Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

tư-pháp-4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (80.57 KB, 11 trang )

Thảo luận môn Tư pháp quốc tế
Bài 2: Xung đột pháp luật
Câu 22: Doanh nghiệp Việt Nam hoạt động tại Hoa Kỳ khi giải
thể sẽ pháp áp dụng pháp luật Hoa Kỳ.
Nhận định sai
Hệ thuộc luật quốc tịch của pháp nhân quy định pháp luật của nước
mà pháp nhân mang quốc tịch sẽ được áp dụng nhằm xác định chế độ
pháp lý của pháp nhân.
Vậy, doanh nghiệp Việt Nam là pháp nhân có quốc tịch Việt Nam thì
khi giải thể sẽ áp dụng pháp luật mà doanh nghiệp mang quốc tịch là
pháp luật Việt Nam.
Câu 23: Tại Việt Nam, luật nơi vi phạm pháp luật là luật của
nước nơi thực hiện hành vi gây thiệt hại hoặc của nước chủ thể có
hành vi gây thiệt hại.
Nhận định sai.
Nội dung hệ thuộc này quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do
hành vi vi phạm pháp luật gây ra sẽ do pháp luật của nước nơi xảy ra
chính hànhvi vi phạm pháp luật điều chỉnh.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 687 BLDS 2015 thì cho phép các
bên chọn luật áp dụng cho quan hệ bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng giữa họ. Trường hợp các bên không có thỏa thuận lựa chọn pháp
luật áp dụng thì pháp luật của nước nơi phát sinh hậu quả của sự kiện
gây thiệt hại được áp dụng.
Tại Khoản 2 Điều 687 BLDS 2015 quy định khi bên gây thiệt hại và
bên bị thiệt hại có nơi cư trú hoặc nơi thành lập tại cùng một nước thì
pháp luật của nước đó được áp dụng vì nơi thực hiện hành vi gây thiệt
hại hoặc chủ thể có hành vi gây thiệt hại và hậu quả của hành vi đó
1


đều phát sinh trong một nước đó.


=> Như vậy, tại Việt Nam quy định luật nơi vi phạm pháp luật là luật
của nước nơi phát sinh hậu quả của hành vi gây thiệt hại đó. Khi có
trường hợp là hành vi gây thiệt hại được thực hiện ở nước này nhưng
hậu quả của hành vi gây thiệt hại đó lại phát sinh ở một nước khác thì
sẽ áp dụng luật của nước nơi phát sinh hậu quả của sự kiện gây thiệt
hại.
Câu 24:Việc bảo lưu trật tự công cộng chỉ áp dụng khi luật nước
ngoài nếu áp dụng sẽ gây hậu quả xấu hoặc mâu thuẫn với
nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc gia.
Nhận định đúng.
Bảo lưu trật tự công cộng là việc không áp dụng pháp luật nước ngoài
khi quy phạm xung đột dẫn chiếu đến hoặc các bên có thỏa thuận lựa
chọn nếu hậu quả của việc áp dụng pháp luật nước ngoài đó ảnh
hưởng đến trật tự công cộng của quốc gia.
Về nguyên tắc, khi quy phạm xung đột do cơ quan có thẩm quyền áp
dụng dẫn chiếu đến pháp luật nước ngoài thì pháp luật nước ngoài
được áp dụng. Tuy nhiên, điều kiện để pháp luật nước ngoài được áp
dụng là việc áp dụng pháp luật nước ngoài không trái với trật tự công
của quốc gia sở tại. Vì vậy, khi luật nước ngoài nếu áp dụng sẽ gây
hậu quả xấu hoặc mâu thuẫn với nguyên tắc cơ bản của pháp luật
quốc gia thì việc bảo lưu trật tự công cộng được áp dụng để từ chối áp
dụng pháp luật nước ngoài. Pháp luật các nước sẽ có quy định khái
niệm trật tự công cho phù hợp, có thể hiểu nguyên tắc cơ bản của
pháp luật quốc gia là một phần của trật tự công.
Câu 25: Để xử lý vấn đề lẩn tránh pháp luật, các quốc gia có thể
không công nhận kết quả mà chủ thể đạt được sau khi lẩn tránh.
Nhận định đúng.
Lẩn tránh pháp luật là hành vi của một cá nhân, tổ chức cố tình khai
thác một quy tắc xung đột nhằm mục đích trốn tránh khỏi sự áp dụng
2



