Tải bản đầy đủ (.pdf) (189 trang)

(Luận án tiến sĩ) Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học ở các xã miền núi thành phố Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.62 MB, 189 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
---------------------

NGUYỄN LÊ THY GIANG

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG
TỰ BẢO VỆ CHO HỌC SINH TIỂU HỌC
Ở CÁC XÃ MIỀN NÚI THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Hà Nội - 2019


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
---------------------

NGUYỄN LÊ THY GIANG

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG
TỰ BẢO VỆ CHO HỌC SINH TIỂU HỌC
Ở CÁC XÃ MIỀN NÚI THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Ngành : Quản lý giáo dục
Mã số : 9.14.01.14

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC



Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Lê Kim Long

Hà Nội - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi,
các số liệu trong luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.
Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được công bố
trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.

Tác giả luận án

Nguyễn Lê Thy Giang


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ QUẢN LÝ
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KĨ NĂNG TỰ BẢO VỆ CHO HỌC SINH
TIỂU HỌC .................................................................................................................9
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về quản lý hoạt động giáo dục kĩ
năng sống trong đó có kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh......................................9
1.1.1. Các hướng nghiên cứu về hoạt động giáo dục kĩ năng sống trong đó
có kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh......................................................................9
1.1.2. Các hướng nghiên cứu về quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống
trong đó có kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh .....................................................19
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
KỸ NĂNG TỰ BẢO VỆ CHO HỌC SINH TIỂU HỌC Ở CÁC XÃ MIỀN

NÚI............................................................................................................................26
2.1. Kỹ năng tự bảo vệ của học sinh tiểu học các xã miền núi ........................26
2.2. Hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã
miền núi ............................................................................................................36
2.3. Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học
các xã miền núi .................................................................................................45
2.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học
sinh tiểu học các xã miền núi ...........................................................................56
Chương 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ
NĂNG TỰ BẢO VỆ CHO HỌC SINH TIỂU HỌC Ở CÁC XÃ MIỀN NÚI
THÀNH PHỐ HÀ NỘI ...........................................................................................61
3.1. Tổ chức và phương pháp nghiên cứu thực trạng .......................................61
3.2. Thực trạng hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh các xã
miền núi Hà nội ................................................................................................67
3.3. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh
tiểu học ở các xã miền núi thành phố Hà Nội ..................................................79


3.4. So sánh mức độ thực hiện và mức độ hiệu quả các nội dung quản lý
giáo dục kỹ năng tự bảo vệ của học sinh tiểu học ở các xã miền núi thành
phố Hà Nội giữa các nhóm khách thể nghiên cứu ...........................................92
3.5. Mối quan hệ giữa các nội dung quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự
bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi Hà Nội .....................................94
3.6.Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học
sinh tiểu học các xã miền núi Hà Nội ...............................................................96
3.7. Đánh giá chung về thực trạng quản lý giáo dục kỹ năng tự bảo vệ
cho học sinh tiểu học ở các xã miền núi thành phố Hà Nội .......................... 102
Chương 4: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG
TỰ BẢO VỆ CHO HỌC SINH TIỂU HỌC CÁC XÃ MIỀN NÚI THÀNH
PHỐ HÀ NỘI ........................................................................................................ 111

4.1. Cơ sở đề xuất các biện pháp ................................................................... 111
4.2. Nguyên tắt đề xuất biện pháp ................................................................. 113
4.3. Một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ
cho học sinh tiểu học ở các xã miền núi thành phố Hà Nội .......................... 116
4.4. Khảo nghiệm mức độ cấp thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất ... 133
4.5. Thử nghiệm biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học
sinh các xã miền núi Hà Nội ......................................................................... 135
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ...................................................................... 143
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ ................... 147
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 148


DANH MỤC VIẾT TẮT

CNH,HĐH: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
GD&ĐT: Giáo dục và đào tạo
GDMN: Giáo dục mầm non
HSTH: Học sinh tiểu học
TH: Trung học


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Một số đặc điểm của khách thể nghiên cứu là cán bộ và giáo viên ............61
Bảng 3.2. Độ tin cậy của thang đo mức độ thực hiện và hiệu quả hoạt động giáo
dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học ..................................................63
Bảng 3.3. Độ tin cậy của thang đo mức độ thực hiện và hiệu quả nội dung quản
lý giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học ......................................64
Bảng 3.4: Đánh giá về mức độ cần thiết phải giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học
sinh tiểu học ....................................................................................................67
Bảng 3.5: Mức độ quan trọng của hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học

sinh tiểu học ....................................................................................................68
Bảng 3.6: Mức độ hiện có của các kĩ năng tự bảo vệ ở học sinh tiểu học...................69
Bảng 3.7: Mức độ đáp ứng của các kĩ năng tự bảo vệ .................................................70
Bảng 3.8: Mức độ thực hiện giáo dục các kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học ...71
Bảng 3.9: Mức độ hiệu quả thực hiện hoạt động giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho
học sinh tiểu học .............................................................................................72
Bảng 3.10: Mức độ thực hiện các hình thức hoạt động giáo dục kĩ năng tự bảo vệ
cho học sinh tiểu học ......................................................................................73
Bảng 3.11: Mức độ hiệu quả khi thực hiện các hình thức hoạt động giáo dục kĩ
năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học ..............................................................74
Bảng 3.12: Mức độ thực hiện các phương pháp giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho
học sinh tiểu học .............................................................................................75
Bảng 3.13: Mức độ hiệu quả khi thực hiện các phương pháp giáo dục kĩ năng tự
bảo vệ cho học sinh tiểu học ...........................................................................76
Bảng 3.14: Mức độ đáp ứng của cơ sở vật chất ...........................................................77
Bảng 3.15: mức độ tham gia giáo dục kĩ năng tự bảo vệ ............................................78
Bảng 3.16: Mức độ thực hiện và mức độ hiệu quả quản lý thực hiện mục tiêu
giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học ..........................................79
Bảng 3.17: Mức độ thực hiện và mức độ hiệu quả nội dung lập kế hoạch giáo dục
kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học ......... Error! Bookmark not defined.
Bảng 3.18: Mức độ thực hiện và mức độ hiệu quả nội dung, chương trình giáo
dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học ..................................................81


Bảng 3.19: Mức độ thực hiện và mức độ hiệu quả quản lý phương pháp giáo dục
kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học .........................................................83
Bảng 3.20: Mức độ thực hiện và mức độ hiệu quả quản lý hình thức giáo dục kỹ
năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi thành phố Hà Nội ......84
Bảng 3.21: Mức độ thực hiện và mức độ hiệu quả quản lý giáo viên thực hiện
nhiệm vụ giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học ..........................85

Bảng 3.22: Mức độ thực hiện và mức độ hiệu quả quản lý phân công giáo viên
thực hiện nhiệm vụ giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học ..........86
Bảng 3.23: Mức độ thực hiện và mức độ hiệu quả quản lý hoạt động học và rèn
luyện kỹ năng tự bảo vệ của học sinh tiểu học ..............................................88
Bảng 3.24: Mức độ thực hiện và mức độ hiệu quả quản lý cơ sở vật chất, trang
thiết bị giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học ..............................89
Bảng 3.25: Mức độ thực hiện và mức độ hiệu quả quản lý phối hợp các lực lượng
tham gia giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học ...........................90
Bảng 3.26: Mức độ thực hiện và mức độ hiệu quả kiểm tra, đánh giá giáo dục kỹ
năng tự bảo vệ của học sinh tiểu học .............................................................91
Bảng 3.27: So sánh theo biến số các nhóm khách thể khảo sát ...................................92
Bảng 3.28: So sánh biến số các nhóm khách thể khảo sát ...........................................93
Bảng 3.29: Tương quan giữa mức độ thực hiện các nội dung quản lý giáo dục kỹ
năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi Hà Nội .......................94
Bảng 3.30: Tương quan giữa mức độ hiệu quả các nội dung quản lý giáo dục kỹ
năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi Hà Nội .......................95
Bảng 3.31: Mức độ ảnh hưởng của yếu tố nhận thức của cán bộ quản lý, giáo
viên về tầm quan trọng của giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu
học...................................................................................................................96
Bảng 3.32: Mức độ ảnh hưởng của yếu tố trình độ của cán bộ quản lý ......................97
Bảng 3.33: Mức độ ảnh hưởng của yếu tố trình độ của giáo viên ...............................98
Bảng 3.34: Mức độ ảnh hưởng của yếu tố năng lực của cán bộ quản lý .....................99
Bảng 3.35: Mức độ ảnh hưởng của yếu tố năng lực phối hợp các lực lượng tham
gia giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh của cán bộ quản lý .................100
Bảng 3.36: Mức độ ảnh hưởng của yếu tố tính tích cực, tự giác, chủ động ..............101
của học sinh ...............................................................................................................101


