Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

Tìm hiểu về chính phủ điện tử và cổng thông tin điện tử chính phủ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.71 MB, 24 trang )

BAN CƠ YẾU CHÍNH PHỦ
HỌC VIỆN KỸ THUẬT MẬT MÃ
¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯

BÁO CÁO ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

TÌM HIỂU VỀ CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ VÀ CÔNG
THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ

Ngành: An toàn thông tin

Hà Nội, 2020


BAN CƠ YẾU CHÍNH PHỦ
HỌC VIỆN KỸ THUẬT MẬT MÃ
¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯

BÁO CÁO ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

TÌM HIỂU VỀ CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ VÀ CÔNG
THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ

Ngành: An toàn thông tin

Sinh viên thực hiện:
Mã SV: AT120834

Nguyễn Hữu Nam

Người hướng dẫn:


Ts.Nguyễn Thị Hồng Hà

Hà Nội, 2020



MỤC LỤC
Danh mục hình ảnh...................................................................................................ii
Danh mục từ viết tắt.................................................................................................iii
Lời mở đầu................................................................................................................1
Chương 1. Tổng quan về chính phủ điện tử..............................................................2
1.1. Sơ lược về chính phủ điện tử.....................................................................2
1.1.1.

Khái niệm............................................................................................2

1.1.2.

Mục tiêu của chính phủ điện tử...........................................................2

1.1.3.

Lợi ích và hạn chế...............................................................................3

1.2. Một số vẫn đề về chính phủ điện tử..........................................................4
1.2.1.

Các yếu tố của chính phủ điện tử........................................................4

1.2.2.


Các dạng giao dịch của chính phủ điện tử...........................................4

1.2.3.

Các giai đoạn phát triển của chính phủ điện tử...................................5

1.2.4. Các hình thức hoạt động và các dạng dịch vụ cung cấp qua CPDT....7
Chương 2. Tìm hiểu về cổng thông tin điện tử chính phủ việt nam..........................9
2.1. Khái niệm cổng thông tin điện tử..............................................................9
2.1.1.

Khái niệm cổng thông tin điện tử (Web Portal)...................................9

2.1.2.

Tính năng của Portal............................................................................9

2.2. Tại sao phải xây dựng chính phủ điện tử...............................................10
2.3. Cơ sở hình thành chính phủ điện tử ở nước ta......................................12
2.3.1.

Internet...............................................................................................12

2.3.2.

Hạ tần viễn thông..............................................................................12

2.3.3.


An toàn bảo mật................................................................................13

2.4. Chặng đường phát triển của cổng thông tin điện tử chính phủ...........13
2.4.1.

Giai đoạn 1: Website Chính phủ........................................................13

2.4.2.

Giai đoạn 2: Nâng cấp giao diện.......................................................15

2.5. Mô hình kiến trúc hệ thống cổng thông tin điện tử...............................19
Kết luận...................................................................................................................22
Tài liệu tham khảo...................................................................................................23

DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1. Các giai đoạn của CPDT theo mô hình Gartner........................................6
1


Hình 1.2. Mô hình tiến hóa các giai đoạn của Portal................................................7
Hình 2.1. Giao diện chính của Cổng TTĐT Chính phủ..........................................15
Hình 2.2. Hệ thống bản đồ hành chính....................................................................16
Hình 2.3. Giao diện giao dịch điện tử G2G.............................................................17
Hình 2.4. Mô hình tương tác Cổng thông tin điện tử..............................................19

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ICT
CPĐT
CNTT-TT


G2C
G2B
G2E
G2G

Công nghệ thông tin và truyền thông
Chính phủ Điện tử
Công nghệ thông tin- truyền thông

Government to Citizens – Chính phủ với người dân
Government to Business – Chính phủ với doanh
nghiệp
Government to Employees – Chính phủ với công
chức, viên chức
Government to Government – Chính phủ với Chính
phủ

2


LỜI MỞ ĐẦU
Công cuộc toàn cầu hóa đang kéo các quốc gia lại gần nhau hơn, nhưng
cùng với đó tính cạnh tranh cũng cao hơn. Trong bối cảnh quá trình toàn cầu hóa
diễn ra ngày càng mạnh mẽ, các chính phủ phải tìm cách giúp đỡ công dân cũng
như các doanh nghiệp cạnh tranh trong môi trường toàn cầu hóa. Chính phủ điện tử
ra đời có thể giải quyết được bài toán phức tạp trên bởi bằng cách áp dụng những
công nghệ hiện đại, rút ngắn khoảng cách thời gian, không gian và kiểm soát các
rủi ro toàn cầu. Qua đó các doanh nghiệp có thể giảm chi phí giá thành và tăng chất
lượng dịch vụ từ đó thu hút khách hàng nhiều hơn.

Với chính phủ thì cái được lớn nhất thông qua chính phủ điện tử chính là
người dân ở mọi nơi trên đất nước có thể tương tác với các nhà chính trị hoặc các
công chức để bày tỏ ý kiến của mình từ đó giúp các nhà chức trách nắm bắt rõ tình
hình và quan điểm của cộng đồng. Hay nói một cách khác, chính phủ điện tử tăng
tính dân chủ bằng cách đưa chính phủ tới gần dân và đưa dân tới gần chính phủ.
Mục đích của bài báo cáo này là tìm hiểu nghiên cứ về chính phủ điện tử nói
chung và Cổng thông tin điện tử Chính phủ nói riêng. Nội dung nghiên cứu được
chia làm hai chương cụ thể:
Chương 1: Tổng quan về chính phủ điện tử
Chương 2: Tim hiểu về cổng thông tin điện tử Chính phủ

