Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

So sánh chính sách phổ cập giáo dục của dân tộc thiểu số ở vùng biên giới việt nam và trung quốc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (900.77 KB, 98 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------

TANG GUO SONG
(ĐƯỜNG QUỐC TÙNG)

SO SÁNH CHÍNH SÁCH PHỔ CẬP GIÁO DỤC
CỦA DÂN TỘC THIỂU SỐ VÙNG BIÊN GIỚI
VIỆT NĂM VÀ TRUNG QUỐC

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Ngành: Đông Phương học
Chuyên ngành: Châu Á học
Mã số: 60 31 06 01

HÀ NỘI - 2014
I


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------

TANG GUO SONG
(ĐƯỜNG QUỐC TÙNG)

SO SÁNH CHÍNH SÁCH PHỔ CẬP GIÁO DỤC
CỦA DÂN TỘC THIỂU SỐ VÙNG BIÊN GIỚI
VIỆT NĂM VÀ TRUNG QUỐC
(Trường hợp Lào Cai Lai Châu Việt Nam


và châu Hồng Hà Vân Nam Trung Quốc từ 2010 tới nay)

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Ngành: Đông Phương học
Chuyên ngành: Châu Á học
Mã số: 60 31 06 01

NGƯỜI HƯỚNG DẪN:

TS. Đỗ Thúy Nhung

HÀ NỘI - 2014
II


LỜI CAM ĐOAN

Đề tài luận văn: So sánh chính sách phổ cập giáo dục của dân tộc thiểu số
vùng biên giới Việt Nam và Trung Quốc (trường hợp Lào Cai Lai Châu Việt Nam
và châu Hồng Hà Vân Nam Trung Quốc từ 2010 tới nay), đầu tiên thông qua việc so
sánh chính sách phổ cập giáo dục của dân tộc thiểu số vùng biên giới hai nước Việt –
Trung, chúng tôi trên cơ sở phân tích những ưu điểm, nhược điểm trong chính sách
PCGD của hai nước để từ đó đề xuất các biện pháp nhằm phát huy những điểm mạnh,
khắc phục những điểm yếu, hoàn thành mục tiêu phổ cập giáo dục trung học. Nguồn
tư liệu đảm bảo về tính khách quan và bản quyền tác giả. Luận văn này không trùng
lặp với bất cứ công trình nào nghiên cứu về phổ cập giáo dục ở Việt Nam và Trung
Quốc thời điểm trước đó. Những luận điểm, nguồn tư liệu sưu tầm được trong luận
văn và kết luận khoa học đã nêu đảm bảo tính khách quan, trung thực. Tất cả những
kết quả đó đều do cố gắng của bản thân tác giả luận văn và định hướng của giảng viên
hướng dẫn.


Tác giả

TANG GUO SONG
Đường Quốc Tùng

I


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Giải thích

CNH-HĐH

Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa

DTTS

Dân tộc thiểu số

GDĐT

Giáo dục đào tạo

HĐND

Hội đồng nhân dân


MTQG

Mục tiêu quốc gia

NDT

Nhân dân tệ

PCGD

Phổ cập giáo dục

PCGDCMC

Phổ cập giáo dục chống mù chữ

PCGDTH ĐĐT

Phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi

PTDT

Phổ thông dân tộc

THCS

Trung học cơ sở

THPT


Trung học phổ thông

UBND

Ủy ban Nhân dân

II


DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ SƠ ĐỒ

Trang
Bảng 1. Số trường học của tỉnh Lào Cai theo từng năm

52

Bảng 2. Số trường học của tỉnh Lai Châu theo từng năm

53

Bảng 3. Số học sinh của tỉnh Lào Cai theo từng năm

55

Bảng 4. Số học sinh của tỉnh Lai Châu theo từng năm

57

Bảng 5. Số giáo viên của tỉnh Lào Cai theo từng năm


58

Bảng 6. Số giáo viên của tỉnh Lai Châu theo từng năm

60

Bảng 7. Số trường học của ở các huyện của châu Hồng Hà (Vân
Nam- Trung Quốc) năm 2012

63

Bảng 8. Số người học ở các huyện thuộc châu Hồng Hà (Vân
Nam-Trung Quốc) năm 2012

65

Bảng 9.Số giáo viên các huyện thuộc châu Hồng Hà (Vân NamTrung Quốc) năm 2012

66

Sơ đồ 1. Ngân sách nhà nước chi cho ngành giáo dục

50

III


MỤC LỤC


LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................................... I
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT....................................................................................... II
DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ SƠ ĐỒ.................................................................................. III
MỤC LỤC ....................................................................................................................................... 1
A. MỞ ĐẦU .................................................................................................................................... 5
1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................................................... 5
1.1. Đối với Việt Nam .............................................................................................................. 5
1.2 Đối với Trung Quốc .......................................................................................................... 6
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ................................................................................................ 9
2.1. Nước ngoài .......................................................................................................................... 9
2.2. Việt Nam ............................................................................................................................10
2.3. Trung Quốc .......................................................................................................................11
3. Mục đích nghiên cứu ..............................................................................................................13
4. Đối tượng, phạm vi nghiêu cứu ...........................................................................................13
5. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................................13
6. Kết quả nghiên cứu .................................................................................................................14
7. Cấu trúc luận văn ....................................................................................................................14
B. NỘI DUNG ..............................................................................................................................16
CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ DÂN TỘC THIỂU SỐ KHU VỰC KHẢO SÁT
VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHỔ CẬP GIÁO DỤC .......................................16

1


1.1. Khái quát về dân tộc thiểu số ở tỉnh Lào Cai, Lai Châu của Việt Nam ............16
1.1.1. Dân tộc thiểu số ở Việt Nam ................................................................................16
1.1.2. Tình hình dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu, Lào Cai ........................................18
1.2. Dân tộc thiểu số ở Trung Quốc và ở tỉnh Vân Nam...............................................23
1.2.1. Dân tộc thiểu số ở Trung Quốc ............................................................................23
1.2.2. Tình hình dân tộc thiểu số tỉnh Vân Nam ..........................................................25