Bảng 3.37: Mô hình hồi quy đa biến các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ thực hiện ..101
nội dung quản lý ........................................................................................................101

Bảng 4.1: Mức độ cấp thiết của các biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng tự bảo vệ
cho học sinh các xã miền núi Hà Nội ...........................................................133
Bảng 4.2: Mức độ khả thi của các biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng tự bảo vệ
cho học sinh các xã miền núi Hà Nội ...........................................................134
Bảng 4.3: Mức độ thực hiện tổ chức rèn luyện kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu
học các huyên miền núi Hà Nội qua hoạt động trải nghiệm trong thực
tiễn ................................................................................................................138
Bảng 4.4: Mức độ thực hiện tổ chức rèn luyện kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu
học các huyên miền núi Hà Nội qua hoạt động trải nghiệm trong thực
tiễn ................................................................................................................139
Bảng 4.5: Mức độ khác biệt trước thử nghiệm và sau thử nghiệm ...........................140


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Trong hoạt động sống của cá nhân, con người cần phải có những kỹ năng nhất
định. Các kỹ năng này giúp đảm bảo cho cá nhân tồn tại và phát triển trong môi trường
sống. Khi cá nhân có kỹ năng sống thì có khả năng thích ứng cao với những biến đổi
của môi trường sống, với những tình huống nảy sinh. Đặc biệt là những tình huống
không có lợi, ảnh hưởng xấu tới thể chất và tinh thần của cá nhân. Trái lại, nếu cá nhân
thiếu kỹ năng sống thì sẽ gặp nhiều bất lợi trong cuộc sống của mình, cá nhân không
có khả năng thích nghi với sự biến đổi của môi trường sống, gặp nhiều khó khăn trong
việc giải quyết và vượt qua những tình huống có vấn đề nảy sinh trong cuộc sống. Có
thể nói, kỹ năng sống là một vấn đề không thể thiếu được đối với mỗi cá nhân. Kỹ
năng sống được hình thành và phát triển trong hoạt động sống thực tiễn của con người.
Nói cách khác, kỹ năng sống là kết quả của hoạt động giáo dục con người. Trong kỹ
năng sống, kỹ năng tự bảo vệ chiếm vị trí vô cùng quan trọng đối với cuộc sống thực tiễn,
hoạt động lao động của con người. Kỹ năng tự bảo vệ không phải do bẩm sinh, di truyền
mà nó được hình thành, phát triển trong quá trình sống, qua hoạt động, trải nghiệm, tập
luyện, rèn luyện, ... Vì vậy, muốn nâng cao chất lượng giáo dục thì cần thiết phải phát triển

kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh.
Giáo dục Tiểu học có ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành nhân cách gốc
cho học sinh, đặt cơ sở nền tảng để học sinh phát triển bền vững. Mục tiêu giáo dục
tiểu học hướng vào việc trang bị kiến thức kỹ năng cơ bản ban đầu làm cơ sở để học
sinh tiếp tục học ở các lớp cao hơn. Nội dung giáo dục tiểu học tập trung vào các
môn học văn hóa, giáo dục đạo đức, kỹ năng sống cho học sinh vv.., trong những nội
dung đó thì giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh chiếm vị trí, vai trò quan trọng,
nó ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng và hiệu quả của giáo dục tiểu học. Quỹ Nhi đồng
Liên Hiệp Quốc (UNICEP) – là tổ chức có nhiều công trình nghiên cứu sâu về kỹ năng
sống dưới góc độ tồn tại và phát triển của cá nhân đã phân loại kỹ năng sống thành ba
nhóm cơ bản, và kỹ năng tự bảo vệ là một trong những kỹ năng thuộc nhóm một –
gồm các kỹ năng tự nhận thức và sống với chính mình. Vì vậy, nếu xét dưới góc độ
tồn tại và phát triển của cá nhân thì kỹ năng tự bảo vệ là kỹ năng rất cần thiết và quan
trọng.
Học sinh tiểu học là lứa tuổi còn khá nhỏ (khoảng 6 đến 10 tuổi). Ở lứa tuổi này
các em hầu như chưa có kinh nghiệm về cuộc sống, đặc biệt là những học sinh đầu cấp
(lớp 1, lớp 2). Khi các em học sinh chưa có kỹ năng sống, các em sẽ gặp rất nhiều khó
khăn trong học tập và sinh hoạt, trong ứng xử với bạn bè, thầy cô, người thân trong gia
đình và mọi người trong xã hội. Một trong những kỹ năng sống quan trọng của học
sinh tiểu học là kỹ năng tự bảo vệ bản thân. Sở dĩ kỹ năng này trở nên quan trọng, cần
thiết và không thể thiếu được đối với học sinh tiểu học là vì các em chưa phát triển về
mặt thể chất. Hay nói cách khác, các em còn rất nhỏ, yếu ớt, không có khả năng phản
1


ứng, đáp lại những tác động tiêu cực từ phía bên ngoài. Đặc biệt là những hành vi có
tính xâm hại làm tổn thương thể chất các em. Chính vì vậy, giáo dục để hình thành kỹ
năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học đã trở thành một nhiệm vụ không thể thiếu được
trong nhà trường tiểu học.
Đối với học sinh tiểu học các xã miền núi Hà Nội, thì nhiệm vụ giáo dục kĩ năng

sống nói chung và kĩ năng tự bảo vệ nói riêng thật sự cấp bách. Bởi vì, trong những
năm gần đây, tại các xã miền núi Hà Nội đã xẩy ra một số vấn đề khiến gia đình, nhà
trường và xã hội quan tâm, lo lắng. Đó là, tình trạng bạo lực học đường, tình trạng
xâm hại tình dục đối với học sinh, tình trạng bắt cóc, tình trạng các tai nạn rủi ro dẫn
đến thương tích, thậm chí tử vong đối với học sinh. Tình trạng ngộ độc thực phẩm
trong trường học cũng đáng báo động, tai nạn giao thông và đuối nước cũng là những
vấn đề rất đáng báo động đối với học sinh hiện nay,…Thực trạng trên đòi hỏi nhà
trường, gia đình và toàn xã hội cần quan tâm tới việc giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản
thân cho học sinh tiểu học. Các xã miền núi Hà Nội do điều kiện môi trường sống khó
khăn và phức tạp nên các em gặp nhiều rủi do hơn học sinh tiểu học ở các quận nội
thành thành phố Hà Nội. Mặt khác, điều kiện kinh tế của gia đình và các xã miền núi
Hà Nội còn hạn chế làm cho việc chăm sóc và giáo dục các em cũng gặp nhiều khó
khăn. Do vậy, việc giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh các xã miền núi lại càng
trở lên bức thiết. Thực hiện Quyết định số 558/QĐ-TTg ngày 17/5/2019 của Thủ
tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án vận động nguồn lực xã hội hỗ trợ trẻ em các
xã đặc biệt khó khăn thuộc vùng dân tộc thiểu số miền núi giai đoạn 2019 – 2025;
UBND thành phố Hà Nội đã ban hành kế hoạch thực hiện Đề án trên địa bàn thành
phố. Đề án sẽ được thực hiện tại 14 xã thuộc vùng DTTS và miền núi thuộc thành phố
Hà Nội, cụ thể: 07 xã của huyện Ba Vì (Ba Trại, Ba Vì, Khánh Thượng, Minh Quang,
Tản Lĩnh,Vân Hòa, Yên Bài); 01 xã của huyện Chương Mỹ (Trần Phú); 01 xã thuộc
huyện Mỹ Đức (An Phú); 02 xã thuộc huyện Quốc Oai (Đông Xuân, Phú Mãn) và 03
xã thuộc huyện Thạch Thất (Tiến Xuân, Yên Bình, Yên Trung). Đặc biệt quan tâ 4 xã
thuộc khu vục II (xã có điều kiện kinh tế - xã hội còn khó khăn nhưng đã tạm thời ổn
định) là Ba Vì, Khánh Thượng, Yên Bài (huyện Ba Vì), An Phú (huyện Mỹ Đức).
Trong đó, chú trọng vào việc tổ chức các lớp tập huấn, kỹ năng sống cho trẻ em về
phòng, chống xâm hại/lạm dụng; phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em. Việc thực
hiện đề án này thêm một lần nữa khẳng định tính cấp bách trong việc cần giáo dục cho
học sinh tiểu học các xã miền núi Hà Nội kĩ năng sống nói chung và kĩ năng tự bảo vệ
nói riêng.
Để việc giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học nói chung và học sinh