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ
1.1. Sơ lược về chính phủ điện tử
1.1.1. Khái niệm
Thuật ngữ chính phủ điện tử xuất hiện vào cuối những năm 1990, nhưng lịch
sử điện toán trong tổ chức chính phủ có thể bắt nguồn từ sự khởi đầu của lịch sử
máy tính. Cũng giống như thuật ngữ Thương mại điện tử, thuật ngữ e-Govrment ra
đời từ sự bùng nổ Internet.
Chính phủ điện tử (e-Government) là việc ứng dụng những thành tựu công
nghệ thông tin, truyền thông (ICT) vào các hoạt động của chính phủ với mục đích
nâng cao tính hiệu quả, minh bạch; cung câp thông tin, dịch vụ tốt hơn cho người
dân, doanh nghiệp và các tôt chức; tạo điều kiện thuận lợi cho người dân thực hiện
quyền dân chủ và tham gia quản lý Nhà nước.
Theo định nghĩa của ngân hàng thế giới (World Bank) “ CPĐT là việc các cơ
quan của chính ohur sử dụng một cách có hệ thống CNTT-TT để thực hiện quan hệ
với công dân, doanh nghiệp và các tổ chức xã hội. Nhờ đó giao dịch giữa các cơ
quan chính phủ với công dân và các tổ chức sẽ được cải thiện, nâng cao chất
1



lượng. Lợi ích thu được sẽ là giảm thiểu tham nhũng, tăng cường tính công khai,
sự tiện lợi, góp phần vào sự tăng trưởng và giảm chi phí”.
1.1.2. Mục tiêu của chính phủ điện tử
Dù định nghĩa theo cách nào thì mục tiêu và lợi ích của chính phủ điện tử
cũng là: tăng cường năng lực điều hành nhà nước của chính phủ, mang lại thuận lợi
cho dân chúng, tăng cường sự minh bạch, giảm tham nhũng, giảm chi phí chính
phủ và tăng thu nhập quốc dân.
Các tiêu chí khi nói đến chính phủ điện tử là:
- Định hướng công dân và dễ sử dụng.
- Có tinh thần trách nhiệm, một cửa và định hướng kết quả.
- Nhiều khả năng truy nhập: người dân có thể truy nhập vào mạng dịch vụ
chính phủ bằng nhiều cách.
- Tính cộng tác: chính phủ điện tử phải được thiết kế, xây dựng và triển khai
trên cơ sở hợp tác giữa chính phủ và cá nhân công nhân.
- Tính đổi mới: không chỉ thuần túy là ứng dụng công nghệ mới, là website
hay chuyển giao dịch vụ trên mạng, mà còn tính đến việc cải tiến quy trình
công tác và tổ chức bộ máy
- Chi phí hợp lý: giảm được chi phí cho bộ máy chính phủ.
- An toàn và tôn trọng riêng tư.
1.1.3. Lợi ích và hạn chế
Lợi ích của chính phủ điện tử:
- Là đáp dứng mọi nhu cầu của công dân bằng việc nâng cao chất lượng hoạt
động của bộ máy chính puyền từ trung ương tới cơ sở. CPDT đem lại sự
thuận tiện, cung cấp các dịch vụ một cách hiệu quả và kịp thời cho người
dân, doanh nghiệp, các cơ quan và nhanh viên chính phủ.
- Thay đổi phương thức giải quyết công việc của cả cơ quan của chính
phurtheo hướng hiện đại thoát ly khỏi phương thức thủ công truyền thống.
Xóa bỏ sự hạn chế về mặt không gian và thời gian giải quyết nhu cầu của
người dân. Người dân có thể sử dụng dịch vụ hành chính công trực tuyến
24/24 giờ và 7 ngày liên tục trong tuần và ở bất cứ đâu.

- Giúp cắt giảm chi tiêu ngân sách cho việc mua sắm công và chi thường
xuyên phục vụ hoạt động của công chứ, viên chức chính phủ.
- Minh bạch quy trình và công khai thủ tục hành chính, rõ ràng về trách nhiệm
của các bên tham gia vào quan hệ quản lý nhà nước.
Hạn chế của chính phủ điện tử: Việc tin học quá hành chính cũng đem lại nhiều
bất lợi.
- Phải tăng chi phí an ninh để. Để bảo vệ sự riêng tư và thông tin mật của dữ
2


liệu sẽ phải có các biện pháp bảo mật ( chống các sự tấn công, xâm nhập từ
bên ngoài) mà đòi hỏi phải có chi phí bổ sung.
- Hệ thống phải được cập nhật một cách liên tục, để thích ứng với các công
nghệ mới. Các hệ thống cũng có thể không tương thích với nhau hoặc không
tương thích với hệ điều hành hoặc không thể ngoại tuyến mà không cần liên
kết hay phụ thuộc với những thiết bị khác.
- Đối với người dân, việc cung cấp thông tin các nhân của họ có thể bị rò rỉ,
ăn cắp dữ liệu, lưu truyền trái phép hay dùng cho mục đích thương mại.
- Việc xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia đòi hỏi sự chung tay của cả hệ thống
hành chính để đảm bảo tình hống thống nhất có thể dùng chung. Đây là một
quá trình lâu dài, khó khăn và phức tạp.
1.2. Một số vẫn đề về chính phủ điện tử
1.2.1. Các yếu tố của chính phủ điện tử
 Các dịch vụ công: Chính phủ tập trung vào việc nâng cao chất lượng và
hiệu quả dịch vụ, cung cấp thông tin cho các đối tác liên quan như doanh nghiệp,
người dân và các tổ chức thông qua Internet, các trạm giao dịch điện tử và có thể
qua điện thoại di động chứ không phải gặp trực tiếp như trước.
 Tiếp cận thông tin: Chính phủ sẽ kết nối doanh nghiệp với doanh nghiệp,
người dân và các tổ chức thông qua hệ thống thông tin của chính phủ qua internet
và các trạm giao dịch điện tử. Lúc đó, mọi người sẽ nhận được thông tin theo

phương thức tự phục vụ, các thông tin của chính phủ đều được công khai minh
bạch qua internet. Chính phủ điện tử giúp giảm thiểu những công việc không hiệu
quả và tệ quan liêu.
 Sự tương tác giữa chính phủ và dân: Công nghệ thông tin và truyền thông
sẽ làm cho chính phủ quản lý cởi mở và dễ tiếp cận hơn bằng việc cho phép công
chúng cùng tham gia vào các công việc của các cơ quan nhà nước. chính phủ có
thể vươn tới cả những đối tượng ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa
1.2.2. Các dạng giao dịch của chính phủ điện tử
Tham gia CPĐT gồm có 3 thực thể: chính phủ, người dân và doanh nghiệp.
Trên cơ sở quan hệ giữa các chủ thể trên, ta có thể phân loại CPĐT thành 4 loại
tương ứng với 4 dạng giao dịch:
 Chính phủ với công dân (G2C- Government to citizens): bao gồm phổ
biến thông tin tới công chúng các dịch vụ công dân cơ bản như gia hạn giấy phép,
cấp giấy khai sinh, khai tử, đăng ký kết hôn và kê khai các mẫu nộp thuế thu nhập
cũng như hỗ trợ người dân đối với các dịch vụ cơ bản như giáo dục, chăm sóc ý tế
và các dịch vụ khác.
 Chính phủ với doanh nghiệp (G2B- Government to business): bao gồm
nhiều dịch vụ khác nhau được trao đổi giữa Chính phủ và cộng đông doanh nghiệp
bao gồm cả việc phổ biến các chính sách, các quy định và thể chế. Các dịch vụ
3


