Tải bản đầy đủ (.pdf) (987 trang)

Kỷ yếu hội thảo: Văn hóa Việt Nam với sự phát triển đất nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.59 MB, 987 trang )

VỚI SỰ

PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC

SÁCH KHÔNG BÁN

VĂN HÓA VIỆT NAM

9 786046 545682

VỚI SỰ

PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC
ISBN: 978-604-65-4568-2

BỘ GIẢO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

VĂN HÓA VIỆT NAM

BỘ GIẢO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

VĂN HÓA VIỆT NAM
VỚI SỰ

PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

VĂN HÓA VIỆT NAM
VỚI SỰ PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC
Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia

NHÀ XUẤT BẢN LAO ĐỘNG - XÃ HỘI


HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH SÁCH
1. GS.TS HOÀNG CHÍ BẢO

- CHUYÊN GIA CAO CẤP, NGUYÊN ỦY VIÊN
HỘI ĐỒNG LÝ LUẬN TRUNG ƯƠNG

2. GS.TS TRẦN VĂN PHÒNG

- HỌC VIỆN CTQG HỒ CHÍ MINH

3. GS.TS HỒ SỸ QUÝ

- VIỆN THÔNG TIN KHOA HỌC XÃ HỘI

4. PGS.TS NGUYỄN ANH TUẤN

- TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI
VÀ NHÂN VĂN

5. PGS.TS NGUYỄN NHƯ HẢI


- TRƯỜNG ĐHSP HÀ NỘI

6. PGS.TS VI THÁI LANG

- HVCT CÔNG AN NHÂN DÂN

7. PGS.TS LẠI QUỐC KHÁNH

- TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

BAN BIÊN SOẠN
1. TS. TRẦN THỊ HỒNG LOAN
2. TS. LÊ THỊ MINH THẢO
3. TS. BÙI LAN HƯƠNG


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 _ 3

LỜI NÓI ĐẦU
Các bạn đọc!
Bạn đang cầm trên tay cuốn sách có tựa đề “Văn hóa với sự phát triển đất nước”. Đây là sách
Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc gia do Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 tổ chức với vai trò nòng
cốt của Khoa Giáo dục chính trị trong suốt quá trình chuẩn bị Hội thảo và làm cuốn sách này.
Đây là cuộc Hội thảo quan trọng và chủ đề Hội thảo rất có ý nghĩa, bàn về vai trò của văn hóa
đối với sự phát triển đất nước.
Thông báo của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 về việc mở Hội thảo Quốc gia, ngay từ
đầu đã nhận được sự hưởng ứng của rất nhiều học giả, chuyên gia, nhà khoa học, của đông đảo các
cán bộ nghiên cứu, cán bộ giảng dạy trong và ngoài trường. Các bạn sinh viên các chuyên ngành
khoa học xã hội - nhân văn, họ là các nhà giáo, các nhà khoa học tương lai cũng rất hào hứng tham

gia Hội thảo. Sự quan tâm của mọi người tới chủ đề cuộc Hội thảo này, tự nó đã nói lên tầm quan
trọng của văn hóa đối với phát triển đất nước, nhất là trong tình hình, bối cảnh hiện nay, khi công
cuộc đổi mới toàn diện các lĩnh vực của đời sống xã hội ở nước ta đang được triển khai trên quy
mô rộng lớn, đang đi vào chiều sâu; khi nước ta đang chủ động và tích cực hội nhập quốc tế để
phát triển nhanh và bền vững; ra sức đẩy mạnh công nghiệp hóa để hiện đại hóa đất nước.
Sau hơn 30 năm đổi mới, bộ mặt đất nước đã thay đổi nhanh chóng, tiềm lực quốc gia ngày
một lớn mạnh, tiềm năng sáng tạo của nhân dân ở khắp mọi miền đất nước, nhờ công cuộc đổi
mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo đã được khơi dậy, được phát huy, được nhân lên, cả vật chất
lẫn tinh thần. Nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý
nghĩa lịch sử. Ý Đảng - Lòng Dân- Phép Nước, sự thống nhất và đồng thuận đó đã làm nên sức mạnh
của Đổi mới - Sáng tạo và Phát triển. Đổi mới là công trình tập thể vĩ đại của toàn Đảng, toàn dân
và toàn quân ta. Nói như nhà văn hóa lớn, cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng, văn hóa là đổi mới và
đổi mới mang tầm vóc của một cuộc cách mạng. Sức mạnh và chiều sâu của cuộc cách mạng đó chính là
văn hóa.
Đảng ta, trong Cương lĩnh (1991, 2011) và trong các Văn kiện các kỳ Đại hội Đảng đã nhấn
mạnh, văn hóa là mục tiêu và động lực của đổi mới,của phát triển đất nước.
Mục tiêu của đổi mới đồng thời là đặc trưng tổng quát của chủ nghĩa xã hội Việt Nam: “Dân
giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” là mục tiêu đích thực của phát triển đất nước.
Xét đến cùng, những mục tiêu ấy cũng là những giá trị văn hóa mà Đảng và nhân dân ta đang nỗ
lực thực hiện. Những giá trị văn hóa đó, thể hiện cụ thể và sinh động trong tăng trưởng và phát
triển kinh tế - nền kinh tế thị trường hiện đại, định hướng xã hội chủ nghĩa, trong đổi mới chính
trị và hệ thống chính trị ở nước ta, nhất là trong xây dựng, chỉnh đốn Đảng, ra sức xây dựng Đảng
trong sạch, vững mạnh không chỉ về chính trị, tư tưởng, tổ chức mà còn về đạo đức, nói rộng ra là
về văn hóa. Đó còn là những giá trị văn hóa trong xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, trong
hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân, trong phát triển xã hội
và tăng cường quản lý xã hội để không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Phát
triển y tế, chăm lo sức khỏe cộng đồng, phát triển giáo dục, ra sức đổi mới căn bản và toàn diện
nền giáo dục quốc dân, làm cho mọi người dân, nhất là trẻ em, thế hệ trẻ nước ta được thụ hưởng một



4_VĂN HÓA VIỆT NAM VỚI SỰ PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC

nền giáo dục dân chủ và nhân văn, được phát triển đầy đủ những năng lực sẵn có của chính mình như Bác
Hồ nói, đó chính là phát triển từ định hướng văn hóa và nhân tố văn hóa luôn luôn hiện hữu trong phát triển.
Tạo ra một môi trường văn hóa từ môi trường tự nhiên - sinh thái an toàn bền vững cho cuộc
sống con nưgời đến môi trường xã hội nhân văn, lấy con người làm chủ thể sáng tạo, thấm nhuần
hệ giá trị Chân - Thiện - Mỹ để phát triển xã hội, phát triển con người là một nhiệm vụ to lớn, lâu
dài, có tầm chiến lược. Đó là cách đặt vấn đề của Đảng trên quan điểm phát triển hiện nay. Mọi
thành quả của đổi mới đều thể hiện giá trị văn hóa và văn hóa thực sự là nhân tố nội sinh của phát
triển, là động lực sâu xa của phát triển. Mọi giá trị văn hóa đều quy tụ vào giá trị con người, giá trị cao
nhất, giá trị của mọi giá trị. Nhân tố con người với tư cách là nhân tố văn hóa, là nhân tố quan trọng
bậc nhất quyết định phát triển. Nguồn lực con người, “vốn người” là nguồn lực của mọi nguồn lực,
là nguồn vốn quan trọng nhất, quyết định mọi nguồn vốn khác được đầu tư cho phát triển. Bởi vậy,
xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc gắn liền không thể
tách rời với xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Các đặc trưng giá trị của văn hóa
Việt Nam: Dân tộc - Nhân văn - Dân chủ - Khoa học là định hướng cơ bản để xây dựng con người
Việt Nam hiện đại với các phẩm chất, đức tính và giá trị: yêu nước, đoàn kết, sáng tạo, trung thực,
khiêm tốn, giản dị, vị tha, nhân ái và bao dung…
Xây dựng văn hóa và con người theo những định hướng giá trị đó chính là nhằm thực hiện
và phát huy vai trò của văn hóa đối với phát triển đất nước hiện nay. Đó là những vấn đề, những ý
tưởng được thể hiện qua các tham luận của Hội thảo.
Ta nhớ lại câu nói của nhà văn hóa kiệt xuất của dân tộc từ những ngày đầu tiên của chính thể
cộng hòa dân chủ Việt Nam - chủ tịch Hồ Chí Minh, năm 1946.
Người nói, “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi”. Người còn nói, “văn hóa không ở bên ngoài
mà ở trong kinh tế và chính trị”.
Người trù tính, “phải làm cho chính trị thấm sâu vào đời sống dân gian”. Muốn vậy, phải nâng
chính trị tới tầm văn hóa, làm cho chính trị trở thành văn hóa chính trị. Quả là như vậy và ta càng nhận
ra tầm nhìn văn hóa, sự mẫn cảm đặc biệt về văn hóa của Hồ Chí Minh khi Người bằng cảm quan
văn hóa đầy tinh thần minh triết mà nói về chính trị, về Đảng. “Chính trị cốt ở đoàn kết và thanh
khiết” và “Đảng ta là đạo đức, là văn minh”. Vận dụng tư tưởng đó của Người, vào lúc này, có thể và

