Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Tư pháp quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (79.05 KB, 13 trang )

Thảo luận tư pháp quốc tế Nhóm 3

Bài 2: XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT
Câu 1. Xung đột pháp luật là hiện tượng đặc thù của tư
pháp quốc tế.
Nhận định đúng.
Xung đột pháp luật là hiện tượng có hai hay nhiều hệ thống pháp
luật của các nước khác nhau cùng có thể được áp dụng để điều
chỉnh một quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. Trong các
ngành luật khác thì khi quan hệ xã hội thuộc đối tượng điều
chỉnh phát sinh không có hiện tượng hai hay nhiều hệ thống
pháp luật khác nhau cùng tham gia điều chỉnh cùng một quan hệ
xã hội đó vì các quy phạm pháp luật của các ngành luật này
mang tính tuyệt đối. Chỉ trong quan hệ tư pháp là quan hệ dân sự
có yếu tố nước ngoài xảy ra có liên quan đến pháp luật của
nhiều quốc gia thì mới có hiện tượng hai hay nhiều hệ thống
pháp luật khác nhau cùng tham gia điều chỉnh cùng một quan hệ
xã hội đó và phát sinh yêu cầu chọn luật áp dụng nếu không có
quy phạm thực chất thống nhất.
Câu 2: XĐPL là hiện tượng xảy ra ở tất cả các lĩnh vực trong
TPQT.
Nhận định sai.
Vì TPQT điều chỉnh quan hệ trong lĩnh vực dân sự có yếu tố
nước ngoài và tố tụng dân sự có yếu tố nước ngoài. XĐPL chỉ
1


phát sinh trong quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, còn quan
hệ tố tụng dân sự có yếu tố nước ngoài là quan hệ mang bản chất
công nện không phát sinh XĐPL. Ngoài ra, XĐPL chỉ phát sinh
khi xuất hiện quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài và có sự khác


nhau giữa các hệ thống pháp luật liên quan khi cùng quy định
một vấn đề cụ thể của quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài đó.
Câu 3: Trong pháp luật của 1 quốc gia không bao giờ có hiện
tượng xung đột pháp luật.
Nhận định sai.
Trong nội bộ pháp luật của một quốc gia sẽ không có xung đột
pháp luật phát sinh. Tuy nhiên, cũng có ngoại lệ là trong nội bộ
pháp luật của Nhà nước liên bang vẫn có xung đột pháp luật. Vì
trong nhà nước liên bang thì hệ thống pháp luật của các tiểu
bang có sự độc lập, các bang có thể quy định khác nhau về cùng
1 vấn đề nên hiện tượng xung đột pháp luật sẽ phát sinh. Vì vậy,
Nhà nước liên bang đã ban hành các luật xung đột để giải quyết
xung đột pháp luật giữa các ban.
Câu 4: Để giải quyết xung đột pháp luật, các quốc gia có thể
lựa chọn phương pháp xây dựng các quy phạm xung đột để
lựa chọn các quy phạm pháp luật của quốc gia khác.
Nhận định sai.
Vì khi quy phạm xung đột dẫn chiếu đến luật nước ngoài là dẫn
chiếu đến toàn bộ hệ thống pháp luật và việc chọn luật ở đây là
chọn giữa các hệ thống pháp luật có liên quan khác nhau để giải
2


quyết quan hệ tư pháp quốc tế đó. Do vậy, muốn được áp dụng,
đương sự phải có nghĩa vụ chứng minh cần áp dụng quy phạm
pháp luật này để giải quyết các quan hệ đó, nếu chứng minh
được thì Tòa án áp dụng, nếu không chứng minh được hoặc
chứng minh mà Tòa án cho rằng áp dụng luật đó không có cơ sở
thì Tòa án cũng không áp dụng pháp luật quốc gia đó.
Câu 5: Phương pháp giải quyết xung đột pháp luật có phạm

