Tải bản đầy đủ (.pdf) (168 trang)

Tác động của văn hóa bản địa nam bộ trong công tác tổ chức và tiếp nhận chương trình thời sự, VH XH trên các đài truyền hình đông nam bộ ( 2001 2006)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (31.85 MB, 168 trang )

w
ĐẠI HỌC QUÓC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XẢ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN CẢM NAM

TẠC ĐỘNG CỦẠ VĂN HOÃ BẢN ĐỊA NAM BỘ TRONG CÕNG TÁC
TỔ CHỨC VÀ TIẾP NHẬN CHƯƠNG TRÌNH THỜI sự, VH - XH TRÊN
CÁC ĐÀI TRUYỀN HÌNH ĐÔNG NAM BỘ (2001 ■ 2006)

CHUYÊN N G À N H : BÁO CHÍ HỌC
MÃ SÔ

: 60.32.01

LUẬN VĂN THẠC s ĩ BÁO CHÍ HỌC
m




N gười hướng dẫn khoa học:

PGS.TS NGUYỄN THỊ MINH THÁI

Đ A I H O C Q U O C G IA HA NƠ I
TRUNG TA VI T H Ò N G TIN

HÀ NỘI - 2007

THƯ



VIÊN


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến PGS. TS Nguyễn Thị
Minh Thái, người đã tận tình hướng dẫn và giủp đỡ tôi trong quá trình
thực hiện Luận văn.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến:
Ban Chủ nhiệm khoa Báo chí, các thầy cô giáo trong khoa, phòng
Quản lý khoa học, trường Đại học khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại
học Quốc gia Hà Nội.
Đài Phát thanh- Truyền hình Tây Ninh, nơi tôi công tác
Và người thân trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã nhiệt tình
giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu Luận văn.

Hà Nội, tháng 11 năm 2007

«■»

^

Nguyên Cam Nam

1


MỘT SÓ TỪ VIÉT TẮT VÀ THUẬT NGỮ ĐƯỢC







SỬ DỤNG TRONG LUẬN VĂN

r

r

r

1. Một sô từ vỉêt tăt:
NB

Nam Bộ

ĐNB

Đông Nam Bộ

BR-VT

Bà Rịa - Vũng Tàu

TP HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

PTV


Phát thanh viên

VH-XH

Văn hóa - Xã hội

CHXHCN

Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa

THVN

Truyền hình Việt Nam

VHBĐ

Văn hoá Bản địa

VHVN

Văn hoá Việt Nam

II. Một sổ thuật ngữ
1. Truyền

thông đại chúng:

Từ gốc tiếng Anh là Mass


Communication, được hiểu là một quá trình liên tục trao đổi hoặc chia sẻ
thông tin, tình cảm, kỹ năng nhằm tạo sự liên kết lẫn nhau để dẫn tới sự
thay đổi trong hành vi và nhận thức.
2. Các phương tiện truyền thông đại chúng: Từ gốc tiếng Anh là
Mass M edia, được hiểu là bao gồm báo in, đài phát thanh, đài truyền
hình, điện ảnh, internet, tờ bướm, panô, áp phích, và các hoạt động
truyền thông khác.
3. Pay - TV: Từ gốc tiếng Anh là Pay- Television có nghĩa là
Truyền hình trả tiên.

2


MỤC LỤC
Mở đầu

Trang

Chương 1: Quan hệ giữa văn hoá Bản địa NB với các đài truyền hình
ĐNB.........................................................................................................................8
1.1. Văn hoá Bản địa NB trong không gian vănhoáViệt N am ........................... 8
1.1.1. Không gian văn ho á Việt Nam................................................................ 8
1.1.2. Lãnh thổ văn hoá Việt N a m ................................................................ 10
1.1.3. V ù n g vă n h o á N B ..................................................................................12
1.1.4. Tiêu vùng văn hoá ĐNB....................................................................... 22
1.2. Truyền hình ĐNB trong hệ thống đài truyền hình quốc gia và khu vực . 26
1.3. Tính Bản địa trong chương trình truyền hình từ phía người tổ chức và tiếp
nhận.........................................................................................................................32
1.4. Tiểu kết chương 1.............................................................................................38


Chưong 2: Văn hoá Bản địa NB tác độngđến truyềnhình ĐNB.................. 40
2.1. Chương trình Thời sự, VH-XH trên truyền hình N B ................................. 40
2.1.1. Chương trình chi tiết ở bảy đài truyền hình ĐNB .... ...................... 45
2.2. Tác động của văn hoá Bản địa Nam Bộ đến chương trình Thời sự, VH-XH
64
2.2.1. Tác động đến nội dung..........................................................................65
2.2.2. Tác động đến hình th ứ c ...................................................................... 68
2.3. Tiểu kết chương 2 ........................................................................................... 76

Chương 3: Kinh nghiệm, giải pháp phát triển chương trình Thời sụ’, VH-

X H trên các đài truyền hình Đ N B ................................................................... 78
3.1. Bài học kinh nghiệm trong công tác bảo tồn và phát huy văn hoá Bản địa
NB đối với truyền hình ĐNB .............................................................................. 78
3.1.1. Đối với công tác tỏ chức chương trình truyền h ìn h .........................78


3.1.2. Đối với công tác tiếp nhận chương trình truyền h ìn h ..................... 87
3.2. Những giải pháp nâng cao chất lượng các chương trình Thời sự, VH - XH
trên các đài truyền hình ĐNB............................................................................... 90
3.2.1. về nhân lự c ............................................................................................ 93
3.2.2. vể trang thiết bị truyền thông..............................................................94
3.2.3. về một ngành truyền hình chuyên nghiệp và đậm đà bản sắc văn
hoá dân tộ c ..............................................................................................................96
3.3. Tiểu kết chương 3 ........................................................................................... 105
Kết lu ậ n ..................................................................................................................107
Phụ lục.................................................................................................................... 109