cần phải đem sức mạnh nội sinh của văn hóa vào công cuộc chấn hưng đạo đức, chấn hưng dân tộc, làm
cho đất nước, dân tộc, con người Việt Nam phát triển trên một trình độ mới “dân tộc Việt Nam
nhất định trở thành một dân tộc thông thái” và xã hội xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà chúng ta xây
dựng phải là một xã hội văn hóa cao” (lời Hồ Chí Minh).
Ban tổ chức Hội thảo đã nhận được rất nhiều tham luận và đã cố gắng lựa chọn những báo
cáo tham luận tiêu biểu đưa vào sách Kỷ yếu này.
Các báo cáo dù tiếp cận phạm trù “văn hóa” và “phát triển” khác nhau, dù đề cập tới chủ đề
với những khía cạnh khác nhau, nội dung trình bày và các luận điểm được phân tích cũng không
giống nhau… song toát lên từ những trang viết của các tác giả là tâm huyết và công phu nghiên
cứu, đều cùng nỗ lực hướng tới nhận thức vai trò của văn hóa đối với sự phát triển đất nước.
Các tham luận đã cho thấy sự phong phú và đa dạng trong các góc tiếp cận vấn đề văn hóa.
Trên cơ sở đó, Kỷ yếu được chia thành ba phần chủ yếu:


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 _ 5

Phần thứ nhất: Văn hóa và phát triển - những vấn đề lý luận chung
Ở phần này các tác giả tập trung nghiên cứu, lý giải những căn cứ khoa học xung quanh
những vấn đề văn hóa và phát triển. Văn hóa là hệ thống giá trị vật chất và tinh thần do lao động
của người sáng tạo ra, được cộng đồng khẳng định tích lũy lại, tạo ra bản sắc riêng, độc đáo mỗi
cộng đồng, mỗi quốc gia dân tộc. Đối với Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, văn hóa với hạt nhân
cơ bản là phẩm chất, trí tuệ và những giá trị sáng tạo của con người cũng là một nguồn lực nội
sinh quan trọng, quyết định đến sự phát triển bền vững của đất nước. Việc nhận thức đúng đắn về
những nội dung cơ bản, vai trò, tầm quan trọng của văn hóa dưới góc độ lý luận từ đó có những đề
xuất đúng đắn, phù hợp về mặt thực tiễn để văn hóa phát huy được sức mạnh to lớn của mình là
việc làm cần thiết đầu tiên nhằm tiếp tục xây dựng nền văn hóa mới giàu bản sắc của con người Việt
Nam thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
Phần thứ hai: Tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam về văn hóa và sự vận dụng
trong đời sống xã hội
Các nghiên cứu ở tiểu ban này tập trung vào việc phân tích tư tưởng của Hồ Chí Minh về vị

trí, vai trò của văn hóa; về một số lĩnh vực chính của văn hóa (văn hóa chính trị, văn hóa giáo dục,
văn hóa ngoại giao,...) và sự vận dụng hệ thống tư tưởng đó vào sự nghiệp đổi mới ở nước ta hiện
nay. Bên cạnh đó, các nghiên cứu cũng đi vào làm rõ sự phát triển nhận thức của Đảng về vai trò
của văn hóa trong sự phát triển của xã hội; làm rõ vai trò lãnh đạo của Đảng trên lĩnh vực văn hóa
đối với việc xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc hiện nay.
Phần thứ ba: Văn hóa với các vấn đề kinh tế chính trị - xã hội
Các tác giả đều thống nhất quan điểm: Văn hóa Việt Nam đã và đang đóng vai trò hết sức
quan trọng, trở thành một trong 4 trụ cột (chính trị - kinh tế - văn hóa - xã hội) đảm bảo quá trình
phát triển bền vững của quốc gia trong quá trình hội nhập quốc tế và trong công cuộc CNH, HĐH
đất nước. Văn hóa tự thân nó đã mang một sức sống mãnh liệt, là chất keo kết dính các mối quan
hệ kinh tế, chính trị và xã hội. Mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội và phát triển văn hóa
là một trong những mối quan hệ rất cơ bản phản ánh trình độ và chất lượng của sự phát triển bền
vững đất nước. Giải quyết hài hòa mối quan hệ này vừa là khoa học, vừa là nghệ thuật.
Ban tổ chức Hội thảo xin bày tỏ sự trân trọng và lời cảm ơn chân thành tới các tác giả đã gửi
bài tham luận và tham dự Hội thảo đã góp phần làm nên thành công của cuộc Hội thảo quan trọng
này. Trong quá trình biên tập, mặc dù đã rất cố gắng nhưng sẽ không tránh khỏi còn những
thiếu xót, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của bạn đọc.
Xin trân trọng giới thiệu cùng với các độc giả!
Hà Nội, ngày 8 tháng 12 năm 2019
GS.TS Hoàng Chí Bảo
Chuyên gia cao cấp, Nhà giáo ưu tú,
Nguyên Ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương



TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 _ 7

MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU .................................................................................................................................... 3


Phần 1
VĂN HÓA VÀ PHÁT TRIỂN - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG
• DÙNG SỨC MẠNH NỘI SINH CỦA VĂN HÓA ĐỂ CHẤN HƯNG DÂN TỘC, ĐÁP
ỨNG YÊU CẦU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÀ HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC
GS.TS Hoàng Chí Bảo .................................................................................................................. 21
• GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA VIỆT NAM TRONG SỰ PHÁT TRIỂN
CỦA ĐẤT NƯỚC VÀ GIÁO DỤC TRƯỚC TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC CÁCH MẠNG
CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ (4.0)
Thượng tướng, PGS.TS. Nguyễn Văn Thành ..................................................................................... 35
• VỀ THỰC TRẠNG VĂN HÓA VIỆT NAM SAU HƠN BA THẬP NIÊN ĐỔI MỚI
GS. TS. Hồ Sĩ Quý ........................................................................................................................ 43
• VĂN HOÁ VÀ HIỀN TÀI – ĐỘNG LỰC PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC
GS.TS. Nguyễn Minh Thuyết ......................................................................................................... 56
• BÀN VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA VĂN HÓA, KINH TẾ VÀ GIÁO DỤC TRONG ĐỔI
MỚI GIÁO DỤC VIỆT NAM
GS.TSKH. Đặng Ứng Vận .............................................................................................................. 69
• SỰ ỨNG XỬ VĂN HÓA TRONG KỈ NGUYÊN CÔNG NGHỆ SỐ
PGS. TS Nguyễn Như Hải ............................................................................................................. 77
• VĂN HÓA VÀ PHÁT TRIỂN
PGS. TS Bùi Đình Phong .............................................................................................................. 82
• VỀ KHUNG LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐỀ TÀI VĂN HÓA
PGS.TS Nguyễn Anh Tuấn - NCS. Nguyễn Thị Liên .................................................................... 89
• XÂY DỰNG NỀN VĂN HÓA VIỆT NAM TIÊN TIẾN, ĐẬM ĐÀ BẢN SẮC DÂN TỘC
VỪA LÀ MỤC TIÊU, VỪA LÀ ĐỘNG LỰC PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ĐẤT NƯỚC
PGS, TS. Vũ Quang Vinh .............................................................................................................. 99
• CÔNG TÁC ĐỐI VỚI NGƯỜI VIỆT NAM Ở NƯỚC NGOÀI THỜI KỲ ĐỔI MỚI
GÓP PHẦN QUẢNG BÁ VĂN HÓA VIỆT NAM VỚI THẾ GIỚI
PGS.TS Trần Thị Vui ................................................................................................................. 108