vi tương đương với phương pháp điều chỉnh của tư pháp
quốc tế.
Nhận định sai.
Phương pháp điều chỉnh của tư pháp quốc tế là những phương
pháp điều chỉnh các đối tượng của tư pháp quốc tế gồm phương
pháp điều chỉnh các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài và cả
các quan hệ tố tụng dân sự có yếu tố nước ngoài.
Còn phương pháp giải quyết xung đột pháp luật là những
phương pháp được áp dụng để giải quyết khi xung đột pháp luật
xảy ra. Xung đột pháp luật chỉ xảy ra khi có quan hệ dân sự có
yếu tố nước ngoài phát sinh. Như vậy, phương pháp giải quyết
xung đột chỉ được áp dụng trong quan hệ dân sự có yếu tố nước
ngoài, còn trong quan hệ tố tụng dân sự có yếu tố nước ngoài thì
không xảy ra xung đột phạm luật nên sẽ không áp dụng các
phương pháp giải quyết xung đột pháp luật => Phương pháp giải
quyết xung đột pháp luật chỉ áp dụng trong phạm vi các quan hệ
dân sự có yếu tố nước ngoài.

3


Câu 6: Khi pháp luật các nước quy định khác nhau về một
vấn đề cụ thể sẽ làm phát sinh hiện tượng xung đột pháp
luật.
Nhận định sai.
Xung đột pháp luật phát sinh khi có đủ 2 điều kiện sau:
- Phải có quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài phát sinh trên
thực tế cần điều chỉnh.
- Phải có sự quy định khác nhau giữa các hệ thống pháp luật có
liên quan của các nước khác nhau khi cùng quy định một vấn đề

đó.
Do đó khi pháp luật các nước quy định khác nhau về một vấn đề
cụ thể giữa các hệ thống pháp luật có liên quan về các quan hệ
dân sự có yếu tố nước ngoài mới phát sinh xung đột pháp luật.
Trường hợp pháp luật các nước quy định khác nhau một vấn đề
cụ thể về quan hệ hành chính, quan hệ hình sự thì không làm
phát sinh xung đột pháp luật.
Câu 7: Cơ cấu của quy phạm xung đột chỉ bao gồm hành vi
và hệ thuộc.
Nhận định đúng.
Vì các quy phạm xung đột của tư pháp quốc tế giải quyết xung
đột bằng cách xác định hệ thống pháp luật cụ thể của một quốc
gia nhất định để áp dụng điều chỉnh các quan hệ mang tính chất
dân sự có yếu tố nước ngoài tham gia. Quy phạm xung đột
4


không điều chỉnh trực tiếp quan hệ tư pháp quốc tế mà chỉ dẫn
chiếu đến hệ thống pháp luật được áp dụng nên quy phạm được
thể hiện ở hai phần:
- Phần hành vi dùng để chỉ ra những quan hệ xã hội mà quy
phạm điều chỉnh.
- Phần hệ thuộc đưa ra quy tắc để xác định pháp luật nước nào
cần được áp dụng để điều chỉnh loại quan hệ nêu trong phần quy
phạm.
Câu 8. Quy phạm xung đột có thể không có hệ thuộc.
Nhận định sai.
Quy phạm xung đột là quy phạm pháp luật xác định hệ thống
pháp luật cụ thể nào có thể áp dụng để điều chỉnh một quan hệ
dân sự có yếu tố nước ngoài. Quy phạm xung đột không trực

tiếp điều chỉnh nội dung của quan hệ dân sự có yếu tố nước
ngoài mà chức năng là dẫn chiếu đến hệ thống pháp luật cần
được áp dụng nên kết cấu quy phạm xung đột gồm 2 phần:
Phần phạm vi: Chỉ ra quan hệ xã hội mà quy phạm hướng tới
điều chỉnh.
Phần hệ thuộc: Quy định nguyên tắc để xác định hệ thống pháp
luật cần được áp dụng nhằm điều chỉnh quan hệ xã hội được nêu
trong phần phạm vi.
=> Hệ thuộc là phần thực hiện chức năng dẫn chiếu đến hệ
thống pháp luật của quy phạm xung đột nên đó là một bộ phận
5


không thể thiếu của cấu thành của quy phạm xung đột. Cả hai bộ
phận đều không thể tách rời và không thể lược bỏ một trong hai
bộ phận trên.