tiểu học các xã miền núi nói riêng đạt hiệu quả tốt thì một trong những yếu tố quyết
định là quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã
miền núi. Vì hoạt động này giúp quản lý hiệu quả mục tiêu, kế hoạch, nội dung

2


chương trình, phương pháp, hình thức, điều kiện cơ sở vật chất, lực lượng tham gia
giáo dục,… kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học.
Xuất phát từ các lý do trên, chúng tôi chọn đề tài: "Quản lý hoạt động giáo dục
kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học ở các xã miền núi thành phố Hà Nội” để làm đề
tài luận án tiến sĩ của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, phân tích và đánh giá thực trạng quản lý hoạt động
giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học ở các xã miền núi thành phố Hà Nội,
luận án đề xuất các biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học ở
các xã miền núi thành phố Hà Nội, góp phần phát triển kĩ năng tự bảo vệ cho các em
nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện nhân cách cho học sinh tiểu học trong giai
đoạn hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Tổng quan tình hình nghiên cứu về giáo dục và quản lý hoạt động giáo dục
kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học.
Xây dựng cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học
sinh tiểu học ở các xã miền núi.
Khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự
bảo vệ cho học sinh tiểu học ở các xã miền núi thành phố Hà Nội.
Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh
tiểu học ở các xã miền núi thành phố Hà Nội.
Khảo nghiệm tính cấp thiết, khả thi của các biện pháp đề xuất và thử nghiệm 1 biện

pháp trong thực tiễn.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học ở
các xã miền núi thành phố Hà Nội.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
3.2.1. Giới hạn về phạm vi nội dung nghiên cứu
Có rất nhiều kĩ năng thành phần thuộc kĩ năng tự bảo vệ của học sinh tiểu học
các xã miền núi. Tuy nhiên, luận án sẽ tập trung vào việc nghiên cứu sâu 7 kĩ năng thành
phần của kĩ năng này đó là: Kỹ năng an toàn khi tự chơi; Kỹ năng phòng tránh một số
trường hợp khẩn cấp và gọi người giúp đỡ; Kỹ năng tránh bị xâm hại thân thể, quấy rối
tình dục; Kĩ năng tìm lối thoát hiểm; Kỹ năng ứng xử khi bị lạc; Kỹ năng tham gia giao
thông; Kỹ năng thích ứng trong môi trường xã hội.
Nghiên cứu tập trung tìm hiểu các nội dung quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự
bảo vệ cho học sinh tiểu học ở các xã miền núi theo tiếp cận các thành tố của quá trình
giáo dục kĩ năng tự bảo vệ của học sinh tiểu học các xã miền núi.
3


Biện pháp đề xuất dành cho các chủ thể quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ
cho học sinh tiểu học ở các xã miền núi Hà Nội theo yêu cầu phân cấp quản lý.
3.2.2. Giới hạn về địa bàn nghiên cứu
Nghiên cứu này được thực hiện tại 15 trường tiểu học thuộc các xã Phú Xuyên, Mê
Linh, Ứng Hòa, Mỹ Đức, Thạch Thất, Ba Vì, Chương Mỹ Hà Nội (chi tiết xem tại
chương 3 của luận án).
3.2.3. Giới hạn về khách thể và địa bàn điều tra, khảo sát của luận án
a. Khách thể điều tra, khảo sát
Nghiên cứu này được tiến hành trên 409 người thuộc 3 nhóm khách thể là nhóm
cán bộ quản lý giáo dục; nhóm giáo viên tiểu học và nhóm học sinh tiểu học. Cụ thể
như sau: Cán bộ quản lý giáo dục là 153 người; giáo viên là 226 người; học sinh là 30

người. Nhóm khách thể là cán bộ quản lý và giáo viên được sử dụng để khảo sát bằng
phiếu hỏi và phỏng vấn sâu. Riêng khách thể khảo sát là học sinh chỉ sử dụng để khảo
sát bằng phương pháp phỏng vấn sâu (chi tiết xem tại chương 3 của luận án).
b. Địa bàn khảo sát
Nghiên cứu này chỉ tập trung nghiên cứu giáo viên, cán bộ quản lý và học sinh tại
10 trường tiểu học thuộc các xã miền núi như sau:
1)Huyện Ba Vì nghiên cứu 1 trường tiểu học đó là: Trường tiểu học Khánh
Thượng, xã Khánh Thượng, Ba Vì Hà Nội;
2) Huyện Thạc Thất nghiên cứu tại 5 trường tiểu học đó là: Trường tiểu học
Yên Bình A, Xóm Đình, Xã Yên Bình, Thạch Thất; Trường tiểu học Yên Bình B,
Xóm Lụa, Yên Bình, Thạch Thất; Trường tiểu học Yên Trung, Thôn Đầm Bối, Yên
Trung, Thạch Thất; Trường tiểu học tiến Xuân A, Gò Chói, Tiến Xuân, Thạch Thất;
Trường Tiểu học tiến Xuân B, Thôn Miễu, Tiến Xuân, Thạch Thất;
3) Huyện Quốc Oai nghiên cứu 1 trường tiểu học là: Trường tiểu học Đông
Xuân, Thôn Đồng Bèn, Xã Đông Xuân, Huyện Quốc Oai;
4) Huyện Mỹ Đức nghiên cứu tại 1 trường tiểu học là: Trường tiểu học An Phú,
huyện Mỹ Đức;
5) Huyện Chương Mỹ nghiên cứu tại 2 trường tiểu học là: Trường tiểu học Trần
Phú A và Trường tiểu học Trần Phú B.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cách tiếp cận nghiên cứu
- Tiếp cận hệ thống: Tiếp cận hệ thống nhằm nghiên cứu quản lý hoạt động giáo
dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các huyên miền núi có nghĩa là phải
nghiên cứu vấn đề này trong mối quan hệ biện chứng với các nội dung giáo dục toàn
diện cho học sinh tại trường tiểu học nhằm góp phần giúp học sinh hình thành và phát
triển nhân cách, thích ứng tốt nhất với môi trường gia đình, nhà trường và ngoài xã
hội. Bên cạnh đó, tiếp cận hệ thống cũng xem xét các nội dung quản lý hoạt động giáo
4



dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh các trường tiểu học xã miền núi trong mối quan hệ
mật thiết, tác động tương hỗ với các yếu tố môi trường sống, môi trường nhà trường,
môi trường gia đình và cả các yếu tố thuộc về nhà trường như nhận thức và năng lực
của chủ thể quản lý, giáo viên, học sinh, phương pháp giáo dục kĩ năng tự bảo vệ trong
nhà trường, sự tự giáo dục, tự rèn luyện của học sinh tiểu học các xã miền núi.
- Tiếp cận quá trình: Tiếp cận quá trình trong nghiên cứu hoạt động giáo dục kỹ
năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các huyên miền núi là việc nghiên cứu sâu các
thành tố của quá trình giáo dục từ mục đích, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức
giáo dục, giáo viên, học sinh tiểu học, các điều kiện cơ sở vật chất, sự phối hợp giữa
các lực lượng trong và ngoài nhà trường trong hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ
cho học sinh tiểu học các huyên miền núi. Tiếp cận này sẽ giúp cho việc định hướng
của chủ thể quản lý hoạt động này xác định được các nội dung chỉ đạo của chủ thể
quản lý nhà trường tiểu học đối với việc thực hiện mục tiêu, nguyên tắc, nội dung,
phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục, giáo viên, học sinh tiểu học, các điều kiện
cơ sở vật chất, sự phối hợp giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường trong hoạt
động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các huyên miền núi với tư cách
là các thành tố của quá trình giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các
huyên miền núi Hà Nội. Tiếp cận này cũng sẽ là định hướng cơ bản trong việc xác
định các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học
các huyên miền núi Hà Nội.
-Tiếp cận chức năng quản lý: tiếp cận chức năng quản lý với 4 chức năng cơ bản
như lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá là tiền đề, phương thức hành
động của các chủ thể quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu
học các huyên miền núi Hà Nội nhằm chỉ đạo để vận hành các thành tố của quá trình
giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các huyên miền núi.
- Tiếp cận năng lực: Tiếp cận năng lực trong nghiên cứu hoạt động giáo dục và
quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các huyên miền
núi tạo cơ sở phương pháp luận để luận giải một số vấn đề lí luận cơ bản về hoạt động
giáo dục và quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các
huyên miền núi. Trong đó gồm có các khái niệm công cụ, các biểu hiện của kĩ năng tự

bảo vệ cho học sinh tiểu học các huyên miền núi dựa trên các năng lực cốt lõi của học
sinh tiểu học. Đồng thời, tiếp cận năng lực sẽ là cơ sở đề xuất nội dung, chương trình,
phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục kĩ năng này cho học sinh và là cơ
sở để đề xuất nội dung, cách tác động của các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ
năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các huyên miền núi theo định hướng hình thành
và phát triển năng lực.
4.2. Các phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện nghiên cứu này, luận án sẽ sử dụng phối hợp đồng bộ giữa các
phương pháp nghiên cứu định lượng và định tính sau đây:
5


- Phương pháp nghiên cứu văn bản, tài liệu;
- Phương pháp chuyên gia;
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi;
- Phương pháp phỏng vấn sâu;
-Phương pháp thử nghiệm;
- Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học.
Ở nội dung mục này, sẽ trình bầy cụ thể phương pháp nghiên cứu văn bản, tài
liệu, các phương pháp nghiên cứu còn lại xin được trình bầy cụ thể tại chương 3 và
chương 4 của luận án.
-Phương pháp nghiên cứu văn bản, tài liệu:
+Mục đích: Phương pháp này được sử dụng trong nghiên cứu nhằm mục đích
tổng quan các nghiên cứu ttrong và ngoài nước về giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học
sinh tiểu học, quản lý kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học. Hệ thống hóa một số
vấn đề lí luận cơ bản liên quan tới các khái niệm của nghiên cứu, xây dựng khung lý
thuyết cho vấn đề nghiên cứu.
+Nội dung: Phân tích, tổng hợp những công trình nghiên cứu của các tác giả ngoài và
trong nước về giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học, quản lý kĩ năng tự bảo


vệ cho học sinh tiểu học, chỉ ra những vấn đề còn tồn tại ở các nghiên cứu này để tiếp tục
nghiên cứu. Xác định các khái niệm công cụ và các vấn đề liên quan đến nghiên cứu; Xác
định nội dung nghiên cứu thực tiễn: dựa vào kết quả tổng hợp của phần lý thuyết, xác định
các yếu tố cần khảo sát, nghiên cứu trong thực tiễn, là: Xác định các nội dung nghiên cứu
thực trạng giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học, quản lý kĩ năng tự bảo vệ

cho học sinh tiểu học và các yếu tố ảnh hưởng tới thực trạng quản lý kĩ năng tự bảo vệ
cho học sinh tiểu học.
+Cách thực hiện: Phương pháp này được thực hiện theo các bước: phân tích, tổng
hợp, hệ thống hoá, khái quát hoá lý thuyết và công trình nghiên cứu của các tác giả ngoài và
trong nước về các vấn đề có liên quan đến giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu

học, quản lý kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học và các yếu tố ảnh hưởng tới thực
trạng quản lý kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học.
4.3. Giải thuyết khoa học
Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền
núi Hà Nội còn bộc lộ những hạn chế trong quản lý mục tiêu; nội dung, chương trình;
hình thức; hoạt động dạy, hoạt động học và rèn luyện; kiểm tra đánh giá; cơ sở vật
chất, sự phối hợp giữa các lực lượng phục vụ hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ
dẫn tới sự hạn chế và thiếu hụt kĩ năng này ở học sinh. Nghiên cứu đề xuất và áp dụng
các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các
huyên miền núi theo tiếp cận quá trình giáo dục tác động vào các khâu yếu đã phát hiện từ
6


thực trạng, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi học sinh, điều kiện nhà trường, môi trường
sống, kinh tế, văn hóa xã hội các xã miền núi Hà Nội sẽ thúc đẩy các hoạt động giáo dục
kĩ năng này triển khai hiệu quả, từ đó góp phần phát triển kĩ năng tự bảo vệ ở học sinh tiểu
học các xã miền núi Hà Nội.
4.4. Câu hỏi nghiên cứu

Việc thực hiện luận án này nhằm trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau:
1) Việc nghiên cứu quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh
tiểu học các huyên miền núi được tiếp cận từ quan điểm khoa học nào? Cơ sở lý luận
của quản lý hoạt động giáo dục và quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho
học sinh tiểu học các huyên miền núi là gì?
2) Thực trạng hoạt động giáo dục và quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ
cho học sinh tiểu học các huyên miền núi hiện nay là như thế nào? Nó có những điểm
mạnh, điểm yếu gì? Những yếu tố nào có ảnh hưởng đến quản lý hoạt động này?
3) Những biện pháp quản lý nào sẽ thúc đẩy hoạt động giáo dục kĩ năng này triển
khai hiệu quả, từ đó góp phần phát triển kĩ năng tự bảo vệ ở học sinh tiểu học các xã
miền núi Hà Nội hiện nay.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Luận án đã xây dựng được một số vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động giáo dục
kỹ năng tự bảo vệ và quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu
học các xã miền núi, góp phần hoàn thiện lý luận về quản lý giáo dục kỹ năng tự bảo
vệ cho học sinh tiểu học ở các xã miền núi. Đây là vấn đề lí luận còn khá mới mẻ ở
nước ta hiện nay.
Luận án đã đánh giá được thực trạng hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ và
quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học ở các xã miền núi
thành phố Hà Nội và xác định nguyên nhân, hệ quả của nó. Trên cơ sở đó, luận án xây
đề xuất được các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh
tiểu học ở các xã miền núi thành phố Hà Nội. Luận án đã đề xuất được các tiểu chí để
quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh các xã miền núi Hà Nội.
Đây là những kết quả nghiên cứu mới về quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ
cho học sinh tiểu học ở các xã miền núi.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Luận án là tài liệu tham khảo cần thiết cho những người nghiên cứu về quản lý
giáo dục, những người làm quản lý nhà nước về giáo dục, những nhà giáo dục, hoạch
định chiến lược và chính sách về giáo dục kỹ năng sống cho học sinh nói chung và kỹ
năng tự bảo vệ cho học sinh nói riêng.

