Tải bản đầy đủ (.pdf) (141 trang)

Nhật Ký Chiến Tranh Trong Văn Học Việt Nam Hiện Đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (809.31 KB, 141 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

PHẠM LÊ DUNG

NHẬT KÝ CHIẾN TRANH TRONG
VĂN HỌC VIỆT NAM HIỆN ĐẠI
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60.22.34

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học: GS. Phong Lê

THÁI NGUYÊN-2011

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 1




LỜI CẢM ƠN!
Em xin cảm ơn Ban giám hiệu, Khoa Sau đại học, Khoa Ngữ văn trường đại
học sư phạm Thái Nguyên, cùng các thầy cô giáo đã tham gia giảng dạy và hướng
dẫn nghiên cứu khoa học cho lớp Cao học K17 - Văn học Việt Nam; Sở giáo dục
và đào tạo Thái Nguyên, Ban giám hiệu và tập thể giáo viên trường trung học phổ
thông Bắc Sơn tỉnh Thái Nguyên đã tạo điều kiện cho em có cơ hội học tập và
nghiên cứu khoa học.
Đặc biệt, em xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới GS Phong Lê người thầy rất nghiêm khắc, tận tâm trong công việc đã truyền thụ nhiều kiến thức
quý báu cũng như kinh nghiệm nghiên cứu khoa học cho em trong suốt quá trình
học tập và nghiên cứu đề tài.



Thái Nguyên, ngày 09 tháng 10 năm 2011
Tác giả

Phạm Lê Dung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 2




LỜI CAM ĐOAN
Trong luận văn này, toàn bộ tài liệu tham khảo được đưa ra hoàn toàn có cơ
sở xác thực. Trước tôi chưa có công trình nghiên cứu nào cùng đề tài này được
công bố. Tôi xin đảm bảo luận văn này là kết quả nghiên cứu khoa học của riêng
cá nhân tôi.
Thái Nguyên, ngày 09 tháng 10 năm 2011
Tác giả

Phạm Lê Dung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 3




MỤC LỤC
MỞ ĐẦU…………………………………………………………………………….............1
1. Lý do chọn đề tài………………………………………………………………...………..1
2. Lịch sử vấn đề……………………………………………………………………………..2

2.1. Về thể loại nhật ký………………………………………………………………………2
2.2. Về nhật ký chiến tranh Việt Nam……………………………………………….........4
2.2.1. Những công trình nghiên cứu và những bài viết về nhật ký chiến tranh Việt
Nam…………………………………………………………………………………...............6
2.2.2. Những bài viết đề cập đến một số phƣơng diện của nhật ký chiến
tranh…….....................................................................................................................7
2.2.2.1. Giới thiệu về nhật ký chiến tranh……………………………………….…….....7
2.2.2.2. Tìm hiểu về giá trị của những cuốn nhật ký……………………...………….....9
3. Phạm vi tư liệu khảo sát……………………………………………………………......11
4. Nhiệm vụ nghiên cứu……………………………………………………….………......12
5. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………………...………..12
6. Cấu trúc luận văn ………………………………………………………….……………12
Chƣơng 1. GIỚI THUYẾT VỀ THỂ KÝ VÀ NHẬT KÝ………………….……..13
1.1. Giới thuyết về lý thuyết………………………………………………………………13
1.1.1. Khái niệm nhật ký…………………………………………………………………..13
1.1.2. Về dạng thức tồn tại của nhật ký……………….……………………………...….13
1.1.3. Đặc điểm nổi bật của thể loại nhật ký ………………………………………......18
1.2. Ký và nhật ký trong văn học Việt Nam thế kỷ XX……..……………………......22
1.2.1. Sự hình thành và phát triển của thể ký………………………………………......22
1.2.2. Ký Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến nay…………………..……………………....24
1.2.2.1. Thể ký trong giai đoạn 1900 – 1930……………………….…………………..24
1.2.2.2. Thể ký trong giai đoạn 1930 – 1945……………………………………….......25
1.2.2.3. Thể ký trong văn học giai đoạn từ sau Cách mạng tháng Tám năm
1945…………………………………………………………………………………………..28
1.2.3. Sự phân hoá thành nhiều thể loại…….…………………………………………..30

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 4





Chƣơng 2. NHẬT KÝ CHIẾN TRANH TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM: TỪ NHẬT KÝ
TRONG GIAI ĐOẠN VĂN HỌC KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP ĐẾN NHẬT KÝ
TRONG

GIAI

ĐOẠN

VĂN

HỌC

KHÁNG

CHIẾN

CHỐNG

MỸ……………………………………………………………………..…………..38
2.1. Bối cảnh lịch sử xã hội từ năm 1945 đến năm 1975………………………..…...38
2.1.1. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 – 1954)…………………..…..38
2.1.2. Việt Nam trong thời kỳ xây dựng miền Bắc và đấu tranh để thống nhất đất nƣớc (1954 –
1975)……………………………………………………………………...…40
2.2. Nhật ký viết trong kháng chiến chống Pháp…………………………………….…42
2.2.1. Nhật ký của các nhà văn chuyên nghiệp………………………………………....42
2.2.2. Nhật ký của ngƣời viết không chuyên……………….....................……………………….…..53
2.3. Nhật ký viết trong kháng chiến chống Mỹ…………………………....................……………...55
Chƣơng 3. BA MƢƠI NĂM SAU KHI CHIẾN TRANH KẾT THÚC VÀ SỰ BÙNG
PHÁT CỦA NHẬT KÝ QUA HAI SỰ KIỆN NGUYỄN VĂN THẠC, ĐẶNG THÙY

TRÂM …………………………………………………………….……...............................................76
3.1. Chung quanh “Mãi mãi tuổi hai mươi”…………….……………………...................…..……..76
3.2. Chung quanh “Nhật ký Đặng Thùy Trâm” ………….……...................……………………….78
3.3. Những giá trị mới được rút ra từ hai cuốn nhật ký gắn với thời điểm lịch sử
2005……………………………………………………...................……………………………………..82
3.3.1. Nhận thức lịch sử trong tính trung thực tối ƣu của nó………………....................………...86
3.3.1.1. “ Mãi mãi tuổi hai mƣơi” của Nguyễn Văn Thạc……....................….….………………..88
3.3.1.2. “ Nhật ký Đặng Thùy Trâm”………………...................…………………..………………..97
3.3.2.