Câu 9: Phạm vi của quy phạm xung đột chỉ ra hệ thống
pháp luật quốc gia nào được áp dụng.
Nhận định sai.
Cơ cấu của quy phạm xung đột gồm hai bộ phận:
Phần phạm vi: Chỉ ra những quan hệ xã hội mà quy phạm xung
đột điều chỉnh. Như trong quan hệ TPQT thì quy phạm xung đột
sẽ điều chỉnh những quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài và
quan hệ tố tụng dân sự có yếu tố nước ngoài.
Phần hệ thuộc: Chỉ ra hệ thống pháp luật cần được áp dụng, quy
định quy tắc xác định pháp luật áp dụng đối với những quan hệ
xã hội nêu trong phần phạm vi.
=> Vậy phạm vi của quy phạm xung đột là chỉ ra những quan hệ
xã hội mà nó điều chỉnh chứ không phải chỉ ra hệ thống pháp

luật áp dụng.
Câu 10: Điều 684 BLDS 2015 là quy phạm xung đột tùy
nghi.
Nhận định sai.
6


Quy phạm xung đột tùy nghi là quy phạm cho phép các bên
tham gia quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài được thỏa thuận
lựa chọn luật áp dụng để điều chỉnh quan hệ của mình hoặc cho
phép các cơ quan có thẩm quyền được lựa chọn một hệ thống
pháp luật trong số các hệ thống pháp luật được quy định trong
quy phạm xung đột để áp dụng. Theo quy định tại Điều 684
BLDS 2015 thì đối với hành vi pháp lý đơn phương thì áp dụng
pháp luật của nước nơi cá nhân xác lập hành vi đó cư trú hoặc
nơi pháp nhân xác lập hành vi đó được thành lập.
=> Như vậy, Điều 684 BLDS 2015 là quy phạm xung đột mệnh
lệnh, quy tắc xác định pháp luật áp dụng mang tính mệnh lệnh,
quy định rõ ràng chỉ áp dụng pháp luật của nước nơi cá nhân xác
lập hành vi đó cư trú hoặc nơi pháp nhân xác lập hành vi đó
được thành lập chứ không có quyền thỏa thuận lựa chọn pháp
luật áp dụng.
Câu 11: Quy phạm xung đột một bên là quy phạm mệnh
lệnh.
Nhận định đúng.
Vì quy phạm xung đột một bên là quy phạm chỉ ra rõ hệ thống
pháp luật của nước nào cần được áp dụng.
Còn quy phạm mệnh lệnh là loại quy phạm xung đột mà quy tắc
để xác định pháp luật áp dụng có tính chất bắt buộc các bên liên
quan phải tuân thủ theo nội dung mà quy phạm quy định, các

bên không được quyền lựa chọn khác. Quy phạm mệnh lệnh
gồm quy phạm mệnh lệnh.
7


=> Quy phạm mệnh lệnh cũng quy định bắt buộc về xác định áp
dụng pháp luật nước nào
Ví dụ: Khoản 3 Điều 676 quy định: “Trường hợp pháp nhân
nước ngoài xác lập, thực hiện giao dịch dân sự tại Việt Nam thì
năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân nước ngoài đó được
xác định theo pháp luật Việt Nam.”
Như vậy với quy định trên đã chỉ pháp nhân nước ngoài sẽ phải
tuân theo pháp luật Vệt Nam, nó vừa thể hiện quy phạm mệnh
lệnh vừa thể hiện quy phạm một bên.
Câu 12: Chỉ khi nào quy phạm xung đột được áp dụng thì
mới có xung đột pháp luật phát sinh.
Nhận định sai.
Vì xung đột pháp luật phát sinh khi đáp ứng hai điều kiện:
-

Có quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài phát sinh.
Có sự khác nhau giữa các hệ thống pháp luật liên quan khi
cùng quy định về vấn đề này.

