Tải bản đầy đủ (.pdf) (170 trang)

Phát hành báo chí và mối quan hệ với công chúng báo chí ở việt nam thời kỳ 1986 2002

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (34.06 MB, 170 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN T H Ị TÚ

PHÁT HÀNH BÁO CHÍ VÀ M ố i QUAN HỆ
VỚI CÔNG CHÚNG BÁO CHÍ ở VIỆT NAM
THỜI KỲ 1986 - 2002
Chuyên ngành: Báo chí học
M ã số:

5.04.30

LUẬN VĂN T H Ạ C s ĩ K H O A H Ọ C BÁO C H Í

Nguòi hướng dẫn khoa học:
PGS. TS. v ũ QUANG H À O

IIÀ N Ộ I - 2004


Côì xỉn b à ỵ ỶỔ lòng biê-i cfn sâoi sắ~C S‘

\/C\

ỉ\uáy\g dần Uhoc*
//ai / ị

dạy



h /iững n<5m

bciơy

£ 2 Lia n g

i~lcicf

-

V\C}IẮỜÌ

người thay đ ã fận
Ul'Mizh lệ ISi

iro n g

SiAổi

CỊÌACX.

I ơ / x\y1 gửi lài Ciái czáchí; ^C^UỜKg Đ ai l\oc Kk OCX ị\ọc. X à hỏi vc\
/\ìl\cin vc\y\,
Tài pón

làng


ghi nl\cf vàCO/Í1 ơy1

củcx người

và bầ

nìxững /ứm

bọn, đòng

nghiệp ãã đọng Viê.y\/ nhiệt tình giáp Ăở
iâi irong suôi CỊUÓ fWn/i Aơdn
/múh I/ÚM.


LỜ I CA M ĐOAN

Tòi xin cam đoan đây là còng trình nshiẻn cứu của riên 2 tôi. Các số
liệu, kết quà trons luận văn nàv là

tru n g

thực và chưa từns được ai côns bố

t r o n s hất kỳ Cỏn2 trìn h n à o kh á c.

T ác ” ia luận vãn

NGUYÊN THỊ TÚ



M Ụ C LỤ C
Trang
M Ở ĐẦU

1

CHƯƠNG MỘT:
NHỮNG V Ấ N ĐỀ VỀ PHÁT H ÀNH BÁO CHÍ Ở VIỆT NAM
THỜI KỲ 1986-2002

9

1.1. Khái niệm và đặc điểm phát hành báo chí

9

1.1.1. Khái niệm

9

1.1.2. Đặc điểm

9

1.2. Định hướng của Đảng, Nhà nước về các hoạt động liên quan
đến phát hành báo chí và công chúng báo chí
1.3. Phát hành - yếu tố quan trọng của quá trình truyền thông

14

23

1.3.1. Phát hành báo chí -yếu tố quan trọng của quá trình truyền
thông

23

1.3.2. Phát hành báo chí - một mắt xích quan trọng của quy trình
truyền thông

1.4. Vài nét về phát hành báo chí giai đoạn 1925 - 2002

26

31

1.4.1. Phát hành báo chí thời kỳ 1925 - 1985

31

1.4.2. Phát hành báo chí thời kỳ 1986 - 2002

45

1.4.3. Tổng quan về hệ thống báo chí Việt Nam thòi kỳ 1986 - 2002

1.5. Hệ thống tổ chức hoạt động phát hành báo chí

47


50

1.5.1. Hệ thống tổ chức hoạt động phát hành báo chí của ngành
Bưu điện

51

1.5.2. Hệ thống tổ chức hoạt động phát hành báo chí ngoài
ngành Bưu điện

60


1.6. Quy trình hoạt động phát hành báo chí. Những yếu tố tác
động đến lượng báo chí phát hành

64

1.6.1. Quy trình hoạt động phát hành báo chí

64

1.6.2. Những yếu tố tác động đến lượng báo chí phát hành

74

1.7. Công tác phát hành báo chí ở miền núi

76


CHƯƠNG HAI:
CÔNG CHÚNG BÁO CHÍ VIỆT NAM TRONG MỐI QUAN HỆ
VỚI BÁO CHÍ (Chỉ xét ở góc độ phát hành)

81

2.1. Công chúng báo chí

81

2.1.1. Định nghĩa

81

2.1.2. Đặc điểm

82

2.2. Nhu cầu của cống chúng báo chí Việt Nam

85

2.2.1. Sự khác biệt nhu cầu công chúng trước và sau đổi mới

86

2.2.2. Các yếu tố tác động tới nhu cầu của công chúng báo chí

89


2.3. Những vấn đề đặc thù của công chúng báo chí ở Việt Nam
(trong mối tương quan vói phát hành)

94

2.3.1. Trình độ học vấn

97

2.3.2. Mức sống

99

2.3.3. Địa bàn cư trú

102

2.3.4. Nghề nghiệp

104

CHƯƠNG BA:
NÂNG CAO HIỆU Q UẢ PHÁT H À N H BÁO CHÍ Ở VIỆT NAM

107

3.1. Những vấn đề còn tồn tại của hoạt động phát hành báo chí
ở Việt Nam và nguyên nhân

108


3.1.1. Những vấn đề cờn tồn tại

108


3.1.2. Nguyên nhân

112

3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phát hành báo chí
ở Việt Nam

113

3.2.1. Đối với cấp quản lý

113

3.2.2. Đối với lực lượng phát hành ngành Bưu điện

119

3.2.3. Đối với công chúng báo chí

123

3.2.4. Đối với cơ quan báo chí

125


KẾT LUẬN

130

TÀI LIỆU THAM KHẢO

133

PHỤ LỤC

139


3.1.2. N guyên nhân

112

3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phát hành báo chí
ở Việt Nam

113

3.2.1. Đối với cấp quản lý

113

3.2.2. Đối với lực lượng phát hành ngành Bưu điện

119


3.2.3. Đối với công chúng báo chí

123

3.2.4. Đối với cơ quan báo chí

125

KẾT LUẬN

130

TÀI LIỆU THAM KHẢO

133

PHỤ LỤC

139


3.1.2. Nguyên nhân

112

3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phát hành báo chí
ở Việt Nam

113


3.2.1. Đối với cấp quản lý

113

3.2.2. Đối với lực lượng phát hành ngành Bưu điện

119

3.2.3. Đối với công chúng báo chí

123

3.2.4. Đối với cơ quan báo chí

125

KẾT LUẬN

130

TÀI LIỆU THAM KHẢO

133

PHỤ LỤC

139



3.1.2. Nguyên nhân

112

3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phát hành báo chí
ở Việt Nam