của một hệ thống pháp luật không có lợi cho họ.
Ở một số nước có quy định hành vi lẫn tránh pháp luật là hành vi trái
pháp luật. Do đó các giao dịch dân sự được thực hiện với mục đích
lẫn tránh pháp luật thường bị coi là vô hiệu.
TPQT của nhiều quốc gia hiện nay cũng không quy định về lẫn tránh
pháp luật nhưng có quy định về hiệu lực của các QPPL bắt buộc.
Theo đó pháp luật nước ngoài sẽ không áp dụng nếu trái với quy
phạm pháp luật có hiệu lực bắt buộc trong pháp luật quốc gia.
Câu 26: Khi xảy ra hiện tượng dẫn chiếu ngược có thể xảy ra hiện
tượng quốc gia có thẩm quyền không chấp nhận dẫn chiếu ngược.
Nhận định đúng.
Dẫn chiếu ngược là hiện tượng theo quy phạm xung đột mà cơ quan
có thẩm quyền áp dụng thì pháp luật nước ngoài cần được áp dụng
nhưng trong pháp luật nước ngoài đó có quy phạm xung đột quy định
đối với mối quan hệ xã hội cụ thể này pháp luật của nước có cơ quan
thẩm quyển đó cần được áp dụng.
Việc thừa nhận hay không thừa nhận hiện tượng dẫn chiếu ngược phụ
thuộc vào chính sách pháp luật của mỗi quốc gia.
Ví dụ: Điều 668 BLDS 2015 cũng quy định không chấp nhận dẫn
chiếu ngược trở lại trong trường hợp các bên thỏa thuận chọn luật áp
dụng.
Điều 1190 BLDS của Liên bang Nga quy định quy phạm xung
đột trong pháp luật Nga dẫn chiếu đến pháp luật nước ngoài là dẫn
chiếu đến quy phạm pháp luật thực chất, không dẫn chiếu đến quy
phạm xung đột.
Câu 27: Chứng minh xung đột pháp luật là hiện tượng đặc thù
của tư pháp quốc tế.
Xung đột pháp luật là hiện tượng có hai hay nhiều hệ thống pháp luật

của các nước khác nhau cùng có thể được áp dụng để điều chỉnh một
3


quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. Trong các ngành luật khác thì
khi quan hệ xã hội thuộc đối tượng điều chỉnh phát sinh sẽ không có
hiện tượng hai hay nhiều hệ thống pháp luật khác nhau cùng tham gia
điều chỉnh cùng một quan hệ xã hội đó vì các quy phạm pháp luật của
các ngành luật này mang tính tuyệt đối. Chỉ trong quan hệ tư pháp là
quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài xảy ra có liên quan đến pháp luật
của nhiều quốc gia thì mới có hiện tượng hai hay nhiều hệ thống pháp
luật khác nhau cùng tham gia điều chỉnh cùng một quan hệ xã hội đó
và phát sinh yêu cầu chọn luật áp dụng nếu không có quy phạm thực
chất thống nhất
=> Xung đột pháp luật là hiện tượng đặc thù, xảy ra trong tư pháp
quốc tế.
Câu 28. Phân tích vai trò của Lex Fori trong việc giải quyết các
tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài.
Trong quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, hệ thuộc luật Tòa án (Lex
fori) là một trong những nguyên tắc quan trọng nhất trong việc giải
quyết xung đột pháp luật. Nội dung nguyên tắc Lex fori là quy định
áp dụng pháp luật của nước có tòa án để giải quyết tranh chấp dân sự
có yếu tố nước ngoài, nghĩa là khi tòa án của một quốc gia thụ lí một
vụ việc thì nguyên tắc này sẽ là cơ sở để cơ quan có thẩm quyền sử
dụng quy phạm xung đột của nước mình để chọn luật áp dụng giải
quyết vụ việc (trừ trường hợp được ĐƯQT điều chỉnh quan hệ đó).
Đối với pháp luật tố tụng dân sự: Khi giải quyết các vụ việc dân sự thì
Tòa án chỉ áp dụng pháp luật tố tụng của nước mình nên Lex fori luôn
được áp dụng khi giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài
Đối với luật nội dung: Tòa án có thể áp dụng pháp luật nước mình

