Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

TÌM HIỂU QUYẾT ĐỊNH 134/02004/QĐ-TTgVỀ CHÍNH SÁCH HỘ TRỢ CHO ĐỒNG BÀODÂN TỘC THIỂU SỐ ĐỜI SỐNG KHÓ KHĂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (240.88 KB, 31 trang )

i
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN
KHOA KINH TẾ
BÀI TIỂU LUẬN
“TÌM HIỂU QUYẾT ĐỊNH 134/02004/QĐ-TTg
VỀ CHÍNH SÁCH HỘ TRỢ CHO ĐỒNG BÀO
DÂN TỘC THIỂU SỐ ĐỜI SỐNG KHÓ KHĂN”
Giảng viên hướng dẫn : Ts. Tuyết Hoa NiêKdăm
Người thực hiện : Nhóm 10
Ngành : Kinh Tế Nông Lâm
Khóa : 2008 - 2012

Đắk Lắk, tháng 02 năm 2012
DANH SÁCH NHÓM 10
 Nguyễn Văn Dũng
 Lê Thị Anh Thư
 Nguyễn Đăng Tiềm
 Nguyễn Đức Toàn
 Hoàng Văn Tình
ii
Danh mục bảng biểu
Bảng 1: Tình hình hỗ trợ nhà ở của các vùng trong cả nước Error: Reference source
not found
Bảng 2: Tình hình hỗ trợ đất ở của các vùng trong cả nước Error: Reference source
not found
Bảng 3: Tình hình hỗ trợ đất sản xuất của các vùng trong cả nước . Error: Reference
source not found
Bảng 4: Tình hình hỗ trợ công trình nước phân tán của các vùng trong cả nước
Error: Reference source not found
Bảng 5 : Tình hình hỗ trợ công trình nước phân tán của các vùng trong cả nước
Error: Reference source not found


Danh mục hình vẽ
Hình1 : Nguồn vốn phân bổ cho các vùng của trung ương Error: Reference source
not found
Hinh 2 : Cơ cấu sử sử dụng nguồn vốn của địa phương Error: Reference source not
found
iii
Mục Lục
PHÂN I MỞ ĐẦU 7
1.1Tính cấp thiết 7
1.2 Mục tiêu 8
1.3 Phạm vi nghiên cứu 8
PHẦN II PHẦN NỘI DUNG 9
2.1 Các chính sách có liên quan 9
2.2 Thực trạng thực hiện chính sách 11
2.2.1 Thực trạng chung trên cả nước 11
2.2.1.1 Về đối tượng thụ hưởng chính sách 11
2.2.1.2 Nguồn vốn hộ trợ của Trung ương cho các vùng 12
Hình1 : Nguồn vốn phân bổ cho các vùng của trung ương 12
2.2.1.3 Phân bổ nguồn vốn của các địa phương 13
Hinh 2 : Cơ cấu sử sử dụng nguồn vốn của địa phương 13
2.2.2 Tình hình thực hiện các mục tiêu 14
2.2.2.1 Về nhà ở: 14
Bảng 1: Tình hình hỗ trợ nhà ở của các vùng trong cả nước 14
2.2.2.2 Về đất ở: 15
Bảng 2: Tình hình hỗ trợ đất ở của các vùng trong cả nước 15
2.2.2.3 Về đất sản xuất: 15
Bảng 3: Tình hình hỗ trợ đất sản xuất của các vùng trong cả nước 15
2.2.2.4 Về nước sinh hoạt 16
a. Nước tập trung: 16
iv

Bảng 4: Tình hình hỗ trợ công trình nước phân tán của các vùng trong cả nước 16
b. Nước phân tán: 17
Bảng 5 : Tình hình hỗ trợ công trình nước phân tán của các vùng trong cả nước 17
2.2.2 Tình hình thực hiện ở một số địa phương 18
2.2.2.1 Tỉnh Bình Phước 18
2.2.2.2 Tỉnh Quảng Trị 19
2.2.2.3 Tỉnh Đăk Nông 19
2.2.2.4 Tỉnh Đăk Lăk 20
2.3 Hạn chế thực hiện quyết định 134/2004 21
2.4 Giải pháp 22
PHẦN III KẾT LUẬN 23
TÀI LIỆU THAM KHẢO 24
v
vi
PHÂN I MỞ ĐẦU
1.1Tính cấp thiết
Vùng dân tộc và miền núi nước ta chiếm 75% diện tích, là nơi có nhiều nguồn tài
nguyên khoáng sản quý, nguồn đất rừng to lớn của cả nước. Trong thời kỳ đổi mới,
kinh tế xã hội vùng dân tộc và miền núi đã có những bước phát triển rõ rệt về kinh tế -
xã hội.
Tuy nhiên, với điểm xuất phát thấp và tốc độ tăng trưởng kinh tế của vùng dân tộc và
miền núi còn chậm, quy mô nên kinh tế nhỏ, thị trường tiêu thụ khó khăn, cơ cấu kinh
tế chuyển dịch chậm, giá trì sản xuất nông, lâm nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn; cơ cấu
cây trồng vật nuôi vẫn chưa hợp lý, kỹ thuật canh tác còn lạc hậu thì khó có thể thu hẹp
khoảng cách với các tỉnh có kinh tế phát triển. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho phát
triển sản xuất và dân sinh nhìn chung vẫn còn thấp kèm và lạc hâu. Tỷ lệ đói nghèo
vùng dân tộc, miền núi còn cao; đa số các hộ đồng bào dân tộc ở vùng sâu, vùng xa,
vùng đặc biệt khó khăn là hộ nghèo do thiếu đất sản xuất, đời sống khó khăn, nhà ở
tạm bợ, dột nát, không đủ nước sinh hoạt dẫn đến mất vệ sinh, phát sinh dịch bệnh, ốm
đau và càng nghèo đói hơn