1.3. Những điểm chung và riêng của dân tộc thiểu số ở Lào Cai( Việt Nam) và
Vân Nam( Trung Quốc) .........................................................................................................28
1.4. Bản chất của phổ cập giáo dục .....................................................................................29
1.4.1. Thuật ngữ “phổ cập”, “phổ cập giáo dục”, “phổ cập giáo dục tiểu học”
và “phổ cập giáo dục trung học cơ sở” ........................................................................29
1.4.2. Bản chất của công tác phổ cập giáo dục ...........................................................30
CHƯƠNG 2. CHÍNH SÁCH VÀ THỰC TRẠNG PHỔ CẬP GIÁO DỤC KHU
VỰC KHẢO SÁT CỦA HAI NƯỚC VIỆT TRUNG .......................................................33
2.1. Chính sách phổ cập giáo dục của Việt Nam (tỉnh Lai Châu, Lào Cai ) Trung
Quốc (tỉnh Vân Nam) .............................................................................................................33
2.1.1. Tư tưởng về giáo dục của các nhà lãnh đạo .....................................................33
2.1.2. Chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam và Trung Quốc về phổ cập
giáo dục ..................................................................................................................................37
2.1.3. Chính sách phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở vùng dân tộc
thiểu số của Việt Nam ( tỉnh Lai Châu, Lào Cai) và Trung Quốc (châu Hồng
Hà, tỉnh Vân Nam) ...............................................................................................................41
2.2. Thực trạng phổ cập giáo dục tại vùng dân tộc thiểu số hai nước Việt-Trung
(trường hợp Lào Cai và Lai Châu) ......................................................................................50
2.2.1. Thực trạng phổ cập giáo dục tại Lào Cai và Lai Châu ................................51
2


2.2.2. Thực trạng phổ cập giáo dục tại Trung Quốc (tỉnh Vân Nam) ...................61
2.3. Những điểm giống và khác nhau trong chính sách phổ cập giáo dục của dân
tộc thiểu số hai nước Việt – Trung ......................................................................................66
2.3.1. Những điểm giống nhau trong chính sách phổ cập giáo dục của dân tộc
thiểu số hai nước Việt – Trung .........................................................................................66
2.3.2. Những điểm khác nhau trong chính sách phổ cập giáo dục của dân tộc
thiểu số hai nước Việt – Trung .........................................................................................67
2.4. Tiểu kết về chính sách và thực trạng thực hiện PCGD dân tộc thiểu số...........69

CHƯƠNG 3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY PHỔ CẬP
GIÁO DỤC....................................................................................................................................72
3.1. Nâng cao nhận thức về vai trò trách nhiệm của nhà trường và các cơ quan
hữu quan .....................................................................................................................................72
3.1.1. Định hướng chung ..................................................................................................72
3.1.2. Tổ chức thực hiện....................................................................................................72
3.2. Tổ chức thực hiện ............................................................................................................73
3.2.1. Khai thác triệt để mọi nguồn lực giáo dục để thực hiện mục tiêu PCGD 73
3.2.2. Phối hợp đồng bộ giữa các ngành chức năng với sở giáo dục để đảm bảo
chỉ tiêu PCGD.......................................................................................................................74
3.2.3. Tôn trọng người học, sử dụng các phương pháp dạy học tích cực. ...........75
3.2.4. Xác định vai trò, vị trí chỉ đạo của phòng giáo dục cấp huyện, thị xã .....78
3.3. Công tác quản lý ..............................................................................................................79
3.3.1. Sử dụng công nghệ thông tin để nâng cao hiệu quả quản lý PCGD ........79
3.3.2. Tăng cường kiểm tra, thanh tra thực hiện mục tiêu PCGD ở từng đơn vị
cơ sở ........................................................................................................................................81

3


3.4. Tiểu kết về chính sách và thực trạng thực hiện PCGD dân tộc thiểu số...........82
C. KẾT LUẬN..............................................................................................................................84
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................................89
I. Tài liệu tiếng Việt ....................................................................................................................89
II. Tài liệu tiếng Trung ...............................................................................................................92
III.Trang web tham khảo ...........................................................................................................93

4



A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Đối với Việt Nam
Sau gần 30 năm thực hiện đổi mới, cùng với những thành tựu to lớn về kinh
tế, văn hoá; giáo dục Việt Nam đã đạt được những thành tích đáng phấn khởi. Nhìn
chung giáo dục và đào tạo có bước phát triển khá. Cùng với việc củng cố kết quả
xoá mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học, việc phổ cập giáo dục THCS đã được
triển khai tích cực, đến hết năm 2005 có 31 tỉnh đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS.
Quy mô giáo dục tiếp tục được mở rộng và trình độ dân trí được nâng lên rõ rệt
(Năm 2009, tỷ lệ nhập học tinh ở cấp tiểu học là 95,5%, tỷ lệ hoàn thành tiểu học là
88,2% và tỷ lệ người dân từ 15-24 tuổi biết đọc biết viết là 97,1%. Tỷ lệ nhập học
tinh ở cấp tiểu học của trẻ em trai và trẻ em gái chỉ chênh nhau có 1%). Chất lượng
dạy học có chuyển biến tích cực. Bước đầu hình thành mạng lưới dạy nghề cho
người lao động nông thôn, thanh niên dân tộc thiểu số (số học sinh trung học
chuyên nghiệp tăng 15,1%/năm, dạy nghề dài hạn tăng 12%/năm; cao đẳng và đại
học tăng 8,4%/năm).
Những thành tựu to lớn của giáo dục và đào tạo đã góp phần đáng kể vào sự
phát triển của đất nước: nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng khá cao (GDP bình quân
7,51%/năm. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng CNH, HĐH (tỷ trọng
công nghiệp và xây dựng trong GDP 41%, nông lâm nghiệp 20,9%, dịch vụ 8,1%).
Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được xây dựng bước đầu,
kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định. Giáo dục và đào tạo có bước phát triển khá. Văn hoá
xã hội có tiến bộ, việc gắn kết giữa phát triển kinh tế với giải quyết các vấn đề xã
hội có chuyển biến tích cực, chỉ số phát triển con người được nâng lên....
Mặc dù vậy nhưng Việt Nam vẫn đang đứng trước những khó khăn, thách
thức do những diễn biến phức tạp của tình hình thế giới, những khó khăn vốn có
của nền kinh tế đang ở trình độ kém phát triển, thiên tai, bệnh dịch và những yếu
5



