Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Lo trinh hoc TOEIC muc tieu 700+ (1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.67 KB, 5 trang )

LỘ TRÌNH ÔN THI TOEIC MỤC TIÊU 400 – 750
Để theo đuổi mục tiêu 700+ các bạn cần có một kiến thức nền tiếng anh nhất
định: nắm được các thì cơ bản trong tiếng anh, vốn từ vựng tương đối (ít nhất 3000
từ thông dụng trong tiếng anh). Lộ trình mình đưa ra chỉ có thể giúp các bạn định
hướng cách học và những vấn đề cần lưu tâm khi theo đuổi mục tiêu này, còn điểm
số sẽ được quyết định bởi mức độ chăm chỉ và quyết tâm của các bạn. Cùng lộ trình
mình đưa ra, mức độ luyện tập khác nhau sẽ cho thành quả khác nhau.
Trước tiên thì m sẽ điểm qua một vài vấn đề đối với các bạn đang trong tầm điểm
này.
 Listening - NGHE BẮT TỪ: là tình trạng các bạn không nghe được cả câu mà
chỉ nghe được một số từ trong câu, sau đó suy nghĩa rồi khoanh.
 Nguyên nhân:
- VỐN TỪ VỰNG CÒN KÉM nên nhiều từ thực sự không biết
- ĐỌC SAI ( nghĩa là cách các bạn phát âm từ đó bị sai) nên khi nghe đúng thì
không biết. Đây là tình trạng nhận diện được mặt chữ, vốn từ vựng khá nhưng do
phát âm sai nên kết quả vẫn thấp.
Bên cạnh đó thì do các bạn phát âm cuối ( ending sound) sai nên khi nối âm vào
thì mọi thứ trở thành một mớ bòng bong.
- GẶP VẤN ĐỀ VỀ TỐC ĐỘ: Thường thì một số bạn gặp khó khăn ở part II do
chưa kịp chuẩn bị gì thì câu hỏi đã đọc xong. M cũng gặp khó khăn ở part này vì
nghe nó cứ chộp giật, không nghe được câu hỏi thì khó có thể trả lời được.
Part III, IV có nhiều thời gian cho mình chuẩn bị hơn nhưng lại khá dài khiến các
bạn mệt và nhanh nản, dễ xao lãng. Mà một giây mơ màng là đi cả 3 câu luôn. Kiểu
được ăn cả ngã về không, một khi đã sai là sai rất nhiều.


 Reading:
 NGỮ PHÁP KHÔNG CHẮC nên thường mất điểm ở Part V, đặc biết là đối
với các câu lừa lọc, câu dài ( cái này đánh vào tâm lý khiến bạn bị ngợp).
 TỪ VỰNG KÉM: một số bạn sử dụng mẹo loại trong bài thì TOEIC nhưng đối
với các câu lựa chọn cùng một loại từ, các từ đó lại xuất phát từ cùng một gốc động


từ. Ví dụ cùng gốc consider có 2 tính từ considerate (chu đáo) và considerable (lớn,
đáng kể) nếu không nắm được nghĩa, dùng mẹo thì chắc là không ổn được. Hơn nữa
đã quyết tâm thực hiện mục tiêu này thì không nên phụ thuộc vào mẹo quá nhiều.
Và nếu từ vựng kém vựng kém thì part VII cũng gặp khó khăn. Kiểu câu hỏi một
đằng, hiểu một nẻo.
 KHẢ NĂNG TẬP TRUNG KÉM: khá nhiều bạn đọc ngữ pháp khá tốt nhưng
đọc part VII điểm lại thấp. Nguyên nhân là do khi làm part VII các b không thể tập
trung được lâu và làm mất khá nhiều thời gian. Điều này còn khiến các bạn thường
xuyên phân vân giữa các đáp án, sau đó chọn phương án sai.
Nếu các bạn thấy có những “bệnh” như trên thì tham khảo lộ trình của tớ nhé 
B1: RÀ SOÁT LẠI KIẾN THỨC NGỮ PHÁP. Bất cứ kiến thức nào các bạn còn
cảm thấy mơ hồ thì phải xem lại ngay và ghi chú lại. Để sau này khi học các cấu
trúc đặc biệt trong đề thi mình k bị nhầm lẫn, không bị loạn.
Các bạn có thể sử dụng cuốn Grammar In Use :
Tại đây nhé: ( M tìm rất nhiều chỗ mà cứ bị điền đáp án mờ mờ, may có được bản
này)
/>Hãy đề ra cho mình mỗi ngày thực hiện rà soát được bao nhiêu chủ điểm nhé.
Đừng đặt ra mục tiêu là dành 2 hay 3 giờ gì đó. Bạn sẽ quan tâm đến thời gian
chạy được nhiêu để còn nghỉ ngơi hơn là việc đã học được bao nhiêu.
Vì bạn mình khá rảnh nên việc thực hiện rà soát kiến thức ngữ pháp m để bạn ấy
làm trong 01 tuần. Mỗi ngày bạn ấy thường ra soát khoảng 20 chủ điểm ngữ pháp.
Và nếu hôm nào cảm thấy còn học được thì sẽ học thêm. Đừng quá gò bó bản thân
vào con số 20 nhé.


