Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Chủ trương xây dựng nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (313.88 KB, 26 trang )

Tiểu luận: Chủ Trương Xây Dựng Nền Văn Hoá
Tiên Tiến Đậm Đà Bản Sắc Dân Tộc

GVHD: Thạc Sĩ Trần Thị Thảo

PHẦN I
MỞ ĐẦU

Cùng với sự phát triển như vũ bảo của nền kinh tế, nền văn hóa cũng phát triển
mạnh mẽ làm cho xã hội ngày càng văn minh tiến bộ hơn, con người mở mang được
tầm vóc của mình hơn. Dưới tác động của khoa hoc kỹ thuật, công nghệ thông tin.
Hành tinh của chúng ta trở nên nhỏ bé, không một quốc gia nào có thể phát triển trong
sự biệt lập với thế giới bên ngoài. Ngược lại, sự tùy thuộc lẫn nhau ngày càng gia tăng
và tác động trực tiếp đến từng quốc gia, từng khu vực và toàn thế giới. Hiện tượng
cộng sinh văn hóa là một tất yếu và là một đặc trưng mới của văn hóa thế giới. Mỗi
người đều được sống với bản sắc văn hóa dân tộc mình, vừa được tiếp xúc với nhiều
nền văn hóa khác. Khi khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, đời sống vật chất ngày
càng được nâng cao, thì đời sống đạo đức của con người lại có su hướng sa sút,
những vấn nạn xã hội ngày càng gia tăng: “đồng tiền lên ngôi, lối sống vụ lợi vị kỷ,
thực dụng, tôn thờ các giá trị vật chất, các tiện nghi tiêu dùng và hưởng lạc, sự trỗi
dậy của chủ nghĩa cá nhân cực đoan… đã lấn át và làm xói mòn các giá trị tinh thần,
làm hủy hoại đạo đức, nhân cách… phát triển có nguy cơ biến thành phản phát triển
bởi sự coi thường đạo đức và các nền tảng của đạo đức xã hội”. chính lúc này vấn đề
văn hóa trở nên quan trọng nhất.Nền văn hoá Việt Nam là một nền văn hoá đậm đà
bản sắc dân tộc. ở một tiểu vùng mà văn hoá của một vài nước lớn dễ chi phối, ảnh
hưởng và có xu thế đồng hoá, bộc lộ rõ qua các thời kỳ lịch sử nhưng văn hoá Việt
Nam vẫn tồn tại bền vững và có bản sắc riêng cho đến ngày nay. Trong giai đoạn hội
nhập và phát triển của nền kinh tế. các nền văn hóa khác sẽ theo chân tràn vào nước
ta. Nền văn hóa Việt đang đứng trước những cơ hội lớn đổi mới nền văn hóa để theo
kịp với thời đại và tiến bộ xã hội. Nhưng đó cũng là những thách thức lớn đối vơi nền
văn hóa. Làm thế nào để phát triển đồng thời phải giữ được những giá trị tinh hoa của



Thực hiện: nhóm 09

Trang 1


Tiểu luận: Chủ Trương Xây Dựng Nền Văn Hoá
Tiên Tiến Đậm Đà Bản Sắc Dân Tộc

GVHD: Thạc Sĩ Trần Thị Thảo

dân tộc. Hiện nay Đảng và nhà nước ta đã có những chủ trương chính sách gì để xây
dựng , bảo tồn và phát triển nền văn hóa..Đó cũng là một vấn đề lớn mang tính cấp
thiết mà chúng ta cần phải quan tâm và tìm hiểu xuyên suốt tiểu luận này.
*

Mục đích của nhóm khi chọn đề tài : Đó là nhằm giúp chúng em hiểu rõ hơn về

nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc của Việt Nam,nắm bắt được sự chỉ đạo
của Đảng góp phần nâng cao nhận thức của mỗi người trong việc xây dựng ,bảo vệ và
phát triển nền văn hoá của dân tộc.
* Phương pháp nghiên cứu:
- Vận dụng quy luật phủ định của phủ định vào việc xây dựng nền văn hoá Việt
Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
- Thành quả của vận dụng quy luật phủ định của phủ định vào việc xây dựng nền
văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
* Phạm vi nghiên cứu:
- Sự phát triển nền văn hoá ở Việt Nam từ xưa đến nay.
Chủ chương xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc
trong quá trình hội nhập.

* Ý nghĩa:
- Trên cơ sở lý luận và thực tiễn đã nghiên cứu đề xuất các giải pháp nhằm xây
dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc ở nước ta.

Thực hiện: nhóm 09

Trang 2


Tiểu luận: Chủ Trương Xây Dựng Nền Văn Hoá
Tiên Tiến Đậm Đà Bản Sắc Dân Tộc

GVHD: Thạc Sĩ Trần Thị Thảo

PHẦN II
NỘI DUNG TIỂU LUẬN
Từ nghị quyết trung ương 5 khóa VIII (tháng 7-1998) Đảng đã chỉ ra 5 quan điểm
cơ bản chỉ đạo quá trình phát triển văn hóa trong thòi kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa
đất nước. Đảng đã đề ra chủ trương xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc
dân tộc gồm những nội dung cơ bản:
Một là, phát triển văn hóa gắn kết chặc chẻ và đồng bộ hơn với phát triển kinh tế xã hội.
Hai là, làm cho văn hóa thấm sâu vào trong các lỉnh vực của đời sống xã hội.
Ba là, bảo vệ bản sắc dân tộc, mở rộng giao lưu tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.
Bốn là, đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng
cao.
Năm là, nâng cao năng lực và hiệu quả và hiệu quả hoạt đông khoa học và công nghệ.
1. Khái niệm về văn hoá Việt Nam:
Bản sắc dân tộc của văn hoá Việt Nam bao gồm những giá trị bền vững, những tinh
hoa được vun đắp qua hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước, tạo thành
những nét đặc sắc của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Lịch sử dân tộc ta từ thời

dựng nước là lịch sử không ngừng đấu tranh chống ngoại xâm để giành và giữ nền
độc lập, tạo nên phẩm chất cao cả và thiêng liêng của bản sắc văn hoá dân tộc, đó là
tinh thần yêu nước thương nòi. Chủ nghĩa yêu nước của văn hoá dân tộc ta không chỉ
biểu lộ ở lòng dũng cảm, Bản sắc văn hoá dân tộc không là cái ngưng đọng, bất biến
mà luôn phát triển một cách biện chứng theo xu hướng tích lũy, thu nạp những điều
tốt đẹp, tiến bộ, sa thải cái xấu, cái lạc hậu không phù hợp với thời đại.Dân tộc Việt
Nam là một dân tộc bình đẳng với tất cả các dân tộc trên thế giới, có chủ quyền, độc
lập và toàn vẹn về lãnh thổ, có lịch sử dựng nước và giữ nước, do đó có nền văn hoá
riêng, mang phong cách, bản sắc độc đáo của khu vực Á-Đông.