8_VĂN HÓA VIỆT NAM VỚI SỰ PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC

• NHỮNG TUYÊN NGÔN XÂY DỰNG NỀN VĂN HÓA MỚI CỦA VIỆT NAM NĂM
1943 VÀ THAM CHIẾU CHO VẤN ĐỀ XÂY DỰNG, GIÁO DỤC VĂN HÓA TRONG
THỜI KỲ ĐỔI MỚI, HỘI NHẬP
TS. Nguyễn Thị Thanh Tùng ....................................................................................................... 115
• NHỮNG XU HƯỚNG ỨNG DỤNG CỦA CHỦ NGHĨA ĐA VĂN HÓA
TS. Nguyễn Thi Phương - TS. Ngô Văn Hưởng- ThS. Bùi Thị Minh Phượng ............................. 124
• MỐI QUAN HỆ VĂN HOÁ VÀ TỰ NHIÊN TRONG NGHIÊN CỨU TRIẾT HỌC
VĂN HOÁ
TS. Đặng Hà Chi........................................................................................................................ 134
• MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN VĂN HỌC, NGHỆ THUẬT GÓP PHẦN XÂY
DỰNG NỀN VĂN HÓA VIỆT NAM TIÊN TIẾN, ĐẬM ĐÀ BẢN SẮC DÂN TỘC
TS. Tiêu Thị Mỹ Hồng ................................................................................................................ 141
• NHẬN DIỆN VÀ PHÁT HUY “SỨC MẠNH MỀM” VĂN HÓA VIỆT NAM HIỆN NAY
TS. Nguyễn Văn Đạo .................................................................................................................. 148
• BẢO ĐẢM QUYỀN HƯỞNG THỤ CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA CHO NHÓM YẾU THẾ
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
TS. Trương Thị Thanh Quý ......................................................................................................... 153
• THANG BẢNG GIÁ TRỊ VIỆT NAM THỜI KỲ HỘI NHẬP QUỐC TẾ
TS. Hoàng Thùy Linh -TS. Ngô Thị Kim Liên ............................................................................. 158
• GIỮ GÌN GIÁ TRỊ VĂN HOÁ TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC TRONG QUÁ TRÌNH
HỘI NHẬP
Ts. Võ Văn Dũng ......................................................................................................................... 166
• MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI TRUYỀN THỐNG
TẠO NÊN NHỮNG HẠN CHẾ TRONG TƯ DUY NGƯỜI VIỆT
TS. Nguyễn Thị Lan Phương ....................................................................................................... 173
• GIÁO DỤC GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA DÂN TỘC CHO THẾ HỆ TRẺ TRONG BỐI
CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ HIỆN NAY
TS. Nguyễn Lệ Thu ..................................................................................................................... 180

• ĐẶC ĐIỂM SỰ TIẾP BIẾN VĂN HÓA PHÁP - VIỆT THỜI THUỘC ĐỊA
(TỪ CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẾN GIỮA THẾ KỶ XX)
TS. Chu Thị Thu Thủy ................................................................................................................. 187


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 _ 9

• CHỦ NGHĨA DUY VẬT PHÊ PHÁN CỦA K.POPPER VÀ GIÁ TRỊ THAM KHẢO ĐỐI
VỚI VIỆC XÂY DỰNG VĂN HÓA PHẢN BIỆN TRONG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
TS. Bùi Lan Hương ..................................................................................................................... 193
• NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG TỚI LỐI SỐNG CON NGƯỜI VIỆT NAM THỜI
KỲ ĐỔI MỚI
TS. Bùi Thị Hồng Thúy .............................................................................................................. 202
• VĂN HOÁ ỨNG XỬ VỚI MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN CỦA NGƯỜI VIỆT NAM
TRUYỀN THỐNG QUA SINH HOẠT HÀNG NGÀY
Ths. Chu Thị Diệp ....................................................................................................................... 208
• ẢNH HƯỞNG CỦA NGUỒN GỐC DI CƯ ĐẾN SỰ HÒA NHẬP VÀ GÌN GIỮ VĂN
HÓA CỦA NGƯỜI VIỆT Ở CỘNG HÒA LIÊN BANG ĐỨC TỪ GÓC NHÌN LỊCH SỬ
Ths. Nguyễn Thị Nga ................................................................................................................... 215
• BẢN SẮC NHƯ LÀ THỨ ĐƯỢC KIẾN TẠO: MỘT CÁCH TIẾP CẬN ĐỐI VỚI LỊCH
SỬ VĂN HÓA VIỆT NAM THẾ KỈ XV
Ths Trần Anh Đức ....................................................................................................................... 223
• VẤN ĐỀ XÁC ĐỊNH HỆ GIÁ TRỊ CON NGƯỜI VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI
NHẬP QUỐC TẾ HIỆN NAY
NCS. Nguyễn Thị Hoàn .............................................................................................................. 232
• NGOẠI GIAO VĂN HÓA THỜI KỲ HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÀ NHỮNG ĐÓNG GÓP
XÂY DỰNG THÔNG ĐIỆP QUỐC GIA
NCS. Quách Thị Huệ .................................................................................................................. 239
• BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY DI SẢN VĂN HÓA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

ThS. Vũ Thị Huyền Trang ............................................................................................................ 246
• VAI TRÒ CỦA TRÍ THỨC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN VIỆT NAM TRONG SỰ
NGHIỆP PHÁT TRIỂN NỀN VĂN HÓA CỦA ĐẤT NƯỚC
ThS. Nguyễn Thị Ngọc ................................................................................................................ 253
• BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM TRƯỚC ẢNH
HƯỞNG CỦA VĂN MINH PHƯƠNG TÂY
(NHÌN TỪ KINH NGHIỆM CỦA NHẬT BẢN)
NCS. Đào Vĩnh Hợp ................................................................................................................... 260
• BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ
Ths. Nguyễn Đình Cường ............................................................................................................ 269
• VĂN HÓA DOANH NHÂN Ở VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH KINH DOANH
TOÀN CẦU
Ths. Nguyễn Thị Nhung .............................................................................................................. 276


10_VĂN HÓA VIỆT NAM VỚI SỰ PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC

• NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA NỀN VĂN HOÁ XÔVIẾT ĐỐI VỚI VIỆT NAM
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
ThS Phạm Văn Giềng .................................................................................................................. 281
• HỆ GIÁ TRỊ VĂN HÓA QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
ThS. Nguyễn Quỳnh Hương - Ths. Nguyễn Thanh Hương ........................................................ 285
• THỰC THI QUYỀN TÁC GIẢ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
Ths. Trần Hạnh Linh ................................................................................................................... 293
• GIA HUẤN VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA GIA HUẤN TRONG VĂN HÓA GIA ĐÌNH
NGƯỜI VIỆT
NCS. Phạm Thúy Quỳnh Nga ..................................................................................................... 300
• VĂN HÓA VIỆT NAM – THÀNH TỐ QUAN TRỌNG CỦA SỨC MẠNH MỀM
VIỆT NAM
ThS. Đỗ Thị Vân Hà .................................................................................................................... 305

• MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA GIAO LƯU VĂN HÓA VÀ GIỮ GÌN, PHÁT HUY
BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
ThS. Nguyễn Thị Kim Chung ...................................................................................................... 312
• RÀO CẢN VĂN HOÁ TRONG PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ TẠI VIỆT NAM
GV. Lê Bích Ngọc ....................................................................................................................... 319
Phần 2

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH, QUAN ĐIỂM CỦA
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỀ VĂN HÓA
VÀ SỰ VẬN DỤNG TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI
• HỒ CHÍ MINH VẬN DỤNG, BỔ SUNG VÀ PHÁT TRIỂN LÝ LUẬN CỦA CHỦ NGHĨA
MÁC – LÊNIN VÀO XÂY DỰNG NỀN VĂN HÓA MỚI Ở VIỆT NAM
PGS. TS. Lại Quốc Khánh - TS. Phạm Thị Thúy Vân .................................................................. 331
• XÂY DỰNG VĂN HÓA ĐẢNG TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
PGS.TS. Vũ Trọng Lâm - TS. Vũ Thị Hương ............................................................................... 340
• QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊ NIN, TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN
HÓA; CHỦ TRƯƠNG, CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN VĂN HÓA CỦA ĐẢNG, NHÀ
NƯỚC HIỆN NAY
PGS.TS Vũ Công Hảo - Ths. Ngô Thị Thủy - Ths. Ngô Sách Đăng ............................................. 347
• PHÁT HUY DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY NHÌN TỪ
GÓC ĐỘ VĂN HÓA TRONG ĐIỀU KIỆN MỘT ĐẢNG CẦM QUYỀN
TS. Trần Thị Hồng Loan .............................................................................................................. 357


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 _ 11

• HỒ CHÍ MINH - NHÀ HOẠT ĐỘNG NGOẠI GIAO VĂN HÓA TIÊU BIỂU CỦA
VIỆT NAM
TS. Dương Văn Khoa .................................................................................................................. 364
• VĂN HOÁ KHOAN DUNG CỦA HỒ CHÍ MINH VỚI QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP

QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
TS. Đỗ Thị Thuỳ Trang ................................................................................................................ 371
• TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ CỦA CẤP ỦY ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN
ĐỊA PHƯƠNG TRÊN LĨNH VỰC VĂN HÓA NHẰM GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY BẢN
SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
TS. Lê Thị Kim Hưng .................................................................................................................. 377
• VĂN HÓA CHÍNH TRỊ HỒ CHÍ MINH
TS. Trần Thị Phúc An .................................................................................................................. 384
• TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HÓA GIÁO DỤC VÀ VẤN ĐỀ ĐỊNH HƯỚNG
ĐỔI MỚI GIÁO DỤC HIỆN NAY
NCS Lê Sơn Tùng - PGS.TS Đào Thị Ngọc Minh ....................................................................... 392
• NÂNG CAO VĂN HÓA CHÍNH TRỊ HỒ CHÍ MINH CHO THANH NIÊN CÔNG AN
TRONG BỐI CẢNH ĐA VĂN HÓA HIỆN NAY
TS. Lê Trung Kiên ....................................................................................................................... 400
• QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ XÂY DỰNG NỀN VĂN HÓA MANG TÍNH
CHẤT DÂN TỘC, KHOA HỌC, ĐẠI CHÚNG VÀ GIÁ TRỊ ĐỊNH HƯỚNG ĐỐI VỚI
XÂY DỰNG NỀN VĂN HÓA VIỆT NAM HIỆN NAY
TS. Nguyễn Chí Thiện ................................................................................................................ 409
• QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VÀ CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT CỦA NHÀ NƯỚC VỀ BẢO
TỒN VÀ PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
TS. Trần Thị Chiên ...................................................................................................................... 418
• BƯỚC PHÁT TRIỂN MỚI TRONG TƯ DUY LÝ LUẬN CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT
NAM VỀ XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN NỀN VĂN HÓA VIỆT NAM TRONG VĂN KIỆN
ĐẠI HỘI XII
TS. Phạm Văn Hùng - Ths.Nguyễn Đức Khiêm .......................................................................... 427
• VĂN HÓA ỨNG XỬ HỒ CHÍ MINH VÀ SỰ VẬN DỤNG TRONG SINH VIÊN HIỆN NAY
(QUA NGHIÊN CỨU TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG VẬN TẢI)
TS. Vũ Thị Kiều Ly ...................................................................................................................... 436



12_VĂN HÓA VIỆT NAM VỚI SỰ PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC

• QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ NGOẠI GIAO VĂN HÓA - NHỮNG GIÁ TRỊ
CHO VIỆT NAM HIỆN NAY
TS. Mai Thị Tuyết - TS. Nguyễn Thị Thu Hương - TS. Dương Văn Khoa ................................... 446
• BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG SỐNG THEO QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH
– MỘT NÉT ĐẸP VĂN HÓA TRONG NHÂN CÁCH CỦA NGƯỜI
Ths. Nguyễn Thị Thùy Linh ......................................................................................................... 453
• QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG VỀ XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN NỀN VĂN HÓA
VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI518
ThS. Nguyễn Cẩm Nga ................................................................................................................ 461
• GIÁ TRỊ NHÂN VĂN TRONG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHÍNH SÁCH XÃ
HỘI TỪ GÓC NHÌN VĂN HÓA
Ths. Vi Thị Lại .............................................................................................................................. 469
• XÂY DỰNG PHONG CÁCH ỨNG XỬ CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH CHO CÁN
BỘ, CHIẾN SĨ CÔNG AN NHÂN DÂN TRONG TÌNH HÌNH MỚI
Đại úy Hoàng Thị Thúy - Thượng úy Nguyễn Thị Hiền .............................................................. 475
• XÂY DỰNG NỀN VĂN HÓA VIỆT NAM ĐÁP ỨNG YÊU CẦU PHÁT TRIỂN BỀN
VỮNG ĐẤT NƯỚC HIỆN NAY THEO QUAN ĐIỂM HỒ CHÍ MINH
NCS. Hoàng Diệu Thảo ............................................................................................................... 484
• TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NÔNG DÂN VÀ VẤN ĐỀ XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG
VĂN HÓA MỚI Ở NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC HIỆN NAY
Ths. Nguyễn Đức Khiêm ............................................................................................................. 491
• HỒ CHÍ MINH – HIỆN THÂN CỦA VĂN HÓA YÊU NƯỚC VIỆT NAM THẾ KỶ XX
Ths. Hoàng Thị Giang ...................................................................................................................... 499
• VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VÀO XÂY DỰNG LỐI SỐNG MỚI CHO
THANH NIÊN HUYỆN YÊN SƠN - TỈNH TUYÊN QUANG HIỆN NAY
Ths. Nguyễn Thị Linh - Sv. Nguyễn Thị Thu Trang ..................................................................... 507
• XÂY DỰNG VĂN HÓA TRONG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM HIỆN NAY THEO

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
Ths. Hoàng Thị Ngọc Minh ......................................................................................................... 514
• ĐƯỜNG LỐI LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN NỀN VĂN HÓA THỜI KỲ
TRƯỚC ĐỔI MỚI (1930 – 1985) CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
ThS. Lê Thị Ngọc Hoa - Văn Công Vũ ......................................................................................... 521


