Tải bản đầy đủ (.pdf) (172 trang)

(Luận án tiến sĩ) Vai trò của nhà nước trong việc giải quyết xung đột xã hội ở Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.49 MB, 172 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

LÊ THỊ THẢO

VAI TRÒ CỦA NHÀ NƢỚC TRONG VIỆC
GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT XÃ HỘI
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Chuyên ngành: Triết học
Mã số: 9 22 90 01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: 1. GS.TS. Trần Phúc Thăng
2. PGS,TS. Trần Hải Minh

HÀ NỘI - 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự hướng
dẫn của thầy GS.TS Trần Phúc Thăng và thầy PGS.TS Trần Hải Minh.
Các số liệu, tài liệu tôi đã sử dụng trong luận án là hoàn toàn trung thực, đảm
bảo tính khách quan, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng và không trùng lắp với
những công trình đã công bố.
Hà Nội, ngày


tháng

năm 2020

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Lê Thị Thảo


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình nghiên cứu luận án tiến sĩ với đề tài: “Vai trò của Nhà
nước trong việc giải quyết xung đột xã hội ở Việt Nam hiện nay” tác giả
luận án xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với hai thầy giáo GS.TS Trần
Phúc Thăng và PGS.TS Trần Hải Minh đã trực tiếp hướng dẫn, truyền đạt
kiến thức, kinh nghiệm cho NCS trong suốt quá trình thực hiện luận án này.
Tác giả luận án cũng xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Học viện
Báo chí và Tuyên truyền, Khoa Triết học, cảm ơn tập thể các nhà khoa học đã
đóng góp những ý kiến quý báu để NCS hoàn thiện luận án này, cảm ơn Ban
quản lý khoa học và B an quản lý đào tạo đã giúp đỡ NCS trong quá trình học
tập và bảo vệ luận án.
Tác giả xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2020

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Lê Thị Thảo



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
LUẬN ÁN ......................................................................................................... 6
1. Những công trình nghiên cứu ngoài nước về xung đột xã hội và vai trò
của nhà nước trong việc giải quyết xung đột xã hội ...................................... 6
1.1. Quan điểm của các nhà tư tưởng phương Đông ................................. 6
1.2. Quan điểm của các nhà tư tưởng Phương Tây .................................... 8
1.3. Lý luận xung đột xã hội ngoài mác xít .............................................. 14
1.4. Lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về xung đột xã hội và vai trò nhà
nước trong việc giải quyết xung đột xã hội .............................................. 16
2. Những công trình liên quan đến xung đột xã hội và vai trò của nhà nước
trong việc giải quyết xung đột xã hội ở Việt Nam ...................................... 23
2.1. Những công trình liên quan đến xung đột xã hội ở Việt Nam .......... 23
2.2. Những công trình liên quan đến xung đột xã hội và vai trò của nhà
nước trong việc giải quyết xung đột xã hội ở Việt Nam .......................... 25
2.3. Những công trình liên quan đến các giải pháp nhằm nâng cao vai trò
của nhà nước trong việc giải quyết xung đột xã hội ở Việt Nam ............ 28
2.4. Đánh giá khái quát những kết quả các công trình tổng quan và những
vấn đề luận án cần tiếp tục giải quyết ...................................................... 31
Chƣơng 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ LÝ LUẬN XUNG ĐỘT XÃ
HỘI VÀ VAI TRÒ CỦA NHÀ NƢỚC TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT
XUNG ĐỘT XÃ HỘI .................................................................................... 35
1.1. Một số khái quát về lý luận xung đột xã hội ........................................ 35
1.1.1. Khái niệm về xung đột xã hội ........................................................ 35
1.1.2. Nguyên nhân của xung đột xã hội .................................................. 40
1.1.3. Các dạng cơ bản của xung đột xã hội ............................................ 43
1.1.4. Các giai đoạn phát triển của xung đột xã hội ................................. 46

1.1.5. Vai trò của xung đột xã hội ............................................................ 49


1.2. Một số khái quát về vai trò của nhà nước trong việc giải quyết xung đột
xã hội............................................................................................................ 57
1.2.1. Khái niệm giải quyết các xung đột ................................................. 57
1.2.2. Nội dung vai trò của nhà nước trong việc giải quyết xung đột xã hội . 59
1.2.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến vai trò của nhà nước trong việc giải
quyết xung đột xã hội ............................................................................... 67
Chƣơng 2: VAI TRÒ CỦA NHÀ NƢỚC VIỆT NAM TRONG VIỆC
GIẢI QUYẾT CÁC XUNG ĐỘT XÃ HỘI - THỰC TRẠNG VÀ
NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ......................................................................... 73
2.1. Đặc điểm các cuộc xung đột xã hội ở Việt Nam hiện nay ................... 73
2.1.1. Ở các tỉnh đồng bằng...................................................................... 73
2.1.2. Ở các tỉnh miền núi ........................................................................ 76
2.1.3. Ở thành phố .................................................................................... 84
2.2. Những thành công và hạn chế của nhà nước Việt Nam trong việc giải
quyết xung đột xã hội trong thời kỳ đổi mới ............................................... 88
2.2.1. Những thành công .......................................................................... 88
2.2.2. Những hạn chế................................................................................ 97
2.3. Một số nguyên nhân chủ yếu của những thành công và hạn chế ....... 107
2.3.1. Nguyên nhân khách quan ............................................................. 107
2.3.2. Nguyên nhân chủ quan ................................................................. 114
2.4. Những vấn đề đặt ra ............................................................................ 119
Chƣơng 3: MỘT SỐ QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NÂNG
CAO VAI TRÒ CỦA NHÀ NƢỚC TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT XUNG
ĐỘT XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ................................................ 126
3.1. Một số quan điểm cơ bản.................................................................... 126
3.1.1. Việc giải quyết xung đột xã hội ở Việt Nam hiện nay, trước hết
phải là quan điểm thượng tôn pháp luật ................................................. 126

3.1.2. Quan điểm “vì dân, vì tiến bộ xã hội và vì sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN” ........................................................ 129