Luận án cũng là tài liệu tham khảo bổ ích cho các gia đình, cộng đồng và những
người quản lý địa phương trong việc giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học
ở nước ta hiện nay. Đồng thời, luận án cũng cung cấp cho độc giả, đặc biệt là các sinh
viên theo học ngành quản lý giáo dục, giáo dục học,… tại các học viện và trường đại
7


học, cao đẳng trên cả nước, bức tranh chung về quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự
bảo vệ cho học sinh tiểu học của thành phố Hà Nội trong bối cảnh đổi mới giáo dục
qua phân tích những thành tựu và hạn chế trong công tác này và một số những biện
pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học
sinh tiểu học ở các xã miền núi nước ta hiện nay, góp phần thúc đẩy các hoạt động
giáo dục kĩ năng này triển khai hiệu quả, từ đó góp phần phát triển kĩ năng tự bảo vệ ở
học sinh tiểu học các xã miền núi Hà Nội.
7. Cơ cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, danh mục các công trình công bố, danh
mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung luận án gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu về quản lý hoạt động giáo dục kỹ
năng tự bảo vệ cho học sinh và học sinh tiểu học
Chương 2: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho
học sinh tiểu học ở các xã miền núi
Chương 3: Kết quả nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự
bảo vệ cho học sinh tiểu học ở các xã miền núi thành phố Hà Nội
Chương 4: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh
tiểu học ở các xã miền núi thành phố Hà Nội

8


Chương 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO
DỤC KĨ NĂNG TỰ BẢO VỆ CHO HỌC SINH TIỂU HỌC
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống
trong đó có kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh
1.1.1. Các hướng nghiên cứu về hoạt động giáo dục kĩ năng sống trong đó có kỹ
năng tự bảo vệ cho học sinh
Tìm hiểu các nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam về hoạt động giáo dục kĩ
năng tự bảo vệ cho học sinh nói chung và cho học sinh tiểu học nói riêng cho thấy: các
nghiên cứu về kĩ năng tự bảo vệ của học sinh được lồng ghép trong các nghiên cứu về
hoạt động giáo dục kĩ năng sống. Các nghiên cứu riêng và chuyên sâu về hoạt động
giáo dục kỹ năng tự bảo vệ của học sinh nói chung và học sinh tiểu học nói riêng
không nhiều. Tuy nhiên, vẫn phải khẳng định việc nghiên cứu hoạt động giáo dục kỹ
năng sống cho học sinh nói chung và hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học
sinh tiểu học nói riêng không phải là mảnh đất mới chưa được “cày xới” mà đây là
một vấn đề đã được nhiều nhà nghiên cứu giáo dục học, tâm lý học,… trên thế giới đã
và đang quan tâm nghiên cứu dưới các góc độ khác nhau. Trong đó, có rất nhiều
chương trình dự án nghiên cứu của các tổ chức chính phủ và phi chính phủ của các
nước trên thế giới như Qũy Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF), Tổ chức Y tế Thế
giới (WHO), Tổ chức Giáo dục Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO);
Các công trình nghiên cứu lý luận và thực tiễn của các nhà khoa học được công bố trên
các tạp chí khoa học, sách tham khảo, chuyên khảo, giáo trình; Hệ đề tài nghiên cứu
khoa học các cấp. Điểu này khẳng định vai trò và vị trí quan trọng của các nghiên cứu
về vấn đề này đối với con người và sự phát triển xã hội.
Tổng quan tình hình nghiên cứu về kĩ năng tự bảo vệ của học sinh nói chung và học
sinh tiểu học nói riêng có thể tổng hợp thành các hướng nghiên cứu chính sau đây.
-Hướng nghiên cứu về mục đích, vai trò bồi dưỡng giáo viên giáo dục kỹ năng
tự bảo vệ cho học sinh
Thế kỷ XIX, C.Mác (1818-1883) và Ph.Ăngghen (1820-1895) đã xây dựng học
thuyết mới trong lịch sử phát triển loài người. Các ông không chỉ tổng kết, tìm ra quy
luật của tiến trình phát triển trong triết học, kinh tế và xã hội; hình thành chủ nghĩa

Mác - Lênin có sức sống mãnh liệt qua không gian, thời gian mà các ông còn được coi
là ông tổ của nền giáo dục hiện đại. C.Mác và Ph.Ăngghen đã xác định mục đích nền
giáo dục xã hội chủ nghĩa là tạo ra "con người phát triển toàn diện". Quan điểm giáo
dục của hai ông là phát triển nhân cách con người về mọi mặt theo "phương thức giáo
dục kết hợp với lao động sản xuất". Chính quan điểm này đã được V.I.Lênin kế thừa
và phát triển thành hiện thực nền giáo dục xã hội chủ nghĩa. Theo quan điểm của
C.Mác và Ph.Ăngghen, kết quả của giáo dục là con người có sức khoẻ, biết làm và có
khả năng thích ứng với sự biến đổi của nghề nghiệp đặc biệt biết có kỹ năng biết tự
9


bảo vệ mình. Trong những nghiên cứu về giáo dục, Lênin đã đánh giá rất cao vai trò
của kỹ năng tự bảo vệ trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách con người mà
trong đó kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh chính là phương tiện dẫn đến việc hình thành,
phát triển nhân cách con người trong xã hội [ Dẫn theo 1, tr. 18].
Nhà giáo dục lỗi lạc người Nga J.A Comenxki (1592 -1670) là người sáng lập
ra hình thức tổ chức dạy học trường lớp, tạo môi trường giao tiếp rộng mở cho người
học. Ông được coi là "ông tổ của nền sư phạm cận đại" và đã có những đóng góp lớn
lao cho nền GD (giáo dục) thế giới. Tư tưởng giáo dục của J.A Comenxki là kết hợp
giữa giáo dục nhà trường với hoạt động thực hành bên ngoài cuộc sống, nhằm giải
phóng hình thức học tập "giam hãm trong bốn bức tường" của hệ thống nhà trường
giáo hội thời trung cổ. Ông khẳng định "học tập không phải là lĩnh hội kiến thức trong
sách vở mà còn lĩnh hội kiến thức từ bầu trời, mặt đất, từ cây sồi, cây dẻ". Chính tư
tưởng giáo dục trên cho thấy giáo dục kỹ năng cho học sinh không chỉ thực hiện trong
nhà trường mà vượt ra khỏi phạm vi nhà trường. Môi trường giáo dục, nội dung giáo
dục, ...càng được mở rộng bao nhiêu thì tâm hồn người học càng phong phú bấy nhiêu
[Dẫn theo 21, tr.34].
Các chương trình, dự án về kỹ năng sống nói chung trong đó có kĩ năng tự bảo
vệ đã được triển khai bởi nhiều tổ chức trên thế giới thực hiện như Qũy Nhi đồng Liên
Hiệp Quốc (UNICEF), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Tổ chức Giáo dục Khoa học và

Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO),... Công ước của Liên Hiệp Quốc về quyền trẻ
em khẳng định vai trò và tâm quan trọng của giáo dục kỹ năng sống nói chung và kỹ
năng tự bảo vệ cho học sinh nói riêng: “Các bậc cha mẹ có nghĩa vụ bảo vệ con cái của
mình,... đồng thời có các biện pháp giáo dục phù hợp nhằm hình thành kĩ năng tự bảo
vệ cho trẻ em”[64]. Như vậy, có thể khẳng định rằng, việc giúp cho trẻ em trong đó có
học sinh tiểu học được bảo vệ và được giáo dục để có kĩ năng tự bảo vệ là nhiệm vụ
quan trọng hàng đầu. Giáo dục cho trẻ em nói chung và học sinh nói riêng các kỹ năng
sống cơ bản trong đó đặc biệt là các kỹ năng tự bảo vệ bản thâm tránh xâm phạm tình
dục, tránh được hiểm họa từ tự nhiên, đời sống xã hội là rất quan trọng.
Unesco phối hợp với Unicef và Who với dự án “Trẻ em và môi trường gia
đình”, từ năm 1990 đến năm 1995 đã tập trung vào việc triển khai các hoạt động giáo
dục trẻ em các kĩ năng để có thể tồn tại và phát triển trong xã hội. Trong đó, nhấn
mạnh vào các nội dung giáo dục cho trẻ em về dinh dưỡng, về các kỹ năng giữa an
toàn thân thể để giúp trẻ phát triển và tự tin vào đời[65].
Unesco trong chương trình hành động “Kỹ năng sống là cầu nối đến khả năng
của con người”, (Life skills the bridge to human capabilities) (2003), đã đề ra 6 mục tiêu,
trong đó nhấn mạnh: mỗi quốc gia phải đảm bảo cho người học được tiếp cận chương
trình giáo dục kĩ năng sống phù hợp và yêu cầu khi đánh giá chất lượng giáo dục cần phải
đánh giá kĩ năng sống của người học [64]. Như vậy, có thể thấy rằng, chương trình hành
động này đã khẳng định rất rõ vai trò quan trọng của giáo dục kĩ năng sống cho học sinh
10