MỞ ĐÀU


I. LÝ DO CHỌN
ĐÈ TÀI:

- Vùng đất miền Đông Nam Bộ là quê hương của cộng đồng cư dân có
nguồn gốc từ nhiều địa phương khác nhau trên cả nước tụ họp về. Công cuộc
khẩn hoang làm chủ thiên nhiên và đấu tranh chống áp bức bóc lột, chống
giặc ngoại xâm đã gắn kết họ thành một khối đoàn kết bền vững. Quá trình
đấu tranh để tồn tại và phát triển trong điều kiện lịch sử mới đã hình thành ở
họ - ngoài nhũng phẩm chất mang tính cách dân tộc Việt Nam, còn là những
nét riêng dễ thấy ở từng địa phương, cùng tồn tại trong vùng văn hoá Nam
Bộ, vốn là một trong 6 vùng văn hoá lớn của không gian văn hoá Việt Nam.
(Theo cách phân vùng văn hoá của GS. Trần Quốc Vượng, đã được đánh giá
là họp lý và khách quan ho'n cả).
- Trong các nhân tố gìn giữ và phát triển văn hoá Bản địa của vùng văn
hoá Nam Bộ không thế không kể đến vai trò của báo chí. Ngược lại, văn hoá
Bản địa Nam Bộ là cái nôi to lớn nuôi giâc cho từng chương trinh, từng tác
phẩm báo chí lớn để vươn vai đến với công chúng tiếp nhận.
- Trong công tác tô chức của những người làm chương trình và tiếp
nhận các chương trình truyền hình từ phía công chúng, nhất là sự tiếp nhận
các chương trình Thời sự và VH - XH, văn hoá Bản địa Nam Bộ không những
luôn hiện diện xuyên suốt tạo thành bản sắc riêng cho từng đài truyền hình địa
phương, góp thành tiêng nói chung đa dạng và phong phú cho các đài truyền
hình ở khu vực miền Đông Nam Bộ, mà còn tạo thành một cách tiếp nhận
riêng biệt, độc đáo của công chúng xem truyền hình ở miền Đông Nam Bộ.
- Vỉ vậy, cần xem xét nghiên cứu một cách nghiêm túc và có tính hệ
thống để thấy được tác động tích cực của tính Bản địa trong từng vùng văn
hoá Nam Bộ trong công tác tổ chức và tiếp nhận chương trình Thời sự, VH -

3



XH trên các đài truyền hình miền Đông Nam Bộ. Đồng thời, mỗi chương
trình truyền hình được xây dựng ở 6 đài địa phương và 1 đài khu vưc, ngoài
hơi thở thời đại luôn mang trong mình, nét văn hoá Bản địa được the hiện là
minh chứng hùng hồn cho sự đặc sắc của cách thông tin và tiếp nhận thông tin
qua các đài truyền hình của vùng văn hoá Nam Bộ nằm trong lãnh thổ văn
hoá Vịêt Nam. Từ đó có thể rút ra những bài học kinh nghiệm về việc tổ
chức chương trình từ phía những người làm truyền hình đối với công chúng
của từng vùng văn hoá đặc thù cũng như từng bước cải thiện nâng cao cách
thức tiếp nhận của công chúng vùng đó đối với chương trình của đài địa
phương mình.
II. GIỚI HẠN CỦA ĐÈ TÀI.
- Chúng tôi tập trung khảo sát, nghiên cún cách thông tin trên loại báo
hình, cụ thế là các đài truyền hình miền Đông Nam Bộ bao gôm:
1. Đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh (HTV2, HTV7, HTV9).
2. Đài phát thanh - truyền hình Tây Ninh (TTV 11).
3. Đài phát thanh - truyền hỉnh Đông Nai (ĐNRTV1, ĐNRTV2).
4. Đài phát thanh - truyền hình Bình Dương (BTV1, BTV2).
5. Đài phát thanh - truyền hình Bình Thuận (BTV12).
6. Đài phát thanh - truyền hình Bình Phước (BPTV).
7. Đài phát thanh - truyền hình Bìa Rịa - Vũng Tàu (BRT).
- Chúng tôi khảo sát các chương trình truyền hình, cụ thể:
+ Chương trình Thời sự.
+ Chương trình VH - XH.
- Trong quá trình nghiên cứu và tìm hiếu, chúng tôi sẽ có sự so sánh đối
chiếu công tác tổ chức và quá trình tiếp nhận các chương trình đã nêu trên các
đài truyền hình miền Đông Nam Bộ vớicác đài truyền hình vùng miền khác
để có cái nhìn khách quan cũng như nêu bật được vai trò văn hoá Ban địa và



tác động của nó trong công tác tổ chức và tiếp nhận chương trình truyền hình,
từ cả hai phía: người tổ chức chương trình và người tiếp nhận chương trình.
- Do hạn chế về thời gian cũng như khả năng bao quát nên chúng tôi
xin giới hạn những vấn đề mà chúng tôi nghiên cứu và tìm hiểu tập trung là
nhũng vấn đề liên quan đến các chương trình Thời sự, VH - XH trên các đài
truyền hình miền Đông Nam Bộ trong khoảng thời gian từ năm 2001 đến năm
2006, từ đó thấy được vai trò và tác động của văn hoá Bản địa Nam Bộ đôi
với công tác tổ chức và tiếp nhận các chương trình này trên truyền hình. Bên
cạnh đó, chúng tôi sẽ tham khảo thêm những chương trình Thời sự, VH - XH
trong những năm trước để thấy được quá trình phát triển của công tác tổ chức
và tiếp nhận các chương trình này trên truyền hình qua góc độ lý luận và văn
hoá Bản địa Nam Bộ.