kém chủ quan trong tổ chức quản lý. Đặc biệt là trong giáo dục và đào tạo, chất
lượng còn thấp, nhiều vấn đề hạn chế, yếu kém vẫn chưa được khắc phục. Việc xã
hội hoá giáo dục thực hiện chậm và thiếu đồng bộ. Công tác giáo dục và đào tạo ở
vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn, chất lượng thấp.
Công tác quản lý chậm đổi mới và còn nhiều bất cập…. Việt Nam chưa thật chú
tâm đến sự công bằng, tính hợp lý trong đầu tư phát triển sản xuất và đầu tư nâng
cao trình độ học vấn, trình độ khoa học kỹ thuật nhằm tạo được một mặt bằng
chung về kinh tế và dân trí cho cả nước. Sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế,
văn hoá có xu hướng gia tăng, diễn ra khá gay gắt giữa các vùng miền và ngay cả
trên các địa bàn ở trong một tỉnh, một huyện. Các điều kiện để nhân dân tiếp cận
với trình độ khoa học kỹ thuật tiên tiến, cơ sở vật chất trường, lớp chưa đảm bảo...
Chính vì vậy mở rộng giáo dục phổ thông là đáp ứng trực tiếp đối với sự
thay đổi. Giáo dục mang lại khả năng vượt qua chướng ngại vật của sự bất bình
đẳng xã hội, tạo điều kiện cho sự phát triển dân chủ, làm giảm bớt những thành kiến,
bất bình đẳng trong giáo dục và đào tạo đối với các nhóm thiểu số hiện nay. Nước
Việt Nam có gần 3/4 diện tích là miền núi, nơi có gần 20 triệu người sinh sống,
trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm đa số. Đây là những khu vực còn lạc hậu,
nghèo đói và kinh tế – xã hội chậm phát triển. Đất nước muốn phát triển bền vững,
dù ở hình thức nào đều phải quan tâm phát triển nguồn nhân lực.

1.2 Đối với Trung Quốc
Giáo dục Trung Quốcđã được phát triển khi tình hình kinh tế còn gặp nhiều
khó khăn,nền văn hóa còn lạc hậu.Trước khi Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thành
lập, ngành giáo dục và đào tạo của Trung Quốc còn rất lạc hậu,mang đậm tính
phong kiến và thực dân; có hơn 80% dân số mù chữ, chỉ có 20 % trẻ con đến tuổi đi
học được đến trường.Theo thống kê của Bộ giáo dục Quốc Dân Đảng, vào năm
1947 toàn quốc chỉ có 207 trường cao đẳng, đại học với 155.000 sinh viên;năm
1946 chỉ có 207 trường trunghọc phổ thông với 1.878.500 học sinh; và chỉ

6



có289.000 trường tiểu học với 23.683.500 học sinh. Đa số con em của người lao
động không có điều kiện học tập tại trường học.

1

Sau hơn 60 năm phát triển, công tác giáo dục trên toàn quốc đã giành được
nhiều thành quả,đặc biệt là sau khi cải cách mở cửa, nền giáo dục càng phát triển
mạnh mẽ hơn. Về mặt phổ cập giáo dục, vào năm 1980chính phủ Trung Quốc đã ra
quyết định giải quyết vấn đề phổ cập giáo dục tiểu học. Thông qua sự nỗ lực của
chính phủ, cơ quan các cấp và đội ngũ cán bộ trong ngành giáo dục, đến năm 1984
đã có 95% trẻ em đến tuổi đi học được đến trường. Đến năm 1985, Trung Ương
Trung Quốc ra quyết định về cải cách thể chế giáo dục,nội dung của quyết định đó
là từng bước thực hiện 9 năm phổ cập giáo dục, và mục tiêu này đã được thực hiện
vào năm 2000. Kết quả đạt được là toàn quốc có 85% dân số được phổ cập giáo
dục;đến năm 2007 tỷ lệ này đã lên đến 99.3%, các huyện được phổ cấp giáo dục đạt
98.5 %. Trên cơ sở này, Trung Quốc tiếp tục cải cách sâu hơn nữa về chế độ quản lý
phổ cập giáo dục và chế độ quản lý tài chính phổ cập giáo dục.
Giáo dục giữa các dân tộc thiểu số là một phần quan trọng trong nền giáo
dục của Trung Quốc. Phát triển giáo dục giữa các dân tộc thiểu số đóng vai trò hết
sức quan trọng trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống, thúc đẩy phát triển kinh tế
và văn hóa ở vùng dân tộc thiểu số. Tùy từng nhu cầu phát triển giáo dục, dựa vào
những đặc điểm riêng và thực tế phát triển của các khu vực dân tộc thiểu số, Chính
phủ Trung Quốc đã hỗ trợ tích cực các dân tộc thiểu số trong phát triển giáo dục.
Nhà nước Trung Quốc đã có nhiều chính sách và biện pháp hỗ trợ phát triển
giáo dục trong các dân tộc thiểu số. Cụ thể là, nhà nước tôn trọng quyền của khu
vực tự trị trong việc phát triển giáo dục dân tộc của riêng mình; coi trọng việc giảng
dạy các ngôn ngữ dân tộc thiểu số và giảng dạy song ngữ; tăng cường xây dựng đội
ngũ giáo viên dân tộc thiểu số, cung cấp vốn cho giáo dục dân tộc thiểu số; đưa các


