tăng nhanh bằng mức tăng của lạm phát hoặc thu nhập thấp,
gâp tâm lý hoang mang trong dân chúng, ảnh hưởng tới những quyết định kinh doanh,
gây ra những mất cân bằng các cán cân và kết quả là ảnh hưởng tới hiệu quả và tăng
trưởng kinh tế. Để chạy theo mục tiêu tăng trưởng kinh tế, Chính phủ luôn phải điều
chỉnh và thay đổi các chính sách. Tuy nhiên, trên thực tế cho thấy các con số tăng trưởng
qua các thời kỳ không có mối liên hệ trực tiếp nào với sự gia tăng của giá cả, sự thay đổi
của giá không có mối tương quan nào với tăng trưởng. Ngược lại, sự ổn định của lao
động và thu nhập có ý nghĩa tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tác giả cho rằng thậm
chí có thể đạt được cả 3 mục tiêu là giá cả ổn định, thất nghiệp thấp và tăng trưởng cùng 1
lúc. Chính vì vậy, việc ổn định giá cả hay bình ổn giá có quan hệ với tăng trưởng vì
những hiệu ứng tích cực của nó tới hiệu quả kinh tế.
Sử dụng các mô hình phân tích định lượng khác nhau về chi phí và lợi ích của bình
ổn giá, nghiên cứu của Martin Feldstein (1999) xem xét trường hợp của các nước trong
khối OECD cho rằng lạm phát cao có nhiều tác hại. Mặc dù việc giảm lạm phát từ cao
xuống mức vừa phải có thể làm giảm sản lượng hoặc tăng tỷ lệ thất nghiệp tạm thời
nhưng vẫn là một mục tiêu cần thiết phải thực hiện. Các chi phí bỏ ra để kiểm soát lạm
phát sẽ lớn hơn nhiều so với chi phí cho việc ổn định giá cả. Việc tác động vào lạm phát,
cho dù chỉ là mức tăng nhỏ có thể làm giảm đáng kể phúc lợi xã hội. Vì vậy, ổn định giá
cả là chính sách tiền tệ hữu hiệu nhất.

Nhìn từ khía cạnh chính sách tiền tệ và mối liên hệ giữa chính sách tiền tệ và lạm
phát qua các thời kỳ tại các nước phát triển như Hoa Kỳ, New Zealand, Canada, Anh,
Thụy Điển và khu vực sử dụng đồng Euro, nghiên cứu của Marc Labonte và Gail
Markine chỉ ra rằng chính sách tiền tệ được thực hiện thông qua các động thái, chỉ thị,
quyết định, tuyên bố từ Ngân hàng trung ương và có những ảnh hưởng lớn tới tổng cầu và
GDP thực tế, thất nghiệp, tỷ giá hối đoái thực tế, lãi suất, sản lượng v.v… nhưng nhìn
chung chỉ trong ngắn hạn và nhất thời. Trong dài hạn, ảnh hưởng chủ yếu của chính sách
tiền tệ là đối với lạm phát. Điều này đặc trưng với các quốc gia có lạm phát cao. Chính vì
5


vậy, sau một giai đoạn nhận thấy việc sử dụng M1, M2, M3 không còn hiệu quả, Cục dự
trữ Liên bang Hoa Kỳ đã thực thi chính sách tiền tệ thông qua việc thiết lập mục tiêu cho
lãi suất qua đêm. Lãi suất thấp là dấu hiệu của chính sách tiền tệ nới lỏng và lãi suất cao
và tăng là dấu hiệu của chính sách tiền tệ thắt chặt. Nghiên cứu thêm các trường hợp đặt
mục tiêu ổn định giá cả khác thấy rằng chính sách lạm phát mục tiêu phải không bao gồm
việc thay đổi giá các hàng hóa cơ bản như lương thực, năng lượng và tăng các loại thuế.
Một kết luận của nghiên cứu là sự cải thiện của nền kinh tế sau khi thực hiện chính sách
lạm phát mục tiêu đang dần rõ nét tại các quốc gia trên thế giới sau khi trải qua nhiều bất
ổn về kinh tế và chính trị.
Đối với trường hợp của Việt Nam, một báo cáo ngắn của Ngô Trí Long có đề cập
tới thể chế xác định giá cho các hàng hóa cơ bản (chính là những hàng hóa trong danh
mục bình ổn giá) cho rằng thể chế xác định giá cho những hàng hóa cơ bản thuộc diện
bình ổn giá trong những năm qua tại Việt Nam theo Pháp lệnh giá có nhiều bất cập. Ví dụ
những hàng hóa do Nhà nước định giá như giá điện được xác định hiện nay chủ yếu dựa
trên chi phí thống kê hạch toán giá thành của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, chứa đựng
nhiều điều bất hợp lý. Giá xăng dầu được xác định theo kiểu “lưỡng tính” hay “nửa vời”,
không phù hợp đối với loại thị trường độc quyền – cạnh tranh (độc quyền nhóm). Giá đối
với hàng hóa, dịch vụ thuộc diện bình ổn giá khác như giá gas, giá thuốc, giá sữa luôn bất
ổn, gây bức xúc đối với người tiêu dùng. Có rất nhiều khía cạnh cần phải điều chỉnh để

thực sự thực hiện bình ổn giá thị trường cho những mặt hàng này.
Nhìn chung, các nghiên cứu trên đều cho rằng giá cả ổn định hay bình ổn giá có
những tác dụng tích cực đối với người dân nói riêng và nền kinh tế nói chung. Vấn đề
quan trọng là các Chính phủ phải xác định được mức độ ổn định của giá cả và thời gian
thực hiện bình ổn. Tuy nhiên việc bình ổn giá theo đúng nghĩa phải thông qua các công
cụ của chính sách kinh tế vĩ mô như tiền tệ và tài khóa. Việc sử dụng các công cụ hành
chính hay chính phủ can thiệp trực tiếp vào việc quyết định giá cả các mặt hàng cụ thể
trên thị trường cần được đánh giá khách quan về tính hiệu quả cũng như sự cần thiết trong
bối cảnh nền kinh tế thị trường.
Đối với trường hợp của Việt Nam cũng tương tự. Tuy nhiên, cho tới hiện nay,
chưa có những nghiên cứu tổng thể về các chính sách bình ổn giá tại Việt Nam một cách
đầy đủ và hệ thống để có thể đưa ra những khuyến nghị cụ thể, đầy đủ và cần thiết.
Mục tiêu của báo cáo nghiên cứu
Mục tiêu của nghiên cứu nhằm đưa ra các khuyến nghị chính sách tốt nhất, giúp
các cơ quan hoạch định chính sách về bình ổn giá có một cái nhìn tổng quan hơn và hiểu
rõ hơn các vấn đề sau đây:
6


-

-

Những kết quả cũng như hạn chế của các chính sách, biện pháp bình ổn giá của
Chính phủ và của Chương trình bình ổn giá hiện nay trong triển khai thực tế ở diện
rộng, quy mô toàn quốc so với mục tiêu, ý nghĩa và thiết kế ban đầu.
Hiệu quả của chính sách dưới góc độ chỉ số giá tiêu dùng, góc độ doanh nghiệp
vàngười tiêu dùng.
Những hạn chế trong cơ chế thực hiện và sự phối hợp giữa các bên theo chiều
ngang (Bộ, ban, ngành) và theo chiều dọc (từ trung ương tới các địa phương).

Từ đó, đưa ra các đề xuất nâng cao hiệu quả và tính thiết thực của chương trình.
Phương pháp nghiên cứu

Báo cáo nghiên cứu này sẽ sử dụng các phương pháp thích hợp để phân tích và
đánh giá như:
- Phương pháp tổng hợp, phân tích các số liệu: xây dựng các bảng, biểu số liệu
để phân tích được báo cáo từ Tổng cục thống kê cũng như các Bộ, ban, ngành
và địa phương;
- Phương pháp mô hình: dùng mô hình để phân tích và đánh giá tính hiệu quả
và ảnh hưởng giữa các biến;
- Phương pháp khảo sát: khảo sát và lấy ý kiến, đề xuất, kiến nghị trực tiếp từ
các đối tượng tham gia hoạt động bình ổn giá trên thực tế.
Giới hạn nghiên cứu
Trong khuôn khổ nghiên cứu về Chính sách bình ổn giá này, nhóm nghiên cứu tập
trung phân tích và đánh giá tính hiệu quả cũng như đưa ra các kiến nghị đối với các biện
pháp và chính sách bình ổn giá của Chính phủ và các địa phương được thực hiện từ năm
2000 đến nay. Nhóm nghiên cứu cũng tập trung đánh giá hoạt động bình ổn giá đối với
các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu đối với thị trường trong nước, không nghiên cứu và phân
tích những biện pháp của Chính phủ và địa phương thực hiện nhằm hỗ trợ giá đối với các
mặt hàng thực hiện mục tiêu xuất khẩu.

