Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

de tai mon vat lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.81 KB, 13 trang )

Hướng dẫn học sinh giải một số bài tập phần định luật Ohm để phát triển tư duy
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Hiện nay cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật ngày càng phát triển nhanh, kinh tế
đóng vai trò hết sức quan trọng và nổi bật trong sự phát triển. Cùng với sự phát
triển mới, yêu cầu mới đã đặt ra nhiều thách thức cho toàn ngành giáo dục, bên
cạnh sự tất yếu phải đổi mới nội dung chương trình thì việc đổi mới về nội dung
phương pháp dạy học cũng không nằm ngoài tính tất yếu đó.
“ Học phải đi đôi với hành” câu nói đó đã trở thành bất hủ, là bài học cho cả
người dạy lẫn người học. Với đặc trưng của bộ môn Vật lý là môn khoa học,
kiến thức mà các em phải nắm không phải chỉ học vẹt là được.
Bác Hồ của chúng ta đã từng nói:
“ Các thầy giáo, cô giáo phải tìm cách dạy thế nào để học sinh hiểu chóng, nhớ
lâu, tiến bộ nhanh. Các cháu học sinh không nên học gạo, học vẹt. Học phải suy
nghĩ, phải liên hệ thực tế, phải có thí nghiệm và thực hành. Học và hành phải kết
hợp với nhau.”
Vậy làm sao để người học hiểu được bài? Đó là một câu hỏi lớn mà không phải
ai cũng trả lời được. Theo tôi ngoài tiết học lí thuyết để hướng dẫn học sinh tìm
ra kiến thức mới thì vấn đề củng cố, khắc sâu kiến thức đó và hướng dẫn học
sinh biết vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống là điều hết sức quan trọng.
Thông qua giải bài tập Vật lý, kết quả của nó không chỉ dừng lại ở tìm ra đáp số
của bài toán mà nó còn là phương pháp củng cố kiến thức, thêm yêu khoa học,
nó là cái góp phần quan trọng trong việc giáo dục toàn diện học sinh như yêu
cầu của giáo dục hiện nay. Trên thực tế, chúng ta đang đổi mới phương pháp
kiểm tra đánh giá theo hình thức trắc nghiệm khách quan, đây là phương pháp
mới rất hiệu quả và tiên tiến có thể dùng các loại máy móc để phụ trợ thêm
trong quá trình đánh giá học sinh. Tuy nhiên song song với nó chúng ta cũng dễ
thấy ngay nó cũng có hạn chế nhất định, đó là không phát huy được sự vận dụng
khả năng phát triển về ngôn ngữ, tư duy lí luận... cho học sinh. chính vì những lí
do trên nên tôi quyết định chọn “ Hướng dẫn học sinh giải một số bài tập phần
định luật Ohm để phát triển tư duy”


2. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
Để tránh tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục, nhằm dạy cho
học sinh đạt được yêu cầu mà bộ môn đặt ra, nhằm dạy thật hiệu quả và học thật
hiểu bài. Xuất phát từ thực tế yêu cầu giảng dạy tại trường, thực tế học Vật lý
của học sinh tại đơn vị nên ngay từ đầu năm học bản thân tôi đã dặt ra kế hoạch,
thông qua một số nhiệm vụ sau:
Người thực hiện: Phí Ngọc Thái Hiệu trưởng trường PTDT Nội trú Thuận Châu
- 1 -
Hướng dẫn học sinh giải một số bài tập phần định luật Ohm để phát triển tư duy
- Tham khảo các tài liệu về phướng pháp dạy học Vật lý ở trường Trung học cơ
sở.
- Dự giờ các tiết học thuộc bộ môn vật lý, toán.
- Thực nghiệm trên lớp trực tiếp giảng dạy và các giáo viên khác giảng dạy rút
kinh nghiệm và khảo sát chất lượng giờ dạy.
Qua những nhiệm vụ trên, vì điều kiện nhà trườnng nhỏ, số lượng giáo viên
cùng bộ môn ít, số học sinh cũng ít nên tôi chỉ thực hiện nghiên cứu trên đối
tượng tôi đang dạy và phần kiến thức là phần định luật Ohm trong chương trình
lớp 9 để không quá quan tâm đến số lượng mà chỉ chú trọng đến chất lượng
nhằm rút kinh nghiệm cho làm các phần sau.
3. Đối tượng, cơ sở nghiên cứu
a. Đối tượng:
- Giáo viên và học sinh lớp 9- Trường PTDT Nội trú Thuận Châu.
- Khi học phần định luật Ohm.
b. Cơ sở nghiên cứu:
- Dựa vào tình hình chất lượng học lực của học sinh về môn vật lý.
- Qua thực trạng dạy và học của giáo viên và học sinh.
- Qua ngiên cứu để thúc đẩy phương pháp hướng dẫn học sinh giải bài tập.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Tiến hành khảo sát chất lượng học sinh đầu năm học, kiểm tra giữa kì, kiểm tra
15 phút. Sau đó vận dụng đề tài sáng kiến kinh nghiệm này vào các tiết dạy cụ

