Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Tự ý thức nghề nghiệp của cán bộ, chiến sỹ cảnh sát phòng cháy chữa cháy hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 106 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------------------------------------------------

NGUYỄN THỊ PHƯỢNG

TỰ Ý THỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA CÁN BỘ, CHIẾN SỸ
CẢNH SÁT PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ TÂM LÝ HỌC

HÀ NỘI – 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------------------------------------------------

NGUYỄN THỊ PHƯỢNG

TỰ Ý THỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA CÁN BỘ, CHIẾN SỸ
CẢNH SÁT PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY HÀ NỘI

Chuyên ngành
Mã số

: Tâm lý học
: 60 31 04 01

LUẬN VĂN THẠC SỸ TÂM LÝ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS.TRỊNH THỊ LINH



HÀ NỘI - 2014


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các dữ liệu,
kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng công bố trong
bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Phượng


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc đối với các thầy
cô của trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, đặc biệt là các thầy cô
khoa Tâm lý học của trường đã tạo điều kiện cho tôi trong suốt qua trình học
tập đại học, sau đại học cũng như trong quá trình thực hiện luận văn. Và đặc
biệt, tôi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến TS.Trịnh Thị Linh – người
đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi từ những ngày đầu và trong suốt quá
trình thực hiện luận văn này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới toàn bộ các cán bộ, chiến sỹ cảnh sát
phòng cháy và chữa cháy Hà Nội, đặc biệt là Ban lãnh đạo Phòng cảnh sát
Phòng cháy và chữa cháy huyện Thanh Trì đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều
kiện để tôi có thể thực hiện, hoàn thành luận văn.
Do trình độ lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên
luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận được ý kiến
đóng góp từ phía Thầy, Cô cũng như các độc giả quan tâm để tôi có thể học
hỏi được thêm nhiều kinh nghiệm để hoàn thành tốt hơn những nghiên cứu

về sau.
Tôi xin chân thành cảm ơn !


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC ........................................................................................................ 1
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ......................................................................... 4
DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU ............................................................. 5
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 6
Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ TỰ Ý THỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA
CÁN BỘ, CHIẾN SỸ CẢNH SÁT PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY . 10
1.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu về tự ý thức nghề nghiệp........ 10
1.1.1 Các công trình nghiên cứu về tự ý thức nghề nghiệp trên thế giới ............. 10
1.1.2 Các nghiên cứu về tự ý thức nghề nghiệp ở Việt Nam ....................... 13
1.1.3 Các công trình nghiên cứu về tự ý thức nghề nghiệp của cán bộ,
chiến sỹ cảnh sát phòng cháy và chữa cháy. .............................................. 16
1.2 Một số vấn đề lí luận về tự ý thức nghề nghiệp của cán bộ, chiến sỹ
cảnh sát phòng cháy và chữa cháy. ............................................................. 17
1.2.1 Một số vấn đề lí luận về “tự ý thức” .................................................... 17
1.2.2 Một số vấn đề lí luận về “nghề nghiệp” ............................................... 21
1.2.3 Lý luận về “tự ý thức nghề nghiệp” ..................................................... 24
1.2.4 Một số vấn đề lí luận về lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy
......................................................................................................................... 26
1.2.4.1 Định nghĩa “cảnh sát phòng cháy và chữa cháy” và cán bộ, chiến sỹ
cảnh sát phòng cháy chữa cháy ...................................................................... 26
1.2.4.2 Chức năng, nhiệm vụ, nguyên tắc hoạt động và tính chất cơ bản của
lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy ............................................... 28
1.2.5 Lý luận về “Tự ý thức nghề nghiệp của cán bộ, chiến sỹ cảnh sát

phòng cháy và chữa cháy”............................................................................. 31
1