7


PHẦN II
CÁC BIỆN PHÁP BÌNH ỔN GIÁ MỘT SỐ MẶT HÀNG TIÊU DÙNG
THIẾT YẾU CỦA CHÍNH PHỦ

Có thể nói, trong những năm qua, Việt Nam được quốc tế đánh giá khá cao trong
công tác kiểm soát lạm phát để tạo một sự bình ổn nhất định đối với mặt bằng giá cả nói

chung trên bình diện toàn nền kinh tế bằng một hệ thống các giải pháp và chính sách kinh
tế vĩ mô kết hợp với nhau trong tổng thể hài hòa với các mục tiêu phát triển kinh tế - xã
hội khác. Đặc biệt đối với những giai đoạn lạm phát tăng cao, đột biến và có nhiều dấu
hiệu căng thẳng, gây bất ổn vĩ mô, sự phản ứng khá chủ động và quyết liệt từ Chính phủ
đã nhanh chóng đưa lạm phát về ngưỡng an toàn. Theo đó, mặt bằng giá cả nói chung
cũng ổn định và giảm bớt tâm lý hoang mang, lo lắng cho người dân và cho các nhà đầu
tư. Bên cạnh đó, việc phối hợp điều hành của các cơ quan quản lý Nhà nước nhằm bình
ổn một số mặt hàng thiết yếu trong thời gian qua, cụ thể là từ năm 2000 đến nay cũng
luôn được chú ý và có những bước tiến đáng kể.
1. Khuôn khổ pháp lý về bình ổn giá
Khuôn khổ pháp lý đối với hoạt động này cũng đã có những dấu mốc quan trọng.
Để góp phần phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bình ổn giá,
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, của
ngườitiêu dùng và lợi ích của Nhà nước, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa X đã ban
hành Pháp lệnh Giá số 40/2002/PL-UBTVQH10 ngày 26 tháng 4 năm 2002. Mục tiêu
chung của Pháp lệnh Giá chính là thực hiện kiểm soát Nhà nước trong lĩnh vực giá cả đối
với tất cả các hàng hóa trên thị trường nhằm tránh những biến động bất thường có thể xảy
ra. Bên cạnh đó, Pháp lệnh Giá đã có phần quy định cụ thể về bình ổn giá với mục tiêu
thực hiện các chính sách, biện pháp cần thiết tác động vào quan hệ cung cầu để bình ổn
giá thị trường đối với những hàng hóa, dịch vụ quan trọng, thiết yếu. Các biện pháp này
bao gồm: (a) Điều chỉnh cung cầu hàng hóa sản xuất trong nước và hàng hóa xuất khẩu,
nhập khẩu; hàng hóa giữa các vùng, các địa phương trong nước; (b) Mua vào hoặc bán ra
hàng hóa dự trữ; (c) Kiểm soát hàng hóa tồn kho; (d) Quy định giá tối đa, giá tối thiểu,
khung giá; (đ) Kiểm soát các yếu tố hình thành giá; (e) Trợ giá nông sản khi giá thị
trường xuống quá thấp gây thiệt hại cho người sản xuất; trợ giá hàng hóa, dịch vụ quan
trọng, thiết yếu khác.

8



Gần đây, Luật Giá đã được thông qua ngày 20 tháng 6 năm 2012 thay thế cho
Pháp lệnh Giá. Luật Giá đã có những quy định chi tiết, cụ thể và chặt chẽ hơn về quản lý
nhà nước đối với giá cả hàng hóa nói chung trên thị trường và cũng chi tiết hơn cả nội
dung bình ổn giá so với Pháp lệnh Giá trước đây. Điều 4, Luật Giá đưa khái niệm: “Bình
ổn giá là việc Nhà nước áp dụng biện pháp thích hợp về điều hòa cung cầu, tài chính,
tiền tệ và biện pháp kinh tế, hành chính cần thiết khác để tác động vào sự hình thành và
vận động của giá, không để giá hàng hóa, dịch vụ tăng quá cao hoặc giảm quá thấp bất
hợp lý”. Luật Giá cũng đưa ra danh mục hàng hóa thuộc diện bình ổn1 với 7 biện pháp
bình ổn khác nhau. Sau đó, Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính
phủ ban hành đã quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giá, trong
đó có những quy định về bình ổn giá.
Bên cạnh đó, tùy từng mặt hàng trong danh mục bình ổn giá, Chính phủ, các Bộ,
ban, ngành đã ban hành những quy định riêng nhằm quản lý thị trường cũng như giá cả
trong từng thời điểm nhằm thực hiện mục tiêu chung đưa ra trong Pháp lệnh Giá trước
đây và Luật Giá sau này.
2. Tình hình thực hiện bình ổn giá các mặt hàng thiết yếu
Thực hiện chủ trương bình ổn giá, Chính phủ đã có nhiều biện pháp chỉ đạo phối
hợp giữa các Bộ, ban, ngành cũng như phân cấp tự chủ trong thực hiện bình ổn giá xuống
các địa phương. Trong thời gian từ khi Pháp lệnh Giá được ban hành, những biện pháp
bình ổn đã có những tác dụng nhất định trong việc kiểm soát giá cả hàng hóa thiết yếu và
có ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống nhân dân. Tuy nhiên, có thể nói việc kiểm soát để đạt
được một mức độ bình ổn thực sự đối với từng mặt hàng và trong từng thời điểm nhất
định có sự khác biệt rất lớn. Nhiều khi đã không có sự kiểm soát chặt chẽ hoặc có trường
hợp những biện pháp bình ổn giá không có tác dụng. Dưới đây là những mặt hàng điển
hình nhất trong đối tượng thực hiện chính sách bình ổn giá trực tiếp của Chính phủ.
2.1. Xăng dầu
Lĩnh vực xăng dầu là lĩnh vực thuộc diện bình ổn giá. Tuy nhiên, có thể dễ dàng
nhận ra đặc điểm nổi bật của lĩnh vực này là: (i) xăng dầu tiêu thụ trong nước là nhập
khẩu, giá xăng dầu phụ thuộc vào giá cả thế giới; (ii) cơ chế định giá bán xăng dầu của
Việt Nam trong nhiều năm trở lại đây vẫn gây nhiều tranh luận khi mức tăng, giảm của

giá bán xăng dầu trong nước chưa theo cùng với mức tăng, giảm của giá thế giới; (iii) thị
1

Bao gồm: (i) Xăng, dầu thành phẩm; (ii) Điện; (iii) Khí dầu mỏ hóa lỏng; (iv) Phân đạm; phân NPK; (v)
Thuốc bảo vệ thực vật theo quy định của pháp luật; (vi) Vac-xin phòng bệnh cho gia súc, gia cầm; (viig)
Muối ăn; (viii) Sữa dành cho trẻ em dưới 06 tuổi; (ix)) Đường ăn, bao gồm đường trắng và đường tinh
luyện; (x) Thóc, gạo tẻ thường; (xi) Thuốc phòng bệnh, chữa bệnh cho người thuộc danh mục thuốc chữa
bệnh thiết yếu sử dụng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật.
9


trường xăng dầu hiện nay đã là thị trường cạnh tranh nhưng sự cạnh tranh chưa hoàn hảo,
thực chất là độc quyền nhóm khi chỉ có một số đầu mối cung cấp xăng dầu nhất định và
Tập đoàn dầu khí Việt Nam - Petrolimex là nhà cung cấp lớn nhất. Mặc dù đã có sự khác
biệt về giá bán xăng dầu giữa các doanh nghiệp đầu mối nhưng sự chênh lệch không lớn.
Chính vì vậy, cơ chế này lại càng tạo ra những ảnh hưởng tới việc hình thành giá bán
xăng, dầu trong nước.
Từ năm 2000 đến nay, giá xăng dầu thế giới có nhiều biến động, lập những mặt
bằng giá mới và liên tiếp bị phá vỡ để xác lập mặt bằng mới trong các năm tiếp theo.
Chính phủ thực hiện chính sách bù giá cho người tiêu dùng thông qua doanh nghiệp nhập
khẩu nhằm cố gắng giữ mức giá nội địa ở mức thấp. Tuy nhiên, trước nguy cơ không cân
đối ngân sách cho bù giá xăng dầu, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số
187/2003/QĐ-TTg ngày 15/9/2003 về kinh doanh xăng dầu với những thay đổi lớn như:
- Nhà nước xác định giá định hướng; doanh nghiệp đầu mối được điều chỉnh tăng
giá bán trong phạm vi + 10% (đối với xăng) và + 5% (đối với các mặt hàng dầu).
- Hình thành 2 vùng giá bán; giá bán tại vùng xa cảng nhập khẩu, doanh nghiệp
được phép cộng tới vào giá bán một phần chi phí vận tải nhưng tối đa không vượt quá 2%
so với giá bán ở vùng gần cảng nhập khẩu.
- Chỉ thay đổi giá định hướng khi các yếu tố cấu thành giá thay đổi lớn, Nhà nước
không còn công cụ điều tiết, bảo đảm các lợi ích của người tiêu dùng, Nhà nước và doanh