III. MỤC TIÊU ĐÈ TÀI.
- Góp phần đem lại tiếng nói chung đối với việc phân tích đánh giá
công tác tổ chức và tiép nhận các chương trình truyền hình (chương trình thời
sự, VH - XH) ở khu vực miền Đông Nam Bộ nhưng được xem xét dưới góc
độ mới là cái nhìn từ văn hoá Bản địa Nam Bộ.
- Mục đích lớn nhất của chúng tôi là xem xét vai trò của văn hoá Bản
địa Nam Bộ ảnh hưởng như thế nào đối với việc tổ chức và tiếp nhận các
chương trình truyền hình ở từng địa phương. Từ đó thấy được các tiểu vùng
văn hoá ờ từng địa phương đã thực sự tác động gắn kết với công tác truyền
hình hay chưa, và ngược lại các chương trình truyền hình đã tạo nên bộ mặt
văn hoá vùng như thế nào ở khu vực miền Đông Nam Bộ.

IV.
Ý NGHĨA KHOA HỌC
VÀ THỤC
TIỄN CỦA LUẬN

VĂN.
'



- Công tác làm truyền hình ở từng địa phương trước hết là tiếng nói của
Đảng, của tỉnh thành, là diễn đàn của toàn dân. Đơn giản hon là đài địa
phương ở đâu trước hết là làm chương trình cho một vùng đất ấy, phục vụ cho


tiểu vùng văn hoá ấy. Văn hoá Bản địa ở từng vùng cũng từ đó mà được bộc
lộ, thể hiện mình qua từng chương trình truyền hình đến với công chúng.
- Đi tìm bản sắc đặc trưng của văn hoá vùng thông qua các tác phẩm
của báo hình là một trong những mục tiêu quan trọng không chỉ có ý nghĩa
trong phạm vi văn hoá, công tác làm truyền hình mà còn mang những giá trị
xã hội to lớn.
- v ề mặt thực tiễn, với tư cách là phóng viên của phòng biên tập, là
ngưòi trực tiếp viết tin dựng bài cho các chuyên mục, việc thực hiện luận văn
về đề tài đã nói ở trên, cũng là một cơ hội để người viết luận văn nghiên cứu
lý luận, từ đó tổng kết và rút ra những bài học thực tiễn soi sáng cho công
việc của bản thân mình và các đồng nghiệp.

V. TÌNH HÌNH NGHIÊN c ứ u ĐÈ TÀI.
- Từ trước đến nay có một số công trinh nghiên cứu về công tác tô chức
và tiếp nhận các chương trình trên truyền hình ở những góc độ khác nhau,
chưa có một công trình nào nghiên cứu những vấn đề này thông qua cái nhìn
văn hoá Bản địa.
- Đây là công trình đầu tiên khảo sát tác động của văn hoá Bản địa Nam
Bộ đối với các chương trình Thời sự, VH - XH trên các đài truyền hình khu
vực miền Đông Nam Bộ trong thời gian từ năm 2001 - 2006.


VI. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN ĐÈ TÀI.
- Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, đường lối quan điếm chính sách của Đảng, Nhà nước và
chính quyên địa phu'0 'ng sở tại.
- Trên cơ sở nghiên cứu phân tích, chúng minh, tổng họp, so sánh đối
chiểu và khái quát dựa vào quan điếm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
để làm rõ sự tác động của văn hoá Bản địa Nam Bộ đối với công tác tổ chức,

6


công tác tiếp nhận thông qua một số chương trình truyền hình trong khu vực
miền Đông Nam Bộ.
- Lập phiếu điều tra xã hội học đối với công chúng là đối tượng tiếp
nhận chương trình Thời sự, VH-XH của từng đài địa phương khu vực Đông
Nam Bộ để có sự so sánh.
VII. KÉT CÁU LUẬN VÃN.
Luận văn gồm có ba phần:
- Phần mỏ’ đầu.
- Phần nội dung: Gồm 3 chương.
+ Chương 1: Quan hệ giũa văn hoá Bản địa NB với các đài truyền
hình ĐNB.
+ Chương 2: Văn hoá bản địa NB tác động đến truyền hình ĐNB.
+ Chương 3: Kinh nghiệm, giải pháp phát triển chuong trình Thời

sự, VH-XH trên các đài truyền hình ĐNB.
- Phần kết luận.
- Sách tham khảo.
- Phụ lục.


7


CHƯƠNG 1
QUAN HỆ GIỮA VĂN HÓA BẢN ĐỊA NAM B ộ VỚI CÁC
ĐÀI TRUYỀN HÌNH ĐNB.

1.1 Văn hóa Bản địa Nam Bộ trong không gian văn hóa Việt Nam.
1.1.1 Không gian vãn hóa Việt Nam:
Giống như một điểm trong không gian, vị trí của một nền văn hóa trong
xã hội loài người phải được xác định bởi một hệ tọa độ. Đó là hệ tọa độ ba
chiều: Chủ thể văn hóa - Không gian văn hóa - Thời gian văn hóa.
Thời gian văn hóa là một khái niệm mờ, nó được xác định từ khi một
nền văn hóa hình thành cho đến khi tàn lụi. Thời điểm khởi đầu của một nền
văn hóa được qui định bởi thời điểm hình thành dân tộc và chịu sự chi phối
mạnh mẽ của bối cảnh lịch sử - xã hội của một nền văn hóa.
Trong khi đó, không gian văn hóa lại chịu sự chi phổi mạnh mẽ của bối
cảnh địa lý khí hậu. Không gian văn hóa bao quát tất thảy những vùng lãnh
thổ mà ở đó dân tộc đã tồn tại qua các thời đại. Vì có tính lịch sử cho nên
không gian văn hóa liên quan đến ỉãnh thổ nhưng không đồng nhất với lãnh
thô văn hóa. Không gian văn hóa không thê có ranh giới rạch ròi như lãnh thổ
văn hóa. Và cũng như thời gian văn hóa, nó là một khái niệm 1TLỜ .
Đê có được một sự hình dung đây đủ vê không gian văn hóa Việt Nam
chúng ta phải nắm rõ nguồn gốc và quá trình hình thành dân tộc Việt Nam vì
cả thời gian văn hóa lẫn không gian văn hóa đều phụ thuộc vào việc xác định
chủ thê văn hóa.