3.1.3. Việc giải quyết mọi XĐXH ở Việt Nam hiện nay đòi hỏi nhà nước
phải phát huy được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và của
nhân dân ................................................................................................. 136
3.2. Một số giải pháp cơ bản để nâng cao vai trò của nhà nước trong việc
giải quyết xung đột xã hội ở Việt Nam hiện nay ....................................... 138
3.2.1. Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp
luật, nhất là trong các lĩnh vực thường xảy ra XĐXH ........................... 138
3.2.2. Thường xuyên củng cố, kiện toàn và hoàn thiện bộ máy thực thi
pháp luật ................................................................................................. 140
3.2.3. Đẩy mạnh việc giáo dục ý thức pháp luật và ý thức cộng đồng cho
cán bộ và mọi tầng lớp nhân dân............................................................ 144
3.2.4. Nâng cao tính khoa học của các quy trình giải quyết xung đột xã
hội của nhà nước .................................................................................... 147
3.2.5. Nâng cao vai trò chủ động của chính quyền cấp cơ sở trong việc
giải quyết XĐXH ................................................................................... 149
KẾT LUẬN .................................................................................................. 154
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 156


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CHỮ VIẾT TẮT

CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ

CNH, HĐH


Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

NCS

Nghiên cứu sinh

NXB

Nhà xuất bản

TAND

Tòa án nhân dân

TBCN

Tư bản chủ nghĩa

UBND

Ủy ban nhân dân

VKSND

Viện kiểm sát nhân dân

XĐXH

Xung đột xã hội


XHCN

Xã hội chủ nghĩa


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
1.1. Thời kỳ đổi mới ở Việt Nam bắt đầu từ 1986 là một thời kỳ đặc thù
trong quá trình phát triển đất nước theo định hướng XHCN. Đường lối cách
mạng của thời kỳ này được xây dựng trên cơ sở nền tảng lý luận của chủ
nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cùng thực tiễn sinh động của Việt
Nam từ 1975, nhất là từ khi đất nước bước vào quá trình đổi mới. Thời kỳ đổi
mới là thời kỳ phá dỡ nhiều rào cản để cho kinh tế xã hội được “bung ra” và
đời sống xã hội trở nên sôi động. Mọi mặt của đời sống xã hội và đặc biệt là
tư duy của con người đều có những bước phát triển đáng kể. Sự phát triển của
kinh tế cũng đã tạo điều kiện cho hàng loạt những nhu cầu mới về học tập,
chăm sóc y tế, bảo vệ môi trường, sinh hoạt văn hóa… nảy sinh. Những nhu
cầu về dân chủ, về bình đẳng xã hội, công bằng xã hội cũng ngày càng cao.
Trong khi đó, chế độ tập trung quan liêu, bao cấp còn để lại không ít những
hậu quả dai dẳng trong xã hội, đặc biệt là cơ chế “xin cho” đã làm cho bộ máy
quản lý nảy sinh nhiều bất cập. Các hiện tượng tiêu cực trong xã hội có điều
kiện bộc lộ một cách công khai gây ra những bức xúc trong xã hội. Nhiều
mâu thuẫn xã hội nảy sinh từ quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định
hướng XHCN và hội nhập quốc tế. Những mâu thuẫn này tích tụ theo thời
gian đã tạo ra nhiều vụ xung đột xã hội ở hầu khắp các địa phương trong cả
nước ở nông thôn cũng như ở thành phố, ở miền núi cũng như ở đồng bằng.
Trong đó có những XĐXH đã phát triển thành điểm nóng chính trị xã hội ảnh
hưởng đến sự ổn định và phát triển của xã hội. Có những XĐXH còn bị các
thế lực phản động trong và ngoài nước lợi dụng để chống phá Đảng, Nhà

nước và nhân dân Việt Nam. Tình hình đó đã đưa đến những đòi hỏi khách
quan là phải giải quyết XĐXH.


2
1.2. Nhận thức rõ điều đó, Nhà nước Việt Nam, trong thời kỳ đổi mới đã
giải quyết thành công các cuộc XĐXH lớn, đặc biệt là các điểm nóng xã hội
hoặc điểm nóng chính trị - xã hội, giữ vững ổn định xã hội trong quá trình đổi
mới và hội nhập quốc tế. Nhờ vậy, trong bối cảnh quốc tế hết sức phức tạp, đất
nước đứng trước nhiều khó khăn, thách thức lớn, Việt Nam vẫn giữ vững được
ổn định chính trị - xã hội, đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong quá trình
phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao được vị thế trên trường quốc tế.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành công, bao giờ cũng bộc lộ không ít
những mặt còn hạn chế, yếu kém. Cả những thành công và hạn chế của Nhà
nước Việt Nam trong quá trình giải quyết XĐXH cần được phân tích, đánh
giá để có thể khắc phục.
1.3. Ở Việt Nam hiện nay, nguy cơ xảy ra XĐXH vẫn tiềm tàng. Vẫn
còn những bức xúc trong xã hội chưa có điều kiện bộc lộ. Hiện tượng thoái
hóa, biến chất của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên; tình trạng xuống
cấp của đạo đức xã hội và đặc biệt một số lợi ích chính đáng của người dân
vẫn còn chưa được giải quyết kịp thời, thấu đáo. Những vụ việc như ở Dương
Nội quận Hà Đông (Hà Nội) năm 2017, vụ đất đai ở Thủ Thiêm (Thành phố
Hồ Chí Minh) năm 2018 đã cho thấy ở ngay những trung tâm lớn nhất cả
nước vẫn tiềm ẩn những XĐXH rất phức tạp. Thêm vào đó, các thế lực thù
địch ở trong và ngoài nước vẫn luôn tìm cách lợi dụng những sơ hở của nhà
nước để tuyên truyền chống phá cách mạng Việt Nam nhằm thực hiện âm
mưu “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ khi có điều kiện.
1.4. Để đánh giá khái quát về tình hình giải quyết XĐXH ở Việt Nam,
cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn và
cả các công trình khoa học được thực hiện một cách nghiêm túc và đề xuất

được nhiều giải pháp có tính khả thi cao. Tuy nhiên, các công trình này phần
lớn được phân tích dưới góc độ chính trị học, xã hội học. Cũng có các công