thể và theo dõi, đánh giá kết quả thu được.
II. NỘI DUNG
1. Thực trạng:
Đầu năm học 2009-2010 và điểm trung bình môn cuối năm của môn Vật lý của
học sinh lớp 9 rất thấp, điểm khảo sát học sinh đầu năm thì kết quả cho thấy
phần trăm học sinh đạt điểm dưới trung bình rất cao. Tình hình học sinh học tập
môn vật lý cũng như các môn học khác nói chung cũng không thu được như
mong đợi với yêu cầu đã đề ra. Dẫn đến tình trạng đó có rất nhiều nguyên nhân
song về cơ bản có thể nêu ra một số nguyên nhân cơ bản sau:
2. Nguyên nhân và biện pháp khắc phục:
Người thực hiện: Phí Ngọc Thái Hiệu trưởng trường PTDT Nội trú Thuận Châu
- 2 -
Hướng dẫn học sinh giải một số bài tập phần định luật Ohm để phát triển tư duy
a. Nguyên nhân
Đối với giáo viên:
- Trước đây số ít giáo viên được đào tạo chuyên ngành chính là vật lý, thường
chỉ là giáo viên được đào tạo chuyên ngành Toán- lý, tuy nhiên trước đây Vật lý
chỉ dạy ở lớp 8 và số tiết ít nên giáo viên thường chú trọng nhiều hơn về ngành
Toán.
- Trong giảng dạy ở một số trường đồ dùng dạy học chưa đầy đủ hoặc giáo
viên rất ngại sử dụng vì nó rất cồng kềnh và tốn không ít thời gian để chuẩn bị
và sau khi dạy xong thì phải soạn đồ dùng là rất tốn thời gian nên việc hình
thành kiến thức cho học sinh theo phương pháp thực nghiệm chưa đạt được theo
yêu cầu. Nhiều nơi, nhiều lúc khi giảng dạy môn vật lý vẫn còn mang tính
thuyết trình, đọc hiểu.
Đối với học sinh:
- Với vấn đề về phổ cập hiện nay đã làm cho một bộ phận không ít học sinh
hay nói cụ thể là không chịu học bài cũ ở nhà.
- Với cách đánh giá học sinh hiện nay đang đổi mới theo cách sử dụng thêm hệ
thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều đáp án, mặc dù nó có rất nhiều lợi

thế mà người ta không thể chối từ được thì bên cạnh đó hệ thống “Ngân hàng
đề” hiện nay là rất ít, một số giáo viên ra đề trắc nghiệm chưa đạt yêu cầu về
nhiều khía cạnh. Những yếu tố đó đã có ảnh hưởng đến học sinh về tính chây
lười trong suy nghĩ khi giải quyết các vấn đề.
- Với bộ môn Vật lý là một bộ môn khó, đòi hỏi để giải quyết được bài tập
định lượng cần phải có một khả năng toán học nhất định để làm công cụ, nhưng
đa phần yêu cầu này không đạt được hay chưa đủ.
- Bên cạnh đó thời lượng để dạy các bài về định luật Ohm là ít so với dung
lượng kiến thức cần cung cấp cho học sinh, nên khi nhìn các hình vẽ học sinh
không biết hay không nhận thức được việc dụng cụ đó đo đại lượng nào của cái
gì...
- Sự kết hợp giữa các môi trường giáo dục chưa đạt đến độ nhịp nhàng.
b. Biện pháp khắc phục một số nguyên nhân:
Như vậy để dẫn đến tình trạng học sinh nắm kiến thức chưa đạt theo yêu cầu
là có rất nhiều nguyên nhân. Mỗi nguyên nhân ít nhất phải có một đến nhiều
biện pháp khắc phục và thực hiện biện pháp đó không chỉ một người có thể làm
được. Song tôi nghĩ nguyên nhân cần và phải làm trước tiên đó là:
Người thực hiện: Phí Ngọc Thái Hiệu trưởng trường PTDT Nội trú Thuận Châu
- 3 -
Hướng dẫn học sinh giải một số bài tập phần định luật Ohm để phát triển tư duy
* Với Thầy:
Cần có biện pháp giảng dạy để phát huy hết tính tích cực, chủ động, sáng tạo
trong chiếm lĩnh tri thức. Trong mỗi tiết dạy lý thuyết phải xác định rõ nội dung
trọng tâm để khắc sâu kiến thức và nhớ, hiểu ngay được tại lớp. Trong mỗi tiết
dạy bài tập cần chọn ra những bài tiêu biểu mà không cần phải giải hết song khi
giải bài tập nào học sinh phải hiểu được bài đó và biết vận dụng để giải được các
bài tập khác...
* Với trò:
Song song với thầy, trò là người chủ động trong chiếm lĩnh tri thức thì học sinh
phải là người tích cực chủ động sáng tạo. Phải nắm kiến thức cũ, đọc bài mới để