Do đó, phải có một chính sách phát triển bền vững phát triển kinh tế và ổn định đời
sống đến hộ đồng bào các dân tộc thiểu số trên phạm vi cả nước mà nội dung cụ thể
trong giai đoạn trước mắt là giải quyết đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho
hộ đồng bào các dân tộc thiểu số. một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và
nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn để giảm
bớt sự cách biệt giữa các vùng miền trong cả nước, cùng sát cành cùng cả dân tọc xây
dựng đất nước văn minh giàu đẹp.
Xuất phát từ những thực tế trên, chúng em chọn để tài tiểu luận: “ Tìm hiểu Quyyets
định 134/2004/QĐ-TTg về chính sách hộ trợ hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước
sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn “
7
1.2 Mục tiêu
- Mục tiêu chung
Tìm hiểu Quyết định 134/2004 về hộ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh
hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn
- Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu Quyết định 134
- Kết quả thực hiện từ 2004-2008.
- Hạn chế của quá trình thực hiện.
- Đề xuất một số giải pháp.
1.3 Phạm vi nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu
Nghiên cứu tình hình thực hiên chính sách từ năm 2004- 2008
- Không gian nghiên cứu
Thông tin được sử dụng từ các tỉnh và một số thông tin chung trên cả nước.
- Phương pháp nghiên cứu
Số liệu thứ cấp được thu thập và xử lý từ internet, báo đài, ti vi….
8
PHẦN II PHẦN NỘI DUNG
2.1 Các chính sách có liên quan

9
10
Số
th

tự
Tên văn
bản
Loại
văn
bản
Thời
gian
Phân loại Nội dung
1
Quyết định
số
134/2004/Q
Đ-TTg của
thủ tướng
chính phủ
Về một số
chính sách
hỗ trợ đất
sản xuất, đất
ở, nhà ở và
nước sinh
hoạt cho hộ
đồng bào
dân tộc

thiểu số
nghèo, đời
sống khó
khăn
Quyết
định
Ngày
20
tháng
07
năm
2004
-Theo nội
dung: Chính
sách đất đai.
-Theo tính
chất: Chính
sách hỗ trợ.
Theo phạm vi
tác động: Toàn
quốc.
-Theo đối
tượng: Đồng
bào dân tộc
thiểu số định
cư tại địa
phương.
-Một số chính sách hỗ trợ đất
sản xuất, đất ở, nhà ở và nước
sinh hoạt cho hộ đồng bào dân

tộc thiểu số nghèo, đời sống
khó khăn.
-Nhà nước trực tiếp hỗ trợ
đồng bào dân tộc thiểu số để
có điều kiện phát triển sản
xuất cải thiện đời sống, sớm
thoát nghèo.
+ Quỹ đất để giao cho hộ
đồng bào dân tộc thiểu số tại
chỗ chưa có hoặc chưa đủ sản
xuất , đất ở bao gồm:
- Đất công Nhà nước thu hồi
theo quy hoạch. Đất điều
chỉnh giao khoán trong các
nông trường, lâm trường, Đất
thu hồi từ các nông trường,
lâm trường hiện đang quản lý
nhưng sử dụng kém hiệu quả;
đất cho thuê, mướn hoặc cho
mượn, Khai hoang đất trống
đồi núi trọc, đất chưa sử dụng,
Đất thu hồi từ các doanh
nghiệp sản xuất không hiệu
quả, sử dụng sai mục đích
hoặc giải thể; đất thu hồi từ
các cá nhân choếm dụng hoặc
cấp đất trái phép…
2.2 Thực trạng thực hiện chính sách
2.2.1 Thực trạng chung trên cả nước
2.2.1.1 Về đối tượng thụ hưởng chính sách