Giá

trị

nhân

văn

trong

cả

hai

chiều

-

chiều


rộng



chiều

sâu……………….........................................................................................................................102
3.3.3. Giá trị kiểm chứng tính chân thực của đề tài chiến tranh trong văn
học……………………………....................……………………………………………………….…….125
KẾT LUẬN……...................……………………………………………………...…………………..131
TÀI LIỆU THAM KHẢO.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 5




MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
1.1. Nói đến nhật ký, hầu như, người ta không mấy khi để ý đến, bởi đó là sản
phẩm mang tính chất riêng tư của một cá nhân. Nhật ký thường là những lời tâm
sự, những suy ngẫm “sống để dạ, chết mang theo” của cá nhân người viết mà
người khác dường như cũng nhận thức rõ về trách nhiệm không được xâm phạm
đến của bản thân mình. Nhưng, trên thực tế, vì những lý do đặc biệt khác nhau,
nhiều cuốn nhật ký đã được công bố rộng rãi trước công chúng và được công
chúng nồng nhiệt tiếp nhận với một thái độ trân trọng, thành tâm. Trong những
năm gần đây, nhật ký đã nhận được sự quan tâm của dư luận. Và sự quan tâm ấy
dường như có phần ưu đãi hơn đối với những cuốn nhật ký viết trong thời kỳ
chiến tranh. Từ những cuốn nhật ký chiến tranh, người đọc đã khám phá được
nhiều điều còn tiềm ẩn, đã vén lên được nhiều bức màn bí mật về cuộc chiến tranh

của nhân loại nói chung, cuộc chiến tranh chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam
nói riêng.
1.2. Nhật ký là một thể loại khá đặc biệt trong nền văn học Việt Nam. So với
nhiều thể loại văn học khác, thể loại nhật ký xuất hiện muộn hơn, thành tựu đạt
được của thể loại này cũng chưa thật sự đáng kể. Hơn nữa, số lượng nhật ký được
xuất bản ở nước ta hiện nay quá ít ỏi, nên chưa tạo ra được sự quan tâm của bạn
đọc và giới nghiên cứu. Vì vậy, lý thuyết thể loại về nhật ký trong văn học Việt
Nam hiện nay còn rất nhiều khoảng trống cần được bù đắp kịp thời để góp phần
làm phong phú thêm diện mạo nền văn học dân tộc. Tuy nhiên, trong một hoàn
cảnh lịch sử nhất định hay một hoàn cảnh đời sống đặc biệt của một cá nhân nào
đó, nhật ký có một vai trò đặc hiệu, mà không một thể loại văn học nào có thể thay
thế được. Vì lẽ ấy, nên nhật ký được rất nhiều người, nhiều nhà văn sử dụng để
bộc lộ chân tình những tâm sự riêng tư, để ký thác những suy nghĩ khó giãi bày

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 6




được với người khác. Đó chính là những góc khuất chân thực nhất của đời sống
tâm hồn con người mà không một thể loại văn học nào hay không một loại hình
nào khác có thể diễn tả được.
1.3. Giá trị của nhật ký tưởng chừng như chỉ mang tính chất riêng tư đối với
mỗi cá nhân người viết, song đặt vào những hoàn cảnh cụ thể, nhiều cuốn nhật ký
bỗng trở thành những kỷ vật vô giá không chỉ đối với đời sống tình cảm của con
người mà là những hiện vật vô giá trong nhiều lĩnh vực khác nữa. Trong những
trường hợp như thế, nhật ký trở thành những chứng nhân đặc biệt có ý nghĩa quan
trọng đối với cuộc đời con người, đối với lịch sử của một quốc gia. Có khi nhật ký
còn vượt ra khỏi khuôn khổ của một quốc gia, xứng đáng là chứng nhân lịch sử
quan trọng của nhân loại trong một giai đoạn lịch sử nhất định nào đó. Tâm hồn

người viết, nhân cách người viết, những biến động của một thời đại lịch sử hiển
hiện qua rất nhiều trang nhật ký, nhiều cuốn nhật ký mà trong quá trình ghi chép,
người viết không hề nhận ra điều đó. Dù vô tình hay có ý thức, nhìn chung người
viết nhật ký đã mang đến cho thể loại nhật ký một phẩm chất thật đáng quý, thật
đáng trân trọng. Do đó, khi tiếp nhận nhật ký, chúng ta sẽ khám phá được nhiều
góc khuất chân thực của đời sống và tâm tư con người mà dường như ở các thể
loại văn học khác, ta không dễ gì bắt gặp.
Chọn nghiên cứu về Nhật ký chiến tranh trong văn học Việt Nam hiện đại,
chúng tôi rất mong muốn được góp phần vào việc tìm hiểu một cách chuyên sâu
hơn chặng đường phát triển của nhật ký chiến tranh Việt Nam, đặc trưng của thể
loại nhật ký và vị trí của thể loại này trong tiến trình phát triển của nền văn học
dân tộc.
2. Lịch sử vấn đề.
2.1. Về thể loại nhật ký.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 7




Trước năm 2005, số lượng tác phẩm nhật ký xuất hiện trong văn học Việt
Nam rất ít. Năm 2005, sau sự kiện “trở về” từ nước Mỹ của cuốn Nhật ký Đặng
Thuỳ Trâm, một loạt các cuốn nhật ký, thư từ thời chiến được xuất bản như là một
trào lưu, một “cơn sốt” trong văn học. Tuy nhiên, cho đến nay, số lượng tác phẩm
nhật ký vẫn là những con số rất khiêm tốn. Đây cũng là một trong những nguyên
nhân, vì sao nhật ký chưa thật sự thu hút được sự quan tâm của nguời đọc. Và đó
cũng là lý do vì sao, việc nghiên cứu nhật ký dưới góc độ đặc trưng thể loại cũng
chưa được chú trọng. Hiện nay, việc nghiên cứu nhật ký như là nghiên cứu một
thể loại văn học mang tính quy mô như nhiều thể loại văn học khác cũng chưa có.
Thật ra, các nhà nghiên cứu văn học chưa có sự quan tâm nhiều đến vấn đề về thể

loại của nhật ký. Trong một số năm gần đây, khái niệm về nhật ký với tư cách như
là một thể loại văn học mới được đề cập đến trong các cuốn sách lý luận văn học,
song dung lượng nội dung nói về nhật ký trong các sách cũng chưa phải là nhiều.
Cuốn Từ điển thuật ngữ văn học của các tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử,
Nguyễn Khắc Phi (Đồng chủ biên), được nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội
xuất bản năm 1999 có thể coi là một trong những cuốn sách đầu tiên trong văn học
Việt Nam đã nhắc đến thể loại nhật ký với tư cách là: “Một thể loại thuộc loại
hình ký” [10, tr.200]. Trong Từ điển văn học (bộ mới), Lại Nguyên Ân cho rằng:
Nhật ký là “Loại văn ghi chép sinh hoạt thƣờng ngày. Trong văn học, nhật ký là
hình thức trần thuật ở ngôi thứ nhất số ít, dƣới dạng những ghi chép có đánh số
ngày tháng ... bao giờ cũng chỉ ghi lại những gì đã xảy ra, những gì nếm trải, thể
nghệm, nó ít hồi cố, đƣợc viết ra cho bản thân ngƣời ghi chứ không tính đến việc
công chúng tiếp nhận” [13, tr.1257]. Khi làm chủ biên cuốn Giáo trình thi pháp
học, giáo sư Trần Đình Sử lại đưa ra những ý kiến cụ thể hơn: “Nhật ký là thể loại
ghi chép sự việc, suy nghĩ cảm xúc hàng ngày của chính ngƣời viết, là những tƣ
liệu có giá trị về tiểu sử và thời đại của ngƣời viết (…). Giá trị quan trọng nhất