8



Người Việt và tuyệt đại bộ phận các dân tộc Việt Nam đều xuất phát từ
một nguồn gốc chung là nhóm loại hình Indonésien. Chính điều này đã tạo
nên tính thống nhất - thống nhất trong sự đa dạng - của con người và văn hóa
Việt Nam, và rộng hơn là toàn vùng Nam Á. Với 54 tộc người sống cùng
nhau, người Kinh (Việt) chiếm 90%, 10% còn lại bao gồm 53 tộc người như
Chàm, Môn - Khmer, Tày, Thái, Nùng, Chăm .... Như vậy, có thể nói rằng
chủ the của văn hóa Việt Nam ra đời trong phạm vi của trung tâm hình thành
loài người phía Đông và trong khu vực hình thành của đại chủng phương
Nam.[32,54]
Trong phạm vi hẹp , không gian gốc của văn hóa Việt Nam nằm trong
khu vực CU' trú của người Nam - Á. Có thể hình dung đó là một tam giác với
cạnh đáy ở phía Bắc, nơi sông Dương Tử và đỉnh là vùng Bắc Trung Bộ Việt
Nam. Xét ở phạm vi rộng hơn, không gian tồn tại của văn hóa Việt Nam nằm
trong khu vực cư trú của người Indonesian lục địa. Tam giác rộng hơn này,
vươn ra ngoài tam giác thứ nhất với cạnh đáy vẫn là sông Dương Tử ở phía
Bắc, riêng đỉnh thì kéo tới vùng đồng bằng sông Mê lcông ở phía Nam.

.

Như vậy, Việt Nam lưu giữ được cả những đặc trưng văn hóa của nhóm
Nam - A và nhóm Nam Đảo. Thấy được không gian văn hóa Việt Nam, xác
định lãnh thổ văn hóa Việt Nam, ta mới có thể hiểu thế nào là khái niệm văn
hóa vùng và vùng văn hóa Việt Nam. Từ trong bối cảnh chung của không
gian văn hóa Việt Nam, ta tìm được vùng văn hóa Nam Bộ, là vùng thứ 6
trong tương quan với 5 vùng khác: Tây Bắc, Việt Bắc, Bắc Bộ, Trung Bộ,
Tây Nguyên, với những nét riêng nối bật của nó.
Không gian văn hóa Việt Nam chính là bối cảnh địa lý - khí hậu riêng
biệt của Việt Nam. Có ba đặc điểm cơ bản mang tính thường trực nên ba đặc
điểm này được xem như là những hằng số tự nhiên của văn hóa Việt Nam.

Hằng số đầu tiên: đây là xứ nóng. Do nóng lắm nên sinh ra mưa
nhiều. Lượng mưa trung bình trong năm ỏ' Việt Nam khoảng trên 2000mm,


vào loại cao nhất thế giới. Riêng vùng Bạch Mã ( Thừa Thiên)

đạt tới

3977mm mỗi năm.
Hằng số thứ hai, Việt Nam là vùng sông nước. Ở Bắc Bộ và Nam Bộ
có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chàng chịt. Việt Nam lại có bờ biển rất dài
và nằm trong khu vực gió mùa cho nên giao thông đường thủy Việt Nam rất
phát triển. Sông nước đã để lại dấu ấn rất quan trọng trong tinh thần văn hóa
khu vực này. Không phải ngẫu nhiên mà phần lớn các đô thị Việt Nam trong
lịch sử đều là những cảng sông, cảng biển. Cách đây trên một thế kỷ, trong
sách Gia Định thành thong chí, Trịnh Hoài Đức đã ghi chép về quang cảnh
giao thông trên sông nước nhộn nhịp của vùng Nam Bộ: “Ở Gia Định, chỗ
nào cũng có ghe thuyền, hoặc dùng thuyền làm nhà ở, hoặc để đi chợ, hoặc để
đi thăm người thân thích, hoặc chở gạo chở củi đi buôn bán rất thuận lợi. Ghe
thuyền chật sông, ngày đêm đi lại không ngớt”[l, 325]. Ở Nam Bộ, sông và
kênh rạch là đường, người ta đi lại trên sông, làm nhà nhìn ra sông, họp chọ
trên sông.
Hằng số tự nhiên thứ ba là giao điểm của các nền văn hóa văn minh. Do
vị trí đặc biệt của mình Việt Nam là nơi hội tụ ở mức độ đầy đủ nhất mọi đặc
trưng của ván hóa khu vực. cho nên không phải vô cớ mà các nhà Đông Nam Á
học đã nói một cách hình ảnh rằng Việt Nam là một Đông Nam Á thu nhỏ.

1.1.2 Lãnh thô văn hóa Việt Nam
Lãnh thổ văn hóa Việt Warn được mở rộng từ Bẳc vào Nam qua từng
thời kì trong lịch sử. Thời kỉ đầu, lãnh thổ văn hóa Việt Nam bao gồm khu

vực châu thổ sông Hồng (đồng bằng Bắc Bộ hiện nay). Do đặc điểm địa lí
chiến lược, trong tiến trình lịch sử các triều đại phong kiến Việt Nam mở rộng
lãnh thổ sang phía Đông thì gặp biên, phía Tây thì bị các dãy núi hiểm trở của
dãy Trường Sơn ngăn cản, phía Bắc là lãnh thổ của người khổng lồ Hán tộc,
nên chỉ có thể lần lượt chinh phục và khai phá về phương Nam.


Tiến trình N am T iến của
ân tôc Vỉêt Nam
Các triều đại phong kiến của Việt Nam liên tục mở rộng lãnh thổ xuống
phía Nam, cho đến năm 1760, lãnh thổ văn hóa Việt Nam mở rộng đến mũi
Cà Mau. Đen thời kì phương Tây đô hộ, thực dân Pháp chia Việt Nam thành
ba kì để trị: Bắc Kì, Trung Kì, Nam Kì. Đen năm 1945, Việt Nam bị chia đôi
tại vĩ tuyến 17. Miền Bắc là Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà, miền Nam là Việt
Nam Cộng Hoà. Đen năm 1975, Việt Nam thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.
Lãnh thổ văn hoá Việt Nam có hình chữ

s chạy

dài theo hướng Đông

Nam của bán đảo Đông Dương, từ Hà Giang đến Cà Mau, diện tích khoảng
322.885km2.