Số hộ thuộc diện thực hiện quyết định 134 trên toàn quốc là: 475.408 hộ. Trong
đó:
- Số hộ cần hỗ trợ nhà ở: 337.832 hộ.
- Số hộ cần hỗ trợ đất ở: 87.882 hộ/1.744 ha.
- Số hộ cần hỗ trợ đất sản xuất: 237.616 hộ/81.656 ha.
- Số hộ cần hỗ trợ nước phân tán: 283.353 hộ.
- Số hộ cần hỗ trợ nước tập trung: 500.000hộ/6.040 công trình.
11
2.2.1.2 Nguồn vốn hộ trợ của Trung ương cho các vùng
Hình1 : Nguồn vốn phân bổ cho các vùng của trung ương
Nguồn: Báo cáo của hội đồng dân tộc – Quốc hội khoá XII
Qua bảng cho thấy, vùng Đông Bắc Bộ là vùng được phân bổ nguồn vốn nhiều
nhất chiếm 25% với 1.103,6 tỷ đồng. Và thấp nhất là vùng đồng bằng sông Hồng
chiếm 6% với 281,9 tỷ đồng. Nguồn vồn trung ương phân bổ cho các vùng để thực
hiện Quyết định 134/2004 của Thủ tướng Chính phủ là tương đối phù hợp, căn cứ vào
đặc điểm dân cư và xã hội của từng vùng. Vùng nào có nhiều đồng bào dân tộc thiểu
số, đời sống khó khăn thì được hộ trợ nhiều như vùng Đông Bắc Bộ và Tây Bắc Bộ.
Nơi đây chủ yếu là đồng bào dân tộc sinh sống đời sống gặp nhiều khó khăn, đặc biệt
là nước sinh hoạt và đất sản xuất.
12
2.2.1.3 Phân bổ nguồn vốn của các địa phương
Hinh 2 : Cơ cấu sử sử dụng nguồn vốn của địa phương
Nguồn: Báo cáo của hội đồng dân tộc – Quốc hội khoá XII
Qua bảng chúng ta có thể thấy nguồn vốn được sử dụng nhiều nhất là hộ trợ nhà
ở chiếm 56% tổng nguồn vốn, tiếp theo là hộ trợ về nước sinh hoạt chiếm 35% tổng
nguồn vốn và ít nhất là hộ trợ đất ở dưới 1%. Sở dĩ có sự chênh lệch về việc sử dụng
nguồn vốn là do đồng dân tộc thiểu số thường đã có đất ở nhưng đời sống khó khăn
nên nhà của họ chủ yếu làm bằng tre nứa thậm chí có hộ xây dựng bằng vách đất
không đủ sức chống đỡ với mưa gió. Hộ trợ xây dựng nhà ở để hộ an cư yên tâm sản
xuất.

Bên cạnh đó, nước sinh hoạt cũng là nhu cầu cấp thiết đối với hộ đồng bào. Do
tập quán sinh sống của đồng bào là những vùng cao nên thường gặp khó khăn về
nguồn nước về mùa khô. Vì vậy việc cung cấp nước phục vụ nhu cầu đơi sống cũng
góp phần nâng cao sức khoẻ cải thiện đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số.
Nhưng việc phân bổ nguồn vốn còn chưa hợp lý, nhất là về đất sản xuất. Vì đa
số nguồn thu nhập của đồng bào đều từ trồng trọt nên đất đối với họ rất quan trọng
nhưng diện tích rất ít, nhiều hộ không có đất phải đi thuê của hộ khác. Do đó càn có
những chính sách hộ trợ khác về đất sản xuất cho đồng bào.
13
2.2.2 Tình hình thực hiện các mục tiêu
2.2.2.1 Về nhà ở:
Bảng 1: Tình hình hỗ trợ nhà ở của các vùng trong cả nước
Vùng
Cả
nước
Đông
Bắc
Tây
Bắc
ĐB
SHồng
Bắc
TBộ
DH
MTrung
Tây
Nguyên
ĐNam
Bộ
ĐBS

CLong
Số
lượng
(căn)
330.29
3 62.739 54.294 1.650 46.618 40.639
55.8
18
5.1
29
63.
406
Tỷ lệ
hoàn
thành
(%)

98 103 95 99 92 110
10
1

83

92
Nguồn: Báo cáo của hội đồng dân tộc – Quốc hội khoá XII
Qua bảng cho thấy, đã hỗ trợ nhà ở cho 330.293 hộ, đạt tỷ lệ 98% số hộ theo kế
hoạch ban đầu và 89% số hộ sau khi điều chỉnh bổ sung. Nhìn chung các địa phương
đều thực hiện tốt việc hộ trợ về nhà ở cho đồng bào dân tộc thiểu số. Một số vùng dã
thực hiện vượt kế hoạch đề ra như: Đông Bắc Bộ, Tây Nguyên, Duyên Hải Miền
Trung.