Thực hiện: nhóm 09

Trang 3


Tiểu luận: Chủ Trương Xây Dựng Nền Văn Hoá
Tiên Tiến Đậm Đà Bản Sắc Dân Tộc

GVHD: Thạc Sĩ Trần Thị Thảo

2. Lịch sử hình thành nền văn hoá ở Việt Nam:
Văn hoá dân tộc Việt Nam là thành tựu của cả dân tộc Việt Nam, được hình thành
trong quá trình đấu tranh với thiên nhiên, chống ngoại xâm và thực tiễn của lao động,
gắn liền với lịch sử phát triển của dân tộc. Trước hết là nền văn hoá thời Tiền sử với
những thành tựu ban đầu của người nguyên thuỷ ở núi Đọ (Thanh Hoá), sau đó là nền
văn hoá Sơn Vi (hậu kỳ đá cũ). Đặc trưng của nền văn hoá này là săn bắt, hái lượm,
dùng đá làm công cụ sản xuất... Theo dấu tích khảo cổ học, thời kỳ này “người
nguyên thuỷ đã biết dùng lửa”. Từ thế giới quan triết học thừa nhận rằng: việc chôn
người chết kèm theo những vật dụng là thể hiện niềm tin về một thế giới khác. Đây
được xem là một quan niệm nhân văn, nhân đạo sâu sắc bước đầu của tổ tiên người

Việt.Thời kỳ đá mới (cách đây hơn một vạn năm) đã đánh dấu một bước tiến quan
trọng trong lối sống của con người. Thời kỳ này con người đã nhận biết, tận dụng và
sử dụng nhiều loại nguyên vật liệu từ đá, đất sét, sừng,xương, tre, nứa, gỗ,.. để làm
công cụ sản xuất. Họ đã biết làm gốm, thuần dưỡng động vật, trồng cây, biết định cư
thành từng nhóm, dân số tăng lên. Chính phương thức sống này đã đẩy văn hoá phát
triển lên một tầm cao mới, tiêu biểu cho sự tiến bộ đó là những đặc trưng của nền văn
hoá Hoà Bình.
-Văn hoá Đông Sơn hình thành ở các lưu vực sông (Sông Hồng, Sông Cả, Sông Mã).
Đặc trưng của phương thức sống thời kỳ này vẫn là sự chuyển tải nội dung của nền
văn hoá Hoà Bình nhưng ở một trình độ cao hơn.
Từ các di chỉ khảo cổ cho thấy, thời kỳ Đông Sơn đã có sự phân khu, phân tầng văn
hoá, đồng thời cũng diễn ra sự giao lưu văn hoá giữa các bộ lạc bởi vì đã có hoạt động
trao đổi kinh tế, tặng vật phẩm tín ngưỡng tôn giáo,... Và cũng chính những hoạt động
này là căn cứ thừa nhận tư duy sáng tạo trong đời sống tín ngưỡng cũng như nghệ
thuật của một nền văn hoá non trẻ

Thực hiện: nhóm 09

Trang 4


Tiểu luận: Chủ Trương Xây Dựng Nền Văn Hoá
Tiên Tiến Đậm Đà Bản Sắc Dân Tộc

GVHD: Thạc Sĩ Trần Thị Thảo

. Văn hoá, nghệ thuật thời kỳ này cũng rất đa dạng và phong phú với những- Cư dân
Sa Huỳnh còn nổi tiếng với truyền thống dệt vải, đúc đồ gốm, làm trang sức bằng
nhiều chất liệu từ thiên nhiên. Điều đó chứng tỏ tư duy của người Sa Huỳnh đã phát
triển ở tâm cao, tạo ra một nền văn hoá tiến bộ,chủ động khai phá, cải biến tự nhiên.

-Văn hoá Đồng Nai là nền văn hoá của vùng Nam Bộ. Đặc điểm của nền văn hoá này
gắn liền điều kiện tự nhiên (sông nước miệt vườn). Vì vậy, sản xuất nông nghiệp là
chủ yếu. Nhìn chung, cư dân Đông Nai sống ven cửa sông, rạc, biển nên từ lâu đời đã
có truyền thống "ăn to nói lớn", khoáng đảng, bổ bả, ít suy tư trầm lắng như người
vùng ngoài.
-Văn hoá Bắc thuộc là nền văn hoá phụ thuộc vào sự thống trị của Phong kiến Trung
Hoa ở phương Bắc. Thời kỳ này đã đặt văn hoá Việt Nam vào thế cam go phải đấu
tranh với sự đô hộ của phong kiến xâm lược chống lại sự đồng hoá dân tộc.
Văn hóa Việt Nam vốn dĩ độc lập trong sự cởi mở, rộng lượng của truyền thống người
Việt cổ sau quá trình tiếp biến thiên nhiên và cuộc sống lâu dài nay có nguy cơ bị Hán
hóa, biến thành một tiểu khu của Trung Hoa đại lục.
Không chịu khuất phục, dân tộc Việt Nam giương cao ngọn cờ: Đấu tranh để bảo vệ
bản sắc, bảo vệ dân tộc, chống đồng hóa, tiếp tục phát huy giá trị văn hóa dân tộc, giải
phóng đất nước.
Tuy nhiên, từ góc độ xã hội học phải thừa nhận rằng: Những nội dung mang đậm tính
nhân văn của đạo Nho Trung Quốc (nhân-lễ-nghĩa- chính danh) rất gần gũi trong nếp
ăn, thói ở của người Việt. Cho nên, Phong kiến Trung Hoa đã biết lợi dụng điều đó
mà khuyếch trương, truyền giáo. Nếu có thể đặt ra ngoài vấn đề chính trị mà nhìn sâu
vào đời sống tinh thần thì có thể thấy được một sự thực là: Bản thân những giá trị
nhân văn, nhân bản của Nho giáo đã tồn tại trong lòng truyền thống tốt đẹp của dân
tộc. Phật Giáo (một trong ba tôn giáo lớn trên thế giới) cũng có mặt ở Việt Nam.
Những luân lý của đạo Phật đã góp phần không nhỏ xiết chặt lối sống buông thả của

Thực hiện: nhóm 09

Trang 5


Tiểu luận: Chủ Trương Xây Dựng Nền Văn Hoá
Tiên Tiến Đậm Đà Bản Sắc Dân Tộc


GVHD: Thạc Sĩ Trần Thị Thảo

con người, nó phù hợp với tâm hướng thiện của người Việt. Cho nên văn hoá Việt
Nam tiếp biến đạo Phật là góp thêm phần đa dạng, phong phú và nhân đạo của một
truyền thống lâu đời
Với sự thống trị của các triều đình phong kiến Việt Nam (đặc biệt là triều đình nhà
Nguyễn), vào thế kỷ thứ XVI một tôn giáo có nguồn gốc từ Phương tây đã xâm nhập
vào văn hoá Việt Nam: đó là Thiên Chúa Giáo. Nó đã được dân tộc việt Nam tiếp
biến, cải biên phần nào cho phù hợp với truyền thống văn hoá dân tộc. Từ đây, văn
hoá Việt Nam được bổ xung một nội dung văn hoá tôn giáo mới, tăng thêm phân đa
dạng và sâu sắc.
Dưới triều nhà Nguyễn, dân tộc Việt Nam đã đánh mất độc lập. Lúc này, văn hoá Việt
Nam “Tiếp xúc và giao thoa văn hóa Việt Pháp; giao lưu văn hóa tự với thế giới
Đông tây”, làm phai nhạt tính đậm đà, bản sắc của văn hoá dân tộc và thay vào đó
bằng văn hoá ngoại lai, xa lạ với cư dân nông nghiệp lúa nước.
Cách mạng tháng 8/1945 thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời, đánh
dấu một mốc son vĩ đại trong lịch sử dân tộc, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên của
độc lập, tự chủ, xây dựng nền văn hoá mới xã hội chủ nghĩa Sau năm 1955, đất nước
ta bị chia cắt làm hai miền: Miền bắc xây dựng, phát triển kinh tế-chính trị, văn hoáxã hội xã hội chủ nghĩa; Miền nam còn chịu ách thống trị của thực dân-đế quốc Mỹ,
do đó văn hoá Miền nam bị ảnh hưởng nhiều bởi lối sống của văn hoá Phương tây.
Năm1975, Miền nam hoàn toàn giải phóng, đất nước độc lập, giang sơn thu về một
mối, văn hoá Việt Nam thống nhất phát triển dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản
Việt Nam

3. chủ chương xây dựng nền văn hoá tiên tiến đậm dà bản sắc dân tộc ở Việt
Nam trong giai đoạn hiện nay:
Thời đại ngày nay, xu thế toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra mạnh mẽ,
trên quy mô lớn. Việc trở thành thành viên của WTO (tổ chức thương mại thế giới),


