Tải bản đầy đủ (.docx) (168 trang)

vai trò của pháp luật trong việc đảm bảo công bằng xã hội ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (589.54 KB, 168 trang )

"Jus est ars boni et aequi -
Luật pháp là nghệ thuật của điều thiện và sự công bằng".
(Sen-xơ - Luật gia Lamã cổ đại)
Mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Từ khi xã hội loài ngời phân chia thành giai cấp thì công bằng xã
hội (CBXH) luôn là khát vọng và mục tiêu tranh đấu của con ngời. Ngày
nay, giá trị thời đại của vấn đề này càng gia tăng cùng với tốc độ của tăng
trởng kinh tế, với sự phát triển của khoa học - công nghệ, với nhu cầu về
quyền con ngời và thật sự trở thành vấn đề có tính toàn cầu. Không phải
ngẫu nhiên mà trong những thập kỷ gần đây, CBXH trở thành một tiêu chí,
điều kiện khi tiếp cận các khái niệm "phát triển bền vững" và "tiến bộ xã
hội". Với ý nghĩa đó, CBXH đang và sẽ là một thách thức lớn trên con đờng
phát triển của mỗi quốc gia trong thiên niên kỷ thứ ba.
ở Việt Nam hiện nay, đảm bảo CBXH trở thành một nhu cầu bức
thiết, là điều kiện cho sự thành công của công cuộc đổi mới toàn diện của
đất nớc. Sự lựa chọn con đờng đi lên chủ nghĩa xã hội (CNXH) của dân tộc
càng khẳng định vai trò to lớn của CBXH không chỉ với t cách là động lực
mà còn là một mục tiêu của nó - xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Quan điểm kết hợp tăng trởng kinh tế với tiến bộ và CBXH đợc Đảng Cộng
sản Việt Nam khẳng định tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (1996)
và Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX (2001) chính là cách đặt vấn đề
xuất phát từ nhu cầu cấp bách nói trên.
Đảm bảo CBXH là một chính sách lớn, đòi hỏi phải có chiến lợc và
những bớc đi phù hợp, có sự tham gia của nhiều phơng tiện nh kinh tế,
chính trị, văn hóa, đạo đức, pháp luật với những phơng thức và hiệu quả
đảm bảo khác nhau. Tuy nhiên, pháp luật luôn có vai trò đặc biệt và không
thể thay thế trong việc đảm bảo CBXH. Vai trò đó có đợc không chỉ nhờ
vào những mối liên hệ mật thiết giữa pháp luật với CBXH mà còn thông qua
2
2


các hình thức, phạm vi và các thuộc tính vốn có của nó. Vì vậy, trong điều
kiện hiện nay, nâng cao vai trò đảm bảo CBXH của pháp luật trở thành một
đòi hỏi cấp bách trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam.
Mặc dầu vậy, đây lại là lĩnh vực khá mới mẻ và cha đợc quan tâm
nhiều trong hoạt động nghiên cứu khoa học pháp lý cũng nh trong hoạt
động xây dựng và thực hiện pháp luật, trong ý thức pháp luật của công dân
ở nớc ta. Rất nhiều vấn đề cơ bản từ nó, cần đợc nhận thức và giải quyết
thấu đáo cả trên phơng diện lý luận lẫn thực tiễn. Chẳng hạn, khái niệm
CBXH và những đặc trng, điều kiện thực hiện nó? Những cơ sở để khẳng
định và đánh giá vai trò của pháp luật trong việc đảm bảo CBXH? Thực
trạng đảm bảo CBXH bằng pháp luật ở Việt Nam hiện nay? Các quan điểm
và giải pháp nâng cao vai trò của pháp luật trong việc đảm bảo CBXH?
Mặt khác, thực trạng đảm bảo CBXH bằng pháp luật ở Việt Nam hiện nay
đang bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập cần đợc nhận thức đúng đắn và khắc
phục có hiệu quả. Vì thế, những kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực này
không chỉ góp phần bổ sung vào lý luận về pháp luật mà trực tiếp hơn là
nhằm phúc đáp những đòi hỏi của thực tiễn pháp luật trong việc đảm bảo
CBXH. Đó là lý do để tác giả chọn đề tài "Vai trò của pháp luật trong việc
đảm bảo công bằng xã hội ở Việt Nam hiện nay" làm luận án tiến sĩ luật
học, chuyên ngành: lý luận Nhà nớc và pháp quyền, mã số: 5.05.01.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
a) CBXH và đảm bảo CBXH ở Việt Nam là vấn đề đợc nhiều nhà
khoa học xã hội hết sức quan tâm trong thời kỳ đổi mới. Đã có khá nhiều
công trình nghiên cứu về vấn đề này từ nhiều góc độ tiếp cận: triết học,
kinh tế học, xã hội học, chính trị học với những phạm vi và cấp độ khác
nhau. Trong đó, hớng tiếp cận từ kinh tế học, xã hội học đối với CBXH
chiếm tỷ lệ khá lớn, chủ yếu tập trung vào các vấn đề: tăng trởng kinh tế và
3
3
CBXH, CBXH với chính sách xã hội. Có thể nhận thấy điều đó qua các

công trình nghiên cứu khoa học cấp nhà nớc (KX-07.05, KX-04.02), một số
luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, các chuyên khảo, các bài viết trên các tạp
chí chuyên ngành và trong một số hội thảo quốc gia và quốc tế. Trong thời
gian gần đây một số tác giả nớc ngoài cũng quan tâm tới các vấn đề đảm
bảo CBXH ở Việt Nam và đề cập một cách gián tiếp trong các công trình
nghiên cứu của họ, ví dụ: "Vấn đề nghèo ở Việt Nam" của công ty ADUKI
(Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996), "Việt Nam - cải cách kinh
tế theo hớng rồng bay" của Viện phát triển kinh tế ở Harvard (Nhà xuất bản
Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994), "Phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam -
Chiến lợc cho những năm 90" của Per Ronás và Orjansjoerg (Nhà xuất bản
Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996) Rất nhiều kết quả nghiên cứu trong lĩnh
vực này đã đóng góp xứng đáng vào việc hoạch định chiến lợc, chính sách
của Đảng và Nhà nớc trong thời kỳ đổi mới.
b) Trong xu thế đó, giới nghiên cứu luật học ở Việt Nam cũng đã có
những đóng góp không nhỏ trong việc nhận thức và kiến giải một số vấn đề
liên quan tới đảm bảo CBXH bằng pháp luật. Ngoài những kết quả đạt đợc
trong các đề tài nhánh của một số chơng trình nghiên cứu khoa học xã hội
cấp nhà nớc nh: "Hoàn thiện hệ thống pháp luật của nhà nớc nhằm tăng c-
ờng hiệu lực quản lý các vấn đề thuộc chính sách xã hội" (đề tài KX-04.16),
"Luận cứ khoa học cho việc hoàn thiện và xây dựng hệ thống pháp luật và
quản lý nền kinh tế bằng pháp luật" (đề tài KX-03.13) còn phải kể đến
những chơng trình nghiên cứu độc lập có liên quan, chẳng hạn: "Dự án
VIE/94/003 - Tăng cờng năng lực pháp luật tại Việt Nam"; "Nguyên tắc
công bằng trong luật hình sự Việt Nam" (Luận án PTS luật học của Võ
Khánh Vinh), "Hoàn thiện pháp luật u đãi ngời có công ở Việt Nam - lý
luận và thực tiễn" (Luận án PTS luật học của Nguyễn Đình Liêu) Ngoài
4
4
ra, còn có những cuốn sách có giá trị tham khảo về cùng vấn đề nh: "Xã hội
và pháp luật" (Viện nghiên cứu Nhà nớc và pháp luật, Nhà xuất bản Chính

