Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

chẩn đoán và điều trị viêm kết mạc cấp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (181.18 KB, 6 trang )

VIÊM KẾT MẠC CẤP
BS. Trần Kế Tổ - Bộ Môn Mắt ĐHYD TP.HCM
I. Phần hành chính
1. Đối tượng giảng dạy:
tu).
2. Thời gian:
3. Đòa điểm giảng:

Sinh viên luân khoa (RHM, Y5, Chuyên
2 tiết
Giảng đường Khoa Y – ĐHYD TP.HCM.

II. Mục tiêu bài giảng
1. Trình bày được nguyên nhân và triệu chứng lâm sàng của viêm kết
mạc.
2. Chẩn đoán được bệnh viêm kết mạc và điều trò được viêm kết mạc
thông thường
3. Hướng dẫn biện pháp phòng bệnh và phòng tránh lây lan
III. Nội dung bài giảng
1. Đặc điểm dòch tể học của viêm kết mạc
Viêm kết mạc là một bệnh lý thường gặp trong nhãn khoa.
Nguyên nhân gây bệnh có thể do vi trùng, siêu vi hoặc dò ứng.
Viêm kết mạc nhiễm trùng có khả năng lây lan mạnh nên có thể
tạo thành dòch bệnh.
2. Nguyên nhân
Về mặt giải phẫu, kết mạc là lớp nằm ngoài cùng của nhãn
cầu tiếp xúc thường xuyên với môi trường bên ngoài nên rầt dễ bò
lây nhiễm. Nguyên nhân sinh bệnh thường gặp là do siêu vi, vi
trùng, nấm và dò ứng.
Viêm kết mạc do vi trùng: thường gặp là Staphylococcus
epidermidis và Staphylococcus auerus. Ngoài ra cũng có thể do


Streptococcus pneumonia, Hemophilus influenza và Moraxella
lacunata.
Viêm kết mạc do siêu vi: thường là adenovirus, herpes
simplex, herpes zoster, enterovirus, coxackievirus, Epstein-Barr
virus…
3. Các hình thái lâm sàng của viêm kết mạc
BỘ MÔN MẮT
ĐẠI HỌC Y DƯC TP.HCM

1


 Viêm kết mạc cấp có mủ
 Viêm kết mạc cấp có hột
 Viêm kết mạc cấp có tiết tố màng
4. Triệu chứng lâm sàng của viêm kết mạc cấp
4.1. Triệu chứng cơ năng : thường gặp nhất là đỏ mắt, không
đau và không giảm thò lực. Trong trường hợp có biến chứng
viêm giác mạc nặng, bệnh nhân thường than đau nhức nhẹ và
cộm xốn nhiều như có dò vật, kèm theo là mờ mắt.
4.2. Chất tiết: tuỳ theo tác nhân gây bệnh mà chất tiết sẽ khác
nhau, thường gặp nhất là chất tiết nước trong, nặng hơn có thể
gặp chất tiết mủ nhầy, mủ vàng, và giả mạc. Đây là một trong
những yếu tố giúp chẩn đoán sơ bộ tác nhân gây bệnh của
viêm kết mạc
 Chất tiết trong : thường gặp trong viêm kết mạc do siêu vi, dò
ứng cấp.
 Chất tiết nhầy : thường gặp trong viêm kết mạc dò ứng.
 Chất tiết mủ vàng đặc : thường gặp trong viêm kết mạc nặng
do vi trùng, vi nấm (hình 1).


Hình 1: Chất tiết mủ nhầy
4.3. Biểu hiện ở kết mạc
 Phù kết mạc : thành mạch bò viêm nặng sẽ làm thoát dòch
huyết tương gây ra phù kết mạc (hình 2).
 Sung huyết kết mạc (hình 3): là triệu chứng rất thường
gặp, không đặc hiệu tong việc xác đònh căn nguyên , biểu
hiện qua mạch máu kết mạc dãn, ngoằn ngoèo tập trung
nhiều ở kết mạc cùng đồ giúp phân biệt với cương tụ rìa
trong glaucoma và viêm mống mắt thể mi – mạch máu
dãn ở sâu và tập trung nhiều ở rìa giác củng mạc (hình 2).
BỘ MÔN MẮT
ĐẠI HỌC Y DƯC TP.HCM

2


Hình 2: Phù kết mạc cùng đồ

Hình 3: Sung huyết kết mạc mi trên

 Xuất huyết dưới kết mạc : thường do siêu vi như
Adenovirus, Picornavirus, cũng có thể do vi trùng như
Streptococcus pneumonia và Hemophilus aegyptius.
 Phản ứng nang (follicular reaction) : là tăng sản lympho
trong nhu mô kết mạc. Thường thấy ở kết mạc cùng đồ,
các nang có kích kích thước từ 0.5-5mm, với vài mạch
máu nhỏ vây quanh chân nang. Tổn thương càng lâu dài
thì kích thước nang càng lớn. 4 nguyên nhân chính của
phản ứng nang là virus, mắt hột, thuốc nhỏ mắt và hội

chứng Parinaud (phản ứng nang kết mạc, hạch lympho
trước tai, dưới hàm, sốt và mệt mỏi toàn thân thường gặp
trong bệnh sốt mèo cào, lao, giang mai...).
 Phản ứng nhú (Papillary reaction): không đặc hiệu và ít
giá trò chẩn đoán hơn phản ứng nang do tăng sinh biểu mô
kết mạc kèm thẩm nhuộm nhiều tế bào viêm
(lymphocytes, plasma cells, oesinophils), phân biệt với
phản ứng nang ở chổ nhú có mạch máu nằm ngay trung
tâm và chỉ xuất hiện ở nơi biểu mô dính với tổ chức bên
dưới qua màng sợi xơ như kết mạc mi (thường nhất ở kết
mạc mi trên) và kết mạc nhãn cầu cạnh rìa. Trong các
trường hợp viêm kéo dài như trong viêm kết mạc mùa
xuân, màng sợi xơ này có thể bò nứt vỡ làm cho các nhú
hoà lẫn với nhau hình thành các nhú to hơn (hình 4) hoặc
các nhú khổng lồ (hình 5). Phản ứng nhú có thể gặp trong
mắt hột, viêm bờ mi mãn tính, viêm kết mạc dò ứng,
mang kính tiếp xúc lâu dài, viêm kết giác mạc vùng rìa.