3
trình đã phân tích dưới góc độ triết học. Tuy nhiên, trong tất cả các công trình
trên, ngay từ những khái niệm cơ bản nhất như khái niệm XĐXH cũng chưa
thực sự thống nhất. Các công trình cũng chỉ đề cập đến vai trò của nhà nước
Việt Nam trong việc giải quyết XĐXH một cách lẻ tẻ ở phần thực trạng hoặc
giải pháp và những ý kiến đã nêu cũng còn khác nhau. Thực tế, chưa có công
trình chuyên biệt nào phân tích đậm nét dưới góc độ triết học về vai trò của
nhà nước trong việc giải quyết XĐXH ở Việt Nam hiện nay.
1.5. Từ những lý do trên, NCS thấy cần thiết phải tập trung làm rõ hơn
các vấn đề lý luận dưới góc độ triết học về XĐXH và vai trò của nhà nước
trong việc giải quyết XĐXH, có những nhận xét thỏa đáng về việc giải quyết
các XĐXH của Nhà nước Việt Nam trong thời kỳ đổi mới. Từ đó, có thể rút
ra những bài học cần thiết và tìm ra những giải pháp thiết thực, khả thi nhằm
nâng cao vai trò của Nhà nước Việt Nam trong việc giải quyết XĐXH trong
giai đoạn tới. Đề tài luận án tiến sĩ triết học “Vai trò của nhà nước trong việc
giải quyết xung đột xã hội ở Việt Nam hiện nay” mà NCS lựa chọn là nhằm
đáp ứng những yêu cầu trên.
2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án
2.1. Mục đích
Trên cơ sở phân tích một số vấn đề lý luận về XĐXH và thực chất vai
trò của Nhà nước Việt Nam trong việc giải quyết các XĐXH ở thời kỳ đổi
mới, luận án đề xuất một số quan điểm và giải pháp nhằm nâng cao vai trò
của Nhà nước Việt Nam trong việc giải quyết các XĐXH trong giai đoạn mới.
2.2. Nhiệm vụ
- Tổng quan các công trình khoa học đã nghiên cứu về XĐXH và vai
trò của nhà nước trong việc giải quyết XĐXH.

- Làm rõ những vấn đề lý luận về XĐXH và vai trò của nhà nước trong
việc giải quyết XĐXH.


4
- Đánh giá những thành tựu cơ bản và những mặt còn hạn chế của Nhà
nước Việt Nam trong việc giải quyết XĐXH ở thời kỳ đổi mới.
- Đề xuất một số quan điểm và giải pháp nhằm nâng cao vai trò của
Nhà nước Việt Nam trong việc giải quyết các XĐXH hiện nay.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là những vấn đề lý luận và thực
tiễn về vai trò của Nhà nước Việt Nam trong việc giải quyết XĐXH ở thời
kỳ đổi mới.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận án chỉ đề cập đến những XĐXH ở cấp trung mô (xung đột giữa các
giai cấp, tầng lớp, nhóm xã hội) có tính điển hình ở Việt Nam từ khi đổi mới
(1986) đến nay.
4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án
4.1. Cơ sở lý luận
Luận án được thực hiện dựa trên cơ sở các quan điểm của chủ nghĩa
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương, chính sách của
Đảng, pháp luật của Nhà nước Việt Nam về XĐXH, về vai trò của Nhà nước
trong việc giải quyết XĐXH. Ngoài ra luận án còn tham khảo, kế thừa kết quả
của các công trình nghiên cứu khoa học đã được công bố có liên quan đến nội
dung của đề tài luận án.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
- Về phương pháp luận: Luận án sử dụng phương pháp luận của chủ
nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử.
- Các phương pháp cụ thể: phương pháp cụ thể, chủ yếu là phương

pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp so sánh, phân tích tài liệu, tổng kết lý
luận, thực tiễn để rút ra những kết luận mang tính khái quát.


5
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
- Luận án góp phần khái quát những quan niệm có tính triết học về
XĐXH trong đó chú trọng trình bày những quan điểm mới về XĐXH từ khi
đổi mới đến nay. Trên cơ sở đó, luận án phân tích rõ tầm quan trọng của việc
xây dựng hệ thống các văn bản pháp luật và xây dựng bộ máy quyền lực để
giải quyết XĐXH.
- Luận án phân tích và khẳng định những thành công chủ yếu trong
việc giải quyết XĐXH nhất là giải quyết điểm nóng xã hội đồng thời cũng
phân tích rõ những mặt còn hạn chế cơ bản và một số nguyên nhân khách
quan cũng như chủ quan, một số vấn đề đặt ra trong quá trình thực hiện vai
trò giải quyết XĐXH của Nhà nước Việt Nam thời kỳ đổi mới.
- Luận án đưa ra một số quan điểm và giải pháp chủ yếu nhằm góp
phần phát huy vai trò của Nhà nước Việt Nam trong giai đoạn tiếp theo.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
- Về lý luận: Luận án góp phần làm rõ thêm những vấn đề lý luận về
XĐXH và vai trò của nhà nước trong việc giải quyết các XĐXH.
- Về thực tiễn:
+ Luận án có thể góp phần làm cơ sở cho việc xác định các quan điểm
và nhất là các giải pháp thích hợp cho việc nâng cao vai trò của chính quyền
các cấp và nhà nước đối với việc giải quyết các XĐXH ở Việt Nam hiện nay.
+ Luận án cũng có thể làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu,
giảng dạy các môn: Triết học; Chính trị học, Xã hội học và các môn học khác
liên quan đến việc xây dựng nhà nước, giữ gìn trật tự kỷ cương của xã hội.
7. Kết cấu luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án

được kết cấu gồm 3 chương, 8 tiết.


6
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1. Những công trình nghiên cứu ngoài nƣớc về xung đột xã hội và
vai trò của nhà nƣớc trong việc giải quyết xung đột xã hội
Lý thuyết xung đột xã hội mặc dù với tư cách là một lý thuyết xã hội
học thịnh hành vào những năm 50 của thế kỷ XX, nhưng thực ra, ở những
mức độ khác nhau, một số nội dung cụ thể của lý thuyết này đã được manh
nha từ thời kỳ cổ đại trong các lý thuyết triết học và các lý thuyết chính trị xã hội nói chung ở cả phương Đông và phương Tây.
1.1. Quan điểm của các nhà tư tưởng phương Đông
Trong triết học phương Đông, những tư tưởng về chính trị xã hội nói
chung và về XĐXH nói riêng được phản ánh chủ yếu trong triết học Trung
Quốc cổ - trung đại. Tư tưởng triết học của Trung quốc cổ đại phát triển nhất
vào thời kỳ Xuân Thu Chiến quốc. Đây là thời kỳ tan rã của chế độ chiếm hữu
nô lệ và hình thành chế độ phong kiến. Vì vậy, việc tranh giành, cướp bóc,
chiếm đoạt, thôn tính lẫn nhau đã trở thành phổ biến. Trật tự, kỷ cương của xã
hội bị đảo lộn. Xung đột xã hội xảy ra liên miên gây nên tình trạng: “Đánh
nhau tranh thành, giết người thây chết đầy thành, đánh nhau giành đất, giết
người thây chất đầy đồng” [13]. Các trường phái triết học tiêu biểu của Trung
Quốc thời kỳ này là Nho giáo, Lão giáo, Mặc gia, Pháp gia … Những nét
chung của các trường phái triết học này là đều nhìn thấy những tác động tiêu
cực của xung đột xã hội đến cuộc sống hàng ngày của người dân. Mặc dù tư
tưởng của họ còn chứa nhiều yếu tố duy tâm, nhưng họ đã nhận thấy xung đột
xã hội chủ yếu là sản phẩm của xã hội, nhất là của nền chính trị quốc gia. Các
nhà tư tưởng nổi tiếng như Khổng Tử, Mạnh Tử, Tuân Tử đều xem sự rối
loạn của xã hội là do tầng lớp vua chúa, quan lại không làm tròn trách nhiệm