trị quốc gia, Hà Nội, 1994), "Nhà nớc pháp luật của chúng ta trong sự
nghiệp đổi mới" (Đào Trí úc, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội,
1997), "Hiệu quả của pháp luật - những vấn đề lý luận và thực tiễn" (Nguyễn
Minh Đoan, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997) Đó là những
công trình nghiên cứu nghiêm túc, công phu và rất đáng trân trọng về kết
quả. Ngoài ra, còn một khối lợng lớn các bài viết có liên quan tới vấn đề nói
trên, trong các tạp chí chuyên ngành khoa học pháp lý, có giá trị khoa học
không nhỏ. Tuy nhiên, nhìn chung, việc nghiên cứu vấn đề đảm bảo CBXH
bằng pháp luật vẫn còn tản mạn ở những khía cạnh, nội dung nhất định mà
cha có một công trình nào nghiên cứu nó một cách trực diện và có hệ thống.
Vì vậy, vẫn còn rất nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn từ nó, cần đợc tiếp tục
nghiên cứu ở một phạm vi, cấp độ thích hợp hơn.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
a) Mục đích nghiên cứu
Xây dựng những cơ sở lý luận và điều kiện để khẳng định vai trò
quan trọng của pháp luật trong việc đảm bảo CBXH. Từ đó, góp phần hoạch
định những chính sách, giải pháp nhằm tăng cờng việc đảm bảo CBXH
bằng pháp luật.
b) Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
Với mục đích nghiên cứu nh trên, luận án phải hoàn thành những
nhiệm vụ cơ bản sau đây:
- Từ việc xác định khái niệm CBXH và luận chứng ý nghĩa của nó
trong sự nghiệp đổi mới, phải làm sáng tỏ khái niệm "Vai trò của pháp luật
trong việc đảm bảo CBXH". Từ đó, xác định những cơ sở để khẳng định vai
trò đó của pháp luật trong việc đảm bảo CBXH.
5
5
- Đánh giá thực trạng vai trò của pháp luật trong việc đảm bảo
CBXH ở Việt Nam hiện nay theo những nội dung và quan điểm nhất định.
Đồng thời, khái quát những nguyên nhân làm suy giảm vai trò đó.

- Trên cơ sở những tiền đề lý luận và việc đánh giá thực trạng vai trò
của pháp luật trong việc đảm bảo CBXH, nêu ra những quan điểm chỉ đạo
và những giải pháp chủ yếu nhằm tăng cờng vai trò đó của pháp luật trong
thời gian tới.
4. Phạm vi nghiên cứu của luận án
Là một đề tài thuộc chuyên ngành lý luận về nhà nớc và pháp
quyền, luận án không nghiên cứu vai trò của các ngành luật cụ thể để thông
qua đó, luận chứng cho vai trò của pháp luật nói chung, trong việc đảm bảo
CBXH. Trái lại, những vấn đề, quan điểm đợc nêu ra trong luận án sẽ đợc
khái quát thông qua việc phân tích, đánh giá, tổng hợp từ các ngành luật cụ
thể ở những nội dung đợc xác định. Mặt khác, phạm vi nghiên cứu của luận
án không chỉ dừng lại ở hệ thống pháp luật thực định mà còn với các hoạt
động thực hiện pháp luật, xử lý các vi phạm pháp luật và ý thức pháp luật
với những đánh giá, phân tích và khái quát cần thiết. Ngoài ra, luận án còn
phải xem xét mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức, chính trị, văn hóa
trong việc đảm bảo CBXH. Nh vậy, phạm vi nghiên cứu của luận án khá
rộng, trên nhiều lĩnh vực nhng chỉ dới góc độ lý luận về pháp luật. Thực
chất, đó là việc khẳng định cái chung, cái phổ biến thông qua việc đánh giá,
phân tích, khái quát những cái riêng, cái đặc thù.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Trong bối cảnh nghiên cứu nh vậy, có thể coi luận án là công trình
đầu tiên nghiên cứu một cách trực tiếp có hệ thống và tơng đối toàn diện về
vai trò của pháp luật trong việc đảm bảo CBXH ở Việt Nam hiện nay. Điều
đó đợc thể hiện thông qua phạm vi, mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu và kết
6
6
cấu của luận án. Đặc biệt, những cơ sở, điều kiện để pháp luật thực hiện vai
trò đảm bảo CBXH và thực trạng của vấn đề này ở Việt Nam đợc làm sáng
tỏ ở một phạm vi, cấp độ rộng và có hệ thống hơn.
Do vậy, luận án có giá trị tham khảo đối với các hoạt động nghiên

cứu lý luận về pháp luật cũng nh với hoạt động xây dựng và áp dụng pháp
luật theo hớng đảm bảo CBXH trong giai đoạn hiện nay ở nớc ta.
6. Phơng pháp nghiên cứu của luận án
Để hoàn thành mục đích và những nhiệm vụ đợc đặt ra, đề tài của
luận án đợc xử lý trên cơ sở phơng pháp luận duy vật biện chứng. Theo đó,
các phơng pháp nghiên cứu cụ thể sau đây đợc áp dụng: phơng pháp lịch sử
cụ thể, phơng pháp phân tích, phơng pháp khái quát hóa, phơng pháp tổng
hợp Đặc biệt, các phơng pháp nghiên cứu đặc trng của khoa học pháp lý
nh: phơng pháp phân tích quy phạm cụ thể, phơng pháp so sánh luật, phơng
pháp quy nạp và diễn dịch đợc sử dụng phổ biến trong luận án.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận
án gồm 3 chơng, 8 tiết.
Chơng 1
Công bằng xã hội và vai trò của pháp luật
trong việc đảm bảo công bằng xã hội
1.1. công bằng xã hội và vai trò của nó trong sự
nghiệp đổi mới ở Việt Nam
7
7

1.1.1. Những t tởng cơ bản về công bằng xã hội trên thế giới và
ở Việt Nam
Có thể khẳng định rằng, những t tởng đầu tiên về CBXH đã từng tồn
tại trong chế độ cộng sản nguyên thủy. Lúc bấy giờ, đợc coi là công bằng
khi mọi thành viên trong từng thị tộc, bộ lạc cùng tham gia săn bắn, hái lợm
và cũng đợc chia một phần ngang nhau trong số sản phẩm thu đợc. Ngoài
ra, công bằng còn đợc thể hiện ở yêu cầu về sự tuân thủ nh nhau, không có
ngoại lệ đối với các nghi lễ, tập quán, qui tắc sinh hoạt giữa các thành viên
trong cộng đồng. Những hành vi đi ngợc lại những qui định chung đều bị