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 _ 13

• VĂN HÓA ỨNG XỬ HỒ CHÍ MINH VÀ CHỈ DẪN QUAN TRỌNG CHO VIỆC
HOÀN THIỆN VĂN HÓA ỨNG XỬ CỦA NGƯỜI VIỆT NAM HIỆN NAY
Th.s. Lê Thị Yến ........................................................................................................................... 534
• GIÁO DỤC LỐI SỐNG VĂN HÓA CHO SINH VIÊN HIỆN NAY THEO QUAN ĐIỂM
HỒ CHÍ MINH
Ths. Vũ Thị Lan ........................................................................................................................... 541

Phần 3
VĂN HÓA VỚI CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ, CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI
• TÔN GIÁO TÍN NGƯỠNG VÀ VĂN HÓA
GS. TS. Đỗ Quang Hưng ............................................................................................................ 555
• XÂY DỰNG CÁC TRUNG TÂM LOGISTICS – GÓC NHÌN VĂN HÓA ĐỂ BIẾN TIỀM
NĂNG THÀNH LỢI THẾ PHÁT TRIỂN CỦA VÙNG BẮC TRUNG BỘ VÀ DUYÊN
HẢI MIỀN TRUNG
GS. TS. Đặng Đình Đào ............................................................................................................... 572
• VAI TRÒ CỦA VĂN HÓA ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ
GS.TS. Trần Văn Phòng .............................................................................................................. 582
• GIẢNG DẠY CÁC MÔN LÝ LUẬN PHẢI GẮN VỚI PHÊ PHÁN VĂN HÓA ĐỘC HẠI
TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
PGS,TS. Vi Thái Lang .................................................................................................................. 588
• PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA QUÂN SỰ - “BỘ ĐỘI CỤ HỒ” TRONG THỜI KỲ MỚI

Thiếu tướng, PGS. TS. Nguyễn Vĩnh Thắng ................................................................................ 596
• THUYẾT THÍCH NGHI CỦA A.TOFFLER TRONG “CÚ SỐC TƯƠNG LAI” VÀ Ý
NGHĨA CỦA NÓ ĐỐI VỚI GIÁO DỤC ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
PGS.TS Nguyễn Thị Toan - TS. Dương Thị Hương .................................................................... 603
• VAI TRÒ CỦA GIẢNG VIÊN TRONG XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG VĂN HÓA
TRƯỜNG ĐẠI HỌC
PGS.TS. Phạm Việt Thắng ........................................................................................................... 614
• VĂN HOÁ KHMER NAM BỘ ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA ĐẤT NƯỚC
PGS, TS. Hoàng Thị Kim Thanh - Đỗ Ngọc Qui ......................................................................... 624
• GÌN GIỮ VÀ PHÁT HUY PHONG TỤC TRONG NGÀY TẾT CỔ TRUYỀN
(TRƯỜNG HỢP CHỢ TẾT VÙNG TÂY NAM BỘ)
TS. Ngô Thị Thanh ...................................................................................................................... 631


14_VĂN HÓA VIỆT NAM VỚI SỰ PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC

• TẬP TỤC “NHẬU” Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG - TỪ GÓC NHÌN VĂN HÓA
VÀ PHÁT TRIỂN
TS. Trương Thu Trang ................................................................................................................ 643
• NGĂN CHẶN ẢNH HƯỞNG CỦA SẢN PHẨM VĂN HÓA ĐỘC HẠI ĐỐI VỚI SINH
VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH Ở CÁC CƠ SỞ GIÁO
DỤC ĐẠI HỌC HIỆN NAY
TS. Phan Xuân Dũng ................................................................................................................... 655
• VĂN HÓA QUÂN SỰ VIỆT NAM – NHỮNG GIÁ TRỊ ĐẶC TRƯNG
TS. Nguyễn Văn Trường - TS. Hà Đức Long ............................................................................... 664
• MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN CÁC HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA NHẰM
THỰC HIỆN MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI Ở TỈNH VĨNH PHÚC
HIỆN NAY
TS. Hoàng Thanh Sơn .................................................................................................................. 672
• PHÁT TRIỂN KINH TẾ XANH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY – MỘT KHÍA CẠNH CỦA

VĂN HOÁ LỐI SỐNG
TS. Nguyễn Thị Giang ................................................................................................................. 679
• VĂN HÓA PHẬT GIÁO VIỆT NAM VỚI SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ĐẤT NƯỚC
TS. Vũ Trọng Hùng ..................................................................................................................... 687
• CÔNG GIÁO VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ ĐẦU DU NHẬP
TS. Lê Thị Minh Thảo ................................................................................................................. 693
• VĂN HÓA TÂM LINH VÀ ẢNH HƯỞNG TỚI NHẬN THỨC VÀ HÀNH ĐỘNG CỦA
NGƯỜI VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
TS. Nguyễn Thu Hạnh ................................................................................................................. 703
• MỐI QUAN HỆ GIỮA PHẬT GIÁO VÀ TÍN NGƯỠNG DÂN GIAN TRONG VĂN
HÓA VIỆT NAM
TS. Phạm Thu Trang .................................................................................................................... 711
• PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA CỦA TÔN GIÁO TRONG HOẠT ĐỘNG TỪ THIỆN
NHÂN ĐẠO
ThS Nguyễn Trung Tuyên ........................................................................................................... 722
• VAI TRÒ CỦA VĂN HÓA VỚI SỰ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC VÀ KINH TẾ
TRƯỚC SỰ TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
TS Ngô Thái Hà ......................................................................................................................... 729


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 _ 15

• BIỂU HIỆN VĂN HÓA CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG KHI THAM GIA CÁC HOẠT
ĐỘNG XÃ HỘI Ở MỘT SỐ KHU CÔNG NGHIỆP CÁC TỈNH PHÍA BẮC
TS. Lê Thị Thủy ........................................................................................................................... 741
• ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG ĐẾN VIỆC XÂY DỰNG “NÔNG
THÔN MỚI” Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG HIỆN NAY
TS. Trần Thị Tâm ........................................................................................................................ 749
• VỀ VIỆC THỰC HIỆN TIÊU CHÍ VĂN HÓA TRONG PHONG TRÀO XÂY DỰNG

NÔNG THÔN MỚI Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI
TS. Ngô Thị Lan Hương ............................................................................................................ 758
• PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP VĂN HÓA Ở THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
TRONG THỜI KỲ ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA VÀ HỘI
NHẬP QUỐC TẾ
TS Nguyễn Văn Tuân - ThS Nguyễn Ngọc Mạnh ....................................................................... 767
• MỘT SỐ BIỆN PHÁP XÂY DỰNG VĂN HÓA HỌC ĐƯỜNG TRONG CÁC TRƯỜNG
ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
TS. Vũ Thị Hằng - TS. Vũ Hồng Hà ............................................................................................. 780
• VĂN HÓA HỌC ĐƯỜNG GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO VÀ
THƯƠNG HIỆU CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC
TS. Trần Thị Tùng Lâm ................................................................................................................ 788
• VỀ VĂN HÓA ỨNG XỬ VỚI MÔI TRƯỜNG CỦA CON NGƯỜI VIỆT NAM
TS Đào Thu Hiền ........................................................................................................................ 795
• GIÁO DỤC VĂN HOÁ ỨNG XỬ VỚI MÔI TRƯỜNG SINH THÁI CHO HỌC SINH,
SINH VIÊN TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ
TS. Nguyễn Thị Thanh Tùng - CN. Trần Ngọc Viên ................................................................... 803
• GIÁO DỤC Ý THỨC “ỨNG XỬ VĂN HÓA VỚI MÔI TRƯỜNG” CHO SINH VIÊN
TRONG TIẾN TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC
TS. Đặng Thị Thanh Trâm ........................................................................................................... 811
• THỰC TRẠNG VĂN HÓA ỨNG XỬ CỦA SINH VIÊN HIỆN NAY – NGUYÊN NHÂN
VÀ GIẢI PHÁP
TS. Đỗ Việt Hà ............................................................................................................................ 819
• TÍCH HỢP GIÁO DỤC VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG CHO HỌC SINH PHỔ THÔNG
TRONG DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN MỚI
ThS. Nguyễn Quang Thuận ......................................................................................................... 826