được cung cấp bao gồm truy xuất các thông tin về kinh doanh, tải mẫu đơn, gia hạn
giấy phép, đăng ký kinh doanh, xin cấp phép và nộp thuế. Việc đơn giản hóa các
thủ tục xin câp phép, hỗ trợ trinh phê duyệt đối với các yêu cầu của các doanh
nghiệp vừa và nhỏ sẽ thủ đẩy kinh doanh phát triển.
Ở mức cao hơn, các dịch vụ G2B bao gồm việc mua sắm điện tử và trao đổi
trực tuyến giữa chính phủ với các nhà cung cấp để mua sắm hàng hóa và dịch vụ
cho Chính phủ. Một ví dụ điển hình là các website mở và đấu thầu.
 Chính phủ với công chức, viên chức (G2E- Government to employees):

Các dịch vụ G2E bao gồm cả các dịch vụ G2C và các dịch vụ chuyên ngành khác
danh riêng chó các công chức Chính phủ như việc cung cấp đào tạo và phát triển
nguồn nhân lực qua đó cải tiến các chức năng hành chính hằng ngày cũng như cách
thức giải quyết công việc với người dân.
 Chính phủ với Chính phủ (G2G- Government to govrenment): Các dịch
vụ G2G được phát triển ở 2 cấp độ: Trong nước và quốc tế. Các dịch vụ G2G là
các giao dịch giữa Chính phủ trung ướng với các địa phương hoặc giữa các chính
phủ với nhau như một công cụ cưa các mối quan hệ quốc tê và ngoại giao.
1.2.3. Các giai đoạn phát triển của chính phủ điện tử
Việc phát triển CPĐT trải qua một số giai đoạn khác nhau. Cứ từng mỗi giai
đoạn thì tính phức tạp lại gia tăng, nhưng giá trị nó mang lại cho người dân và
doanh nghiệp cũng tăng lên (trong đó có phần tăng cho Chính phủ qua việc gián
thu hay trực thu).
Các chính phủ trên thế giới đều có các chiến lược khác nhau để xây dựng
chính phủ điện tử. Tuy nhiên, một mô hình CPĐT đang được sử dụng rộng rãi, do
hãng tư vấn và nghiên cứu Gartner xây dựng nên, chỉ ra 4 giai đoạn của quá trình
phát triển Chính phủ điện tử:

4


Hình 1.1. Các giai đoạn của CPDT theo mô hình Gartner
 Giai đoạn 1 – Thông tin: Trong giai đoạn đầu, chính phủ điện tử có nghĩa
là hiện diện trên trang web và cung cấp cho công chúng các thông tin thích hợp.
Giá trị mang lại ở chỗ công chúng có thể tiếp cận được thông tin của chính phủ,
các quy trình trở nên minh bạch hơn, qua đó nâng cao chất lượng dịch vụ. Với
G2G, các cơ quan chính phủ có thể trao đổi thông tin với nhau bằng các phương
tiện điện tử như Internet hoặc trong mạng nội bộ.
 Giai đoạn 2 – Tương tác: Trong giai đoạn thứ hai, sự tương tác giữa chính
phủ và công dân (G2C và G2B) được thông qua nhiều ứng dụng khác nhau. Người

dân có thể hỏi qua thư điện tử, sử dụng các công cụ tra cứu, tải xuống các tài liệu
và biểu mẫu. Các tương tác này giupws tiết kiệm thời gian. Thực tế việc tiếp nhận
đơn có thể thực hiện trực tuyến 24h/1 ngày. Thông thường những tác động này chỉ
có thể được thực hiện tại bàn tiếp công dân trong giờ hành chính. Về mặt nội bộ
(G2G), các tổ chức của chính phủ sử dụng mạng LAN, Internet và thư điện tử để
trao đổi dữ liệu và liên lạc với nhau.
 Giai đoạn 3 – Giao dịch: Với giai đoạn thứ ba, tính phức tạp của công nghệ
có tăng lên, nhưng giá trị cảu khác hàng cũng tăng. Các giao dịch hoàn chỉnh có
thể thực hiện mà không cần đi đến cơ quan hành chính. Có thể lấy ví dụ về các
dịch vụ trực tuyến như: Đăng ký thuế thu nhập, đăng ký thuế tài sản, thị thực và hộ
chiếu. Giai đoạn này phức tạp bởi các vẫn đề bào mật và thể hóa như chữ ký số là
cần thiết cho phếp thực hiện các giao dịch hợp pháp. Về phía doanh nghiệp, CPĐT
5


bắt đầu với các ứng dụng mua bán trực tuyến. ở giai đoạn này, chính phủ cần
những luật và quy chế mới để cho phép các giao dịch không sử dụng tài liệu bằng
giấy.
 Giai đoạn 4 – Chuyển hóa: Giai đoạn thứ tư là khi mọi hệ thống thông tin
được tích hợp lại và công chúng có thể hưởng các dịch vụ G2C và G2B tại một bàn
giao dịch (điểm giao dịch ảo). Ở giai đoạn này, tiết kiệm chi phí, hiệu quả và đáp
ứng nhu cầu khách hàng đã đạt được các mức cao nhất có thể.