coi là không công bằng và phải chịu sự tẩy chay, trừng phạt theo tập quán.
Về điều này, Ph.Ăng-ghen đã nhận xét: "Với tất cả tính ngây thơ và giản dị
của nó, chế độ thị tộc đó quả là một tổ chức tốt đẹp biết bao Tất cả đều
bình đẳng và tự do" [69, tr. 147-148]. Tuy nhiên, ai cũng biết rằng đó là
những quan niệm công bằng hết sức tự nhiên và sơ khai trong một xã hội
cha hề biết tới bất công, giai cấp, nhà nớc và pháp luật.
Nhng kể từ khi xã hội loài ngời có sự phân chia thành giai cấp,
CBXH trở thành khái niệm đa diện, phức tạp, bị chi phối bởi lợi ích giai
cấp, phụ thuộc vào các điều kiện kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn lịch
sử, liên quan tới bản chất của nhà nớc và pháp luật.
Dù ở phơng Đông hay phơng Tây, chế độ chiếm hữu nô lệ vẫn là xã
hội bất bình đẳng về giai cấp. Vì thế, sự giàu nghèo, sang hèn cũng nh địa
vị của mỗi ngời trong xã hội đều xuất phát từ một trật tự đẳng cấp nhất
định. Con ngời không còn cách nào khác ngoài việc tin rằng trật tự đẳng
cấp ấy là hợp với lẽ tự nhiên, là CBXH. Đó cũng là dấu ấn sâu đậm trong t
tởng CBXH trong thời kỳ này. Mặt khác, tôn giáo cũng bắt đầu tham gia
tích cực trong việc hình thành các t tởng về CBXH bằng việc lý giải nguồn
gốc của những bất công xã hội trong chế độ chiếm hữu nô lệ nh một sự sắp
8
8
đặt hoặc ý muốn của những lực lợng siêu nhiên. Có thể thấy điều đó qua
kinh bổn của ấn Độ giáo, Phật giáo, Thiên chúa giáo hoặc Hồi giáo Mặc
dù vậy, đối mặt với cuộc sống, con ngời đã bắt đầu nhận thấy sở hữu t nhân
chính là nguồn gốc sâu xa của mọi bất công xã hội mà trớc tiên, là bất công
về địa vị kinh tế. Một số khác lại tin rằng, sự khác biệt về sở hữu và trí tuệ
giữa mọi ngời là biểu hiện của CBXH. Cũng từ đấy, con ngời đã nhận thức
đợc những liên hệ mật thiết giữa CBXH với nhà nớc và vai trò của pháp luật
trong việc đảm bảo CBXH. Pla-ton cho rằng trong bất kỳ một nhà nớc nào
cũng tồn tại hai "nhà nớc" đối lập nhau: một cho ngời giàu và một, cho kẻ
nghèo. Đó là cái nhìn rất tinh tế về tính giai cấp của nhà nớc và cũng là của

CBXH. Đồng thời, ông cũng khẳng định rằng một nhà nớc lý tởng phải là
nhà nớc có các đạo luật công bằng - những đạo luật đợc thiết lập trên cơ sở
trí tuệ và lợi ích quốc gia chứ không phải vì lợi ích của mỗi ngời cầm
quyền. Pi-ta-go nhấn mạnh sự công bằng đợc qui định trong pháp luật chính
là điều kiện, tiêu chuẩn để con ngời xử sự với nhau hợp lý. A-ri-stốt coi các
đạo luật là hiện thân của công lý và hành động công bằng là hành động theo
pháp luật [46, tr. 68]. ở Trung Quốc cổ đại, Hàn Phi Tử đã nâng t tởng pháp
trị của các bậc tiền bối thành một học thuyết khá hoàn chỉnh - thuyết pháp
trị cũng không nằm ngoài ý muốn thiết lập một xã hội có kỷ cơng và công
bằng. Chính những t tởng đề cao vai trò của pháp luật trong việc đảm bảo
CBXH nh thế, đã góp phần đặt nền tảng t tởng cho sự ra đời của những bộ
luật nổi tiếng trong thời kỳ cổ đại nh Luật Ma-nu (ấn Độ), Luật Hăm-mu-
ra-bi (Babilon), Luật XII bảng (La-mã) Ngoài ra, t tởng CBXH trong chế
độ chiếm hữu nô lệ còn đợc hóa thân vào khát vọng công bằng của con ngời
trong các huyền thoại, truyền thuyết và những bản trờng ca bất hủ nh " I-li-
át" và " Ô-đi-xê" của Hô-me-rơ.
Với sự phân chia thành hai giai cấp cơ bản là địa chủ và nông dân,
xã hội phong kiến thực sự là chế độ đặc quyền, đặc lợi. Vì thế dù ở đâu, con
9
9
ngời vẫn phải đối mặt với những bất công, gay gắt khi đất đai và những t
liệu sản xuất chủ yếu đều thuộc về giai cấp địa chủ, quí tộc mà đứng đầu là
các ông vua, còn ngời nông dân thì bị cột chặt suốt đời trên mảnh đất của
những chúa đất. Rõ ràng là "cơ cấu đẳng cấp của chế độ chiếm hữu ruộng
đất và các đội hộ vệ vũ trang gắn liền với cơ cấu đẳng cấp đó đã đem lại cho
quí tộc quyền lực với nông nô" nh Ph.Ăng-ghen đã nhận xét [63, tr. 34].
Điều đó lý giải vì sao trong chế độ phong kiến lại có rất nhiều cuộc khởi nghĩa
của nông dân chống lại địa chủ, lãnh chúa để đòi CBXH. Mặt khác, tôn giáo
cũng trở thành một thế lực rất lớn can thiệp vào đời sống chính trị - xã hội của
các quốc gia với những đặc quyền, đặc lợi của mình. ở châu Âu, Kinh thánh

có hiệu lực trớc tòa án còn hơn cả pháp luật. Tòa án giáo hội lấn át cả tòa án v-
ơng quyền vì trong một thời gian rất dài, luật học bị đặt dới sự giám hộ của
thần học. ở châu á, Phật giáo và Khổng giáo cũng có vị trí rất lớn trong đời
sống xã hội và chi phối t tởng công bằng của con ngời. Trong bối cảnh đó,
quan niệm CBXH trong thời kỳ phong kiến không có bớc tiến đáng kể so với
xã hội trớc nó. Có thể nói, đó là một thời kỳ đầy máu và nớc mắt của nhân
loại trên hành trình tìm kiếm CBXH. Khát vọng CBXH của nhân dân nếu
không thể hiện bằng những cuộc khởi nghĩa đơn lẻ, sớm bị dập tắt thì cũng
chỉ còn biết trông đợi vào ân huệ "ma móc" của nhà cầm quyền.
Trong thời kỳ Phục hng, t tởng CBXH của con ngời không chỉ đơn
thuần là sự phục hồi những giá trị công bằng và nhân văn của thời kỳ Hy -
La cổ đại mà còn mở ra một trang mới cho sự phát triển của nó. Cốt lõi của
thời đại phục hng là xu hớng phát triển xã hội dựa vào những giá trị nhân
văn nên CBXH trở thành vấn đề đợc quan tâm nhất. Nó đợc thể hiện trớc
hết, bằng việc khẳng định các quyền tự nhiên của con ngời nh quyền đợc
sống; quyền đợc sở hữu tài sản; quyền đợc chống lại những áp bức, bất
công nh một lẽ tự nhiên; quyền đợc hởng thụ những phúc lợi xã hội một
cách công bằng Mặt khác, t tởng CBXH trong thời kỳ này còn thể hiện
1
1
qua xu hớng phủ nhận thần quyền, phủ nhận chế độ phong kiến suy tàn và
ủng hộ sự vơn tới của một xã hội dân chủ hơn, phù hợp với nhu cầu phát
triển của lực lợng sản xuất mới. Tiêu biểu cho t tởng CBXH trong thời kỳ
này là Mi-chia-ven-li, Xéc-van-tét - những chàng Đông-ki-sốt của thời đại.
Sự xuất hiện của chủ nghĩa t bản đồng thời mở ra một trang mới
trong lịch sử t tởng CBXH của nhân loại. Cùng với các khẩu hiệu "tự do,
bình đẳng, bác ái", CBXH trở thành một ngọn cờ trong tay giai cấp t sản
nhằm tập hợp lực lợng để thủ tiêu chế độ phong kiến. Khẳng định các
quyền và tự do cá nhân, quyền đợc sống trong một xã hội dân chủ với một
mô hình nhà nớc theo nguyên tắc "tam quyền phân lập" và một nền pháp

