Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Một số suy nghĩ về thực hành nêu gương theo chủ tịch hồ chí minh, góp phần đấu tranh phòng, chống tự diễn biến, tự chuyển hoá trong tình hình hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.96 KB, 12 trang )

MỘT SỐ SUY NGHĨ VỀ THỰC HÀNH NÊU GƯƠNG THEO
CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH, GÓP PHẦN ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG
“TỰ DIỄN BIẾN”, “TỰ CHUYỂN HÓA” TRONG TÌNH HÌNH HIỆN NAY

PGS. TS. Nguyễn Thị Phương Hoa
Vụ trưởng Vụ Lý luận chính trị
Ban Tuyên giáo Trung ương

1. Đảng ta luôn coi “cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách
mạng; công tác cán bộ là khâu "then chốt" của công tác xây dựng Đảng và hệ
thống chính trị. Xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ cấp chiến lược là nhiệm
vụ quan trọng hàng đầu, là công việc hệ trọng của Đảng, phải được tiến hành
thường xuyên, thận trọng, khoa học, chặt chẽ và hiệu quả. Đầu tư xây dựng đội ngũ
cán bộ là đầu tư cho phát triển lâu dài, bền vững”.
Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII đã ban hành
Nghị quyết số 03-NQ/TW, ngày 18/6/1997 về “Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy
mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”. Để cụ thể hóa thực hiện Nghị
quyết, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các ban đảng Trung ương đã ban hành nhiều
văn bản chỉ đạo, hướng dẫn để thực hiện. Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết, Hội
nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X đã tổng kết thực hiện
Nghị quyết và có Kết luận số 37-KL/TW, ngày 02/02/2009 về “Tiếp tục đẩy mạnh
thực hiện Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước đến năm 2020”.
Tại Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII vừa


qua, Trung ương Đảng đã thảo luận và quyết định ra Nghị quyết số 26-NQ/TW,
ngày 19/5/2018 về “tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến
lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ”.
Tính đến tháng 3/2017, tổng số cán bộ, công chức, viên chức là: 2.726.917
người, trong đó: cán bộ, công chức 611.069 người; viên chức 1.983.981 người; hợp


đồng theo Nghị định 68-NĐ/CP 131.867 người1.
Trình độ lý luận chính trị2, chuyên môn, nghiệp vụ, tin học, ngoại ngữ,... và
năng lực, kinh nghiệm thực tiễn có nhiều tiến bộ, cơ bản bảo đảm tiêu chuẩn, điều
kiện theo Nghị quyết Trung ương 3 khóa VIII. Số cán bộ có trình độ sau đại học
tăng lên rõ rệt, riêng trong 5 năm từ 2009 đến 2014, số người có trình độ đại học và
trên đại học tăng gần 2 lần, từ 4,4% lên 7,3% 3. Số lượng cán bộ được quy hoạch
khá dồi dào, bảo đảm sự chuyển tiếp giữa các thế hệ. Qua mỗi kỳ đại hội, cấp ủy
các cấp đổi mới khoảng 40%; Ban Chấp hành Trung ương đổi mới cao hơn (khóa
IX 42%, khóa X 54,7%, khóa XI 47%, khóa XII là 48%). Nhìn chung, chất lượng
đội ngũ cán bộ ngày càng đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của tình hình mới.
Nhìn chung, đa số cán bộ có lập trường tư tưởng vững vàng, đạo đức trong
sáng, lối sống giản dị, gương mẫu, có ý thức rèn luyện, phấn đấu, hoàn thành tốt
nhiệm vụ được giao; nhiều cán bộ năng động, sáng tạo, thích ứng nhanh với xu thế
hội nhập, có khả năng làm việc trong môi trường quốc tế.
Đa số cán bộ lãnh đạo Đảng, Nhà nước ở các cấp có năng lực, phẩm chất, uy
1- Tính đến tháng 3/2017, tổng số người hưởng lương, phụ cấp từ ngân sách nhà nước là 3.958.400 người
(chưa tính lực lượng vũ trang), trong đó: cán bộ, công chức 611.069 người; viên chức 1.983.981 người; họp đồng
theo Nghị định 68-NĐ/CP 131.867 người và 1.231.483 người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, thôn, tổ dân
phố và hợp đồng khác.
2- Đội ngũ cán bộ diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý ở các cơ quan Trung ương có trình độ lý luận cao
cấp, cử nhân: năm 1997 là 97,64%; 2007 là 99,48% và 2017 là 100%.
3- Theo báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo.