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 8




của nhật ký là tính chân thực do ghi chép sự việc đang xảy ra” [46, tr.261]. Trong
bài nghiên cứu khác, tác giả cho rằng: “Nhật ký là thể loại mang tính chất riêng
tƣ, đời thƣờng nhiều nhất. Nếu mục đích của bài viết là để giao lƣu với ngƣời
khác, thì nhật ký trái lại chỉ để giao lƣu với chính mình, mình viết để cho mình,
nói với mình. Riêng tƣ chính là lý do tồn tại của nhật ký. Tính riêng tƣ cũng là
điều hấp dẫn của nhật ký, vì nó liên quan đến bí mật của ngƣời khác, nhất là của
những nhân vật đƣợc xã hội quan tâm” [47, tr.379].
Bên cạnh đó, thể loại nhật ký còn được nhắc đến ở một số bài viết và các

công trình nghiên cứu khác. Trong cuốn Văn học Việt Nam thế kỷ XX, giáo sư
Phan Cự Đệ có quan điểm đồng nhất với giáo sư Trần Đình Sử khi nhắc đến thể
loại nhật ký với tư cách là một tiểu loại của loại hình ký: “Nhật ký ghi chép những
sự việc và cảm nghĩ về bản thân, về cuộc đời diễn biến theo ngày tháng. Nhật ký
thiên về tâm tình hơn là sự kiện. Một tập nhật ký có ý nghĩa văn học khi thể hiện
đƣợc một thế giới tâm hồn, qua sự việc và tâm trạng cá nhân toát lên những vấn
đề xã hội rộng lớn” [6, tr.432].
Hiện nay, nhật ký đã nhận được sự quan tâm của khá nhiều độc giả, nhiều
nhà nghiên cứu phê bình văn học. Vì lẽ ấy, nên việc nghiên cứu để làm phong phú
thêm những đặc điểm và đặc trưng về thể loại của nhật ký là điều vô cùng cần
thiết.
2.2. Về nhật ký chiến tranh trong văn học Việt Nam
Nhật ký chiến tranh ở Việt Nam xuất hiện trong những năm đầu cuộc kháng
chiến chống Pháp (1946 – 1954). Trong đó, có những cuốn đã được in thành sách
hoàn chỉnh hoặc trích in trên sách, báo, kịp thời đến với độc giả ngay sau khi tác
giả mới hoàn thành như: Nhật ký Ở rừng của Nam Cao, nhật ký của Bùi Hiển,
nhật ký Một tháng đi theo anh em pháo binh của Hoài Thanh, nhật ký của Thôi
Hữu,... Cũng có những cuốn nhật ký, sau rất nhiều năm viết mới được in. Đó là

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 9




Nhật ký Nguyễn Huy Tƣởng (3 tập) được viết từ năm 1953 đến 2006 mới được in
(Tính đến mốc thời gian cuối cùng tác giả ghi trong nhật ký).
Bên cạnh những trang nhật ký, những cuốn nhật ký của các nhà văn chuyên
nghiệp, ta còn thấy khá nhiều nhật ký của những người viết không chuyên. Họ chỉ
là những người lính Cụ Hồ hay những người tân binh, công binh trong hai cuộc
kháng chiến đó. Họ lên đường theo tiếng gọi của Tổ quốc, nhiệm vụ của họ là cầm

súng để chiến đấu với kẻ thù. Nhưng trong những khoảnh khắc yên bình ngắn ngủi
của cuộc chiến tranh, họ vẫn cố gắng trải lòng mình qua những trang nhật ký.
Những trang nhật ký này vốn được viết ra dưới chiến hào, trên đường hành quân,
khoảng thời gian đợi chờ giữa hai trận đánh hay được viết ngay trong những giờ
phút im lặng nhất của chiến trường đang trong những ngày “nổ lửa”. Chắc chắn,
khi đặt bút viết những dòng chữ này, người viết không bao giờ có ý định công bố
nhật ký của mình cho người khác biết và cũng không bao giờ nghĩ rằng những
trang nhật ký của cá nhân mình lại được in ra và đi vào đời sống của con người
sau này. Do đó, họ viết bằng cả tấm lòng chân thực nhất và nhiều cảm xúc cá nhân
nhất.
Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước cũng đã để lại dấu ấn trong nhiều
trang nhật ký của một số nhà văn như: Dương Thị Xuân Quý, Chu Cẩm Phong,
Nguyễn Ngọc Tấn, Nguyễn Minh Châu,… và nhật ký của những người viết văn
không chuyên - người chiến sĩ - mà có lẽ phải đến mấy chục năm sau mới đến
được với bạn đọc vì nhiều lý do khác nhau như cuốn Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm,
Mãi mãi tuổi hai mƣơi (Nhật ký của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc), Nhật ký Vũ Xuân,
Đƣờng về (Nhật ký của liệt sĩ Phạm Thiết Kế), Tài hoa ra trận (Nhật ký của liệt sĩ
Hoàng Thượng Lân), Những tấm ảnh trở về (Nhật ký của liệt sĩ Nguyễn Văn
Giá),... Một điều rất đặc biệt là còn có cả cuốn Nhật ký bằng tranh của hoạ sĩ chiến sĩ Lê Đức Tuấn,…

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 10




2.2.1. Những công trình nghiên cứu và những bài viết về nhật ký chiến tranh.
Xuất phát từ vấn đề nhật ký chưa được coi trọng như là một thể loại văn học
thực sự nên những công trình nghiên cứu với quy mô lớn về nhật ký hầu như
không có, việc đưa nhật ký vào chương trình học ở các cấp học, các bậc học cũng
chưa thấy được đề cập đến. Sau “cơn sốt” nhật ký chiến tranh năm 2005, trong đời

sống văn học Việt Nam đương đại, một số cuốn nhật ký và tên tuổi tác giả gắn liền
với nhật ký đó được nhiều trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông,
trường Trung cấp, trường Cao đẳng, trường Đại học, nhiều cơ quan, nhiều đơn vị
bộ đội, v.v… phát động phong trào học tập các tấm gương liệt sĩ – tác giả của
những cuốn nhật ký đã hy sinh.
Sự xuất hiện của một loạt các cuốn nhật ký trong khoảng ba năm (2005 –
2008) đã thu hút được sự quan tâm của số đông bạn đọc ở mọi lứa tuổi, mọi ngành
nghề khác nhau. Nhà thơ, nhà báo Đặng Vương Hưng, người sử dụng rất hiệu quả
tư liệu viết tay cá nhân cho những bài báo của mình cho biết: “Tôi nhận ra rằng
mỗi bức thƣ, trang nhật ký của những con ngƣời bình thƣờng là một kho tàng vô
giá của cuộc sống, đặc biệt đối với ngƣời làm báo, viết văn” [14].
Nhà sử học Dương Trung Quốc khẳng định:“Hiện tƣợng nhật ký chiến tranh
cũng cho thấy chúng ta chƣa quan tâm đúng mức đến vấn đề bảo tồn ký ức, lâu
nay chúng ta rất quan tâm đến bảo tồn những di tích vật thể mà quên mất rằng ký
ức cũng là một di sản phi vật thể. Nhất là với thực tiễn lịch sử đất nƣớc ta, với
cuộc chiến tranh hào hùng nhƣ vậy, thì mỗi một con ngƣời đi vào cuộc chiến
tranh đó đều có thể là những pho sử liệu rất quý” [14].
Hiện nay, những công trình nghiên cứu và những bài viết về nhật ký chiến
tranh ở Việt Nam còn mang tính chất lẻ tẻ, rải rác trên một số trang báo phát hành
hoặc trên một số trang web ở báo điện tử,… Tuy vậy, tất cả các bài báo đó đều có
sự đánh giá cao về những đóng góp của nhật ký chiến tranh đối với tiến trình phát