113

3.2.1. Đối với

cấp quản lý

11 3

3.2.2. Đối với

lực lượng phát hành ngành Bưu điện

119

3.2.3. Đối với

công chúng báo chí

123

3.2.4. Đối với

cơ quan báo chí


125

KẾT LUẬN

130

TÀI LIỆU THAM KHẢO

133

PHỤ LỤC

139


<%)/i/íl/tà /t/i ÍUÍ& e /t/ ữứ /n â ĩ r/tisi/i /tê o á i câ/tự e/ttí/iự Ếáữ c /iír ỉ '7Jiẹy O&I/H /Atìĩt ítự fỌ<Ỹó-2002

MỞ ĐẦU

Xuất hiện cùng lúc với sự ra đời của báo in, công tác phát hành báo chí
ngày càng được coi trọng trong quá trình gây dựng uy tín của tờ báo, tuyên
truyền nội dung thông tin mang tính chính trị - xã hội tới đông đảo bạn đọc.
Số lượns phát hành, phương thức phát hành, đối tượng công chúng... thể
hiện phần nào vị thế, chất lượng thông tin, công nghệ làm báo... của một ấn
phẩm báo chí.
Từ đầu thế kỷ XVII ở Châu Âu, những tờ báo in định kỳ đã xuất hiện,
ban đầu dành cho các nhà buôn, ở Việt Nam, Gia Định báo là tờ báo tiếns
Việt đầu tiên ra đời (1865), còn lịch sử báo chí cách mạng được đánh dấu
bằng sự xuất hiện của tờ Thanh Niên (1925). Bắt đầu từ đây, việc vận

chuyển, phát hành sách báo cách mạng được tiến hành có tổ chức, thốns
nhất và có những đóng góp quan trọng cho sự nơhiệp cách mạng.
1. T ính cấp thiết của đề tài.
Thời kỳ đổi mới và xây dụng đất nước, báo chí là phương tiện hữu hiệu
nhất, đắc lực nhất của Đảng, Nhà nước ta trong việc tuyên truyền đường lối,
chính sách tới đông đảo nhân dân. Nhà nước đã đầu tư hệ thống mạng lưới
phát hành, phát sóng rộng khắp, tiến tới xóa “vùng trắng” thông tin. Thôns
qua hệ thống bưu điện ở 61 tỉnh thành cùng với các đài phát thanh, truyền
hình, khoảng cách về không gian, thời gian, giữa ý Đảng, lòng dân đã được
rút ngắn lại. Nhà nước ta đã giao nhiệm vụ cho ngành Bưu điện là đơn vị
chủ đạo đảm bảo phát hành báo chí có nội dung thiết thực, đa dạng tới mọi
đối tượng công chúng ở mọi miền đất nước. Sự chênh lệch mức độ hưởng
thụ thông tin giữa thành thị - nông thôn do vậy ngày càng được thu hẹp. Ưu
tiên vùng sâu, vùng xa luôn là một trong những chiến lược lâu dài của
Đảng, Nhà nước ta.
Định hướng đó của Đảng, Nhà nước ta là một bước kế thừa, phát triển
của tư tưởng báo chí Hồ Chí Minh trong tình hình mới.
Người đã có những chỉ đạo về công tác phát hành, về đối tượng bạn
đọc rất cụ thể: 'V iệc phát hành cũng rất quan trọng. Phải làm th ế nào cho

1


íp/iá/ /làit/i ó/ía e/t/ơả /ếiớỉỌJ/SI/1 /tệ ơsí'iớó/tự c/ỉỉí/tự /uífẤe/i/ửf7Mệf Wfỉ/tt ế/tát Uể/ /ỌSÓ-2002
báo có nhiều người xem. Giá tiền báo cũng cần phải đúng mức. Trong công
tác người viết, người in, người sửa bài, người phát hành,... đều phải ăn khớp
với nhau ”[44,171]. Vị lãnh tụ đồng thời là một nhà báo kiệt xuất này hiểu
rõ hơn ai hết ý nghĩa của việc cung cấp một tờ báo hữu ích tới tay người
dàn. Công tác này có tầm quan trọng không khác nào lao động của người
viết, người sửa bài bởi có phát hành thì sản phẩm tập thể mới có ý nghĩa

thực tế. Lúc làm báo Le Paria, có một thời gian Bác làm cả chủ bút, chủ
nhiệm, giữ quỹ, kiêm phụ trách phát hành... Người chủ trương: “Báo chí ta
không phải đ ể cho một s ố ít người xem, mà đ ể phục vụ nhân dân, đ ể tuyên
truyền giải thích đường lối, chính sách của Đảng và chính phủ, cho nên
phải có tính chất quần chúng và tinh thần chiến đấu” [44,170]. Người còn
chỉ rõ:
“(...) 4. Đối tượng của tờ báo là đại đa s ố dân chúng. M ột tờ báo
không được đại đa s ố dân chúng ham chuộng, thì không xứng đáng là một
tờ báo. Muốn được dân chúng ham chuộng, coi tờ báo ấy là tờ báo của
mình, thì:
5. N ội dung tức là các bài báo phải giản đơn, d ễ hiểu, p h ổ thông, thiết
thực, hoạt bát. Và:
6. Hình thức tức là cách sắp đặt các bài, cách in phải sạch sẽ, sáng
sủa ”[46, 346].
Bác còn nêu rõ sự cần thiết của việc tìm hiểu công chúng: “Người
tuyên truyền không điều tra, không phán tích, không nghiên cứu, không hiểu
biết quần chúng, chỉ gặp sao nói vậy, bạ gì viết nấy, nhất định thất bại"
[46, 341],
Đó cũng là tư tưởng chung của Hồ Chí Minh về vai trò và nhiệm vụ
của báo chí cách mạng.
Từ sau Đại hội VI - Đại hội đánh dấu sự đổi mới toàn diện của Đảng
ta, báo chí đạt được sự phát triển nở rộ cả về chất lượng lẫn số lượng. Điều
đó cho thấy sự phát triển nội tại của báo chí cũng như thực tế khách quan sẽ
ngày càng có nhu cầu lớn hơn về xuất bản phẩm. Hoạt động phát hành, do
vậy, cần ngày càng hoàn thiện để nâng cao hơn nữa hiệu quả báo chí, thực
hiện tốt cả nhiệm vụ xã hội và nhiệm vụ kinh tế. Cũng bắt đầu từ đây, thuộc