Thực hiện: nhóm 09

Trang 6


Tiểu luận: Chủ Trương Xây Dựng Nền Văn Hoá
Tiên Tiến Đậm Đà Bản Sắc Dân Tộc

GVHD: Thạc Sĩ Trần Thị Thảo

Việt Nam có cơ hội phát triển, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,
đồng thời cũng đứng trước nhiều vấn đề mới trong việc giữ vững độc lập tự chủ của
nền kinh tế còn non trẻ và kém phát triển; trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc;
bảo đảm quốc phòng và an ninh, bảo vệ Tổ quốc Văn hóa, cũng như các lĩnh vực
khác, chịu sự tác động sâu sắc của quá trình toàn cầu hóa. Bản thân văn hóa không chỉ
thể hiện ở những sản phẩm văn hóa tinh thần, trong các hoạt động văn hóa tinh thần
mà còn ẩn chứa bên trong tất cả các hoạt động của đời sống xã hội, các nhóm dân cư,
trong đời sống tâm lý, tình cảm, tư tưởng của con người, trong các thể chế chính trị xã hội của đất nước... Lĩnh vực sản xuất vật chất đơn thuần cũng hàm chứa trong nó
những nội dung văn hóa, phản ánh đặc tính văn hóa của con người, của cộng đồng
người trong lĩnh vực sản xuất vật chất đó. Một sản phẩm vật chất cụ thể bao giờ cũng
có những giá trị văn hóa nào đó. Một công ty liên doanh kinh tế không phải đơn thuần
chỉ có nội dung kinh tế mà chứa đựng trong đó những giá trị văn hoá, những mối quan
hệ văn hóa giữa các bên liên doanh: văn hóa giao tiếp, ứng xử; văn hóa sản xuất, kinh
doanh... và cả những yếu tố chính trị - tư tưởng. Sự tác động của quá trình này đối với
văn hóa vừa biểu hiện trên các lĩnh vực
kinh tế, thương mại và các lĩnh vực khác, vừa trực tiếp tác động đến văn hóa, đến các
giá trị văn hóa, đến phong tục tập quán, các giá trị truyền thống và các thiết chế văn
hóa của xã hội… mà hiện nay chúng ta khó có thể đoán trước được. Việc thực hiện
những cam kết với WTO tạo điều kiện thuận lợi để tiếp thu những tinh hoa văn hóa
nhân loại, có cơ hội phát triển và làm thăng hoa văn hóa dân tộc, tôn vinh hình ảnh

Việt Nam trong cộng đồng thế giới. Những giá trị văn hóa mới phù hợp với yêu cầu
công nghiệp hóa, hiện đại hóa có điều kiện phát triển mạnh mẽ. Lớp cán bộ trẻ có
trình độ chuyên môn cao, năng động, tự tin, dám nghĩ, dám làm, dám cạnh tranh, có ý
thức dân tộc cao, có tác phong công nghiệp từng bước xuất hiện và phát triển. Biết
làm giàu chính đáng cho bản thân, cho cộng đồng và cho xã hội trở thành một giá trị

Thực hiện: nhóm 09

Trang 7


Tiểu luận: Chủ Trương Xây Dựng Nền Văn Hoá
Tiên Tiến Đậm Đà Bản Sắc Dân Tộc

GVHD: Thạc Sĩ Trần Thị Thảo

tiêu biểu và là một biểu hiện sinh động của tình yêu quê hương, đất nước. Lòng nhân
ái, tình thương con người biến thành hành động cụ thể giúp nhau vượt khó, vươn lên
làm giàu... Tuy nhiên, dưới sự tác động của quá trình toàn cầu hóa kinh tế, mặt trái
của kinh tế thị trường, sự chống phá của các thế lực thù địch, thì những thách thức đối
với giá trị văn hóa truyền thống cũng gia tăng. Các nấc thang giá trị có sự thay đổi sâu
sắc, làm cho việc phân biệt “đúng - sai”, “tốt - xấu”, “thật - giả” trong nhiều trường
hợp trở nên phức tạp và khó khăn. Những yếu tố ngoại lai, lai căng có điều kiện xâm
nhập, phát triển, ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống văn hóa tinh thần xã hội. Những
“nọc độc” về văn hóa, chính trị thâm nhập vào bằng nhiều con đường, với nhiều hình
thức tinh vi khác nhau, làm cho tư tưởng, đạo đức, lối sống con người dễ bị nhiễm
độc. Chủ nghĩa cá nhân, thực dụng, lối sống vì đồng tiền, làm giàu bằng mọi giá, các
tệ nạn xã hội. Có một bộ phận giới trẻ ngày nay, đang chạy theo những văn hoá lai
căng ấy, dần tha hoá đi về đạo đức – lối sống, sống buông thả… có điều kiện phát
triển. Vấn đề “bảo vệ an ninh chính trị, an ninh kinh tế, an ninh tư tưởng văn hóa và

an ninh xã hội” được đặt ra một cách gắt gao hơn … Trong bối cảnh đó, nếu không có
chiến lược văn hóa phù hợp, thì sẽ dẫn đến những hậu quả khó lường đến tương lai
đất nước.
Nhận thức đúng vấn đề đó, tại Đại hội X của Đảng, ngay khi nước ta chưa chính thức
là thành viên của WTO, Đảng ta đã chỉ rõ: “Khai thác có hiệu quả các cơ hội và giảm
tối đa những thách thức, rủi ro khi nước ta là thành viên Tổ chức Thương mại thế
giới”. Chiến lược văn hóa, trong điều kiện mới, cần phải quán triệt sâu sắc quan điểm,
tư tưởng trên đây của Đảng. Mãi tìm kiếm sự phát triển kinh tế mà không quan tâm
đúng mức đến vấn đề văn hóa trong chiến lược phát triển thì đó là một hành động tự
làm suy yếu sức mạnh của bản thân mình. Chiến lược văn hóa, trong điều kiện đó,
phải tập trung giải quyết hai nội dung cơ bản và cấp thiết có quan hệ biện chứng với
nhau, không tách rời nhau:

Thực hiện: nhóm 09

Trang 8


Tiểu luận: Chủ Trương Xây Dựng Nền Văn Hoá
Tiên Tiến Đậm Đà Bản Sắc Dân Tộc

GVHD: Thạc Sĩ Trần Thị Thảo

Thứ nhất: giữ gìn, kế thừa, phát triển bản sắc văn hóa dân tộc, chúng ta cần đẩy
mạnh hơn nữa việc xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc,
thực sự coi đó vừa là mục tiêu vừa là động lực phát triển kinh tế - xã hội. Văn hóa dân
tộc là một chỉnh thể đồ sộ, phong phú bao gồm tri thức, tư tưởng, tín ngưỡng, nghệ
thuật, đạo đức, pháp luật, phong tục, tập quán, truyền thống… nó vừa là “trầm tích”
của tình cảm và ý thức dân tộc trong quá khứ, vừa là kết tinh của tinh thần thời đại và
định hướng giá trị của dân tộc. Mỗi dân tộc có cách giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc

của mình. Cần phải có thái độ biện chứng“gạn đục, khơi trong” những giá trị văn hóa
dân tộc. Văn hóa luôn là hệ thống mở, những giá trị đích thực tiêu biểu cho cốt cách,
phẩm chất dân tộc Việt Nam cần phải được bồi đắp nội
dung mới cho phù hợp với thời đại, những mặt hạn chế cần phải được khắc phục, đổi
thay. Những giá trị bên ngoài đã được “Việt Nam hoá”, được các thế hệ con người
Việt Nam thâu lượm, chọn lọc biến “cái của người”, thành “cái của ta” cũng là văn
hóa dân tộc. Chủ nghĩa Mác - Lê-nin không phải do dân tộc ta sản sinh ra, nó là kết
tinh văn hóa nhân loại đã được dân tộc ta tiếp thu và trở thành điều cốt lõi của nền văn
hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, càng cần phải kiên định hơn nữa
trong bối cảnh mới Các giá trị tốt đẹp của xã hội và con người Việt Nam là sản phẩm
của lịch sử dựng nước và giữ nước suốt mấy ngàn năm của dân tộc và là bản chất của
quá trình lịch sử ấy. Các thế hệ ông cha đã sản sinh ra những giá trị văn hóa dân tộc;
kế thừa, phát huy và phát triển là công việc của con cháu, của thế hệ hôm nay. Trên
tinh thần ấy, cần phải quán triệt sâu sắc những định hướng mà Đại hội X của Đảng đã
chỉ ra về kế thừa, phát huy và phát triển giá trị văn hóa trong bối cảnh hội nhập kinh tế
quốc tế: “Xây dựng và hoàn thiện giá trị, nhân cách con người Việt Nam, bảo vệ và
phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội
nhập kinh tế quốc tế. Bồi dưỡng các giá trị văn hóa trong thanh niên, học sinh, sinh