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 11




triển văn học của dân tộc, đối với đời sống tinh thần của con người vào thời điểm
cuốn nhật ký đó được ra mắt công chúng. Đóng góp lớn nhất mà những cuốn nhật
ký được viết trong thời kỳ đất nước có chiến tranh mang lại cho nền văn học Việt

Nam - qua sự đánh giá của phần lớn các bài viết - chính là giá trị tư liệu nhiều mặt
về cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp và cuộc chiến tranh chống đế quốc Mỹ
xâm lược của dân tộc Việt Nam liên tục trong suốt gần ba chục năm. Nhưng nếu
xét một cách toàn diện thì những bài viết này mới chỉ mang tính chất là những bài
viết thể hiện suy nghĩ, đánh giá, nhận xét ở mức độ cơ bản về từng cuốn nhật ký;
nếu là những đánh giá chung về nhật ký chiến tranh thì đó cũng mới chỉ là những
đánh giá mang tính tổng thể về giá trị của thể loại này trên phương diện lịch sử
hoặc trong lĩnh vực văn học. Đến nay, chưa có công trình nghiên cứu văn học nào
nghiên cứu chuyên sâu về thể loại nhật ký nói chung, về nhật ký chiến tranh nói
riêng trên cả hai phương diện: Hình thức nghệ thuật và giá trị nội dung. Mặc dù
giá trị nghệ thuật ở thể loại này thể hiện rất mờ nhạt song không phải là không có.
Thậm chí hình thức nghệ thuật của nhật ký biểu hiện rõ đến mức, người đọc,
người nghe có thể nhận diện ngay được khi tiếp xúc với văn bản.
2.2.2. Những bài viết đề cập đến một số phương diện của nhật ký chiến tranh.
2.2.2.1. Giới thiệu về nhật ký chiến tranh.
Thật ra, chúng ta cũng nhận thấy rằng, từ nhiều năm nay, trên báo chí đã
đăng rất nhiều các bức thư tình hoặc những trang nhật ký thời chiến. Đến năm
2005, hàng loạt cuốn nhật ký được xuất bản đã nhận được sự đồng tình ủng hộ và
sự đón nhận nhiệt thành của độc giả. Có một điều rất đặc biệt là, giới trẻ hiện nay
tỏ ra rất quan tâm đến cái thời mà cha anh họ đã trải qua. Các bạn trẻ đã tìm thấy
lý tưởng sống và lẽ sống chân thật của cha anh họ trong thời kỳ chiến tranh qua
những cuốn nhật ký mà các tác phẩm văn học dù muốn cũng không sao thể hiện
được. Trên báo chí hoặc trên nhiều phương tiện thông tin đại chúng khác nhau,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 12




các bài viết về nhật ký chủ yếu tập trung vào vấn đề giới thiệu các cuốn nhật ký

khi mới được xuất bản, cách giới thiệu còn mang tính chất nhỏ lẻ, phần lớn là
nhằm mục đích quảng cáo sách.
Phó giáo sư - Tiến sĩ Xã hội học Mai Quỳnh Nam cho biết: “Nhật ký của anh
Thạc, chị Trâm và nhiều liệt sỹ trẻ vô danh khác đã nói lên tiếng nói của cả một
thế hệ. Việc xuất bản các cuốn hồi ký, nhật ký từ thời chiến tranh, cũng nhƣ việc
đăng tải các tác phẩm đó trên báo chí là rất cần thiết. Bởi nó làm cho ngƣời ta có
điều kiện sống lại lịch sử, khẳng định lại giá trị cơ bản của dân tộc. Việc làm đó
nên tiến hành thƣờng xuyên, có hệ thống, và đi vào thế tƣơng đối ổn định, gắn với
giáo dục truyền thống yêu nƣớc, nhân sinh quan, quan niệm lý tƣởng đối với
ngƣời trẻ, đặc biệt là nghĩa vụ của họ đối với đời sống xã hội và quan hệ cá nhân
của họ đối với cộng đồng. Điều này cần đặc biệt nhấn mạnh trong bối cảnh của
nền kinh tế thị trƣờng” [40].
Giới thiệu về Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm, Tạp chí sông Hương (lời toà soạn) đã
thể hiện rất rõ quan điểm của tạp chí: “Phát hành tới hàng trăm ngàn bản, “Nhật
ký Đặng Thuỳ Trâm” là cuốn sách duy nhất (có thể nói nhƣ vậy) gây đƣợc xúc
động cho các thế hệ độc giả trong và sau chiến tranh, cho cả hai phía xâm lƣợc và
chống xâm lƣợc nhờ tính chân thực của nó.” [33].
Trang giới thiệu sách của blogsach.com cũng đã khẳng định hiện tượng kỳ lạ
mà cuốn Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm đã mang đến cho văn hoá đọc hiện nay: “Giờ
đây có thể nói gì thêm về Nhật Ký Đặng Thuỳ Trâm? Rằng đó là một cuốn sách kỳ
lạ, phá kỷ lục xuất bản của Việt Nam, đã khiến ngƣời nữ tác giả đã mất cách đây
hơn ba mƣơi năm của nó trở thành anh hùng theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng?
Rằng đó là cuốn sách đã khuấy động cả một xã hội đang mỗi lúc mỗi trở nên nhạy
cảm và dè chừng trƣớc mọi hình thức khuấy động? Rằng đó là tác phẩm đánh dấu
cả một thời đại trong nghĩ và sống? Và chính vì lẽ ấy mà nó vẫn có nguyên giá trị

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 13





trong khi dòng đời đã đổi và lòng ngƣời đã khác? Rằng mỗi thế hệ, mỗi cá nhân
vẫn hoàn toàn có thể lật giở những ngày sống của Thuỳ với những nhìn nhận
riêng và vô cùng khác biệt? Rằng đó là tác phẩm của một thời song lại nhƣ hƣớng
đến một số phận toàn thể và vì thế phi thời?” [18].
Viết về nhật ký của Dương Thị Xuân Quý, tác giả Nguyễn Thị Việt Nga đã
giới thiệu: “Nhật ký của nhà văn liệt sĩ Dƣơng Thị Xuân Quý không nằm trong tủ
sách “nhật ký chiến trƣờng” ấy mà đƣợc in gộp cùng những tác phẩm của nhà
văn và những dòng kỷ niệm của ngƣời thân, bạn hữu, đồng đội về nhà văn - chiến
sĩ đã “nằm lại với đất lành Duy Xuyên” đƣợc Nhà xuất bản Hội nhà văn ấn hành
năm 2007” [37].
Trên khắp các phương tiện thông tin đại chúng trong ba năm 2005 – 2008,
việc giới thiệu sự xuất hiện của các cuốn nhật ký đã trở thành tâm điểm của nhiều
tờ báo, nhiều chương trình phát thanh và truyền hình. Điều này đã được công
chúng đặc biệt quan tâm và đón nhận.
2.2.2.2. Tìm hiểu về giá trị của những cuốn nhật ký.
Từ năm 2005 trở lại đây, nhật ký chiến tranh đã tạo được ấn tượng mạnh mẽ
trong lòng bạn đọc, lý giải về điều này, nhà sử học Dương Trung Quốc cho
rằng:“Nhật ký chiến tranh đang gây cảm xúc mạnh mẽ với thế hệ @. Lý giải điều
này nhƣ thế nào? Thời đại đã thay đổi rất nhiều, và cuộc sống hiện tại thì “cuốn”
mọi ngƣời theo rất nhanh, sức “cuốn” đó tạo nên những khoảng trống làm cho
các bạn trẻ thấy hẫng hụt. Phải chăng các bạn trẻ đã tìm đƣợc trong những trang
nhật ký chiến tranh những điều thực sự rất gần gũi với mình và đã chấp nhận
ngay?” [40].
Trước hiện tượng nhật ký chiến tranh của Đặng Thuỳ Trâm và Nguyễn Văn
Thạc, tác giả Lê Minh Tiến đã bộc lộ rất chân thành suy nghĩ của anh về hiện
tượng này: “Từ đây cũng làm nảy sinh một câu hỏi vì sao trong thời buổi bị phê