2



Ợ)/iếíé/ừìềi/i

6 /írt e / t / ề u ì í * ư ) ĩ Ợ I Ẩ / Z i i

/ti

ứ f ĩ / éâ/t(/ e/tiíềiự ỏ ría

e/t/

A' f7Jiêf VờỉểM

&//,

/ ọ Số-2002

tính hàng hóa của sản phẩm trí tuệ tinh thần này được đặt đúng vị trí của nó
bên cạnh chức năng tư tưởng, vãn hóa.
ở nước ta trong những năm gần đây, khái niệm kinh tế báo chí, kinh
doanh báo chí đã trở thành một trong những vấn đề được xã hội hết sức
quan tâm, trong đó có hoạt động phát hành. Không phải ngẫu nhiên mà
tirage (bản in, số lượng xuất bản) được coi là một trong những tiêu chí đánh
giá về uy tín, địa vị và chất lượng của tờ báo.
Tuy vậy, do sự bức bách cạnh tranh để tồn tại, do sự thái quá của quan
niệm về lợi nhuận, một số tờ báo đã có nhiều biểu hiện thươna mại hóa, mất
cân đối trong hoạt động phát hành. Đã có lúc cơ quan chủ quản chỉ là vỏ
bọc, ông tổng biên tập chỉ lo ký duyệt, còn nội dung cũng như hình thức
của từng số báo lại do đầu nậu thao túng. Điều đó cho thấy thực tiễn côns
tác phát hành báo chí cũng còn một số điểm hạn chế cần phải kịp thời đổi
mới để không những giúp cho sự luân chuyển báo chí tốt hơn mà còn thúc

đẩy sự phát triển của báo chí. Tuy nhiên, vẫn thiếu những công trình nghiên
cứu mang tính chất tổng quát về thực trạng hoạt động này, đồng thời xem
xét trong mối tương quan với công chúng báo chí ở góc độ phát hành.
Với những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài “Phát hành báo chí và
mối quan hệ với công chúng báo chí ở Việt Nam thời kỳ 1986 - 2002”
làm đề tài nghiên cứu của luận văn thạc sĩ khoa học báo chí này.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài.
Với các nền báo chí hiện đại lớn trên thế giới, phát hành báo chí, kinh
doanh báo chí là một trong những lĩnh vực được chú trọng trong quá trình
hoàn thiện hệ thống phát hành nhằm mang lại uy tín và lợi nhuận cho chủ
xuất bản. Cuộc chiến giành độc giả, tăng tirage tỏ ra quyết liệt giữa những
tờ báo có tên tuổi. Các ông chủ các tập đoàn báo chí lớn luôn hiểu rằng, cần
phải có những chiêu thức trong phát hành mới mong tiếp cận được với độc
giả ngày càng khó tính với rất nhiều lựa chọn trong bạt ngàn các ấn phẩm
báo chí hiên đại. Họ cũng thường xuyên tổ chức các cuộc điều tra tốn kém
nhằm tìm hiểu công chúng đa dạng kia mong muốn điều gì ở báo chí, công
chúng “tiêu thụ” thông tin như thế nào...

3


f/)/uíl /tà/t/i Ỏ/Í&e/tt &SI /ttâí ỢẨ//ĩểi /tê £u/iớ/ỉ/íự á/i/í/tự /ỉ/ĩa e/t/tỉ

o/a/tỉ //từ/ &/J f Ọ<ỸÓ-2002

Ở Việt N am , rải rác đây đó có các bài viết, tài liệu đề cập đến một vài
khía cạnh phát hành báo chí và m ột sô' cuộc điều tra tìm hiểu công chúng
báo c h í . Đề tài tìm hiểu những thành tựu và hạn chế của công tác phát hành
báo chí trong 17 năm qua, bắt đầu từ đại hội VI của Đảng, bước đầu tìm
hiểu nhu cầu công chúng qua phương pháp điều tra bằng bảng hỏi. Từ đó

đưa ra những kiến nshị, đề xuất để công tác phát hành phát huy tối đa hiệu
quả truyền thông.
Về m ặt thời gian và phạm vi nghiên cứu, chưa có công trình nào đề
cập ở một phạm vi bao quát như vậy. Khảo sát thực tế, chúng tôi thấy một
số công trình đề cập đến m ột vài khía cạnh mà luận văn đề cập:
+ Trần Hữu Quang, Truyền thông đại chúng và công chứng - trường hợp
thành phô' H ồ Chí M inh (Khảo sát các mô thức tiếp nhận truyền thông đại
chủng của các giới công chúng), Luận án tiến sĩ xã hội học, Hà Nội, 1998.
+ Phạm Thị Hồng Linh, Công tác phát hành báo chí nước ta những năm
gần đây (khảo sát trên 3 tờ báo: Quân đội nhân clân, Hànộimới, Sức khỏe và
Đời sống, năm 1996 và 1997), khoá luận tốt nghiệp báo chí, khoa Báo chí,
Đại học Khoa học X ã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, 1998.
+ Ngô Thị Hạnh Đoan, Thị trường báo chí các đô thị miền N am giai
đoạn 1965 - 1975, khóa luận tốt nghiệp báo chí, khoa N gữ văn, Đại học Khoa
học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hổ Chí Minh, 2002.
+ Lê Thị K im Ngọc, Nghiền cứu và đê xuất các giải pháp nhằm nâng
cao chất lượng dịch, vụ biCii chính —p h á t hành báo chí tại biũi điện thành
phô' Hà Nội, khóa luận tốt nghiệp, khoa Quản trị kinh doanh 1, Học viện
Công nghệ bưu chính viễn thông, Hà Nội, 2003...
Các tác giả nói trên đã xem xét phát hành báo chí và công chúng báo
chí ở nhiều góc độ khác nhau, trong những khoảng thời gian nhất định. Do
vậy, tác giả luận văn m uốn đề cập tới công tác phát hành báo chí trong mối
tương quan với công chúng và với m ột cái nhìn bao quát hơn.
3. Đôi tượng và phạm vi nghiên cứu.
- Các văn bản pháp quy, các tài liệu liên quan đến việc phổ biến báo
chí(1) ở Việt
• N am tới công
w chúng.
G
íh Báo chí ờ đâv được hiểu là báo in, báo viết (bao gồm báo,


4

tạp chí, bản tin thời

sự...)


sp/tãi /tàit/t Asia e/t/ƠĂ rrtơĩạiiếĩ/i /tệ C
H
ĨĨeôftợ e/tiíểtự A/írt e/i/ử <7J/ệ/ Où/Mi //tr/S&f) f ỌSỒ2002

- Bên cạnh cơ sở lý luận báo chí truyền thông, đối tượng nghiên cứu
của đề tài là những quan điểm về phát hành báo chí xét cả ở góc độ tư tưởng
lẫn góc độ kinh tế.
- Thực tế hoạt động phát hành báo chí của mọi thành phần kinh tế,
trong đó chú trọng hệ thống phát hành của ngành Bưu điện.
- Luận văn khảo sát hoạt động này trên một bình diện chung nhất
nhằm làm nổi bật sự khởi sắc của báo chí Việt Nam thông qua số lượng báo
chí từ sau đổi mới. Để có một sự so sánh nhất định, chúng tôi có điểm sơ
qua lịch sử phát hành từ năm 1925 - năm đánh dấu sự ra đời của báo chí
cách mạng Việt Nam. Chúng tôi cũng không đi sâu nghiên cứu tình hình
phát hành của từng tờ báo mà khái quát cả hệ thống phát hành, trong đó đặc
biệt chú trọng lực lượng phát hành báo chí của ngành Bưu điện với những
phương thức, những điểm còn tồn tại để từ đó bước đầu đưa ra những giải
pháp nhằm nâns cao hơn nữa hiệu quả của hoạt động này.
- Chúng tôi cũng dành riêng chương hai để tìm hiểu công chúng báo
chí Việt Nam trons mối quan hệ với phát hành gắn kết với kết quả điều tra
mà chúng tôi tiến hành trên phạm vi toàn quốc.
- Trong khuôn khổ hạn hẹp của một luận văn tốt nghiệp, chúng tôi