1

Bộ giáo dục Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (Ngày 11/9/2009), “ Thành tựu giáo dục sau 60 năm

phát triển quốc gia”, trang 1.
7


học viện, trường lớp của người dân tộc thiếu số vào hoạt động, đồng thời vận động
cả nước trong việc hỗ trợ giáo dục ở các khu vực này.
Trung Quốc rất quan tâm đến việc thúc đẩy giáo dục phổ cập bắt buộc tại
những khu vực nghèo đói, đặc biệt là vùng đồng bào dân tộc thiểu số nghèo. Bộ
Giáo dục và Bộ Tài chính Trung Quốc đã phối hợp tổ chức thực hiện dự án giáo dục
bắt buộc của nhà nước đối với các khu vực nghèo. Theo kế hoạch của dự án, từ năm
1995 đến 2000, chính phủ Trung Quốc sẽ đầu tư 3,9 tỷ nhân dân tệ vào dự án này.
Sự ra đời của dự án này đã đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy việc phổ
cập giáo dục bắt buộc ở các vùng dân tộc thiểu số nghèo. Nhà nước khuyến khích
khu vực dân tộc thiểu số phổ cập giáo dục cơ bản thông qua các “Dự án hi vọng” và
các hình thức khác, cho phép hàng chục ngàn trẻ em dân tộc thiểu số nghèo được tới
trường.
Bản thân chính phủ Trung Quốc cũng điều hành một số viện nghiên cứu dân
tộc và trường học. Đến cuối năm 1998, nhà nước Trung Quốc đã thành lập 12
trường đại học và học viện dân tộc, 59 trường đào tạo giáo viên dân tộc, 158 trường
trung cấp dân tộc, 3.536 trường trung học dân tộc và 20.906 trường tiểu học dân tộc.
Giáo dục đóng một vai trò rất lớn trong việc cải thiện kiến thức văn hóa cơ
bản cho học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số; cho phép học sinh, sinh viên dân tộc
thiểu số được tiếp tục theo học tại các trường trung học và chuyên ngành cao hơn.
Cách phát triển giáo dục hướng đến nhu cầu của sinh viên dân tộc thiểu số đã mang
lại nhiều hiệu quả to lớn.

Việt Nam và Trung Quốc là hai quốc gia láng giềng, có mối quan hệ rất lâu
đời. Cả hai nước có rất nhiều nét tương đồng về các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã
hội, văn hóa... đặc biệt là về vấn đề dân tộc thiểu số, đây chính là lí do và động lực
khiến chúng tôiđi vào nghiên cứu đề tài Chính sách phổ cập giáo dục của dân tộc
thiểu số vùng biên giới Việt Nam và Trung Quốc (trường hợp Lào Cai Lai Châu Việt Nam và châu Hồng Hà Vân Nam - Trung Quốc từ 2010 tới nay)

8


2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
2.1. Nước ngoài
Vấn đề phổ cập giáo dục phổ thông đã được thực hiện ở các nước phát triển
Âu - Mỹ từ những năm cuối thế kỷ XIX; nhưng đối với các nước chậm phát triển và
các nước đang phát triển, phổ cập giáo dục phổ thông mới được đặt ra vào những
năm cuối thế kỷ XX.
Ở Nhật Bản, một hệ thống các cơ sở giáo dục rộng khắp cho mọi người dân
đã sớm được xây dựng. Ngay từ cuối thế kỷ XIX (năm 1872), Chính phủ Minh Trị
đã nhận thức được rằng giáo dục là một bộ phận then chốt hình thành hình thái ý
thức, sẽ cho phép Nhật Bản trở thành một quốc gia độc lập giàu có và hùng mạnh,
đồng thời giáo dục tạo điều kiện thuận lợi để tiếp thu tri thức kỹ thuật hiện đại làm
phương tiện thực hiện mục đích đó. Họ đã soạn thảo và công bố một kế hoạch về hệ
thống trường hiện đại trên quy mô toàn quốc, được gọi là “Phổ cập hệ thống trường
học”. Nhật đã tiến hành cuộc cải cách giáo dục lần thứ nhất với việc ban hành bộ
luật “ Học chế 1872” – bộ luật đầu tiên có tính chất tổng hợp của nền giáo dục hiện
đại, với tư tưởng chủ đạo là: thực hiện bình đẳng về cơ hội giáo dục; thực hiện phổ
cập giáo dục tiểu học 4 năm (đã hoàn thành năm 1886); thực hiện chế độ “ học
khu”- cả nước chia làm 8 khu; mỗi khu vực, địa phương thành lập một trường đại
học, một số trường trung học (32) và nhiều trường tiểu học (210). Về cơ bản hệ
thống này được thực hiện theo mô hình của Pháp, và cũng vận dụng những bộ phận
cấu thành các hệ thống của nhiều nước khác; thực hiện chế độ tập quyền trung ương

trong giáo dục.
Đến năm 1878, Nhật ban hành một bộ luật giáo dục mới, lấy chế độ giáo dục
của Mỹ làm kiểu mẫu; lấy chủ nghĩa tự do làm nền tảng. Từ năm 1886, Nhật tiếp
tục ban hành một số sắc lệnh mới về giáo dục. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật
tiến hành cải cách giáo dục lần thứ hai. Trong đó tiếp tục thực hiện tư tưởng bình
đẳng về cơ hội giáo dục, tăng niên hạn phổ cập giáo dục miễn phí lên 9 năm – tức là
phổ cập giáo dục bậc trung học cơ sở, và đến nay đã thực hiện phổ cập bắt buộc 12
9


năm trong đó có 10 năm miễn phí. Khoảng 96% học sinh kết thúc trung học cơ sở
tiếp tục trung học phổ thông (trường giáo dục phổ thông; trường dạy nghề giảng dạy
các kiến thức và kỹ thuật thực hành trong nông nghiệp, công nghiệp, thương mại...;
trường kết hợp). Đặc điểm cơ bản của giáo dục Nhật Bản trong quá trình phát triển
là luôn coi trọng cả về số lượng và chất lượng. Song song với phát triển quy mô,
thực hiện phổ cập trình độ giáo dục cơ sở từ thấp đến cao (từ 4 năm, 6 năm, đến 9
năm, 12 năm), toàn xã hội cũng như ngành giáo dục Nhật luôn theo đuổi, duy trì
mục tiêu chất lượng học, giữ gìn sự tôn trọng vốn có với chất lượng học của học
sinh, sinh viên trong toàn hệ thống giáo dục. Thực hiện một chế độ học tập hết sức
nghiêm ngặt về nội dung, chương trình, kỷ luật và thời lượng.
Hàn Quốc cũng là một quốc gia phương Đông, có nền giáo dục phát triển
theo hướng phổ cập cao. Họ đã hoàn thành mục tiêu phổ cập giáo dục trung học cơ
sở vào năm 1990. Trình độ văn hoá trung bình của người dân Hàn Quốc vào thời
điểm đó là 9.9, cao hơn nhiều so với các quốc gia láng giềng. Năm 2003, tỷ lệ
chuyển cấp của học sinh phổ thông từ bậc tiểu học lên trung học cơ sở đạt 99,9%; từ
THCS lên trung học phổ thông (trung học phổ thông và trung học nghề) đạt 99,3%;
từ trung học phổ thông lên đại học đạt 87% và từ trung học nghề lên đại học đạt
50%.