B2: CỦNG CỐ PHÁT ÂM: Ngày trước mình học thì theo hứng, có hôm học rất
nhiều có hôm lại rất ít, sau đó m thấy không hiệu quả lắm. Mình có điều chỉnh lại,
phân bổ đều đặn việc học và luyện tập âm thì thấy ổn hơn trước, ngày nào cũng
luyện tập nhưng k căng thẳng như lúc cố gắng học thật nhiều. Hiện tại, m để bạn m
học mỗi ngày 2 âm, sau khi học xong thì ghi âm lại và gửi cho mình phần phát âm

( âm và các từ có âm đó). Sau đó m sẽ sửa lại cho bạn ấy. Các bạn cũng có thể tự
kiểm tra cho m bằng cách nghe ghi âm. Lúc đầu nghe bản ghi âm của mình có thể
hơi ngu si, nhưng dần rồi sẽ quen. Học tiếng Anh thì đừng ngại nói nhé, và khi học
nên có 1 cái gương xem hình dạng miệng mình biến đổi có giống người ta không.
Học âm thì m học tại:
/>B3: HỌC BỔ SUNG TỪ VỰNG. Như các bạn có thể thấy ở trên, lý do khiến điểm
kém nào cũng có bóng dáng “Từ vựng”. M khuyên các bạn nên học lại kỹ bộ 600 từ
của Barron. Học lại kỹ nhé: nghĩa là hãy học nghĩa sát với đề thi, hiểu nghĩa tiếng
Việt rồi thì đọc thêm nghĩa bằng tiếng anh, đọc ví dụ trong sách và học lại cả cách
phát âm của từ. Sau khi học kỹ bộ này thì trong quá trình làm đề, các bạn sẽ còn bổ
sung được khơ khớ lượng từ nữa. M có biên soạn lại bộ 600 trên 1 web mở, có chọn
lọc lại nghĩa, hình ảnh minh họa nhưng mà phần ví dụ nó lại si đa là m mà thêm vào
thì nó không hiển thị nên đôi khi t phải viết chèn vào phần nghĩa. Các bạn nhớ để ý.
Trước đây m học 1 chủ đề/ ngày vì không áp lực thi cử gì cả. Tuy nhiên các bạn
chịu áp lực về thời gian thì nên điều chỉnh lại. Hiện tại m để bạn m học 2 chủ đề/
ngày. Cách 2 ngày m lại kiểm tra lại 1 lần. Thực hiện như một bài kiểm tra trên lớp.
Hình thức kiểm tra như thế nào thì tùy các bạn lựa chọn. (Viết nghĩa, nghe chép,
vấn đáp). Cách 1 tuần thì m chọn 1 số từ đã học trong cả tuần đó để kiểm tra ngẫu
nhiên.
Đối với các bạn tự học không có ai kèm cặp thì trên cái web này n cũng có phần
nghe chép chính tả, và kiểm tra lại phát âm. Nhưng đề nghị các thanh niên không
gian lận trong thi cử =))
Học bộ 600 KIỂU MỚI tại:

/>

B4: LUYỆN TỪNG PHẦN
M chọn từng phần của các bộ TOEIC khác nhau để làm. M nói trước là luyện từng
phần sẽ rất nhàm chán và vất vả.
Yêu cầu chung với luyện nghe: NGHE LOA NGOÀI. Các bạn có thể nghe tai nghe