Chương 2 TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................... 34
2.1 Tổ chức nghiên cứu ................................................................................. 34
2.1.1. Tổ chức nghiên cứu về mặt lý luận ..................................................... 34
2.1.2. Tổ chức nghiên cứu về mặt thực tiễn.................................................. 35
2.2. Phương pháp nghiên cứu....................................................................... 39
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu....................................................... 40
2.2.2. Phương pháp sử dụng thang đo .......................................................... 40
2.2.3.Phương pháp phỏng vấn sâu ................................................................ 40
2.2.4 Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia ........................................ 40
2.2.5 Phương pháp phân tích chân dung tâm lý .......................................... 41
2.2.6. Phương pháp xử lí số liệu bằng thống kê toán học thông qua phần
mềm SPSS 13.0 ............................................................................................... 41
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ......................................................... 42
3.1 Thực trạng tự ý thức nghề nghiệp của cán bộ, chiến sỹ cảnh sát phòng
cháy và chữa cháy Hà nội ............................................................................. 42
3.1.1 Tự ý thức nghề nghiệp nói chung của cán bộ chiến sỹ cảnh sát phòng
cháy và chữa cháy Hà Nội ............................................................................. 42
3.1.2 Tự ý thức nghề nghiệp của cán bộ chiến sỹ cảnh sát phòng cháy và
chữa cháy Hà Nội thể hiện trên từng thành tố cấu thành ........................... 46
3.1.2.1 Tự ý thức về tổ chức kỉ luật của cán bộ chiến sỹ cảnh sát phòng cháy
và chữa cháy Hà Nội ....................................................................................... 46
3.1.1.2 Tự ý thức về hành vi nghề nghiệp và mối quan hệ với đồng nghiệp
trong thường trực và chiến đấu của cán bộ chiến sỹ cảnh sát phòng cháy và
chữa cháy Hà Nội ............................................................................................ 51
3.1.2.3 Tự ý thức về đạo đức nghề nghiệp của cán bộ chiến sỹ cảnh sát phòng
cháy và chữa cháy Hà Nội .............................................................................. 57


2


3.1.3 Mối quan hệ giữa các mặt tự ý thức nghề nghiệp của cán bộ, chiến sỹ
cảnh sát phòng cháy và chữa cháy Hà Nội .................................................. 61
3.2 Mối liên hệ giữa yếu tố chức vụ và thời gian công tác với tự ý thức
nghề nghiệp của nhóm cán bộ và chiến sỹ cảnh sát phòng cháy chữa cháy
Hà Nội ............................................................................................................. 62
3.2.1. Theo yếu tố chức vụ ............................................................................. 62
3.2.2. Theo yếu tố thời gian công tác. ........................................................... 64
4. Phân tích chân dung tâm lý ...................................................................... 65
4.1 Trường hợp 1 ........................................................................................... 65
4.2 Trường hợp 2 ........................................................................................... 70
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 79
PHỤ LỤC

3


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức lực lượng cảnh sát phòng cháy và chữa cháy.
Hình 3.1: Mức độ tự ý thức nghề nghiệp của cán bộ, chiến sỹ cảnh sát phòng
cháy và chữa cháy Hà Nội.
Hình 3.2: Mức độ tự ý thức về kỉ luật tổ chức của cán bộ, chiến sỹ cảnh sát
phòng cháy và chữa cháy Hà Nội.
Hình 3.3: So sánh mức độ tự ý thức nghề nghiệp và mức độ tự ý thức về kỉ
luật tổ chức của cán bộ, chiến sỹ cảnh sát phòng cháy và chữa cháy Hà Nội.
Hình 3.4: Mức độ tự ý thức về hành vi nghề nghiệp và mối quan hệ với đồng

nghiệp của cán bộ, chiến sỹ cảnh sát phòng cháy và chữa cháy Hà Nội.
Hình 3.5: Mức độ tự ý thức về đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, chiến sỹ cảnh
sát phòng cháy và chữa cháy Hà Nội.

4


DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU
Bảng 2.1: Cách quy gán điểm số cho các mức độ tự ý thức nghề nghiệp.
Bảng 3.1: Mức độ tự ý thức nghề nghiệp nói chung của cán bộ, chiến sỹ cảnh
sát phòng cháy và chữa cháy Hà Nội.
Bảng 3.2: Mức độ tự ý thức về kỉ luật tổ chức của cán bộ, chiến sỹ cảnh sát
phòng cháy và chữa cháy Hà Nội.
Bảng 3.3: Mức độ tự ý thức về hành vi nghề nghiệp và mối quan hệ với đồng
nghiệp của cán bộ, chiến sỹ cảnh sát phòng cháy chữa cháy Hà Nội.
Bảng 3.4: Mức độ tự ý thức về đạo đức nghề nghiệp của cán bộ chiến sỹ cảnh
sát phòng cháy và chữa cháy Hà Nội.
Bảng 3.5: So sánh mức độ tự ý thức nghề nghiệp và các mặt của tự ý thức
nghề nghiệp ở 2 nhóm cán bộ và chiến sỹ cảnh sát phòng cháy và chữa cháy
Hà Nội.
Bảng 3.6: So sánh mức độ tự ý thức nghề nghiệp và các mặt của tự ý thức
nghề nghiệp theo thời gian công tác của cán bộ chiến sỹ cảnh sát phòng cháy
và chữa cháy Hà Nội.

