Tải bản đầy đủ (.ppt) (25 trang)

Phương pháp anket - phương pháp điều tra viết

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (854.29 KB, 25 trang )

Môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục

Đề tài: Phương
pháp điều tra viết
(PP ANKET)



PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA VIẾT
( PHƯƠNG PHÁP ANKET)
Câu 1: Hãy trình bày những nội dung cơ bản của PP điều tra bằng
Anket
1. Khái niệm.
2. Các bước tiến hành.
3. Các bước căn bản khi soạn thảo anket và trình bày cấu trúc
của một anket.
4. Ưu, nhược điểm của phương pháp anket.
Câu 2: Hãy lập một anket điều tra về hứng thú học tập môn học của
một học sinh mà bạn quan tâm.


PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA VIẾT
( PHƯƠNG PHÁP ANKET)
Câu 1: Hãy trình bày những nội dung cơ bản của PP điều tra bằng
Anket

1. Khái niệm:
Phương pháp (pp) điều tra viết Anket là pp dùng hàng loạt
những câu hỏi đã in sẵn vào trong các phiếu để người được
nghiên cứu đọc và trả lời. Dựa vào những tài liệu thu thập
được, người nghiên cứu phân tích, đánh giá vấn đề cần nghiên


cứu.


PHƯƠNG PHÁP ANKET
2. Các bước tiến hành:
 Xây dựng kế hoạch điều tra.
 Xây dựng mẫu phiếu điều tra.
+ Phiếu điều tra là công cụ để thu thập các dữ kiện cần nghiên cứu. Nó
gồm hệ thống các câu hỏi về các vấn đề cần nghiên cứu được sắp xếp
theo ý đồ của người nghiên cứu.
+ Trong phiếu điều tra câu hỏi thường có 2 loại cơ bản: câu hỏi đóng
và câu hỏi mở.


PHƯƠNG PHÁP ANKET
2. Các bước tiến hành:
Có 2 loại cơ bản: câu hỏi đóng và câu hỏi mở.
 Câu hỏi đóng là những câu hỏi đã có sẵn các phương án trả lời,
người được hỏi chỉ việc lựa chọn một hay một vài phương án trong
các phương án đó để trả lời, bằng cách đánh dấu (+, x hay khoanh
tròn, …).
Câu hỏi mở là những câu hỏi mà người được hỏi tự viết ra những
ý kiến trả lời của mình theo yêu cầu của câu hỏi.


PHƯƠNG PHÁP ANKET
 Ưu, nhược điểm của câu hỏi đóng:
Ưu điểm:
• Các câu trả lời được chuẩn hóa và có thể so sánh với nhau.
• Các câu trả lời thường dễ được mã hóa và phân tích, do đó có thể tiết

kiệm thời gian và tiền bạc trong điều tra.
• Người trả lời thường dễ dàng tìm hiểu được ý nghĩa của câu hỏi và dễ
dàng trả lời bởi lẽ người trả lời chỉ việc chọn một hay vài khả năng
được đưa ra thay vì tự mình suy nghĩ đưa ra một câu trả lời như trường
hợp với câu hỏi mở.
•Người nghiên cứu chủ động khi xử lý số liệu, khống chế được những
câu trả lời không cần thiết cho đề tài.


PHƯƠNG PHÁP ANKET
 Ưu, nhược điểm của câu hỏi đóng:
Nhược điểm
• Đôi khi người được hỏi cảm thấy gò bó vì không có câu trả lời thích
hợp cho họ và họ cũng không biết làm thế nào để bộc lộ rõ câu trả lời
của mình.
• Không dễ khám phá ra các lối giải thích khác nhau về câu hỏi, nhiều
khi câu trả lời bị gò, bị định hướng theo chủ quan của người nghiên
cứu.
•Câu trả lời nhiều khi không đúng với tâm lý người được hỏi.


PHƯƠNG PHÁP ANKET
 Ưu, nhược điểm của câu hỏi mở:
Ưu điểm:
• Có thể được sử dụng khi có nhiều khả năng trả lời mà ta khó có thể
liệt kê trong bảng hỏi, thông tin thu được rất phong phú.
• Cho phép người được hỏi trả lời một cách thích đáng ý kiến của
mình, tránh được sự gò bó của các câu hỏi đóng.
• Loại câu hỏi này thích hợp với các vấn đề phức tạp mà không thể
gói gọn vào một số phương án trả lời.



PHƯƠNG PHÁP ANKET
 Ưu, nhược điểm của câu hỏi mở:
 Nhược điểm:
• Các thông tin trả lời thường khó lượng hóa, làm cho việc thống
kê, phân tích khó khăn hơn, dẫn đến sự chủ quan khi xử lý, lượng
hóa thông tin.
• Không khống chế được những thông tin không cần thiết cho đề tài.
• Câu hỏi mở có thể đòi hỏi nhiều thời gian và nỗ lực suy nghĩ
của người được hỏi, do đó có thể có tỷ lệ từ chối cao.
• Do tính khái quát của câu hỏi, nhiều khi người được hỏi không hiểu
được ý nghĩa của câu hỏi, nên có thể trả lời mơ hồ hoặc sai ý đồ của
người nghiên cứu.
 Nhiều trường hợp, trong mỗi câu hỏi có 2 hình thức trả lời (câu
hỏi kết hợp vừa đóng, vừa mở).