biết được trong tiết tới ta cần biết cái gì và làm cách nào để biết được nó.
* Với tất cả mọi người:
Làm thật tốt công tác xã hội hóa giáo dục để thầy giáo có thời gian tập trung
thời gian nhiều nhất có thể cho việc nâng cao chất lượng. Cụ thể là: soạn giảng,
chuẩn bị đồ dùng dạy học...
Qua những thực trạng, nguyên nhân và nêu ra một số biện pháp. Tôi xin đưa ra
cách“ Hướng dẫn học sinh giải một số bài tập về định luật Ohm để phát huy tính
tư duy cho học sinh trong giảng dạy vật lý”
3. Cách thực hiện:
Như vậy phần Vật lý 9 đề cập đến rất nhiều kiến thức, mỗi phần có đặc điểm
riêng. Nhưng tôi chọn phần Định luật Ohm vì nó là phần đầu, phần mà lần đầu
tiên trong khi học Vật lý học sinh mới bắt đầu có tiết giải bài tập, nó sẽ làm nền
tảng cho học sinh khi học những phần tiếp theo và là nơi để kiểm nghiệm lại kết
quả các môn học như toán, hóa...
Riêng về phần định luật Ohm ta có thể thấy được nội dung cơ bản nó xoay
quanh các vấn đề sau:
+ Mối quan hệ giữa cường độ dòng điện, hiệu điện thế và điện trở.
+ Mối quan hệ giữa cường độ dòng điện mạch chính và các cường độ dòng
điện đi qua mạch rẽ.
+ Mối quan hệ giữa điện trở tương đương của đoạn mạch và các điện trở thành
phần.
+ Về công thức khác phải biết nguyên tắc Định luật Ohm tổng quát: I
n
=
n
n
R
U

hay nói một cách tổng quát là muốn tính cường độ dòng điện của đoạn mạch nào

Người thực hiện: Phí Ngọc Thái Hiệu trưởng trường PTDT Nội trú Thuận Châu
- 4 -
Hướng dẫn học sinh giải một số bài tập phần định luật Ohm để phát triển tư duy
thì phải lấy hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch chia cho điện trở của đoạn mạch đó
và I
mc
=
mc
mc
R
U
( I
mc
là cường độ dòng điện mạch chính)
Theo tôi để học sinh giải được bài tập Vật lý thì ngoài các yếu tố khác, yếu tố
quan trọng nhất là học sinh phải biết cách tóm tắt đề toán một cách hợp lí và
khoa học. Ngoài ra khi biết liên kết các yếu tố: giữa các yếu tố giả thiết với nhau
và giữa giả thiết và kết luận thì việc giải và hiểu được bài tập có thể đạt đến trên
90% là sẽ đạt được yêu cầu đề ra.
4. Một số ví dụ:
4.1. Bài tập 1: cho đoạn mạch có sơ đồ như hình vẽ 1, trong đó R
1
= 5

khi K
đóng vôn kế chỉ 6V, ampe kế chỉ 0,5A.
a. Tính điện trở tương đương của đoạn mạch.
b. Tính giá trị của điện trở R
2
= ?

c. CMR với mọi R
1
và R
2
> 0 thì R

> R
1
và R

> R
2.
* Hướng dẫn học sinh tóm tắt và giải
1. Với ampe kế và vôn kế được mắc như đoạn mạch của hình vẽ trên thì nó đo
đại lượng nào?
2. Ta có thể tính R

của đoạn mạch theo những cách nào?
3. Với điều kiện bài toán đã cho ta nên tính R

theo cách nào?
4. Ta có thể tính R
2
theo những cách nào?
Tóm tắt
R
1
= 5
U = 6V
I = 0,5 A

Tìm: a.> R

= ?
b.> R
2
= ?
Giải
a./ R

= U/I = 6/0,5 = 12 (

)
b./ V× R
1
nt R
2

=> R

= R
1
+ R
2
=> R
2
= R

- R
1
= 12 - 5 = 7 (


)
b./ Vì R
1
nt R
2

Người thực hiện: Phí Ngọc Thái Hiệu trưởng trường PTDT Nội trú Thuận Châu
- 5 -
V
A
R
1
AB
K
R
2

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×