Các địa phương đạt tỷ lệ cao và bảo đảm cả về số lượng, chất lượng như Quảng
Nam, Thanh Hoá, Nghệ An, Thừa Thiên - Huế, Cao Bằng, Lạng Sơn, Phú Thọ nhà ở
đủ các tiêu chuẩn 3 cứng: nền cứng, vách cứng và mái cứng. Tuy vậy, một số nơi diện
tích hẹp, kết cấu thấp, chật chội, tường không được trát mặt ngoài, dễ xuống cấp nhanh
như nhà ở của đồng bào khu vực đồng bằng Sông Cửu long.
Giá trị của các căn nhà thuộc Quyết định 134 bình quân chủ yếu từ 7- 10 triệu
đồng, một số hộ gia đình nhờ đầu tư thêm và vay mượn anh em họ hàng dòng tộc đã
xây được những căn nhà khang trang, kiên cố hơn với giá trị từ 20 – 30 triệu đồng.
Nhiều địa phương đã trích ngân sách thực hiện việc đối ứng 20%, có nơi còn huy động
thêm các nguồn khác từ các tổ chức, doanh nghiệp để hỗ trợ thêm cho các hộ gia đình.
Về hình thức hỗ trợ: Tuỳ theo điều kiện, hoàn cảnh từng vùng miền, hình thức
hỗ trợ cho các hộ làm nhà cũng rất đa dạng. Có tỉnh hỗ trợ tiền cho đồng bào tự xây
dựng; có tỉnh giao cho huyện, xã đứng ra hợp đồng các doanh nghiệp xây và bàn giao
14
cho đồng bào sử dụng, có tỉnh chỉ hỗ trợ cho hộ đồng bào tấm lợp để dân tự lo khung
nhà (Điện Biên), có tỉnh thì hỗ trợ bằng hình thức cho phép dân tận thu cây trồng, gỗ
rừng
2.2.2.2 Về đất ở:
Bảng 2: Tình hình hỗ trợ đất ở của các vùng trong cả nước
Vùng
Số đã thực hiện Tỷ lệ hoàn thành(%)
Số hộ Diện tích Số hộ Diện tích
Cả nước 67.407 1.347 77 71
Đông Bắc 9.193 275 87 113
Tây Bắc 14.867 182 97 97
ĐB SHồng 477 12 74 8
Bắc T Bộ 6.145 114 75 82
DHMTrung 1.658 120 17 49
Tây Nguyên 12.090 262 80 64
ĐNam Bộ 4.593 87 70 60

DBSClong 18.384 295 84 79
Nguồn: Báo cáo của hội đồng dân tộc – Quốc hội khoá XII
Việc giải quyết đất ở cho các hộ gia đình được các địa phương triển khai bằng
nhiều phương án và hình thức khác nhau. Đến hết năm 2007 đã hỗ trợ đựơc 77% số hộ
với 71% diện tích theo kế hoạch ban đầu và 78% số hộ với 74% diện tích sau khi điều
chỉnh, bổ sung.
Một số tỉnh có quỹ đất đã quy hoạch được những khu dân cư mới, gắn với quy
hoạch lâu dài của địa phương, đây là những khu dân cư đẹp được tăng cường cơ sở hạ
tầng về đường, điện, nước. Một số nơi vận động anh em, bà con họ hàng chia sẻ, sang
nhượng diện tích đất xây dựng nhà ở cho người còn khó khăn nên cơ bản hoàn thành
chỉ tiêu. Tuy vậy, một số địa phương, nhất là ở đồng bằng Sông Cửu Long không còn
quỹ đất nên việc triển khai còn khó khăn lúng túng, kết quả còn hạn chế.
2.2.2.3 Về đất sản xuất:
Bảng 3: Tình hình hỗ trợ đất sản xuất của các vùng trong cả nước
Vùng
Số thực hiện Tỷ lệ hoàn thành
Số hộ Diện tích Số hộ Diện tích
Tổng số 70.549 25.151 30 31
Đông Bắc 15.126 5.436 35 48
15
Tây Bắc 20.071 3.035 68 30
ĐB SHồng 675 162 39 49
Bắc T Bộ 10.836 2.967 35 36
DHMTrung 7.088 6.665 23 37
Tây Nguyên 11.929 4.946 40 49
ĐNam Bộ 2.588 1.804 32 48
DBSClong 2.236 136 4 1
Nguồn: Báo cáo của hội đồng dân tộc – Quốc hội khoá XII
Đây là nội dung khó khăn nhất trong quá trình thực hiện Quyết định 134 của
nhiều địa phương. Đến năm 2008, mới chỉ giải quyết được cho 70.549 hộ với tổng diện

tích 25.151ha đạt 31% diện tích và 30% số hộ.
Có 14 tỉnh chưa thực hiện nội dung hỗ trợ đất sản xuất cho các hộ đồng bào dân
tộc thiểu số thiếu đất do gặp khó khăn về quỹ đất, trong đó hầu hết các tỉnh khu vực
đồng bằng Sông Cửu Long đều chưa thực hiện nội dung này do còn chờ chính sách
riêng của Chính phủ.
Hầu hết ở các tỉnh có hộ đồng bào các dân tộc không có đất hoặc thiếu đất sản
xuất do nhiều nguyên nhân khác nhau, những hộ đã được giải quyết đất hiện nay một
bộ phận đáp ứng được yêu cầu, song cũng có nhiều hộ diện tích được cấp xa nơi ở,
không thuận tiện trong canh tác và bảo vệ, có hộ nhận đất cằn cỗi, không có nước
tưới sản xuất vẫn gặp khó khăn.
Nhiều tỉnh nhu cầu đất không quá gay gắt cho nên ít quan tâm chỉ đạo thực hiện
nội dung này, kết quả đạt thấp vì nhu cầu đất sản xuất gay gắt chủ yếu ở các tỉnh vùng
đồng bằng Sông Cửu Long, Tây Nguyên và một số tỉnh, huyện núi đá, đất đai phong
hoá lâu đời ở phía Bắc.
2.2.2.4 Về nước sinh hoạt
a. Nước tập trung:
Bảng 4: Tình hình hỗ trợ công trình nước phân tán của các vùng trong cả nước