5


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Lực lượng cảnh sát phòng cháy và chữa cháy là một bộ phận của lực

lượng vũ trang nhân dân với các chức năng, nhiệm vụ chủ yếu như: tham
mưu, đề xuất với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc chỉ đạo, ban
hành các quy định về phòng cháy chữa cháy; tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng
nghiệp vụ, kiến thức về phòng cháy chữa cháy; thực hiện các biện pháp
phòng cháy và xử lí kịp thời khi có tình huống cháy xảy ra. Trong những năm
gần đây, tình hình cháy nổ ngày càng diễn biến phức tạp, lực lượng cảnh sát
phòng cháy chữa cháy đã và đang phát huy khả năng, tinh thần trách nhiệm để
thực hiện nhiệm vụ nhưng dường như vẫn chưa thể đáp ứng được các yêu cầu
của thực tiễn đặt ra. Theo thống kê của Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính
về trật tự và an toàn xã hội, chỉ riêng 10 tháng đầu năm 2013 đã có 1617 vụ
cháy xảy ra trên cả nước, làm 60 người chết, 154 người bị thương và gây thiệt
hại về tài sản đến 1222,39 tỷ đồng. Trong số đó, có rất nhiều vụ cháy đã được
xử lý kịp thời, đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản cho người dân nhưng bên
cạnh đó, vẫn còn có không ít vụ cháy nổ chưa được xử lý kịp thời, thậm chí
có những vụ cháy mà lực lượng cảnh sát phòng cháy chữa cháy đã tỏ ra bất
lực trước diễn biến của tình hình thực tế.
Bên cạnh đó, về mặt lí luận, theo sự hiểu biết của chúng tôi, lực lượng
cảnh sát phòng cháy và chữa cháy chưa phải là đối tượng dành được nhiều sự
quan tâm nghiên cứu trong lĩnh vực tâm lý học trong khi thực tiễn cuộc sống
ngày càng khẳng định vị thế, vai trò của lực lượng này trong việc bảo vệ an
toàn tính mạng và tài sản con người. Một trong nhiều nguyên nhân có lẽ do
đây là một lực lượng đặc thù, là một bộ phận của lực lượng vũ trang, được
quản lý và đào tạo tập trung với những quy định chặt chẽ về các vấn đề bí mật
nghiệp vụ nên gây không ít khó khăn cho quá trình tiếp cận nghiên cứu. Bên
6


cạnh đó, hệ thống lý luận về tự ý thức nói chung và tự ý thức nghề nghiệp nói
riêng ở nước ta nhìn chung cũng chưa được đào sâu nghiên cứu. Theo chúng
tôi được biết thì mới chỉ có một số công trình nghiên cứu bước đầu tiếp cận

vấn đề này và đối tượng nghiên cứu chủ yếu chỉ là đối tượng sinh viên.
Với những vấn đề đặt ra về cả lí luận và thực tiễn như trên, chúng tôi
tiến hành tìm hiểu “Tự ý thức nghề nghiệp của cán bộ, chiến sỹ cảnh sát
phòng cháy và chữa cháy Hà Nội”. Chúng tôi hy vọng đề tài sẽ góp phần bổ
sung về mặt lý luận mảng chủ đề về tự ý thức, đặc biệt là tự ý thức nghề
nghiệp trong tâm lý học cũng như góp phần làm sáng tỏ hơn những nhìn
nhận, đánh giá của cán bộ chiến sỹ cảnh sát phòng cháy và chữa cháy về các
hoạt động nghề nghiệp của họ trong thực tiễn công việc, góp phần nâng cao
hơn nữa hiệu quả của công tác phòng cháy và chữa cháy trên địa bàn Hà Nội.
2. Đối tượng nghiên cứu
Thực trạng mức độ tự ý thức nghề nghiệp của cán bộ, chiến sỹ cảnh sát
phòng cháy và chữa cháy Hà Nội.
3. Mục đích nghiên cứu
Luận văn nhằm tìm hiểu tự ý thức nghề nghiệp của cán bộ, chiến sỹ
cảnh sát phòng cháy và chữa cháy Hà Nội trên các phương diện: tự ý thức về
kỉ luật tổ chức, tự ý thức về hành vi nghề nghiệp và mối quan hệ với đồng
nghiệp, tự ý thức về đạo đức nghề nghiệp. Từ đó đề xuất một số kiến nghị
nhằm góp phần nâng cao hơn nữa mức độ tự ý thức nghề nghiệp của các cán
bộ, chiến sỹ cảnh sát phòng cháy và chữa cháy, hướng tới tính an toàn và hiệu
quả ngày càng cao trong công việc.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Nhiệm vụ nghiên cứu lý luận
- Tổng quan các nghiên cứu về tự ý thức và tự ý thức nghề nghiệp của các tác
giả trên thế giới và ở Việt Nam.
- Xác định hệ thống khái niệm công cụ cho đề tài như: tự ý thức, tự ý thức
7


nghề nghiệp, tự ý thức nghề nghiệp của cảnh sát phòng cháy chữa cháy....
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu thực tiễn