BỘ MÔN MẮT
ĐẠI HỌC Y DƯC TP.HCM

3


Hình 4: Nhú to kết mạc mi trên

Hình 5: Nhú khổng

lồ
 Màng ở kết mạc (hình 6)

 Giả mạc : do chất tiết dính với biểu mô kết mạc bò
viêm nên có thể lột đi dễ dàng mà không gây chảy
máu. 4 nguyên nhân chính gây giả mạc nhiễm
Adenovirus nặng, lậu cầu, hội chứng Stevens-Johnson,
viêm kết mạc dạng gỗ (giả mạc dạng miếng gỗ ở kết
mạc mi hai mắt tái đi tái lại nhiều lần, có thể kèm giả
mạc ở miệng, thực quản, khí quản, âm đạo ).
 Màng thật : chất tiết ngấm chặt vào biểu mô kết mạc
viêm nên khi cố gắng lột sẽ gây rách biểu mô và chảy
máu nhiều. Nguyên nhân chính là do streptococci tán
huyết bêta và bạch hầu.

4.4.

Hình 6: Chất tiết dạng màng
Phản ứng hạch lympho : gây sưng đau hạch trước tai hoặc
dưới hàm. Nguyên nhân có thể do nhiễm siêu vi cấp,
chalmydia hoặc lậu cầu nặng, hội chứng Parinaud

5. Chẩn đoán
5.1. Chẩn đoán xác đònh
 Cơ năng
 Chất tiết ở kết mạc
 Biểu hiện ở kết mạc
 Phản ứng hạch lympho
BỘ MÔN MẮT
ĐẠI HỌC Y DƯC TP.HCM

4



5.2.

Chẩn đoán phân biệt
 Glôcôm cấp
- Cơ năng: Đau nhức nhiều trong mắt kèm nôn
mửa và mờ mắt nhiều.
- Cương tụ mạch máu ở sâu nên không đáp ứng
với thuốc co mạch (cương tụ rìa).
- Nhãn áp tăng cao, phù giác mạc và giảm thò lực.
 Viêm mống mắt thể mi cấp
- Cơ năng: Đau nhức nhiều, sợ ánh sáng và mờ
mắt.
- Cương tụ rìa
- Lắng đọng sau giác mạc, dính mống và
Tyndall(+)

6. Điều trò
6.1. Viêm kết mạc do vi trùng
- Bệnh có thể tự hồi phục trong vòng 1-2 tuần nếu không
điều trò và trong vòng 1 tuần nếu được điều trò thích hợp.
- Điều trò chủ yếu là dùng kháng sinh tại chổ (thuốc nhỏ 4-6
lần / ngày và thuốc mỡ 1 lần / đêm trước khi đi ngủ) trừ
trường hợp viêm kết mạc lậu cầu (cephalosporine III
chích hoặc uống) và viêm kết mạc cấp do Chlamydia
trachomatis cấp tính (Doxycycline 100mg/ngày x 2 tuần
hoặc tetracycline 1g /ngày hoặc Erythromycine 1g /ngày x
6 tuần) .
- Nên chọn kháng sinh nhỏ mắt phổ rộng trước khi có kết
quả vi trùng học và kháng sinh đồ chất tiết mủ. Một số

kháng sinh thường dùng hiện nay là gentamycine,
tobramycine, ciprofloxacine, ofloxacine, neomycine,
polymycine B, gramicidine.
6.2. Viêm kết mạc do siêu vi
- Bệnh thường tự giới hạn trong vòng 12 ngày nên việc điều
trò triệu chứng và nâng đỡ là chủ yếu.
- Tránh dùng thuốc chống virus do không có hiệu quả.

BỘ MÔN MẮT
ĐẠI HỌC Y DƯC TP.HCM

5


6.3.

- Corticoides có thể làm nặng thêm tổn thương trên giác
mạc nên chỉ sử dụng khi phản ứng viêm trầm trọng và đã
loại trừ viêm kết mạc do herpes simplex.
Viêm kết mạc dò ứng
- Hạn chế tiếp xúc với kháng nguyên
- Điều trò bằng thuốc nhỏ bền tế bào mast (nedocromil
0.1% 2 lần / ngày, lodoxamine 0.1% 4 lần/ngày) hoặc
kháng histamine tại chổ (levocabastine, azelastine).
- Kháng histamine toàn thân giúp giảm triệu chứng nhanh
nên có thể sử dụng trong trường hợp bệnh trầm trọng.

7. Phòng bệnh
- Tuyên truyền giáo dục vấn đề giữ vệ sinh mắt .
- Tránh tiếp xúc với người đang bò viêm kết mạc cấp.

2. TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Giáo trình nhãn khoa 1997 – Đại học Y Dược TP.HCM.
- Thực hành nhãn khoa tập 1, 2 1999 – Đại học Y Hà Nội.

BỘ MÔN MẮT
ĐẠI HỌC Y DƯC TP.HCM

6



×