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 14





phán là thực dụng này mà “nhật ký chiến tranh” vẫn có một sức thu hút lớn đến
nhƣ vậy? Có thể là vì trong hai cuốn nhật ký ấy đều “có lửa”, chứa đựng những
giá trị nhân văn cao đẹp làm lay động lòng ngƣời, những thông điệp “từ trái
tim”… Nhƣng nếu lý giải nhƣ thế thì hóa ra trƣớc đây chúng ta chƣa có, chƣa đọc
đƣợc những cuốn nhật ký chiến tranh nhƣ thế sao?” [53]. Như vậy, nhật ký chiến
tranh, thực sự đã tạo được một sức hút đặc biệt trong giới trẻ hiện nay và đã được
đông đảo bạn đọc đón nhận. Tất nhiên, theo cách lý giải của tác giả Lê Minh Tiến
thì điều đó có cơ sở chứ không phải chỉ xuất phát từ những sở thích vu vơ của họ.
Tác giả Tôn Phương Lan trong bài viết Nguồn tƣ liệu đáng quý qua nhật ký
chiến tranh nhận định: “Cuộc chiến tranh đã đi qua hơn ba mƣơi năm. Nhiều bức
màn bí mật đã đƣợc vén lên cho thấy chiều kích cuộc chiến đấu một thời cụ thể
hơn. Vẫn biết những sáng tác văn chƣơng của ta chƣa thật xứng tầm với những hy
sinh của nhân dân ta và nhật ký chiến tranh của những ngƣời tham chiến, đặc biệt
là của các liệt sĩ là trí thức văn nghệ sĩ càng cho chúng ta thấy rõ hơn điều đó.
Đến bây giờ chắc chẳng ai còn ngủ trong hào quang chiến trận. Nhƣng hãy nhìn
vào những gì dân tộc đã trải qua để đốt lên trong lòng mỗi ngƣời ngọn lửa yêu
nƣớc, để đƣa dân tộc ta vƣợt qua đói nghèo là việc cần làm. Trên ý nghĩa đó, nhật
ký chiến tranh sẽ là cơ sở để cho hậu thế viết lại lịch sử bằng văn. Sâu xa hơn, có
thể đó là một bài học kinh nghiệm trong cuộc hội nhập hôm nay” [25]. Qua những
lời nhận định xác đáng, tác giả Phương Lan đồng thời cũng gióng lên một hồi
chuông cảnh tỉnh mỗi chúng ta hiện nay: Hãy có cái nhìn đúng đắn về quá khứ của
dân tộc ta bởi đó sẽ là nền tảng cho công cuộc phát triển đất nước trong hiện tại và
tương lai sau này.
Giáo sư Phong Lê đã phát hiện ra “sau khoảng lặng ba mươi năm”, nhật ký
chiến tranh của Đặng Thuỳ Trâm và Nguyễn Văn Thạc vẫn có một sức sống kỳ lạ
bởi hai cuốn nhật ký này có một giá trị đặc biệt: “Ba mƣơi năm đã qua, tính từ 30


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 15




tháng Tƣ năm 1975, và trƣớc đó là ba mƣơi năm trong chiến tranh, chúng ta đã
có một nền văn học viết về chiến tranh của một đội ngũ ngƣời viết - dẫu chuyên
hoặc không chuyên, đều có chung một tâm nguyện là viết sao cho vừa chân thực,
vừa có đóng góp tích cực cho cuộc chiến đấu đòi hỏi tận cùng những nỗ lực và hy
sinh của toàn dân tộc. Và với hai cuốn nhật ký này, chúng ta lại có dịp thử nghiệm
lại tính chân thực của nền văn học ấy; một thử nghiệm cho thấy độ tin cậy cao
nhất về những gì đã đƣợc viết; cả độ tin cậy về sự đón nhận, sự bàn luận và đánh
giá của các thế hệ đến sau khi chiến tranh đã lùi vào lịch sử” [29].
Nhìn chung, đó mới chỉ là những ý kiến, những nhận định mang tính chất tản
mạn, chưa được tập hợp lại thành một hệ thống về thể loại nhật ký chiến tranh,
cũng chưa có bài viết nào nghiên cứu sâu về nhật ký chiến tranh. Nhằm mục đích
kế thừa và phát huy những đánh giá về nhật ký chiến tranh qua những bài viết đã
được tham khảo, chúng tôi mong muốn được góp phần vào việc làm rõ hơn những
giá trị của nhật ký chiến tranh trong văn học Việt Nam hiện đại, đặc biệt là giá trị
của hai cuốn nhật ký được viết trong những năm kháng chiến chống Mỹ: Nhật ký
Đặng Thuỳ Trâm của nữ liệt sĩ – bác sĩ Đặng Thuỳ Trâm và cuốn Mãi mãi tuổi hai
mƣơi - nhật ký của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc.
3. Phạm vi tƣ liệu khảo sát
Một số tác phẩm nhật ký đã được xuất bản: Ở rừng (Nam Cao), Nhật ký
Nguyễn Huy Tƣởng, Nhật ký Chu Cẩm Phong, Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm, Mãi mãi
tuổi hai mƣơi (Nguyễn Văn Thạc), v.v… và nhiều trang nhật ký, cuốn nhật ký của
các tác giả khác được viết trong giai đoạn kháng chiến chống thực dân Pháp và
kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu:
4.1. Luận văn nghiên cứu một cách có hệ thống sự phát triển của nhật ký

chiến tranh trong văn họcViệt Nam hiện đại.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 16




4.2. Bước đầu đưa ra được một số đặc điểm vể thể loại nhật ký và những
đóng góp của các tác phẩm nhật ký chiến tranh đối với nền văn học hiện đại Việt
Nam. Đặc biệt là đóng góp của hai cuốn nhật ký: Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm của
liệt sĩ Đặng Thuỳ Trâm và Mãi mãi tuổi hai mƣơi - nhật ký của liệt sĩ Nguyễn Văn
Thạc.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu: Luận văn vận dụng nhiều phương pháp:
- Phương pháp khảo sát, thống kê.
- Phương pháp loại hình.
- Phương pháp phân tích - tổng hợp.
- Phương pháp so sánh – đối chiếu
6. Cấu trúc luận văn:
Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn
được triển khai trong ba chương
Chương I: Giới thuyết về thể ký và nhật ký
Chương II: Nhật ký chiến tranh trong văn học Việt Nam: Từ nhật ký trong
giai đoạn văn học kháng chiến chống Pháp đến nhật ký trong giai đoạn văn học
kháng chiến chống Mỹ.
Chương III: Ba mươi năm sau khi chiến tranh kết thúc và sự bùng phát của
nhật ký qua hai sự kiện Nguyễn Văn Thạc, Đặng Thuỳ Trâm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 17