PHƯƠNG PHÁP ANKET
 Những yêu cầu khi xây dựng phiếu điều tra:
+ Phiếu điều tra phải trình bày rõ mục đích của cuộc điều tra, phỏng
vấn, giúp người được hỏi hiểu được rằng cuộc điều tra này mang ý
nghĩa xã hội, có lợi cho mình.
+ Các câu hỏi phải ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu và phù hợp với mục đích,
nhiệm vụ nghiên cứu, tránh những câu hỏi mập mờ, đa nghĩa làm cho
người được hỏi không hiểu hoặc không biết trả lời.
+ Các câu hỏi đưa ra phải hình dung được các phương án trả lời, nhất là
những câu hỏi mở. Điều này giúp người nghiên cứu thu được những
thông tin theo mong muốn, chủ động trong xử lý, phân tích thông tin và
tránh được những thông tin không cần thiết.

+ Phải sắp xếp xen kẽ câu hỏi đóng, câu hỏi mở và những câu hỏi kiểm
tra tính trung thực của những câu trả lời của những người được hỏi.


PHƯƠNG PHÁP ANKET
 Những yêu cầu khi xây dựng phiếu điều tra:
+ Đối với những câu hỏi đóng, người nghiên cứu phải xác định
phương án xử lý một cách cụ thể.
+ Cuối bảng hỏi là một câu hỏi tìm hiểu về bản thân người được
điều tra: giới tính, nghề nghiệp, tuổi tác, trình độ học vấn, nơi ở,…
không nhất thiết yêu cầu người được hỏi ghi rõ họ tên
Những câu hỏi có tính chất lựa chọn (có hoặc không), hoặc có lựa
chọn một trong những phương án trả lời thì các phương án lựa chọn
phải đầy đủ và loại trừ các phương án khác.


PHƯƠNG PHÁP ANKET
 Chọn mẫu điều tra:
+ Việc chọn mẫu điều tra phải căn cứ vào giả thuyết khoa học, nhiệm
vụ nghiên cứu của đề tài. ( Đề tài nghiên cứu cái gì? Theo hướng nào?
Đối tượng nghiên cứu được bộc lộ rõ nét ở nhóm nào?...)
+ Phải có hiểu biết lý luận vững chắc về nhóm khách thể được chọn
làm mẫu.
+ Cần phải căn cứ vào điều kiện khách quan và chủ quan đề xác định
độ lớn của mẫu.
+ Phải định hướng trước được việc xử lý kết quả theo mẫu đã chọn.
(Xử lý theo hình thức nào? Khai thác khía cạnh nào?)


PHƯƠNG PHÁP ANKET

 Tiến hành điều tra:
Người nghiên cứu phải liên hệ địa bàn điều tra, ban lãnh đạo địa
phương, chính quyền,…để trao đổi về mục đích nghiên cứu và đề nghị
họ tạo điều kiện cho mình để điều tra, nghiên cứu thuận lợi.
Người nghiên cứu tiếp xúc với các cá nhân, nhóm để điều tra,
phỏng vấn: nói rõ mục đích nghiên cứu, ý nghĩa của việc trả lời của
những người được hỏi đối với cuộc điều tra; tạo không khí cởi mở cho
cuộc phỏng vấn để họ hiểu rõ việc trả lời trung thực,thẳng thắn là rất
cần thiết.


PHƯƠNG PHÁP ANKET
 Xử lý kết quả và phân tích kết quả:
•Người nghiên cứu thu thập và xử lý kết quả theo dự kiến đã xác định.
•Khi xử lý kết quả điều tra, người nghiên cứu có thể điều chỉnh, bổ
sung nội dung, phương án xử lý kết quả cho phù hợp với thực tiễn
điều tra.
•Dựa vào kết quả thu thập trong thực tiễn, người nghiên cứu phân tích,
bình luận và rút ra những kết luận khoa học.


PHƯƠNG PHÁP ANKET
3/ Các bước căn bản khi soạn thảo Anket và trình bày cấu trúc của
một Anket:
 Các bước căn bản khi soạn thảo Anket:
• Phải xác định trình tự logic về nội dung của hệ thống câu hỏi (xác định
những nội dung cần tìm hiểu, số câu hỏi, trình tự logic của các câu hỏi).
•Từng câu hỏi phải được soạn một cách ngắn gọn, rõ ý, mỗi câu chỉ nên
hỏi về một ý.
•Trong câu hỏi nên dùng tiếng phổ thông không được dùng tiếng địa

phương, tiếng lóng hay tiếng nước ngoài gây khó hiểu cho người trả lời.