nghiệp.
Sau đó, Chính phủ đã ban hành Nghị định định số 55/2007/NĐ-TTG năm 2007 đã
tạo ra một hệ thống phân phối rộng khắp với gần 10.000 cửa hàng xăng dầu trên cả nước,
góp phần ổn định, lành mạnh hóa thị trường trước đây khá lộn xộn. Tuy nhiên, vì nhiều lý
do, nội dung quản lý giá xăng dầu theo Quyết định 187 và Nghị định 55 không được thực
hiện trên thực tế, Chính phủ vẫn điều hành và can thiệp trực tiếp vào giá bán xăng dầu, kể
cả chiều tăng và giảm và các cơ quan quản lý tỏ ra lúng túng khi thực hiện những mục
tiêu khá mâu thuẫn nhau là đảm bảo tính ổn định của giá và phải thực hiện thị trường hóa
giá cả dựa vào giá xăng dầu thế giới. Một mặt, do thực hiện bình ổn giá bằng cách bù giá
từ ngân sách trong một thời gian dài đã ảnh hưởng lớn tới ngân sách Nhà nước cũng như
các doanh nghiệp kinh doanh (mức bù giá đã tăng từ 1000 tỷ đồng năm 2000 lên 22 nghìn
tỷ đồng năm 2008). Mặt khác, vì kìm giá lâu và có sự điều chỉnh sốc sau đó, giá xăng dầu
mới đã có những ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế, người dân thường có những phản
ứng tiêu cực trước những đợt điều chỉnh giá. Cách điều hành tăng, giảm giá xăng dầu
trong nước không theo sự tăng, giảm của giá thế giới cũng như việc công bố thông tin
không đầy đủ và kịp thời tạo sự chủ động cho người dân đã gây ra sự bức xúc trước mỗi
đợt điều chỉnh giá. Ngoài ra, cơ chế quản lý giá xăng dầu trong những năm qua đã góp
10


phần gây ra hiện tượng đầu cơ tích trữ chờ giá lên, thẩm lậu xăng dầu, gian lận trong phân
phối và bán lẻ xăng dầu hay tạo lý do điều chỉnh giá cho các ngành kinh doanh liên quan
(như vận tải) v.v…
Một dấu mốc đáng chú ý là tới tháng 9/2008, Chính phủ tuyên bố chấm dứt cơ chế
bù giá xăng dầu, vận hành giá xăng dầu theo cơ chế thị trường. Tuy nhiên, doanh nghiệp
vẫn không có thực quyền về xác định giá bán như các văn bản quy định. Các văn bản mới
tiếp tục ra đời song cũng không đi vào thực tế (barem thuế nhập khẩu, quỹ bình ổn giá);
cơ chế đăng ký giá kéo dài mang nặng tính xin cho (phê duyệt). Cơ chế quản lý, điều
hành thực hiện bình ổn giá vẫn chưa có sự cải thiện nào đáng kể trên thực tế. Đã có
những đợt điều chỉnh tăng liên tiếp trong một thời gian ngắn với lý do giá xăng thế giới

tăng và sau đó, việc điều chỉnh giảm không đáng kể (ví dụ trong năm 2011, 2012).
Hình 7: Diễn biến giá dầu thế giới và giá xăng của Việt Nam năm 2011-2012

Nguồn: Theo Oilprice.net và tổng hợp giá dầu Việt Nam
Một khía cạnh khác của quản lý bình ổn giá xăng dầu là việc Chính phủ yêu cầu
doanh nghiệp trích lập Quỹ bình ổn. Quỹ bình ổn đã có từ rất sớm, trước những năm 2000
và do Ban vật giá Chính phủ quản lý. Sau đó, vì hoạt động không hiệu quả nên Quỹ bị
hủy bỏ. Hiện nay, việc hình thành Quỹ được tái thực hiện theo quy định tại Nghị định
84/2009/NĐ-CP và Thông tư 234/2009/TT-BTC. Mức trích lập và thời điểm trích lập đều
được Bộ Tài chính tính toán dựa trên những biến động của thị trường và có thông báo đến
các doanh nghiệp đầu mối thực hiện. Thực chất, nguồn trích lập vào Quỹ bình ổn cấu
thành nên giá bán xăng dầu. Do đó, điều này cũng giống như người mua mất thêm tiền để
11


bình ổn giá cho mình trong tương lai. Hay chính xác hơn là việc kéo sự tăng giá trong
tương lai về hiện tại. Cho tới thời điểm hiện nay, Quỹ bình ổn xăng dầu vẫn được cho là
hoạt động thiếu công khai, minh bạch và việc hình thành và duy trì Quỹ này không có
mấy tác dụng đối với mục tiêu chính là bình ổn giá.
Bên cạnh đó, trong diễn biến giá xăng dầu thế giới giảm mạnh năm 2014, giá xăng
dầu trong nước sau đó cũng điều chỉnh giảm theo trong nhiều đợt từ 25.640 đồng/lít
xuống 17.880 đồng/lít2 – điều này đã góp phần ổn định đáng kể giá cả thị trường xăng
dầu nói riêng, các mặt hàng và dịch vụ khác và thị trường nói chung. Tuy nhiên, vào đầu
năm 2015, Bộ Tài chính có một động thái khác là tăng thuế nhập khẩu (và sau đó là tăng
thuế bảo vệ môi trường từ 1000 đồng/lít lên 3000 đồng/lít từ 1/5/2015) đối với mặt hàng
này với lý do giảm mức thâm hụt ngân sách nhà nước do giá xăng dầu thế giới giảm.
Điều này cũng đồng nghĩa với việc chặn sự lan tỏa do giá xăng dầu thế giới giảm đến nền
kinh tế, vì xăng dầu giảm sẽ lan tỏa đến ngành vận tải và các ngành khác trong nền kinh
tế, từ đó dẫn tới tổng giá trị gia tăng (GDP) của nền kinh tế tăng lên và có thể nói động
thái này có thể đã đi ngược lại mục tiêu bình ổn giá không chỉ của mặt hàng này mà còn

tất cả các mặt hàng được sản xuất trong nước. Nguy hiểm hơn nữa là nó có thể chặn đà
tăng trưởng của nền kinh tế.
Ngoài ra, những câu chuyện “giá xăng giảm nhưng cước vận tải không giảm” như
thời gian qua cũng cho thấy không chỉ là vấn đề điều hành mà còn cho thấy các doanh
nhân Việt Nam có cái nhìn rất ngắn và mang tính chộp giật, một bức tranh phản ánh tình
trạng “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược” thiếu nhất quán và thiếu sự phối hợp để tạo thành
một mặt bằng giá cả chung có lợi cho người sản xuất và tiêu dùng. Chỉ sau khi dư luận
thực sự lên tiếng bày tỏ bức xúc với những tình trạng bất hợp lý của giá cả một cách hiển
nhiên, các cơ quan chức năng mới họp bàn và lại buộc “vào cuộc” áp chế bằng các biện
pháp hành chính. Biện pháp này thực tế không mang lại hiệu quả, ví dụ như các tuyến xe
Hải Phòng – Hà Nội chỉ giảm giá khoảng 6% trong vòng 5 tiếng lúc có đoàn kiểm tra, sau
2

Trong năm 2014, dưới áp lực giảm giá quá mạnh của xăng, dầu thế giới, giá xăng, dầu trong nước cũng đã buộc
phải điều chỉnh giảm theo với tổng cộng 12 lần. Cụ thể: (1) Ngày 28/7, xăng lần đầu tiên giảm giá trong năm với
mức 330-350 đồng/lít. Trong đó, xăng RON 92 giảm 330 đồng /lít từ 25.640 đồng/lít còn 25.310 đồng/lít; (2) Ngày
7/8, lần thứ hai xăng giảm giá theo chu kỳ với mức 500 đồng/lít. Xăng RON 92 giảm từ 25.310 đồng/lít còn 24.810
đồng/lít; (3) Ngày 18/8, xăng RON 92 lần thứ 3 giảm giá 600 đồng/lít về mức 24.210 đồng/lít; (4) 12 giờ trưa ngày
29/8, xăng lại giảm 470 đồng/lít. Mức giá mới của xăng RON 92 là 23.740 đồng/lít; (5) Đến ngày 9/9, xăng tiếp tục
giảm 30 đồng lít về mức 23.710 đồng/lít với xăng RON 92 (6) Chiều 30/9, xăng RON 92 giảm nhẹ 150 đồng/lít về
mức 23.560 đồng/lít; (7) 12 giờ trưa 13/10, xăng lại giảm 670 đồng xuống còn 22.890 đồng/lít; (8) Từ 18 giờ ngày
23/10, giá xăng tiếp tục giảm 550 đồng/lít, xuống chỉ còn 22.340 đồng/lít; (9) 11 giờ sáng (7/11), xăng lần thứ 9 liên
tục giảm giá khi rẻ thêm 950 đồng/lít. Giá xăng RON 92 chỉ còn 21.390 đồng/lít; (10) Từ 11 giờ (22/11), xăng lần
thứ 10 giảm giá. Giá xăng RON 92 cùng giảm mạnh 1.140 đồng/lít, về mức 20.250 đồng/lít; (11) Từ 13 giờ trưa
(6/12), với mức giảm 320 đồng/lít, lần đầu tiên trong năm giá xăng dưới mức 20.000 đồng/lít. Cụ thể RON 92 còn
19.930 đồng/lít; (12) 15 giờ chiều (22/12), xăng lần thứ 12 liên tiếp giảm giá với mức kỷ lục từ trước đến nay 2.050
đồng/lít. Xăng RON 92 còn 17.880 đồng/lít.