Chƣơng 1:
GIỚI THUYẾT VỀ THỂ KÝ VÀ NHẬT KÝ
1.1. Giới thuyết về lý thuyết
1.1.1. Về khái niệm Nhật ký:
Hiện nay, việc xác định vai trò, đặc điểm của nhật ký như một thể tài văn
học có ý nghĩa trong đời sống văn học vẫn có nhiều ý kiến khác nhau, chưa thể
hiện được sự thống nhất. Theo Từ điển văn học (bộ mới): “Nhật ký đích thực là
một thể tài ngoài văn học”. Giáo sư Trần Đình Sử lại đánh giá khá cao về nhật ký
với tư cách là một tiểu loại của thể loại hình ký: “Nhật ký là thể loại ký mang tính
chất riêng tƣ, đời thƣờng nhiều nhất” [47, tr.379]. Trong Từ điển thuật ngữ văn
học (Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi đồng chủ biên), các tác giả đã
bước đầu so sánh nhật ký ngoài văn học với nhật ký văn học: “Cũng giống nhƣ
trong các nhật ký khác ngoài văn học (nhật ký riêng tƣ, nhật ký khoa học, nhật ký
công tác,…) những điều ghi chép và những cảm nghĩ trong nhật ký văn học
thƣờng có độ chân thực, cởi mở đáng tin cậy. Song đặc điểm khác nhau cơ bản là
ở chỗ nhật ký văn học thƣờng hƣớng về một tƣ tƣởng chủ đề nhất định và có sự ƣu
tiên chú ý đến nội tâm của tác giả hoặc nhân vật trƣớc những vấn đề, những sự
kiện có ý nghĩa xã hội nhân bản rộng lớn. Về mục đích sử dụng, các loại nhật ký
ngoài văn học đƣợc viết ra không nhằm để công bố rộng rãi” [10, tr.200]. Mặc
dù, hiện nay, nhật ký đã có được một chỗ đứng nhất định trong đời sống văn học
với tư cách là một thể loại văn học nhưng so với các thể loại văn học khác, nhật ký
vẫn chưa tìm được sự nhất quán trong quan niệm, quan điểm của các nhà nghiên
cứu, các độc giả về đặc trưng, đặc điểm của thể loại này.
1.1.2. Về dạng thức tồn tại của nhật ký:
Cũng giống như dạng thức tồn tại của một số thể loại văn học, dạng thức tồn
tại của nhật ký rất đa dạng, giá trị của nhật ký đối với cá nhân và đối với đời sống

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 18





văn học có sự khác nhau. Sự khác biệt này rất dễ nhận biết do nội dung và mục
đích sử dụng của văn bản nhật ký quy định nên. Theo Từ điển thuật ngữ văn học
thì “Nhật ký vốn là thể loại độc thoại song lời độc thoại của tác giả hoặc nhân vật
lại có thể là cuộc đối thoại ngầm với ngƣời khác về con ngƣời và cuộc đời nói
chung và về chính bản thân mình nói riêng” [10, tr.200]. Tuy nhiên, sự khác nhau
của các loại nhật ký, về cơ bản vẫn phân biệt được: Nhật ký công tác, nhật ký
khoa học là những ghi chép của cá nhân về những sự việc, hiện tượng diễn ra hàng
ngày, hàng giờ, là lịch trình công việc ở các công sở, các đơn vị hành chính hoặc
trong nghiên cứu khoa học. Còn nhật ký cá nhân cũng là những ghi chép của cá
nhân nhưng đó lại là những ghi chép về các sự kiện đời tư, những suy nghĩ và trải
nghiệm của cá nhân người ghi trong cuộc sống hàng ngày. Nếu nhật ký công tác
và nhật ký khoa học có thể thông báo tức khắc, rộng rãi trước tập thể để mọi người
cùng biết hay cùng công nhận thì nhật ký cá nhân lại là hình thức giao lưu của cá
nhân đó đối với chính những suy nghĩ, chiêm nghiệm và tâm sự của họ, chứ không
hề có mục đích công bố cho người khác biết. Chính điều này đã làm nên tính chất
xác thực của nhật ký cá nhân. Qua nhật ký cá nhân, người ta không chỉ đọc được
những cảm xúc riêng tư bí mật của người viết về đời tư cá nhân mình, về cuộc
sống đời thường mà còn thấy được những dấu ấn của một sự kiện, một thời kỳ lịch
sử, một vùng miền nào đó trên từng trang nhật ký. Nhiều cuốn nhật ký cá nhân của
những nhân vật nổi tiếng, khi được công bố rộng rãi đã thu hút được sự chú ý, tò
mò của người đọc. Những cuốn nhật ký như thế đã có một sức hấp dẫn, lôi cuốn
ghê gớm đối với người đọc cho dù nhân vật đó nổi tiếng trong bất cứ lĩnh vực nào.
Dù sao cũng không thể phủ nhận được giá trị chân thực của nhiều cuốn nhật ký
trong việc cung cấp những tư liệu quý giá, lưu giữ kí ức của con người một thời
trong một giai đoạn lịch sử nhất định. Và vì vậy, nên xét trên một phương diện
nào đó kí ức của một dân tộc cũng có thể được lưu giữ qua kí ức của cá nhân trong


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 19




nhật ký. Bên cạnh đó, qua nhiều cuốn nhật ký cá nhân, người đọc còn nhận thấy
trong đó có những bài học xử thế đáng khâm phục, đáng phải học tập. Cũng bởi vì
có những ưu điểm như vậy, nhật ký cá nhân đã được vận dụng vào lĩnh vực văn
học, lĩnh vực lịch sử như những tư liệu quý giá mà nhiều khi khó có thể tìm thấy
được trong kho tư liệu thuộc hai lĩnh vực này.
Những dấu hiệu trên đây của nhật ký cá nhân đã khiến cho loại nhật ký này
được vận dụng vào văn học và vô hình chung, nhật ký cá nhân đã trở thành một
thể loại văn học với những đặc điểm và giá trị riêng mà nhiều thể loại văn học
khác không thể nào có được. Ở nhiều nước trên thế giới, thể loại nhật ký đã phổ
biến từ rất lâu và thực sự nhật ký đã được coi là một thể loại văn học. Trong bài
Về lối văn nhật ký đăng trên báo Phụ Nữ tân văn, số 150, ra ngày 23/6/1932, Phan
Khôi cho biết là ở Trung Hoa, từ mấy trăm năm nay, việc viết nhật ký đã khá phổ
biến; riêng ở Nhật, nhật ký xuất hiện sớm hơn nữa: “Vào thời trung cổ của họ, từ
một ngàn năm nay, mà cũng đã có nhiều bản nhật ký truyền đạt đến bây giờ” [45].
Phan Khôi ước mong là người Việt Nam hãy tập thói quen ghi chép nhật ký. Ông
còn khẳng định: “Nhật ký, không nói quá có lẽ nó là cái thƣớc để đo trình độ văn
minh của một dân tộc ” [45]. Ở Nhật, nhật ký được gọi là Nikki Bungaku, thể loại
này xuất hiện rất sớm trong giai đoạn đầu đời sống văn học trung đại. Hiện nay,
cuốn nhật ký cổ nhất còn được lưu giữ là cuốn Tosa Diary (Nhật ký Tosa) của
Kino Tsurayuki được viết vào khoảng năm 935; nhiều cuốn nhật ký nổi tiếng từ
thời trung cổ được dịch ra tiếng Anh: Sara Shina Nikki (Khi tôi băng qua chiếc
cầu của những giấc mơ) - viết vào khoảng thế kỷ XI, cuốn Nhật ký thơ Nhật Bản,
Nhật ký của ngƣời phụ nữ Nhật cao quý,… Nhật ký ở Nhật Bản ngày xưa được
chia thành hai loại. Loại đầu, viết bằng chữ Hán, toàn là nhật ký công vụ, chuyên

ghi chép những sự kiện xảy ra hàng ngày trong cung đình, chỉ có ý nghĩa sử liệu.
Loại thứ hai, viết bằng chữ Nhật, chú trọng vào tâm tình và đời sống riêng tư, rất