trong nhà trường và xem giáo dục kĩ năng sống như là một trong những thành tố quan
trọng của chất lượng giáo dục trong nhà trường.
Nhiều nước trên thế giới cũng đã thừa nhận vai trò và tâm quan trọng của giáo
dục kỹ năng sống cho học sinh đối với sự hình thành và phát triển nhân cách học sinh
và là điều kiện quan trọng để học sinh có thể tự bảo vệ bản thân trước các tình huống
nguy hiểm có thể xảy ra trong cuộc sống. Với ý nghĩa như vậy, Nước Cộng hoà Liên
bang Nga đã ban hành Luật bảo vệ an toàn cho trẻ em các địa phương trên toàn nức này

cũng tuyên bố cam kết bảo vệ an toàn cho trẻ em dưới mọi hình thức. Bên cạnh đó, họ đã
triển khai một số chương trình giáo dục kỹ năng xã hội cho học sinh, trong đó đặc biệt
chú trọng đến việc giáo dục các kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho học sinh nhằm giúp
các em có thể ứng phó được trước những tình huống khó khăn trong cuộc sống.
Chương trình này còn đặc biệt ở chỗ, song song với việc giáo dục các kĩ năng sống
này cho học sinh thì chương trình này cũng được tiến hành đồng thời đối với cha mẹ
học sinh. Bởi họ quan niệm, cha mẹ học sinh chính là kênh giáo dục kĩ năng sống quan
trọng nhất đối với học sinh [35].
Ở Việt Nam, Đảng và Nhà nước cũng như các ban ngành đều quan tâm đặc biệt
tới việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ me nói chung và cho học sinh nói riêng. Điều
này khẳng định chắc chắn rằng, giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em và học sinh có vai
trò quan trọng. Ở nước ta, tính đến thời điểm này đã có nhiều chương trình hành động
về giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em nói chung hay học sinh nói riêng. Các chương
trình hành động này được triển khai cũng khẳng định thêm vai trò quan trọng của giáo
dục kỹ năng sống cho trẻ em và cho học sinh. Các chương trình hành động này được
các tổ chức như Unicef, Unesco và một số tổ chức chỉnh phủ và phi chính phủ khác
thực hiện.
Unicef đã hỗ trợ thực hiện chương trình thực nghiệm giáo dục “Sống khỏe mạnh
và kĩ năng sống”. Chương trình tập trung vào việc tổ chức giáo dục cho học sinh từ
lớp 6 đến lớp 9 tại 20 trường của tỉnh Lạng Sơn, Hà Nội, Hải Phòng, Thành phố Hồ
Chí Minh, An Giang, Kiên Giang về kiến thức và kỹ năng tự bảo vệ bản thân khỏi các
tệ nạn xã hội như nghiện thuốc lá, rượu bia; phòng tránh xâm hại tình dục; phòng tránh
và ứng phó với tình huống căng thẳng [8]
Vụ thể chất thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo hợp tác với Unicef triển khai dự án
“Giáo dục kỹ năng sống trong giáo dục sức khỏe cho học sinh”. Đây là chương trình
dành cho học sinh tiểu học miền núi. Chương trình này hướng đến việc hỗ trợ xây dựng
tài liệu giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học miền núi. Trong đó hướng nhiều tới
việc xây dựng các tài liệu giáo dục các kỹ năng sống mà học sinh miền núi cần để thích
ứng được với môi trường sống khắc nghiệt (nhiều thiên tại hạn hán, bão lụt,…), giúp các
em biết tránh hoặc xử lý những tai nạn về sông nước, điện giật, sét đánh, động vật cắn,

bom mìn; giáo dục kĩ năng ăn uống vệ sinh, an toàn… [8]

11


Một số nghiên cứu của các tác giả Việt Nam về vai trò và tầm quan trọng của
giáo dục kĩ năng sống cho học sinh cũng được công bố trên các tạp chí khoa học
chuyên ngành. Cụ thể như công bố của tác giả Trần Anh Tuấn với nha đề: “Giáo dục
kĩ năng sống: Quan điểm thực tiễn và tầm nhìn chiến lược” [70] (2010), Bài viết này
đã nêu bật được vai trò của giáo dục kỹ năng sống đối với con người và sự phát triển
xã hội loài người. Việc giáo dục kỹ năng sống cần gắn thật chặt với nhu cầu và yêu
cầu của thực tiễn đời sống xã hội mà con người là một thực thể của nó.
Bên cạnh côn g bố trên các tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đinh Thị Kim Thoa, Đặng
Hồng Minh với quyển sách có tựa đề: “Giáo dục giá trị sống và kĩ năng sống cho học sinh
tiểu học” [54] (2011), một trong những nội dung quan trọng được trình bầy tại sách này
đó là vai trò và tầm quan trọng của giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong nhà trường.
Các tác giả cũng khẳng định, việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là cơ sở quản
trọng, nền tảng vữa chắc để giúp học sinh tạo dựng giá trị sống cho mình.
Như vậy, tại nhiều nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã rất chú trọng tới
việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em và cho học sinh. Nhiều chương trình giáo dục
kỹ năng sống đã và đang được triển khai, bước đầu đã khẳng định được tính hiệu quả
và sự cần thiết phải triển khai nhiều hơn nữa các chương trình giáo dục kỹ năng sống.
Trong số các kỹ năng sống cần thiết phải giáo dục cho trẻ em và học sinh thì những
kỹ năng tự bảo vệ bản thân là những kỹ năng được chú trọng nhất trong chương trình
giáo dục. Bởi lẽ, những kỹ năng này đã giúp trẻ em và học sinh đối diện và đương đầu
được với những khó khăn trong cuộc sống, phòng tránh mâu thuẫn và xung đột trong
giao tiếp, trong học tập và trong cuộc sống hàng ngày với mọi người. Đây chính là
những kỹ năng tự bảo vệ quan trọng để cá nhân có thể thích ứng với môi trường sống
và làm việc hiệu quả và thành công trong cuộc sống. Có thể nói rằng, việc triển khai các
chương trình, dự án về giáo dục kĩ năng sông và kĩ năng tự bảo vệ cho trẻ em nói chung

và học sinh nói riêng là chương trình hành động trọng điểm được vô cùng chú trọng ở
nhiều quốc gia trên thế giới và ở Việt Nam.
-Hướng nghiên cứu về nội dung chương trình và phương pháp giáo dục kỹ năng tự
bảo vệ cho học sinh
Bên cạnh việc khẳng định vai trò và tầm quan trọng của giáo dục kỹ năng sống
trong đó có kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ em nói chung và học sinh nói riêng như đã nêu
dẫn ở trên thì các nhà nghiên cứu cũng tập trung vào việc bàn luận và đưa ra những
chứng cứ khoa học để khẳng định về nội dung, chương trình và phương pháp giáo dục
kỹ năng sống nói chung và giáo dục kỹ năng tự bảo vệ nói riêng cho trẻ em và học
sinh. Cụ thể là các nghiên cứu sau:
Unicef trong một chương trình có tựa đề “Giáo dục những giá trị sống”, đã
khẳng định có 12 giá trị cơ bản cần giáo dục cho thế hệ trẻ. Trong đó gồm nhiều giá trị
khác nhau, tuy nhiên các giá trị sống quan trọng cần giáo dục cho trẻ là các giá trị
hướng tới việc cá nhân có thể tự bảo vệ được bản than, có thể thích nghi được với môi
12