2.2. Việt Nam

Sau năm 1954, Đảng và nhà nước Việt Nam lãnh đạo chiến dịch xoá mù chữ
lần thứ hai ở miền Bắc. Nhiệm vụ xoá mù chữ và phổ cập giáo dục lần đầu tiên
được ghi vào kế hoạch Nhà nước. Chỉ trong vòng 3 năm (1956 – 1958), tất cả các
tỉnh, thành phố vùng đồng bằng và trung du miền Bắc đã hoàn thành xoá mù chữ
cho nhân dân ở độ tuổi 12 – 50, có 93% dân số Bắc Bộ ở độ tuổi 15 – 50 đã biết chữ.
Ngay sau ngày Miền Nam giải phóng, đất nước thống nhất (1975), Đảng và
Nhà nước Việt Nam tiếp tục tiến hành chiến dịch chống mù chữ lần thứ ba tại miền
Nam. Sau 3 năm (1975 – 1978) triển khai, chiến dịch đã thu được kết quả to lớn: có

10


88% số người trong độ tuổi 12- 50 được công nhận biết chữ (1,32 triệu người ), tất
cả 21 tỉnh, thành phố miền Nam căn bản đã hoàn thành xoá mù chữ.
Bên cạnh mục tiêu phấn đấu xoá mù chữ (biết đọc, biết viết) cho nhân dân,
Đảng và Nhà nước Việt Nam đã có những chủ trương nhằm từng bước nâng cao
dân trí, coi đó là một trong những tiêu chí phát triển đất nước. Chương trình giáo
dục cho người lớn đã được thiết chế như sau:
- Sơ cấp bình dân học vụ: biết đọc, biết viết.
- Dự bị bình dân: tương đương lớp hai tiểu học.
- Bổ túc bình dân cấp I: tương đương tiểu học (4 năm).
- Bổ túc bình dân cấp II: tương đương sơ trung (4 năm).
Nền giáo dục toàn dân của nước Việt Nam được tiến hành từ mục tiêu bậc
thấp đến mục tiêu bậc cao, từ nâng cao dân trí sang đào tạo nhân lực và bồi dưỡng
nhân tài.
Ở Việt Nam đã có rất nhiều tài liệu đề cập đến vấn đề phổ cập giáo dục,
nhưng chưa có một đề tài nào đi sâu vào nghiên cứu phổ cập giáo dục cho từng tỉnh
cụ thể, đặc biệt là vùng biên giới dân tộc thiểu số.

2.3. Trung Quốc

Giáo dục là một trong những yếu tố then chốt quyết định sự phát triển của
từng vùng, từng địa phương và một quốc gia. Chính vì vậy, cũng giống như Việt
Nam và các nước khác trên toàn thế giới, từ những năm 90 của thế kỉ 20 trở lại đây,
cùng với việc chú trọng sự phát triển kinh tế, xã hội vùng biên, chính phủ Trung
Quốc cũng quan tâm phát triển sự nghiệp giáo dục tại vùng biên giới. Nhiều nhà
nghiên cứu, học giả đã thực hiện nhiều công trình nghiên cứu về công tác giáo dục
vùng biên vàlần lượt cho xuất bản các cuốn sách như “Giáo dục dân tộc khu vực
biên giới Trung Quốc” (Nhà xuất bản dân tộc Trung Quốc, xuất bản năm 1990),
“Nghiên cứu về việc phát triển, ủng hộ các đối thoại giáo dục vùng biên giới Đông

11


Bộ- Tây Bộ” (Nhà xuất bản Đại học sư phạm Quảng Tây, xuất bản năm 2006),
“Nghiên cứu các chính sách giáo dục dân tộc cho xã hội Trung Quốc mới” (Nhà
xuất bản khoa học Bắc Kinh, xuất bản năm 2010), “Quan tâm giáo dục vùng biênnghiên cứu phát triển về sự đặc sắc và chất lượng giáo dục vùng biên giớitỉnh
Quảng Tây” (Nhà xuất bản nhân dân, xuất bản năm 2011), “Báo cáo điều tra các
chính sách có liên quan đến khu vực biên giới hai nước Việt- Trung” (Ủy ban hành
chính tôn giáo dân tộc châu Hồng Hà, xuất bản năm 2008)… Các cuốn sách viết về
nhiều phương diện khác nhau, nhưng về cơ bản đều giới thiệu quy luật phát triển và
các đặc điểm của sự nghiệp giáo dục cơ sở vùng biên.
Ngoài việc xuất bản các cuốn sách, các bài luận văn cũng lần lượt được công
bố như: “Thực trạng và tương lai của giáo dục Việt Nam” của Dư Phú Triệu (bước
chân Đông Nam Á; tháng 9 năm 2002), “Chính sách giáo dục Việt Nam trong thời
kì đổi mới” của Âu Dĩ Khắc (nghiên cứu giáo dục dân tộc; tháng 3 năm 2005), “So
sánh chính sách giáo dục vùng biên hai nước Việt Trung dưới góc nhìn giáo dục
học” của Lƣu Côn và Dư Minh Hoàn (học báo học viện sư phạm Khúc Tĩnh),
“Chính sách thúc đẩy phát triển giáo dục vùng biên và những gợi ý cho Trung Quốc”
của Hoàng Vĩ Sinh (Diễn đàn học thuật, tháng 11 năm 2008), “Các chính sách về
dân tộc vùng biên giới Việt – Trung của Việt Nam sau thời kì đổi mới và ảnh hưởng