Thực hiện: nhóm 09

Trang 9


Tiểu luận: Chủ Trương Xây Dựng Nền Văn Hoá
Tiên Tiến Đậm Đà Bản Sắc Dân Tộc

GVHD: Thạc Sĩ Trần Thị Thảo

viên, đặc biệt là lý tưởng sống, năng lực trí tuệ, đạo đức và bản lĩnh văn hóa con

người Việt Nam”.
Thứ hai: vấn đề phát huy văn hóa dân tộc, nguồn sức mạnh nội sinh của đất nước
trong quá trình hội nhập. Vào WTO, chúng ta vừa có điều kiện để phát huy văn hóa
dân tộc, vừa phải có trách nhiệm hơn, có ý thức cao hơn trong việc tôn vinh những giá
trị văn hóa dân tộc. Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là nhằm
giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong điều kiện mới của sự mở rộng giao
lưu và hợp tác quốc tế. Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc là để đến với thế giới một
cách tốt hơn, học tập chỗ mạnh của các nền văn hóa khác một cách tốt hơn, tiếp thu
văn hóa nhân loại, thông qua tính dân tộc để thâu lượm, sàng lọc tính thời đại, tính thế
giới. Cần nhận thức và xác định đúng đắn ý nghĩa, tầm quan trọng của văn hóa khi
thực hiện các cam kết kinh tế, thương mại song phương, đa phương trong khuôn khổ
WTO. Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phát triển, tôn vinh
những giá trị văn hóa dân tộc và hình ảnh Việt Nam trước bạn bè năm châu là trách
nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, của tất cả các cấp, các ngành, trên mọi lĩnh vực của
đời sống xã hội. Ở đây, vai trò của các doanh nghiệp rất quan trọng. Tinh thần yêu
nước, ý thức dân tộc phải trở thành một hành trang cơ bản giúp họ sản xuất kinh
doanh. Mọi sản phẩm làm ra, mọi hoạt động kinh doanh, buôn bán không chỉ mang
lợi ích kinh tế, mà phải có ý nghĩa, giá trị văn hóa sâu đậm. Giá trị kinh tế và giá trị
văn hóa dân tộc hòa quyện tạo ra niềm tự hào chính đáng của dân tộc Việt Nam.
Thành công của sự nghiệp đổi mới, chấn hưng đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
hôm nay phụ thuộc rất lớn vào tính đúng hướng và chất lượng của quá trình đó. Điều
quyết định đảm bảo tính đúng hướng và chất lượng của quá trình chuyển động này là
sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước; là sự kiên định mục tiêu độc lập
dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; phát huy cao độ tinh thần yêu nước, ý chí tự lực
tự cường trong mỗi con người và của toàn dân tộc. Dân tộc ta chỉ có thể phát triển và

Thực hiện: nhóm 09

Trang 10



Tiểu luận: Chủ Trương Xây Dựng Nền Văn Hoá
Tiên Tiến Đậm Đà Bản Sắc Dân Tộc

GVHD: Thạc Sĩ Trần Thị Thảo

khẳng định được chính mình trong dòng chảy của toàn cầu hóa kinh tế, hội nhập kinh
tế quốc tế, trong “sân chơi” của WTO, thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nước
mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, “sánh vai cùng các nước trên thế giới”,
khi chúng ta biết phát huy mạnh mẽ nội lực của chính mình, biết giữ gìn, bảo vệ và
không ngừng bồi đắp, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc của mình. Dân tộc Việt Nam
có một nền văn hóa lâu đời giàu giá trị nhân bản và đậm đà bản sắc dân tộc, các loại
hình nghệ thuật phát triển phong phú và nhiều màu vẻ. Nói đến văn hóa là nói tới toàn
bộ những giá trị sáng tạo tinh thần vật chất thể hiện trình độ sống và dân trí, những
quan niệm về đạo lí, nhân sinh, thẩm mĩ của một dân tộc và dấu ấn ở mỗi con người.
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII vạch ra nhiệm vụ của cách mạng văn hoá
Việt Nam là: “Tiếp tục xây dựng và phát triển sự nghiệp văn hoá Việt Nam, bảo tồn
và phát huy truyền thống văn hoá tốt đẹp của các dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá
nhân loại. Vận động toàn dân thực hiện lối sống cần, kiệm, văn minh, lịch sự. Phổ
biến rộng rãi trong nhân dân những kiến thức văn hoá cần thiết cho sản xuất và đời
sống. Thực hiện nam nữ bình đẳng, bảo vệ nhân phẩm phụ nữ. Phát động phong trào
quần chúng bài trừ mê tín dị đoan và các tệ nạn xã hội khác”.
Đại Hội lần thứ VIII của Đảng tiếp tục khẳng định: “Văn hoá là nền tảng tinh thần của
xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội. Cùng
với khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, các hoạt động văn hoá, văn nghệ có
vị trí quan trọng trong việc
hình thành nhân cách, làm phong phú đời sống tinh thần con người Việt Nam. Bản sắc
dân tộc và tính chất tiên tiến của nền văn hoá phải được thấm đậm không chỉ trong
công tác văn hoá-văn nghệ, mà cả trong mọi hoạt động xây dựng, sáng tạo vật chất,
ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ, giáo dục và đào tạo sao cho trong mọi

lĩnh vực chúng ta có cách tư duy độc lập, có cách làm vừa hiện đại vừa mang sắc thái
Việt Nam”. Do đó, “Mọi hoạt động văn hoá, văn nghệ phải nhằm xây dựng và phát

Thực hiện: nhóm 09

Trang 11


Tiểu luận: Chủ Trương Xây Dựng Nền Văn Hoá
Tiên Tiến Đậm Đà Bản Sắc Dân Tộc

GVHD: Thạc Sĩ Trần Thị Thảo

triển văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng con người Việt Nam về tư
tưởng, đạo đức, tâm hồn, tình cảm, lối sống, xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh
cho sự phát triển xã hội”. Đồng thời, “kế thừa và phát huy các giá trị tinh thần, đạo
đức và thẩm mỹ, các di sản văn hoá, nghệ thuật của dân tộc”.
Năm 1998, Đảng tổ chức Hội Nghị trung ương V, chuyên bàn về vấn đề văn hoá. Xác
định xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong giai
đoạn phát triển mới. Nền văn hoá tiên tiến không có nghĩa là xoá bỏ truyền thống mà
nó là nền văn hoá mang những đặc trưng cụ thể như: Yêu nước, tiến bộ, độc lập dân
tộc và chủ nghĩa xã hội dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác-lênin, tư tưởng Hồ Chí
minh; nhân văn; phong phú cả về nội dung và hình thức:

* Tính chất tiên tiến phải đảm bảo được nội dung nhân văn, nhân đạo sâu sắc,
nhưng đồng thời phải thể hiện sự đa dạng và phong phú về hình thức
* Tính chất đậm đà của nền văn hoá dân tộc đảm bảo giữ gìn và phát huy những
giá trị mang bản sắc dân tộc như lòng yêu nước, tinh thần nhân ái, sự bao dung, độ
lượng, quý trọng nghĩa tình, đạo lý, dũng cảm và đặc biệt giữ gìn tinh thần đoàn kết
dân tộc.