12



5 tiếng đồng hồ thì đâu lại hoàn đó. Đây không chỉ là vấn đề điều hành mà sâu sa hơn, đó
là vấn đề văn hóa kinh doanh và đạo đức kinh doanh.
Sau 14 lần xăng dầu liên tiếp giảm giá: Cước vận tải không giảm
Khi nhiên liệu giảm giá liên tiếp thì một trong các ngành sử dụng mặt hàng này
nhiều nhất là ngành vận tải vẫn “vô tư” giữ nguyên mức cước, trong khi trước đó,
với những lần xăng dầu tăng giá, cước này cũng nhanh chóng tăng theo.
Theo niêm yết của Bến xe Miền Đông (thành phố Hồ Chí Minh), đơn vị hiện có
175 tuyến xe đi các tỉnh trong cả nước, gồm 207 doanh nghiệp (DN) đăng ký hoạt
động. Trong số này mới có khoảng 100 DN thông báo giảm giá cước vận tải hành
khách (HK), mức dao động từ 5-10% (tính tới ngày 13/1/2015).
Tại Hà Nội, theo đại diện Công ty CP bến xe Hà Nội, tính đến nay (27/1/2015),
sau 15 lần xăng dầu giảm giá với mức giảm gần 10.000 đồng, nhưng mới chỉ có
38 đơn vị trong tổng số hơn 100 đơn vị vận tải tiến hành giảm giá cước vận tải.
(Nguồn: Tổng hợp từ các báo)

2.2. Điện
Điện là mặt hàng thuộc diện bình ổn giá nhưng cách quản lý giá điện của Nhà
nước trong những năm qua vẫn theo cơ chế quan liêu và độc quyền với những vấn đề
tương tự hoặc thậm chí nghiêm trọng hơn mặt hàng xăng dầu.
Theo Luật Điện lực năm 2004, biểu giá bán lẻ điện cho Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt. Cơ quan điều tiết điện lực giúp Bộ trưởng Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công
thương) xây dựng biểu giá bán lẻ. Sau này, Luật Điện lực sửa đổi, bổ sung được Quốc hội
thông qua 20/11/2012, có hiệu lực 1/7/2013 đã có những thay đổi trong quy định về giá
điện. Cụ thể, giá bán lẻ điện do đơn vị bán lẻ điện xây dựng căn cứ khung giá của mức
giá bán lẻ điện bình quân, cơ chế điều chỉnh giá và cơ cấu biểu giá bán lẻ điện do Thủ
tướng Chính phủ quy định phù hợp với cấp độ phát triển của thị trường điện lực (trừ giá
bán điện ở nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo có những ưu đãi riêng). Bộ Công
thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng khung giá của mức giá bán lẻ điện
bình quân, cơ chế điều chỉnh giá và cơ cấu biểu giá bán lẻ điện trình Thủ tướng Chính

phủ quyết định. Việc điều chỉnh giá bán lẻ điện phải được thực hiện công khai, minh bạch
về sự biến đổi của các yếu tố cấu thành liên quan đến việc điều chỉnh giá. Nhà nước sử
dụng các biện pháp để bình ổn giá bán điện phù hợp với quy định của pháp luật về giá.
Bên cạnh đó, Luật Giá đã đưa ra một số nguyên tắc cụ thể định giá bán điện trong
Chương I, Điều 4 như sau:
- Mức giá bán lẻ điện bình quân là giá bán điện được xác định theo nguyên tắc
tính tổng chi phí sản xuất, kinh doanh và mức lợi nhuận hợp lý bình quân cho 01 kWh
điện thương phẩm trong từng thời kỳ, được sử dụng cùng với cơ cấu biểu giá bán lẻ điện
để tính giá bán lẻ điện cụ thể cho từng đối tượng khách hàng sử dụng điện.
13


- Khung giá của mức giá bán lẻ điện bình quân là khoảng cách giữa mức giá tối
thiểu và mức giá tối đa của mức giá bán lẻ điện bình quân.
- Cơ cấu biểu giá bán lẻ điện là bảng kê các mức giá cụ thể hoặc tỷ lệ phần trăm
(%) của mức giá bán lẻ điện bình quân để tính giá bán lẻ điện cụ thể cho từng đối tượng
khách hàng sử dụng điện.
Tuy nhiên, có thể thấy việc cung cấp điện qua nhiều năm vẫn hoàn toàn độc quyền
thuộc về Tập đoàn Điện lực Việt Nam – EVN. Chính vì vậy, phương pháp xây dựng biểu
giá điện hiện nay chủ yếu dựa trên chi phí thống kê hoạch toán giá thành của EVN. Hàng
năm căn cứ kết quả kiểm tra, tính toán giá thành SXKD điện năm tài chính, tình hình sản
xuất kinh doanh của EVN và tình hình kinh tế - xã hội, Bộ Công Thương chủ trì phối hợp
với Bộ Tài chính xem xét điều chỉnh giá bán điện bình quân. Như vậy, giá bán điện vẫn
chưa thực sự vận hành và tự điều chỉnh theo cơ chế thị trường mặc dù đã có những thay
đổi trong khuôn khổ pháp lý. Chính vì vậy, đã có câu chuyện EVN tính cả các chi phí
phát sinh vô lý vào giá điện3.
Hình 8: Giá điện qua các lần điều chỉnh, giai đoạn 2009-2015

Nguồn: Tổng hợp qua các lần điều chỉnh
Giá điện ở Việt Nam, từ năm 2000 đến nay đã qua nhiều lần tăng giá. Chỉ tính từ

năm 2009, giá điện có những lần tăng giá liên tiếp và sau mỗi lần điều chỉnh chỉ có tăng,
3

Kết luận của Thanh tra Chính phủ (TTCP) về việc chấp hành quy định pháp luật trong quản lý, sử dụng
vốn tài sản tại Tập đoàn điện lực VN (EVN) cho biết, trong quá trình đầu tư các dự án nguồn điện, EVN
đã đưa nhiều khoản chi phí vô lý để tính vào giá bán điện. Cụ thể, qua kiểm tra, 6 dự án của EVN có sử
dụng hơn 355.000 m2 đất để xây dựng nhà ở cho cán bộ công nhân viên gồm nhà biệt thự đơn lập, song
lập, sân tennis, bể bơi v.v… với tổng giá trị gần 600 tỉ đồng, được Bộ Công thương và EVN thống nhất
đưa vào khoản mục “khu nhà quản lý vận hành và sửa chữa” nằm trong tổng mức đầu tư của các dự án
nguồn điện. Những khoản chi phí này sau đó được đưa vào tính trong giá bán điện (2013).
14


chưa hề giảm (tuy có thời điểm chi phí đầu vào giảm đáng kể). Đặc biệt, năm 2011, giá
được điều chỉnh tăng 2 lần: ngày 01/3/2011 tăng 15,28% so với năm 2010, ngày
20/12/2011 tăng 5%, ngày 01/7/2012 tăng tiếp 5%. Năm 2012, giá cũng được điều chỉnh
tăng 2 lần vào 1/7/2012 và 22/12/2012, mỗi lần tăng trung bình 5%, đưa giá bán điện bình
quân từ mức 1.369 đồng/KWh lên 1.437 đồng/KWh (chưa tính thuế VAT).
Năm 2013, giá được điều chỉnh tăng ngày 1/8/2013 thêm 5%, đưa giá bình quân
lên 1509 đồng/KWh. Đặc biệt, Quyết định số 69/2013 của Thủ tướng về cơ chế điều
chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân ngay sau đó còn cho phép EVN không còn những
lần tăng giá 5% mà sẽ tăng tối thiếu 7%. Trong năm 2014, mặc dù giá điện bán lẻ bình
quân không tăng nhưng từ ngày 1/6/2014, có một số thay đổi đối với các đối tượng được
hưởng ưu đãi giá bán điện như: mức giá bán lẻ điện sinh hoạt cho hộ nghèo và thu nhập
thấp bị bãi bỏ; mức giá bán lẻ điện cho kinh doanh và khối hành chính sự nghiệp giảm
nhẹ. Mới đây nhất, giá điện đã được điều chỉnh tăng thêm 7,5% lên mức bình quân 1622
đồng/kw. Có thể thấy Giá bán điện ban hành qua các kỳ điều chỉnh còn chưa thuyết phục,
mang nặng cơ chế hành chính, thiếu cơ sở khoa học, thiếu minh bạch và thuyết phục.
Bên cạnh đó, cách tính lũy kế đặc thù của giá điện cũng cho thấy cơ chế giá có lợi
nhiều hơn cho người sản xuất và kinh doanh điện chứ lợi ích không thuộc về người tiêu