cũng mới chỉ khảo sát được một vài yếu tố có liên quan đến việc đọc báo,
mua báo, những ý kiến đề xuất của độc giả đối với công tác phát hành. Việc
tìm hiểu kỹ hơn công chúng báo chí xin dành vào một dịp khác, ở một côns
trình lớn hơn. Chúng tôi cũng chưa đề cập đến việc phát hành báo chí ra
nước ngoài trong bản luận văn này.
- Về thời gian, như tên đề tài đã chỉ ra, chúng tôi nhấn mạnh mốc thời
gian từ sau đổi mới đến năm 2002 vì những lý do sau:
+ Năm 1986 với Đại hội VI của Đảng đã đánh dấu bước ngoặt lớn
trong đường lối phát triển của đất nước nói chung, của báo chí nói riêng. Nó
không chỉ làm một cuộc “cách m ạng” đối với nội dung và hình thức của
báo chí mà còn làm thay đổi cả vị thế của người đọc - người tiêu dùng, cả
thành phẩn và phương thức phát hành.
+ 17 năm là một khoảng thời gian dài, nên chúng tôi có thể đưa ra
những nét chung nhất, đặc trưng nhất của từng giai đoạn nhỏ. Qua đó so

5


f/)/tsr/ /tà /t/i /súft e /ú d à /ìtữ í ỌMếiềt / t i ơrĩí erìểiợ e/t/ĩ/tự /ssír) c /t/ fỉ

O tư/rt /A r/i Áư/ /ỌSỐ-2002

sánh để làm nổi bật sự khác biệt thời kỳ trước và sau khi đổi mới, sự khởi sắc
thực sự của thị trường báo chí khi Luật báo chí năm 1990 được ban hành,
cũng như Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật báo chí năm 1999.
+ Dừng ở mốc 2002, luận văn có đủ chiều dài thời gian để đưa ra sự
đánh giá tổng quát, trải qua các thời điểm quan trọng để có cơ sở so sánh,
cũng là thời điểm chúng tôi bắt đầu tiến hành nghiên cứu, khảo sát.
Chúng tôi hy vọng sẽ có được sự nhìn nhận, đánh giá toàn diện nhất đối
với công tác phát hành báo chí cách mạng trong sự gắn bó với công chúng.

Với chiều dài khảo sát như trên, luận văn thiên về diện hơn là về điểm.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
4.1. Mục đích
- Phác thảo những nét chung nhất của hệ thống phát hành báo chí
theo định hướng của Đảng. Khẳng định vai trò quan trọng của một côns
đoạn truyền thông.
- Tìm hiểu các lực lượng tham gia phát hành báo chí và nhu cầu côns
chúng báo chí, chúnơ tôi chỉ cố gắns đưa ra và phân tích một số yếu tố chính
chi phối đến khả năng đọc và mua báo của họ. Những điểm này được rút ra
từ kết quả khảo sát qua bảng hỏi trong thời gian và chừng mực cho phép.
Bước đầu đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác này.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nêu những vấn đề lý luận cơ bản của công tác phát hành với vai trò
là khâu trung gian của chu trình: người sản xuất (cơ quan xuất ban báo chí)
- người tiêu thụ (độc giả); về công chúng báo chí và nhu cầu của họ.
- Miêu tả các lực lượng phát hành báo chí, trong quá trình nghiên cứu
có sự so sánh với các nền báo chí khác trên thế giới.
- Từ các kết quả khảo sát, thử tìm hiểu nhu cầu của công chúng báo
chí Việt Nam, bước đầu đưa ra những yếu tố đặc thù chi phối công chúng
báo chí trong mối tương quan với phát hành.
- Từ những điểm còn hạn chế đưa ra một số giải pháp khắc phục.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứ u .
5.1.

Đề tài được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-

Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, dựa trên đường lối chính sách, quan điểm

6



Ợữ/iííi /là/t/i luí& e /t/oà Ểêtò?Ợ//SUI /t£ £UĨ'/eâểỉợ é/iiíểỉự /uỉr/ e/*i ểỉ ^ĨMsề

ề/tr/í ủ/ỳ f Ọ£Ó2002

của Đảng, N hà nước ta về công tác tư tưởng, định hướng chiến lược thông
tin nói chung, phát hành báo chí nói riêng.
5.2. Luận vãn đánh giá các hoạt động của công tác phát hành báo chí
ở Việt Nam trên cơ sở lý luận của báo chí cách mạng, kinh tế chính trị
Mác-Lênin.
5.3. Phương pháp nghiên cứu
- Sun tầm các văn kiện, chỉ thị, tư liệu... của Đảng và Nhà nước liên
quan đến côns tác phát hành nhằm tìm hiểu yêu cầu, nhiệm vụ, định hướns
thông tin, phổ biến báo chí trong từng giai đoạn.
- Tập hợp tài liệu lý luận từ các sách, tài liệu lý luận nghiệp vụ, các
công trình khoa học có liên quan.
- Trao đổi, phỏng vấn nhữne người làm công tác phát hành và công
chúng báo chí để tìm hiểu những mặt đạt được cũng như nhữnơ hạn chế.
những mong muốn của độc giả.
- Dựa trên kết quả khảo sát bước đầu, chúng tôi tiến hành tổng hợp,
thống kê, phân loại, so sánh để đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quả phát hành báo chí.
- Trong phần nghiên cứu mối quan hệ của công chúng báo chí, chúns
tôi sử dụng phương pháp điều tra tại hiện trường sau đó áp dụng phươns
pháp phân tích hai biến để xử lý số liệu trong chương trình SPSS - chươns
trình phân tích số liệu thống kê thường dùng trong điều tra xã hội học.
- Ngoài ra luận văn còn sử dụng phương pháp lịch sử và logic.
6.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn.


- Luận văn tập hợp các quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước
về công tác phát hành, về công chúng báo chí từ trước đến nay. Trên cơ sở
đó tìm hiểu tổng thể các lực lượng phát hành, đặc biệt chú trọng dịch vụ
phát hành báo chí của ngành Bưu điện.
- Với những kết quả đạt được, luận văn sẽ góp phần nâng cao ý thức
về tầm quan trọng của công tác phát hành; đề xuất những giải pháp đối với
một số đối tượng có liên quan để nâng cao hiệu quả công tác này.
- Luận văn góp phần vào hệ thống tư liệu lý luận báo chí phục vụ
công tác nghiên cứu, giảng dạy, học tập về báo chí.