* Để xây dựng nền văn hoá vừa tiên tiến vừa đậm đà, Hội Nghị TW V đã xác định:
- Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc
đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội.
- Nền văn hoá mà chúng ta xây dựng là nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân
tộc.
- Nền văn hoá Việt Nam là nền văn hoá thống nhất mà đa dạng trong cộng đồng
các dân tộc Việt Nam
- Xây dựng và phát triển văn hoá là sự nghiệp của toàn dân do Đảng lãnh đạo,
trong đó đội ngũ trí thức giữ vai trò quan trọng

Thực hiện: nhóm 09

Trang 12


Tiểu luận: Chủ Trương Xây Dựng Nền Văn Hoá
Tiên Tiến Đậm Đà Bản Sắc Dân Tộc

GVHD: Thạc Sĩ Trần Thị Thảo

- Văn hoá là một mặt trận; xây dựng và phát triển văn hoá là một sự nghiệp cách
mạng lâu dài, đòi hỏi phải có ý chí cách mạng và sự kiên trì, thận trọng.
Tuy nhiên, thì đại ngày này được xem là thời phát triển đại vũ bảo. Xu hướng toàn
cầu hoá đã cuốn hút tất cả các nền văn hoá dân tộc trên thế giới vào quỹ đạo chúng.
Chính quá trình này đã diễn ra sự "đụng độ" giữa các nền văn minh, và văn hoá của
các dân tộc có cơ hội được"cọ sát".

➢ Vận dụng quy luật phủ định của phủ định vào việc xây dựng nền văn hoá
Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.

Những thành tựu và hạn chế trong quá trình hội nhập văn hóa và thế giới. Toàn
cầu hóa là một xu thế không thể cưỡng lại đối với tất cả các quốc gia. Chủ động hội
nhập sẽ khai thác được nhiều nhất những thuận lợi, những cơ hội để dân tộc có nhiều
lợi ích nhất, hạn chế được đến mức thấp nhất những thách thức, những tiêu cực nảy
sinh, cơ cấu kinh được chuyển địch theo hướng tích cực phát triển công nghiệp và
dịch tế vụ, tốc độ hiện đại hóa cơ sở hạ tầng, khoa học công nghệ với những bước đi
dài... tất cả đã tạo điều kiện chín muồi để Việt Nam vững bước trên tiến trình hòa
nhập Thương mại Quốc tế WTO. Chiến lược là vậy, hội nhập văn hóa thế giới quả là
cuộc đấu tranh quyết liệt. Đánh giá về thành tựu hội nhập văn hóa có nhiều ý kiến
khác nhau, không được đồng thuận như khi chúng ta đánh giá về thành tựu đổi mới
kinh tế. Điều này chứng tỏ quá trình hội nhập văn hóa của chúng ta còn có những vấn
đề non yếu. Không ai phủ nhận sau thời kỳ đổi mới, đời sống văn hóa tinh thần của
nhân dân ta được nâng cao, được mở rộng, phong phú đa dạng và giàu có hơn nhiều.
Nhưng cũng phải thừa nhận rằng, bên cạnh những mặt tốt đó, thì nhiều mặt tiêu cực
của đời sống xã hội cũng nảy sinh. Đạo đức xã hội xuống cấp nghiêm trọng, đời sống
văn hóa bị lai căng, nhiều chuẩn mực xã hội không còn được tôn trọng, một số mặt
xấu được duy trì công khai không có người lên tiếng, nhiều tệ nạn không ngăn chặn
được.

Thực hiện: nhóm 09

Trang 13


Tiểu luận: Chủ Trương Xây Dựng Nền Văn Hoá
Tiên Tiến Đậm Đà Bản Sắc Dân Tộc

GVHD: Thạc Sĩ Trần Thị Thảo

Riêng về lĩnh vực văn học nghệ thuật, thì văn chương nghệ thuật thế giới Riêng về

lĩnh vực văn học nghệ thuật, thì văn chương nghệ thuật thế giới.
Riêng về lĩnh vực văn học nghệ thuật, thì văn chương nghệ thuật thế giới hóa bạo
lực, tình dục ngang nhiên thách thức những thuần phong mỹ tục, những món hàng ăn
liền rẻ tiền tấn công những giá trị sâu sắc, thâm nghiêm... Những tính chất văn
chương nghệ thuật ngoại lai đó đôi khi còn có sức mạnh chiếm lĩnh hắn được một bộ
phận làm nhiệm vụ hoan hô môt cách vô tội vạ, “đồng thanh tương ứng đồng khí
tương cầu ” sáng tạo, biểu diễn và một bộ phận công chúng nhất là khá đông đảo giới
trẻ khá rầm rộ.
Hội nhập thế giới, nghĩa là ra với đại dương với nhiều sóng to gió lớn. Ở lĩnh vực
nào cũng cần phải có người cầm lái có bản lĩnh và có tầm nhìn xa trông rộng. Chiến
lược xây dựng nền văn hóa Việt Nam phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc là hoàn toàn
đúng đắn, nhưng triển khai xây dựng quản lý văn hóa toàn xã hội là vô cùng khó khăn
phức tạp, là thách thức lớn cần có sức mạnh của nhiều cấp nhiều ngành mới có thể
làm được.
Nền văn hóa Việt Nam mấy ngàn năm lịch sử tồn tại và phát triển đã thể hiện sức
sống mãnh liệt. Âm mưu đồng hóa của những nền văn hóa lớn cứ tiếp diễn cũng
không xóa được bản lĩnh văn hóa Việt Nam. Có thể nói nền văn hóa Việt Nam đã
được tôi luyện và có sức đề kháng cao. Điều này cho chúng ta tin tuởng vào chặng
đường phát triển sắp tới của. nền văn hóa dân tộc. Một vấn đề lớn và quan trọng đặt ra
là: Nền văn hoá tiên tiến, hiện đại do hội nhập quốc tế hình thành có mâu thuẫn, có
thủ tiêu nền văn hoá truyền thống và làm mất đi bản sắc dân tộc của văn hoá truyền
thống của nước ta?
Văn hoá Việt Nam với bản sắc của mình, qua bao lần tiếp biến vẫn không bị sai lạc,
phai mờ, thậm chí qua bao lần đất nước bị xâm lăng, dân tộc bị thôn tính, nhưng bản
sắc đó không bao giờ mất, không những không mất mà nó ngày càng được khẳng định