luật tiến bộ, công bằng là những nội dung cơ bản trong t tởng CBXH của
thời kỳ này. Đại biểu cho những t tởng đó phải kể đến E.Căng; Hê-ghen; G.G
Rút-xô; Mông-tes-ki-ơ Ngay cả những ngời theo chủ nghĩa xã hội không
tởng (Xanh xi-mon; Fu-ri-ê, Ô-oen) thay vì đề cập tới CBXH trong hiện
thực, đã mơ ớc về một xã hội lý tởng và công bằng hơn cho dù đó là thứ
công bằng theo chủ nghĩa bình quân, khổ hạnh và không phải bằng những
cải tạo xã hội tích cực của con ngời. Mặc dù vậy, trong giai đoạn đầu của
CNTB, t tởng CBXH của nhân loại đã có một bớc tiến dài, một sự thay đổi
về chất so với các xã hội trớc nó dựa trên một phơng thức sản xuất hoàn
toàn mới. Đó cũng chính là một lý do giúp chủ nghĩa t bản chiến thắng chế
độ phong kiến không quá chật vật.
Ngày nay, những thăng trầm về chính trị, kinh tế, xã hội đã giúp cho
CNTB có đợc nhiều bài học về việc điều chỉnh CBXH. Khách quan mà nói,
CNTB hiện đại đã đạt đợc một số thành công trong lĩnh vực này nhằm làm
dịu bớt những xung đột xã hội vốn có của nó bằng một số cải cách dới danh
nghĩa "phúc lợi chung". Có lẽ vì thế, bất công xã hội trong CNTB ngày nay
đã bớt đi những biểu hiện trần trụi, căng thẳng đến "một mất một còn ".
1
1
Thực chất, đó là kết quả đấu tranh không mệt mỏi của giai cấp công nhân
và những tầng lớp dân c chịu nhiều bất công trong xã hội. Mặt khác, chính
các nhà nớc t sản cũng ý thức đợc rằng, những áp lực ngày càng tăng về
CBXH nếu không đợc xoa dịu, có thể làm tổn hại tới thể chế chính trị của
nó, nhất là khi mà CNXH không còn là "một bóng ma ám ảnh châu Âu" nh
ngày nào. Tuy nhiên, với những mâu thuẫn vốn có, đó chỉ là những cố gắng
tuyệt vọng của CNTB trong việc giải quyết CBXH. Chính tổng thống Mỹ
Bin Clin-tơn đã phải thú nhận: "Thị trờng là một thứ kỳ diệu nhng nó không
cho chúng ta những đờng phố an toàn, môi trờng sạch sẽ, các cơ hội đợc
học hành công bằng, và không đảm bảo sức khỏe cho trẻ em nghèo bắt đầu
cuộc sống hoặc tuổi già khỏe mạnh và an toàn" [12, tr. 33]. Vì thế, các giải

pháp về CBXH trong CNTB suy cho cùng, là phơng tiện chứ không phải
mục đích của nó. Trong giai đoạn hiện nay, CNTB đang phải đối mặt với
nhiều thách thức về CBXH ngày càng gay gắt, nhất là khi vấn đề này đợc
xem xét trong điều kiện tốc độ tăng trởng kinh tế cao. Nhà kinh tế học ngời
Pháp, Olivier de Solages, đã có lý khi cho rằng: "Đông đảo quần chúng
không thể hiểu đợc rằng một sự tăng trởng kinh tế ngày càng gia tốc lại đợc
thể hiện bằng một sự phân phối bất công đến thế về thu nhập quốc dân và
bằng những bất bình đẳng ngày càng trầm trọng" [85, tr. 92].
Trong bối cảnh đó, đã xuất hiện nhiều trào lu t tởng và lý thuyết về
CBXH. Trào lu cổ điển và tân cổ điển nhấn mạnh một chiều tự do cá nhân
trong mối quan hệ với CBXH. Họ cho rằng, chính tự do cá nhân mới là
động lực thúc đẩy tăng trởng kinh tế và tiến bộ xã hội. Vì thế muốn phát
triển, phải bớt CBXH đi vì không thể cùng một lúc, vừa có tăng trởng kinh
tế lại vừa có CBXH, rằng chỉ khi nào kinh tế phát triển đến một mức nhất
định mới có điều kiện để thực hiện CBXH. Quan điểm này đã bị chính thực
tế của xã hội t sản bác bỏ vì nó phủ nhận vai trò của CBXH trong việc thúc
1
1
đẩy tăng trởng kinh tế. Ngợc lại, thực tế đó còn chỉ ra bất công xã hội có
khả năng kìm hãm tăng trởng kinh tế và làm rối loạn xã hội nh thế nào.
Max Weber, nhà xã hội học và triết học ngời Đức, lại giải thích
nguyên nhân của bất công xã hội trong CNTB bằng khả năng không ngang
nhau trong việc chiếm lĩnh thị trờng của các doanh nghiệp hoặc ngời lao
động. Ông còn cho rằng, cơ may và vận hội trong cuộc đời không thể chia
đều cho mọi ngời và đó cũng là một lý do để tồn tại những vị thế khác nhau
trong xã hội. Những điều nh thế là nguyên nhân của hiện tợng bất công
trong xã hội t sản. Học thuyết của Max Weber tuy có đóng góp rất lớn cho
khái niệm phân tầng xã hội song nó cha có khả năng lý giải trọn vẹn bản
chất của bất công xã hội trong CNTB.
Những ngời theo quan điểm xã hội dân chủ trong khi bác bỏ tính

phiến diện, một chiều của trào lu cổ điển và tân cổ điển đã cố gắng tìm
kiếm sự hỗ trợ lẫn nhau giữa tự do cá nhân, CBXH với tăng trởng kinh tế.
Tuy nhiên, phơng thức để đạt đợc điều đó lại cho một đáp số sai lầm. Đờng
lối của Đảng xã hội dân chủ Thụy Điển một thời đã làm nhiều ngời lầm t-
ởng rằng dờng nh ở đó đã thật sự có CNXH và CBXH. Rốt cuộc, đó là thứ
công bằng triệt tiêu động lực của tăng trởng kinh tế với một hệ thống phúc
lợi xã hội có lợi cho những kẻ lời biếng. Sự sụp đổ của mô hình này là tiếng
chuông cáo chung cho ảo tởng tìm kiếm CBXH đích thực trong CNTB.
Thực tế đã chứng minh rằng, CNTB cha và sẽ không bao giờ là lời giải đáp
tốt nhất cho nhân loại về một xã hội công bằng và văn minh.
Với bản chất khoa học và cách mạng, chủ nghĩa Mác - Lênin đã mở
ra một bớc ngoặt trong sự phát triển t tởng CBXH của nhân loại. Chỉ với
nhận thức luận duy vật biện chứng CBXH mới đợc quan niệm một cách
đúng đắn cả về bản chất, vai trò cũng nh điều kiện và phơng thức thực hiện
nó trong đời sống xã hội. Mặc dù không có những tác phẩm đề cập một
1
1
cách trực diện vấn đề này song trong toàn bộ di sản lý luận và hoạt động
thực tiễn của mình, Mác - Ăng-ghen và Lênin đã xây dựng nên một quan
niệm khoa học về CBXH với những quan điểm rất cơ bản và có hệ thống.
Trớc hết, chủ nghĩa Mác - Lênin coi CBXH là một phạm trù có tính lịch sử
và tính giai cấp rất sâu sắc. CBXH không phải là hình ảnh của tôn giáo của
những lực lợng siêu nhiên mà chính là sản phẩm của đời sống nhân loại.
Trong xã hội có giai cấp, CBXH là kết quả của sự phân chia và đấu tranh
giai cấp, phản ánh ý chí, lợi ích của nhà nớc và xã hội. Theo chủ nghĩa Mác
- Lênin thì quan niệm CBXH thay đổi theo các hình thái kinh tế - xã hội
thậm chí, theo từng giai đoạn lịch sử khác nhau trong một hình thái kinh tế
- xã hội nhất định. Vì thế, không thể có quan niệm đúng đắn về CBXH nếu
không gắn nó với lợi ích giai cấp, nhóm xã hội và với những điều kiện vật
chất đã sinh ra nó. Đồng thời, với tính lịch sử cụ thể của nó, cũng không thể