tín nhất là cán bộ cấp chiến lược 4 có tư duy đổi mới, có khả năng hoạch định
đường lối, chính sách và lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện. Hầu hết cán bộ lãnh
đạo lực lượng vũ trang được rèn luyện thử thách qua thực tiễn, trung thành với
Đảng, sẵn sàng hy sinh vì Tổ quốc. Nhiều cán bộ khoa học tâm huyết, say mê
nghiên cứu, có nhiều đóng góp tích cực cho đất nước 5. Một số lãnh đạo, quản lý
doanh nghiệp nhà nước thích ứng nhanh với cơ chế thị trường, tổ chức sản xuất

kinh doanh có hiệu quả, có đóng góp vào sự phát triển kinh tế của đất nước những
năm qua6.
Tuy nhiên, đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị đông nhưng chưa mạnh 7.
Cơ cấu giữa các ngành nghề, lĩnh vực8, vùng miền chưa thật sự hợp lý; tình trạng
vừa thừa, vừa thiếu cán bộ còn xảy ra ở nhiều nơi; thiếu sự liên thông giữa các cấp,
các ngành9; tỷ lệ cán bộ trẻ10, cán bộ nữ11, cán bộ dân tộc thiểu số12 chưa đạt mục
tiêu đề ra. Độ tuổi bình quân của cán bộ lãnh đạo chủ chốt ở một số ban, bộ,
4- Cán bộ cấp chiến lược trong Đề án này có 585 đồng chí thuộc diện Trung ương quản lý.
5- Công bố quốc tế Công bố quốc tế của Việt Nam 15 năm qua tăng bình quân khoảng 17%/năm; hiện đứng
thứ 4 trong khu vực (sau Singapore, Malaysia và Thái Lan), xếp hạng một số lĩnh vực nghiên cứu cơ bản của Việt
Nam: Toán học: thứ hai ASEAN; vật lý lý thuyết: thứ ba ASEAN; toán tối ưu: thứ 19 thế giới và đứng đầu khu vực
ASEAN (Sách Trắng Khoa học công nghệ 2015).
6- Giai đoạn 2010 - 2017, vốn nhà nước tại doanh nghiệp trong khối Doanh nghiệp Trung ương đạt trên
1.264.175 tỷ đồng (tăng 87%); lợi nhuận trước thuế đạt 801.419 tỷ đồng (tăng 12,5%/năm); nộp ngân sách nhà nước
chiếm 26,85% tổng thu ngân sách quốc gia.

7- Năm 1997, có 1.351.900 cán bộ, công chức, viên chức, dân số khoảng 77 triệu người; năm 2017, có
2.726.917 cán bộ, công chức, viên chức (tăng 100%), trong khi đó dân số khoảng 92 triệu (chỉ tăng 20%) so với
1997. Tỷ lệ công chức và người hưởng lương, phụ cấp từ ngân sách nhà nước/1.000 dân của một số nước trong khu
vực (kể cả quân đội, công an): Philippin 13, Ấn Độ 16, Indonesia 17, Đông Timo 18, Singapore 25, Malaysia 26,
Nhật Bản 35, Trung Quốc 48, Thái Lan 51 (Nguồn số liệu World Bank 2015). Việt Nam là 43 (chưa kể quân đội,
công an).
8- Cán bộ cấp chiến lược: Chuyên ngành kinh tế, luật chiếm 60,49%; trong khi đó, ngành khoa học - công
nghệ và hợp tác quốc tế là 16,56%; xây dựng Đảng và chính quyền Nhà nước là 8,36%. (Biểu phụ lục số 2, số 9).