16_VĂN HÓA VIỆT NAM VỚI SỰ PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC


• GIÁO DỤC Ý THỨC GIỮ GÌN, PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG
CHO HỌC SINH THÔNG QUA DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN Ở
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HIỆN NAY
Thái Hữu Linh - Trần Thanh An .................................................................................................. 831
• NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA HỘI NHẬP ĐỐI VỚI VĂN HÓA ĐẠO ĐỨC SINH
VIÊN VIỆT NAM HIỆN NAY
Th.s Phạm Văn Hiển .................................................................................................................... 837
• GIÁO DỤC GIÁ TRỊ VĂN HOÁ TRUYỀN THỐNG CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC THÁI
NGUYÊN HIỆN NAY – MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
Trần Thùy Linh ............................................................................................................................ 845
• MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO Ý THỨC VĂN HÓA CHÍNH TRỊ CHO
SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀ TĨNH HIỆN NAY
ThS. Đào Thị Thúy ....................................................................................................................... 854
• GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA GIA ĐÌNH VIỆT
NAM HIỆN NAY
TS. Hà Thị Bắc ............................................................................................................................. 860
• MỘT SỐ ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HÓA GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI QUÁ TRÌNH GIÁO
DỤC ĐẠO ĐỨC CHO TRẺ EM
TS. Hoàng Thu Thảo ................................................................................................................... 869
• CHIẾN TRANH NHÂN DÂN - GIÁ TRỊ CHỦ ĐẠO TRONG HỆ GIÁ TRỊ VĂN HÓA
QUÂN SỰ VIỆT NAM
NCS Tạ Hữu Hùng - Ths Nguyễn Đức Hoàng Thọ ..................................................................... 875
• GIÁO DỤC LỐI SỐNG VĂN HÓA CHO SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC QUỐC
PHÒNG TẠI TRUNG TÂM GDQP-AN HÀ NỘI 2
Thiếu tá, Ths Trương Hùng Sơn .................................................................................................. 882
• BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY HÁT XOAN LÀNG AN THÁI, XÃ PHƯỢNG LÂU, THÀNH
PHỐ VIỆT TRÌ, TỈNH PHÚ THỌ QUA CÔNG TÁC TRUYỀN DẠY CỦA NGHỆ
NHÂN TRONG BIẾN ĐỔI VĂN HÓA HIỆN NAY
Lại Thế Anh .................................................................................................................................. 888
• NHỮNG BIẾN ĐỔI GIÁ TRỊ THÍCH ỨNG VÀ HÀI HOÀ GIỮA CON NGƯỜI VỚI TỰ

NHIÊN CỦA DÂN TỘC ÊĐÊ TẠI ĐẮK LẮK DƯỚI SỰ TÁC ĐỘNG CỦA NỀN KINH
TẾ THỊ TRƯỜNG
Lê Thị Hồng Hạnh ...................................................................................................................... 896


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 _ 17

• PHÁT HUY VAI TRÒ NGƯỜI CÓ UY TÍN TRONG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU
SỐ VỚI PHONG TRÀO “TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA”
ThS. Lê Thị Thanh Nguyên .......................................................................................................... 903
• GẮN PHÁT TRIỂN DU LỊCH VỚI BẢO TỒN, PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH LỊCH SỬ
ATK ĐỊNH HÓA – THÁI NGUYÊN
ThS Trịnh Thị Kim Thoa .............................................................................................................. 911
• TRUYỀN THỐNG YÊU NƯỚC - NÉT VĂN HÓA TẠO NÊN CỐT CÁCH, TÂM HỒN
CON NGƯỜI VIỆT NAM
Ths Vũ Văn Hùng ........................................................................................................................ 919
• NỀN TẢNG VĂN HÓA CỦA PHÁT TRIỂN KINH TẾ SO SÁNH NHẬT BẢN – VIỆT
NAM VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH
ThS. Nguyễn Quốc Toàn ............................................................................................................. 925
• PHÁT TRIỂN VĂN HÓA KINH DOANH Ở CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
HIỆN NAY
GV. Nguyễn Thị Xuân ................................................................................................................. 933
• TÁC ĐỘNG CỦA VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH TẾ
Th.S Phạm Thị Hương ................................................................................................................. 939
• NÂNG CAO VĂN HÓA GIAO TIẾP ỨNG XỬ CỦA NGƯỜI CÁN BỘ Y TẾ TRONG
ĐIỀU KIỆN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG HIỆN NAY
Chu Thị Thanh Vui ...................................................................................................................... 947
• BẮC NINH BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ CÁC DI SẢN VĂN HÓA TRONG
THỜI KỲ ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HÓA- HIỆN ĐẠI HÓA
Th.S Phạm Văn Phong ................................................................................................................. 957

• PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA VĂN HÓA ĐỐI VỚI CÔNG CUỘC XÓA ĐÓI GIẢM
NGHÈO Ở TỈNH PHÚ THỌ
Ths. Trần Cao Quý ...................................................................................................................... 964
• VAI TRÒ CỦA SINH VIÊN TRONG VIỆC GIỮ GÌN VÀ LAN TỎA CÁC GIÁ TRỊ
VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
ThS. Lê Đức Thọ ......................................................................................................................... 970
• VĂN HÓA ỨNG XỬ TRONG QUAN HỆ THẦY – TRÒ VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA
GIÁO DỤC VIỆT NAM
ThS. Nguyễn Thị Cúc .................................................................................................................. 977



PHẦN 1

VĂN HÓA VÀ PHÁT TRIỂN NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG



TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM _ 21

DÙNG SỨC MẠNH NỘI SINH
CỦA VĂN HÓA ĐỂ CHẤN HƯNG DÂN TỘC,
ĐÁP ỨNG YÊU CẦU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
VÀ HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC
GS.TS Hoàng Chí Bảo*1
Tóm tắt: Xuất phát từ việc khẳng định vai trò của văn hóa và tầm quan trọng của việc xây
dựng xã hội văn hóa đối với sự phát triển của xã hội loài người, tác giả làm rõ nội hàm khái niệm
“văn hóa” và “sức mạnh nội sinh của văn hóa”. Từ những chỉ dẫn của chủ tịch Hồ Chí Minh về giải
pháp, những kế hoạch, chương trình hành động để dùng sức mạnh nội sinh của văn hóa mà chấn
hưng đạo đức, chấn hưng dân tộc Việt Nam, tác giả đề xuất các phương pháp chấn hưng dân tộc