Cả
nước
Đông
Bắc
Tây
Bắc
ĐB
SHồng
Bắc
T Bộ
DH
MTrung

Tây
Nguyên
ĐNam
Bộ
ĐB
SCLong
Số
lượng
(ctrình))
3.1
17
1.07
3
4
30 35
10
7 427
76
5
15
2 128
Số dân 75.7 23.42 10.29 - 2.09 16.238 23.41 32 -
16
thụ
hưởng 81 0 3 1 5 4
Tỷ lệ
hoàn
thành
(%)


52

53

37 66
2
3 54
7
2
15
8 33
Nguồn: Báo cáo của hội đồng dân tộc – Quốc hội khoá XII
Qua bảng ta thấy, các tỉnh đã xây dựng được 3.117 công trình nước sinh hoạt
tập trung cho các cụm dân cư thiếu nước, đạt 52% kế họach ban đầu và 47% kế hoạch
bổ sung. Số dân được thụ hưởng từ các công trình đó là 75.781 người.
Nhiều tỉnh đã cơ bản hoàn thành các mục tiêu của chương trình theo kế hoạch
như Vĩnh Phúc, Thừa Thiên Huế, Đắk Nông, Bình Phước.
b. Nước phân tán:
Bảng 5 : Tình hình hỗ trợ công trình nước phân tán của các vùng trong cả nước
Vùng
Cả
nước
Đông
Bắc
Tây
Bắc
ĐB
SHồng
Bắc
TBộ

DH
MTrung
Tây
Nguyên
ĐNam
Bộ
ĐB
SCLong
Số hộ
148.816 65.492 11.119 5.381 2.478 8.190 25.460 6.717 23.979
Tỷ lệ
hoàn
thành
(%)
53 79 31 90 7 36 58 83 51
Nguồn: Báo cáo của hội đồng dân tộc – Quốc hội khoá XII
Qua bảng cho thấy, với nguốn vốn của Trung ương và địa phương đã hỗ trợ
được cho 148.816 hộ, đạt 53% số hộ so với kế hoạch ban đầu và 51% số hộ sau khi đã
điều chỉnh.
17
Việc giải quyết nước sinh hoạt phân tán cho đồng bào ở các tỉnh cũng được thực
hiện bằng các hình thức khác nhau, một số tỉnh hỗ trợ trực tiếp cho các hộ dân tự đào
giếng, một số tỉnh hỗ trợ bằng hình thức xây bể, mua bồn chứa còn 11 tỉnh chưa thực
hiện hoặc thực hiện hiệu quả thấp như: Thanh Hoá, Cao Bằng, Hoà Bình, Nghệ An,
Sóc Trăng
2.2.2 Tình hình thực hiện ở một số địa phương
2.2.2.1 Tỉnh Bình Phước
Tỉnh Bình Phước có 41 thành phần dân tộc, với 32.498 hộ, 155.163 nhân khẩu,
đông nhất là đồng bào dân tộc bản địa X’tiêng (chiếm gần 80% dân tộc thiểu số tại
chỗ). Các dân tộc từ các tỉnh khác đến sinh sống gồm có dân tộc Tày, Nùng, Mường,