Hình 1.2. Mô hình tiến hóa các giai đoạn của Portal
1.2.4. Các hình thức hoạt động và các dạng dịch vụ cung cấp qua CPDT
Các hình thức hoạt động:
- Thư điện tử (e-mail): Thư điện tử giúp tiết kiệm được chi phí và thời gian.
Có thể sử dụng e-mail để gửi các bản ghi nhớ, thông báo, báo cáo, bản tin. CPĐT
yêu cầu mỗi cán bộ công chức phải có địa chỉ e-mail để trao đổi thông tin qua
mạng

- Mua sắm công trong CPDT: Việc mua sắm công có thể thực hiện qua mạng
bảo đảm tiết kiệm được thời gian và chi phí, chống tiêu cực.
- Trao đổi dữ liệu điện tử (Electronic Data Interchange – EDI) là việc trao đổi
các dữ liệu dưới dạng có cấu trúc từ máy tính này sang máy tính khác trong nội bộ
cơ quan hay giữa các cơ quan.
- Tra cứ, cập nhật thông tin qua mạng: Chính phủ thông qua Internet có thể
cung cấp thông tin cho người dân và doanh nghiệp các thông tin về kinh tế, xã hội,
về các chủ trương chính sách và các hướng dẫn thủ tục hành chính.
Các dạng dịch vụ mà CPĐT cung cấp:
- Các dịch vụ công trục truyến của chính phủ: Trước đây các cơ quan chính
phủ cung cấp dịch vụ công cho người dân tại trụ sở của mình thì nay có thể cung
6


cấp các dịch vụ công qua mạng thông qua cổng thông tin điện tử. Người dân không
phải đến trực tiếp, chờ đợi tại các trụ sở cơ quan trên như trước đây. Một số dịch
vụ công có thể cung cấp qua mạng đó là: Cung cấp thông tin văn bản quy phạm
pháo luật, chủ trương chính sách; Cung cấp thông tin kinh tế, xã hộ và thị trường;
Cung cấp dịch vụ đăng ký, cấp phép xuất nhập khẩu trực tuyến; Cung cấp dịch vụ
khai báo thuế trực tuyến; Cung cấp dịch vụ đăng ký kinh doanh trực tuyến.
- GIS và các dịch vụ được cung cấp qua CPĐT: CPĐT có thể sử dụng Internet
và GIS để cung cấp được nhiều những dịch vụ mới mà người dân và doanh nghiệp
quan tâm; Cung cấp dịch vụ ứng dụng của GIS để quản lý đất đai, giấy phép xây
dựng; Cung cấp dịch vụ thông tin quy hoạch; Cung cấp dịch vụ ứng dụng GIS để
trao đổi thông tin giữa các cơ quan, chính quyên các cấp phục vụ quản lý tài
nguyên.

CHƯƠNG 2. TÌM HIỂU VỀ CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ
CHÍNH PHỦ VIỆT NAM
2.1. Khái niệm cổng thông tin điện tử

2.1.1. Khái niệm cổng thông tin điện tử (Web Portal)
Cổng thông tin điện tử là điểm truy cập tập trung và duy nhất; tích hợp các
kênh thông tin các dịch vụ, ứng dụng; là một sản phẩm hệ thống phần mềm được
phát triển trên một sản phẩm phần mềm lõi (Portal core), thực hiện trao đổi thông
tin, dữ liệu với các hệ thống thông tin, đồng thời thực hiện cung cấp và trao đổi với
người sử dụng thông qua một phương thức thống nhất trên nền tảng Web tại bất kỳ
thời điểm nào từ bất cứ đâu.
2.1.2. Tính năng của Portal
- Khả năng phân loại nội dung: cho phép tổ chức nội dung và ứng dụng theo
nhiều cách khác nhau để đáp ứng các yêu cầu không giống nhau của các nhóm
(phân loại theo người sử dụng, phòng ban, đơn vị) bên trong một tổ chức.
- Khả năng tìm kiếm và chỉ mục: Portal cung cấp hoặc tích hợp được các hệ
thống tìm kiếm và đánh chỉ mục các văn bản, tài liệu để giúp người sử dụng có thể
nhanh chóng truy xuất đến những thông tin họ cần.
- Khả năng quản lý nội dung: là một tính năng hữu hiệu cho phép người sử
dụng không cần hiểu biết về kỹ thuật có thể tạo lập được nội dung. Portal cũng
phải kiểm soát được các truy xuất đến từng nội dung để đảm bảo chỉ những người
có quyền mới có thể truy nhập được các văn bản mà họ được cấp phép.
- Khả năng cá nhân hoá: Portal hiển thị hay thể hiện theo nhiều cách khác
nhau tuỳ thuộc vào nhóm người sử dụng. Mỗi các nhân có thể tự chỉnh sửa, tái lập
lại các hiển thị thông tin, ứng dụng, nội dung theo sở thích hoặc để phù hợp với
công việc của mình.
7


- Khả năng tích hợp các ứng dụng: Portal cung cấp một môi trường tích hợp
toàn bộ các ứng dụng Website đang có. Khía cạnh tích hợp này bao gồm hỗ trợ
truy cập một lần (một cổng), kể cả các tài nguyên, trang Web bên ngoài, hỗ trợ các
dịch vụ Website và có thể hiểu Portal mạng lại một ứng dụng được tích hợp.
- Các công cụ phát triển: Sản phẩm Portal cung cấp các công cụ phát triển