của nó với Trung Quốc” của Vương Khổng Kính (Nghiên cứu Đông Nam Á; tháng
4 năm 2007); “Nghiên cứu về các vấn đề phát triển của chính sách giáo dục đối với
các dân tộc thiểu số Trung Quốc mới” của Hứa Khả Phong, “Tình hình thực hiện
các chính sách dân tộc từ sau cải cách đổi mới” của Lí Bích Hoa (Bước chân Đông
Nam Á; tháng 11 năm 2009), “Tình hình phát triển giáo dục của các trường tiểu
học, trung học ở dân tộc Dao của Việt Nam và những gợi ý” của Hồ Mục Quân
(“Nghiên cứu giáo dục nước ngoài”, tháng 3 năm 2011).
Nhìn chung, các nghiên cứu trên đa phần ở tầm vĩ mô, việc so sánh thực
trạng và chính sách phổ cập giáo dục của từng vùng, đặc biệt là vùng dân tộc thiểu
số của Việt Nam và Trung Quốc chưa được quan tâm đúng mức. Chúng tôi nhận
thấy qua việc tổng hợp các chính sách PCGD của hai vùng dân tộc thiểu số sau đó
12


tiến hành so sánh là việc làm hết sức rất cần thiết. Bởi lẽ từ chính sự so sánh này,
chúng ta sẽ có một cái nhìn toàn diện hơn, để từ đó mỗi nước có thể tham khảo, học
tập điểm mạnh của nước kia, đồng thời khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công
tác phổ cập giáo dục ở nước mình.

3. Mục đích nghiên cứu
- Làm sáng tỏ một số cơ sở lý luận về phổ cập giáo dục tiểu học và trung học
cơ sở (THCS).
- Tổng hợp các chính sách về PCGD của Việt Nam và Trung Quốc.
- So sánh chính sách và thực trạng công tác phổ cập giáo dục tiểu học và
THCS của Việt Nam và Trung Quốc (trọng tâm là các tỉnh Lào Cai, Lai Châu và
Vân Nam) nhằm tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt trong chính sách phổ
cập giáo dục của Việt Nam và Trung Quốc.
- Đề xuất một số biện pháp nhằm hoàn thành việc thực hiện mục tiêu phổ cập
giáo dục tiểu học và THCS của hai nước Việt - Trung.


4. Đối tượng, phạm vi nghiêu cứu
- Đối tượng nghiên cứu: công tác phổ cập giáo dụcbậc tiểu học và
THCSvùng dân tộc thiểu số của các tỉnh Lai Châu, Lào Cai (Việt Nam) và châu
Hồng Hà, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc).
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Địa bàn nghiên cứu: tập trung vào vùng dân tộc thiểu số của các tỉnh Lai
Châu, Lào Cai (Việt Nam) và châu Hồng Hà, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc).
+ Thời gian: từ năm 2010 đến nay.

5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài tôi sử dụng các phương phápnghiên cứu sau đây:

13


- Đánh giá qua ý kiến của các chuyên gia được sử dụng triệt để trong luận
văn. Tức là phỏng vấn trao đổi trực tiếp với những chuyên gia làm công tác phổ cập
giáo dục ở Trung Quốc và Việt Nam, thu thập tư liệu thống kê từ các tổ chức và cơ
quan chuyên môn. Trên cơ sở nghiên cứu thực chứng, bằng việc thống kê các số
liệu liên quan, tác giả luận văn đã kết hợp giữa phương pháp định lượng và định
tính để đưa ra những đánh giá có tính chất thuyết phục về thực trạng và giải pháp
của công tác phổ cập giáo dục của hai tỉnh miền núi của Trung Quốc và Việt Nam.
- Tác giả đã nghiên cứu phổ cập giáo dục theo hai hướng đồng đại và lịch đại.
Về lịch đại phân tích phổ cập giáo dục của hai tỉnh vùng dân tộc thiểu số của Trung
Quốc và Việt Nam từ 2010 đến nay. Về đồng đại phân tích cơ sở lý luận, chính sách
những điểm làm được và chưa làm được của việc phổ cập giáo dục của hai quốc gia
trong cùng một nhát cắt thời gian.
- Ngoài ra những phương pháp khác như điều tra phân tích và tổng hợp lý
thuyết, tra cứu tư liệu… cũng được tác giả sử dụng.


6. Kết quả nghiên cứu
- Đưa ra được bức tranh toàn cảnh về phổ cập giáo dục của vùng dân tộc
thiểu số ở biên giới hai nước Việt -Trung.
- Trên cơ sở đó chỉ ra những điểm giống và khác nhau trong chính sách phổ
cập giáo dục của hai nước Việt-Trung.
- Bước đầu đưa ra những giải pháp cho công tác phổ cập giáo dục cho các
dân tộc thiểu số tại biên giới hai nước Việt-Trung.

7. Cấu trúc luận văn
Ngoài Phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, phần nội dung
luận văn được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1. Dân tộc thiểu số hai nước Việt- Trung và những vấn đề cơ bản về
phổ cập giáo dục.
14


Chương 2. Chính sách và thực trạng phổ cập giáo dục tiểu học tại vùng dân
tộc thiểu số của hai nước Việt- Trung.
Chương 3. Giải pháp thúc đẩy phổ cập giáo dục tại vùng dân tộc thiểu số hai
nước Việt- Trung.

15


B. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ DÂN TỘC THIỂU SỐ KHU VỰC KHẢO
SÁT VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHỔ CẬP GIÁO DỤC
1.1. Khái quát về dân tộc thiểu số ở tỉnh Lào Cai, Lai Châu của
Việt Nam
1.1.1. Dân tộc thiểu số ở Việt Nam