Thực hiện: nhóm 09

Trang 14



Tiểu luận: Chủ Trương Xây Dựng Nền Văn Hoá
Tiên Tiến Đậm Đà Bản Sắc Dân Tộc

GVHD: Thạc Sĩ Trần Thị Thảo

và phát triển. Mỗi lần tiếp biến, văn hoá Việt Nam với bản lĩnh và sức sống của mình,
lấy bản sắc dân tộc làm tiêu chí, nó gạn lọc, tiếp thu những tinh hoa tốt đẹp của các
nền văn hoá khác trên khắp thế giới, làm giàu có và đậm đà thêm, phong phú thêm
cho bản sắc của mình.
Nói như vậy không có nghĩa hội nhập văn hóa chỉ có đem lại những thuận lợi, tạo
ra tất cả những yếu tố tích cực cho và giữ gìn bản sắc văn hoá Việt Nam. Chúng ta dể
dàng nhận thấy: “Toàn cầu hoá và hội nhập” một mặt làm nâng cao chất lượng sống,
mặt khác cũng hình thành nên những chuẩn mực mới lạ trong đời sống tinh thần, có
thể dẫn đến “sự va chạm” giữa:
۰ Lối sống, lối tư duy hiện đại với lối sống và tư duy truyền thống
۰ Lối sống và cách tư duy hoà với thiên nhiên, tình cảm cộng đồng tình làng nghĩa
xóm dường như “mặc cảm” với lối sống đô thị và toán tính kinh tế có tính cá nhân,
nếp sống thanh bình dễ “dị ứng” với nhịp độ gấp gáp của tác phong công nghiệp, ứng
xử tình cảm nghiêng về đạo đức thường tương phản với văn hoá trí tuệ và nền pháp lý
chặt chẽ, lối sống tiêu xài không mấy phù hợp với truyền thống thanh đạm của con
người Việt Nam…
Hội nhập quốc tế không chỉ là nhập công nghệ mà là hoạt động toàn diện khoa học
kỹ thuật, kinh nghiệm sản xuất - quản lý kinh tế - xã hội. Sự hội nhập sẽ làm tăng
nhanh nhiều loại sản phẩm văn hoá, trong đó, bên cạnh các yếu tố tốt đẹp, có cả
những yếu tố không phù hợp với văn hoá truyền thống, thậm chí độc hại nữa. Chúng
ta chủ động lựa chọn chính sách trong tiếp biến của công nghiệp hoá - hiện đại hoá.
Những thế mạnh trong đối sách đó là tương đối bởi trình độ kinh tế- xã hội nước ta rất
thấp so với các nước đầu tư vào ta. Về điều kiện sống, tiện nghi sinh hoạt, lối sống đã
có sự thay đổi lớn, sự thay đổi đó diễn ra không chỉ ở bề ngoài mà cả ở chiều sâu. Sự

khủng hoảng một số mặt trong nhiều phương diện đời sống đang hình thành liên quan
đến từng gia đình. Trước đây một số người đi tìm sự thoả mãn lối sống của họ ở nước

Thực hiện: nhóm 09

Trang 15


Tiểu luận: Chủ Trương Xây Dựng Nền Văn Hoá
Tiên Tiến Đậm Đà Bản Sắc Dân Tộc

GVHD: Thạc Sĩ Trần Thị Thảo

ngoài, thì nay lối sống đó đã nảy nở tại Việt Nam, trên một số lĩnh vực lối sống đó đã
khống chế lối sống truyền thống Việt Nam, nhiều cách sinh hoạt, cách sống, cách
nghĩ... thực sự đã xung đột với những chuẩn mực đạo đức. Nhiều hiện tượng trước
đây hoàn toàn xa lạ thì nay ở không ít người được xem như là chuyện bình thường:
bạo lực, kích dâm, xem tiền là tối thượng, xem hưởng thụ vật chất là mục đích của
cuộc đời, đồng minh của lối sống buông thả là luận điệu tự do, dân chủ không ranh
giới…Tất cả những cái đó nếu không kịp thời ngăn chặn, đến một lúc,an ninh quốc
gia, thậm chí độc lập dân tộc sẽ là cái bia bắn phá, lối sống dân tộc, văn hoá dân tộc sẽ
bị coi là lạc hậu, lạc lõng.
Hiện nay, vấn đề bản sắc văn hóa dân tộc và những biến thể của nó đang là một
trong những vấn đề được đặc biệt quan tâm ở Việt Nam. Nỗi ám ảnh về bản sắc hiện
diện ở khắp nơi, từ những diễn ngôn chính trị như “xây dựng nền văn hóa tiên tiến,
hiện đại, đậm đà bản sắc dân tộc”, “hội nhập nhưng không hòa tan”, cho đến các hoạt
động kinh tế, văn hóa xã hội như xây dựng thương hiệu Việt, tự kiểm điểm tính cách
dân tộc hay phê bình văn học nghệ thuật. Đây là một định hướng đúng đắn, một mối
quan tâm lành mạnh của toàn xã hội khi Việt Nam ngày càng tham gia một cách toàn
diện hơn vào quá trình toàn cầu hóa nhưng tự bản thân những khát vọng bảo tồn, phát

huy bản sắc dân tộc cũng đặt ra những câu hỏi hóc búa đối với toàn xã hội, trước hết
là trong việc xác định bản sắc văn hóa dân tộc và sau đó là việc ứng xử với bản sắc
văn hóa đó.
“Bản” là cái gốc, cái căn bản, cái lõi, cái hạt nhân của một sự vật; “Sắc” là thể hiện ra
ngoài. Nói bản sắc dân tộc của văn hóa Việt Nam tức là nói những giá trị gốc, căn
bản, cốt lõi, những giá trị hạt nhân của dân tộc Việt Nam. Chúng biểu hiện trong mọi
lĩnh vực như: văn học nghệ thuật, sân khấu, hội họa, điêu khắc, kiến trúc, trong sinh
hoạt, giao tiếp, ứng xử hằng ngày của người Việt Nam. Những giá trị hạt nhân đó
không phải tự nhiên mà có, nó được tạo thành dần dần và được khẳng định trong quá

Thực hiện: nhóm 09

Trang 16


Tiểu luận: Chủ Trương Xây Dựng Nền Văn Hoá
Tiên Tiến Đậm Đà Bản Sắc Dân Tộc

GVHD: Thạc Sĩ Trần Thị Thảo

trình lịch sử xây dựng, củng cố và phát triển của nhà nước Việt Nam. Những giá trị đó
không phải là không thay đổi trong quá trình lịch sử. Có những giá trị cũ, lỗi thời bị
xóa bỏ, và có những giá trị mới, tiến bộ được bổ xung vào. Có những giá trị tiếp tục
phát huy tác dụng, dưới những hình thức mới. Nếu dân tộc không có ý thức giữ gìn,
bồi dưỡng, tái tạo để trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thì chúng cũng bị mai
một và tàn lụi đi.Chúng ta thử so sánh bản sắc chủ nghĩa yêu nước Việt Nam trong
những người cuộc Cách mạng tháng Tám sôi sục, trong cuộc kháng chiến chống
Pháp, Nhật, Mỹ với cái gọi là “Bản sắc” chủ nghĩa yêu nước Việt Nam trong những
năm tháng cuối đời nhà Nguyễn thì thấy rõ. Hay là đối với chủ nghĩa yêu nước Việt
Nam thời kỳ Lê Mạt với chủ nghĩa yêu nước.

Việt Nam thời Lý -Trần. Không thể nói, đấy là cùng một bản sắc chủ nghĩa yêu
nước được! Có người hỏi: “có thể có những giá trị bản sắc là tiêu cực, hay bản sắc là
nói cái gì tiến bộ, tích cực, xứng đáng được trao truyền và thừa kế”.
Như trên vừa nói, không nên có cái nhìn từ một phía đối với bản sắc dân tộc. Cái
gì sống đều thay đổi và phải thay đổi vì đó là điều tất yếu. Bản sắc dân tộc cũng vậy.
Giai cấp lãnh đạo phải sáng suốt và chủ động đối với quá trình diễn biến của bản sắc
dân tộc. Những giá trị nào lỗi thời phải xóa bỏ, những giá trị mới nào cần bổ sung
thêm vào, những giá trị nào cần kế thừa, nhưng dưới một hình thức mới, và hình thức
mới đó thêm ra sao? Trong những bước chuyển cách mạng, những sự kiện đổi đời của
dân tộc ta như cuộc cách mạng tháng tám, chiến thắng của Ngô Quyền kết thúc đêm
dài mười thế kỷ Bắc thuộc, sự kiện Tây Sơn..., bộ phận lãnh đạo của dân tộc thời bấy
giờ phải nghiêm túc kiểm nghiệm lại những giá trị bản sắc đương thời lý của dân tộc.
Không phải không có do mà sau 10 thế kỷ Bắc thuộc, bộ phận lãnh đạo của dân tộc
thời bấy giờ đã gạt bỏ Nho giáo và chấp nhận tư tưởng Phật giáo. Cũng với những lý
do xác đáng, dân tộc ta kinh qua cuộc cách Mạng tháng tám đã chấp nhận hệ tư tưởng
Mác-Lênin như là dòng tư tưởng chủ lưu hiện nay của mình.