9- Giữa cán bộ cấp xã với các cấp, giữa cán bộ Đảng, đoàn thể với cán bộ Nhà nước, giũa khu vực doanh
nghiệp nhà nước với khu vực hành chính nhà nước,...


ngành, địa phương và trong lực lượng vũ trang còn cao 13. Số lượng sĩ quan, kể cả

cấp tướng trong lực lượng vũ trang tăng nhanh 14. Thiếu những cán bộ lãnh đạo,
quản lý, quản trị giỏi, nhà khoa học và chuyên gia đầu ngành trên một số lĩnh vực,
tỷ lệ cán bộ nghiên cứu khoa học trên tổng dân số còn thấp 15, tình trạng chạy theo
bằng cấp, học hàm, học vị còn nhiều; các công trình khoa học, dự án đóng góp vào
sự phát triển đất nước chưa xứng đáng với học hàm, học vị được phong. Năng lực
của đội ngũ cán bộ chưa đồng đều, có mặt còn hạn chế; một bộ phận cán bộ thiếu
tính chuyên nghiệp, làm việc không đúng chuyên môn, sở trường; trình độ ngoại
ngữ và kỹ năng giao tiếp, làm việc trong môi trường quốc tế còn yếu; chưa phát
huy tốt tiềm năng cán bộ; năng suất lao động, hiệu quả làm việc thấp 16; không ít
cán bộ trẻ còn thiếu bản lĩnh, ngại rèn luyện. Một bộ phận cán bộ lãnh đạo, quản

10- Tỷ lệ cán bộ cấp chiến lược dưới 45 tuổi, chiếm 7,18%; tỷ lệ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp tỉnh diện ban
thường vụ quản lý dưới 40 tuổi là 1,81%, diện ban chấp hành quản lý là 7,85% (Biểu phụ lục số 10).
11- Cán bộ lãnh đạo, quản lý là nữ từ cấp vụ trở lên ở Trung ương chiếm 17,54%; cấp tỉnh chiếm 12,28%,
cấp huyện chiếm 9,98%, cấp xã chiếm 10,37% (Nghị quyết 11-NQ/TW của Bộ Chính trị là 25%).

12- Cán bộ, công chức, viên chức là người dân tộc thiểu số ở Trung ương khoảng 5%, cấp tỉnh là 14,7%;
trong đó cán bộ lãnh đạo ở Trung ương chỉ có 1,42%, ở cấp tỉnh chỉ có 7,35%. Cán bộ người dân tộc diện Trung
uơng quản lý công tác ở địa phương có xu hướng giảm (nhiệm kỳ 2010-2015: 33%; 2015-2020: 27%).
13- Cán bộ diện Trung ương quản lý ở ban, bộ, ngành từ 56 tuổi trở lên chiếm 56,86%; diện Ban Thưòng vụ
cấp tỉnh quản lý từ 51-55 tuổi chiếm 44,54%, từ 56 tuổi trở lên chiếm 23,22%; cấp tổng cục từ 51-55 tuổi là 46,83%,
từ 56 tuổi trở lên là 32,78%.
14- Số lượng sĩ quan cấp tướng trong lực lượng vũ trang: đến 5/1975 có 92 đồng chí (90 QĐ, 02 CA); đến
6/1997 có 298 đ/c (284 QĐ, 14 CA); hiện nay có 627 đ/c (380 QĐ, 247 CA). Theo quy định của Luật có 606 đ/c
(401 QĐ, 205 CA). Riêng số lượng tướng Công an trong 20 năm qua tăng hơn 17 lần; biên chế toàn ngành tăng bình
quân trong 10 năm qua gần 10.000 người/năm.
15- Tính theo quy đổi tương đương toàn thời gian (FTE) ở nước ta bình quân 6,86 cán bộ nghiên cứu khoa
học trên một vạn dân, trong khi đó: Hàn Quốc là 69,0, Singapore 66,6, Nhật Bàn 53,9, Hoa Kỳ 42,4, Liên bang Nga
31,0, Malaysia20,5, Trung Quốc 11,1 và Thái Lan là 9,7 (Theo Báo cáo của Bộ Khoa học và Công nghệ).
16- Theo Tổng cục Thống kê, năm 2016, năng suất lao động của Việt Nam tính theo thu nhập đầu người chỉ

