Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Đề thi liên kết câu trong đoạn văn bằng cách thay thế từ ngữ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (300.72 KB, 2 trang )

ĐỀ THI ONLINE : NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP BẰNG CÁCH THAY THẾ TỪ NGỮ
CHUYÊN ĐỀ: TỪ VÀ CÂU TRONG TIẾNG VIỆT
MÔN TIẾNG VIỆT: LỚP 5
BIÊN SOẠN: BAN CHUYÊN MÔNTUYENSINH247.COM

Mục tiêu:
- Rèn luyện kĩ năng làm bài
Câu 1: (ID: 354590) Thông hiểu
Gạch chân dưới từ ngữ chỉ nhân vật Nguyễn Bỉnh Khiêm trong đoạn văn. Những từ ngữ thay thế đó
có tác dụng gì?
Nguyễn Bỉnh Khiêm tên húy là Văn Đạt, sinh năm Tân Hợi. Ngay từ khi còn nhỏ, ông thông minh, sáng dạ
nên được thầy rất khen ngợi. Năm 43 tuổi, Nguyễn Bỉnh Khiêm mơi đi thi, đỗi ngay Giải nguyên, năm sau
đó ông đỗ Trạng nguyên. Trạng Trình làm quan cho nhà Mạc được tám năm, thấy triều đình lắm kẻ gian
thần, đục khoét, ông dâng sớ chém mười tám kẻ gian thần. Vua Mạc không nghe. Ông trả lại mũ áo, cáo
quan về quê mở trường dạy học, lấy hiệu Bạch Vân cư sĩ. Tuy về quê ẩn dật, vị cư sĩ này vẫn đem hết tâm
huyết và tài trí truyền cho học trò. Ông mong họ sẽ giúp đời cứu nước.
Câu 2: (ID: 354591) Thông hiểu
Hãy thay thế những từ ngữ bị lặp lại ở câu sau (được in nghiêng) bằng những từ ngữ thích hợp để
đảm bảo liên kết câu mà không bị lặp.
Đinh Bộ Lĩnh là người Hoa Lư, Ninh Bình. Khi còn nhỏ, Đinh Bộ Lĩnh (1) thường đi chăn trâu, bắt lũ trẻ
phải khoanh tay làm kiệu để ngồi cho chúng rước và lấy bông lau làm cơ bày trận giả đánh nhau. Lớn lên,
nhờ thông minh, có khí phách và có tài thao lược, Đinh Bộ Lĩnh (2) đã chiêu mộ hào kiệt để dẹp loạn 12 sứ
quân. Năm 969, Đinh Bộ Lĩnh (3) lên ngôi, lấy hiệu là Đinh Tiên Hoàng Đế, đặt tên nước là Đại Cồ Việt,
đóng đô ở Hoa Lư. Năm 979, Đinh Bộ Lĩnh (4) mất. Đinh Bộ Lĩnh (5) làm vua được 11 năm, thọ 56 tuổi.
Câu 3: (ID: 354592) Vận dụng cao
Viết đoạn văn với chủ đề tự chọn, gạch chân dưới các từ ngữ có tác dụng thay thể để tránh lặp từ ngữ.

1 Truy cập trang để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Anh – Sử - Địa – GDCD
tốt nhất!



HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
THỰC HIỆN: BAN CHUYÊN MÔN TUYENSINH247.COM

Câu 1

Phương pháp: căn cứ bài Nối các vế câu ghép bằng cách thay thế từ ngữ; phân tích
Cách giải:
a. Nguyễn Bỉnh Khiêm, Văn Đạt, ông, trạng Trình, Bạch Vân Cư sĩ, vị cư sĩ.
b. Tác dụng: liên kết câu, tránh lặp, giúp cho việc diễn đạt sinh động hơn

Câu 2

Phương pháp: căn cứ bài Nối các vế câu ghép bằng cách thay thế từ ngữ
Cách giải:
1. cậu
2. ông
3. ông
4. Đinh Tiên Hoàng đế
5. ông

Câu 3

Phương pháp: căn cứ bài Nối các vế câu ghép bằng cách thay thế từ ngữ
Cách giải:
Đoạn văn tham khảo:
Nguyễn Trãi là khai quốc công thần bậc nhất của triều Lê sơ. Ông được Lê Lợi tin dùng, cử
làm quân sư. Suốt 10 năm kháng chiến gian khổ, nếm mật, nằm gai, vào sinh ra tử, lúc nào
ông cũng ở bên Lê Lợi để bàn mưu kế. Năm 1438, cuộc kháng chiến chống quân Minh thắng
lợi, nhà quân sự tài ba đã thảo chiếu “Bình Ngô đại cáo” . Nhưng về sau vị quan hành
khiến không được vua Lê Thái Tổ tin dùng nữa. Nguyễn Trãi xin cáo quan về quê nghỉ ở

Côn Sơn. Ở đây ông đã sáng tác rất nhiều thơ văn.

2 Truy cập trang để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Anh – Sử - Địa – GDCD
tốt nhất!



×