bằng các sức mạnh nội sinh của văn hóa nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hiện đại
hóa đất nước.
Từ khóa: văn hóa, sức mạnh nội sinh, chấn hưng dân tộc
1. Quan niệm và giới thuyết - Những kiến giải triết học
Từ khi có lịch sử, xét trên cấp độ phổ quát toàn nhân loại cũng như các khu vực, các quốc gia dân tộc đến các vùng miền khác nhau trong một nước, một nhóm nước… mà ta thường gọi là “các
địa văn hóa” thì cũng là lúc con người và loài người đã bắt đầu có tư duy về văn hóa, có năng lực
sáng tạo ra văn hóa, dần dần xuất hiện những tiếp xúc - giao lưu với nhau về văn hóa. Trong thế giới
đương đại ngày nay, sự phát triển trở nên rất đa dạng, phong phú và cũng vô cùng phức tạp. Những
biến đổi diễn ra trong đời sống con người - từ cá thể đến cộng đồng chẳng những mau lẹ về tốc độ
và nhịp điệu mà còn hết sức sâu sắc về tính chất và trình độ, thậm chí đến mức, con người - chủ thể
đích thực và duy nhất sáng tạo ra văn hóa, cảm thụ và tiêu dùng các sản phẩm, các giá trị văn hóa
do chính mình sản xuất ra, nhiều khi cũng không hiểu nổi. Hai câu hỏi lớn cùng song hành tồn tại
mà cũng là tồn tại trong chính lịch sử của mình, của toàn bộ thế giới - của - những - con - người, vẫn
dường như luôn luôn ám ảnh trong tư duy, nhận thức và ý thức của chúng ta, vẫn luôn luôn đòi hỏi
chúng ta phải nỗ lực xây dựng cái cơ sở, cái nền tảng cho những hành động của mình. Hai câu hỏi
đó rất xưa cũ mà lại không bao giờ cũ, đó là những câu hỏi không mới mà lại luôn luôn mới - “Con
người là gì?” và “Văn hóa là gì?”.
Trên phương diện bản thể luận và nhận thức luận triết học, từ bao thời đại trong lịch sử, bao
nhiêu triết gia, học giả với những trường phái khác nhau - duy vật hay duy tâm, biện chứng hay
siêu hình, đều vẫn không ngừng suy tư trên các phạm trù vật chất và vật thể, ý thức hay tinh thần,
trong đó vô cùng phức tạp trong thế giới tinh thần của con người là đụng chạm đến vô thức, siêu ý
thức, là bản năng vật và bản năng người. Con người cũng là một sinh vật nhưng là “một động vật
xã hội”, một sinh vật chính trị - xã hội biết chế tạo công cụ, có ý thức, một cây sậy trong tự nhiên
có trí tuệ, trí khôn. Nó là một cá thế mang tập tính loài, mang những đặc trưng tộc loại, tức là một
*

Chuyên gia cao cấp, nguyên Ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương


22_VĂN HÓA VIỆT NAM VỚI SỰ PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC


sinh vật - xã hội. Mác đã nêu lên từ rất sớm, con người là một “thực thể song trùng”, “bản chất con
người là một bản chất xã hội, và trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa tất
cả những quan hệ xã hội”. Tất cả những ai đứng trên lập trường duy vật đều thừa nhận vật chất có
trước, ý thức (tinh thần) có sau. Còn những ai theo quan điểm Mác xít, theo triết học duy vật biện
chứng gắn liền với biện chứng duy vật của Mác thì luôn nhấn mạnh tới tính năng động của ý thức,
tính năng động sáng tạo của chủ thể trong tương quan giữa chủ thể và khách thể.
Quan hệ giữa vật chất và ý thức là quan hệ nền tảng để định hình vấn đề cơ bản của triết học
trong toàn bộ lịch sử triết học của nhân loại, từ cổ đại Hy-La đến triết học Trung cổ, Trung đại,
hiện đại và đương đại ngày nay. Quan hệ nền tảng và vấn đề cơ bản ấy chắc chắn sẽ còn mãi trong
triết học. Nhân loại sẽ mãi mãi cần đến triết học và mọi khoa học khác, cả khoa học về tư duy, khoa
học tự nhiên, khoa học kỹ thuật - công nghệ, khoa học xã hội - nhân văn. Chừng nào thế giới nhân
loại còn tồn tại, loài người còn sống và hoạt động sống - sáng tạo trong tiến trình lịch sử đấu tranh
và giải phóng để cải biến và sáng tạo làm cho con người thực sự là một con người, phải đối xử với
nó như một con người tự do, là chủ thể làm chủ xã hội của mình, làm chủ chính mình…, xã hội
loài người phải là một xã hội thực sự văn minh và nhân đạo, phải làm sao cho “hoàn cảnh sáng tạo
ra con người trong chừng mực con người sáng tạo lại hoàn cảnh”, tạo ra “một thiên nhiên thứ hai”
của chính mình, đó là lịch sử và văn hóa, nhờ đó phải làm cho “hoàn cảnh ngày càng có tính người
nhiều hơn” như Mác đã nêu lên, từ khi ông tư duy những vấn đề triết học của con người, khi còn
rất trẻ nhưng đã bộc lộ mầm mống của một thiên tài tư tưởng... thì chừng đó, triết học vẫn tồn tại,
phải tồn tại và không ngừng phát triển.
Sự phát triển của triết học, môn khoa học tôn vinh “tình yêu sự thông thái”... từ nhiều thế kỷ
nay còn mở ra những hướng nghiên cứu mới, đẩy tới mối quan hệ giữa triết học với triết lý, triết
học với chủ thuyết, triết học với minh triết... Quan hệ giữa bản thể với nhận thức về cái bản thể
đòi hỏi phải làm sâu sắc hơn nữa, khoả lấp những thiếu hụt về nội dung các mối quan hệ đó cũng
như “làm mới” những phương pháp tiếp cận, những phương pháp nghiên cứu một đề tài có tính
vĩnh cửu nêu trên. Đã bắt đầu xuất hiện một nhu cầu rất lớn ở tầm nhân loại, có thể và cần phải đi
sâu nghiên cứu và thực hành văn hoá, nhất là văn hoá và văn hoá học, chính trị và văn hoá chính
trị, đạo đức và văn hoá đạo đức, dân chủ và văn hoá dân chủ và bao nhiêu lĩnh vực, loại hình văn
hoá khác.

Cũng cần lưu ý rằng, trong dòng thác bùng nổ thông tin dữ dội, với gia tốc lớn chưa từng bao
giờ có trong lịch sử như hiện nay với tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0), sự xuất
hiện ngày càng nhiều thế hệ công nghệ mới, của trí tuệ nhân tạo, những thành quả mà cuộc cách
mạng này đem lại, tác động vào mọi lĩnh vực của đời sống, mọi ngõ ngách của xã hội, có thể làm
thay đổi căn bản cả tư duy, lối sống, sự định hướng và sự lựa chọn giá trị, cả tâm lý, tập quán, phong
tục, cả thế và phép ứng xử giữa con người với con người, giữa những công việc của lãnh đạo và quản
lý, những quan hệ ngoại giao giữa các nước, các nhà nước, các chính phủ cùng với ứng xử chính trị
của các Đảng chính trị (nhất là các đảng cầm quyền), các chính khách... thì một tình huống đặt ra:
nếu chậm trễ nghiên cứu các hệ quả, thậm chí cả hệ luỵ xã hội mà cuộc cách mạng 4.0 đem lại, từ
những mặt trái, những tiêu cực của nó sẽ dẫn tới nguy cơ thiếu hụt những định hướng nhân văn