bằng 7% của Singapore, 17,6% của Malaysia, 36,5% của Thái Lan, 42,3% của Indonesia, 56,7% của Phillipin,
87,4% của Lào.


lý, trong đó có cả cán bộ cấp chiến lược uy tín thấp, năng lực, phâm chất chưa
ngang tầm nhiệm vụ, không ít cán bộ vi phạm kỷ luật Đảng 17 và bị xử lý theo pháp
luật.
Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên phai nhạt lý tưởng, giảm sút ý chí;
thiếu tu dưỡng, rèn luyện, thoái hóa, biến chất, không làm tròn bổn phận trước
Đảng, trước nhân dân. Một số cán bộ lãnh đạo, quản lý chưa gương mẫu thực hiện
đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; hiện đường
lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; thiếu tinh thần trách
nhiệm, vô cảm trước những khó khăn của người dân, cục bộ địa phương.
Tình trạng cán bộ, đảng viên thoái hóa, biến chất, tham nhũng, tiêu cực... còn
diễn biến phức tạp, chậm được khắc phục; một số tính đảng kém, bộc lộ tham vọng
cá nhân, kèn cựa địa vị, gia trưởng, độc đoán, thiếu ý thức tổ chức kỷ luật, chối bỏ
trách nhiệm khi xảy ra sai phạm, không muốn từ chức khi không hoàn thành nhiệm
vụ được giao; tùy tiện, bất chấp nguyên tắc tổ chức sinh hoạt đảng; dao động, mất
lòng tin, sa vào chủ nghĩa cá nhân, mê tín, dị đoan; có biểu hiện suy thoái về tư
tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Một số cán bộ
lãnh đạo, quản lý thiếu gương mẫu, gia trưởng, quan liêu, xa dân, chưa thật sự gắn
bó máu thịt, mật thiết với nhân dân; tham nhũng, lãng phí 18, tiêu cực19, lợi ích
nhóm. Không ít cán bộ quản lý doanh nghiệp nhà nước tính Đảng yếu, suy thoái,
lợi dụng sơ hở, cố ý làm trái làm thất thoát vốn, tài sản của Nhà nước, gây hậu quả
17- Nhiệm kỳ khóa IX, X, XI và 2 năm đầu nhiệm kỳ khóa XII có 70.174 cấp ủy viên các cấp bị xử lý kỷ luật
trong tổng số 234.575 đảng viên bị xử lý kỷ luật (chiếm 30%). Cụ thể là: khóa IX có 22.412/75.517 (chiếm
29,68%); khóa X có 25.469/76.135 (chiếm 33,45%), khóa XI có 16.259/56.572 (chiếm 28,74%); hai năm đầu nhiệm
kỳ khóa XII có 6.034/26.351 (chiếm 22,9%). Trong đó có 50 cán bộ diện Trung ưong quản lý, cả đương chức và
nguyên chức (Công văn số 2337-CV/UBKTTW, ngày 5/01/2018 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương)


18- Việc đầu tư gần 70.000 tỷ đồng sau nhiều năm cho 13 “đại dự án” chưa thể đưa vào khai thác, gây lãng
phí, thất thoát lớn tài sản của Nhà nước.