có một quan niệm chung về CBXH cho mọi thời đại, dân tộc và giai cấp nh
một "chân lý vĩnh cửu" (chữ của Ăng-ghen). Mặt khác, chủ nghĩa Mác -
Lênin cũng chỉ ra tính "không tởng" trong các quan niệm CBXH thoát ly
khỏi bản chất nhà nớc, pháp luật và với thể chế chính trị nói chung. Theo
các ông, trong các nhà nớc bóc lột không thể tồn tại CBXH theo đúng
"nghĩa cao cả nhất của từ này". Trái lại, chúng càng đẩy bất công xã hội lên
tới đỉnh điểm và dọn đờng cho những cuộc cách mạng xã hội tất yếu. Vì
vậy, chỉ có chủ nghĩa cộng sản, với t cách là hình thái kinh tế - xã hội phát
triển nhất của nhân loại - nơi mà " Sự phát triển tự do của mỗi ngời là điều
kiện cho sự phát triển tự do của mọi ngời" [64, tr. 628], nơi có khả năng thực
hiện nguyên tắc phân phối theo nhu cầu - mới có khả năng tạo ra CBXH đích
thực. Chính vì thế, các ông đã lu ý rằng trong CNXH - giai đoạn đầu của
CNCS - cha thể có CBXH nh ngời ta mong muốn. Bởi lẽ, ở đó vẫn tồn tại
những tiền đề kinh tế - xã hội cho bất bình đẳng nh chế độ t hữu và những
yếu tố của pháp quyền t sản trong phân phối. Đó là lý do để "phân phối theo
1
1
lao động" vẫn phải là nguyên tắc phân phối chủ yếu trong CNXH và là nét
đặc trng trong quan niệm CBXH của thời kỳ này. Và đó cũng là "những
thiếu sót không thể tránh khỏi trong giai đoạn đầu của CNCS, lúc nó mới
lọt lòng từ xã hội TBCN ra sau những cơn đau đẻ dài" [68, tr. 35-36].
Một luận điểm khác hết sức quan trọng của chủ nghĩa Mác - Lênin
là phải thiết lập những tiền đề kinh tế ngày càng cao cho việc thực hiện
CBXH. Theo các ông, không thể có công bằng đích thực trong một xã hội
nghèo khổ, kém phát triển. Song, các ông cũng đã cảnh báo những nguy cơ
của một xã hội có của cải d thừa nhng không đợc phân phối công bằng.
Tăng trởng kinh tế là tiền đề quan trọng nhng không phải duy nhất để xác
lập CBXH. Luận điểm này không những chỉ ra sự khác biệt về chất giữa
chủ nghĩa Mác - Lênin với các học thuyết phi mác-xít về CBXH mà còn lu
ý những ngời vô sản về nguyên tắc kết hợp hài hòa giữa tăng trởng kinh tế

với thực hiện CBXH.
Cuối cùng, điểm khác biệt lớn nhất giữa chủ nghĩa Mác - Lênin với
các quan niệm khác về CBXH là con đờng đấu tranh với những bất công xã
hội mà trong đó, bất công về địa vị kinh tế là lớn nhất. Bởi vì theo các ông,
"những điều công bằng về mặt luân lý, thậm chí công bằng cả về mặt pháp
luật, có thể còn xa mới công bằng về mặt xã hội" [68, tr. 365]. Theo đó,
CBXH không thể là sản phẩm của tạo hóa, là quà tặng của những lực lợng
siêu nhiên cho con ngời mà phải là thành quả đấu tranh của chính họ với
những bất công xã hội và những nguồn gốc tạo ra chúng. Tuy nhiên, lịch sử
cũng đã cho thấy sự thất bại của những con đờng tìm kiếm CBXH nhng lại
không phải bằng cải tạo xã hội tích cực. Do đó, cách mạng vô sản là con đ-
ờng duy nhất đúng để giai cấp công nhân và nhân dân lao động thiết lập
CBXH. Chính cuộc đời và sự nghiệp của Mác, Ăng-ghen, Lênin là những
tấm gơng sáng ngời về đấu tranh cho một xã hội công bằng, văn minh - xã
hội CSCN.
1
1
ở Việt Nam, lịch sử dân tộc cho thấy CBXH luôn là vấn đề có ý
nghĩa đặc biệt quan trọng trong quá trình dựng nớc và giữ nớc. Trải qua gần
1000 năm Bắc thuộc và với những đặc điểm riêng trong quá trình hình
thành quốc gia, quan niệm CBXH của ngời Việt không thể không chịu ảnh
hởng của Nho giáo. Tuy nhiên, nó cha bao giờ là bản sao của hệ t tởng đó
trong bất cứ hoàn cảnh nào. Cũng là cách nhìn về vị thế bất công của con
ngời trong xã hội phong kiến song cha ông ta lại có cái nhìn hết sức công
bằng và lạc quan nh:
Con vua thì lại làm vua
Con sãi ở chùa thì quét lá đa
Bao giờ dân nổi can qua
Con vua thất thế lại ra ở chùa (ca dao).
Hoặc khôi hài nh: "Miệng nhà quan có gang có thép. Đồ nhà khó