Hoa, Chăm, Dao sống đan xen thành những cộng đồng dân cư trên địa bàn 102 xã,
phường, thị trấn của 8 huyện, thị xã.
Trong những năm qua, thực hiện Quyết định 134/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng
Chính phủ, có thể khẳng định: Nhìn chung, các chương trình đầu tư đã phát huy được
hiệu quả, góp phần tích cực giúp đồng bào ổn định cuộc sống, phát triển kinh tế, xoá
đói giảm nghèo; qua đó khẳng định chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước dành
cho đồng bào dân tộc thiểu số, niềm tin của đồng bào vào Đảng và Nhà nước được
nâng cao. Điểm đáng ghi nhận, sự nỗ lực của các sở, ban ngành, Uỷ ban nhân dân các
cấp, nhất là các thôn, ấp đã tích cực tham mưu cho tỉnh trong việc chỉ đạo thực hiện,
mang lại thành công chung cho chương trình. Qua 4 năm (2005- 2008), thực hiện
Quyết định 134/2004 của Thủ Tướng Chính phủ đã đạt được một số kết quả như:
Hỗ trợ nhà ở cho 2.576 hộ, đạt 100% kế hoạch; kinh phí thực hiện 16,29 tỷ đồng, trong
đó Trung ương hỗ trợ 13,575 tỷ đồng. Hỗ trơ đất ở cho 2.530 hộ; trong đó, nhà nước
thực hiện hỗ trợ 46 hộ với diện tích 1,16 ha, còn 2.484 hộ tự san sẻ và hỗ trợ nhau
trong cộng đồng. Đã thực hiện hỗ trợ cho một hộ số tiền là 6 triệu đồng để xây nhà
Hỗ trợ đất sản xuất cho 2.481 hộ với diện tích 1.786,87 ha, đạt 75,52% kế hoạch; kinh
phí thực hiện 12,721 tỷ đồng, trong đó Trung ương hỗ trợ .8,934 tỷ đồng.
Công trình giếng nước tập trung thực hiện 129 điểm giếng, đạt 80% kế hoạch, với kinh
phí thực hiện 13,092 tỷ đồng , trong đó Trung ương hỗ trợ 7,9 tỷ đồng.
18
Những kết quả này đã góp phần đẩy nhanh quá trình giảm nghèo trong vùng
đồng bào dân tộc thiểu số, giúp giảm hộ nghèo từ 23,58% năm 2005 xuống còn 17%
năm 2008
2.2.2.2 Tỉnh Quảng Trị
Qua 4 năm (2005 – 2008) thực hiện Quyết định 134/2004 của Thủ tướng Chính
phủ đã đạt được một số kết quả như sau:
- Về nhà ở: Xây dựng mới: 3.990 nhà ở. Hoàn thành kế hoạch 100% đề án. Kinh
phí thực hiện: 32.910 triệu đồng. Trong đó ngân sách Trung ương: 19.960 triệu đồng,
ngân sách địa phương: 10.350 triệu đồng, vốn lồng ghép khác: 2.600 triệu đồng. Mỗi
hộ được hỗ trợ là 3,2 triệu đồng/hộ để xây dựng nhà.

- Về đất ở:Đã hỗ trợ: 5ha. Số hộ đã cấp đất ở: 125 hộ. Kinh phí thực hiện: 25
triệu đồng.
- Về đất sản xuất:
+ Hỗ trợ 1.599 ha đất cho 4.072 hộ nghèo, bình quân mỗi hộ 0,39 ha đất sản
xuất. Đạt 110% so đề án.
+ Kinh phí thực hiện 7.910 triệu đồng, trong đó lồng ghép vốn định canh định
cư là 252 triệu đồng, đạt 97% so đề án.
- Về nước sinh hoạt:
+ Số công trình nước phục vụ cụm dân cư có: 43 công trình, phục vụ cho 3.020
hộ đồng bào dân tộc thiểu số, đạt 48% so đề án.
Kinh phí thực hiện là: 60.995 triệu đồng. Trong đó, vốn lồng ghép từ các
Chương trình 135, Trung tâm cụm xã, Trung tâm nước vệ sinh môi trường: 4.000 triệu
đồng, đạt 124% so đề án.
+ Số giếng đào, giếng khoan: Đã thực hiện 168 giếng đào, giếng khoan phục vụ
nước sinh hoạt cho 954 hộ, kinh phí là: 3.403 triệu đồng.
2.2.2.3 Tỉnh Đăk Nông
Theo đề án chung của tỉnh, tổng số hộ có nhu cầu cấp đất ở là 721 hộ, với diện
tích đất cần giải quyết là 18,6 ha. Về đất sản xuất, có 851 hộ có nhu cầu với diện tích là
328,2 ha, tổng kinh phí cần để thực hiện là 1.641,3 triệu đồng. Qua 4 năm (2004 –
2008) thực hiện đã đạt một số kết quả:
19
- Đã giải quyết xong vấn đề đất ở cho 518 hộ, với diện tích 14,8 ha, đạt 100%
số hộ thật sự thiếu đất, bình quân mỗi hộ được hỗ trợ 400m
2
.

- Về đất sản xuất, đã giải quyết xong cho 449 hộ thiếu đất, với diện tích 185,8
ha, mức thấp nhất mỗi hộ là 0,5 ha đất nương rẫy, 0,25 ha đất lúa nước một vụ hoặc
0,15 ha đất lúa nước hai vụ. Một số địa phương khai hoang diện tích đất sình để trồng
lúa nước như ở huyện Đắk Song, Đắk R'lấp, Krông Nô; một số huyện khác thu lại diện