.

11


1.1.3 Vùng văn hóa Nam Bộ.

Phải nói rằng, sự thống nhất do cùng cội nguồn đã tạo ra bản sắc chung
của văn hóa Việt Nam, còn tính đa dạng của các tộc người lại làm nên những
đặc trưng bản sắc riêng của từng vùng văn hóa. Việc phân vùng văn hóa trong
lãnh thổ Việt Nam hiện tại rất có nhiều cách phân chia, nhưng để có cái nhìn
tổng quát thì cách phân thành sáu vùng của Trần Quốc Vượng được xem là
khách quan và họp lý hơn cả. Sáu vùng ấy bao gồm:



Vùng văn hóa Tây Bắc. (Chủ thể là người Thái, Mường)



Vùng văn hóa Việt Bắc. (Chủ thể là người Tày, Nùng)

• Vùng văn hóa Bắc Bộ. (Chủ thể là người Việt (Kinh))


Vùng văn hóa Trung Bộ. (Chủ thể là người Việt, Chăm)



Vùng văn hóa Tây Nguyên. (Chủ thể là người Môn-Khơme, Gia Rai)



Vùng văn hóa Nam Bộ. (Chủ thể là người Việt, Chăm, Hoa)

12



( ẩ u &'fã n,ưầ M . c f a n f a )

BẢN ĐÒ PHÂN VÙNG VĂN HOÁ VIỆT NAM
(Theo GS. Trần Quốc Vượng)

13


Tiến trình văn hóa Việt Nam có thể được chia thành ba lóp: lóp văn
hóa Bản địa, lớp văn hóa giao lưu với Trung Hoa và khu vực, ỉớp văn hóa
giao lưu với phương Tây. Ba lớp này phân chia thành 6 giai đoạn tương ứng:
văn hóa tiền sử, văn hóa Văn Lang- Âu Lạc, văn hóa thời chống Bắc thuộc,
văn hóa Đại Việt, văn hóa Đại Nam và văn hóa hiện đại
Lởp văn hóa Bản địa được hình thành chủ yếu nằm ở hai giai đoạn:
giai đoạn văn hóa tiền sử và giai đoạn văn hóa Văn Lang - Âu Lạc. Đặc trưng
chung của lớp văn hóa này là sự hình thành trong cả khu vực Đông Nam Á cổ
đại một nền văn hóa đặc sắc với nghề nông nghiệp lúa nước là chủ đạo. Và
không thể phủ nhận rằng, thành tựu lớn nhất ở giai đoạn văn hóa thời tiền sử
chính là sự hình thành nghề nông nghiệp lúa nước.
Giai đoạn thứ hai của lớp văn hóa Bản địa là giai đoạn văn hóa Văn
Lang - Âu Lạc. Giai đoạn này kế tục giai đoạn tiền sử cả về không gian văn
hóa, thời gian văn hóa và thành tựu văn hóa. v ề mặt không gian, bò' cõi nước
Xích Quỉ theo truyền thuyết trải dài từ Bắc Trung Bộ đến hồ Động Đình, là
khu vực tam giác không gian gốc của văn hóa Việt Nam. Bờ cõi nước Văn
Lang của các vua Hùng sau này cũng là một bộ phận của không gian gốc đó.
Thành tựu văn hóa chủ yếu của giai đoạn Văn Lang - Âu Lạc sau nghề nông
nghiệp lúa nước chính là nghề luyện kim đồng
Lớp văn hóa giao lưu với Trung Hoa và kltu vực còn lại được hình
thành qua hai giai đoạn: giai đoạn văn hóa chống Bắc thuộc và giai đoạn văn

hóa Đại Việt. Lớp văn hóa này có đặc trưng nổi bật là sự tồn tại song song
của hai xu hướng trái ngược nhau : xu hướng Hán hóa về mặt văn hóa, xu
hướng còn lại là xu hướng chống Hán hóa và Việt Nam hóa các ảnh hưởng
của Trung Hoa.
Giai đoạn văn hóa thời chống Bắc thuộc khởi đầu từ trước công nguyên
và kéo dài cho đến khi Ngô Quyền dành được đất nước. Ý thức đối kháng bất
khuất và thường trực đối với nguy cơ xâm lăng từ phía Phong kiến phương


Bắc là một trong những đặc điểm chủ yếu của giai đoạn này. Đặc điểm thứ
hai là sự suy tàn của nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc. Đặc điểm cuối cùng là
giai đoạn văn hóa thời chống Bắc thuộc đã mở đầu cho quá trình giao lun tiếp nhận văn hóa Trung Hoa và khu vực. Nó đồng nghĩa với việc mở đầu cho
quá trình văn hóa Việt Nam hội nhập vào văn hóa khu vực.
Giai đoạn văn hóa Đại Việt chỉ sau ba triều đại đã gầy dựng và khôi
phục lại văn hóa Việt nam giúp giai đoạn này trở thành đỉnh cao thứ hai trong
lịch sử văn hóa việt nam. Trong giai đoạn đỉnh cao này, có hai cột mốc chính:
Lý - Trần và Lê.Văn hóa Phật giáo đầy lòng bác ái cùng với tinh thần tổng
hợp bao dung truyền thống của văn hóa dân tộc ( lóp văn hóa Bản địa) đã làm
nên linh hồn của thời đại Lý- Trần. Và với tinh thần tổng hợp bao dung, nó đã
mở rông cửa cho việc tiếp thu cả Nho giáo và Đạo giáo. “Tam giáo đồng quy”
trên cơ sở văn hóa dân tộc đã khiến cho văn hóa Việt Nam thời Lý- Trần phát
triển mạnh mẽvề mọi phương diện.
Phải đến thời Lê, Nho giáo mới đạt đến độ thịnh vượng nhất và nắm
trong tay toàn bộ guồng máy xã hội. Lớp văn hóa giao lưu với Trung Hoa và
khu vực tạo bộ mặt mới cho văn hóa Việt Nam chuyển sang một đỉnh cao
kiểu khác: văn hóa Nho giáo và dung chữ Hán làm văn tự chính thống chủ
yếu. Riêng chữ Nôm, chữ của nguủi Nam- một trong những sản phẩm của
cuộc giao lưu này được dung trong sáng tác văn chương .
Lớp văn hóa th ứ ba là lớp giao lưu với văn Itoá phư ơng Tây. Cho đến
nay, lớp này gồm hai giai đoạn: văn hóa Đại Nam và văn hóa hiện đại. Giai