vừa nhọ vừa thâm" (tục ngữ). Không chỉ nh vậy, quan niệm CBXH của ngời
Việt trong lịch sử còn đợc thể hiện qua cách nhân dân ghi nhớ, tôn vinh các
anh hùng và những ngời có công với nớc (qua truyền thuyết, đền thờ, lễ
hội ); qua qui chế tuyển dụng nhân tài (thi cử và tiến cử); qua chế độ đãi
ngộ quan lại; qua chế độ thởng, phạt nghiêm minh và trong những qui định
khác của pháp luật. Lẽ đơng nhiên, bên cạnh những nội dung tích cực, quan
niệm CBXH trong truyền thống của ngời Việt cũng có không ít những yếu
tố không tích cực (cách nhìn bi quan, chủ nghĩa bình quân, đề cao lệ làng
hơn phép nớc ) mà trong quá trình tiếp thu, cần có sự "gạn đục, khơi
trong".
Cách mạng tháng Tám năm 1945 là một cuộc đổi đời vĩ đại của dân
tộc Việt Nam sau gần 80 năm dới ách đô hộ của thực dân Pháp và phát xít
Nhật. Khát vọng CBXH lớn nhất của nhân dân là đất nớc độc lập, tự do đã
1
1
đợc thực hiện. Cơng lĩnh chính trị năm 1930 của Đảng cộng sản Việt Nam
đã vạch ra con đờng đúng đắn nhất cho cuộc đấu tranh vì CBXH của dân
tộc là làm cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và đi lên CNXH. Trong các
Đại hội của Đảng (I, II, III, IV, V), mặc dù đợc tiến hành trong những bối
cảnh khác nhau song vấn đề CBXH bao giờ cũng trở thành một mục tiêu và
nội dung lớn, xuyên suốt chính sách đối nội và đối ngoại của Đảng. Điều
đó đợc thể hiện trong cải cách ruộng đất; cải tạo XHCN và thiết lập chế độ
công hữu về t liệu sản xuất; tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm; chống
tham ô, lãng phí; đặc quyền đặc lợi; trong chính sách thuế, bảo hiểm và trợ
cấp xã hội; trong vấn đề giải quyết việc làm cho ngời lao động; phát triển
miền núi và vùng căn cứ cách mạng Các Hiến pháp năm 1946, 1959,
1980 cùng với một khối lợng văn bản pháp luật đồ sộ của nhà nớc đã có
nhiều thành tựu trong việc thể chế hóa chính sách CBXH của Đảng. Tuy
nhiên, trong một thời gian khá dài, CBXH đợc chúng ta quan niệm gần nh
đồng nhất với chủ nghĩa bình quân, cào bằng. Lại có những giai đoạn, quan

niệm và phơng thức thực hiện CBXH của chúng ta in đậm dấu ấn duy ý chí và
nóng vội. Phải đến Đại hội lần thứ VI (1986) quan điểm của Đảng cộng sản
Việt Nam về vấn đề này mới thật sự đợc đổi mới. Điều đó đợc thể hiện ở
một loạt luận điểm nh: xác định việc đảm bảo CBXH là một trong năm mục
tiêu kinh tế - xã hội của đất nớc trong thời kỳ đổi mới; giải quyết việc làm và
thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động là những vấn đề trọng tâm của
chính sách CBXH; thực hiện CBXH phù hợp với điều kiện cụ thể của đất n-
ớc; chống thu nhập bất hợp pháp và đặc quyền, đặc lợi
Đại hội VII (6/1991) với "Cơng lĩnh xây dựng đất nớc trong thời kỳ
quá độ lên CNXH", vấn đề CBXH đợc Đảng ta xác định không chỉ là một
nội dung của chính sách xã hội mà còn là điều kiện và động lực của tăng tr-
ởng kinh tế và tiến bộ xã hội trong thời kỳ đổi mới. Cơng lĩnh còn xác định
thực hiện CBXH không chỉ trong lĩnh vực kinh tế, xã hội mà cả trong các
1
1
lĩnh vực chính trị, văn hóa, giáo dục; không chỉ trong mối quan hệ giữa
quyền và nghĩa vụ của công dân mà còn trong việc đáp ứng những nhu cầu
trớc mắt với việc chăm lo những lợi ích lâu dài Đặc biệt, luận điểm
khuyến khích tăng thu nhập và làm giàu dựa trên kết quả lao động đợc coi
là bớc đột phá trong quan điểm CBXH của Đảng, phù hợp với chủ trơng
phát triển nền kinh tế thị trờng định hớng XHCN ở Việt Nam.
Tổng kết 10 năm đổi mới, Đại hội VIII (6/1996) của Đảng tiếp tục
khẳng định, phát triển và cụ thể hóa những luận điểm và chính sách CBXH
của Đại hội VII. Đến đây, CBXH đợc Đảng ta xác định không chỉ là động
lực và nội dung của sự nghiệp đổi mới mà còn là một mục tiêu của nó: "Dân
giàu, nớc mạnh, xã hội công bằng và văn minh". Đáng lu ý là những luận
điểm nh tăng trởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và CBXH ngay trong
từng bớc và trong suốt quá trình phát triển; CBXH phải đợc thực hiện không
chỉ ở khâu phân phối với nhiều hình thức mà còn tạo ra cho mọi ngời có cơ
hội phát triển và sử dụng hợp lý năng lực của mình đợc xem là những bớc

phát triển quan trọng trong quan niệm CBXH của Đảng ta trong giai đoạn
mới. Dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội IX (2001) của Đảng Cộng sản
Việt Nam vẫn tiếp tục khẳng định CBXH là một mục tiêu lớn của con đờng
đi lên CNXH; CBXH gắn liền với độc lập dân tộc, CNXH, với dân chủ và
văn minh [21, tr. 3]. Vì thế, quan điểm tăng trởng kinh tế gắn liền với đảm
bảo tiến bộ và CBXH vẫn là một chính sách quan trọng của đờng lối kinh
tế, của chiến lợc phát triển ở Việt Nam trong những thập kỷ tới. Nhìn tổng
thể, sự hình thành và phát triển các quan điểm về thực hiện CBXH của
Đảng cộng sản Việt Nam tuy có những đặc điểm riêng trong mỗi giai đoạn
lịch sử nhng về cơ bản là nhất quán và là một mục tiêu lớn, xuyên suốt quá
trình cách mạng Việt Nam.
1
1
Tóm lại, tiến trình hình thành và phát triển những t tởng CBXH trên
thế giới và ở Việt Nam ngày càng đa dạng, phức tạp về tính chất. Từ những
quan niệm hết sức sơ khai, đơn giản dần dần, t tởng CBXH của nhân loại
gắn liền với lợi ích các giai cấp, với bản chất nhà nớc và pháp luật, bị qui
định bởi các điều kiện kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ lịch sử nhất định
và có sự giao thoa giữa tính thời đại với bản sắc văn hóa dân tộc. Cho đến
nay, chỉ có chủ nghĩa Mác - Lênin mới thật sự có khả năng nhận thức và
xác lập một quan niệm đúng đắn nhất về CBXH cũng nh phơng thức để
hiện thực hóa nó trong đời sống xã hội.
1.1.2 Khái niệm công bằng xã hội và vai trò của nó trong sự
nghiệp đổi mới ở Việt Nam

1.1.2.1 Khái niệm CBXH và những đặc trng cơ bản của nó
Hiện nay, CBXH là khái niệm có nhiều cách hiểu không hoàn toàn giống
nhau. "Từ điển bách khoa Việt Nam" trong mục từ "công bằng", định nghĩa:
1- Khái niệm về ý thức đạo đức, ý thức pháp quyền, chỉ
điều chính đáng, tơng ứng với bản chất và quyền con ngời. Khác