mạnh mẽ và dựa trên các tiêu chuẩn, cho phép kỹ thuật viên tích hợp các ứng dụng
và các chức năng Portal mở rộng khác.
- Các tính năng của một ứng dụng lớn: Portal đáp ứng được các tính năng
chuẩn của một phần mềm ứng dụng lớn như: Khả năng đáp ứng được dư thừa dữ
liệu, khả năng chịu lỗi, khả năng cân bằng tải (chia luồng xử lý), khả năng sao lưu.
- Khả năng hỗ trợ Mobile và công nghệ không dây: Portal phải có khả
năng vận hành đa nền, đa phương tiện. Cho phép người sử dụng có thể sử dụng
nhiều hệ điều hành khác nhau, thông qua các trình duyệt web khác nhau để truy
xuất vào Portal. Bao gồm cả các phương tiện như điện thoại di động, các loại máy
tính cầm tay, PDA (Personal Digital Assitant) không dây.
- Khả năng truy cập một lần (single sign-on): cho phép người dùng chỉ cần
đăng nhập một lần, sau đó truy cập và sử dụng tất cả các dịch vụ/nghiệp vụ đã và
sẽ đăng ký/cấp phép trên cổng thông tin. Portal phải tích hợp hoặc cung cấp hệ
thống đăng nhập một lần (một cửa). Nói cách khác, Portal sẽ lấy thông tin về người
sử dụng từ các dịch vụ thư mục như LDAP (Lightweight Directory Access
Protocol), NDS (Domain Name System) hoặc AD (Active Directory).
- Khả năng bảo mật: Portal cung cấp được các hệ thống xác thực và cấp
phép mạnh. Bất kỳ sự tích hợp các hệ thống nào, với cơ đăng nhập một lần, đều
phải được bảo mật và ngăn chặn các giao dịch không hợp lệ của người sử dụng
trên các ứng dụng khác nhau.
2.2. Tại sao phải xây dựng chính phủ điện tử
 Toàn cầu hóa đã thúc đẩy sự ra đời và hoàn thiện của chính phủ điện tử:
- Sự phụ thuộc ngày càng nhiều về văn hóa và xã hội giữa các nước khác
nhau là cớ sở cho sự hình thành nền văn hóa toàn cầu.
- Sự trợ giúp cho các công dân và tổ chức kinh doanh của các quốc gia
khác nhau cạnh tranh trong môi trường toàn cầu hóa là cách thức duy
nhất để các quốc gia có thể tham gia vào sự hình thành nền văn hóa toàn
cầu.
- Cung cấp các thông tin cạnh tranh cho các công ty trong nước hoạt động,
tạo việc làm cho công dân trong môi trường kinh doanh mang tính toàn

cầu.
 Quốc tế hóa trên cơ sở các thỏa ước đa phương và các hiệp ước song
phương:
- Nhiều thử thách cần giải quyết hiện nay mang tính toàn cầu như bảo vệ
môi trường, chia sẻ các nguồn tài nguyên chiến lược, xóa đói giảm
nghèo, chống dịch bệnh,.. không thể giải quyết được bởi từng quốc gia
8


riêng lẻ.
- Chính phủ tạo điều kiện tốt hơn để quản lý các hợp tác đa phương và các
quy trình trao đổi đa phương. Hơn thế nữa, việc kiểm soát các rủi ro toàn
cầu không thể có hiệu quản nếu không có cách thức trao đổi thông tin
hiệu quả giữa các chính phủ.
- Trong các vấn đề về tài chính và thương mại, sự hợp tác đa phương thông
quan các định chế tài chính và thương mại mang tính quốc tế cũng cần
phải xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu điện tử chung.
 Thị trường hóa các dịch vụ thương mại điện tử:
- Nếu chính phủ được nhìn nhận như một nhà cung cấp dịch vụ, sẽ trở nên
có hiệu quả hơn bằng cách sử dụng các giải pháp trên thị trường quốc tế
để quản lý tài sản, cung cấp dịch vụ hay giải quyết cá vấn đề tài chính
thông qua các phương tiện điện tử.
- Thị trường hóa chính phủ điện tử đòi hỏi cả người cung ứng dịch vụ và
người dùng đều phải sòng phẳng và bình đẳng hơn góp phần giảm thiểu
những mặt tiêu cực trong bộ máy hành chính.
 Đó là những lợi ích của chính phủ điện tử mạng lại cho chính phủ, người
dân và doanh nghiệp.
Đối với chính phủ
- Chính hủ điện tử giúp các thủ tục hành chính được công khai và tin cậy, tạo
sự bình đẳng trong truy nhập thông tin và cho phép xử lý các thủ tục hành chính

nhanh hơn. Do đó chính phủ sẽ tiết kiệm được thời gian và chi phí cho việc xử lý
công việc giấy tờ vốn có nhiều chồng chéo vướng mắt.
- Hiệu quả điều hành thấp do năng xuất của các công chứ và sự trì trệ của đối
tượng điều hành. Song song với các vấn đề đó là một số tệ nạn mà các chính phủ
truyền thống có thể mắc phải như tệ quan liêu, cửa quyền, tham nhũng. Xây dụng
và phát triển CPĐT, thực hiện cung cấp các dịch vụ cả chính phủ điện tử cho người
dân và doanh nghiệp sẽ khắc phục những vấn đề trên và đem lại những lợi ích to
lớn cho chính phủ.
Đối với xã hội
- Chính phủ điện tử là một công cụ hữu hiệu để góp phần vào công cuộc phát
triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia. CPĐT tạo ra môi trường thông thoáng, dễ
tiếp cận cho các nhà đầu tư nước ngoài. Sự phê duyệt nhanh chóng các dự án đầu
tư sẽ tạo nhiều chơ hội thu hút đâu tư.
- Phúc lợi xã hội được nâng cao thông qua việc cung ứng đầy đủ, có chất
lượng các hàng hóa và dịch vụ công miễn phí và có phí.
- CPĐT giúp toàn xã hội được tiếp xúc với một phương thức làm việc hiệu
quả hơn. Quá trình thực hiện CPĐT sẽ hình thành nhiều chương trình dự án phát
triển ứng dụng công nghệ thông tin và cuộc sống, nâng cao mặt tri thức của quốc
9


gia cũng như xã hội.
Đối với người dân và doanh nghiệp:
- CPĐT tạo điều kiện cho người dân và doanh nghiệp được thông tin tốt hơn
về quyền lợi và nghĩa vụ của mình, tính tương tác giữa chính phủ với người dân,
giữa chính phủ với doanh nghiệp được nâng cao.
- Cho phép người dân có thể chủ động tích cực tham gia vào quá trình điều
hành của chính phủ. Người dân có thể tiếp xúc đễ dàng hơn với chính phủ, từ đó ý
kiến, nguyện vọng cảu dân sẽ được phản ánh trung thực đến cơ quan chính phủ.
- Do xử lý các công việc nhanh hơn nên giúp cho các doanh nghiệp không bị