và bổn phận của mình. Họ đưa ra những phương thức khác nhau để khắc phục


7
tình trạng này. Những phương thức này, tùy thuộc vào quan điểm của từng nhà
triết học về nguồn gốc tạo ra xung đột. Nho giáo, do quan niệm nguyên nhân
của XĐXH là do sự suy đồi của đạo đức nên Khổng Tử đã đưa ra học thuyết
“Nhân lễ” và thuyết “Chính danh” để giáo dục lòng thương yêu và trách nhiệm,
bổn phận xã hội của con người. Cả hai học thuyết đó đều xác định rõ mục tiêu
giáo hóa con người trong đó có những nhà cầm quyền trong xã hội. Để thực
hiện được sự giáo hóa này, Khổng Tử yêu cầu các bậc vương giả cũng phải
“đạt được nhân đạo và thiên đạo” [13, tr.58-59]. Đồng thời, ông cũng xác định
rõ: “Nhà cầm quyền cần ba điều, lương thực dồi dào, binh lực mạnh mẽ và
được lòng tin của dân” [13, tr.59]. Đặc biệt ông kêu gọi các bậc đế vương
phải biết lấy đạo đức để giáo hóa dân, làm gương sáng cho dân. Những quan
niệm này tuy mang tính duy tâm nhưng vẫn có giá trị cho đến ngày nay.
Cùng thời với Khổng Tử là Lão Tử, người sáng lập đạo giáo. Lão Tử
lên án sự áp bức, bóc lột của giai cấp địa chủ, phong kiến và ông cũng phản
đối việc dùng bạo lực để trấn áp hay dập tắt các cuộc đấu tranh của nhân dân.
Để ổn định xã hội, theo ông giai cấp thống trị phải tuân thủ các quy luật của
tự nhiên. Điều này cũng có thể hiểu là phải tuân theo các quy luật khách quan
không được áp đặt ý muốn chủ quan của mình vào xã hội.
Khác với tư tưởng đề cao giáo dục, trường phái Pháp gia mà Hàn Phi Tử
(280-233) là một đại biểu điển hình, chủ trương phải sử dụng pháp luật, lấy
pháp luật làm công cụ, một phương tiện cơ bản để thống trị xã hội. Hàn Phi Tử
đã kế thừa, phát triển lý luận về “tính ác” của Tuân Tử và cho rằng “ích kỷ” là
bản tính của con người. Từ đó, Hàn Phi Tử đã nêu lên một luận điểm quan
trọng: “Lợi ích vật chất là cơ sở của tất cả các quan hệ xã hội và hành vi con
người” [13, tr.339]. Từ đó Hàn Phi Tử thấy cần thiết phải sử dụng pháp luật,
nội dung chủ yếu của pháp luật đó là “thưởng” và “phạt”. Ông xem đó là “hai

đòn bẩy giúp nhà vua để giữ chính quyền [13, tr.341]. Tuy nhiên, việc đề cao
quá mức vai trò của pháp luật cũng là một hạn chế.


8
Như vậy, triết học Trung Quốc cổ - trung đại không đề cập trực tiếp
đến các nội dung cụ thể của lý thuyết XĐXH nhưng những phân tích đánh giá
và những phương thức để ngăn chặn, xử lý các trường hợp bất ổn trong xã hội
là những điều cần được tiếp thu một cách có chọn lọc trong quá trình giải
quyết XĐXH hiện nay.
1.2. Quan điểm của các nhà tư tưởng Phương Tây
Thời cổ đại
Các nhà triết học phương Tây, trước hết phải nói đến tư tưởng của các
nhà triết học Hy Lạp cổ đại. Một trong những nhân vật nổi tiếng của thời kỳ
này là Platon (khoảng 427 - 437 TCN), người được xem là thiên tài trên nhiều
lĩnh vực. Platon có 3 tác phẩm lớn đó là: “Chính trị”, “Cộng hòa” và “Quy
luật”. Ở thời kỳ này, nhà nước Aten là một nhà nước điển hình của Hy Lạp cổ
đại. Nền dân chủ Aten mang tính cạnh tranh cao. Con người chính trị của
quốc gia này luôn chứa đựng những mâu thuẫn bên trong. Vì vậy các cuộc
đấu tranh chính trị thường mang nặng dấu ấn của các xung đột cá nhân
(PGS,TS Nguyễn Văn Vĩnh, chủ biên, Aristotle và Hàn Phi Tử con người
chính trị và thể chế chính trị, Nxb Lý luận chính trị, 2007, tr.23). Trong thời
kỳ tồn tại của mình, Aten đã chinh phục được nhiều quốc gia khác và chiếm
được nhiều của cải cho các tầng lớp dân cư khác nhau. Nhưng sự ổn định xã
hội không duy trì được lâu dài. Một nền chính trị của những tham vọng đã
dẫn tới sự bất ổn định xã hội triền miên và trong tình hình đó có thể vai trò
của một bạo chúa lại được nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên, theo Platon,
phẩm chất hàng đầu của con người phải là trí tuệ. Ông xác định chính trị thực
chất là cai trị. Nguyên tắc tối cao của một tổ chức chính quyền chính là sự
thống trị, sự chuyên chế trong đó tất cả các cá nhân đều phải phục tùng một

quyền uy, nên chính trị cũng là sự thống trị của trí tuệ tối cao. Nhưng một xã
hội không thể tránh khỏi sự suy đồi do những nguyên nhân tâm lý và điều đó
đã gây nên sự hỗn loạn trong xã hội. Những khuyết tật của xã hội hiện hành là