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 _ 23

trong phát triển. Theo đó, một nghịch lý xuất hiện: phát triển trở thành phản phát triển, cũng theo
đó, những phản văn hóa sẽ tàn phá chính văn hóa, làm lệch lạc, biến dạng, tha hóa con người và
các quan hệ xã hội của con người. Quan điểm kỹ trị sẽ lấn át, thậm chí xem nhẹ, phủ nhận dẫn đến
suy giảm các quan điểm nhân văn - xã hội, đẩy cuộc sống của con người, sự phát triển xã hội tới
ngưỡng nguy hiểm. Chỉ nói riêng sự tàn phá của đồng tiền từ mặt trái của kinh tế thị trường đã dẫn
tới những vấn nạn về đạo đức, lối sống, nhân cách. Chỉ nói riêng thông tin và tràn ngập thông tin
trên các mạng xã hội không lành mạnh, làm trỗi dậy bản năng, làm yếu đi khả năng tự bảo vệ của
nhân tính đã dẫn tới sự suy đồi của đạo đức, sự phát triển chủ nghĩa dân tộc cực đoan, kích động
bạo lực với những xung đột và hận thù. Tăng trưởng kinh tế, xu hướng phát triển mạnh mẽ “công
nghệ vì công nghệ” của chủ nghĩa kỹ trị đơn thuần sẽ đẩy xã hội tới suy đồi, trước hết là những tổn
thương về mặt xã hội mà con người phải hứng chịu.
Từ tất cả những tình huống đó, có thể nhận ra, kỹ thuật - công nghệ vô cùng cần thiết cho
phát triển nhưng sự phát triển đích thực của nhân tính, của xã hội đòi hỏi phải đảm bảo cho kỹ
thuật - công nghệ luôn không rơi vào sự trần trụi, lạnh lùng mà phải có được bệ đỡ từ xã hội, từ các
giá trị nhân bản, nhân đạo và nhân văn.
Đó là văn hóa và xây dựng xã hội văn hóa. Phát triển xã hội không thể rơi vào sự thống trị của

chủ nghĩa kỹ trị mà phải luôn có định hướng bởi chủ nghĩa nhân văn và văn hóa. Hồ Chí Minh, từ
những ngày đầu của chính thể cộng hòa dân chủ ở Việt Nam đã đưa ra thông điệp về phát triển với
các luận đề tư tưởng nổi tiếng:
+ “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi”.
+ “Văn hóa không ở bên ngoài mà ở trong kinh tế và chính trị”.
+ “Văn hóa nghĩ sâu cũng là chính trị” bởi “chính trị cốt ở Đoàn kết và Thanh khiết, còn chính
trị nghĩ rộng cũng là văn hóa”. Đưa chính trị vào sâu trong đời sống dân gian, do đó, cần đến văn
hóa chính trị.
+ “Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân”, “trên thế giới không gì mạnh bằng sức đoàn
kết của muôn dân”, “dân chủ là của quý báu nhất trên đời của dân”, “Thực hành dân chủ rộng rãi là
chìa khóa vạn năng của phát triển và tiến bộ, để giải quyết thành công mọi nhiệm vụ”.
+ Chữ “người” phải hiểu theo cả nghĩa hẹp, nghĩa rộng và rộng nhất. Nghĩa hẹp là những
người cùng huyết thống, trong gia đình, trong các quan hệ vợ chồng, cha mẹ, con cái, trong các
quan hệ họ hàng. Nghĩa rộng là đồng bào trong một nước, là quốc gia - dân tộc, nghĩa rộng nhất
là toàn thể nhân loại…
Hồ Chí Minh trong di sản để lại cho muôn đời, đã có những phát hiện mới mẻ, những cống
hiến to lớn ở tầm văn hóa của nhà văn hóa kiệt xuất.
Những diễn giải nêu trên là để định danh hai câu hỏi lớn đã nêu, đó là: Con người là gì? và
Văn hóa là gì? Tại sao Nê Ru, trong diễn văn đọc tại diễn đàn bàn về văn hóa của Liên hiệp Quốc
ở những thập kỷ 50 thế kỷ XX lại nhấn mạnh một luận đề, một triết lý về văn hóa từ những nỗ lực
của người. Ông nói, “Văn hóa, xét đến cùng là làm sao người khác hiểu mình và mình hiểu người


24_VĂN HÓA VIỆT NAM VỚI SỰ PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC

khác”. Ông thực sự chú ý tới vai trò của văn hóa trong giao tiếp, trong ứng xử và làm cho ứng xử trở
thành văn hóa ứng xử.
Tại sao nhà giáo dục học lỗi lạc Xô Viết Xu Khôm Linxki cũng từ những thập kỷ giữa thế
kỷ XX lại cho rằng, “Văn hóa là khả năng biết nhìn thấy người bên cạnh”. Ông muốn nói tới một
chủ nghĩa nhân đạo, một tinh thần nhân văn để con người phải có một tấm lòng nhân ái, biết yêu

thương, biết chia sẻ, biết dằn vặt lo toan trước những cảnh đời, những số phận con người. Đây là
“năng lực nhìn” theo tinh thần nhân văn chứ không phải một cái nhìn thuần túy sinh học. Và Viện sĩ
thông tấn Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô (cũ), Ligachov lại đặc biệt chú trọng tới chuẩn mực dân
chủ trong thảo luận, tranh luận, đối thoại, nó phải trở thành văn hóa dân chủ, “Văn hóa là biết lắng
nghe”. Luận đề này rất có ý nghĩa đối với giáo dục, với văn hóa trong phát triển.
Ở Việt Nam, học giả Vũ Khiêu có một nhận xét tinh tế, ông đưa lại một triết lý hơn là một
định nghĩa: “Tất cả những gì cho thấy nhân tính vượt lên thú tính phải được coi là văn hóa”.
Chúng ta lại nhớ tới đại thi hào Nguyễn Du với kiệt tác “Truyện Kiều”, từ lâu đã vượt ra khuôn
khổ dân tộc mà đã đến với bến bờ nhân loại. Ông dã viết trong truyện Kiều câu thơ đem lại sự
ngạc nhiên cho muôn đời. Từ trong truyền thống của xã hội phong kiến mà sao ông có thể cảm
thụ sâu sắc đến như vậy vấn đề dân chủ, vấn đề chỉ xuất hiện ở trình độ trưởng thành trong xã hội
Cận - Hiện đại: “Rằng trong lẽ phải có người có ta”.
Trở lại câu chuyện lý luận trong triết học, ở đây mới chỉ nói tới triết học của Mác và các luận
đề tư tưởng triết học của một số triết gia nổi tiếng trong dòng triết học Mác xít.
Thứ nhất, đó là những tư tưởng cực kỳ sâu sắc của Mác về “tha hóa”, “tự tha hóa”, “tha hóa của
lao động làm thuê” (tha hóa trong lao động và lao động bị tha hóa) dẫn tới tha hóa con người làm
cho bản chất người bị xuyên tạc. Mác còn nhấn mạnh, “con đường giải tha hóa” trong việc xóa bỏ
mọi trật tự hiện tồn của xã hội tư bản chủ nghĩa, thực hiện học thuyết giải phóng con người trong
tiến trình cách mạng cộng sản chủ nghĩa.
… Và về mặt dự báo khoa học, Mác đã thấy “mục đích tự thân của lịch sử” sẽ đạt được trong
chủ nghĩa cộng sản văn minh: “Sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự
do của tất cả mọi người”. Ông cũng dự cảm thấy một điều hệ trọng, khi nhấn mạnh rằng, “rồi sẽ
đến lúc, mọi khoa học sẽ hợp nhất là trong một khoa học - khoa học nghiên cứu về con người”.
Thứ hai, những đánh giá mang “sức bay của tư tưởng” của F.Ăngghen - “cái Tôi thứ hai” của
Mác, ông đánh giá tầm vóc lịch sử vĩ đại của Thời đại Phục hưng và của thế kỷ Ánh sáng (Khai sáng)
trong buổi bình minh của chủ nghĩa tư bản.
Ông nhận định rằng, “Thời đại Phục hưng” (cuối thế kỷ XIV, XV và XVI) là một thời đại
khổng lồ đã sản sinh ra những con người khổng lồ. Họ vĩ đại về mọi mặt: Trí tuệ uyên bác và uyên
thâm, tâm hồn cao thượng, cảm xúc tinh tế, khát vọng tự do và sáng tạo, đề cao lý trí, tri thức khoa
học và con đường từ chủ nghĩa duy lý tới chủ nghĩa nhân văn và dân chủ.

Cùng với Mác, F.Ăngghen là người có cống hiến to lớn trong việc đặt nền móng về lý luận chủ
nghĩa xã hội khoa học, chủ nghĩa cộng sản khoa học ở tầm quan điểm và phương pháp, ở sự thống


×