chậm trễ, ảnh hưởng đến các hoạt động kinh doanh và có thể bắt kịp cơ hội kinh
doanh tốt
2.3. Cơ sở hình thành chính phủ điện tử ở nước ta
2.3.1. Internet
Hiện nay, mạng Internet đã phủ khắp các tỉnh thành trong cả nước, số người
sử dụng Internet rất đông. Trong những năm gần đây, Việt Nam được đánh giá là
quốc gia có tăng trưởng mạnh về số người dùng Internet. Năm 2019, dân số Việt
Nam đạt xấp xỉ 97 triệu dân trong đó có 64 triệu người sử dụng Internet tăng 28%
so với năm 2017, đứng thứ 16 trên thế giới về lượng người sử dụng Internet.
2.3.2. Hạ tần viễn thông
- Mạng truyền dẫn cáo quang đã lan rộng tới hầu hết các xã tạo nền tảng vững
chắc cho một hạ tầng thông tin băng rộng đa dịch vụ, an toàn, chất lượng
cao.
- Mạng điện thoại cố định đã vươn hầu hết các xã trong cả nước. Mạng di
dộng phủ sóng rộng khắp.
- Với việc phóng thành công vệ tinh Vinasat 19/04/2018, hạ tầng viễn thông
đã được hoàn thiện với đầy đủ các phương thức truyền dẫn, đáp ứng yêu cầu
CNH-HĐH, đảm bảo an ninh quốc phòng.
- INR là mức độ chuẩn bị của một nước hay cộng đồng để tham gia và hưởng
lợi từ các phát triển của công nghệ thông tin và truyền thông. Chỉ số này do
diễn đàn kinh tế thế giới công bố trong Báo cáo công nghệ thông tin toàn
cầu được thực hiện hàng năm và tính dựa trên 3 yếu tố: môi trường điều phối
và….
2.3.3. An toàn bảo mật
- Đến nay, gần một nửa số tổ chức, doanh nghiệp lớn trong cả nước đã quan
tâm xây dựng bộ máy và cử cán bộ quản lý an toàn thông tin số.
- 70% đơn vị có cán bộ chuyên trách về CNTT và 61,2% đơn vị có kế hoạch
đào tạo về an toàn an ninh thông tin.
- Đa số các tổ chức đã trang bị các phần mềm, giải pháp bảo vệ hệ thống.
10



-

-

2.4.

Ở Việt Nam, đã có nhiều công ty tham gia hoạt động trong lĩnh vực an toàn
an ninh thông tin như Công ty BKAV, Công ty hệ thống thông tin FPT,
VNPT,… thu hút ngày càng nhiều đội ngũ nhân lực cố trình độ chuyên môn
cao.
Một số trường đại học cũng đã đào tạo an toàn thông tin như: Học viện kỹ
thuật mật mã, Đại học quốc gia Hà Nội,…
Chặng đường phát triển của cổng thông tin điện tử chính phủ

Quá trình xây dựng cổng thông tin điện tử Chính phủ được chia làm 3 giai
đoạn: Website Chính phủ; Nâng cấp giao diện; Nâng cấp công nghệ và cấu trúc.
2.4.1. Giai đoạn 1: Website Chính phủ
Quá trình xây dựng Trang tin điện tử Chính phủ, một hạng mục quan trọng
của cải cách hành chính theo hướng chính phủ điện tử được thực hiện qua các
bước:
Chuẩn bị về phương pháp luận và phân tích thực tiễn Việt Nam (20012002)
- Triển khai Nghị quyết Đại hội lần thứ IX của Đảng “Xúc tiến nhanh và có
hiệu quả việc hiện đại hóa công tác hành chính, đặc biệt là ứng dụng CNTT”, đồng
thời góp phần tham mưu cho Chính phủ chuẩn bị ký kết Hiệp định khung ASEAN
điện tử (e-ASEAN) và cuối nắm 2000. Tháng 6/2000, Bộ trưởng chủ nhiệm VPCP
đã phê duyệt thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ: ” Đề án xây dựng cơ sở
hạ tầng thông tin quản lý phục vụ công tác chỉ đạo và điều hành của Chính phủ”.
- Các thành viên của Đề tài đã nghiên cứu tổng quan về các điểm địa-chính

trị, kinh tế-xã hội của hơn 200 nước và vùng lãnh thổ trên thế gới, đặc biệt quan
điểm lý luận về CPĐT và kinh nghiệm xây dựng CPĐT của một số nước đi trước
trong khu vực. Mặt khác, đã tổng hợp đánh giá hiện trạng tổ chức hoạt động của
Chính phủ và hệ thống hành chính của Việt Nam, từ đó nêu quan điểm thực tiễn và
đề xuất giải pháp triển khai tin học hóa hệ thóng hành chính nhà nước theo hướng
CPĐT.
Thành lập Ban quản lý dự án nghiên cứ khả thi và thiết kế kỹ thuật
(3/20036/2005)
- Từ tháng 5/2002, nhiệm vụ xây dụng Trang tin điện tử của Chính phủ trên
Internet được Thủ tướng Chính phủ giao cho VPCP tiếp nhaanh tự Bộ Văn hóa và
Thông tin. Đến ngày 24/7/2002, Bộ trưởng Chủ nhiệm VPCP đã ban hành Quyết
định thành lập Ban tiếp nhaanh và Xây dựng dự án này.
- Dựa và cơ sở pháp luận và nội dung triển khai các nhiệm vụ tin học hóa
quản lý nhà nước đã được nghiên cứ ở bước 1, Ban QLDA cùng với nhóm chuyên
viên kỹ thuật đã khai thác sử dụng hạ tầng hệ thống mạng Itnet.vn để quản lý, vận
11


hành thử các phương án lựa chọn thiết kế và thi công.