7


f/)/uíl /iA/i/i /uís/ c/i/ơA /ttsĩỉ Ợ//YỈ/1 /iê fu?t eâtiự <ĩ/ỉáểỉ// /uírẰe/í/'rt ^ừ/ê/ Oỉếiitt ể/iếỳ//lự /ỌSÓ-2002

- Là người quan tâm và công tác trong đơn vị phát hành, việc nghiên
cứu đề tài là một dịp để tác giả luận văn tìm hiểu, học tập, đúc kết lý luận
và thực tế nhằm nâng cao trình độ chuyên môn và tìm hiểu nhầm phục vụ
cho công tác nghiên cứu sau này. Đây cũng là dịp để tác giả nâng cao khả
năng tổng hợp, nắm bắt thực trạng hoạt động phát hành, tìm hiểu nhu cầu
của bạn đọc, rèn luyện tư duy khoa học, năng lực phân tích tư liệ u ...
- Đề tài sẽ cung cấp thêm tư liệu giúp các cơ quan quản lý báo chí
hiểu rõ hơn về phát hành báo chí.
- Luận văn góp thêm tài liệu tham khảo đối với sinh viên báo chí, cán
bộ làm công tác phát hành và những người quan tâm đến hoạt động này.
7.

Kết cấu của luận văn.


Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, mục Tài liệu tham khảo và Phụ lục,
luận văn sồm có 3 chương:
Chương m ột: Những vấn đề về phát hành báo chí ở Việt Nam thời kỳ
1 9 8 6 -2 0 0 2 .
Chương hai: Cồng chúng báo chí Việt Nam trong mối quan hệ với
báo chí (Chỉ xét ở góc độ phát hành)
Chương ba: Nâng cao hiệu quả phát hành báo chí ở Việt Nam.

8


Ợ)/tá//là/t/i /ssỉrs é/ti'ữà ểitâĩ Ợ/I/I/I /if ru/'/ỂÓ
/ÌỢe/i/íití/ /f/ífÁá/ỉ/f/ 'ỸMêỉ ÓỉếtM ể/tfft &// f ọ#ó-2002

CHƯƠNG MỘT

NHỮNG VẤN ĐỂ VỂ PHÁT HÀNH BÁO CHÍ
Ở VIỆT NAM THỜI KỲ 1986 - 2002

1.1. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM PHÁT HÀNH BÁO CHÍ.
1.1.1. KHÁI NIỆM.
ở đây, chúng tôi xin đưa ra hai định nghĩa có tính phổ biến và quy
chuẩn như sau:
- Phát hành báo chí là dịch vụ tổ chức nhận đặt mua, bán lẻ và chuyển,
phát “báo chí in” xuất bản trons nước và báo chí nước ngoài nhập khẩu từ
nơi cung cấp báo chí đến khách hàng [65].
- Phát hành báo chí là việc lun hành các sản phẩm báo chí đến người
sử dụng báo chí thông qua các phương tiện khác nhau [63].
Như vậy, mọi loại báo chí được phép lưu hành trong nước đều là đối
tượng của loại dịch vụ này.

1.1.2. ĐẶC ĐIỂM.
1.1.2.1. TÍN H N H A N H CHÓNG.
Do yêu cầu nhanh chóng của thông tin nên sau khi in ra báo chí phải
được chuyển phát ngay tới độc giả trong thời gian sớm nhất và đều đặn theo
định kỳ của từng loại ấn phẩm. Nếu vì một lý do nào đó, báo chí đến muộn,
hiệu quả thông tin thời sự sẽ bị giảm, thậm chí mất tác dụng. Khác với sách
là sản phẩm hàng hoá trí tuệ không mang tính định kỳ, báo chí có chu kỳ
xuất bản riêng chuyển tải thông tin thời sự . Do vậy, công tác phát hành báo
chí phụ thuộc vào định kỳ của từng loại báo chí và nó phải được chuyển đến
tay độc giả ngay khi được xuất bản. Yếu cầu của báo chí là phải đến với
độc giả vào một khoảng thời gian nhất định, bất luận địa bàn cư trú của
công chúng báo chí ở thành phố, thị xã hay vùng nông thôn, miền núi. Đây
là đặc điểm hết sức quan trọng, chi phối toàn bộ quy trình khai thác, vận
chuyển và chuyển phát báo chí. Thời gian chuyển phát là chỉ tiêu chất
lượng hàng đầu của dịch vụ phát hành báo chí. Đây cũng là yếu tố chính
cạnh tranh giữa lực lượng phát hành báo chí của ngành Bưu điện với các tổ

9


Ợ)/t/í/ /tà/i/t /tsíĩẤ tí/t/cùi /ttâ ĩ s/ii/ĩềt /tè ruĩt árìềđỢ ềĩ/tểỉềiựi /j/ĩ& e/t/rỉ' <7^/?/ tỌùíểtt ỵ/tìỳ/ Ẩiề/ / ỌSÓ-2 0 0 2

chức, cá nhân khác. Thậm chí, có những công chúng báo chí chấp nhận
mức giá cao hơn để có được báo chí sớm hơn.
Các đơn vị, cá nhân phát hành báo chí tìm mọi cách để có báo chí phát
trong thời gian sớm nhất nhằm đạt được hiệu quả thông tin, hiệu quả kinh tế
cao nhất. Trong những năm gần đây, báo chí phát triển nở rộ, liên tục tãng
trang, tăng kỳ, số nhật báo do vậy cũng ngày càng nhiều. Để đầu giờ sáng
độc giả có báo đọc, các tờ nhật báo đều phải được in, khai thác và vận
chuyển vào ban đêm. Ngay sau khi báo được in ra, đội ngũ phát hành báo

chí phải bắt tay ngay vào kiểm đếm, chia chọn, phân loại, đóng gói... để kịp
chuyển báo trong chuyến xe sớm nhất trong ngày. Hiện nay ngành Bưu điện
vẫn kết hợp các dịch vụ bưu chính như chuyển phát báo chí, thư, chuyển
phát nhanh... trên cùng một chuyến xe. Do đó, hành trình của các loại bưu
phẩm, bưu kiện phụ thuộc vào hành trình của báo chí. Trong sự cạnh tranh
khốc liệt của các loại hình báo chí hiện nay, khi mà các loại hình báo chí
khác (phát thanh, truyền hình,...) không phải thông qua khâu phát hành đến
độc giả thì yếu tố thời gian trở thành sống còn đối với báo in. Việc phải vận
chuyển cồng kềnh qua mọi địa hình của báo in trở thành một yếu tố bất lợi.
Nếu phát hành muộn, khi công chúng báo chí đã tìm đến các loại hình báo
chí khác rồi, thì thông tin trên báo viết sẽ trở nên tẻ nhạt, kém hấp dẫn. Đó
là chưa kể tới mối quan tâm của côns chúng đã chuyển sang những vấn đề
khác thời sự hơn. Đối với phương thức bán lẻ, nguy cơ báo ế là rất lớn.
1.12.2. TÍN H ĐA DẠNG, KHÔNG ĐỒNG NHẤT.
Đặc điểm này xuất phát từ sự đa dạng, phong phú của bản thân báo chí
về nội dung, định kỳ xuất bản, đối tượng độc giả chủ yếu, cơ quan xuất bản
báo c h í ... Mỗi loại báo chí có sự khác biệt về nội dung thông tin, hình thức
trình bày, màu sắc, số trang, trọng lượng, khổ báo, giá bán, địa bàn phát
hành chính... N hư vậy, mỗi loại báo chí được dành cho một nhóm đối tượng
khác nhau ở những địa bàn khác nhau... từ đó đòi hỏi phương thức phát
hành phải phù hợp. Ngay cả trên một địa bàn cụ thể thì công chúng báo chí
cũng đa dạng thuộc đủ mọi thành phần, lứa tuổi, trình độ, nghề nghiệp... Do
đó, người làm công tác phát hành phải phục vụ các nhu cầu hết sức đa dạng.
Điều này khiến cho việc quản lý, theo dõi độc giả đối với từng loại báo chí,