PHƯƠNG PHÁP ANKET
3/ Các bước căn bản khi soạn thảo Anket và trình bày cấu trúc của
một Anket:
 Các bước căn bản khi soạn thảo Anket:
•Khi đặt câu hỏi phải đưa ra đầy đủ các phương án trả lời có thể có được
đối với câu hỏi đó. Muốn vậy người nghiên cứu phải nắm vững lý thuyết
của vấn đề và phải có bước tiến hành điều tra thử để căn cứ vào đó mà
hiệu chỉnh phiếu điều tra cho phù hợp.
•Không dùng loại câu hỏi có tính chất dồn ép hoặc lục vấn người trả lời.
•Phải hướng dẫn cách thức trả lời câu hỏi một cách ngắn gọn, dễ hiểu.


PHƯƠNG PHÁP ANKET
3/ Các bước căn bản khi soạn thảo Anket và trình bày cấu trúc của
một Anket:

 Cấu trúc của một Anket:
 Phiếu trưng cầu ý kiến (dành cho ai…)
• Vài nét về người điều tra.
• Mở đầu:
 Ý nghĩa, vai trò của vấn đề nghiên cứu.
 Hướng dẫn trả lời.
• Thông tin về người được điều tra.
• Nội dung: hệ thống câu hỏi.
• Lời cám ơn.



PHƯƠNG PHÁP ANKET
4. Ưu, nhược điểm của pp Anket:
 Ưu điểm:
• Dễ tổ chức, nhanh chóng, tiết kiệm chi phí.
• Thu được khối lượng lớn tài liệu
• Độ tin cậy lại được xác định bằng “luật số lớn”.
• Đảm bảo tự do tư tưởng cho người được hỏi, nhưng cần có sự
hợp tác và trách nhiệm cao của người trả lời để thông tin được
chính xác và khách quan.


PHƯƠNG PHÁP ANKET
4. Ưu, nhược điểm của pp Anket:
 Nhược điểm:
• Độ tin cậy về sự tương đương giữa câu trả lời và hành vi thực
của đối tượng ( người) không cao, đòi hỏi đối tượng có trình độ
nhất định.
• Dùng phương pháp điều tra có thể trong một thời gian ngắn thu
thập ý kiến của nhiều người nhưng là ý kiến chủ quan.
• Tỷ lệ thất thoát phiếu điều tra cao.
• Không kiểm soát được đối tượng trả lời.
• Để có tài liệu chính xác phải điều tra nhiều lần và cần soạn kĩ
bản hướng dẫn điều tra viên theo yêu cầu cụ thể.
PP Anket chỉ được dùng với mục đích thăm dò, định hướng
cho quá trình nghiên cứu.


PHƯƠNG PHÁP ANKET
Câu 2: Hãy lập một anket điều tra về hứng thú học tập môn học của
một học sinh mà bạn quan tâm.

PHIẾU ĐIỀU TRA MÔN HỌC
Để góp phần nâng cao chất lượng thực hiện chương trình Dạy và
học môn Hóa, xin anh (chị) vui lòng trả lời những câu hỏi dưới đây
bằng cách đánh dấu X vào ô vuông tương ứng câu trả lời phù hợp với ý
kiến của anh (chị) hoặc trả lời ngắn gọn, đủ ý vào chỗ trống dưới câu
hỏi.
Thông tin cá nhân :
Trường :………………………………………………………………….
Lớp:…………………………….
Môn: HÓA


PHƯƠNG PHÁP ANKET
Câu 1: Em có thích học môn Hóa không?
            □    Có
□    Không
Câu 2: Trong một tuần em được học bao nhiêu tiết Hóa ở trường?
……………………………………………………………
Câu 3: Theo em, nội dung kiến thức SGK như thế nào?
□    Khó
□    Dễ
□    Vừa phải
Câu 4: Trong quá trình học, em thấy nội dung kiến thức nào trong
SGK khó tiếp thu ?
……………………………………………………………
Câu 5: Với những nội dung khó, em làm cách nào để hiểu và tiếp thu?
□    Trao đổi với bạn bè
              □    Trao đổi với GV
               □    Tự nghiên cứu
               □    Khác: …………………………………………………



PHƯƠNG PHÁP ANKET
Câu 6: Em có hài lòng với số tiết thực hành không ?
□    Hài lòng
               □    Không hài lòng
               □    Ý kiến khác
Lí do:……………………………………………………………………
Câu 7: Theo em, dụng cụ, hóa chất của phòng thí nghiệm có đầy đủ
không?
□    Đầy đủ
               □    Tạm được
               □    Không đầy đủ
Câu 8: Em có tìm hiểu thêm kiến thức hoặc làm thêm bài tập ngoài
kiến thức và bài tập GV cung cấp không ?
□    Có
   □    Không


PHƯƠNG PHÁP ANKET
Câu 9: Ở nhà, em dành bao nhiêu thời gian để học môn này?
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
Câu 10: Theo em, môn Hóa có quan trọng không?
□    Rất quan trọng
               □    Khá quan trọng
               □    Quan trọng
               □    Ít quan trọng
               □    Không quan trọng
Câu 11: Qua việc học môn Hóa, em đã ứng dụng được gì vào trong

cuộc sống ?
………………………………………………………………
………………………………………………………………


PHƯƠNG PHÁP ANKET
Câu 12: Những kiến nghị của em với giáo viên dạy môn này
………………………………………………………………
………………………………………………………………
XIN CHÂN THÀNH CÁM ƠN



×