Việt Nam có 54 dân tộc, trong đó dân tộc Kinh chiếm đa số và 53 dân tộc
thiểu số. Dân số của 53 dân tộc thiểu số là 10.527.455 người chiếm tỷ lệ 13,8% dân
số của cả nước (theo số liệu điều tra dân số năm 1999).
Các dân tộc thiểu số có quy mô dân số không đồng đều. Có những dân tộc
với dân số trên một triệu người như dân tộc Tày, Thái, Mường, Khơ me; năm dân
tộc có trên dưới 1 triệu người là Tày, Thái, Khơ me, Mường và Hoa; ba dân tộc có
từ 50 vạn đến gần 1 triệu người như Nùng, Mông, Dao; một số dân tộc có từ 10 vạn
đến dưới 50 vạn người là Gia rai, Ê đê, Ba Na, Sán Chay, Chăm, Xơ đăng, Sán Dìu,
HRê, Cơ Ho...; năm dân tộc tộc có từ hai trăm người đến dưới 1 ngàn người là Ơ
Đu (Nghệ An), Bờ Râu, Rơ Măm (Kon Tum), Pu Péo (Hà Giang), Si La (Lai Châu);
còn lại là những dân tộc khác có dưới 10 vạn người như Răglây, MNông, STiêng,
Khơ mú, Vân Kiều, Giáy, Gié triêng, Tà Ôi, Mạ, Hà Nhì, Xinh Mun, La Chí, Phù
Lá, La Hủ, Chứt...
Các dân tộc ở Việt Nam phân bố trải rộng trên 3/4 diện tích cả nước. Ở vùng
như Tây Bắc chủ yếu là các dân tộc Thái, Mông, Mường, vùng Đông Bắc có các
dân tộc Tày, Nùng, Dao, Mông; Bắc Trung bộ có các dân tộc Chứt, Vân Kiều, Pa
Cô; duyên hải miền Trung có các dân tộc Ka Tu, Raglai, Chăm; Tây Nguyên có các
dân tộc Ê đê, Gia Lai, Ba Na, MNông, Xơ đăng, K'Ho. Cil, Mạ, Chu ru; Đông Nam
bộ có các dân tộc Stiêng, Khơ me, Châu ro, Chăm, Mạ; Đồng bằng sông Cửu Long
có các dân tộc Khơ me, Chăm, Hoa, Chăm...
16


Các dân tộc thiểu số thường cư trú phân tán nhưng họ lại tập trung theo
những buôn làng định cư,ngoài ra còn một bộ phận sống xen kẽ với các dân tộc
khác trên cùng địa bàn miền núi, vùng cao, vùng biên giới, vùng sâu, vùng xa; một
số ít đồng bào sinh sống ở đồng bằng, hải đảo và đô thị.
Các dân tộc ở Việt Nam cư trú chung nhau, không có dân tộc nào ở vùng
lãnh thổ riêng. Tính chất cư trú đó đã tạo điều kiện thuận lợi để các dân tộc tăng
cường hiểu biết lẫn nhau, đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau cùng phát triển.

Các dân tộc sinh sống trên đất nước Việt Nam từ lâu đời đã sớm có ý thức
đoàn kết, gắn bó với nhau trong chinh phục thiên nhiên, chống giặc ngoại xâm, xây
dựng đất nước. Sự đoàn kết này đã trở thành nhân tố quyết định mọi thắng lợi của
cách mạng Việt Nam.
Hầu hết các dân tộc thiểu số cư trú trên địa bàn rộng lớn, có vị trí chiến lược
đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, quốc phòng và môi trường sinh thái. Các
dân tộc thiểu số sinh sống chủ yếu ở miền núi, với địa bàn rộng lớn chiếm 3/4 diện
tích cả nước, bao gồm 19 tỉnh miền núi, vùng cao và 23 tỉnh có miền núi. Đây là
khu vực biên giới, cửa ngõ thông thương với các nước láng giềng, có vị trí quan
trọng về an ninh quốc phòng của đất nước.
Miền núi Việt Nam có nguồn tài nguyên đa dạng phong phú như: đất, rừng,
khoáng sản… là tiềm năng to lớn phát triển kinh tế; là đầu nguồn các dòng sông lớn,
giữ vai trò đặc biệt quan trọng về cân bằng sinh thái.
Các dân tộc phát triển không đồng đều về kinh tế - xã hội do rất nhiều
nguyên nhân khác nhau, trong đó có những nguyên nhân do lịch sử để lại; và do
điều kiện địa lý, tự nhiên khắc nghiệt ở địa bàn cư trú của đồng bào dân tộc thiểu
số.Bên cạnh một số dân tộc đã phát triển kinh tế - xã hội tương đối cao, vẫn còn
nhiều dân tộc trong tình trạng lạc hậu, chậm phát triển.
Phần lớn các dân tộc thiểu số có mức sống thấp, tỷ lệ đói nghèo cao, chậm
phát triển hơn so với dân tộc đa số. Một số dân tộc vẫn còn trong tình trạng tự cung

17


tự cấp, du canh du cư. Đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số ở vùng cao, vùng
sâu, vùng xa gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình phát triển.
Mỗi dân tộc có sự khác nhau về quy mô dân số, về trình độ phát triển kinh tế
- xã hội và đều mang những nét văn hoá truyền thống riêng (ngôn ngữ, phong tục,
tập quán, trang phục …) tạo nên bản sắc văn hoá của từng dân tộc, góp phần làm
phong phú, đa dạng nền văn hoá Việt Nam thống nhất.

Các dân tộc thiểu số Việt Nam có những nét văn hóa độc đáo khác nhau, từ
những bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc tạo nên văn hóa Việt Nam phong phú và đa
dạng. Hiện nay, bản sắc văn hoá của các dân tộc đều được chú trọng bảo tồn và phát
triển trong quá trình giao lưu, hội nhập chung của cả nước.

1.1.2. Tình hình dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu, Lào Cai
1.1.2.1. Khái quát về tỉnh Lai Châu, Lào Cai
Tỉnh Lai Châu
Lai Châu là một tỉnh nằm ở phía Tây Bắc của Việt Nam; phía Bắc giáp với
tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), phía Đông giáp với tỉnh Lào Cai, Lai Châu, Sơn La;
phía Tây và phía Tây Nam giáp tỉnh Điện Biên;cách thủ đô Hà Nội khoảng 450km
về phía Tây, có biên giới giáp Trung Quốc dài 273 km.
Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 9.112 km2 với 6 huyện, thị xã; 98 xã phường, thị trấn
(có 66 xã đặc biệt khó khăn, 21 xã biên giới). Dân số toàn tỉnh là 403,20 nghìn
người, mật độ dân số là 37 người/km2, có 20 dân tộc anh em sinh sống.
Sau khi chia tách, Lai Châu là tỉnh khó khăn nhất, điều đó được thể hiện trên
các mặt: địa hình dốc, phân cắt phức tạp, đất đai rộng nhưng thiếu đất sản xuất; xa
các trung tâm kinh tế lớn, giao thông đi lại khó khăn; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã
hội kém phát triển, hạ tầng đô thị thị xã và các thị trấn phải xây dựng mới hoàn toàn;
quy mô nền kinh tế còn nhỏ bé, phần lớn là tự cung tự cấp, sản xuất hàng hoá nhỏ
bé, phân tán, kém hiệu quả; ngân sách quá nhỏ; cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm và
18