9
do các kiểu nhà nước đã và đang tồn tại đều có tính tiêu cực. Ở các nhà nước
này, những sự đồng thuận và nhất trí đã được thay bằng sự bất hòa, bạo lực và
cưỡng bức. Sự phân phối nghĩa vụ một cách công bằng đã được thay bằng sự
tham vọng quyền lực. Khát vọng vươn tới những mục tiêu cao nhất và chân
chính nhất đã được thay bằng những mục tiêu thấp hèn, thói hám lợi, bon
chen và đua tranh tiền bạc. Những quan niệm đúng mực về lợi ích và nhu cầu
vật chất đã được thay bằng thói tham lam cùng với những mâu thuẫn giữa
giàu và nghèo. Từ đó, trong mỗi nhà nước hầu như đều có sự phân đôi thành
hai nhà nước thù địch nhau. Đó là nhà nước của những người nghèo và nhà
nước của những người giàu. Dưới con mắt của ông mọi sự xấu xa, thối nát
của xã hội đều từ nhà nước ấy mà ra. Từ đó, ông mong có được những nhà
nước lý tưởng. Nhà nước ấy phải do những nhà triết học, nhà thông thái, luôn
luôn hướng tới trật tự phúc lợi tối cao, tới sự thật và công lý, đảm nhận được
vai trò lãnh đạo, trị vì xã hội. Các tầng lớp xã hội khác đều làm việc theo
những bản tính vốn có của mình mà ông gọi là những người có linh hồn mang
tính đặc thù. Mỗi tầng lớp xã hội đều có những chức năng xác định và đảm
bảo những phần việc cụ thể của xã hội. Như vậy, Platon đã thấy vai trò quan
trọng, thậm chí có ý nghĩa quyết định của nhà nước với việc giữ gìn trật tự, kỷ
cương của một xã hội, trong đó vai trò của những thành viên trong bộ máy
nhà nước là quan trọng nhất.
Nhân vật thứ hai phải kể đến ở đây là Arixtốt (384 - 322 TCN). Arixtốt
cũng là một nhà triết học, một nhà bác học có đầu óc bách khoa. Ông đã nhìn
rõ sự bất công của xã hội đương thời và đặc biệt chú ý đến vai trò nhà nước
trong việc quản lý xã hội. Theo Arixtốt, trong thời kỳ Hy Lạp cổ đại, quyền

công dân chỉ được dành cho các tầng lớp thượng đẳng còn tầng lớp nô lệ và
nông dân, do đời sống nghèo khổ, bị buộc phải lao động và bị lệ thuộc. Vì
vậy, chỉ có các tầng lớp thượng đẳng là được hưởng cuộc sống thư nhàn và có
thể hoạt động nghiên cứu chính trị, khoa học, triết học… Họ mới có cơ hội để


10
được hạnh phúc. Mục tiêu cơ bản của nhà nước là tạo điều kiện cho mỗi công
dân (thượng đẳng) được hưởng một cuộc sống thư nhàn, có cơ hội nhận thức
được giá trị tối thượng của con người, được hưởng các giá trị văn hóa, nghệ
thuật, tôn giáo, chính trị, khoa học và trên tất cả là triết học.
Theo Arixtốt, có hai hình thức của thể chế nhà nước là dân chủ và quả
đầu. Nhưng nền chính trị quả đầu thường dễ dẫn đến những thay đổi mang
tính cách mạng. Nguồn gốc của cách mạng, được ông lý giải chịu ảnh hưởng
của 3 yếu tố: Tình cảm cách mạng; động cơ cách mạng; những xáo trộn và bất
đồng. Arixtốt còn phân tích trạng thái tinh thần dẫn tới các cuộc cách mạng.
Đó là tình trạng mọi người trong xã hội đều có mong muốn được thực sự bình
đẳng về địa vị xã hội căn cứ vào việc họ tự đánh giá bản thân mình và cảm
thấy địa vị của mình không tương xứng so với những người khác.
Sự nổi loạn, theo Arixtốt cũng có thể xảy ra do thái độ coi thường,
khinh rẻ đối với những người không có quyền lực hoặc nghèo khó. Cách
mạng cũng có thể xảy ra do sự thiếu cân xứng hay cân đối của bất kỳ bộ phận
nào trong một quốc gia. Khi nhận định về các loại thể chế xã hội đương thời,
Arixtốt cho rằng không thể có thể chế nào là tối hảo cho mọi dân tộc, cho mọi
thời đại. Một chính thể được xem là “tốt đẹp” khi giới cai trị biết quan tâm
đến vấn đề an sinh của dân chúng. Trái lại, một thể chế bị xem là “thối nát”
khi giới cai trị quan tâm chủ yếu đến mục đích tư lợi. Nhưng Arixtốt cho rằng
ngay một thể chế “tốt đẹp” cũng vẫn có thể bị tha hóa và rơi vào tình trạng
“thối nát” nếu giới cai trị bắt đầu mưu cầu tư lợi, lơ là trách nhiệm đối với vấn
đề an sinh cộng đồng. Thậm chí, trong các thể chế chính trị của thời kỳ này,

Arixtốt cho rằng, xét từ góc độ nào đó, mỗi thể chế tốt đẹp đều có một hình
thức thối nát tương ứng với nó.
Từ những lập luận của mình, Arixtốt cho rằng, để có một nhà nước lý
tưởng, phải có đa số dân thuộc tầng lớp trung lưu tham gia. Tầng lớp nghèo


11
khổ chiếm đa số trong bộ máy nhà nước sẽ là một gánh nặng đối với nền an
ninh quốc gia. Đồng thời, sự vượt trội về số lượng người giàu thuộc tầng lớp
thượng lưu cùng tạo ra tình trạng mất cân đối về mặt phân phối phúc lợi và
quyền lực trong đất nước. Giới trung lưu chiếm đa số và quyền điều hành
thuộc về giới trung lưu là điều kiện “lành mạnh nhất” đối với sự phát triển của
một quốc gia. “Mọi hình thức thái quá đều phải được loại trừ”. Arixtốt cũng
cho rằng việc dành quá nhiều nhân lực cho một chức nghiệp nào đó hay tập
trung quá nhiều cho một lĩnh vực nào đó sẽ phá vỡ sự cân bằng và ổn định
của một đất nước.
Như vậy, có thể thấy Arixtốt đã nhìn thấy khá toàn diện những nguyên
nhân gây ra sự bất ổn của xã hội và ông cũng thấy nhà nước có vai trò to lớn
trong việc duy trì hay tạo nên những sự xáo trộn trong đời sống cộng đồng.
Tư tưởng về nhà nước của ông đã đề cập đến vai trò của các lực lượng xã hội,
các giai tầng khi họ nắm giữ chính quyền. Điều đó liên quan trực tiếp tới các
phương thức duy trì trật tự xã hội của một nhà nước.
Thời kỳ phục hưng và cận đại ở Tây Âu
Thời kỳ phục hưng và cận đại ở Tây Âu là thời kỳ xã hội phong kiến
suy tàn và phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa ra đời và bắt đầu phát triển
ở một số quốc gia như: Anh, Hà Lan, Pháp, Đức… và các giai cấp mới đã
xuất hiện điển hình là giai cấp tư sản. Điều đó đã tạo cơ sở kinh tế - xã hội
cho một cuộc cách mạng nhằm thay đổi thể chế chính trị, xóa bỏ chế độ
phong kiến đã lỗi thời, hình thành nhà nước mới phù hợp với yêu cầu phát
triển của lực lượng sản xuất. Tuy nhiên, từ thực tế đó vẫn nảy sinh hai xu