10




Vờể*tt //tr/ể &/j /ọ<$ó-2002

thanh toán với các đầu mối báo chí phải tiến hành thường xuyên và tốn
nhiều công sức trong khi doanh thu của dịch vụ không lớn.

1.12.3. ĐỊA BÀN PHỤC v ụ RỘNG, PHÂN TÁN,
Đối tư ợ ng p h ụ c vụ củ a báo chí nói c h u n g là tất cả độc g iả có nhu
cầu từ nô n g th ô n đ ến th à n h thị, từ vùng núi cao đến hải đảo xa xôi.
Trong khi đó các toà soạn báo, các đ iểm in và khai th ác báo lại
thường tập tru n g ở các tỉnh, th àn h phố lớn. Do vậy, để p h ụ c vụ tốt
phải gia tăn g các đ iể m phục vụ để tạo sự thuận lợi cho bạn đọc. Đặc
điểm địa lý c ủ a V iệt N am lại rất phức tạp, n hiều đổi núi, dân cư phân
tán, cơ sở hạ tần g thiếu đ ồ n g bộ và còn n hiều bất cập. Đó là nhữnơ
cản trở lớn tro n g việc c h u y ể n , phát báo chí tới bạn đọc rộ n g khấp.
Khâu p h át b á o ch í k h ô n g thể có m áy m óc thay th ế được tro n g điều
kiện cơ sở h ạ tần g ở V iệt N am . Đ ặc đ iểm này khiến k h â u

vận chuyển

tốn nhiều c ô n g sức, chi phí cao, hiệu quả k in h tế thấp...
1.12.4. V Ậ N C H U Y Ể N B Ả 0 C H Í D IỄ N RA THEO M Ộ T C H ĩỂ ư .
K hâu c h u y ể n , p h á t b áo ch í chỉ có m ột chiều từ toà so ạn , nhà in
hoặc điểm k h a i th ác báo ch í tới bưu cục tỉnh, huyện, cá n h â n ... Vì thế
nên không tận d ụ n g được vận c h u y ển theo chiều ngược lại, gây lãng
phí, làm tăn g p h í dịch vụ. Đ ây cũng là điểm hạn c h ế c ủ a việc vận
chuyển b ằn g xe th ư báo c h u y ê n n g àn h so với việc sử d ụ n g các
phương tiện xã hội.
1.12.5. P H Á T H À N H BÁO C H Í M ANG TÍNH CHÍNH TRỊ, CÔNG ÍCH.
Đ ây là tín h c h ấ t củ a p h át h àn h báo ch í nói chuns, n h ư n g thể hiện
đặc biệt rõ ở hệ th ố n g báo Đ ản g , báo phục vụ đồng bào m iề n núi...

Tính ch ín h trị, c ô n g ích củ a việc phát h àn h báo chí là g óp p h ần phổ
biến, tu y ê n tru y ề n đườ ng lối ch ín h sách củ a Đ ả n s , N h à nước tới quần
chúng, giáo dục q u ầ n c h ú n g h iểu và làm theo đường lối đó. ở những
địa bàn n ô n g thôn m iền núi, vùng sâu, vùng xa hoạt đ ộ n g phát hành
chủ yếu có ý n g h ĩa cô n g ích. Do n h iệm vụ phục vụ h o ạt đ ộ n g chính
trị, tư tư ở ng, c h ín h trị nên N h à nước ta luôn khẳng đ ịn h v ai trò chủ
đạo của c ô n g tác p h át h àn h báo ch í củ a n g àn h Bull đ iệ n và ngành
cũng lu ô n đ ặt n h iệ m vụ c h ín h trị lên h àn g đầu.

11


sp/tá/ /iàểi/t Mểf ú/lívà t9tồí ợ//a/đ /tệ tưĩ/ eểĩềđự e/ỉ/íểđự /mía c/ii A‘<7J/f/ VỜItết í/trì/ &ự /Ọ$ó-2002

1.1.2.6. P H Á T H ÀNH BÁO CHÍ LÀ H OẠT ĐỘNG KINH DOANH.
Khác với các dịch vụ bưu chính vận chuyển mang tính chất một chiều
khác như chuyển phát nhanh, th ư ... dịch vụ phát hành báo chí có mua vào,
bán ra, hạch toán lời lỗ với những tác động của các quy luật kinh tế. Trong
cơ chế bao cấp, phát hành báo chí chỉ đơn thuần phục vụ nhiệm vụ chính
trị, không đặt ra nhiệm vụ kinh doanh. Để tổn tại và phát triển trong cơ chế
mới, công tác tiêu thụ báo chí được xem xét cả ở hiệu quả kinh tế để bù đắp
nhũng chi phí cho việc phục vụ các nhiệm vụ chính trị của Đảng, Nhà nước.
Hoạt động phát hành phải hạch toán kinh doanh, song việc hạch toán phải
cùng lúc thoả mãn hai yêu cầu: phải đảm bảo định hướng chính trị tư tướng
đồng thời phải đảm bảo tự nuôi sống mình để tồn tại và phát triển. Vì vậy
cần có quan điểm kinh doanh đúng đắn, không VI lợi ích kinh tế đơn thuần
mà quên đi tính chất phục vụ nhiệm vụ chính trị. Ngược lại, cũng không thể
vì phục vụ mà để kinh doanh thua lỗ triền miên, làm ảnh hưởng đến sự phát
triển chung. Quan điểm coi kinh doanh, lợi nhuận là mục đích tối thượng,
coi phục vụ là thứ yếu hay phủ nhận việc kinh doanh trong công tác phát

hành báo chí đều không phù hợp.
Xét từ góc độ hạch toán kinh tế có liên quan chặt chẽ đến hoạt động
phát hành của các tờ báo, hệ thống báo chí ở Việt Nam có thể phân chia
thành các loại sau:
Thứ nhất, loại được bao cấp bằng ngân sách Nhà nước, gồm báo chí
của Đảng, địa phương, các đoàn thể, báo chí chuyên ngành.
Thứ hai, loại được bao cấp một phần, một phần tòa soạn phải tự lo.
Thứ ba, loại tự hạch toán hoàn toàn.
Thứ tư, loại được tài trợ với nhiều mức độ khác nhau: thường xuyên,
ban đầu, từng giai đoạn của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước.
Có thể thấy rõ sự tác động giữa cơ chế hạch toán với sự năng động
trong khâu phát hành của từng tờ báo. Những tờ báo tự hạch toán hoặc hạch
toán một phần, số tiền báo bán được là một khoản thu đáng kể nuôi sổng bộ
máy tòa soạn nên chất lượng nội dung, hình thức thể hiện rõ sự cạnh tranh.
Đối với loại báo được tài trợ cũng vậy, có thể mục đích của người tài trợ