trường xã hội, có thể làm chủ được bản than trước các tình huống có vấn đề nẩy sinh
trong cuộc sống. Từ các giá trị sống cần giáo dục cho trẻ em được xác định này sẽ là
cơ sở để xây dựng một chương trình giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em phù hợp nhằm
thiết lập và tạo dựng cho trẻ em những giá trị sống cần thiết nhất. Đó là các nhóm kỹ
năng như: nhóm kỹ năng tâm lý xã hội, nhóm kỹ năng giao tiếp hiệu quả; nhóm kỹ
năng đương đầu và quản lý cảm xúc,…[79]
Tiếp theo các nghiên cứu về nội dung chương trình kỹ năng tự bảo vệ cần phải
giáo dục cho học sinh phải kể đến là nghiên cứu của tác giả Nasheeda (2008). Tác giả
cho rằng, nội dung chương trình giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh phải thực sự
phù hợp với nhu cầu của học sinh, thực sự giúp được cho học sinh tự bảo vệ được bản
thân, ứng phó được với những thách thức, những tình huống có vấn đề nảy sinh trong
cuộc sống gia đình, nhà trường và xã hội [90].
Trong một công bố có tựa đề “Hỗ trợ trẻ em phát triển”, Coi trẻ em là vấn đề ưu

tiên hàng đầu”, (“Supporting children’s development”, Extract from Putting Children
First) đã cho rằng, đối với trẻ em cần giáo dục cho các em các kỹ năng để các em tự thực
hiện được các công việc hàng ngày như tự phục vụ bản thân, kỹ năng hợp tác với bạn bè,
chơi với bạn cùng trang lứa, các kỹ năng xã hội và đặc biệt là các kỹ năng tự bảo vệ bản
thân khỏi thiên tai, giao thông, các tình huống nguy hiểm khi tham gia vào đời sống hàng
ngày [92].
Để có thể giúp trẻ em nói chung và học sinh nói riêng có thể tiếp thu và học được
những kỹ năng sống trong đó có kỹ năng tự bảo vệ bản thân các nhà nghiên cứu đã rất chú
trọng tới việc nghiên cứu để tìm ra các phương pháp giáo dục kỹ năng sống và kỹ năng tự
bảo vệ bản than cho trẻ em và học sinh hiệu quả. Có thể kể đến một số nghiên cứu cụ thể
sau đây.
Một nghiên cứu công phu, nghiêm túc về phương pháp giáo dục kỹ năng sống
cho trẻ em đã được công bố trong tác phẩm “Giáo dục vì cuộc sống (Education for
life)” của tác giả Donald Walters. Trong tác phẩm này, tác giả đã cung cấp cho các
nhà giáo dục, các bậc cha mẹ ở khắp nơi những phương pháp giáo dục và các kỹ thuật
giáo dục giúp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em. Phương pháp hữu hiệu mà tác giả
khẳng định đấy chính là sự kết hợp linh hoạt mềm dẻo giữa tri thức lý thuyết và thực
hành, cần phải kết hợp hài hòa giữa kiến thức sách với với những kinh nghiệm được
đúc kết từ thực tiễn cuộc sống. Tác giả cũng khẳng định, vai trò quan trọng của việc sử
dụng các phương pháp giáo dục tích hợp giữa kiến thức khác nhau với vốn kinh
nghiệm sống và sự trải nghiệm, nghệ thuật sống [24]. Đúng như Jesse J.Casbon nhận
xét “Cuốn sách nói cho chúng ta biết về phương pháp cách nuôi dưỡng óc sáng tạo và
trực giác ở mỗi đứa trẻ và làm sao có thể đánh thức những khả năng chưa được khai thác
của trẻ” và hãy để “mỗi đứa trẻ là chính nó" [Dẫn theo 52, tr. 30].
Theo tác giả Olsen, M. I (2006), trong một công bố có tựa đề “Sự phát triển
của các trường học và trường mẫu giáo và phân tích một mẫu của các tổ chức này ở
13


Alberta” (The development of play schools and kindergartens and an analysis of a

sampling of these institutions in Alberta), khẳng định: việc giáo dục kỹ năng sống cho
học sinh muốn đạt được hiệu quả mong muốn thì giáo viên cần phải sử dụng các
phương pháp dạy học tích cực. Trong đó, phương pháp cần hướng đến của giáo viên là
lấy học sinh làm trung tâm, giúp học sinh tự xác định được các vấn đề của mình, tự tìm
ra các biện pháp và bàn luận với giáo viên và bạn học về các biện pháp đó, từ đó, chính
bản than học sinh phải tự lập kế hoạch, triển khai hoạt động cụ thể để thực hiện hoạt
động học và tự học các kỹ năng sống [103].
Các phương pháp giáo dục các kĩ năng sống cũng được trình bầy chi tiết và cụ
thể trong một nghiên cứu của Quest International (1990). Căn cứ trên nhiều kết quả
nghiên cứu từ các đề tài nghiên cứu cùng hướng này và đặc biệt là từ kết quả nghiên
cứu về chiến lược dạy và học, tác giả đã đề xuất các phương pháp luận học tập kỹ
năng sống. Trong đó gồm 4 phần dựa trên cơ sở 6 giả thiết mà các nhà nghiên cứu đã
xác lập. Các giả thiết này cụ thể là: (1) Học tập hướng tới mục đích; (2) Học tập là kết
nối thông tin mới với kiến thức trước đó; (3) Học tập là có chiến lược; (4) Học tập
diễn ra theo các giai đoạn; (5) Học tập là đệ quy; và (6) Học tập bị ảnh hưởng bởi sự
phát triển. Đây chính là cơ sở phương pháp luận quan trọng giúp xác định các phương
pháp dạy và học kỹ năng sống tại nhà trường [dẫn theo 46]
Trong một công bố có tựa đề “Giáo dục kỹ năng sống để thay đổi hành vi”
(Life Skills education for behavior change), đã cho rằng việc giáo dục kỹ năng sống
cần được sử dụng các phương pháp dạy có sự tham gia chủ động, tích cực, tự giác và
sáng tạo của người học. Các phương pháp giáo dục kỹ năng sống nên được sử dụng đó
là phương pháp nghiên cứu trường hợp, phương pháp động não, thăm thực địa, thảo
luận phiên, kể cxã, hát, thảo luận nhóm, tranh luận, áp phích, trò chơi đóng vai, các trò
chơi, dự án, biểu diễn thơ và đóng kịch,… [99].
Việc phân tích các phương pháp giáo dục thông qua các tình huống cụ thể có
thật trong cuộc sống của trẻ em tác giả Bạch Băng và một số tác giả khác đã tập hợp
và viết thành bộ sách có tựa đề: “Những câu cxã vàng về khả năng tự bảo vệ mình”. Nội
dung của quyển sách đã nêu chi tiết và cụ thể về các câu cxã diễn ra trong cuộc sống của
trẻ, các tình huống có vấn đề mà trẻ cần phải tự vệ và bảo vệ bản thân và cách thức trẻ
phải thực hiện để tự vệ, thích ứng với cuộc sống xã hội [6, tr. 18].

Các phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ nhỏ dễ thực hiện và dễ áp dựng
trong tình huống thực của cuộc sống cũng được trình bầy trong cuốn sách có tựa đề “45
cách dạy trẻ tự bảo vệ mình” của tác giả Yoon Yeo Hong (2011). Các phương pháp dạy
trẻ có được các kỹ năng tự bảo vệ bản thân được trình bầy cụ thể, chi tiết với những nội
dung trình bầy xem kẽ giữa lý thuyết và thực hành về các khía cạnh như: giúp trẻ nhận
biết các mối nguy hiểm; nâng cao cảnh giác và bảo vệ an toàn cho chính mình; hướng dẫn
trẻ cách đối phó hoặc thoát khỏi nguy hiểm tạm thời [90, tr.26].