19- Xảy ra ở một số ngành như Ngân hàng, dầu khí, kiểm lâm, thuế, hải quan, công an... gây bức xúc trong
dư luận


nghiêm trọng20. Tình trạng chạy chức, chạy quyền 21, chạy quy hoạch, chạy luân
chuyển, chạy tội... còn xảy ra khá phổ biến ở các cấp, các ngành, nhưng chậm được
ngăn chặn và đẩy lùi22, gây bức xúc trong dư luận xã hội23.
Nạn ô dù, bao che, sự phân hóa giàu - nghèo diễn ra ngay trong đội ngũ cán
bộ, đảng viên; ở không ít nơi lợi ích cá nhân lấn át lợi ích tập thể, lợi ích cục bộ lấn
át lợi ích toàn cục; tham nhũng, lãng phí, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để thu vén cá
nhân24; để vợ (chồng), con, người thân trục lợi. Một số vụ tham nhũng, buôn lậu,
tiếp tay cho làm ăn phi pháp phát triển thành những “đường dây” có tổ chức. Cá
biệt có trường hợp do bất mãn dẫn đến phản bội lý tưởng của Đảng và lợi ích của
nhân dân. Số thoái hóa chính trị rất ít nhưng hoạt động của họ gây hậu quả xấu.
2. Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đề cao vai trò của đội ngũ cán bộ. Người coi
“cán bộ là cái gốc của mọi công việc”25, “cán bộ là cái dây chuyền của bộ máy”2 và
đi đến kết luận: “Công việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hay kém” 4.
Vì thế, Người rất quan tâm đến xây dựng, rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên của
Đảng, trong đó có xây dựng, rèn luyện phong cách công tác. Một ngày, ngay sau
Tuyên ngôn Độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói đến nhiệm vụ cấp bách là giáo
20- Từ 2007 đến 2017, trong các tập đoàn, tổng công ty trực thuộc đã phát hiện 7.190 vụ vi phạm, trong đó:
280 vụ phải xử lý hình sự, 1.715 cán bộ, đảng viên bị xử lý kỷ luật Đảng, 181 người phải xử lý bằng pháp luật (Báo
cáo của Đảng ủy khối Doanh nghiệp Trung ưong).
21- Điều tra dư luận năm 2017: 57% cho rằng hiện tượng chạy chức, chạy quyền, chạy
danh hiệu, chạy bằng cấp không giảm so với năm 2016.
22- Báo cáo tổng kết thực hiện Nghị quyết Trung ưowng 4 khóa XI trình Đại hội XII.
23- Theo báo cáo kết quả thăm dò dư luận xã hội 2017, tình trạng chạy chức, chạy quyền

xếp thứ 2 trong 9 vấn nạn mà nhân dân bức xúc trong năm 2017 (sau nạn tham nhũng, lãng
phí, lợi ích nhóm).
2430- Theo Báo cáo điều tra dư luận xã hội của Viện Nghiên cứu dư luận xã hội - Ban Tuyên

giáo Trung ương (số 01-BCĐT/VNCDLXH, ngày 01/3/2018) cho thấy: 38% người được hỏi cho
rằng có hiện tượng đặt lợi ích cá nhân lên trên lợi ích tập thể, đặc quyền, đặc lợi, vun vén cá
nhân.
25, 2, 4. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t.5, tr.309, 68, 313.