12


tp /ia / /tà tt/i /táft c /iía à tn â í ợ t/íi/t A f w it erĩnự nfitn/fy /uỉr, e /tt'á ’t7A'ệ/ WfttH //là i 6 ý /Ọ SÓ -2002

không phải là số tiền thu được từ việc phát hành nhưng tờ báo phải có lượng
tirage nhất định để khẳng định uy tín trên thị trường báo chí.
Nếu phân loại báo chí theo phạm vi đối tượng phát hành có thể chia
làm 3 loại:
- Báo Trung ương: lưu hành trên phạm vi toàn quốc.
- Báo địa phương: nhằm vào đối tượng ở địa phương nơi xuất bản báo
là chủ yếu.
- Báo ngành: đối tượng chính là những người có cùng chuyên môn.
Còn nếu phân chia theo cơ quan chủ quản, có thể phân chia báo chí

theo ba hệ thống sau:
- Báo chí của Đảng: phổ biến chủ trương, chính sách của trung ương
và từng địa phương, gồm có báo N hân Dân và báo của đảng bộ mỗi tỉnh
thành.
- Báo chí của đoàn thể: gồm báo chí của Đoàn Thanh niên Cộng sản
Hồ Chí Minh, các Hội liên hiệp, các Liên đoàn, Mặt trậ n ...
- Báo chí của ban, ngành, chính quyền: gồm báo chí của bộ, tổng cục,
sở, uỷ ban nhân dân, tổng công t y ...
Đối với ngành Bưu điện, để thuận tiện cho hoạt động nghiệp vụ hiện
ngành có các cách phân loại như sau:
- Phân loại theo kỳ xuất bản: nhật báo, tuần báo, báo chí tháng, báo
chí quý...
- Phân loại theo báo, tạp chí và bản tin.
- Phân loại theo khối lượng: đây là yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp tới
chi phí vận chuyển (bao gồm báo chí có khối lượng đến 25g và m ỗi nấc 25g
tiếp theo; báo chí có khối lượng đến 50g và mỗi nấc 50g tiếp theo).
- Phân theo cấp quản lý: có hai cấp quản lý chính là Công ty Phát hành
Báo chí Trung ương và các bưu điện tỉnh, thành phố (bao gồm báo chí
Trung ương và báo chí địa phươns).
- Phân theo ngôn ngữ: có báo chí quốc văn, báo chí ngoại văn.
ở Pháp, dưới góc độ phát hành, báo chí được phân làm ba loại: nhật
báo, tuần báo và báo chí định kỳ khác (nguyệt san, bán nguyệt s a n . ..)

13


sp/iíỉl /là/t/i ỏ/í/* ứ/t//ult tnỏĩ Ợỉt/Tết /tệ £U
Íf eổtiự e/t/íítế/ /uỉrt í>/t/ứ <7J/ệ/ Olếiềtt ể/tr/t &// /ỌSÓ-2002

- N hật báo: bắt buộc phải được chuyển đến độc giả trong ngày và

thông thường độc giả đều m uốn có báo đọc trước buổi trưa. Việc vận
chuyển loại báo chí này thường gặp khó khăn do sức ép về thời gian trons
khi khoảng cách từ nơi nhận báo tới nơi giao báo không gần, công chúns
phân tán, những sự cố gặp phải khi phân phối. Nhưng loại báo này có thuận
lợi là dễ thay đổi nội dung, hình thức thông tin theo nhu cầu công chúng.
- Tuần báo: công chúng của tuần báo có thói quen nắm bắt các sự kiện
vào cuối tuần. Song đó cũng chính là khó khăn của loại báo này khi phải
tìm cách thể hiện khác so với nhật báo. Công chúng thường m uốn có báo
vào thứ sáu hoặc m uộn nhất là vào thứ bảy.
- Báo chí định kỳ khác: thường phát hành vào ngày 1, ngày 15 hoặc
ngày 30 hàng tháng. Loại báo chí này không đòi hỏi thời gian khắt khe như
hai loại trên.

1.2.
ĐỊNH HƯỚNG CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC VỀ CÁC
HOẠT ĐỘNG LIÊN QUAN ĐẾN p h á t h à n h b á o c h í v à
CÔNG CHÚNG BÁO CHÍ.
Chủ trương phổ biến sách báo cách m ạng để vận động quần chúng của
Đảng ta dựa trên quan điểm của M ác - Ảngghen, Lênin và tư tưởng Hồ Chí
Minh: “Lý luận cũng s ẽ trở thành lực lượng vật chất, m ột khi nó thâm nhập
vào quần chúng

Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ, nhà báo lão thành sinh

thời cũng có những chỉ đạo rất sát sao việc đưa báo chí cách m ạng tới các
đối tượng quần c h ú n s để phục vụ cho công cuộc cách m ạng. Người không
chỉ sát cánh cùng đội ngũ những người làm báo mà còn tuyên truyền về sự
cần thiết, ích lợi của việc đọc và làm theo báo Đảng. Trong truyền đơn cổ
động mua báo N gười củng k h ổ , Người kêu gọi: “T ờ báo này là tờ báo của
bạn, giúp bạn thoát khỏi cảnh nô lệ và s ẽ p h á t hành rộng rãi trong tất cả

các thuộc địa, nhằm dắt dẫn m ọi người bị bóc lột thuộc m ọi m àu da đoàn
kết lại dưới lá cờ đ ỏ búa liềm đ ể trong m ột phong trào quốc t ế rộng lớn
quét sạch m ọi k ẻ bóc lột m à chúng ta là những người cùng khô! ”[21, 1 15­
116]. Người còn làm m ột bài thơ khuyên đồng bào m ua báo V iệt N am độc
lập [28, 150] và xót xa trước thực tế báo chí nước nhà: “Vì chính sách ngư
dán như các bạn đ ã biết, nên độc giả ch ỉ có m ột dúm người rất hạn chê.