hướng chính trị đối lập nhau. Xu hướng bảo thủ, lỗi thời, muốn cứu vãn chế
độ phong kiến bằng cách đưa ra những phương sách nhằm giúp nó có thể ổn
định xã hội, ngăn chặn các cuộc nổi dậy chống lại chế độ hiện hành. Xu
hướng khác, tiến bộ hơn là đưa ra các phương sách nhằm cải tạo xã hội theo


12
hướng tiến bộ để có thể duy trì trật tự xã hội một cách lâu dài. Hai xu hướng
tư tưởng ấy đã được thể hiện ở các trào lưu triết học và các trào lưu tư tưởng
khác từ thời phục hưng đến khi chủ nghĩa tư bản ra đời.
Trong cả thời kỳ lịch sử sôi động này ta có thể điểm qua một số nhà tư
tưởng tiêu biểu sau đây:
Trước hết là Jôn Lốccơ (1632- 1704). Ông là một nhà triết học và một
nhà tư tưởng người Anh. Tác phẩm quan trọng của ông về chính trị là “Sự
luận giải về chính quyền”. Theo quan điểm của Lốccơ, lúc đầu con người tồn
tại trong trạng thái tự nhiên. Ngay ở trạng thái này, con người đã có các quyền
tự do, bình đẳng và cả quyền tư hữu. Các quyền này bắt nguồn từ bản chất cố
hữu của con người nó là bất biến và không một ai có thể thay đổi được chúng.
Nhưng trong chế độ quân chủ, không một người nào có thể đảm bảo chắc
chắn rằng các quyền nói trên của con người không bị vi phạm. Một ông vua
chuyên chế vẫn có thể xâm phạm đến quyền tự do và cả quyền sở hữu của
người dân. Từ đó ông cho rằng, chỉ có chế độ quân chủ lập hiến là thích hợp
nhất để bảo vệ quyền tự nhiên của mọi người dân. Chế độ đó đòi hỏi hoạt
động của nhà vua cũng phải tuân thủ theo pháp luật. Điều đó sẽ không cho
phép nhà vua thâu tóm mọi quyền lực trong xã hội cũng như ngăn chặn nhà
vua xâm phạm các quyền tự nhiên của công dân. Nếu nhà vua tự ý vi phạm
các quy phạm pháp luật, nhân dân có thể cầm vũ khí chiến đấu và thực hiện
những cuộc đảo chính quốc gia.
Học thuyết của Lốccơ đã cho thấy vai trò quan trọng của nhà nước đối
với việc duy trì một trật tự xã hội và những giải pháp cụ thể để có thể thực

hiện tốt hơn vai trò này.
Người thứ hai cần nói tới là S.L.Môngtetxkiơ sinh năm 1689 và mất năm
1775. Ông là một nhà tư tưởng chính trị xuất sắc người Pháp với các tác phẩm
chính là “Tinh thần pháp luật” và “Những bức thư thành Ba Tư”. Trong tác


13
phẩm“Tinh thần pháp luật”, ông đã thể hiện rõ sự cảm tình của mình đối với
nền cộng hòa và sự phản đối đối với chế độ chuyên chế. Ông cho rằng sự
cường thịnh của La Mã là do nền cộng hòa, còn sự sụp đổ của La Mã là do đạo
đức bị suy đồi, tự do bị tiêu hủy và xã hội bị phân thành bạo chúa và nô lệ. Từ
đó, Môngtetxkiơ đã đề cập đến những tư tưởng quan trọng về sự phân chia
quyền lực và vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội. Những tư tưởng của
Môngtetxkiơ có nhiều ý nghĩa trong việc nâng cao vai trò của nhà nước trong
việc quản lý, điều hành xã hội và đặc biệt giữ gìn tật tự an ninh xã hội.
Đại biểu thứ ba cần đề cập đến là J. J. Rútxô (1712 - 1778). Ông là một
nhà triết học thuộc trào lưu khai sáng của nước Pháp. Tác phẩm tiêu biểu của
Rútxô là “Khế ước xã hội hay những nguyên tắc của quyền chính trị”.
Nguyên tắc cơ bản trong lý luận của Rútxô là chủ quyền của nhân dân. Điểm
cốt yếu nhất trong hệ thống tư tưởng này là sự bất bình đẳng và con đường để
khắc phục sự bất bình đẳng. Rútxô cho rằng, trong trạng thái tự nhiên, mọi người
đều bình đẳng. Đó là thời kỳ hoàng kim, chưa có tư hữu và những sự bất công
trong xã hội. Đặc điểm của trạng thái tự nhiên là tự do và bình đẳng. Trong trạng
thái đó chỉ có một dạng bất công về thể chất do sức khỏe và tuổi tác tạo nên. Từ
đó, Rútxô đã phát hiện chính chế độ tư hữu đã làm nảy sinh kẻ giầu và người
nghèo cũng như cuộc đấu tranh giữa họ. Rútxô cũng cho rằng nhà nước được
hình thành là do con người đã bị những kẻ giàu có lừa dối mà từ bỏ các quyền tự
nhiên của mình thông qua “khế ước xã hội” để có được tự do công dân và để
được bảo vệ. Tuy nhiên, do chính quyền trở thành chuyên chế và lập nên chế độ
lộng quyền cực đoan đã đưa đến tình trạng mọi người đều trở thành vô quyền

trước những kẻ chuyên quyền. Trong “Khế ước xã hội”, Rútxô đã viết: “con
người sinh ra tự do, song ở khắp nơi họ bị xiềng xích”1.