dục lại nhân dân chúng ta, làm cho dân tộc chúng ta trở nên một dân tộc dũng cảm,
yêu nước, yêu lao động, một dân tộc xứng đáng với nước Việt Nam độc lập. Người
đã đề nghị mở một chiến dịch giáo dục lại nhân dân bằng cách thực hiện cần, kiệm,
liêm, chính.
Nửa tháng sau đó, trong Thư gửi các đồng chí tỉnh nhà (17/9/1945), Người
đã nói đến một trong những khuyết điểm to nhất là hủ hóa. Trong thư Người viết:
“Cán bộ ta nhiều người “cúc cung tận tụy”, hết sức trung thành với nhiệm vụ, với
Chính phủ, với quốc dân. Nhưng cũng có người hủ hóa, lên mặt làm quan cách
mạng, hoặc là độc hành độc đoán, hoặc là dĩ công dinh tư (lấy của chung làm của
riêng). Thậm chí dùng pháp công để báo thù tư, làm cho dân oán đến Chính phủ và
Đoàn thể” 26. Tiếp đó, ngày 19/9/1945, Người viết bài Chính phủ là công bộc của
dân với tinh thần: “Các công việc của Chính phủ làm phải nhằm vào một mục đích
duy nhất là mưu tự do hạnh phúc cho mọi người. Cho nên Chính phủ nhân dân bao
giờ cũng phải đặt quyền lợi dân lên trên hết thảy. Việc gì có lợi cho dân thì phải
làm. Việc gì có hại cho dân thì phải tránh”27.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm suy nghĩ về quy chế công chức và đạo đức
công vụ. Ngày 20/5/1950, Người đã ký Sắc lệnh 76/SL ban hành Quy chế công
chức Việt Nam. Trong Lời nói đầu của Quy chế Công chức viết: “Công chức Việt
Nam là những công dân Việt Nam giữ một nhiệm vụ trong bộ máy nhà nước của
chính quyền nhân dân... Công chức Việt Nam phải đem tất cả sức lực và tâm trí,

theo đúng đường lối của Chính phủ và nhằm lợi ích của nhân dân mà làm việc”.
Điều 2 của Quy chế Công chức quy định: “Công chức Việt Nam phải phục vụ nhân
dân, trung thành với Chính phủ, tôn trọng kỷ luật, có tinh thần trách nhiệm và tránh

26. Xem Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. CTQG-ST, 2011, t.4, tr.20.
27. Xem Hồ Chí Minh: Sđd, t.4, tr.21.


làm những việc có hại đến thanh danh công chức hay đến sự hoạt động của bộ máy
nhà nước. Công chức Việt Nam phải cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”.
Trong 15 tập của “Hồ Chí Minh toàn tập”, Hồ Chủ tịch nhắc tới Đảng hơn
3.500 lần, nhưng gần 8.000 lần (tức là hơn gấp đôi) Người nhắc tới Dân, yêu cầu
mỗi cán bộ, công chức, viên chức chúng ta phải “theo đúng đường lối nhân dân”
với sáu điều:
“Đặt lợi ích của nhân dân lên trên hết;
Liên hệ chặt chẽ với nhân dân;
Việc gì cũng bàn với nhân dân, giải thích cho nhân dân hiểu rõ;
Có khuyết điểm thì thật thà tự phê bình trước nhân dân, và hoan nghênh nhân
dân phê bình mình;
Sẵn sàng học hỏi nhân dân;
Tự mình làm gương mẫu cần, kiệm, liêm, chính, để nhân dân noi theo” 28.
Theo Hồ Chí Minh, mỗi cán bộ, đảng viên đều phải làm gương trong mọi
công việc, từ nhỏ đến lớn, thể hiện thường xuyên về mọi mặt; phải cần, kiệm, liêm,
chính, chí công vô tư, nói phải đi đôi với làm. Người yêu cầu tất cả cán bộ, đảng
viên đều phải nêu gương về đạo đức. Trước hết, mình phải tự làm gương, cán bộ
“gắng làm gương trong anh em, và khi đi công tác, gắng làm gương cho dân”2.
Về vai trò của nêu gương, Người nhắc nhở cán bộ, đảng viên: “Trước mặt
quần chúng, không phải ta cứ viết lên trán chữ “cộng sản” mà ta được họ yêu mến.
Quần chúng chỉ quý mến những người có tư cách, đạo đức. Muốn hướng dẫn nhân
dân, mình phải làm mực thước cho người ta bắt chước” 3.Tự mình phải chính trước