đoạn văn hóa Đại nam đưcrc chuẩn bị từ thời các chúa Nguyễn và kéo dài hết
thời Pháp thuộc và chống Pháp thuộc.” Đại Nam” ỉà quốc hiệu chủ yếu của
nước ta trong giai đoạn này. Từ nhũng tiền đề mà nhà tây Sơn đã chuẩn bị,
với sự hoàn tất của nhà Nguyễn, lần đầu tiên đất nước ta có sự thống nhất về
lãnh thổ và tổ chức hành chánh từ Cao Lạng đến Minh Hải. Sau thời kì Lê-

15


Mạc, Trịnh - Nguyễn hỗn độn, đến nhà Nguyễn, Nho giáo lại được phục hồi
làm quốc giáo nhưng nó ngày một suy tàn.
Khởi đầu thời kỳ thâm nhập của văn hóa phương Tây, cùng với nó là sự
xuất hiện của Kitô giáo cũng là giai đoạn khởi đầu cho thời kỳ văn hoá Việt
nam hội nhập vào nền văn hóa nhân loại. Sự giao lưu đó đã làm biến đổi nền
văn hóa Việt Nam ở mọi phương diện, khiến cho lịch sử Việt nam lật sang
trang mới.
Giai đoạn văn hóa hiện đại được chuấn bị từ trong lòng văn hóa Đại
Nam . Đây ỉà giai đoạn văn hóa đang định hình. Sự giao lưu với văn hóa
phương Tây mở đầu bằng văn hóa Đại Nam đã thổi vào Việt nam luồng gió
với những tư tưởng mới của K.Marx, V.I.Lênin. Ý thức về vai trò con người
cá nhân đang được nâng cao bổ sung cho ý thức cộng đồng truyền thống.
Lớp giao lưu văn hóa phương Tây đem đến một sản phẩm cho cuộc
giao lưu mới đó là chư Quốc Ngữ. Bên cạnh đó là vai trò của đô thị ngày càng
quan trọng trong đời sống xã hội, quá trình đô thị hóa diễn ra ngày một nhanh
hơn. Cùng với nó là sự lớn mạnh của công cuộc công nghiệp hóa- hiện đại
hóa và nhu cầu về một cuộc sống văn minh tiện nghi.
Như vậy, cho đến nay, văn hóa Việt nam đã trải qua nhiều biến động,
nhưng do những hòan cảnh địa lý - khí hậu và lịch sử xã hội riêng, nên dù
biến động đến đâu, văn hóa Việt Nam vẫn mang trong nó những net bản sắc
không thế trộn lẫn vào đâu được.

Vùng văn hóa Nam Bộ bao gồm 17 tỉnh từ Bình Phước trở xuống phía
Nam và hai thành phố: Thành phố Hồ Chí Minh và thành phố cần Thơ.
Khu vực này chia làm 2 vùng chính:
* Vùng Đông Nam Bộ có 5 tỉnh và 1 thành phố:
+ 5 tỉnh: Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, Tây Ninh, Bà Rịa-Vũng
Tàu, Bình Thuận.


+ Thành phố Hồ Chí Minh.
*

Vùng đồng bằng sông Cửu Long, còn gọi là Tây Nam Bộ, có 12 tỉnh

và 1 thành phố:
+ 12 tỉnh: Long An, Đồng Tháp, Tiền Giang, An Giang, Ben Tre, Vĩnh
Long, Trà Vinh, Hậu Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau.
+ Thành phố cần Thơ.

Nhìn qua các thời kỳ lịch sử, sẽ thấy Nam Bộ được hình thành trong
quá trình mở cõi, “hành phương Nam” của người Việt từ miền Bắc. Cho đến
triều vua Minh Mạng năm 1832 đã chia vùng này thành 6 tỉnh (do đó có tên
gọi Nam Kỳ Lục tỉnh hay Lục tỉnh). Đó là các tỉnh: Phiên An, năm 1836 đổi
thành Gia Định (tỉnh ỉỵ Sài Gòn), Biên Hòa (tỉnh lỵ Biên Hòa), Định Tường
(tỉnh lỵ Mỹ Tho) ở miền Đông, Vĩnh Long (tỉnh lỵ Vĩnh Long), An Giang
(tỉnh lỵ Châu Đổc) và Hà Tiên (tỉnh lỵ Hà Tiên) ở miền Tây.
Theo Sắc lệnh 143-NV ngày 22 tháng 10 năm 1956 của chính quyền
Việt Nam Cộng hòa thi Nam phần (tức Nam Bộ) gồm 22 tỉnh (kể cả Đô thành
Sài Gòn).
Sau khi đất nước thống nhất, năm 1976 vùng văn hóa Nam Bộ đưọ-c
chia thành 13 tỉnh thành trong tổng số 38 tỉnh thành của cả nước: Thành phố

