Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Chẩn Đoán Và Điều Trị Viêm,Thoái Hoá Và Rách Gân Cơ Trên Gai pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (199.82 KB, 7 trang )

Chẩn Đoán Và Điều Trị Viêm,Thoái
Hoá Và Rách Gân Cơ Trên Gai

Bài viết này sẽ đề cập đến tình trạng viêm, thoái hoá và rách gân cơ trên gai
(supraspinatus muscle tendon).
A. Gân cơ trên gai:
Gân cơ trên gai kết dính cơ trên gai (xuất phát từ xương bả vai), với đầu trên
xương cánh tay tại khớp vai.

Hình 1- Cơ trên gai (supraspinatous muscle) ở xương bả vai

B. Chức năng của cơ trên gai
Cơ trên gai là một phần của ổ quay (rotator cuff )– một nhóm cơ có chức năng
giúp vận động khớp vai. Cơ này xuất phát từ phần trên của gai xương bả vai. Cơ
trên gai có nhiệm vụ giúp giơ cánh tay lên cao và dang tay khỏi thân một góc từ 60
đến 120 độ. Khi cơ trên gai bị tổn thương, đau sẽ xuất hiện nếu cử động cánh tay
trong tầm kể trên. Đau sẽ xảy ra khi dang tay lên được nửa chừng và biến mất khi
tay đã giơ lên cao hết mức – hiện tượng này được gọi là hội chứng cung đau
(painful arc syndrome, hình 1).

Hình 2: Hội chứng cung đau do viêm gân cơ trên gai
Là một thành phần của ổ quay, cơ trên gai còn giúp giữ đầu trên xương cánh tay
(humerus) nằm ổn định trong khớp vai, tránh cho xương cánh tay không bị trượt
lên trên khi cử động vai.

C. Cơ chế và triệu chứng:
- Gân cơ trên gai chui qua một đường hầm hẹp dưới gai xương bả vai. Khi xuất
hiện gai xương (bone spur) trên đường hầm này hoặc vôi hoá gân thì hoạt động êm
dịu của gân sẽ bị cản trở. Sự cọ xát thường xuyên sẽ dẫn đến viêm gân và gây đau
khi cử động vai. Giai đoạn đau do thương tổn ở gân này có thể kéo dài từ 1 đến 2
tuần và thường tự cải thiện sau đó.



Hình 3- Viêm gân cơ trên gai (inflamed supraspinous tendon) gây đau khi giơ tay
lên cao
Tuy nhiên nếu sự cọ xát vẫn cứ tiếp diễn, thoái hoá gân sẽ xảy ra và được gọi là
thoái hoá gân cơ trên gai. Thoái hoá sẽ khiến gân cơ yếu đi. Tuy nhiên, thường
bệnh nhân lại không cảm thấy đau và vẫn tiếp tục sử dụng khớp. Điều này có thể
dẫn đến hậu quả rách gân cơ trên gai. Ngay cả khi rách hoàn toàn gân cơ trên gai,
bệnh nhân vẫn có thể giơ tay lên cao được, do chức năng của cơ trên gai được bù
trừ một phần bởi các cơ khác ở vai. Rách gân cơ trên gai do đó không gây ảnh
hưởng rõ rệt như những trường hợp rách các gân cơ khác, như rách gân gót (gân
Achilles) chẳng hạn. Rách gân cơ trên gai có thể tiến triển âm thầm mà bệnh nhân
không hay biết.

Hình 4- Rách đứt gân cơ trên gai

D-Chẩn đoán và điều trị:
- Bác sĩ chuyên khoa có thể nhận biết được các rối loạn kể trên bằng cách đẩy đầu
trên xương cánh tay lên trên hoặc bằng cảm giác đau của bệnh nhân ở tầm giữa khi
được yêu cầu thực hiện động tác giơ tay lên cao.
- X-Quang giúp chẩn đoán hẹp cung quạ-mỏm (coraco-acromial arch) và gai ở
mỏm xương bả vai (acromial spurs).
- Siêu âm giúp phát hiện rách hoặc thoái hoá gân.
- MRI là phương tiện chẩn đoán hình ảnh duy nhất giúp phát hiện tình trạng viêm
gân.
- Viêm gân thường được điều trị bảo tồn bằng cách đắp khăn lạnh lên khớp vai,
dùng các thuốc giảm đau và kháng viêm. Trong thời gian này bệnh nhân cần tránh
các động tác giơ tay cao khỏi đầu. Cần bắt đầu luyện tập vật lý trị liệu trong vòng
một tuần sau khi dùng thuốc và tiếp tục trong thời gian vài tháng.
- Điều trị thoái hoá gân bằng phương pháp “điều trị tăng sinh mô” (proliferative
therapy). Tiêm một số chất gây tăng sinh mô vào gân cơ đã suy yếu. Phương pháp

này còn có tên là “tái tạo gân cơ không sử dụng phẫu thuật”. Cần tiêm ít nhất 2
đến 3 lần trong thời gian 2 tuần để đạt kết quả tối ưu.
- Nếu chưa thực hiện được điều trị tăng sinh (prolotherapy) thì có thể tiêm steroid,
tuy nhiên phương thức này chỉ giúp hạn chế quá trình thoái hoá mà không giúp
gân cơ phục hồi tích cực.
- Phương pháp phẫu thuật nội soi khớp: Có thể áp dụng phẫu thuật nội soi khớp
vai để cắt lọc mô viêm, nạo vôi kết tụ trong gân cơ, khâu lại gân cơ bị rách đứt, cắt
các gai xương ở mỏm xương bả vai (acromion) v.v.

BS. ĐỒNG NGỌC KHANH

×