Học viện Báo chí và Tuyên truyền, khoa Chính trị học Lịch sử tư tưởng chính trị,
Nxb. Chính trị - hành chính, tr. 146.
1


14
Có thể xem đây là cái nhìn bao quát của Rútxô về thực trạng của con
người trong các xã hội có giai cấp đối kháng. Luận điểm đó cũng thể hiện sự
nhìn nhận sâu sắc của Rútxô về thực chất của những bất công xã hội và
nguyên nhân của sự bất ổn định xã hội. Vì vậy, Rútxô đã cố gắng lý giải thực
chất vai trò của nhà nước là gì và nhà nước nên hành động thế nào cho phù
hợp với yêu cầu của người dân. Rútxô giải thích, khi các cá nhân chấp nhận
tuân thủ luật pháp, họ chỉ đơn thuần uỷ thác quyền của họ vì mục đích này.
Chính phủ chỉ được uỷ nhiệm quyền này. Các viên chức nhà nước có trách
nhiệm thực thi những ý nguyện chung của khối quần chúng và hướng đến lợi
ích chung của mọi người. Mọi công dân đều chỉ tuân theo mệnh lệnh của
chính mình. Nếu một cá nhân nào đó vi phạm các thỏa ước, cá nhân ấy sẽ
phải nhận lãnh hình phạt. Điều này là vì mục đích duy trì sự ổn định của cộng
đồng và cũng vì lợi ích của chính cá nhân đó.
Lý thuyết về “Khế ước xã hội” của Rútxô đã đánh dấu một bước tiến
mới trong lý luận về nhà nước, về quyền công dân, quyền con người, là cơ sở
lý luận để xây dựng nhà nước tư sản và luật pháp tư sản tiến bộ. Tư tưởng của
Rútxô cũng gợi ra những quan điểm có tính nguyên tắc trong việc giải quyết
các xung đột trong xã hội trước kia cũng như hiện nay.
1.3. Lý luận xung đột xã hội ngoài mác xít
Nhiều nhà lý luận thế kỷ XIX đã nghiên cứu xung đột xã hội từ góc độ
chính trị học và nhất là dưới góc độ xã hội học. Các lý thuyết này chủ yếu chỉ

ra nguồn gốc của XĐXH. Họ nhấn mạnh, sự phân tầng xã hội và sự hình
thành lợi ích nhóm khác nhau (lợi ích của các giai cấp, tầng lớp, cộng đồng xã
hội) là nguồn gốc sâu xa của xung đột xã hội và xung đột xã hội lại trở thành
một tác nhân gây nên các biến đổi về chính trị, kinh tế, xã hội…
Lý luận xung đột ngoài mác xít trong thế kỷ XX chủ yếu phát triển
dưới hình thức xã hội học và chính trị học. Có thể nói đây là thời kỳ các lý


15
thuyết về xung đột xã hội phát triển nhanh nhất và phong phú nhất. Trong các
lý luận này, các khái niệm cơ bản được tập trung nghiên cứu và các loại hình
xung đột xã hội đã được phân tích một cách cụ thể trên nhiều phương diện.
Các tác giả tiêu biểu có thể kể đến là M.Weber, W.Pareto, Dahrendorf,
Collins, Vilfredo Pareto, Gaetano Mosca, C.Wright Mills…
Cuối thế kỷ XX đến nay, ở phương Tây có một số công trình nghiên
cứu sâu về xung đột xã hội, cụ thể: 1). Nhóm tác giả Burton, John, and Dukes,
Frank với Conflict: Resolution and provention (1990), các tác giả đã làm rõ
xung đột xã hội và đưa ra giải pháp dung hòa, phòng ngừa xung đột xã hội nói
chung; 2). Mitchell, ChristopherR. And Banks, Michael với Handbook of
Conflict Resolution: the Analytical Problem Solving Approach, (1998) đã đưa
ra nhiều giải pháp quan trọng giải quyết các xung đột xã hội; 3). Manes Pierre
với What are some of the causes of conflict between whites and blacks in the
US, (2005); 4). Endruweit G và TrommSdorvffG với Từ điển xã hội học, Nxb
Thế giới, Hà Nội, 2002; 5). Endruweit G với Các lý thuyết xã hội học hiện
đại, Nxb Thế giới, Hà Nội, 1999; 6). Rutkevich M.N với Xung đột xã hội Chiếu cạnh triết học, Viện Thông tin Khoa học xã hội, Hà Nội, 1994; 7).
Chang Hee Lee, Quan hệ lao động và giải quyết tranh chấp lao động tại Việt
Nam, Tổ chức Lao động quốc tế tại Việt Nam, năm 2006; 8). Babette
Wehrmann, Eschborn, Xung đột đất đai - Hướng dẫn thực tế để giải quyết các
xung đột đất đai, Babette Wehrmann, Eschborn, năm 2008; 9). Luixa Kozer,
Chức năng thiết thực của xung đột; 10). Bàn về khế ước xã hội, Rouseau, J.J,

Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội. Nghiên cứu và đề xuất giải pháp giải quyết
XĐXH dưới góc độ lịch sử và tâm lý học, trong đó nhấn mạnh mâu thuẫn
xung đột giữa người da trắng và da đen ở Mỹ.
Từ những năm 50 của thế kỷ XX, đã từng có một số tác phẩm nghiên
cứu về xung đột ở phương Tây, cụ thể: 1). Lewes Coser (Mỹ) với “Các chức
năng của xung đột xã hội”, luận giải về nguồn gốc, nguyên nhân phát sinh
các xung đột xã hội từ áp lực tâm lý của cá nhân; 2). Ralph Gustav


16
Dahrendrof (Đức) với “Mô hình xung đột xã hội”, nhấn mạnh cần phải giải
tỏa các xung đột xã hội, khẳng định vai trò xung đột xã hội, tăng cường tính
thích ứng của tổ chức xã hội; 3). Kenneth Boulding (Mỹ) với “Lý luận chung
về xung đột”[6] trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn chỉ ra lý luận chung về xã hội.
Tuy nhiên, các lý thuyết trên chưa đưa ra được khái niệm thống nhất về xung
đột xã hội và giải quyết XĐXH. Các nhà lý luận cũng không đi sâu nghiên
cứu vai trò nhà nước trong việc giải quyết XĐXH. Thậm chí, một số công
trình còn có vẻ như xem nhà nước là một trong những nhân tố đã làm nảy
sinh nhiều XĐXH.
Nhìn một cách tổng quát, tất cả các công trình nghiên cứu từ trước đến
nay đã đề cập đến tình trạng bất ổn của xã hội mà thực chất là xung đột xã
hội. Từ đó nhiều công trình đã phân tích nguyên nhân của tình trạng trên, chỉ
ra những hậu quả của chúng và đưa ra phương thức giải quyết theo quan điểm
của mình. Đối với nhà nước, các công trình nghiên cứu đề cập đến trách
nhiệm của những người cầm quyền và phương thức để những người cầm
quyền cần phải thực hiện để duy trì trật tự xã hội. Đặc biệt, triết học thời kỳ
cận đại, đã đề cập đến một phương thức mang tính cách mạng là thiết lập một
mô hình nhà nước mới để thay thế cho nhà nước chuyên chế phong kiến đã lỗi
thời. Điều này đã có vai trò định hướng cho cuộc cách mạng tư sản ở các
nước phương Tây cũng như của cả thế giới sau này.