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 20




có ý nghĩa văn học. Ở đây, nội dung và giá trị của các cuốn nhật ký rõ ràng là có
quan hệ mật thiết đến vấn đề văn tự. Ở phương Tây, thể tài nhật ký xuất hiện rất
sớm trong đời sống văn học và thực sự đã có nhiều đóng góp đáng kể cho văn học.
Tác giả Nguyễn Hưng Quốc cho rằng người Việt Nam lười viết: “Trƣớc hết là
lƣời viết hồi ký, nhật ký và thƣ từ. Hơn nữa, chúng ta lại không có thói quen bảo
quản tƣ liệu tốt: cái có đƣợc vốn đã ít, lại càng ít ỏi hơn nữa vì bị mất mát, bị rơi
rụng dần dần trong sự vô tâm hay cẩu thả của mọi ngƣời” và tác giả còn lý giải :
“Tinh thần thực dụng lên ngôi, trở thành một yếu tố thống trị trong ý thức thẩm
mỹ của ngƣời Việt Nam xƣa nay. Hậu quả đầu tiên và lâu dài là chúng ta thƣờng
không viết những gì quá riêng tƣ và không có lợi: nhật ký và thƣ từ là những thứ
nhƣ thế” [45].
Ngoài những lý do chung cùng thói quen ít viết nhật ký và thư từ, việc ít viết
hồi ký của các nhà văn Việt Nam chắc hẳn phải còn lý do khác nữa. Trong bài
Hãy đọc lời ai điếu cho một giai đoạn văn nghệ minh hoạ đăng trên báo Văn
Nghệ (Hà Nội) số 49 - 50 (Ra ngày 5/12/1987), nhà văn Nguyễn Minh Châu viết:
“Có ngƣời cầm bút đến lúc sắp bƣớc sang thế giới bên kia vẫn chƣa dám thốt lên
một câu nói thật tự đáy lòng, không dám viết hồi ký thực, vì sợ để liên luỵ đến đời
con cái” [45]. Trong lời phát biểu tại một buổi hội thảo kỷ niệm lần thứ 90 ngày
sinh của Hoài Thanh ở Hà Nội, sau đó lại được tường thuật trên Tạp chí Văn
Học (Hà Nội), số tháng 9 năm 1999, Từ Sơn - con trai của nhà phê bình văn học
Hoài Thanh đã trích dẫn một lá thư của cha ông gửi cho ông vào năm 1979, trong
đó có đoạn: “Về đề nghị viết hồi ký văn học cha cũng chƣa trả lời. Cha muốn suy

nghĩ thêm một tí rồi mới trả lời. Nhƣng hiện giờ, trong suy nghĩ của cha, nếu viết
để in thì cha không muốn viết. Vì sẽ có nhiều chuyện không nói đƣợc. Viết để
không in thì cha rất muốn viết. Với tƣ cách là một ngƣời viết báo, viết văn nhất là
với tƣ cách một cán bộ Đảng tham gia lãnh đạo phong trào văn nghệ, văn học

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 21




trong mấy chục năm nay, cha biết khá nhiều chuyện trong đó có những chuyện có
thể nói là rất hay. Song những chuyện ấy dễ đến giữa thế kỷ 21 chƣa biết đã có
thể in ra chƣa…” [45]. Tất nhiên, đó chỉ là những lý do được đưa ra dù để giải
thích hay là để biện hộ cho một sự thật nào đó thì vẫn có thể lý giải được nguyên
nhân dẫn đến sự ra đời muộn mằn của thể loại nhật ký trong đời sống văn học Việt
Nam. Sự ra đời của thể loại nhật ký hiển nhiên là muộn so với các thể loại văn học
khác nhưng là một thể loại thuộc loại hình ký, nhật ký có khả năng bám sát mọi
vấn đề nóng hổi và cấp bách của hiện thực đời sống, phản ánh kịp thời những suy
nghĩ, nhận xét, đánh giá, ý tưởng của người viết trước hiện thực ấy. Thiết nghĩ,
nhật ký mang đậm dấu ấn chủ quan của cá nhân người viết nhưng vẫn có thể mang
lại những giá trị văn học không ngờ: “Một tập nhật ký có phẩm chất văn học khi
thể hiện đƣợc một thế giới tâm hồn, khi qua những sự việc và tâm tình của cá
nhân, tác giả giúp ngƣời đọc nhìn thấy những vấn đề xã hội trọng đại. Hình tƣợng
tác giả trong nhật ký văn học là hình tƣợng mang tầm khái quát tƣ tƣởng - thẩm
mĩ lớn lao.” [47, tr.379]. Viết nhật ký, các nhà văn không chỉ gửi gắm vào đó
những suy nghĩ và cảm xúc cá nhân mình mà hơn ai hết, với vai trò là “ngƣời thƣ
ký trung thành của thời đại”, họ còn thể hiện những suy nghĩ và trải nghiệm của
thế hệ mình lên các trang nhật ký. Nhật ký, trong nhiều trường hợp còn là phương
tiện để các nhà văn thử bút, luyện nghề một cách thành thực nhất. Trong những
trang nhật ký, họ sống với chính mình, với cuộc đời mà không hề bị ràng buộc bởi

bất cứ thế lực nào. Chính vì vậy, nhà văn Tô Đồng của Trung Quốc cho rằng:
không thể quá đề cao công việc của nhà văn, nhà văn chỉ là “ngƣời viết thƣ cho
một ngƣời không quen biết”, “bạn nhận một bức thƣ, có thể không có ý nghĩa gì,
cũng có thể sau khi mở ra và đọc, phát hiện đó chính là cuộc sống” [16]. Do đó,
khi đọc nhật ký của nhà văn, người đọc cần có sự phân biệt rõ những trang nhật ký
mà nhà văn viết cho bạn đọc và những trang nhật ký mà nhà văn viết cho chính