Hồ Chí Minh, Sông Bé, Tây Ninh, Đồng Nai, Long An, Đồng Tháp, An
Giang, Tiền Giang, Hậu Giang, Kiên Giang, Ben Tre, Cửu Long, Minh Hải. •
Năm 1979, thành lập Đặc khu Vũng Tàu-Côn Đảo, tương đương cấp
tỉnh. Do đó thời kỳ 1979-1991 Nam Bộ có 13 tỉnh thành và 1 Đặc khu trong
tổng số 39 tỉnh thành và 1 Đặc khu của cả nước.
Từ năm 1991, với việc tỉnh Cửu Long tách ra thành 2 tỉnh Vĩnh Long
và Trà Vinh và Đặc khu Vũng Tàu-Côn Đảo trở thành tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu
thì Nam Bộ có 15 tỉnh thành trong tông sỏ 53 tỉnh thảnh của cả nước.
Đ Ạ I H O C Q U Ô C G IA HẢ N O I
TRƯNG T Á M T H Ô N G TIN THƯ V I Ê N

17


Từ năm 1997, với việc tỉnh Sông Bé tách ra thành 2 tỉnh Bình Dương
và Bình Phước, tỉnh Hậu Giang tách ra thành 2 tỉnh cần Thơ và Sóc Trăng,
tỉnh Minh Hải tách ra thành 2 tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau thì Nam Bộ có 18 tỉnh
thành trong tổng số 61 tỉnh thành của cả nước.
Từ năm 2004, tỉnh c ầ n Thơ tách ra thành thành phố c ầ n Thơ và
tỉnh Hậu Giang nên Nam Bộ có 19 tỉnh thành trong tổng số 64 tỉnh thành
của cả nước.
Nhìn sâu hơn về lịch sử hình thành một vùng văn hóa, ta thấy Nam Bộ trước
kia vốn là lãnh thổ của nước Chăm Pa và Chân Lạp.
Thời chúa Nguyễn và nhà Tây Sơn, vùng đất này là xứ Gia Định (Gia
Định thành), mới được khai khẩn từ thế kỷ 17.
Vào thé kỷ 17, Nam Kỳ là vùng đất hoang sơ, được Chúa Nguyễn ở
Đàng Trong khai phá. Một số quan lại, tướng tá nhà Minh sau khi chống nhà
Thanh thất bại, trốn sang Việt Nam được Chúa Nguyễn cho khai phá vùng
này. Một nhóm khoảng 5000 người Hoa do Dương Ngạn Địch và Trần
Thượng Xuyên cầm đầu vào khai khẩn vùng Mỹ Tho, Biên Hòa, một nhóm

khác do Mạc Cửu cầm đầu tiến vào tận Hà Tiên khai khẩn.
Năm 1859, Pháp đánh chiếm thành Gia Định, mở đầu cuộc xâm lược
đất Việt Nam.
Năm 1862, triều đình Huế cắt 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ nhượng
cho Pháp.



Năm 1867, Pháp đơn phương tuyên bố toàn bộ 6 tỉnh Nam Kỳ là lãnh
địa của Pháp. Từ đó, Nam Kỳ được hưởng quy che thuộc địa, với chính quyền
thực dân, đứng đầu là một Thống đốc ngưòi Pháp.
Hiệp ước Quý Mùi (25 tháng 8 năm 1883) nhập thêm tỉnh Bình Thuận
vào Nam Kỳ (thuộc địa Pháp) coi như trừ số tiền bồi thường chiến phí còn lại

18


mà triều đình Huế chưa trả hết, nhưng năm sau, Hiệp ước Giáp Thân (6 tháng
6 năm 1884) lại trả tỉnh Bình Thuận về cho Trung Kỳ.
Năm 1887, Nam Kỳ trở thành một vùng lãnh thổ nằm trong Liên bang
Đông Dương.
Mãi đến sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, ủ y ban hành chính lâm
thời Nam Bộ, hay Lâm ủy Nam Bộ, do chính quyền mới lập ra, tuyên bố sáp
nhập Nam Kỳ lại thành một bộ phận của nước Việt Nam.
Ngày 23 tháng 9 năm 1945, chưa đầy một tháng sau khi Việt Nam độc
lập, Pháp đã nổ súng gây chiến ở Sài Gòn rồi mở rộng đánh chiếm Nam Bộ.
Pháp đã lập ra một chính phủ "Nam Kỳ quốc" hòng tách khu vực này ra khỏi
Việt Nam.
Không đánh bại được Việt Minh, Pháp phải dùng "giải pháp Bảo Đại",
công nhận nền độc lập và sự thống nhất của Việt Nam.

Cuối cùng ngày 22 tháng 5 năm 1949, Quốc hội Pháp chính thức bỏ
phiếu thông qua việc trả Nam Bộ cho Việt Nam.
Nói đến nền văn hóa Nam Bộ là nói đến văn hóa của các tộc người ở
đây. Ngoại trừ các tộc người sống ở ven đồng bằng miền Đông thì các tộc
nguời Việt, Khơme, Chăm, Hoa đều không phải là cư dân Bản địa ở đây.[34,
271] Vì thế, văn hóa của họ là văn hóa của vùng đất mới. Gần như là một quy
luật, văn hóa của lưu dân ở vùng đất mới, dù là của tộc người nào cũng đều là
sự kết hợp giữa truyền thống văn hóa trong tiềm thức, trong dòng máu và điều
kiện tự nhiên, lịch sử của vùng đất mới. Điều kiện phát triển của nó là cách xa
vùng đất cội nguồn cả về không gian và thời gian.
Vùng văn hóa Nam Bộ có một đặc điếm thấy rõ là quá trình giao ỉưu
văn hóa diễn ra với một tốc độ mau lẹ, năm trong lưu vực sông Đông Nai và
hệ thống sông Cửu Long