thụ. Theo đó, tính từ ngày 01/06/2014, giá bán lẻ điện sinh hoạt có 6 bậc với mức giá
tương ứng với từng bậc từ bậc 1 - bậc 6 lần lượt là 1.388 đồng/kWh; 1.433 đồng/kWh;
1.660 đồng/kWh; 2.082 đồng/kWh; 2.324 đồng/kWh và 2.399 đồng/kWh. Thông thường,
điện tiêu thụ trong các gia đình sẽ tính tới bậc 3 hoặc 4.
Và cũng theo nhiều nghiên cứu, trong điều kiện KT-XH, hoạt động của các doanh
nghiệp, thu nhập người dân hiện tại và nguồn tài nguyên đa dạng cho sản xuất điện, giá
bán điện hiện nay ở Việt nam không phải là thấp. Tính chất bình ổn của giá điện trong
những năm vừa qua không cao, làm tăng gánh nặng chi tiêu cho người dân và chi phí sản
xuất cho các doanh nghiệp. Đặc biệt đáng chú ý là những tuyên bố điều chỉnh tăng giá
điện luôn được đưa ra vào thời điểm cuối tháng 12 mỗi năm (và thường trong bối cảnh
chỉ số lạm phát của năm được công bố không quá căng thẳng). Đây có thể là một chủ đích
nhằm giảm sự chú ý và bức xúc của người dân trước nỗi lo tăng giá sắp tới.
2.3. Sữa trẻ em dưới 6 tuổi
Việt Nam được đánh giá là thị trường tiêu thụ sữa tiềm năng. Mặt hàng sữa cho trẻ
em dưới 6 tuổi thuộc diện bình ổn giá nhưng trong cơ chế quản lý lỏng lẻo, sữa cho trẻ
em dưới 6 tuổi cũng đã là mặt hàng có những đợt tăng giá sốc. Thấm chí, nhiều đánh giá
năm 2009 đã cho rằng giá sữa tại Việt Nam đắt nhất thế giới (theo một báo cáo của
Chương trình giảng dạy Fulbright). Điều đó cho thấy sự yếu kém trong quản lý giá của
nhà nước đối với những mặt hàng thuộc diện bình ổn giá trong những năm qua.
15


Có một đặc điểm là cho dù một số nhà sản xuất sữa trong nước như Vinamilk,
Nutifood có thị phần sữa bột và sữa nước lớn nhưng nguyên liệu và công nghệ sản xuất
chủ yếu là nhập khẩu. Chính vì vậy, giá sữa bán ra thị trường phụ thuộc nhiều vào giá sữa
nguyên liệu của thế giới. Thị trường sữa cho trẻ dưới 6 tuổi bao gồm sữa bột và sữa nước
trong những năm gần đây gần như bị cạnh tranh gay gắt bởi các hãng sữa ngoại lớn như
Mead Jonhson, Abbott, Dutch Lady (Freisland Campina), Dumex, Nestlé, các nhãn hiệu
Gallia, Nutriben của Pháp, Aptamin của Anh, Đức, Meiji của Nhật v.v… Riêng đối với
sữa bột, thị phần của các hãng sữa ngoại khoảng 75%4 nên các hãng sữa ngoại đã có

nhiều “chiêu thức” nâng giá sữa một cách thiếu kiểm soát, thao túng kéo các mặt hàng
sữa bột trong nước tăng theo và có thời điểm các cơ quan quản lý đã không thể kiểm soát
để bình ổn giá được mặt hàng này.
Khi giá sữa bột thế giới tăng đột biến năm 2006, 2007, 2008, giá sữa bột trong
nước theo đó có nhiều đợt tăng năm 2008 và 2009. Các đợt tăng giá đặc biệt nổi bật vào
các năm gần đây như 2012, 2013 và đầu năm 2014. Ví dụ như năm 2013 có 6 đợt tăng giá
sữa. Mỗi đợt 7-9%, cá biệt có hãng đã tăng giá đến 15%. Giá sữa đã trở thành nỗi ám ảnh
“choáng váng” của người dân. Những đánh giá sau mỗi đợt tăng giá là: giá sữa tăng phi
mã, giá sữa tăng “vô tội vạ”, quản lý giá sữa buông xuôi, người tiêu dùng “đốt” tiền mua
sữa v.v… Đặc biệt, có sự chênh lệch rất lớn giữa giá nhập khẩu và giá bán lẻ của chính
mặt hàng sữa đó trên thị trường.
Hình 9: So sánh giá sữa khai báo với các cơ quan hải quan và giá bán lẻ

Về khía cạnh quản lý nhà nước đối với thị trường sữa cho trẻ em dưới 6 tuổi, đã có
nhiều văn bản pháp lý được ban hành quy định quản lý giá mặt hàng này cũng như nhà
4

Đối với sữa nước, mặt bằng giá có vẻ ít căng thẳng hơn khi thị phàn lớn thuộc về Vinamilk với 48.7%,
những nhãn hàng khác trong nước cũng chiếm thị phàn cao như TH True Milk, Mộc Châu, Ba Vì,
Dalatmilk, Lothamilk, Nutifood. Còn lại khoảng 25.7% thuộc về Dutch Lady (Freisland Campina) – tính
đến giữa năm 2013. Tuy nhiên, những đợt tăng giá sữa nước trong các năm gần đây như 2012, 2013 cũng
đẩy mặt bằng sữa nước lên cao và không có quá trình điều chỉnh giảm cho tới hiện nay.
16


nước đưa mặt hàng này vào Danh mục thuộc diện bình ổn giá. Đặc biệt, quyết định về
việc đăng ký và quy định giá, bao gồm cả mặt hàng sữa được Bộ Tài chính đưa ra tại
Thông tư 122/2010/TT-BTC ngày 12 tháng 8, năm 2010 cho phép: (i) cơ quan quản lý có
thể đặt những mức giá tối đa và tối thiểu hoặc những khung giá; (ii) các nhà sản xuất, các
nhà phân phối và các cửa hàng bán lẻ phải đăng ký giá khi đưa hàng ra thị trường và bất

kỳ khi nào giá thay đổi; (iii) các doanh nghiệp sản xuất, các đại lý bán sỉ và cửa hàng bán
lẻ được yêu cầu phải cung cấp thông tin về chi phí sản xuất cho Bộ Tài chính; (iv) chi phí
quảng cáo và khuyến mãi không được vượt quá 10% tổng chi phí. Sau đó, nhiều Thông
tư, Chỉ thị của các cơ quan quản lý như Bộ Tài chính, Bộ Y tế được ban hảnh nhưng có
vẻ, kẽ hở trong quản lý giá sữa vẫn quá lớn và các doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng
này dường như có nhiều biện pháp để đối phó khá dễ dàng với các quy định này.
Kẽ hở ở đây có thể kể đến như: doanh nghiệp được yêu cầu đăng ký giá với các cơ
quan quản lý chứ chưa đưa ra yêu cầu bắt buộc phải báo cáo cơ chế hình thành giá, kiểm
toán giá và thông báo giá kiểm toán đó cho Nhà nước mỗi khi muốn tăng giá. Như vậy,
Nhà nước không thể quản lý được chính xác mức độ tăng giá của doanh nghiệp có hợp lý
hay không. Bên cạnh đó, việc nhập khẩu sữa phần lớn là doanh nghiệp tư nhân không
chịu sự quản lý trực tiếp của nhà nước nên giá kê khai, đăng ký chỉ là giá bán buôn, rất
khó kiểm soát giá bán lẻ tới người tiêu dùng. Sự phối hợp giữa Bộ Tài chính, Bộ Công
thương và Bộ Y tế còn quá yếu kém, nhiều khi là “đùn đẩy” trách nhiệm cho nhau.
Những quy định chưa rõ ràng và chặt chẽ của Luật Giá và Luật Cạnh tranh đối với mặt
hàng sữa5. Hoặc để đối phó với những quy định của nhà nước, các hãng sữa đã thay tên
sản phầm (từ sữa bột thành “sản phẩm dinh dưỡng”), thay đổi trọng lượng hàng hóa v.v…
Giá sữa thực sự chỉ ngừng tăng và điều chỉnh giảm khi các cơ quan quản lý có biện
pháp quyết liệt và mạnh tay từ Quyết định số 1079/QĐ-BTC của Bộ Tài chính ngày 20
tháng 05 năm 2014. Theo đó, Bộ Tài chính áp mức giá tối đa (áp trần) bán buôn và bán lẻ
cho 25 sản phẩm sữa điển hình. Các sản phẩm khác phải được định giá căn cứ vào mức
giá tối đa của sản phẩm cùng loại trong danh mục. Tiếp theo, Nghị định số 100/2014/NĐCP ngày 6/11/2014 của Chính phủ quy định về kinh doanh và sử dụng sản phẩm dinh
dưỡng dùng cho trẻ nhỏ, bình bú và vú ngậm nhân tạo đã quy định "Nghiêm cấm quảng
cáo sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ dùng cho trẻ em dưới 24 tháng tuổi, thức ăn bổ sung
cho trẻ em dưới 06 tuổi...". Thị trường sữa có vẻ lắng dịu.
Tuy nhiên, sau đó, với nhiều hình thức lách Luật và các quy định dưới Luật, các
hãng sữa vẫn “ngang nhiên” tăng giá và giá còn tăng rất mạnh vào đầu năm 2015 mặc dù
giá nguyên liệu giảm. Hình thức điển hình nhất là việc thay đổi tên và nhãn mác sản
5