hoặc pháp luật nước ngoài hoặc điều ước quốc tế, tập quán quốc tế.
Hệ thuộc Lex fori sẽ quy định áp dụng pháp luật của nước có tòa án
theo sự chỉ dẫn của quy phạm xung đột để giải quyết tranh chấp dân
sự có yếu tố nước ngoài

4


=> Đây là nguyên tắc mang tính tiền đề, tạo cơ sở cho việc tòa án lựa
chọn áp dụng hệ thống pháp luật để giải quyết các tranh chấp dân sự
có yếu tố nước ngoài.
Câu 29: Xác định nội dung pháp luật nước ngoài là nghĩa vụ của
chủ thể nào?
Việc xác định nội dung pháp luật nước ngoài tùy theo pháp luật mỗi
nước có quy định khác nhau. Một số nước quy định nghĩa vụ xác định
nội dung pháp luật nước ngoài là của cơ quan có thẩm quyền, một số
nước quy định là nghĩa vụ của thẩm phán, một số nước quy định là
nghĩa vụ của tòa án hoặc trọng tài hoặc cơ quan hành chính.
Tuy nhiên, dù pháp luật của mỗi nước có quy định về nghĩa vụ xác
định nội dung pháp luật nước ngoài của các chủ thể khác nhau nhưng
pháp luật của mọi quốc gia đều có quy định về sự hỗ trợ của các bên
đương sự. Vậy trong các tranh chấp dân sự, Tòa án của các nước
thường yêu cầu các bên đương sự phải có nghĩa vụ cung cấp, chứng
minh và xác định nội dung luật nước ngoài cần được áp dụng.
Câu 30: Cách xử lý khi không tìm kiếm được nội dung pháp luật
nước ngoài?
Khi các bên yêu cầu áp dụng pháp luật nước ngoài mà quy phạm xung
đột dẫn chiếu đến hay khi chính cơ quan xét xử tự áp dụng quy phạm
xung đột trên, thiết nghĩ nên quy định là cơ quan xét xử có nghĩa vụ
tìm kiếm nội dung pháp luật nước ngoài. Cơ quan xét xử có thể yêu

cầu sự trợ giúp của các đương sự nhưng nghĩa vụ tìm kiếm nội dung
pháp luật nước ngoài vẫn thuộc cơ quan xét xử. Quan điểm nêu trên
cho rằng trong trường hợp đã sử dụng các biện pháp cần thiết mà vẫn
không thể xác định nội dung luật nước ngoài để áp dụng thì tòa án
phải áp dụng luật nơi xét xử để giải quyết.
Câu 31: Khi pháp luật được dẫn chiếu có nhiều hơn một hệ thống
pháp luật thì áp dụng pháp luật như thế nào?
Việc xác định hệ thống pháp luật nào được áp dụng sẽ tuân theo
nguyên tắc xác định luật do chính quốc gia nước ngoài đó quy định.
5