Thực hiện: nhóm 09

Trang 17


Tiểu luận: Chủ Trương Xây Dựng Nền Văn Hoá
Tiên Tiến Đậm Đà Bản Sắc Dân Tộc

GVHD: Thạc Sĩ Trần Thị Thảo

Những cuộc kiểm nghiệm như thế cũng cần được tiến hành khi xảy ra giao tiếp
văn hóa rộng rãi giữa các nền văn hóa khác nhau, ví dụ giữa văn hóa Việt Nam và văn
hóa Trung Hoa, văn hóa Việt Nam và văn hóa Âu, Mỹ... Thời đại hiện nay là thời đại

của kỹ thuật giao thông liên lạc và thông tin. Do đó sự tiếp xúc văn hóa giữa các dân
tộc sống cách xa nhau là tất nhiên và tất yếu. Thật là vô lý nếu chúng ta gạt bỏ mọi
yếu tố tiến bộ và cái hay, đẹp của văn hóa nước khác chỉ vì chúng ta sợ bị ngoại lai.
Nhưng cũng sẽ là vô lý hơn, nếu chúng ta tiếp thu hàng loạt, không chọn lọc, không
có phê phán mọi yếu tố của văn hóa nước ngoài, chỉ vì chúng là mới lạ, tân kỳ. Không
ai có thể phủ nhận rằng, nhiều yếu tố Phật giáo, Nho giáo, mặc dù bắt nguồn từ nước
ngoài, nhưng đã trở thành bộ phận khăng khít của bản sắc dân tộc và văn hóa Việt
Nam, đã được dân tộc Việt Nam biến thành sở hữu thật sự của mình.
Tóm lại, cái lỗi thời nhưng không được cải tiến, cái tốt nhưng lại bị cường điệu, cái
tốt ngoại lai nhưng không được bản địa hóa nhuần nhuyễn đều có thể biến thành tiêu
cực và tạo trở ngại cho sự phát triển bình thường của nền văn hóa dân tộc. Vì vậy, mà
chúng ta khẳng định, những giá trị bản sắc của dân tộc Việt Nam, của nền văn hóa
Việt Nam cần phải được bộ phận lãnh đạo của dân tộc thường xuyên kiểm nghiệm,
theo dõi, gìn giữ, cải tiến, bổ sung, gạt bỏ những cái lỗi thời, đổi mới những hình thức
không còn thích hợp, tiếp thu và bản địa hóa mọi tinh hoa của văn hóa nước ngoài...
khiến cho những giá trị gọi là bản sắc văn hóa của dân tộc ta phát huy tới mức cao
nhất.
* Đối với nước ta những năm vừa qua, trong quá trình mở cửa giao lưu với thế giới,
chúng ta không chỉ tiếp thu những giá trị hiện đại, tiên tiến mà còn bổ sung, điều
chỉnh một số nét của các giá trị truyền thống cho phù hợp với thời đại, thẩm thấu và
làm đa dạng thêm bản sắc của dân tộc. Chúng ta ngày càng ý thức rõ hơn về quá trình
hội nhập. Trong quá trình thực tiễn phát triển đất nước, chúng đã được những thành
quả trong việc xây dựng và phát huy bản sắc văn hóa đó là:

Thực hiện: nhóm 09

Trang 18


Tiểu luận: Chủ Trương Xây Dựng Nền Văn Hoá

Tiên Tiến Đậm Đà Bản Sắc Dân Tộc

-

GVHD: Thạc Sĩ Trần Thị Thảo

Quá trình hội nhập văn hóa đã làm cho các quốc gia đang ngày càng xích lại gần
nhau hơn bởi những giá trị truyền thống chung, đồng thời tạo điều kiện cho mỗi
dân tộc phát huy nét độc đáo, đặc trưng của mình. Quá trình này cũng sẽ tạo
điều kiện cho thế giới luôn tồn tại trong sự thống nhất chung của tất cả những
cái riêng, cái đặc thù; cái chung không bài trừ cái riêng mà cùng với cái riêng
làm tiền đề cho nhau để cùng thúc đẩy nhau phát triển và tiến bộ

-

Vận dụng quy luật phủ định của phủ định, ta không thể bảo vệ thụ động bản sắc
mà chỉ hòa nhập cọ sát và biến đổi bản sắc cho phù hợp. Từ Truyện Kiều, thơ
nôm hay dân gian Đông Hồ, tuồng chèo, nhạc cung đình Huế, quan họ hay các
lễ hội... Chứa đựng bản sắc dân tộc vì từng là sự giao thoa, cọ sát, khai thác lẫn
nhau của các dòng văn nghệ, văn hóa khác nhau. Gần đây thì chiếc áo dài, cái
nón lá tới tranh sơn mài, lụa, sơn dầu từ thời đông dương tới đổi mới, thơ mới,
tiểu thuyết, kiến trúc “Đông Dương”, cải lương... Đều là những suối nguồn, và
“kho chứa” của bản sắc dân tộc.

Giữ gìn bản sắc không co vào cố thủ trong tính riêng biệt , khước từ giao lưu văn
hoá. Trên thế giới này không có một nền văn hoá nào có tính thuần nhất bản địa. Sự
thay đổi giữa các nền văn hoá là do trao đổi. Khi trao đổi ngừng thì cả hai địa bàn đều
chững lại trong phát triển. Đây là phép biện chứng của nhân tố ngoại sinh trong sự
phát triển nội sinh. Tuy nhiên sự hội nhập các giá trị văn hóa khác với sự tha hóa về
văn hóa cũng như sự lai giống tốt khác với lai ghép vào cơ thể những gien lạ gây nên

sự biến dị , thậm chí những quái thai. Cuộc hội nhập thời nay mạnh mẽ hơn, toàn diện
và toàn cục, sức chi phối, sức tác động của nó không thể so sánh với trước được. Song
ta sở hữu cả một vốn liếng gien, vốn liếng bản sắc của ta vô cùng sâu lắng, vô cùng
dai bền, không việc gì phải e ngại! Thử xem, mình bắt chước ăn cá sống với mù tạt
theo kiểu Nhật, nhưng thêm vào đấy là rau diếp cá, lá cải xanh, củ cải sống. Mình hát
nhạc pop, nhạc rock, song giai điệu và cách thể hiện thì chẳng giống ai. Thậm chí, ở

Thực hiện: nhóm 09

Trang 19


Tiểu luận: Chủ Trương Xây Dựng Nền Văn Hoá
Tiên Tiến Đậm Đà Bản Sắc Dân Tộc

GVHD: Thạc Sĩ Trần Thị Thảo

những sân bay quốc tế này nọ, cứ gặp dăm ba đồng bào mình túm tụm, là nhận ra
ngay. Ấy là trong cuộc sống thường nhật, chứ ở những phạm trù lớn lao như cách
nghĩ, cách sống, cách phấn đấu… mình chẳng giống ai hết.
Một thành quả vững chắc nữa trong giữ gìn bản sắc là chúng ta không sợ toàn cầu
hóa tấn công mà co khi còn tấn công ngược lại nó. Thức ăn là yếu tố mạnh nhất trong
bản sắc, cho nên nó phát triển với toàn cầu hóa. Cái làm cho món ăn Việt Nam được
ưa chuộng trên thế giới, cái làm cho con người Việt Nam muôn đời vẫn tự định nghĩa
mình là Việt Nam bất chấp không gian, bất chấp luật quốc tịch, vẫn là cái đó, cái mùi
thum thủm, cái vị mặn mặn, mà không thể thiếu nó được: “nước mắm”, nước mắm là
đại nguyên soái bách chiến bách thắng. Thực dân, đế quốc, bá quyền, Bắc thuộc, Tây
thuộc... chẳng coi nó ra gì. Nhưng đối với Việt Nam đó là “bản sắc”.“Áo dài” là y
phục của dân tộc, là một phần yếu tố then chốt của bản sắc. Áo dài tuy chỉ là y phục
cải cách từ những năm 1930, cũng là thời trang cải biến để thích nghi với thời đại

mới. Nhưng nó thân thương bao nhiêu, yêu kiều bao nhiêu, thích hợp bao nhiêu! Nó
đi vào lòng dân tộc như thể nó đã được khai sinh từ thuở dân tộc còn nằm nôi. Và nó
hãnh diện phất phới trên thế giới, thế giới thán phục nó. Ngày nay, thời trang tha hồ
vẽ vời, thêm bớt, nhân lên nhiều kiểu mới, nhưng nó vẫn là nó, vẫn là nhan sắc riêng
biệt của Việt Nam.