Luật Giá thay đổi định nghĩa về “Sữa” dẫn tới bất hợp lý trong quản lý giá. Luật Cạnh tranh quy định
việc can thiệp của Nhà nước đối với các doanh nghiệp có thị phần từ 30% trở lên khi doanh nghiệp đó ấn
định giá bất hợp lý nhưng lại mâu thuẩn với Nghị định hướng dẫn v.v…
17


phẩm để sản phẩm nằm ngoài danh mục áp giá. Dường như, mọi biện pháp quản lý đều
đang trở nên bất lực.
2.4. Phân bón
Phân bón là một trong 14 mặt hàng quan trọng thuộc danh mục nhà nước bình ổn
giá theo Nghị định số 170/2003/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ quy
định chi tiết thi hành Pháp lệnh Giá và được sửa đổi bổ sung tại Nghị định 75/2008/NĐCP ngày 9/6/2008. Phân bón còn được xếp là mặt hàng kinh doanh có điều kiện theo
Nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12/6/2006 quy định chi tiết Luật thương mại về hàng
hóa, dịch vụ cấm kinh doanh; hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh; hàng hóa, dịch vụ
kinh doanh có điều kiện.
Trên thực tế, năng lực sản xuất phân bón trong nước cũng khá tốt (năng lực sản
xuất phân vô cơ là 80% nhu cầu sử dụng và đáp ứng đủ cho thị trường trong nước và còn
hướng tới xuất khẩu). Giá phân bón được quản lý theo cơ chế thị trường có sự điều tiết
của Nhà nước. Doanh nghiệp tự định giá, tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh, thực
hiện đăng ký giá theo quy định. Nhà nước sử dụng các biện pháp cần thiết theo quy định
của pháp luật để bình ổn giá. Chính vì vậy, nhìn chung giá phân bón của các nhà sản xuất
trong nước tương đối ổn định và có tình trạng giá giảm 17-20% năm 2013, 2014.
Tuy nhiên, giá phân bón lại có một số vấn đề khác phát sinh như:
Có sự chênh lệch rất lớn giữa giá sản xuất và giá bán đến tay nông dân. Nguyên
nhân chính là do khâu phân phối bất hợp lý, chồng chéo, nhiều cầu –cấp, lũng đoạn giá,
đẩy giá lên thêm khoảng 25%.
Tình trạng phân bón giả, kém chất lượng ngày một lan tràn phổ biến khiến việc
quản lý về giá rất khó khăn, các nhà phân phối trong nước lại dựa vào giá của các loại
phân nhập khẩu để xác định giá bán cuối cùng nên cũng đã đẩy giá lên.
Bên cạnh đó, tuy có nhiều văn bản pháp luật quy định cho quản lý thị trường

phân bón nhưng việc phân công trách nhiệm quản lý cả về chất lượng và giá lại chồng
chéo, phân tán, không thống nhất.
2.5. Thuốc chữa bệnh thiết yếu
Đối với thuốc chữa bệnh thiết yếu, sau khi có Pháp lệnh Giá và Nghị định số
170/2003/NĐ-CP về quy định chi tiết việc thi hành một số điều của Pháp lệnh Giá, Chính
phủ đã ban hành Nghị định số 120/2004/NĐ-CP ngày 12 tháng 05 năm 2004 về quản lý
giá thuốc phòng, chữa bệnh cho người trong đó quy định rõ “Nhà nước sử dụng các biện
pháp cần thiết để bình ổn giá, định giá một số thuốc thiết yếu nhằm bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của người tiêu dùng, của các cơ sở sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh thuốc
và lợi ích của Nhà nước”. Nghị định đã quy định chi tiết việc quản lý giá và niêm yết giá
bán buôn và bán lẻ thuốc.
18


Việc quản lý giá thuốc được chỉ thị cho Bộ Y tế. Bộ Y tế cũng đã ban hành danh
mục các loại thuốc chữa bệnh thiết yếu thuộc diện bình ổn giá. Kèm theo đó, Bộ Y tế đã
quy định luôn những doanh nghiệp cung ứng danh mục thuốc này. Nhưng việc cung ứng
thuốc bình ổn như thế nào và đến đâu thì không có quy định rõ. Chính vì vậy, các doanh
nghiệp được chỉ định, nếu không được kiểm soát tốt, sẽ có cơ hội thanh lý hàng tồn kho,
hàng cận đát hoặc kém chất lượng. Cách phân công trách nhiệm thực hiện cho Bộ Y tế
được xem là “vừa đá bóng, vừa thổi còi”. Trong khi đáng ra chịu trách nhiệm quản lý giá
phải là Bộ Tài chính.
Ngoài ra, với cơ chế đấu thầu thuốc tại các cơ sở y tế hiện nay cũng như việc quản
lý quá lỏng lẻo thị trường bán lẻ thuốc, thị trường thuốc vẫn là một thị trường khá lộn
xộn, giá cả được xác định tùy tiện và giá thuốc bán đến tận tay người tiêu dùng vẫn cao
so với giá thế giới, thị trường thuốc vẫn là một thị trường siêu lợi nhuận cho người kinh
doanh.
2.6. Lúa gạo
Lúa gạo là hàng hóa khá đặc thù và đặc trưng của Việt Nam. Khác với những hàng
hóa thiết yếu nêu trên, người dân Việt Nam (70%) sản xuất lúa gạo để tự tiêu dùng hoặc

bán ra thị trường. Cho dù sản lượng có khác nhau qua các năm phụ thuộc vào các yếu tố
tự nhiên nhưng nhìn chung, lúa gạo chưa bao giờ trở nên khan hiếm với toàn thể người
dân mà nước ta đã trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới. Trong những năm
qua, nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật, sản lượng lúa gạo luôn tăng hàng năm và đảm bảo
tốt an ninh lương thực trong nước cũng như trong khu vực.
Tuy nhiên, trong những năm qua, chính vì đã ổn định và dần tăng được sản luợng,
người nông dân lại luôn đứng trước những nguy cơ thua thiệt về giá lúa gạo bán ra do hệ
thống thu mua lúa gạo còn nhiều yếu kém và sự liên kết giữa người nông dân với các
doanh nghiệp đầu mối thu mua còn chưa hiệu quả. Hiện tượng “được mùa, rớt giá” trở
thành hiện tượng phổ biến, đặc biệt khi người thu mua trực tiếp luôn tìm cách ép giá
người nông dân. Người nông dân luôn đối diện với tình trạng: ngay sau khi thu hoạch,
cùng một thời điểm, do nhu cầu tiêu dùng cho sản xuất và nhu cầu tiêu dùng cho cuộc
sống của chính người dân (mua vật tư, phân bón, giống, phục vụ chu kỳ sản xuất tiếp theo
và các hàng tiêu dùng hàng ngày) buộc họ phải đưa thóc, gạo ra bán; bất luận giá trên thị
trường cao hay thấp, dẫn đến cung vượt quá cầu tại thời điểm đó, gây ra giá thóc gạo
giảm, thậm chí có thời điểm giảm thấp hơn chi phí sản xuất, người sản xuất bị lỗ nhưng
họ không thể giữ sản phẩm của mình lại để chờ khi giá trên thị trường tăng mới đưa sản
phẩm ra bán. Nổi bật nhất cho tình trạng này là tại vựa lúa gạo lớn nhất cả nước, đồng

19


bằng sông Cửu Long. Người nông dân thường bán được giá cao vào vụ Đông Xuân
nhưng thường bị ép giá vào vụ Hè - Thu.
Trước thực trạng trên, Chính phủ cũng đã có một số biện pháp hỗ trợ người nông
dân như chi từ nguồn ngân sách đầu tư cho nông nghiệp, hỗ trợ thuế, hỗ trợ tín dụng và
hỗ trợ giá (thực hiện trợ giá giống từ năm 2007 đến 2009). Từ năm 2009, Bộ Tài chính đã
xây dựng đề án Chính sách hỗ trợ của Nhà nước đề bình ổn giá thị trường thóc gạo Việt
Nam. Năm 2010, Chính phủ ban hành Quyết định số 993/QĐ-TTg ngày 30/6/2010, giao
Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn Hiệp hội lương thực