28. Xem Hồ Chí Minh: Sđd, t.7, tr.177.
22. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.4, tr.171.
33, 4. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.6, tr.16, 117.


mới giúp người khác chính. Mình không chính, mà muốn người khác chính là vô
lý.
Cần nêu gương trên ba mối quan hệ với mình, với người, với việc. Đối với
mình phải không tự cao tự đại, tự mãn, kiêu ngạo, luôn học tập cầu tiến bộ, luôn tự
kiểm điểm để phát triển điều hay, sửa đổi điều dở của bản thân; phải tự phê bình
mình như rửa mặt hằng ngày. Đối với người, luôn giữ thái độ chân thành, khiêm
tốn, đoàn kết, thật thà, không dối trá, lừa lọc, khoan dung, độ lượng. Đối với việc,
dù trong hoàn cảnh nào cũng phải giữ nguyên tắc “dĩ công vi thượng”, đặt việc
công lên trên, lên trước việc tư.
Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, muốn nêu gương được thì nói phải đi đôi
với làm. Nói đi đôi với làm không chỉ là một chuẩn mực trong đạo đức truyền
thống mà còn là chuẩn mực đạo đức công vụ tối thiểu. Với cán bộ, đảng viên, sự
thống nhất chặt chẽ giữa nói và làm, giữa đạo đức và nêu gương đạo đức cần đạt
tới sự nhất quán trong công việc và trong đời sống riêng, giữa đạo đức người lãnh
đạo và đạo đức đời thường. Địa vị càng cao, uy tín càng lớn, càng phải ra sức hoàn
thiện về đạo đức, thống nhất giữa nói và làm. Người đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên
phải làm kiểu mẫu trong công tác và lối sống, trong mọi lúc, mọi nơi, nói phải đi
đôi với làm để quần chúng noi theo.
Việc nói đi đôi với làm mang lại cho quần chúng lòng tin và sự tôn trọng đối
với người cán bộ, do đó, người cán bộ dễ dàng thực thi quyền lãnh đạo của mình.
Người phê phán những cán bộ “Chỉ biết nói là nói, nói giờ này qua giờ khác, ngày
này qua ngày khác. Nhưng một việc gì thiết thực cũng không làm được” 2. Nhân
dân không bao giờ tin cậy những cán bộ nói mà không làm, nói nhiều làm ít, nói
hay làm dở, nói một đàng làm một nẻo. Muốn rèn luyện được phong cách nói đi
đôi với làm, người cán bộ phải thường xuyên tự kiểm điểm, soi xét chính mình,

22. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.5, tr.327.


đồng thời phải khuyến khích cấp dưới và quần chúng nhận xét, phê bình, góp ý cho
mình, nhắc nhở mình về những điều mình đã hứa. Người cán bộ cũng phải biết
tránh căn bệnh hình thức, bệnh “hữu danh, vô thực”, chạy theo những thứ hào
nhoáng bên ngoài.
Trong gia đình, cha mẹ phải là tấm gương cho các con, anh chị là tấm gương
đối với các em. Trong nhà trường, thầy giáo, cô giáo là tấm gương cho học trò.
Trong cơ quan, tổ chức thì cán bộ lãnh đạo là tấm gương cho cấp dưới, người này
có thể nêu gương cho người khác. Trong cuộc sống hằng ngày, người cán bộ, đảng
viên phải có trách nhiệm tự tu dưỡng tốt để trở thành con người có đời tư trong
sáng, làm tấm gương giúp nhân dân nhìn vào đó mà noi theo, qua đó mà làm tăng
thêm những điều đúng, điều thiện, chống lại thói hư, tật xấu.
Trong các nội dung nêu gương, cán bộ, đảng viên phải luôn luôn nêu gương
về tinh thần phục vụ nhân dân. Hồ Chí Minh nhấn mạnh trách nhiệm phục vụ nhân
dân từ một triết lý sâu xa rằng, cơm chúng ta ăn, áo chúng ra mặc đều do mồ hôi,
nước mắt của dân mà ra, nên chúng ta phải đền bù xứng đáng cho dân. Vì vậy mà
cán bộ, đảng viên phải xông xáo, nhiệt tình, sâu sát nhân dân, gương mẫu và dám
chịu trách nhiệm trước dân cả về lời nói và việc làm.
Để giáo dục bằng nêu gương đạt kết quả cao, Hồ Chí Minh chủ trương: “Lấy
gương người tốt, việc tốt để hàng ngày giáo dục lẫn nhau là một trong những cách
tốt nhất để xây dựng Đảng, xây dựng các tổ chức cách mạng, xây dựng con người
mới, cuộc sống mới”1. Người khẳng định: “Người tốt, việc tốt nhiều lắm. Ở đâu
cũng có. Ngành, giới nào, địa phương nào, lứa tuổi nào cũng có” 2. Tháng 6-1968,
Người chỉ đạo xuất bản sách “Người tốt, việc tốt” để mọi người học tập, làm theo,
lan tỏa cái tốt, cái đẹp trong xã hội.
Bản thân Hồ Chí Minh thực hành triệt để tất cả những gì Người quan niệm,
11, 2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.15, tr.672, 663.