Thi công, thử nghiệm và chính thức khai trương (4/2005-1/2006)
- Ban QLDA đã phối hợp với các đơn vị tư vấn tiến hành quá trình lập hồ sơ
mời thầu, nhóm hỗ trợ kỹ thuật đã tiến hành thử nghiệm các phương án.
- Về mặt kỹ thuật: Hạ tầng CNTT bao gồm kiến trúc mạng, cấu hình thiết bị
để đặt tại hai địa điểm (thiết bị thu thập xử lý và lưu trữ thông tin kể cả phần mềm
hệ thống và phần mềm nền, quản trị nội dung và cơ sở dữ liệu); Hệ thống đảm bảo
an toàn và an ninh nội dung cơ sở dữ liệu được đầu tư ngang mức hiện đại cảu các
tức tiến tiến trong khu vực.
- Về cấu trúc dữ liệu và nội dung thông tin: Website Chính phủ gồm 24
chuyên mục chính, với 5 lớp thông tin cùng 1500 chuyên mục chi tiết và kho dữ

liệu điện tử chứa hơn 2 vạn văn bản pháp luật, nội dung thông tin đa phương tiện,
âm thanh, hình ảnh, hệ thống thư công vụ.
- Ngày 10/1/2006, Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải đã nhấn nút phát lệnh
đưa Website Chính phủ hòa mạng Internet.
2.4.2. Giai đoạn 2: Nâng cấp giao diện
Thay vì phải truy cập vào nhiều Website khác nhau để tiến cận các nguồn
thông tin điện tử của các cơ quan khác nhau trong hệ thống hành chính nhà nước.
Người dân và doanh nghiệp chỉ cần thông qua một Website duy nhất để truy cập
vào kho tài nguyên thông tin. Giải pháp được đặt ra là nâng cấp Website Chính phủ
lên Cổng TTĐT Chính phủ.
Giao diện Cổng TTĐT Chính phủ bao gồm:

12

Hình 2.3. Giao diện chính của Cổng TTĐT Chính phủ


- Hệ thống Bản đồ điện tử Hành chính Việt Nam tích hợp vào Cổng TTĐT
Chính phủ. Đây là hệ thống gồm cơ sở dữ liệu bản đồ, cơ sở dữ liệu thông tin
thuộc tính, bố cục nội dung: thống nhất, chặt chẽ, sử dụng công nghệ GIS để thể
hiện được đầy đủ nội dung bản đồ của các cấp hành chính Việt Nam (quốc gia;
tỉnh/thành phố; quận/huyện/thị xã; xã/phường/thị trấn).

13


Hình 2.4. Hệ thống bản đồ hành chính
- Phần tin tức phản ánh hoạt động của Chính phủ được xây dựng thành trang
Báo Điện tử Chính phủ, tích hợp vào Cổng TTĐT Chính phủ theo giao diện Webbased.
- Xây dựng và triển khai các cửa giao dịch điện tử theo công nghệ dịch vụ

Web (Webservises) giữa các chủ thể (các cơ quan chính phủ và chính quyền- G2G;
dịch vụ Chính phủ với công dân- G2C; chính phủ với doanh nghiệp- G2B; Chính
phủ với người ngoài nước G2NR) theo kiến trúc cổng tương tác thông tin.

14


Hình 2.5. Giao diện giao dịch điện tử G2G
- Kết nối và tích hợp các loại nội dung thông tin vào Trung tâm dữ liệu của
Chính phủ trên Interrnet qua cổng TTĐT, quản lý quy trình xét duyệt và công bố
thông tin, tài liệu trên cổng.
Bước nâng cấp Giao diện Cổng TTĐT Chính phủ (từ 01/2009 đến
08/2009)
- Thay đổi giao diện Trang tin điện tử sang Cổng TTĐT, kế thừa công nghệ
Cổng (Oracle Portal) của Website CP.
- Tổ chức lại cấu trúc hệ thống thông tin dữ liệu từ Website Chính phủ sang
cấu trúc tương tác Cổng TTĐT.
- Thiết lập Báo Điện tử Chính phủ tích hợp vào Cổng.
- Chia sẻ thông tin dạng RSS.
- Tổng hợp thông tin dạng RSS.
- Kết nối (link) tới dịch vụ Công của các Bộ/Ngành và Tỉnh/Thành phố và với
chuyên Trang Đề án 30.
- Kết nối với các site thành phần.
- Xây dựng giải pháp đảm bảo an toàn thông tin và an ninh hệ thống.
2.4.3. Giai đoạn 3: Nâng cấp công nghệ và cấu trúc thông tin
- Chuyển đổi hoàn toàn sang phiển bản nâng cao của công nghệ Cổng TTĐT.
- Chia sẻ thông tin cho các site/portal của Bộ/Ngành và Tỉnh/Thành phố (theo
Webserrvice, JSR) hình thành mạng thông tin hành chính CP trên Internet.
15



- Tích hợp dịch vụ công với các Bộ/Ngành, Tỉnh Thành phố có đủ điều kiện
theo chuẩn thống nhất.
- Triển khai đồng thời hạ tầng hệ thống Cổng TTĐT Chính phủ tại các điểm 1,
2, 3 theo Phương án kinh tế kỹ thuật đã được phê duyệt tại Quyết định.
- Tích hợp với nội dung (không thuộc diện mật) của Cổng Thông tin chỉ đạo
điều hành trên mạng chuyên dùng CPNet (VPCP đang tiến hành giai đoạn thiết kế,
thử nghiệm mạng truyền dẫn, tổ chức nội dung và phần mềm xử lý thông tin).
- Hình thành cấu trúc thông tin chung sẽ tích hợp vào Trung tâm dữ liệu điện
tử của Chính phủ.
2.5.

Mô hình kiến trúc hệ thống cổng thông tin điện tử
Mô hình tổng quát cổng thông tin điện tử

Hình 2.6. Mô hình tương tác Cổng thông tin điện tử
16


Lớp Người sử dụng: thể hiện các đối tượng tham gia sử dụng,
khai thác và cung cấp
thông tin trên Cổng.
Lớp Trình diễn: Tầng trình diễn chịu trách nhiệm về cung cấp
giao diện cho nhiều
loại người dùng khác nhau, có nhiệm vụ lấy các yêu cầu, dữ liệu
từ người dùng, có
thể định dạng nó theo những qui tắc đơn giản (dùng các ngôn ngữ
Script) và gọi các
component thích hợp từ tầng Business Logic để xử lý các yêu cầu.
Kết quả sau xử lý được trả lại cho người dùng. Lớp này bao gồm