Việt Nam (VFA) tổ chức phân chỉ tiêu cho các doanh nghiệp (DN) mua tạm trữ 1 triệu
tấn gạo vụ hè thu năm 2010 với việc ngân sách Nhà nước sẽ hỗ trợ 100% lãi suất vay tiền
mua lúa gạo tạm trữ. Hoạt động thu mua tạm trữ này tiếp tục được thực hiện vào các năm
tiếp theo nhằm mục tiêu đảm bảo cho nông dân có lãi ít nhất 30% trên chi phí sản xuất.
Tỷ lệ thu mua, tạm trữ đạt rất cao qua các năm (từ 80% trở lên).
Mặc dù vậy, theo đánh giá của nhiều chuyên gia, chính sách thu mua, tạm trữ lúa
gạo đã và đang thực hiện từ năm 2010 cho đến nay chưa thực sự giúp người nông dân
trồng lúa có lãi như mục tiêu ban đầu, chỉ ngăn giá lúa không giảm quá sâu chứ không có
tác dụng làm tăng giá cao. Giá lúa gạo có thể nhích lên khi chương trình tạm trữ bắt đầu
được khởi động nhưng chỉ đủ mức hòa vốn cho người nông dân. Hoặc thậm chí khi lợi
thế thu mua thuộc về doanh nghiệp, giá còn bị đẩy xuống thấp hơn khi các doanh nghiệp
chờ giá xuống thấp hẳn mới mua tạm trữ. Trong khi đó, doanh nghiệp có thể mua tạm trữ
được mức giá “hời” do được hỗ trợ từ Chính phủ nhưng do sự cạnh tranh gay gắt về giá
cả và chất lượng của gạo xuất khẩu từ các nước khác, xuất khẩu gạo nhiều khi bị ép giá
nên việc thu mua còn làm doanh nghiệp “vất vả” hơn. Chính vì vậy, hiệu quả chương
trình này được VFA đánh giá là giảm dần từ sau năm 2012 và các chuyên gia cũng chỉ ra
nhiều bất cập trong chương trình này như: sự lựa chọn thời điểm thực hiện hàng năm
chưa thích hợp, địa phương và doanh nghiệp chưa thực sự được quyền chủ động trong
việc triển khai thực hiện, tỉ lệ phân bổ không hợp lý, sự phối hợp giữa VFA và các địa
phương chưa tốt và đây cũng chỉ là biện pháp tình thế tạm thời v.v…
Ở đây có thể liên hệ tới trường hợp hỗ trợ giá lúa gạo của Thái Lan để thấy được
những thất bại trong việc can thiệp bằng các biện pháp trực tiếp mà ban đầu Chính phủ
cho rằng cần thiết và hiệu quả.

20


GẠO THÁI LAN VÀ CÂU CHUYỆN CỦA BÀ YINGLUCK
Năm 2011, một chương trình trợ cấp lúa gạo tưởng chừng rất đơn giản tại Thái Lan như
nhiều chương trình trợ cấp nông nghiệp khác được đưa ra. Nhưng sự đơn giản ban đầu đã

khiến ngân sách Thái Lan mất đi cả chục tỷ USD.
Bắt đầu từ năm 2011, chính phủ Thái Lan đã thu mua gạo của nông dân với giá cao hơn giá thị
trường nhằm tăng thu nhập cho nông dân, thực hiện lời hứa khi tranh cử của đảng Vì nước Thái.
Theo chương trình này, gạo của nông dân Thái Lan được chính phủ mua cao hơn giá thị trường tới
40%. Tại thời điểm đó, các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan thu mua mỗi kg gạo với giá 32,32 baht,
trong khi chỉ bán được với giá trung bình 10,20 baht/kg. Điều này có nghĩa cứ mỗi kg gạo trong
chương trình trợ giá được bán ra, chính phủ sẽ lỗ 22,12 baht. Theo ước tính, số tiền lỗ cho chương
trình trợ giá sẽ vào khoảng 500-700 tỷ baht trong cả nhiệm kỳ của Chính phủ.
Việc tính toán thời điểm áp dụng chính sách trợ giá lúa gạo của Thái Lan là một sai lầm lớn. Ngay
khi nước này bắt đầu trữ hàng lúa gạo, Ấn Độ nối lại xuất khẩu mặt hàng này sau một thời gian dài
tạm ngưng. Các nước nhập khẩu gạo lớn như Philippines do lo ngại về biến động giá gạo đã bắt
đầu sản xuất nhiều gạo hơn. Kết quả là, giá gạo thế giới giảm từ mức đỉnh hơn 1.000 USD/tấn vào
năm 2008 xuống ngưỡng hiện nay vào khoảng 390 USD/tấn. Với một kho gạo tạm trữ khổng lồ,
Chính phủ Thái Lan không thể bán được với mức giá nào gần sát với mức giá mua vào. Chưa có số
liệu chi tiết về mức bù lỗ cho chương trình, nhưng các dự báo đều đưa ra mức tỷ trọng rất lớn trong
tổng thu nhập quốc dân của Thái Lan. Thống đốc Ngân hàng Trung ương Thái Lan Pridiyathorn
Devakula ước tính, tổng mức thua lỗ của chương trình có thể lên tới 12 tỷ USD. Công ty CIMB
Securities tính toán, chính sách tạm trữ lúa gạo của Bangkok mỗi năm tiêu tốn 9,2 tỷ USD, tương
đương 2,5% GDP của nước này. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã từng phải lên tiếng bày tỏ quan
ngại về ảnh hưởng dài hạn của chương trình đối với nền kinh tế Thái.
Trong khi vẫn đang nợ tiền trợ cấp mua gạo của nông dân theo kế hoạch từ năm ngoái, ngày
11/2/2014, Chính phủ tuyên bố sẽ kết thúc chương trình trợ giá lúa gạo vì Chính phủ tạm quyền
của bà Yingluck không có thẩm quyền gia hạn chương trình. Tuyên bố này đã thổi bùng sự giận dữ
của hàng triệu nông dân Thái Lan. Trong lúc đó, những người biểu tình thuộc phe đối lập vẫn đang
tìm mọi cách ngăn cản các ngân hàng cho Chính phủ vay tiền trả nợ nông dân, kích động nông dân
tham gia biểu tình đòi Thủ tướng tạm quyền Yingluck từ chức.
(Nguồn: Tổng hợp từ các báo)

3. Đánh giá về việc bình ổn giá một số mặt hàng thiết yếu
Trước tiên, có thể nhận thấy trong những năm vừa qua, trước những đợt biến động

liên tiếp và khó lường ở thị trường trong nước cũng như thị trường thế giới của giá cả các
mặt hàng thiết yếu thuộc diện bình ổn giá do Chính phủ trực tiếp quản lý, chủ trương bình
ổn giá là hết sức thiết thực và những biện pháp thực hiện cũng đã phần nào kịp thời tác
động đến giá cả nhằm đưa giá hàng hóa về một mặt bằng bình ổn nhất định sau đó, không
làm giá cả có những biến động quá xấu và kéo dài làm ảnh hưởng tới đời sống của người
dân và nền kinh tế. Đối với những mặt hàng luôn có xu hướng tăng giá như xăng dầu,
điện, sữa bột, thuốc thông dụng, phân bón cây trồng v.v…, Chính phủ đã có nhiều biện
pháp khác nhau nhằm kiểm soát giá khi giá tăng tùy từng mặt hàng và thời điểm (bình ổn
giá lên). Đối với mặt hàng đặc thù như lúa gạo do người dân sản xuất nhưng giá không ổn
định và có những đợt xuống thấp khiến người sản xuất thua lỗ, Chính phủ cũng đã có
những biện pháp bình ổn như thu mua, tạm trữ với mức giá hợp lý (bình ổn giá xuống).
21


Tuy nhiên, có thể nhận thấy một số hạn chế trong việc thực hiện hệ thống chính
sách và biện pháp bình ổn giá một số mặt hàng thiết yếu đối với đời sống người dân do
Chính phủ trực tiếp chỉ đạo và các Bộ trực tiếp điều hành như sau:
- Việc kiểm tra, kiểm soát giá còn mang tính hình thức, hành chính, các Bộ,
ban, ngành còn lỏng lẻo hoặc chậm trễ trong việc đưa ra những biện pháp thực sự hữu
hiệu giúp bình ổn thị trường một cách bền vững. Mặc dù đã có một hệ thống các văn bản
pháp luật quy định cụ thể về chính sách, biện pháp bình ổn giá và các mặt hàng cụ thể
thuộc diện bình ổn nhưng trong những năm qua, dường như sự bất ổn chính của giá cả lại
tập trung vào những mặt hàng này. Điều này có thể xuất phát từ những nguyên nhân
khách quan nhưng cũng không thể phủ nhận nguyên nhân chủ quan là sự quản lý lỏng lẻo
của các cơ quan Nhà nước và có những thời điểm đã buông lỏng hoặc không có động thái
thực sự tích cực bình ổn thị trường. Sau đó, khi giá tăng bất thường hoặc khó kiểm soát,
những phản ứng kiểm soát giá lại lúng túng, bị động, đối phó hoặc bắt buộc phải sử dụng
các công cụ áp đặt, phi thị trường nhằm bình ổn giá trong một giai đoạn ngắn hạn nhất
định.
- Sự bất ổn về giá cả và những điều chỉnh tăng đột ngột (giá điện hoặc giá