thậm chí Người còn làm nhiều hơn những gì Người nói.
Hồ Chí Minh là tấm gương sáng về thực hành tiết kiệm trong ăn, mặc, ở,
đi lại... Mọi cái ở Người được sử dụng một cách hợp lý. Ở Hồ Chí Minh, tiết
kiệm đã trở thành nếp sống, sinh hoạt, thành giá trị văn hoá, triết lý nhân sinh,
biểu trưng của lối sống văn minh, hiện đại làm cơ sở cho việc thực hiện tinh
thần nhân văn cao cả trong thế giới còn nghèo đói, khó khăn, vật lộn để sinh tồn
và phát triển.
Giữ mình liêm khiết, trong sạch, Hồ Chí Minh sống trung thực, chân thành
với chính mình và với người khác, luôn tôn trọng nhân cách người khác. Người
biết nâng con người lên, khuyến khích, động viên để con người thấy rõ giá trị đích
thực của cuộc sống, có khát vọng sống.
Hồ Chí Minh là một tấm gương đấu tranh không mệt mỏi chống lại cái ác, cái
xấu trong xã hội, trong mỗi con người, những biểu hiện tiêu cực, nhất là căn bệnh
tham ô, lãng phí, quan liêu trong bộ máy tổ chức của Đảng, Nhà nước.
Hồ Chí Minh có thái độ rõ ràng, công minh trước công và tội. Người viết
nhiều bài báo giáo dục, cảnh tỉnh cán bộ, đảng viên không được phép làm “quan
cách mạng”, phòng tránh những cám dỗ đời thường để không bị ngã gục trước
những “viên đạn bọc đường”. Người đã trực tiếp chỉ đạo xét xử những vụ án lớn;
phân tích thấu tình đạt lý những nguyên nhân dẫn đến lỗi lầm của cán bộ, đảng
viên, trong đó có đảng viên có chức có quyền, củng cố niềm tin của nhân dân vào
cán cân công lý của luật pháp, vào sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và bản chất tốt
đẹp của chế độ ta.
Thực hành nêu gương theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
mang lại những bài học quý báu đối với cán bộ, đảng viên và nhân dân, nhất là khi
toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đang tích cực triển khai thực hiện Nghị quyết


Trung ương số 04-NQ/TW về “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn,
đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự

diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ” gắn với thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW,
ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo
đức, phong cách Hồ Chí Minh”.
Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Chủ tịch Hồ Chí
Minh là để sớm hoàn thành tâm nguyên của Người, xây dựng một đất nước Việt
Nam giàu đẹp, dân chủ; dân tộc Việt Nam độc lập, tự do; nhân dân Việt Nam ấm
no, hạnh phúc./.



×