Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

STEM Hệ mặt trời trên cuộn giấy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.97 MB, 7 trang )

HỆ MẶT TRỜI TRÊN CUỘN GIẤY
1. Lĩnh vực: Toán học, Khoa học
2. Chủ đề chính: Thiên văn học
3. Chủ đề mở rộng: Trái Đất, Hệ Mặt Trời, Đo đạc
4. Đối tượng: lớp 5-8
5. Thời gian: ~30 phút
6. Kiểu hoạt động: cá nhân, trong nhà, tính toán mô phỏng
7. Giới thiệu chung: Một trong những hiểu nhầm nghiêm trọng của học sinh (và ngay
cả người lớn) là về khoảng cách ở trong không gian vũ trụ. Hệ Mặt Trời của chúng ta
thường được miêu tả như là một nhóm các hành tinh cách đều nhau từ hành tinh này
đến hành tinh khác và luôn nằm trên một đường thẳng.
Thông qua hoạt động này, học sinh sẽ dự đoán quy mô của Hệ Mặt Trời và khoảng cách
giữa các hành tinh, sau đó kiểm tra câu trả lời bằng cách sử dụng kiến thức về phân số
và tỉ lệ.
8. Kiến thức nền tảng: Hệ Mặt Trời, các hành tinh, phân số, tỉ lệ, số nguyên
9. Mục tiêu truyền đạt:
- Kiến thức:
+ Khoảng cách và vị trí của các hành tinh trong Hệ Mặt Trời
+ Thành thạo kỹ năng tính toán với phân số và tỉ lệ
- Kỹ năng:
+ Tư duy phản biện: học sinh đưa ra dự đoán và bảo vệ luận điểm của mình
+ Xử lý thông tin: từ bảng số liệu cho trước, học sinh cần lựa chọn được thông tin phù
hợp, sau đó xử lý để đưa ra bằng chứng/kết quả
10. Vật liệu: dùng cho 1 học sinh
+ Bảng số liệu hành tinh
+ 1 cuộn giấy in hoá đơn hoặc giấy toilet
+ Bút mầu dạ hoặc sáp
+ Bút chì, thước kẻ, giấy nháp
11. Hoạt động liên kết mở rộng: chế tạo vòng tay Hệ Mặt Trời, chế tạo mô hình Hệ
Mặt Trời



12. Các bước thực hiện:
Bước 1: Phát cho học sinh 1 dải giấy (50 hoặc 100 cm). Yêu cầu học sinh dùng bút mầu
vẽ hình Mặt Trời ở 1 đầu và Diêm Vương Tinh (Pluto) ở đầu còn lại.

Bước 2: Yêu cầu học sinh điền nốt các hành tinh còn thiếu trong Hệ Mặt Trời vào
khoảng trống giữa Mặt Trời và Diêm Vương Tinh. Nhắc nhở học sinh lưu ý đến khoảng
cách tương đối giữa các hành tinh, chúng có cách đều nhau không? Hay có 1 số hành
tinh gần nhau hơn?


Bước 3: Phát bảng thông số hành tinh, yêu cầu học sinh tìm hiểu các thông tin trong
bảng, kiểm chứng lại dự đoán ban đầu của học sinh. (Giải thích các thuật ngữ, đơn vị
trong bảng nếu cần).
Đặt câu hỏi: dựa vào số liệu trên bảng, làm thế nào để mô tả lại vị trí chính xác của
các hành tinh trên cuộn giấy? (cung cấp bút chì, thước kẻ, giấy nháp, máy tính …).

Bước 4: Hướng dẫn học sinh gấp đôi đoạn giấy được phát lúc đầu, dùng bút mầu đậm
đánh dấu điểm ở giữa (1/2 đoạn giấy) là Thiên Vương Tinh (Uranus).

Bước 5: Gập đầu giấy có Mặt Trời về điểm được đánh dấu, nếp gấp mới (tại ¼ đoạn
giấy) là vị trí của Thổ Tinh (Saturn).


Bước 6: Lặp lại bước trên nhưng với đầu có Diêm Vương Tinh. Nếp gấp này (tại ¾
đoạn giấy) là Hải Vương Tinh (Neptune).

Bước 7: Quay lại với đầu giấy có Mặt Trời, gập đến vị trí của Thổ tinh. Nếp gấp mới
(tại 1/8 đoạn giấy) là vị trí của Mộc Tinh (Jupiter).



Bước 8: Lặp lại bước 7 nhưng gập đầu giấy có Mặt Trời đến Mộc Tinh. Nếp gấp này
(tại 1/16 đoạn giấy) là vị trí của vành đai tiểu hành tinh (asteroid belt).

Bước 9: Tiếp tục gập đầu giấy có Mặt Trời đến vành đai tiểu hành tinh, vị trí nếp gấp
có được (tại 1/32 đoạn giấy) là của Hoả Tinh (Mars).


Bước 10: Các hành tinh còn lại (Thuỷ tinh - Mercury, Kim Tinh - Venus, Trái Đất Earth) nằm trong khoảng không gian giữa Mặt Trời và Hoả tinh.

Bước 11: Yêu cầu học sinh ghi nhãn dán cho các hình biểu diễn trên đoạn giấy để phân
biệt giữa các dấu dự đoán và vị trí thực tế của các hành tinh.


Bước 12: Thảo luận
+ Hỏi học sinh sự khác nhau giữa vị trí dự đoán và thực tế có làm học sinh bất ngờ?
+ Yêu cầu học sinh giải thích cơ sở để xác định vị trí thực tế của các hành tinh như trên?
+ Các hành tinh trong hệ Mặt Trời được chia làm 2 nhóm: nhóm trong và nhóm ngoài. Yêu
cầu học sinh xác định trên mô hình và giải thích. Cung cấp thông tin về quá trình hình thành
Hệ Mặt Trời.
+ Ngoài việc phân biệt bởi vị trí (nhóm trong, nhóm ngoài), hai nhóm hành tinh còn được phân
biệt bởi tính chất vật lý của chúng. Yêu cầu học sinh trình bày các điều học sinh biết/đã được
học về vấn đề này.
+ Có một số hành tinh gần Trái Đất hơn nhưng kích thước lại nhỏ, trong khi đó các hành tinh
lớn hơn thì lại ở xa hơn. Hành tinh nào sẽ nhìn thấy dễ hơn từ Trái Đất bằng mắt thường?



×