tích của các nông, lâm trường theo quyết định 146 và 57/QĐ-TTg của Thủ tướng
Chính phủ để cấp cho dân.
- Hỗ trợ kinh phí xây dựng nhà ở đất ở với mức hỗ trợ 10 triệu đồng/hộ đối với
đồng bào dân tộc thểu số tại chỗ, 5 triệu đồng/hộ đối với các dân tộc thiểu số khác.
Thực hiện theo phương châm “Nhà nước hỗ trợ, cộng đồng giúp đỡ, hộ gia đình tự
làm”
- Về nước sinh hoạt Đối với những hộ đồng bào sống rải rác thì được hỗ trợ 3
triệu đồng/hộ và khuyến khích mỗi nhóm từ 3-5 hộ đào chung 1 giếng hoặc hỗ trợ mua
- Với những kết quả thực hiện chương trình 134/2004 đã làm giảm số hộ nghèo
từ 59% năm 2004 xuống 29% năm 2008.
2.2.2.4 Tỉnh Đăk Lăk
Đắk Lắk hiện có 43.646 hộ, với trên 322.000 nhân khẩu là đồng bào dân tộc
Êđê, M’nông, J’rai cư trú ở 125 xã, 598 buôn. Trong những năm qua, Đắk Lắk đã thực
hiện tốt các Nghị quyết chuyên đề về đầu tư phát triển kinh tế, xã hội thôn, buôn đồng
bào dân tộc thiểu số tại chỗ, các Chương trình 134, 135, Quyết định 168, chương trình
trợ cước, trợ giá, giao rừng, khoán bảo vệ rừng thí điểm theo Quyết định 304 của Thủ
tướng Chính phủ
Sau 5 năm (2004-2008) thực hiệm chương trình 134 với tổng kinh phí phục vụ
cho chương trình là 385,5 tỷ, trong đó ngân sách trung ương hỗ trợ 124 tỷ đồng, ngân
sách tỉnh 252,4 tỷ đồng, vốn khác 9,1 tỷ đồng. Tỉnh Đắk Lắk hiện giải quyết 15.535
nhà cho đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó số nhà làm mới là 11.689, số nhà sửa chữa
là 3.846, đạt 100% kế hoạch.
Mặc dù ngân sách của tỉnh và các huyện, thị xã, thành phố còn gặp nhiều khó
khăn nhưng đã huy động các nguồn vốn hỗ trợ cho các hộ bình quân là 4 - 5 triệu
20
đồng/ nhà, đặc biệt có một nơi đã hỗ trợ 8-10 triệu đồng/nhà như UBND huyện Ea Kar,
Krông Bông…. Và đã xây mới có 15.062 nhà, đạt 97% số nhà xây dựng mới và sửa
chữa đảm bảo chất lượng.
Về nước sinh hoạt, tỉnh Đắk Lắk đã hỗ trợ cho 16.059 hộ, bằng 100% kế
hoạch… Ngoài ra UBND tỉnh đã giao kế hoạch để thực hiện hỗ trợ cấp nước sinh hoạt

tập trung và phân tán cho 14 đơn vị cấp huyện, trong đó có 4.500 hộ được hỗ trợ cấp
nước phân tán với số tiền 1 triệu đồng/hộ và 1.877 hộ được hỗ trợ xây dựng 17 công
trình cấp nước tập trung.
Về đất sản xuất, đã giải quyết đất canh tác cho 7.737 hộ với diện tích 2.771,5ha,
đạt 100% kế hoạch.
2.3 Hạn chế thực hiện quyết định 134/2004
- Các tỉnh vẫn còn để sót, để thiếu đối tượng thụ hưởng do thời gian xây dựng đề án
ngắn, gấp gáp trên địa bàn rộng, số hộ thuộc diện thụ hưởng chính sách nhiều nên việc
điều tra, khảo sát triển khai vội, thiếu chính xác, một số gia đình lợi dụng thời điểm
tách hộ để hưởng chính sách, chưa đúng đối tượng thực sự là hộ nghèo, khó khăn.
- Việc giải quyết đất ở còn bất cập về xây dựng nhà ở tự phát và phân tán, có nơi quá
chật hẹp không có diện tích vườn do địa phương chưa gắn với việc sắp xếp, quy hoạch
khu dân cư hoặc còn lệ thuộc nhiều vào tập quán sinh hoạt của đồng bào.
- Chất lượng công trình nước sinh hoạt còn thấp, mới làm xong đã hư hỏng do mức
đầu tư trên một công trình không cao. Nhiều nơi, ý thức quản lý của đồng bào chưa tốt
nên công tác quản lý, sử dụng, khai thác các công trình sau khi đưa vào sử dụng nhìn
chung chưa được chú trọng đúng mức.
- Việc giải quyết nguồn lực về vốn chưa tốt, tình trạng thiếu vốn và vốn chuyển về
chậm cho các địa phương làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện. Công tác lồng ghép
quyết định 134 với các chương trình khác đầu tư trên cùng một địa bàn chưa thực sự
hiệu quả.
- Công tác tuyên truyền ở một số địa phương còn mang tính hình thức, đồng
bào chưa hiểu hết mục đích, ý nghĩa, nội dung của chương trình, vì thế, việc huy động
nguồn lực trong dân một số nơi chưa cao.
21
- Công tác lồng ghép quyết định 134 với các chương trình khác đầu tư trên
cùng một địa bàn chưa thực sự hiệu quả.
- Giải quyết đất sản xuất còn nhiều khó khăn và bất cập. Đây là nội dung khó
giải quyết nhất của Quyết định 134/2004. Bên cạnh đó, nhiều địa phương lúng túng
chưa có phương án giải quyết còn trông chờ vào chính sách của trung ương.

