Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

ĐÁP án môn ĐƯỜNG lối CM của ĐCS VN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (44.64 KB, 2 trang )

GỢI Ý ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM
MÔN ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
MÃ MH: LLCT230214. NGÀY THI: 19/6/2014
Câu 1: (05 điểm)
Cần phải làm rõ và phân tích được các nội dung cơ bản của đường lối cách
mạng để làm rõ được vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời kỳ
kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ (1945-1954), bao gồm:
- Chỉ thị kháng chiến kiến quốc (25/11/1945) và kết quả của việc thực hiện chỉ
thị kháng chiến kiến quốc. (1,5 điểm)
- Quá trình hình thành và nội dung đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp
của Đảng. (02 điểm)
- Quá trình hình thành và nội dung đường lối xây dựng chế độ dân chủ nhân
dân. (1,5 điểm)
Câu 2: (05 điểm)
Những điểm giống nhau và khác nhau cơ bản giữa đường lối công nghiệp hóa
của Đảng Cộng sản Việt Nam thời kỳ trước đổi mới so với thời kỳ đổi mới:
a. Giống nhau:
- Đảng ta luôn khẳng định nhất quan quan điểm công nghiệp hóa, hiện đại hóa
là nhiệm vụ trọng tâm trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. (0,5 điểm)
- Mục tiêu cơ bản của công nghiệp hóa, hiện đại hóa thời kỳ trước đổi mới và
thời kỳ đổi mới đều là nhằm xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện đại, nâng cao đời
sống vật chất và tinh thần của nhân dân, quốc phòng – an ninh vững chắc. (0,5 điểm)
b. Khác nhau:
- Thời kỳ trước đổi mới, nhận thức của Đảng ta về công nghiệp hóa chưa đầy
đủ và đơn giản chỉ là quá trình chuyển đổi từ lao động thủ công sang lao động máy
móc. Thời kỳ đổi mới, Đảng ta đã khẳng định công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá
trình chuyển đổi căn bản và toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và
quản lý kinh tế - xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách
phổ biến sức lao động với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại



dựa trên sự phát triển công nghiệp và tiến bộ khoa học – công nghệ, tạo ra năng suất
lao động xã hội cao. (01 điểm)
- Thời kỳ trước đổi mới, công nghiệp hóa được thực hiện theo mô hình kinh tế
khép kín, hướng nội. Còn hiện nay, công nghiệp hóa, hiện đại hóa được thực hiện
trong mô hình kinh tế mở và hội nhập kinh tế quốc tế. (0,5 điểm)
- Thời kỳ trước đổi mới, đường lối công nghiệp hóa của Đảng là ưu tiên phát
triển công nghiệp nặng. Còn hiện nay chúng ta ưu tiên phát triển nông nghiệp và nông
thôn, phát triển nhanh hơn các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. (0,5 điểm)
- Thời kỳ trước đổi mới, công nghiệp hóa chủ yếu dựa vào lợi thế về lao động,
tài nguyên, đất đai và nguồn vốn viện trợ của các nước xã hội chủ nghĩa. Còn hiện
nay, công nghiệp hóa, hiện đại hóa phải gắn với phát triển kinh tế tri thức, lấy phát
huy nguồn lực con người là yếu tố cơ bản, coi khoa học và công nghệ là nền tảng và
động lực của công nghiệp hóa, hiện đại hóa và0 nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước
ngoài. (0,5 điểm)
- Công nghiệp hóa thời kỳ trước đổi mới được tiến hành trong cơ chế quản lý
kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp. Còn hiện nay, công nghiệp hóa,
hiện đại hóa được tiến hành trong thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế. (01 điểm)
- Công nghiệp hóa thời kỳ trước đổi mới được tiến hành một cách nóng vội,
giản đơn, chủ quan duy ý chí, ham làm nhanh, làm lớn, không quan tâm đến hiệu quả
kinh tế - xã hội. Còn hiện nay, công nghiệp hóa, hiện đại hóa được tiến hành dựa trên
thực tiễn khách quan của đất nước, lấy hiệu quả kinh tế - xã hội làm thước đo, đầu tư
có trọng tâm, trọng điểm nhằm thực hiện mục tiêu phát triển nhanh, hiệu quả và bền
vững. (0,5 điểm)
Tp.HCM, ngày 12 tháng 6 năm 2014
Trưởng Bộ môn




×