thiếu bền vững; tỷ lệ hộ đói nghèo cao; nguồn nhân lực vừa thiếu về số lượng, vừa
yếu về chất lượng; đặc biệt là đội ngũ cán bộ ở các cấp chưa đáp ứng được nhu cầu
phát triển; mặt bằng dân trí và chất lượng lao động thấp.
Tuy nhiên, tỉnh Lai Châu cũng có những tiềm năng và thế mạnh như: có cửa
khẩu quốc gia Ma Lù Thàng, có điều kiện sinh thái và bản sắc văn hóa dân tộc
phong phú mở ra cho Lai Châu triển vọng về phát triển du lịch, dịch vụ xuất nhập

khẩu; với diện tích lưu vực lớn, lượng mưa hàng năm cao, mạng lưới sông suối khá
dầy, độ dốc lớn, Lai Châu có nhiều tiềm năng để phát triển thuỷ điện; có tiềm năng
về khoáng sản và phong phú về chủng loại như: đất hiếm, sắt, đồng, chì, vàng…có
khả năng khai thác, chế biến phục vụ sản xuất trong nước và xuất khẩu; có tiềm
năng về đất đai, sinh thái để phát triển nền nông nghiệp phong phú và đa dạng.
Nhìn chung nền kinh tế tỉnh Lai Châu những năm qua đã thu được nhiều kết
quả quan trọng, tạo đà mới cho những năm tiếp theo. Tuy nhiên, so với các tỉnh
trong vùng và cả nước thì nền kinh tế của tỉnh Lai Châu còn ở mức độ thấp; chuyển
dịch cơ cấu kinh tế từng ngành, lĩnh vực còn chậm, chưa vững chắc, cơ sở hạ tầng
kinh tế xã hội còn kém, một số ngành dịch vụ phát triển chậm... Vì vậy, trong
những năm tới cần đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế; cải thiện rõ rệt hệ thống cơ
sở hạ tầng kinh tế - xã hội; phát huy lợi thế cửa khẩu, các tài nguyên khoáng sản,
thủy điện, đất đai, khí hậu để phát triển các ngành kinh tế; tập trung xóa đói giảm
nghèo, hoàn thành cơ bản công tác định canh, định cư; bảo tồn phát triển bản sắc
văn hóa các dân tộc, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân; vừa phát
triển kinh tế vừa đảm bảo an ninh quốc phòng, ổn định chính trị, bảo vệ vững chắc
chủ quyền biên giới quốc gia.
Tỉnh Lào Cai
Tỉnh Lào Cai là tỉnh miền núi, vùng cao; phía Bắc giáp tỉnh Vân Nam Trung Quốc, phía Nam giáp tỉnh Lai Châu, phía Ðông giáp tỉnh Hà Giang, phía Tây
giáp tỉnh Sơn La, Lai Châu; cách thủ đô Hà Nội 340 km. Diện tích tự nhiên toàn
tỉnh là 8.057,08 km2, chiếm 2,45% tổng diện tích tự nhiên cả nước. Các đường giao
19


thông quan trọng như đường quốc lộ Hà Nội - Lào Cai, Lào Cai - Lai Châu và tuyến
đường sắt Hà Nội đi Lào Cai, Lào Cai đi Vân Nam (Trung Quốc). Hệ thống sông
chính của tỉnh gồm sông Hồng bắt nguồn từ tỉnh Vân Nam Trung Quốc chảy qua
tỉnh Lai Châu dài 120 km; sông Chảy bắt nguồn từ vùng núi Tây Côn Lĩnh (Trung
Quốc) dài 124 km.
Theo kết quả điều tra của “niên giám thống kê tỉnh Lào Cai năm 2012”2, tỉnh

Lào Cai có 648.270 người; trong đó lao động xã hội toàn tỉnh là 442.390 người3,
chiếm 68.24% dân số.
Được thiên nhiên ưu đãi về tài nguyên đất đai và khí hậu với nền nhiệt tương
đối thấp tạo thuận lợi cho tỉnh đẩy mạnh phát triển các loại cây ôn đới, cá biệt có
những vùng nhiệt độ quanh năm không lên quá 20oC như Sa Pa, Bắc Hà, Si Ma Cai
tạo lợi thế để những vùng này phát triển các loại đặc sản xứ lạnh mà các vùng khác
không có được như: rau, hoa, quả, thảo dược, cá hồi, cá tầm nước lạnh,… Nguồn tài
nguyên khoáng sản đa dạng và phong phú với trên 150 mỏ và điểm mỏ, trong đó có
những loại khoáng sản quý với trữ lượng lớn, là cơ sở để Lào Cai phát triển ngành
công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản - một trong những mũi nhọn kinh tế
của tỉnh.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân (tháng 5 năm 2005 - 2010) là 13%. Cơ
cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, năm 2010 tỷ trọng nông, lâm nghiệp và thủy
sản trong GDP chiếm 27,9%; công nghiệp - xây dựng cơ bản chiếm 34,2%. Sản
xuất lương thực liên tục được mùa, năm 2010 tổng sản lượng lương thực đạt
220.000 tấn. Với lợi thế về cửa khẩu, lĩnh vực công nghiệp, du lịch, dịch vụ được
khai thác có hiệu quả đã và đang tạo bước phát triển mạnh mẽ cho Lào Cai. Các
lĩnh vực văn hóa - xã hội có nhiều chuyển biến tích cực, tỷ lệ đói nghèo hàng năm
giảm 5%, đời sống nhân dân được cải thiện một cách rõ rệt, bộ mặt nông thôn, vùng
cao ngày càng đổi mới. Quốc phòng an ninh được tăng cường, hoạt động đối ngoại

2
3

Cục thống kê tỉnh Lào Cai, Nhà xuất bản Cục thống kê 2013,trang 39.
Cục thống kê tỉnh Lào Cai, Nhà xuất bản Cục thống kê 2013, trang 46.

20



×