19


Vùng đất Nam Bộ có tuổi đời khoảng chừng hơn 300 năm, thế nhưng
trong một khoảng thời gian rất ngắn ấy văn hóa Nam Bộ đã định hình rõ
những đặc trưng vùng của mình.
Mặt khác, Nam Bộ là vùng văn hóa có nhiều tôn giáo tín ngưỡng cùng
đan xen tồn tại. Ngoài những tôn giáo lớn ở ngoài du nhập vào như Phật giáo,
Công giáo... thì tôn giáo tín ngưỡng địa phương phát triển rất phong phú ở
Nam Bộ. Ngoài ra, cách ứng xử với môi trường tự nhiên của vùng văn hóa
Nam Bộ cũng có nét khác biệt so với các vùng văn hóa khác, Thái độ ứng xử
với thiên nhhiên còn được thể hiện qua việc ăn và mặc. Món ăn Nam Bộ là
sản phẩm độc đáo của miền đất mới, là kết quả giao tiếp của nhiều dân tộc,
với các làng văn hóa Đông Tây.[33, 304]
Văn hóa Bản địa Nam Bộ phản ánh tính cách, lối sống, cách ăn, cách ở
của người dân Nam Bộ được qui định bởi môi trường tự nhiên và môi trường

xã hội. Nó là tổng hòa những giá trị gốc, cốt lõi căn bản những giá trị hạt
nhân từng địa phương. Chính những điều kiện định cư lâu dài và sự phát triển
của nông nghiệp đã làm hình thành rõ nét tính địa phương của văn hóa trong
những khu vực hẹp vào cuối thời đại đá mới.
Qua sử liệu, ta biết thành phần các lớp cư dân đi lập nghiệp ngoài vài
cự tộc, hầu hết là dân nghèo. Trước vùng đất mới khó khăn đầy rẫy họ đã phải
chung lưng đấu cật hết lòng với nhau để sống còn. Họ cộng cảm với nhau
trong tâm lý dấn thân vì chẳng ai còn đất cũ để quay về nữa. Họ chung chân,
chung tay cùng khai sơn phá thạch, họ lập chòm xóm để kề cận nhau để dễ bề
cưu mang nhau trong cái truyền thống làng ngày xưa. Chính trong hoàn cảnh
đó không thể không tạo nên những nét đặc thù của phong cách, tính khí người
Nam Bộ. Đe rồi từ nhân cách cụ thể đó sẽ xuất hiện những biểu hiện văn
minh - văn hóa của những truyền thong đặc trưng vùng.
Văn hóa Bản địa Nam Bộ không phải tự nhiên mà có, nó được hình
thành dần theo thời gian và được khăng định trong quá trình lịch sử xây dựng


củng cố phát triển của nhà nước, của dân tộc Việt Nam. Hệ sinh thái tự nhiên
đã để lại dấu ấn đậm đà trong văn hóa Nam Bộ. Nó qui định một cách tự
nhiên cách sống, cách nghĩ cách làm của các cư dân Nam Bộ. Vì là vùng đất
cát địa của dân tộc, Nam Bộ chính là cái đại đồng địa lý tự nhiên của vùng với
thiên nhiên của toàn quốc. Đó ỉà cơ sở quan trọng tạo nên sự thống nhất cho
cả nền văn hóa Việt Nam. Cái tiểu dị địa- văn hóa của địa phương so với các
vùng khác lại góp phần tạo nên những đường nét văn hóa đa dạng phong phú
cho chính nó.
Đồng bằng Nam Bộ có diện tích rộng lớn, thòi tiết điều hòa, nhịp hai
mùa ổn định. Dân Nam Bộ hiếu khách rộng bụng, ít lo xa . Nhìn chung, kinh
tế đồng bằng Nam Bộ trù phú nông dân không bị gò bó quá vào cơ chế phong
kiến lạc hậu. Căn tính nông dân đã bám sâu gốc rễ chi phổi mọi hành động
của nhân dân nơi đây, lấy bản vị tình cảm để đối đãi.

Trên thực tế từ khi khai mở cho đến nay, Nam Bộ với vị trí điều kiện về
sinh thái tự nhiên kinh tế xã hội đặc thù đã là nơi gặp gỡ giao lưu của nhiều
lớp nhiều nền văn hóa khác nhau. Tuy ảnh hưởng của nhũng lớp văn hóa cổ
truyền có làm cho sắc diện của mỗi nền văn hóa gặp gỡ trên đất này đều có
những biến dị to nhỏ. Song nhìn chung nơi đây chưa có nền văn hóa nào vượt
khỏi giới hạn cố hữu phong kiến, nông nghiệp cổ truyền mãi cho đến khi sự
mở rông giao tiép văn hóa với phương Tây . Nam Bộ bắt đầu chính thức bước
vào ngưỡng cửa của xã hội hiện đại với sự phát triển theo chiều hướng công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất mróc. Cũng từ mốc thời gian này, văn hóa cổ
truyền Việt Nam nói chung, đặc biệt là văn hóa vùng Nam Bộ nói riêng- vùng
có những biến động, đổi mới sớm và sâu sắc nhất- đã có những buớc tiến
không ngùng.
Rõ ràng từ trước tới nay, Nam Bộ vẫn được xem là vùng đô thị hóa và
quốc tế mạnh nhất nước, là nơi nền văn minh kỹ thuật phương Tây hội nhập
rất phong phú và đa dạng, là túi chứa những vận động không ngừng của nền
21


kinh tế thị trường, là vùng đất năng động trên nhiều lĩnh vực quan trọng. Đó
là những nhân tố mới mang tính động lực tải trong nó nhiều ý nghĩa về kinh
tế lẫn văn hóa đồng thời là một thách thức lớn cho sự phát triển muôn màu
của vùng đất này.

1.1.4. Tiêu vùng văn hóa Đông Nam Bộ:
Vùng văn hóa Nam Bộ có hai tiểu vùng: Đông Nam Bộ ( ỉưu vực sông
Đồng Nai và sông Sài Gòn) và Tây Nam Bộ (lưu vực sông Cửu Long). Chúng
ta sẽ nghiên cứu sâu về tiểu vùng Đông Nam Bộ.
Đông Nam Bộ là một trong hai phần của Nam Bộ Việt Nam. Vùng
Đông Nam Bộ có 5 tỉnh và một thành phố:
+ Bà Rịa-Vũng Tàu

+ Bình Dương
+ Bình Phước
+ Bình Thuận
+ Đồng Nai
+ Tây Ninh
+ Thành phố Hồ Chí Minh

22


×