Quy phạm xung đột là quy phạm pháp luật xác định hệ thống
pháp luật cụ thể nào có thể được áp dụng để điều chỉnh một
quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. Vì vậy, đây là phương
pháp giải quyết xung đột pháp luật, khi có phát sinh xung đột
pháp luật thì sẽ áp dụng quy phạm xung đột để giải quyết.
Câu 13: Xung đột pháp luật được thừa nhận ở mọi quan hệ

có yếu tố nước ngoài.
8


Nhận định sai.
Xung đột pháp luật chỉ phát sinh khi có quan hệ dân sự có yếu tố
nước ngoài phát sinh cần điều chỉnh vì quan hệ dân sự có tính
chất bình đẳng, thỏa thuận. Vậy nếu một quan hệ có yếu tố nước
ngoài phát sinh cần được điều chỉnh nhưng quan hệ đó không
phải là quan hệ dân sự thì xung đột pháp luật cũng không phát
sinh cho dù pháp luật các nước có quy định khác nhau.
Trong quan hệ hình sự, hành chính không thừa nhận hiện tương
xung đột pháp luật và tất nhiên cũng không cho phép áp dụng
luật nước ngoài vì đây là các quan hệ mang tính chất công, gắn
bó với chủ quyền, lãnh thổ quốc gia. Vậy xung đột pháp luật
không được thừa nhận ở mọi quan hệ có yếu tố nước ngoài.
Câu 14: Xung đột pháp luật xảy ra ở mọi quan hệ thuộc đối
tượng điều chỉnh của Tư pháp quốc tế.
Nhận định sai.
Vì đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế gồm quan hệ dân sự
có yếu tố nước ngoài và quan hệ tố tụng dân sự có yếu tố nước
ngoài. Tuy nhiên, xung đột pháp luật chỉ xảy ra khi phát sinh
quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. Còn quan hệ tố tụng dân
sự có yếu tố nước ngoài là quan hệ mang tính chất công, gắn bó
với chủ quyền, lãnh thổ quốc gia nên xung đột pháp luật sẽ
không xảy ra trong quan hệ tố tụng dân sự có yếu tố nước ngoài.
Câu 15: Phương pháp xung đột là phương pháp giải quyết
xung đột pháp luật một cách trực tiếp.
9



Nhận định sai.
Quy phạm xung đột là quy phạm pháp luật xác định hệ thống
pháp luật cụ thể nào có thể được áp dụng để điều chỉnh một
quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. Quy phạm xung đột không
trực tiếp quy định quyền và nghĩa vụ, các hình thức và biện pháp
chế tài có thể được áp dụng đối với các bên đương sự tham gia
trong quan hệ đó, không điều chỉnh trực tiếp quan hệ tư pháp
quốc tế mà quy phạm xung đột chỉ có chức năng dẫn chiếu, đưa
ra nguyên tắc để chỉ ra hệ thống pháp luật được áp dụng để điều
chỉnh.
Câu 16: Sự tồn tại của quy phạm thực chất trong Điều ước
quốc tế làm mất đi hiện tượng XĐPL
Nhận định sai.
Vì XĐPL phát sinh khi xuất hiện quan hệ dân sự có yếu tố nước
ngoài và có sự khác nhau giữa các hệ thống pháp luật liên quan
khi cùng quy định một vấn đề cụ thể của quan hệ dân sự có yếu
tố nước ngoài đó.
Còn quy phạm thực chất trong Điều ước quốc tế là quy phạm
thực chất thống nhất, nó trực tiếp điều chỉnh các quan hệ dân sự
có yếu tố nước ngoài. Nhưng không phải mọi quốc gia đều là
thành viên của điều ước quốc tế đó và cũng không phải mọi
thành viên đều thỏa thuận lựa chọn áp dụng quy phạm thực chất
trong Điều ước quốc tế để điều chỉnh quan hệ trong TPQT nên
sự tồn tại của quy phạm thực chất trong Điều ước quốc tế không
làm mất đi hiện tượng XĐPL.
10