xăng dầu) trong nhiều năm đã gây bức xúc trong xã hội, giảm niềm tin thực sự của người
dân vào các cơ quan điều hành giá. Bên cạnh đó, đôi khi vẫn có những giải thích khó
hiểu6 hoặc việc “đùn đẩy” trách nhiệm từ các Bộ, ban, ngành cho nhau7.
- Việc sử dụng các biện pháp hành chính can thiệp vào thị trường, điều chỉnh
giá còn là tư tưởng chủ đạo hiện nay đối với hầu hết các mặt hàng thuộc diện bình ổn giá
do Chính phủ điều hành, kể cả bình ổn giá lên và bình ổn giá xuống (như đã phân tích ở
các phần trên). Điều này có thể dẫn tới việc làm méo mó sự phát triển của thị trường theo
hướng cạnh tranh lành mạnh hoặc nghiêm trọng hơn là gây thất thoát, lãng phí lớn cho
ngân sách nhà nước.
- Chính sự chồng chéo của các quy định và chưa phân định rõ trách nhiệm,
quyền hạn và chế tài đối với các cơ quan quản lý và tham gia bình ổn giá nên sự phối hợp
giữa các cơ quan quản lý chưa tốt dẫn tới tình trạng lũng đoạn giá, đầu cơ giá. Có thể nói
những hiện tượng đầu cơ, tích trữ hay câu kết, độc quyền thâu tóm giá cả để vô hiệu hóa
các biện pháp bình ổn giá đã trở thành phổ biến. Điều này đã tạo điều kiện cho những
doanh nghiệp “sân sau”, có quan hệ kinh doanh chụp giật hoặc lợi dụng thế độc quyền áp
đặt thị trường. Ví dụ điển hình là các đại lý xăng dầu, các công ty phân phối sữa bột, các

6

Như việc tuyên bố “Giá điện tăng có lợi cho người dân”.
Như việc quản lý giá sữa, Bộ Tài chính và Bộ Công thương đã không xác định rõ được trách nhiệm của
mình.

7

22


công ty dược (thậm chí, trong một thời gian dài, các hãng sữa đã “làm mưa, làm gió” giá
cả sữa cho trẻ em nhưng “không ai làm gì” hoặc “không làm gì được” v.v…

- Chưa có một chế tài thực sự hữu hiệu đối với doanh nghiệp hoạt động kinh
doanh trong thị trường hàng hóa thiết yếu khi có những dấu hiệu vi phạm hoặc né, tránh,
lách các biện pháp thực hiện bình ổn giá. Điển hình là trường hợp các doanh nghiệp kinh
doanh sữa trẻ em dưới 6 tuổi. Những mức xử phạt hành chính hiện quá thấp so với lợi
nhuận các doanh nghiệp thu được.

23


PHẦN III
CHƯƠNG TRÌNH BÌNH ỔN GIÁ TẠI CÁC ĐỊA PHƯƠNG
1. Tổng quan về mục đích và yêu cầu của chương trình
Chương trình bình ổn giá bắt đầu được triển khai tại Hà Nội từ năm 2007, tại
thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2002 và tại một số thành phố lớn khác với mục tiêu góp
phần giữ ổn định thị trường, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn. Mục đích và yêu cầu cơ
bản của Chương trình bình ổn giá được đưa ra rất cụ thể và chi tiết:
Thứ nhất: Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia Chương trình chủ động về
nguồn vốn, kế hoạch chuẩn bị nguồn hàng, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh, tăng
cường mối liên kết giữa các doanh nghiệp sản xuất và giữa sản xuất với phân phối, giúp
doanh nghiệp chủ động được đầu ra, mạnh dạn đầu tư đổi mới công nghệ nhằm nâng cao
hiệu quả sản xuất, chất lượng sản phẩm, an toàn thực phẩm, đáp ứng tốt nhu cầu tiêu
dùng của người dân.
Thứ hai: Nhằm góp phần cân đối cung cầu hàng hóa, đáp ứng nhu cầu của người
dân, nhất là các mặt hàng thiết yếu; tạo cơ hội cho nhiều doanh nghiệp tham gia chương
trình bình ổn giá theo hình thức xã hội hóa, đồng thời mở rộng thêm các nhóm hàng bình
ổn giá; từ đó góp phần hạn chế tốc độ tăng giá, kiềm chế lạm phát, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, đảm bảo anh sinh xã hội trên địa bàn.
Thứ ba: Tăng cường đẩy mạnh đầu tư, phát triển, đa dạng hóa mạng lưới phân
phối nhằm đảm bảo hàng hóa trong Chương trình đến tay người tiêu dùng một cách thuận
lợi, nhanh chóng, trực tiếp; Tập trung phát triển trọng tâm tại các quận - huyện vùng ven,
ngoại thành, KCX - KCN, các chợ truyền thống trên địa bàn.

Thứ tư: Quản lý tốt và phát huy tối đa hiệu quả nguồn vốn nhà nước tạm ứng cho
doanh nghiệp thực hiện chương trình bình ổn giá.
Nhóm hàng bình ổn giá có tính chất sau:
- Có tính chất thiết yếu và nhu cầu sử dụng lớn đối với đời sống sinh hoạt hàng
ngày của người dân thành phố.
- Có tính nhạy cảm về cung cầu, giá cả nhưng khó chủ động về số lượng và nguồn
hàng cung ứng một cách ổn định.
- Các mặt hàng lương thực thực phẩm cân đối cung - cầu tại chỗ trên địa bàn còn
thiếu phải khai thác thu mua ở thị trường bên ngoài.
Tiêu chí lựa chọn DN về cơ bản qua các năm có điểm chung sau:
24


- Doanh nghiệp có quy mô kinh doanh lớn (vốn, hệ thống mạng lưới bán buôn, bán
lẻ, kho dự trữ, có năng lực và kinh nghiệm tổ chức nguồn hàng, phân phối) phù hợp với
nhóm hàng thuộc danh mục bình ổn; hoạt động kinh doanh có hiệu quả (qua các báo cáo
tài chính hoặc báo cáo kiểm toán 2 năm gần nhất, không có nợ xấu, nợ quá hạn…).
- Có lượng hàng hóa thuộc danh mục Bình ổn giá cung ứng cho thị trường với số
lượng lớn và xuyên suốt trong thời gian thực hiện chương trình.
- Có phương án tổ chức sản xuất, kinh doanh, tạo nguồn hàng, phát triển mạng
lưới bán lẻ đáp ứng được mục tiêu, nhiệm vụ bình ổn thị trường.
- Quy định doanh nghiệp có số lượng điểm bán hàng hoặc điểm cung ứng hàng
hóa bình ổn giá ổn định trên địa bàn. (Không áp dụng đối với doanh nghiệp sản xuất).
- Ưu tiên lựa chọn các doanh nghiệp có quá trình tham gia và thực hiện tốt các quy
định của Chương trình bình ổn trong các năm qua.
2. Chương trình bình ổn giá tại thành phố Hồ Chí Minh
Chương trình bình ổn giá bắt đầu được thực hiện từ năm 2002 đến nay và qua một
số giai đoạn. Giai đoạn 2002-2009 là giai đoạn thực hiện bình ổn giá vào những tháng cao
điểm trước, trong và sau Tết nguyên đán. Đặc điểm của chương trình bình ổn giá trong
giai đoạn này là: tập trung chủ yếu tại thời điểm Tết nguyên đán; Thành phố hỗ trợ vốn

(cho vay bằng tiền mặt từ các quỹ của Thành phố, sau đó Doanh nghiệp hoàn trả), có 2
Doanh nghiệp tham gia gồm Tổng công ty lương thực Sài Gòn và Công ty lương thực
Thành phố. Doanh nghiệp tự xác định mặt hàng thuộc lĩnh vực kinh doanh của mình để
mua dự trữ và cung ứng ra thị trường vào dịp cao điểm. Các năm sau đó, Thành phố chủ
động xác định nhóm mặt hàng thuộc diện được nhận vốn vay và tăng số lượng doanh
nghiệp tham gia cũng như chuyển cơ chế tạm ứng tiền sang cơ chế vay không lãi ủy thác
qua quỹ đầu tư phát triển đô thị. Các doanh nghiệp tham gia phải cam kết đảm bảo giá
bán phải thấp hơn giá bán của sản phẩm cùng loại trên thị trường ít nhất là 10% và giữ ổn
định, xuyên suốt trong thời gian thực hiện.
Từ năm 2010 trở đi, chương trình bắt đầu được thực hiện trong suốt cả năm và
trọng tâm là 2 nhóm mặt hàng chính, bao gồm: các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết
yếu (8 nhóm mặt hàng) và các mặt hàng phục vụ mùa khai trường. Đặc điểm của chương
trình bình ổn giá từ năm 2010 trở đi là: các doanh nghiệp cam kết giá bán luôn phải thấp
hơn giá thị trường 10%, khi thị trường tăng, giá hàng hóa không được điều chỉnh tăng và
khi thị trường giảm trên 5% thì doanh nghiệp phải điều chỉnh giảm. Các doanh nghiệp
tham gia dần chủ động tạo nguồn hàng đầu vào và đồng thời chủ động tìm kiếm các
nguồn vốn (dưới sự hỗ trợ và giới thiệu từ thành phố hoặc thậm chí có các doanh nghiệp
tự chủ động về vốn).
25


×