các module chính sau:
- Cá nhân hóa: module cho phép người sử dụng đã đăng nhập tùy biến nội
dung và giao diện theo từng cá nhân.
- Tổ hợp trang dựa trên kênh: module thực hiện hiển thị thông tin theo kênh
đáp ứng
- yêu cầu của người sử dụng khai thác thông tin. Tạo trang hiển thị tổng hợp
dựa trên cơ chế tổ hợp dữ liệu và kiểu hiển thị của các kênh thành phần.
- RSS/XML: module cho phép Cổng TTĐT xuất thông tin dưới dạng
RSS/XML sẵn sàng đồng bộ với các Cổng TTĐT hay website khác.
- Trình bày các dịch vụ web: module kết xuất, hiển thị nội dung nhận nhận
được thông qua các dịch vụ web – Webservices.
- Xuất bản nội dung: module thực hiện chức năng liên kết với hệ thống quản
trị nội dung để xuất bản thông tin lên Cổng TTĐT.
Lớp Dịch vụ Cổng: thực hiện các quy trình tác nghiệp, nghiệp
vụ, xử lý, tích hợp
thông tin, quản lý cấu hình, quản trị hệ thống.
- Tìm kiếm: module cho phép tìm kiếm toàn văn các loại thông
tin trên Cổng TTĐT, các thông tin có thể là tin tức, thông tin
chuyên ngành, văn bản, câu hỏi,…
- Quản trị hệ thống: quản lý các thông tin liên quan tới cấu
hình chung của Cổng TTĐT như: tài khoản, kênh thông tin,
yêu cầu truy xuất thông tin, khuôn mẫu, phiên làm việc,
trạng thái, dữ liệu cá nhân, tùy biến cá nhân hóa của người
sử dụng.
- Quản lý Portlet (ứng dụng): Thực hiện quản lý các kênh ứng
dụng, xuất bản kênh, module mở rộng. Ngoài ra, module này
còn thực hiện việc xử lý dữ liệu và thông tin hiển thị trên
từng kênh có xử lý tới đệm và tương tác dữ liệu.
17



- An ninh/Bảo mật: xử lý thông tin mã hóa và bảo mật theo
yêu cầu. Đặc biệt là các giao dịch có yếu tố bảo mật trên sử
dụng các công nghệ HTTPS hay SSL.
- Tích hợp thông tin: mô đun thực hiện việc tích hợp thông tin
như: thông tin từ các phần mềm dùng chung, phần mềm tác
nghiệp, trang web thành phần hoặc từ hệ quản trị nội dung
CMS đặt ngay tại Trung tâm thông tin của tổ chức, doanh
nghiệp.
Lớp Dịch vụ dữ liệu: bao gồm các dịch vụ nền tảng hỗ trợ vận
hành hệ thống Cổng
TTĐT. Các dịch vụ nền tảng hỗ trợ bao gồm:
- Enterprise Directory: cung cấp dịch vụ thư mục hỗ trợ khả
năng thẩm định/xác thực tài khoản trong hệ thống, cho phép
tích hợp với các hệ thống người dùng Active Directory (AD)
trên Windows hoặc dịch vụ thư mục Lightweight Directory
Access Protocol (LDAP) trên các hệ điều hành Unix/Linux.
- Portal metadata: thực hiện việc lưu trữ hai loại thông tin cơ
bản: thông tin cấu hình hệ thống Cổng TTĐT và thông tin dữ
liệu sử dụng ngay trong Cổng TTĐT.
- External Content: tích hợp và/hoặc liên kết các nguồn tài
nguyên bên ngoài dưới dạng các trang web để kết xuất, hiển
thị trên Cổng TTĐT.
Lớp Cơ sở dữ liệu: gồm các hệ thống CSDL phục vụ lưu trữ các
loại dữ liệu của toàn hệ thống.
- Cơ sở dữ liệu người dùng trên AD/LDAP
- Cơ sở dữ liệu Portal trên SQL Server, Oracle, My SQL,
PostgreSQL,…
- Dữ liệu bên ngoài: các tệp văn bản, trang web (html).


KẾT LUẬN
Chính phủ điện tử là nấc thang mới trong việc xây dựng trong việc xây dựng một
nhà nước của dân, do dân và vì dân trong thời đại thông tin. Vì vậy bất cứ nước nào, dù là
xã hội chũ nghĩa hay nước tư bản chủ nghĩa đều phải xây dựng Chính phủ điện tử, bởi
Chính phủ điện tử không những làm biến đổi bản chất mà nước đó đang theo đuổi, mà nó
còn giúp nhà nước đó nâng cao vị thế của mình.
Có nhiều cách để xây dựng Chính phủ điện tử. Mỗi nước có một chiến lượt phát

18


triển Chính phủ điện tử khác nhau, phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất của nước đó. Vì
vậy, có xây dựng Chính phủ điện tử thành công hay không chủ yếu phụ thuộc vào việc đề
ra một chiến lượt hợp lý và phải có sự chuẩn bị kỹ càng. Việt Nam đã thành công khi chỉ
mất gần 4 năm để hoàn thành bước thành lập và chuyển giao từ Website Chính phủ thành
Cổng thông tin điện tử Chính phủ. Đó là nhờ sự nỗ lực của ban quản lý, sự chỉ đạo sát
sao của Chinh phủ.
Trong bài báo cáo này, em đã giới thiệu một cách sơ lược, đầy đủ các thông tin về
chính phủ điện tử và tìm hiểu về Cổng thông tin điện tử Chính phủ. Cơ bản bài báo cáo
đã đạt được mục tiêu đề ra.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Niranjan Pani, Santap Sahari (2009). E-Governance.Himalava Publishing. Mumbai
[2] Ahn, M. J., & Bretschneider, S. (2011). Politics of E-Government: E-Government and
the Political Control of Bureaucracy. Public Administration Review, 71, 414-424.
[3] Ts. Nguyễn Công Hóa (2016). Chặng đường 10 năm từ Website đến Cổng TTĐT
Chính phủ. Báo chính phủ (baochinhphu.vn). 01/01/2016.
[4] Giáo trình Chính phủ điện tử. Khoa công nghệ thông tin. Đại học phương đông.
[5] Đoàn Mạnh Hồng (2009). Nghiên cứu xây dựng lộ trình phát triển chính phủ điện tử
ở Việt Nam và đề xuất ô hình chính phủ điện tử đại học Thái Nguyên. Khoa Công nghệ

thông tin. Đại học Thái Nguyên.
[6] Tài liệu trang web: chinhphu.vn

19



×