Những lý luận trên cũng là những tiền đề lý luận quan trọng cho sự ra
đời của triết học Mác - Lênin.
1.4. Lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về xung đột xã hội và vai trò
nhà nước trong việc giải quyết xung đột xã hội
Quan điểm về xung đột xã hội
Thời đại Mác, Ăngghen, Lênin là thời đại lịch sử mà nhân loại bước
vào một giai đoạn phát triển mới. Sự ra đời và phát triển của chủ nghĩa tư bản
với nền đại công nghiệp cơ khí và nền kinh tế thị trường rộng lớn đã tạo ra


17
bước đột phá trong sự phát triển của lực lượng sản xuất. Của cải xã hội đã
tăng lên một cách nhanh chóng nhưng xã hội lại rơi vào những bế tắc mới.
Phong trào đấu tranh của công nhân liên tiếp nổ ra ở các nước có nền công
nghiệp phát triển nhất như Anh, Pháp, Đức... Trong tình hình ấy, các tư tưởng
Mác, Ăngghen và sau đó là Lênin đã ra đời. Có thể nói Mác, Ăngghen và
Lênin không có một tác phẩm nào bàn riêng về xung đột xã hội như các tác
giả phương Tây sau này, các ông cũng không đưa ra một định nghĩa nào về
xung đột xã hội nhưng các lý thuyết khoa học về giai cấp và đấu tranh giai
cấp của các ông thì không chỉ những người mác xít mà ngày nay nhiều nhà
nghiên cứu phương Tây vẫn xem đó là một mẫu mực về lý thuyết XĐXH. Lý
luận này được thể hiện trong hàng loạt tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mác
- Lênin suốt từ những năm 40 của tế kỷ XIX cho đến tận hai thập kỷ đầu của
thế kỷ XX. Một số tác phẩm tiêu biểu nhât có thể kể đến là: “Góp phần phê
phán triết học pháp quyền của Hêghen - Lời nói đầu ”, “Luận cương về
Phoiơbắc” (C.Mác), “Gia đình thần thánh”, “Hệ tư tưởng Đức”, “Tuyên
ngôn của Đảng cộng sản” (C.Mác và Ph. Ăng ghen), “Đấu tranh giai cấp ở
Pháp” (C.Mác), “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà
nước” (Ph. Ăng ghen), “Nhà nước và cách mạng”, “Những nhiệm vụ trước
mắt của chính quyền xô viết”, “Sáng kiến vĩ đại”, “Chính sách kinh tế mới”

(V.I.Lênin) v.v. và v.v. và có tới hàng trăm tác phẩm tương tự như vậy đã
luận giả chi tiết về lý luận này.
Ngay từ những tác phẩm thời kỳ đầu, các ông đã đề cập đến xung đột
xã hội, ở một tầm cao mới. Trong “Luận cương về Phoiơbắc”, Mác đã nêu
lên một vấn đề có tính nguyên tắc là: “Trước hết phải hiểu bản thân cơ sở trần
tục ấy trong mâu thuẫn của nó và sau đó cách mạng hóa nó trong thực tiễn
bằng cách xóa bỏ mâu thuẫn đó” [24, tr. 11]. Trong “Hệ tư tưởng Đức”, một
tác phẩm đầu tiên trình bày tương đối có hệ thống những quan điểm cơ bản
của chủ nghĩa duy vật lịch sử, Mác và Ăngghen đã xác định: “tổng thể những


18
lực lượng sản xuất mà con người đã đạt được, quyết định trạng thái xã hội”
[24, tr. 42]. Từ những sự phân tích mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng
sản xuất và hình thức giao tiếp, một kết luận đã được rút ra là: “Như vậy, theo
quan điểm của chúng tôi, tất cả mọi xung đột trong lịch sử đều bắt đầu từ mâu
thuẫn giữa những lực lượng sản xuất và hình thức giao tiếp [24, tr. 107].
Những luận điểm cơ bản đó, đã được Mác và Ăngghen và sau đó là
Lênin tiếp tục phát triển, bổ sung. Các ông đã lý giải một cách khoa học về
nguồn gốc của XĐXH trong quá trình phát triển lâu dài của lực lượng sản
xuất từ thời đại nguyên thủy đến thời đại văn minh. Các giai đoạn phát triển
của lực lượng sản xuất được trình bày khái quát trong “Hệ tư tưởng Đức” và
được phân tích một cách chi tiết trong “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ
tư hữu và của nhà nước” [25, tr. 233- 245] và nhiều tác phẩm khác. Các công
trình của Mác và Ăngghen đều cho thấy, chỉ khi nào sức lao động của con
người có khả năng cung cấp số sản phẩm nhiều hơn số cần thiết cho sinh hoạt
của người sản xuất thì mới có điều kiện để cho tư tưởng tư hữu và sau đó là
chế độ tư hữu nảy sinh [25, tr. 260]. Do đó, sự xuất hiện các giai cấp cũng
như các xung đột giai cấp là một tất yếu lịch sử, một tất yếu kinh tế, là kết quả
sự phát triển của lực lượng sản xuất trong quá trình phát triển của xã hội. Từ

đó, Mác và Ăngghen đã phân tích một cách biện chứng nền sản xuất tư bản
chủ nghĩa, chỉ rõ những mâu thuẫn nội tại của nền kinh tế đó và tính tất yếu
diệt vong của nó. Những XĐXH trong chủ nghĩa tư bản đã tác động tiêu cực
đến sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Chúng kìm hãm và thậm chí
phá hoại cả nền sản xuất ở những thập kỷ giữa thế kỷ XIX. Giai cấp tư sản đã
tỏ ra bất lực trong một thời kỳ dài và giai cấp công nhân đã xuất hiện trên vũ
đài chính trị với tư cách là giai cấp cách mạng. Sự xung đột giữa giai cấp tư
sản và giai cấp vô sản nổi lên như một xung đột đặc trưng của xã hội tư bản
chủ nghĩa. Đó cũng là mâu thuẫn điển hình giữa lực lượng sản xuất và quan
hệ sản xuất. Sự xung đột giữa tư sản và vô sản có quy mô lớn, có tính quốc tế


×