14


Bên cạnh những công trình nêu trên, chúng ta cần phải kể đến những tác phẩm
khác của các tác giả như Gavin De Becker; Debbie và Mike Gardnert,... cũng đã bàn
luận sâu về vấn đề này:
Trong cuốn sách: “Protecting the Gift – Keeping Children and Teenagers Safe
(and Parents Sane)” (Giúp trẻ em và thiếu niên an toàn) của tác giả Gavin De Becker
(2004). Nội dung sách trình bầy những phương pháp mà cha mẹ có thể áp dụng để
giáo dục kỹ năng sống cho con em mình, đặc biệt là các kỹ năng tự bảo vệ bản thân
như: tự bảo vệ trước những tình huống nguy hiểm, tự bảo vệ bản thân và tìm trợ giúp
khi bị lạc, kỹ năng phòng tránh lạm dụng tình dục và các kỹ năng tự bảo vệ bản thân
khác,... [98, tr.16].
Trong cuốn sách: Nuôi dạy những đứa trẻ có thể tự bảo vệ mình (Raising the
kids who can protect them self) của tác giả Debbie và Mike Gardnert thuộc bản quyền
của công ty McGraw Hill, Mỹ. Hai tác giả đã chia sẻ cho chúng ta phương pháp dạy
trẻ xác định và thoát khỏi những tình huống nguy hiểm; cách nhận dạng những đặc
điểm vị trí thoát hiểm cụ thể từ sân chơi đến những nơi mua sắm; và trẻ làm thế nào có
được những quyết định thông minh về sự bảo vệ an toàn cho bản thân khi không có
người lớn bên cạnh [96, tr.29].
Với đề tài nghiên cứu có tên: “Phương pháp dạy kỹ năng an toàn cho trẻ nhỏ”
(Teaching personal safety skills to young children) của tác giả Sandy K. Wurtele và

Julie Sarno Owens thuộc khoa Tâm lý, Đại học Colorado tại Colorado Springs, CO,
Mỹ. Các nhà nghiên cứu tâm lý học đã nghiên cứu và công bố kết quả nghiên cứu về
các phương pháp dạy kỹ năng an toàn cho trẻ nhỏ. Nghiên cứu được thực hiện trên
406 trẻ mẫu giáo để nghiên cứu thực trạng kỹ năng an toàn cá nhân, phòng chống lạm
dụng tình dục ở trẻ. Từ kết quả nghiên cứu, các tác giả đã đề xuất các phương pháp
dạy kỹ năng an toàn cho trẻ nhỏ một cách hiệu quả.
Năm 2012, các tác giả là giảng viên trường Đại học Sư phạm Ulianov đã tiến
hành nghiên cứu đề tài “Giáo dục các kỹ năng an toàn cho trẻ mẫu giáo”. Kết quả
nghiên cứu đã chỉ ra rằng, đa số trẻ em được nghiên cứu đã rất thụ động khi đối mặt
với sự nguy hiểm. Vì vậy, rất cần thiết phải dạy cho các em các kỹ năng phòng chống
và tự bảo vệ bản thân trước những nguy hiểm có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong cuộc
sống. Nghiên cứu cũng khẳng định rằng, có một số phương pháp giáo dục kỹ năng tự
bảo vệ cho học sinh tỏ ra có hiệu quả cao khi được áp dụng đó là: phương pháp trò
chơi. Đây là phương pháp được đánh giá cao khi giáo viên bắt đầu giúp trẻ hình thành
các kỹ năng tự bảo vệ bản thân. Các nhà nghiên cứu cho rằng, chính trong trò chơi, trẻ
em sẽ được học những mẫu hành vi cụ thể, trong những tình huống cụ thể và những tình
huống này có thể các em sẽ phải đối mặt và giải quyết. Khi các em đã được học các kỹ
năng tự vệ thông qua các tình huống thực thì các em sẽ tự tin để xử lý tình huống nguy
hiểm nếu nó xảy đến với mình [116, tr.26].

15


Đề tài “Cơ sở lý luận về giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo lớn” được
nghiên cứu trên cơ sở đề án Chuẩn quốc gia về Giáo dục mầm non của Cộng hoà Liên
bang Nga năm 2010. Dựa trên những thành tựu giáo dục mầm non truyền thống của Nga,
đề tài nghiên cứu đưa thêm vào những nội dung mới phản ánh những thay đổi trong đời
sống xã hội hiện đại (ví dụ: mục “Trẻ em và những người xung quanh”). Trong đề tài đã
thể hiện những giờ học mẫu và những biện pháp tổ chức các giờ học nhằm hỗ trợ trẻ em
lĩnh hội kiến thức, kỹ năng tự bảo vệ cá nhân phù hợp với cách tiếp cận tâm lý- giáo dục

học hiện đại. đề tài nghiên cứu bao gồm các nguyên tắc cơ bản giáo dục kỹ năng tự bảo vệ
cho trẻ, những kiến nghị đối với các giảng viên, cán bộ quản lý và giáo viên tiểu học,
cũng như các đề xuất hợp tác với phụ huynh học sinh. Các tác giả phân loại chương trình
thành sáu chủ đề chính: (1) Trẻ em và những người xung quanh; (2) Trẻ em và thiên
nhiên; (3) Đứa trẻ ở nhà; (4) Sức khỏe của trẻ em; (5) Những cảm xúc tích cực ở trẻ; (6)
Trẻ em trên các đường phố của thành phố. Mỗi chủ đề bao gồm nhiều đề tài nhỏ. Ví dụ:
trong chủ đề "Đứa trẻ ở nhà", bao gồm các đề tài sau đây: Nhận diện người lạ, người quen
và Tình huống nguy hiểm trong cuộc sống hàng ngày... Kết quả của đề tài nghiên cứu
được xem như một tài liệu hỗ trợ giáo viên mầm non trong giáo dục trẻ em thể hiện nhu
cầu và cách xử lý trong các tình huống nguy hiểm [113, tr. 68].
Như vậy, ở nước ngoài các nghiên cứu cụ thể theo hướng nghiên cứu về nội dung,
chương trình và phương pháp giáo dục kỹ năng sống nói chung và kỹ năng tự bảo vệ nói
riêng đã được thực hiện một cách bài bản, chuyên sâu và có hệ thống. Kết quả nghiên cứu của
các công trình này là cơ sở nền tảng để tiếp tục phát triển nội dung chương trình giáo dục kỹ
năng sống cho học sinh một cách phù hợp nhất với nhu cầu của học sinh, với sự phát triển của
đời sống xã hội nhằm hướng tới mục tiêu giúp học sinh có được những kỹ năng sống để có
thể tự bảo vệ bản thân, giảm thiểu sự xung đột với các thành viên trong gia đình, thầy cô và
bạn bè, có thể thích ứng được với những nguy hiểm khi tham gia vào cuộc sống xã hội,...
Ở Việt Nam, các nghiên cứu về nội dung, chương trình và phương pháp giáo dục kỹ
năng sống đã và được được quan tâm nghiên cứu. Một trong số những nhà nghiên cứu có
những công bố chuyên sâu về vấn đề giáo dục kỹ năng sống cho học sinh cũng như nội
dung, chương trình và phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là tác giả Nguyễn
Thanh Bình. Dưới đây, sẽ nêu dẫn cụ thể các nghiên cứu theo hướng này của tác giả:
Trong bài báo công bố trên Tạp chí Giáo dục, tác giả Nguyễn Thanh Bình đã bàn
luận về "Giáo dục kỹ năng sống dựa vào trải nghiệm" [8]. Trong công bố này, tác giả đã
bàn luận tới chương trình, tài liệu giáo dục kĩ năng sống cho học sinh hiện nay. Tác giả
cho rằng, nội dung, chương trình giáo dục kỹ năng sống đã có của nước ta chủ yếu được
thiết kế cho giáo dục không chính quy. Nội dung, chương trình giáo dục kỹ năng sống
được lồng ghép vào chương trình dạy chữ, học vấn và vào tất cả các môn học và các
chương trình dạy học ở các mức độ khác nhau. Việc dạy kĩ năng sống có thể được lồng

ghép vào các chương trình dạy chữ cơ bản nhằm xoá mù chữ, hay có thể dạy chữ kết hợp
với dạy kĩ năng làm nông nghiệp, kĩ năng bảo tồn môi trường, sức khỏe, HIV/AIDS.
16


×