thời gian đầu, nhưng sau đó bắt buộc phải chuyển sang nghe loa. Nghe tai nghe bạn
nghe được rõ hơn và mức độ tập trung cũng cao hơn. Nhưng đi thi bạn nghe loa nổi,
chưa kể loa cùi, hôm m đi thi thì nhà hàng xóm có bật cả nhạc nữa ( không to nhưng
đủ để làm m xao lãng :3 )
Part I: Luyện tranh
- Cho nghe trước ( có kèm từ gợi ý), sau đó chép script. Bạn nào không có người
kèm để soạn từ gợi ý thì XEM QUA script, gạch chân các từ mới, tra nghĩa.
- Nghe lại và tự chép script. Chép cả câu hoặc là ghi nội dung chính của câu
xuống.
- So sánh đối chiếu với script.
- Nghe lại ( có xem tranh nhé :D) và chọn đáp án.
Part II: Luyện trả lời câu hỏi ngắn.
Chép chính tả again :p. Đương nhiên vẫn phải thực hiện tuần tự như phần nghe
tranh.
Part III: Luyện nghe đoạn hội thoại 2 người.
Chép chính tả again :p. Tuần tự các bước. Nếu các bạn tìm được người đồng hành
thì sẽ tiện hơn trong phần này. Vì m có thực hành đoạn hội thoại đó. Một là cho đỡ
nhàm chán, hai là để luyện khả năng nói của cả hai. Mỗi ng đóng vai một nhân vật
trong bài nói cầm script đọc ^^
Part IV: Luyện đoạn hội thoại 1 người.
Chép chính tả, thực hiện đầy đủ các bước như part 1.
Part V, VI, VII thì không có cách nào lên điểm ngoài luyện tập nhiều lần.
Giai đoạn này các bạn có thể lựa chọn bộ 900A , BIG STEP 2,3.
Longman và Jim m thấy hơi khó hơn mức đề thi. Nên nếu luyện thì các b dùng mấy
quyển này trong luyện từng phần nhé.


B5: LUYỆN ĐỀ
Trước khi luyện đề các bạn nên tìm hiểu các bí kíp làm để TOEIC. Các bạn lên
mạng tìm vô cùng nhiều luôn. Hôm nào rảnh rảnh m cũng sẽ ngồi tổng hợp lại cho

những bạn sử dụng sau . Bước này mình chọn 900B và economy để luyện đề full.
Các bạn cần tuân thủ đúng thời gian 2 tiếng và thời gian cho từng phần, vừa để tăng
khả năng tập trung vừa để rèn luyện áp lực với thời gian.
Yêu cầu làm như thật  có in đề và answer sheet riêng. Nghe loa ngoài ( M nghĩ
các bạn nên dùng loa nổi chứ loa máy tính thì sợ không đủ to).
Mỗi ngày 2 đề full test. Sáng và Chiều.
Càng gần đến ngày thi thì m sẽ tập trung làm bài với thời gian m dự thi ( Ví dụ bạn
đk thi buổi sáng sẽ chuyên luyện đề buổi sáng, buổi chiều giải đề để bộ óc làm quen
với việc tập trung và hoạt động vào buổi sáng hơn). Cách ngày thi 1 ngày thì dừng
lại, đừng cố vì lúc đấy làm đề bạn sẽ cảm thấy kiểu hồi hộp đau ngực ý, mà n cũng
không giải quyết được gì.
B6: GIẢI ĐỀ
Bước này các bạn xem lại đáp án tính điểm và xem mình sai những câu nào và xem
luôn lại những câu khoanh bừa mà đúng.
Phần nghe: sai câu nào, nghe và chép lại câu đó (Part I, II) và chép lại cả bài ( part
III, IV )
Phần Ngữ pháp: xem các câu sai thuộc kiến thức ngữ pháp nào, nếu có thuộc các
dạng ngữ pháp đặc biệt thì cần ghi lại và HỌC.
Đọc hiểu: xem vấn đề là ở đâu
- Hiểu sai câu hỏi? ( do mình không biết từ hay có cấu trúc đặc biệt làm m hiểu sai
nghĩa câu hỏi). Nếu thuộc trường hợp này thì các bạn tra nghĩa và học từ mới, đồng
thời ghi chú lại cấu trúc đặc biệt. Nhưng thường thì m thấy câu hỏi Part VII không
quá đánh đố đâu. Chỉ sợ là các bạn bị thiếu thời gian, cuống quá nên đầu óc k chịu
load dẫn đến không hiểu câu hỏi ( Đấy là lý do các bạn nên làm bài trong đúng thời
gian quy định)
- Tìm sai vị trí của đáp án: cái này m thấy thường xảy ra với các bạn sử dụng kĩ
thuật skimming mà không quen sử dụng. M thường chỉ áp dụng kỹ thuật này với
các câu từ 153 đến tầm 163. Chứ những câu sau thì m đọc cũng khá kỹ.




×