2.4 Giải pháp
- Các địa phương cần tiến hành rà soát, thống kê lại các đối tượng được thụ
hưởng Quyết định 134, đảm bảo hỗ trợ đúng đối tượng, đúng mục tiêu căn cứ tình hình
thực tế của địa phương. Phối hợp hoạt động thống nhất giữa các cơ quan và ban ngành
tránh nhầm lẫn, bỏ sót gây kiện tụng khiếu nại giữa các hộ.
- Các địa phương phải kiên trì, quyết tâm cần tiến hành rà soát quy hoạch, hoặc
bổ sung hoàn thiện quy hoạch, xây dựng các điểm dân cư tập trung đông người. Sớm
có chính sách cơ bản cho việc đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản
xuất và dân sinh trong vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
- Các công trình nước tập trung phải gắn với quy hoạch, xây dựng các điểm
dân cư tập trung đông người. Các công trình nước sinh hoạt tập trung sau khi xây dựng
xong thì bàn giao cho cộng đồng quản lý, sử dụng phải có quy chế quản lý, duy tu, bảo
dưỡng do người dân thực hiện.
- Cần phải tính toán cân đối từ nhiều nguồn như: Ngân sách trung ương, Ngân
sách địa phương. Vốn tài trợ của các tổ chức, cá nhân. Vốn góp hưởng lợi từ người dân
địa phương và nguồn tài chính hợp pháp khác. Chủ động, sáng tạo tìm ra các giải pháp
huy động nguồn lực trong cộng đồng, các tổ chức chính trị - xã hội, doanh nghiệp, các
nhà tài trợ giúp đỡ ủng hộ đồng bào nghèo. Đồng thời lập đề án sử dụng nguồn vốn
trình Chính phủ sớm để có nguồn vốn giải ngân để thực hiện đúng tiến độ.
Tăng cường công tác tuyên truyền thông qua các buổi họp thôn, buôn làm cho
người dân hiểu được Quyết định 134/2004 có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển
chung của địa phương và đất nước.
Các địa phương cần rà soát tất cả các chương trình, dự án có liên quan để lồng
ghép, loại bỏ những nội dung trùng lắp trên cơ sở đó tập trung nguồn lực đầu tư thiết
thực và có hiệu quả; gắn với đó là giải quyết đất ở, nhà ở cho đồng bào.
22
Các địa phương có kế hoạch chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông – lâm nghiệp và nông
thôn vùng dân tộc thiểu số, giải quyết đất canh tác gắn với giao đất, giao rừng, đào tạo
nghề, thu hút con em người dân tộc thiểu số vào các ngành nghề phi nông nghiệp, phát
triển làng nghề truyền thống và xuất khẩu lao động. Khuyến khích các doanh nghiệp

cao su, cà phê, lâm nghiệp thực hiện việc giao khoán vườn cây cho lao động là đồng
bào dân tộc thiểu số quản lý để tạo điều kiện nâng cao thu nhập cho các hộ đồng bào,
trong đó ưu tiên cho các đối tượng thuộc Quyết định 134.
PHẦN III KẾT LUẬN
Như vậy, qua 4 năm triển khai thực hiện quyết định 134 các địa phương đã hoàn
thành hỗ trợ được 373.400 nhà ở cho 476.000 hộ, đạt 111% kế hoạch , về đất ở đã hỗ
trợ được 1.552ha cho 71.713 hộ, đạt 82%; về đất sản xuất, đã hộ trợ 27.763ha cho
85.563 hộ đạt 45% diện tích; về nước sinh hoạt đã hỗ trợ nước phân tán cho 198.702
hộ, đạt 71%, xây dựng được 4.663 công trình nước tập trung, đạt 77%.
Quyết định 134 là một chính sách đúng đắn, thể hiện sự quan tâm của Đảng và
Nhà nước đối với đời sống đồng bào các dân tộc thiểu số và là chính sách đầu tư trực
tiếp tới hộ nghèo
Việc thực hiện Quyết định134 cũng tạo nên khí thế mới trong tinh thần của nhân
dân ở các vùng nông thôn, xây dựng cuộc sống mới, thúc đẩy mạnh mẽ phong trào
giúp đỡ, tương thân, tương ái trong cộng đồng; thúc đẩy việc thực hiện cơ chế dân chủ
ở cơ sở. Đồng bào các dân tộc phấn khởi và tin tưởng vào đường lối, chính sách của
Đảng và Nhà nước, tích cực tham gia trực tiếp vào công cuộc xóa đói giảm nghèo của
chính mình
23
TÀI LIỆU THAM KHẢO
www.na.gov.vn/htx/Vietnamese/C1399/C1446/default.asp?Newid=19034.
/>name=Content&op=details&mid=13202#ixzz1mjxydGjE
/>cmd=130&art=1279091099821&cat=1123266987221
/>p_page_id=&pers_id=0&folder_id=2708603&item_id=5720135&p_details=1
vbcddh.quangtri.gov.vn/vbcddh_quangtri.nsf/ /BC%20146.doc
24

×