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 22




bản thân mình. Nhưng cũng cần lưu ý rằng, dù những trang nhật ký đó có được
công bố hay không công bố thì tính chân thực của nhật ký vẫn không hề bị mất đi
mà sự thể hiện tính trung thực ở mức độ nào mới là điều đáng quan tâm. Bởi điều
đó có ý nghĩa quan trọng trong việc khẳng định giá trị của nhật ký. Một số nhà văn
đã thể hiện ý tưởng sáng tạo nghệ thuật của mình qua các trang nhật ký. Có những
trang nhật ký viết một cách hồn nhiên (người viết không quan tâm đến mục đích
viết nhật ký nào khác ngoài mục đích để “nói chuyện với chính mình”) càng đạt
được nhiều giá trị, đặc biệt là giá trị văn học: Nhật ký Nguyễn Huy Tƣởng, Nhật ký
Chu Cẩm Phong, Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm, Mãi mãi tuổi hai mƣơi ,… Cũng có
tác phẩm văn học mượn hình thức của nhật ký để phản ánh đời sống nhưng lại
thuộc thể loại thơ, truyện ngắn hay tiểu thuyết: Nhật ký trong tù (Hồ Chí Minh),
Nhật ký ngƣời điên (Lỗ Tấn), Chàng ngốc (Đôtxtôiepxki),… Trong một thể loại
khác của loại hình ký là du ký, người viết cũng khai thác thể loại nhật ký để ghi
chép lại những hiện tượng, sự việc mà mình mắt thấy, tai nghe trên lộ trình du lịch
để ghi nhớ hoặc để kể lại cho người khác biết. Chẳng hạn, tác phẩm Nhật ký chìm
tàu của Nguyễn Ái Quốc (được viết vào khoảng nửa cuối năm 1930) ra đời sau
khi Đảng Cộng sản Đông Dương được thành lập nên có một giá trị lịch sử đặc
biệt: “Tác phẩm đã vẽ ra một viễn cảnh xã hội Việt Nam ngày mai huy hoàng, đã

đốt lên trong lòng ngƣời đọc một ngọn lửa chiến đấu không bao giờ tắt” [43,
tr.318].
1.1.3. Đặc điểm nổi bật của thể loại nhật ký:
Từ những dạng thức tồn tại nêu trên của nhật ký, xét một cách tổng thể, về
đặc trưng của thể loại nhật ký nói chung, nhật ký văn học nói riêng có những đặc
điểm cơ bản sau:
1.1.3.1. Đặc điểm đầu tiên và cũng là đặc điểm nổi bật nhất của nhật ký là
khả năng ghi chép một cách cụ thể, tỉ mỉ, trung thực diễn biến của những sự việc,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 23




hiện tượng xảy ra xung quanh người viết từ ngày này sang ngày khác. Nhật ký
thông thường khác nhật ký văn học ở chỗ: Trong nhật ký thông thường, người viết
có thể ghi chép tuỳ ý những điều mà mình muốn, mình thích; trong nhật ký văn
học lại khác: Người viết có ý thức lựa chọn những gì tiêu biểu nhất, có ý nghĩa
nhất đối với việc thể hiện tính nhiều mặt của hiện thực đời sống hoặc có tác động
mạnh mẽ đến cảm xúc, đến suy nghĩ của người viết để đưa vào trang viết. Những
gì được nhắc đến trong nhật ký văn học thường có tác động tức thì đến người viết,
khiến người viết không thể kiềm chế được nếu không kịp thời bày tỏ cảm xúc của
cá nhân mình mà cảm xúc đó lại không được cho người khác biết nên chỉ còn cách
nói cho chính mình nghe. Và hình thức viết nhật ký đã được vận dụng phù hợp
vào những trường hợp như thế.
1.1.3.2. Đặc điểm thứ hai của nhật ký - đặc điểm đã góp phần khẳng định vai
trò là một trong các thể loại văn học của nhật ký – đó là hình tượng cái “Tôi” tác
giả trong nhật ký. Không gì có thể phủ nhận được yếu tố tâm tình, trò chuyện là
yếu tố quan trọng nhất trong nhật ký. Hơn nữa, đó lại là những lời tâm sự, trò
chuyện của người viết với chính bản thân họ nên việc ai là đối tượng tiếp nhận

nhật ký không phải là vấn đề đáng quan tâm. Vì vậy, sức thu hút của một cuốn
nhật ký phụ thuộc rất nhiều vào cảm xúc sâu sắc của cái “Tôi” tác giả trước đời
sống, phụ thuộc vào khuynh hướng thẩm mỹ và phẩm chất đạo đức của người viết
nhật ký. Bởi vậy, độ dày giá trị của nhật ký do độ dày của đời sống nội tâm người
viết quyết định nên. Điều đó cũng tạo nên chiều sâu nhân văn của tác phẩm. Cái
“Tôi” trong nhật ký không ghi chép hoặc phản ánh một cách thụ động, máy móc
hiện thực về cuộc sống và con người mà phải tái tạo, biểu đạt một cách chủ động,
sáng tạo trước hình thức đó. Cái “Tôi” đó không chỉ đảm bảo tính xác thực của đối
tượng miêu tả mà còn phải bằng tiếng nói của cảm xúc bồi đắp cho hình tượng
nghệ thuật thêm phong phú, sống động. Sự tinh nhạy của người viết trong việc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 24




chọn lựa chi tiết, sự việc, hiện tượng để đưa vào nhật ký sẽ quyết định thêm nhiều
giá trị khác nữa của nhật ký. Nhật ký là thể loại ký mang tính chất riêng tư, đời
thường nhiều nhất. Nếu mục đích của bài viết là để giao lưu với người khác thì
mục đích của người viết nhật ký là để giao lưu với chính mình, mình viết để cho
mình, nói với chính mình. Riêng tư chính là lý do tồn tại của nhật ký. Tính riêng
tư cũng là điều hấp dẫn của nhật ký, vì nó liên quan đến bí mật của người khác,
nhất là của những nhân vật được xã hội quan tâm. Vì mang đặc điểm này nên nhật
ký khó tránh khỏi việc có người làm giả nhật ký hoặc mượn hình thức nhật ký là
hình thức để viết tiểu thuyết, truyện ngắn, để sáng tác thơ ca: Tập thơ Ngục trung
nhật ký của Hồ Chí Minh, truyện ngắn Nhật ký ngƣời điên của Lỗ Tấn, tiểu thuyết
Nhật ký son môi của tác giả trẻ Vũ Phương Thanh với bút danh là Gào, tiểu thuyết
Nhật ký công chúa của tác giả người Anh – Meg. Thậm chí, có những lúc, nhật ký
không còn giữ nguyên được đặc trưng của thể loại về mặt nội dung nữa khi người
ta


đã

tổ

chức

cả

cuộc

thi

viết

nhật

ký:

Trên

trang

ngày 12/01/2010 có phát
động cuộc thi viết nhật ký với chủ đề Nhật ký đời tôi từ ngày 01/12/2010 đến hết
ngày 28/02/2011.
Về hình thức của thể loại nhật ký, cho đến nay, chúng tôi chưa thấy có công
trình nào nghiên cứu một cách hệ thống và khoa học. Theo Từ điển thuật ngữ văn
học: “Nhật ký là hình thức tự sự ở ngôi thứ nhất đƣợc thực hiện dƣới dạng những
ghi chép hàng ngày theo thứ tự ngày tháng về những sự kiện của đời sống mà tác

giả hoặc nhân vật chính là ngƣời trực tiếp tham gia hay chứng kiến, khác với hồi
ký, nhật ký chỉ ghi lại những sự kiện, những cảm nghĩ “vừa mới xảy ra chƣa
lâu”” [10, tr.200]. Giáo sư Trần Đình Sử cũng có ý kiến: “Nhật ký ghi chép sự
việc, suy nghĩ, cảm xúc theo ngày tháng, có thể liên tục nhƣng cũng có thể ngắt
quãng. Đặc điểm lời văn của nhật ký là sự ngắn gọn, tự nhiên bởi đó là lời nói bên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 25




×