với khái niệm thiện và ác dùng để đánh giá những hiện tợng riêng
rẽ, khái niệm công bằng nêu ra sự tơng quan giữa một số hiện t-
ợng theo quan điểm phân phối phúc và họa, lợi và hại giữa ngời
với ngời. Công bằng đòi hỏi sự tơng xứng giữa vai trò của những
cá nhân (những giai cấp) với địa vị của họ, giữa hành vi với sự
đền bù (lao động và thù lao, công và tội, thởng và phạt), giữa
quyền với nghĩa vụ. Không có sự tơng xứng trong những quan hệ
ấy là bất công 2- Công bằng xã hội là phơng thức đúng đắn nhất
1
1
để thỏa mãn một cách hợp lý những nhu cầu của các tầng lớp xã
hội, các nhóm xã hội, các cá nhân xuất phát từ khả năng hiện
thực của những điều kiện kinh tế - xã hội nhất định. Về nguyên
tắc, cha có sự công bằng nào đợc coi là tuyệt đối trong chừng
mực mà mâu thuẫn giữa nhu cầu con ngời và khả năng hiện thực
của xã hội còn cha đợc giải quyết. Bởi vậy, mỗi xã hội có sự đòi
hỏi riêng về CBXH [35, tr. 580-581].
"Từ điển bách khoa triết học" của Liên Xô trớc đây, xác định "công
bằng" là:
Khái niệm đạo đức, pháp quyền đồng thời cũng là khái
niệm chính trị - xã hội. Khái niệm công bằng bao hàm trong nó
yêu cầu về sự phù hợp giữa vai trò thực tiễn của cá nhân (nhóm
xã hội) với địa vị của họ trong đời sống xã hội, giữa những quyền
và nghĩa vụ của họ, giữa làm và hởng; giữa lao động và sự trả
công; giữa tội phạm và sự trừng phạt, giữa công lao và sự thừa
nhận của xã hội. Sự không phù hợp trong những quan hệ đó đợc
đánh giá là bất công [125, tr. 650].
Khái niệm "công bằng, công lý" đợc định nghĩa trong "Từ điển triết
học giản yếu" do Hữu Ngọc, Dơng Phú Hiệp và Lê Hữu Tầng biên soạn,
nh sau:

Phạm trù đạo đức học và pháp luật, đánh giá những quan
hệ và hành động xã hội với quan niệm là mỗi ngời đều bình đẳng.
Công bằng có một vai trò quan trọng trong ý thức quần chúng.
Nội dung của công bằng không có tính chất chung chung, bất di
bất dịch, phi thời gian- nó thay đổi theo lịch sử, phản ánh hoàn
cảnh kinh tế - xã hội nhất định và sự đánh giá về mặt đạo đức của
từng giai cấp theo quyền lợi của mình Trên cơ sở quan hệ kinh
tế, xã hội và chính trị của CNXH, khái niệm công bằng mang một
2
2
nội dung mới: tất cả mọi ngời đều có thể trong thực tế, phát triển
nh nhau nhân cách, tài năng, khả năng và đều có nhiệm vụ hoạt
động vì lợi ích tập thể, xã hội. Nguyên tắc "mỗi ngời làm theo
năng lực, hởng theo lao động" đợc thực hiện chỉ khi nào tới
CSCN thì mới thực hiện đợc nguyên tắc" mỗi ngời làm theo khả
năng, hởng theo nhu cầu" [76, tr. 97-98].
ở Việt Nam, trong những năm gần đây, xuất hiện một số công trình
khoa học nghiên cứu về CBXH dới nhiều góc độ nh triết học, kinh tế học,
xã hội học, luật học Theo đó, có tác giả coi CBXH không phải là sự ngang
bằng nhau giữa ngời với ngời về mọi phơng diện mà chỉ ở một phơng diện
nhất định: đó là quan hệ giữa nghĩa vụ và quyền lợi của con ngời theo
nguyên tắc thực hiện nghĩa vụ (cống hiến) ngang nhau thì sẽ đợc hởng
quyền lợi (hởng thụ) ngang nhau [88, tr. 33].
Có tác giả xem xét bản chất của CBXH chính là sự phù hợp giữa
một loạt các khía cạnh trong mối quan hệ giữa cá nhân (hay nhóm xã hội)
làm với cái mà họ đợc hởng từ xã hội (cái làm và cái đợc hởng có thể tốt
lành hoặc ngợc lại) [30, tr. 15]. Có ngời khẳng định CBXH là phạm trù lịch
sử cụ thể, mang tính giai cấp, có thể đợc xem xét ở nhiều góc độ (chính trị,
kinh tế, triết học, đạo đức, pháp luật). Nó chính là "sự đánh giá tơng xứng"
giữa giá trị thực tế của những cá nhân, giai cấp hoặc nhóm xã hội với địa vị

xã hội của họ; giữa công lao với sự thừa nhận nó; giữa quyền và nghĩa vụ;
giữa vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý [102, tr. 57].
Ngay trong sách báo pháp lý ở các nớc XHCN trớc đây (đặc biệt là
ở Liên Xô) cũng không có sự thống nhất nhiều về khái niệm CBXH. Có ng-
ời cho đó là một phạm trù triết học thể hiện một cách khái quát những
nguyên tắc của mối quan hệ tơng tác giữa nhà nớc và cá nhân, giữa các giai
cấp và nhóm xã hội, thể hiện sự bình đẳng giữa ngời với ngời. Có khi
CBXH lại đợc xem xét nh một thuộc tính khách quan của CBXH, của lối
2
2
sống, của chính trị, đạo đức và pháp luật XHCN. Có tác giả lại xác định
CBXH là phạm trù đạo đức dùng để đánh giá quan hệ giữa con ngời với
nhau, giữa cá nhân với nhà nớc và xã hội [102, tr. 57].
Từ những quan điểm nói trên và để phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam
hiện nay, CBXH đợc hiểu là khái niệm chỉ sự tơng xứng giữa vai trò và vị
thế của các thành viên xã hội (cá nhân, giai cấp, nhóm xã hội), giữa cái mà
họ tạo ra đợc cho xã hội với cái mà họ đợc nhận lại từ xã hội (cái tạo ra và
cái đợc nhận lại có thể là điều tốt lành hoặc ngợc lại) nh cống hiến và hởng
thụ, lao động và sự trả công, quyền và nghĩa vụ, vi phạm pháp luật và trách
nhiệm pháp lý Không có sự tơng xứng nói trên là bất công xã hội.
Với quan niệm nh vậy, CBXH có một số đặc trng cơ bản sau đây:
a) Là một giá trị lớn lao, CBXH có thể đợc nhận thức và thực hiện từ
nhiều góc độ khác nhau nh, chính trị, kinh tế, triết học, đạo đức, pháp luật
với những nội dung yêu cầu không hoàn toàn giống nhau. Điều đó tạo ra
tính đa diện và phức hợp của khái niệm CBXH trong thực tế. Do vậy, sự tồn
tại của nhiều khái niệm CBXH không giống nhau thậm chí, đối lập nhau là
điều có thể lý giải đợc. Điều đó càng trở nên phức tạp hơn khi CBXH đợc
nhận thức thông qua tính giai cấp, tính lịch sử cụ thể và bản sắc dân tộc của
nó. Vì thế, không thể coi một hớng tiếp cận nào đó là hoàn toàn u thế và
hợp lý đối với khái niệm này nếu không đặt nó vào một phạm vi, yêu cầu