Vì trong TPQT tôn trọng nguyên tắc giải quyết XĐPL trong nội bộ
của các quốc gia có nhiều hơn một hệ thống pháp luật. Điều này cũng
được quy định tại Điều 669 BLDS 2015.
Câu 32: Pháp luật Việt Nam chỉ sử dụng hệ thuộc luật quốc tịch
để điều chỉnh các quan hệ về nhân thân.
Nhận định sai.
Vì Hệ thuộc Luật nhân thân tại Việt Nam gồm hệ thuộc luật quốc tịch
và hệ thuộc luật nơi cư trú để giải quyết xung đột về năng lực pháp
luật dân sự cá nhân.
Xác định năng lực pháp luật dân sự của cá nhân nước ngoài: theo luật
quốc tịch.
Xác định năng lực hành vi dân sự của cá nhân nước ngoài: có thể
được xác định theo Luật quốc tịch hoặc Luật nơi cư trú, nếu người đó
có nơi cư trú tại Việt Nam.
Ví dụ trong các quan hệ về HN&GĐ có yếu tố nước ngoài được điều
chỉnh bởi chương VIII Luật HN&GĐ Việt Nam 2014, theo đó về
nguyên tắc, Luật quốc tịch của các bên được áp dụng kết hợp với Luật
nơi cư trú hoặc nơi tiến hành kết hôn, tùy từng trường hợp cụ thể.

Vì vậy trong một số trường hợp pháp luật Việt Nam đã áp dụng đồng
thời cả hai hình thức của Luật nhân thân là Luật quốc tịch và Luật nơi
cư trú để điều chỉnh các quan hệ về nhân thân.
Câu 33: Chỉ cần áp dụng một hệ thuộc trong việc giải quyết xung
đột pháp luật.
Nhận định sai.
Vì xung đột pháp luật xảy ra khi có quan hệ dân sự có yếu tố nước
ngoài phát sinh và có quy định khác nhau giữa các hệ thống pháp luật
có liên quan cùng điều chỉnh vấn đề đó nên việc giải quyết xung đột
sẽ liên quan đến hai hoặc nhiều quốc gia. Pháp luật của mỗi quốc gia
là khác nhau nên trong việc giải quyết xung đột pháp luật, khi có cùng
một phạm vi nhưng có thể được áp dụng nhiều hệ thuộc khác nhau để
6


giải quyết xung đột hiệu quả và công bằng nhất
Ví dụ như khi xem xét năng lực chủ thể của các bên khi tham gia
quan hệ hợp đồng có thể áp dụng nhiều hệ thuộc khác nhau: hệ thuộc
luật nhân thân, luật nơi ký kết hợp đồng, luật nơi thực hiện nghĩa vụ
hợp đồng, luật Tòa án,…
Câu 34: Tất cả các quan hệ tài sản trong TPQT đều được điều
chỉnh bởi Luật nơi có tài sản.
Nhận định sai.
Nội dung Luật nơi có tài sản quy định hệ thống pháp luật của nước
nơi có tài sản sẽ được áp dụng để điều chỉnh quan hệ tài sản như:
Quyền sở hữu tài sản và quyền khác đối với tài sản; Thừa kế tài sản là
bất động sản; Hợp đồng liên quan đến bất động sản; Định danh tài
sản.
Không phải tất cả quan hệ tài sản trong TPQT đều áp dụng Luật nơi
có tài sản. Những trường hợp ngoại lệ mà Luật nơi có tài sản sẽ không

được áp dụng để điều chỉnh quan hệ tài sản gồm:
 Tài sản thuộc quyền sở hữu của quốc gia đang ở nước ngoài.
 Tài sản của pháp nhân trong trường hợp tổ chức lại hoạt động
hay chấm dứt hoạt động ở nước ngoài.
 Quyền sở hữu trí tuệ.
 Tài sản là máy bay, tàu biển, tài sản có trên máy bay, tàu biển.
 Tài sản đang trên đường vận chuyển.
Câu 35. Luật lựa chọn chỉ áp dụng để giải quyết các quan hệ về
quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng.
Nhận định sai.
Luật lựa chọn quy định khi các bên thỏa thuận chọn luật áp dụng cho
quan hệ giữa họ thì luật đó sẽ được áp dụng để giải quyết các tranh
chấp phát sinh trong các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. Như
7