14


sp /tếíl /u ìỉi/i /j/ỉfẤ e /t/ữ à ềềtàĩ ỰI/SI/I /tệ iUÍ'/ á/htự é/tứể/ự /uúỉ e / t/f / '7J/ẽ/ O ùi/ti //lể)'/ 6ỳ fọ # ớ 2 0 0 2

Mỗi s ố phát hành không bao giờ quá một hai nghìn bản, ấy t h ế mà bán
không h ế t ”[27, 55].
Báo chí là phương tiện truyền thông đại chúng hữu hiệu mà bất kỳ một
Đảng, Nhà nước hay giai cấp cầm quyền nào cũng nắm lấy. Những lãnh tụ
cách mạng vĩ đại: M ác, Ảngghen, Lẽnin, Hồ Chí Minh đều là những người
sử dụng thành thạo thứ vũ khí sắc bén này trong quá trình đấu tranh cách
mạng. Nếu như tronơ thời kỳ chiến tranh cách mạng, báo chí là sợi dây nối
liển các giai cấp công - nông - binh đấu tranh chống lại sự áp bức thì ngày
nay, báo chí là côns cụ của Đảng, N hà nước, là diễn đàn của nhân dân phục
vụ đắc lực cho công cuộc đổi mới của đất nước. Định hướng của Đảng, Nhà
nước về các hoạt động liên quan đến phát hành báo chí và công chúng báo
chí thể hiện quan điểm, đường lối chung đối với công tác báo chí. Phát hành
báo chí là một bộ phận khăns khít k hôns thể tách rời trong toàn bộ công tác
báo chí của Đảng, do vậy chức năns, nhiệm vụ của báo chí vô sản chi phối
chức năng, nhiệm vụ của công tác phát hành báo chí. Báo chí muốn đến với
công chúng phải thông qua côn2 tác phát hành. Để quần chúns nhân dàn
mua báo, đọc báo, suy nghĩ và hành động theo sự hướng dẫn của báo chí là
mục đích cao nhất của công tác phát hành báo chí nói riêng, sự nghiệp báo

chí của Đảng nói chung. Đặc biệt từ khi đất nước tiến hành đổi mới toàn
diện, mọi hoạt đ ộ n s của báo chí Việt N am nhằm phục vụ cho việc tuyên
truyền đường lối đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhà nước bầnơ
mọi cách tạo điều kiện tốt nhất cho việc phổ biến các sản phẩm báo chí tới
đông đảo các tầng lớp nhân dân, nhằm tăng cường hơn nữa sự hiểu biết và
đồng lòng của toàn dân tộc. Có thể thấy tinh thần chỉ đạo chung thể hiện
xuyên suốt qua các kỳ đại hội của Đảng, nhất là sau khi đổi mới, sự chỉ đạo
này ngày càng trực tiếp, cụ thể.
Trong văn kiện quan trọng đánh dấu sự chuyển biến lớn của đất nước Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI (12 - 1986) có chỉ đạo:
“Quản lý chặt c h ẽ công tác xuất bản, công tác điện ảnh, và công tác phát
hành sách, báo, p h im ảnh, phát triển các phương tiện thông tin đại chúng,
năng cao chất lượng thông ti n ” [71, 92]. Bên cạnh việc phát triển các thành
phần kinh tế, Đảng ta còn chú trọng tới các hoạt động thuộc lĩnh vực tư
tưởng, tinh thần. Văn kiện đã chỉ rõ, chúng ta không chỉ nâng cao chất

15


sp/isí/ /ừỉ/ĩ/í úárẤ ếưiíữA ềMểĩể /ỵn/ĩit /lệ tui'/ ỂÕttế/ e/tiíểỉự /uĩfẤ e/é/tí' rừ /ệ / Wiẩề*t f/tfỉ'đ &/} / ọ Số-2 0 0 2

lượng thông tin, phát triển số lượng mà còn chú trọng tới việc quản lý côn a
tác phát hành sách, báo...
Đến Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII (6 - 1991), tinh thần đó
được phát triển cao hơn một bước, cụ thể hơn trong việc hướng tới các đối
tượng tiếp nhận thông tin. Sự nghiệp báo chí được xác định là nhầm nâng
cao kiến thức cho nhân dân, chú trọng khu vực nông thôn, miền núi, ưu tiên
thông tin đối ngoại: “Phất triển sự nghiệp thông tin, báo chí, xuất bản theo
hướng nâng cao chất lượng, đáp ứng nhu cầu thông tin và nâng cao kiến
thức mọi mặt cho nhân dán. Tăng đáu tư phương tiện phát thanh, truyền
hình, đưa thông tin đến mọi vùng của đất nước, đến phấn lớn các gia đỉnh,

nhất là ở nông thôn và miền núi. Coi trọng công tác tuyên truyền đối ngoại.
Quản lý chặt c h ẽ công tác xuất bản, thông tin, báo chí ... ” [72, 84].
Cơ sở pháp lý của hoạt độns phát hành báo chí được hoàn thiện dần
theo thời gian qua hệ thống các văn bản pháp luật. Công tác phát hành báo
chí cách mạng được tính từ khi tờ báo cách mạng - tờ Thanh N iên xuất hiện
(21 - 6 - 1925). Từ đó cho đến khi Đảng Cộng sản Việt N am ra đời cũng
như sau này, sách báo của Đảng đều được thông qua các cán bộ, đảng viên,
quần chúng cảm tình cách mạng để chuyển về cơ sở. Đ ến tháng 3 - 1938,
Đảng ra Nghị quyết về việc xuất bản và phát hành sách báo. Trong Chỉ thị
Kháng chiến kiến quốc cũng có nhắc đến việc tăng cường công tác phát
hành sách báo. Công tác phát hành báo chí cách mạng được giao cho Tổng
phát hành sách báo Cứu quốc năm 1946 và đến năm 1952 được giao cho
“Nhà in Quốc gia” . Cho đến năm 1955 thì công tác này được giao chính
thức cho ngành Bưu điện trực tiếp thực hiện. Luật báo chí đầu tiên của nước
ta được thông qua năm 1957 song chưa đề cập gì đến hoạt động phát hành.
Do đó, Luật báo chí được Quốc hội khoá VIII th ô n s qua ngày 2 8 - 1 2
- 1989, công bố ngày 2 - 1 - 1990 thể hiện sự chuyển biến cơ bản của công
tác phát hành. Luật báo chí đã dành hẳn một điều (điều 24) chỉ đề cập đến
hoạt động phát hành báo chí có ý nghĩa rất lớn đối với hoạt động này, nhất
là trong bối cảnh đổi mới của đất nước ta lúc đó. Phải nói rằng, cho đến
năm 1990, công tác phát hành báo chí của nước ta mới thật sự biến chuyển
bằng việc các thành phần tham gia phát hành báo chí được mở rộng. Tuy
vậy, sau đúng 10 năm thực hiện - sau nghị quyết Đại hội lần thứ VII của

16


×