Câu 17: QPXĐ luôn dẫn chiếu đến việc áp dụng pháp luật

nước ngoài.
Nhận định sai.
Trong trường hợp quy phạm pháp luật dẫn chiếu ngược trở lại
thì pháp luật trong nước vẫn được áp dụng. Dẫn chiếu ngược trở
lại có nghĩa là hiện tượng theo quy phạm xung đột mà cơ quan
có thẩm quyền áp dụng thì pháp luật nước ngoài cần được áp
dụng để giải quyết một quan hệ TPQT cụ thể nhưng trong pháp
luật nước ngoài đó lại có quy phạm xung đột quy định áp dụng
pháp luật của nước có cơ quan có thẩm quyền.
=> QPXĐ vẫn có thể dẫn chiếu áp dụng pháp luật của quốc gia
trong nước khi pháp luật nước ngoài có quy định dẫn chiếu
ngược.
Câu 19: Tại VN, quốc tịch pháp nhân là quốc tịch của nước
nơi đăng kí thành lập.
Nhận định sai.
Việt Nam xác định quốc tịch pháp nhân được quy định tại
Khoản 1 Điều 676 Bộ Luật dân sự 2015: "Quốc tịch của pháp
nhân được xác định theo pháp luật của nước nơi pháp nhân
thành lập."
Theo đó, quốc tịch pháp nhân chỉ là được xác định theo pháp
luật của nước nơi pháp nhân thành lập chứ không đương nhiên
là quốc tịch của nước nơi đăng ký thành lập. Vì có nhiều nguyên
tắc xác định quốc tịch pháp nhân và pháp luật của các nước cũng
11


quy định khác nhau về nguyên tắc xác định quốc tịch pháp nhân
gồm:
- Dựa vào nơi có trung tâm quản lý của pháp nhân.
- Xác định theo nơi thành lập pháp nhân hoặc nơi đăng ký điều

lệ của pháp nhân khi thành lập.
- Dựa vào nơi pháp nhân tiến hành các hoạt động chủ yếu.
Vì vậy, pháp luật của nước nơi pháp nhân thành lập có thể quy
định nguyên tắc xác định quốc tịch pháp nhân không phải là
quốc tịch của nước nơi đăng ký thành lập mà theo những nguyên
tắc khác.
Câu 20: Tòa án khi xét xử vụ việc chỉ áp dụng pháp luật của
nước mình nếu pháp luật có quy định nguyên tắc luật tòa án.
Nhận định sai.
Quy phạm xung đột có chức năng dẫn chiếu, đưa ra nguyên tắc
để chỉ ra hệ thống pháp luật được áp dụng để điều chỉnh. Vì vậy,
còn có thể áp dụng các quy phạm xung đột được các quốc gia
thỏa thuận xây dựng trong các điều ước quốc tế hoặc áp dụng
quy phạm xung đột trong pháp luật quốc gia. Ngoài ra, nếu các
quốc gia có quy định nguyên tắc luật lựa chọn thì trong trường
hợp các bên có thỏa thuận chọn luật áp dụng và chọn áp dụng
pháp luật của nước mình thì sẽ được áp dụng để xét xử.

12


Câu 21: Máy bay mang cờ Việt Nam, do Hoa Kỳ sản xuất,
được Trung Quốc chuyển giao và ký kết hợp đồng chuyển
giao tại Hàn Quốc sẽ mang quốc tịch Trung Quốc.
Nhận định sai.
Máy bay sẽ mang quốc tịch Việt Nam. Vì căn cứ theo Điều 4
Luật hàng không dân dụng 2006 quy định pháp luật nước đăng
ký tàu bay sẽ được áp dụng đối với quan hệ xã hội phát sinh
trong tàu bay và để xác định các quyền đối với tàu bay.
Như vậy khi máy bay này mang cờ Việt Nam sẽ mang quốc tịch

Việt Nam.

13



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×