vậy luật lựa chọn không chỉ giải quyết các quan hệ về quyền và nghĩa
vụ trong hợp đồng mà còn giải quyết các quan hệ dân sự khác như
quan hệ nhân than, quan hệ hôn nhân gia đình (chế độ tài sản trong
hôn nhân), trách nhiệm phát sinh từ hành vi đơn phương, quan hệ bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng và quan hệ thừa kế.
Câu 36: Cách giải thích việc áp dụng pháp luật nước ngoài là một
trong những nguyên nhân làm phát sinh hiện tượng dẫn chiếu.
Nhận định sai.
Pháp luật nước ngoài được áp dụng có thể có nhiều cách hiểu khác
nhau. Việc áp dụng pháp luật nước ngoài theo đúng cách thức mà nó
được áp dụng tại quốc gia có hệ thống pháp luật đó. Vì vậy, hệ thống
pháp luật nước ngoài cần được giải thích và áp dụng tại quốc gia có
hệ thống pháp luật đó chứ không thể sử dụng cách thức tư duy pháp
lý, giải thích, áp dụng pháp luật tại quốc gia sở tại để giải thích và áp

dụng pháp luật nước ngoài.
=> Giải thích việc áp dụng pháp luật nước ngoài là giải thích cách
thức mà nó được áp dụng tại quốc gia có hệ thống pháp luật đó để
quốc gia sở tại áp dụng đầy đủ, toàn diện hệ thống pháp luật nước
ngoài mà được dẫn chiếu đến để quốc gia sở tại áp dụng.
Hiện tượng dẫn chiếu xuất hiện là do một số nguyên nhân sau:
 Khi một vấn đề pháp lý thuộc phần phạm vi của hai quy phạm
xung đột của hai nước có phần hệ thuộc khác nhau.
 Do có sự quy định khác nhau trong các quy phạm xung đột của
các nước về nguyên tắc chọn luật áp dụng cho cùng một vấn đề
pháp lý.
=> Hiên tượng dẫn chiếu là dẫn chiếu đến áp dụng hệ thống pháp luật
của nước nào, có thể là hệ thống pháp luật của nước ngoài hoặc của
quốc gia sở tại.
Vậy hiện tượng dẫn chiếu là một trong những nguyên nhân làm phát
sinh giải thích việc áp dụng pháp luật nước ngoài.
8


Câu 37: Pháp luật nước ngoài chưa từng được áp dụng tại Việt
Nam.
Nhận định sai.
Điều kiện để pháp luật nước ngoài được áp dụng tại Việt Nam được
ghi nhận tại Điều 664, 668, 670 BLDS 2015. Pháp luật nước ngoài sẽ
được áp dụng tại Việt Nam nếu thoã mãn hai điều kiện sau:
 Thứ nhất, pháp luật nước ngoài chỉ được áp dụng trong những
trường hợp được pháp luật quy định. Cụ thể là pháp luật nước
ngoài sẽ được áp dụng khi:
Quy phạm xung đột trong Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành
viên quy định áp dụng pháp luật nước ngoài

Quy phạm xung đột trong pháp luật Việt Nam quy định áp dụng pháp
luật nước ngoài
Điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành
viên hoặc luật Việt Nam có quy định các bên có quyền thỏa thuận lựa
chọn pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.
 Thứ hai, pháp luật nước ngoài chỉ được áp dụng nếu thỏa mãn
điều kiện nếu hậu quả của việc áp dụng pháp luật nước ngoài
không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt
Nam
=> Trên thực tế, pháp luật nước ngoài đã được áp dụng trong lĩnh vực
hành chính như đăng ký kết hôn giữa người nước ngoài và công dân
Việt Nam tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam, nhận nuôi con
nuôi có yếu tố nước ngoài…
Câu 38: QPXĐ một bên luôn dẫn chiếu đến pháp luật của chính
nước đó.
Nhận định đúng.
Quy phạm xung đột một bên là quy phạm xung đột quy định áp dụng
pháp luật của chính quốc gia ban hành ra quy phạm để điều chỉnh
9


những quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. Do đó quy phạm xung
đột một bên không thừa nhận việc áp dụng pháp luật nước ngoài và
luôn dẫn chiếu đến pháp luật của chính nước ban hành quy phạm đó.
Câu 39: Phải áp dụng tất cả các hệ thuộc trong việc giải quyết
XĐPL.
Nhận định sai.
Hệ thuộc luật trong XĐPL nó được quy định thành từng lĩnh vực
riêng, cụ thể như hệ thuộc luật thân nhân, hệ thuộc luật quốc tịch pháp
nhân, hệ thuộc luật Tòa án...Mỗi loại hệ thuộc có quy định riêng, có

nội dung và phạm vi áp dụng khác nhau nên chỉ áp dụng hệ thuộc luật
có liên quan đến vấn đề xung đột pháp luật cụ thể đang cần giải quyết
chứ không nhất định phải áp dụng tất cả các hệ thuộc trong việc giải
quyết XĐPL.
Câu 40: Không có hệ thuộc nào quan trọng nhất trọng nhất trong
việc giải quyết XĐPL.
Nhận định đúng.
Vì mỗi hệ thuộc có một phạm vi áp dụng khác nhau, quy định trong
một phạm trù nhất định. Mỗi hệ thuộc có vai trò khác nhau nên có thể
trong trường hợp này thì áp dụng hệ thuộc này là phù hợp nhất nhưng
trong trường hợp khác thì áp dụng hệ thuộc khác mới phù hợp. Vì
vậy, không có hệ thuộc nào là quan trọng nhất trong việc giải quyết
xung đột pháp luật.
Câu 41: Hệ thuộc luật nhân thân chỉ được áp dụng để điều chỉnh
các quan hệ nhân thân
Nhận định sai.
Nội dung hệ thuộc luật nhân thân quy định hệ thống pháp luật của
nước đương sự mang quốc tịch hoặc nơi đương sự cư trú sẽ áp dụng.
Hệ thuộc luật nhân thân không chỉ được áp dụng để điều chỉnh các
quan hệ nhân thân mà còn điều chỉnh một số quan hệ dân sự có yếu tố
nước ngoài gồm:
10


 Quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài.
 Quan hệ về hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài.
 Xác định một người mất tích hoặc chết.
Câu 42. Khi các bên trong hợp đồng thỏa thuận chọn luật áp
dụng để điều chỉnh quan hệ hợp đồng của họ thì luật đó đương
nhiên được áp dụng.

Nhận định sai.
Khi các bên trong hợp đồng thỏa thuận chọn luật áp dụng để điều
chỉnh quan hệ hợp đồng thì phải đáp ứng các điều kiện chọn luật và
luật do các bên lựa chọn có hiệu lực thì luật đó mới đương nhiên được
áp dụng.
Ví dụ, tại Việt Nam, việc lựa chọn pháp luật áp dụng của các bên có
hiệu lực phải đáp ứng các điều kiện chọn luật:
- Theo Khoản 2 Điều 664 BLDS 2015 thì các bên chỉ được quyền
chọn luật để điều chỉnh các quan hệ mà pháp luật Việt Nam hoặc
ĐƯQT mà Việt Nam là thành viên có quy định.
- Hậu quả của việc áp dụng pháp luật được các bên lựa chọn
không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt
Nam: Điều 666, 670 BLDS 2015
- Các bên chỉ có quyền chọn các quy phạm pháp luật thực chất
trong một hệ thống pháp luật cụ thể hoặc trong các tập quán
quốc tế cụ thể để điều chỉnh quyền và nghĩa vụ của các bên.

11



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×