nghiên cứu cụ thể. Tuy vậy, tính đa diện và phức hợp của CBXH không thể
là lý do để phủ định sự tồn tại của một khái niệm CBXH đợc nhiều ngời
chấp nhận và ủng hộ. Nhng cũng sai lầm nếu chỉ nhấn mạnh một hớng hay
một phạm vi tiếp cận khái niệm CBXH mà không nhận thấy tính phức tạp,
đan xen với các góc độ tiếp cận khác của nó. Chẳng hạn, luận án này tiếp
cận khái niệm CBXH dới góc độ luật học nhng vẫn không thể bỏ qua các
khía cạnh chính trị, kinh tế, đạo đức và văn hóa của nó ở những mức độ có
liên quan. Điều đó càng khẳng định rằng mặc dù có vai trò đặc biệt và
2
2
không thể thay thế nhng pháp luật không thể là phơng tiện duy nhất để thực
hiện CBXH. Vai trò đó của pháp luật chỉ có thể đạt hiệu quả cao khi nó đợc
hỗ trợ đắc lực của nhiều phơng tiện khác.
b) Trong xã hội có giai cấp, CBXH là khái niệm vừa có tính giai cấp
lại vừa có tính xã hội. Thật vậy, công bằng là khái niệm luôn bị "nhiễm" ý chí
và lợi ích của từng giai cấp, nhóm xã hội. Điều đó giải thích vì sao mỗi giai
cấp, nhóm xã hội lại có quan niệm không giống nhau về các chuẩn mực công
bằng và cách thức thực hiện nó. Bởi lẽ, suy cho cùng, địa vị của từng giai cấp,
nhóm xã hội trong sản xuất, trao đổi và phân phối sẽ là nhân tố quyết định
nhu cầu và lợi ích của họ và từ đó, chi phối quan niệm công bằng của chính
họ. Nói khác đi, nhu cầu và lợi ích trong một giai đoạn lịch sử nhất định sẽ
là cơ sở, tiêu chí để hình thành và đánh giá quan niệm công bằng của mỗi
giai cấp, nhóm xã hội. Tuy nhiên, quan niệm công bằng của giai cấp thống
trị sẽ chi phối quan niệm công bằng chung của toàn xã hội. Theo Lênin, với
giai cấp vô sản thì "công bằng phải phục tùng lợi ích của công cuộc lật đổ t
bản" [50, tr. 437] và đó là một nội dung cơ bản của CBXH trong CNXH.
Mặt khác, cũng không thể có một khái niệm CBXH chỉ có lợi cho
một giai cấp duy nhất mà lại đợc xã hội chấp nhận. Vì rằng, tính giai cấp
của CBXH chỉ có thể tồn tại trong tổng thể và dung hòa với ý chí, lợi ích
chung của toàn xã hội. Công bằng của từng cá nhân, giai cấp và nhóm ngời

vì thế, cha phải là CBXH. Do vậy, CBXH còn có tính xã hội, tức là trở thành
chuẩn mực công bằng chung, phổ biến của toàn xã hội. Đó là nền tảng, là
môi trờng để tính giai cấp của khái niệm này tồn tại và phát triển trong
những đặc tính của nó.
c) Trong bất kỳ thời đại nào, CBXH cũng là khái niệm hàm chứa sự
dung hợp giữa bản sắc dân tộc của nó với những giá trị công bằng chung
của nhân loại. Nếu nh nền văn hóa của một dân tộc mang đậm dấu ấn tính
cách của dân tộc đó thì quan niệm công bằng với t cách là một bộ phận cấu
2
2
thành của nó, không thể không chịu sự chi phối của bản sắc dân tộc. Nhng
"không một nền văn hóa nào đứng một mình cả; bao giờ nó cũng liên kết
với những nền văn hóa khác, và điều đó cho phép nó dựng nên một chuỗi
tích lũy" [87, tr. 84]. Đó là lý do để các chuẩn mực công bằng của một dân
tộc luôn có xu hớng hội nhập và phản ánh những giá trị công bằng chung
của nhân loại qua bao thế hệ. Trong thời đại ngày nay, nó còn là đòi hỏi
khách quan của việc nhận thức và thực hiện CBXH trong tiến trình phát
triển của mỗi quốc gia, dân tộc. Việt Nam không thể đứng ngoài qui luật và
đòi hỏi chung đó trong xu thế toàn cầu hóa các quan hệ kinh tế, văn hóa,
khoa học, công nghệ cùng với nhiều thách thức về đảm bảo bình đẳng,
công bằng cho con ngời.
d) Là sản phẩm của những điều kiện kinh tế - xã hội trong từng giai
đoạn lịch sử nhất định, CBXH là khái niệm có tính lịch sử cụ thể. Vì thế,
không thể có một quan niệm công bằng chung cho mọi thời đại, mọi quốc
gia nh một chuẩn mực "bất di bất dịch". Tiến trình lịch sử của nhân loại cho
thấy với mỗi hình thái kinh tế - xã hội, đều có những quan niệm công bằng
riêng. Theo F.Ăng-ghen thì:
Công lý của ngời Hy Lạp và La Mã cho rằng chế độ nô lệ
là công bằng; công lý của những nhà t sản năm 1789 đòi hỏi thủ
tiêu chế độ phong kiến, vì chế độ ấy không công bằng Do đó,

khái niệm về công lý vĩnh cửu biến đổi, chẳng những cùng với
thời gian và không gian, mà cả cùng với bản thân con ngời nữa
[67, tr. 379].
Nh vậy, CBXH là quan niệm, chuẩn mực công bằng phổ biến của
một xã hội trong một giai đoạn lịch sử với những điều kiện chính trị - kinh tế -
xã hội đã qui định nó. Vì thế, dùng một thớc đo công bằng chung cho mọi
thời đại, mọi dân tộc, mọi xã hội cũng sai lầm không kém việc áp đặt những
chuẩn mực công bằng khi những điều kiện vật chất cha phù hợp với nó.
2
2
e) Về bản chất, CBXH đợc hiểu là "sự tơng xứng" (chứ không phải
là ngang bằng nhau) giữa vai trò và vị thế, giữa cái mà thành viên xã hội tạo
ra cho xã hội với cái họ đợc xã hội phúc đáp. Không có sự tơng xứng nói
trên là bất công xã hội (mặt đối lập của CBXH) và sự mất tơng xứng đó
càng lớn thì bất công xã hội càng nghiêm trọng. Cơ sở để đánh giá sự tơng
xứng đó chính là những tiêu chí nhất định mà xã hội lựa chọn và chấp nhận.
Nếu tiêu chí thay đổi thì quan niệm về "sự tơng xứng" cũng thay đổi theo.
Nh vậy, CBXH là khái niệm không chỉ đợc định tính mà còn phải đợc định
lợng khá cụ thể. Vấn đề là ở chỗ việc định lợng "sự tơng xứng" nói trên
trong thực tế, không phải bao giờ cũng chứng minh rõ ràng đợc (chẳng hạn
sự đền đáp công lao, xơng máu ). Tuy nhiên, cần lu ý rằng: nếu chỉ định
tính thôi thì CBXH có nguy cơ trở thành khẩu hiệu trong thực tế. Nhng
tuyệt đối hóa mặt định lợng của nó là "tự trói tay" mình trong việc thực hiện
CBXH, nhất là trong điều kiện kinh tế xã hội còn thấp nh ở Việt Nam hiện
nay. Vì thế, quan điểm thực hiện CBXH trong từng bớc và trong suốt quá
trình phát triển; không chờ kinh tế tăng trởng thật cao mới thực hiện CBXH
của Đảng cộng sản Việt Nam, chính là xuất phát từ lý do nói trên.
g) CBXH luôn có mối liên hệ mật thiết với dân chủ, chân lý và pháp
chế. Thật vậy, không thể hình dung về một xã hội dân chủ mà lại thiếu công
bằng. Chỉ trong một xã hội dân chủ chân chính mới có những tiền đề, khả

năng cho sự tồn tại những chuẩn mực công bằng đích thực. Nếu nh nhân
loại đã nhận ra bản chất của quan niệm công bằng trong các xã hội bóc lột
thì điều đó càng cho phép họ tin rằng xã hội cộng sản chủ nghĩa một xã
hội "dân chủ gấp triệu lần" xã hội t sản - sẽ là nơi ngự trị của công bằng với
ý nghĩa cao cả nhất của từ này. Vì thế mà ngày nay, không thể nói về CBXH
một cách đúng đắn nếu không gắn nó với những đòi hỏi về dân chủ chân
chính trong đời sống xã hội.
2
2

×