Thực hiện: nhóm 09

Trang 20


Tiểu luận: Chủ Trương Xây Dựng Nền Văn Hoá
Tiên Tiến Đậm Đà Bản Sắc Dân Tộc

GVHD: Thạc Sĩ Trần Thị Thảo

PHẦN III
KẾT LUẬN
Quy luật phủ định của phủ định giúp chúng ta nhận thức đúng đắn về xu hướng phát
triển của sự vật. Quá trình phát triển của bất kỳ sự vật nào cũng không bao giờ đi theo
đường thẳng mà diễn ra quanh co, phức tạp trong đó bao gồm nhiều chu kỳ khác
nhau. Chu kỳ sau bao giờ cũng tiến bộ hơn chu kỳ trước. Vì vậy, dân tộc Việt Nam,
hay bất cứ một dân tộc nào khác không thể nằm ngoài quĩ đạo đó. Hội nhập là con
đường tất yếu, là lẽ sống còn của cả dân tộc. Vấn đề đặt ra là chúng ta hội nhập như
thế nào. Rõ ràng, chúng ta với tư thế chủ động, hội nhập trên cơ sở tự khẳng định
mình, nổ lực để vượt lên chính mình.
Thông qua quá trình hội nhập, chúng ta có thể nhận thức đầy đủ hơn, có ý thức hơn
trong việc bảo tồn, phát huy bản sắc của dân tộc mình. Đồng thời trong quá trình đó,
chúng ta sẽ thấy được những hạn chế của những truyền thống có khả năng cản trở sự
tiến bộ để tìm cách khắc phục. Khi đã nhận thức được như vậy, chắc chắn chúng ta sẽ

kết hợp hài hoà các giá trị truyền thống với các giá trị hiện đại, trên cơ sở bảo tồn bản
sắc dân tộc, giữ lấy những gì là tinh hoa, loại bỏ dần các yếu tố lỗi thời, tăng cường
giao lưu, học hỏi với bên ngoài thì sẽ vượt qua được những thử thách, sẽ khơi dậy
được vai trò động lực của các giá trị truyền thống. Với tinh thần và bản lĩnh của người
Việt Nam, chúng ta sẽ “phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế,
bảo đảm độc lập tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa”, kết hợp sức mạnh dân tộc
với những ưu thế của thời đại để phát triển đất nước và từng bước khẳng định vị thế
bản lĩnh của dân tộc mình trước thế giới.
Để khắc phục những hạn chế, yếu kém, tiếp tục giữ gìn và phát huy bản sắc văn
hóa dân tộc, đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội và con người trong điều kiện đẩy

Thực hiện: nhóm 09

Trang 21


Tiểu luận: Chủ Trương Xây Dựng Nền Văn Hoá
Tiên Tiến Đậm Đà Bản Sắc Dân Tộc

GVHD: Thạc Sĩ Trần Thị Thảo

mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế cần thực hiện một số
nhiệm vụ cơ bản sau:
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, phát huy sức mạnh tổng
hợp của đất nước, tạo sự chuyển biến cơ bản và bước phát triển mạnh mẽ trong xây
dựng, nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc đồng bộ với sự phát
triển kinh tế - xã hội.
Đẩy mạnh hơn nữa phong trào “Toàn dân đoàn kết, xây dựng đời sống văn hoá”
gắn chặt với cuộc vận động chính trị sâu rộng trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân
học tập và thực hiện tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức, lối sống, làm chuyển biến

mạnh mẽ công tác giáo dục, rèn luyện đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên và
nhân dân, nhất là đối với cán bộ chủ chốt các cấp và thanh niên
Gắn xây dựng văn hoá với nhiệm vụ trung tâm xây dựng kinh tế và nhiệm vụ then
chốt xây dựng Đảng, bảo đảm hoạt động văn hoá tiến hành đồng bộ với hoạt động
kinh tế, hình thành nền tảng tinh thần vững chắc cho xã hội Bên cạnh, nhiệm vụ xây
dựng con người với những đức tính cơ bản, tốt đẹp. Chúng ta phải xây dựng và phát
triển hài hoà các nhiệm vụ khác, từ xây dựng môi trường văn hoá, phát triển văn học nghệ thuật, thông tin đại chúng, bảo tồn và phát huy các di sản văn hoá đến việc bảo
tồn và phát triển văn hoá các dân tộc thiểu số, chính sách văn hoá đối với tôn giáo và
hợp tác quốc tế về văn hoá...
Tăng cường nguồn lực và phương tiện cho hoạt động văn hoá, trước hết và tăng
mức đầu tư từ ngân sách cho phát triển sự nghiệp văn hoá; xây dựng và thực hiện
chiến lược tuyển chọn, đào tạo, phát triển các tài năng văn hoá, nghệ thuật; tăng
cường và đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đối với
văn hoá.
Để làm được điều đó, trước hết là cán bộ, đảng viên, cần nâng cao nhận thức và
trình độ lãnh đạo trên lĩnh vực văn hoá, song song các lĩnh vực chính trị, kinh tế,...;

Thực hiện: nhóm 09

Trang 22


Tiểu luận: Chủ Trương Xây Dựng Nền Văn Hoá
Tiên Tiến Đậm Đà Bản Sắc Dân Tộc

GVHD: Thạc Sĩ Trần Thị Thảo

nêu cao tinh thần gương mẫu về tư tưởng, đạo đức. Nâng cao chất lượng, hiệu quả
công tác tư tưởng theo phương châm “nói đi đôi với làm”. Cần có các chương trình,
kế hoạch để đưa những nội dung đó thấm sâu vào từng địa phương, từng ngành, từng

đơn vị, từng cộng đồng, từng gia đình. Nếu như mỗi ngày, mỗi người chúng ta đều
làm được một việc tốt hay vài ba việc tốt, và toàn xã hội đều làm như vậy thì chắc
chắn chúng ta sẽ đẩy lùi được các hiện tượng tiêu cực, làm cho xã hội ta ngày càng tốt
đẹp hơn, nền văn hoá của chúng ta ngày càng được nâng cao hơn

Thực hiện: nhóm 09

Trang 23


Tiểu luận: Chủ Trương Xây Dựng Nền Văn Hoá
Tiên Tiến Đậm Đà Bản Sắc Dân Tộc

GVHD: Thạc Sĩ Trần Thị Thảo

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1/ Công nghiệp hóa - hiện đại hóa và vấn đề giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc - Nguyễn
Văn Huyên.
2/ Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh – Nhà xuất bản chính trị quốc gia Hà Nội-2006
3/. Bản sắc và toàn cầu hóa - GS. Cao Huy Thuần.

Thực hiện: nhóm 09

Trang 24


Tiểu luận: Chủ Trương Xây Dựng Nền Văn Hoá
Tiên Tiến Đậm Đà Bản Sắc Dân Tộc

GVHD: Thạc Sĩ Trần Thị Thảo


Nhận Xét Của Giáo Viên

…………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………...
…………………………………………………………………………...
…………………………………………………………………………...
…………………………………………………………………………...
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………

Thực hiện: nhóm 09

Trang 25



×