- Xác định thực trạng mức độ tự ý thức nghề nghiệp nói chung và tự ý thức
nghề nghiệp của cán bộ, chiến sỹ cảnh sát phòng cháy chữa cháy Hà Nội thể
hiện trong các thành tố cấu thành.
- Tìm hiểu sự khác biệt về mức độ tự ý thức nghề nghiệp của đối tượng cán
bộ và chiến sỹ cảnh sát phòng cháy chữa cháy ở yếu tố chức vụ và thời gian
công tác.
- Đề xuất một số kiến nghị nhằm góp phần nâng cao tự ý thức nghề nghiệp
của cán bộ, chiến sỹ cảnh sát phòng cháy và chữa cháy trên địa bàn Hà Nôi.
5. Khách thể nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu của đề tài gồm 140 cán bộ, chiến sỹ cảnh sát
phòng cháy chữa cháy trên địa bàn Hà Nội, trong đó bao gồm:
+ 70 cán bộ cảnh sát phòng cháy và chữa cháy trên địa bàn Hà Nội.
Đây là nhóm khách thể đã được đào tạo trong các nhà trường về nghiệp vụ
ngành, là cán bộ thuộc biên chế của lực lượng vũ trang.
+ 70 chiến sỹ cảnh sát phòng cháy và chữa cháy trên địa bàn Hà Nội.
Đây là nhóm đối tượng chưa được đào tạo chính qui về nghiệp vụ, chỉ được
tham gia tập huấn ngắn hạn (3 tháng), tham gia phục vụ có thời hạn trong lực
lượng vũ trang.
6. Phạm vi nghiên cứu
- Giới hạn về địa bàn nghiên cứu:
+ Sở cảnh sát phòng cháy và chữa cháy Hà Nội
+ Phòng cảnh sát phòng cháy và chữa cháy huyện Thanh Trì
+ Phòng cảnh sát phòng cháy và chữa cháy quận Thanh Xuân
- Giới hạn về nội dung nghiên cứu: Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu tự ý
thức nghề nghiệp của cán bộ, chiến sỹ cảnh sát phòng cháy và chữa cháy Hà
8


Nội trên 3 bình diện: tự ý thức về kỉ luật tổ chức, tự ý thức về hành vi nghề
nghiệp và mối quan hệ với đồng nghiệp, tự ý thức về đạo đức nghề nghiệp.

7. Giả thuyết nghiên cứu
Đa số cán bộ, chiến sỹ cảnh sát phòng cháy và chữa cháy Hà Nội còn có
tự ý thức nghề nghiệp ở mức độ trung bình.
Mức độ tự ý thức này có sự khác biệt giữa nhóm cán bộ và nhóm chiến sỹ
cảnh sát phòng cháy chữa cháy. Sự khác biệt này thể hiện rõ nhất theo chức vụ
và thời gian công tác.
8. Phương pháp nghiên cứu
8.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Phương pháp nghiên cứu tài liệu
8.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp sử dụng thang đo.
- Phương pháp phỏng vấn sâu.
- Phương pháp chuyên gia
- Phương pháp phân tích chân dung tâm lý
- Phương pháp xử lý số liệu bằng SPSS

9


Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ TỰ Ý THỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA CÁN BỘ,
CHIẾN SỸ CẢNH SÁT PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY
1.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu về tự ý thức nghề nghiệp
1.1.1 Các công trình nghiên cứu về tự ý thức nghề nghiệp trên thế giới
Tự ý thức nghề nghiệp là vấn đề được quan tâm nghiên cứu khá sớm ở
Liên Xô và các nước Đông Âu từ những năm đầu thế kỷ 19 và trong tâm lý
học nói chung ở những năm đầu thế kỷ 20. Các nhà Tâm lý học đã có nhiều
quan điểm lý luận, công trình nghiên cứu về vấn đề này song đến nay vẫn
chưa có một sự thống nhất nào về cách định nghĩa tự ý thức. Xpirkip cho
rằng: một cách chung nhất thì có thể hiểu tự ý thức là sự ý thức và đánh giá

của con người về hành động của mình và kết quả của hành động đó, về thái độ,
tình cảm, phong cách đạo đức, hứng thú và động cơ của hành vi, là sự đánh giá
tổng thể bản thân và vị trí của mình trong cuộc sống (Xpirkip, 1972, dẫn theo
Phạm Thành Nghị).
Chesnokova (1977) xem xét tự ý thức như một quá trình phức tạp,
nhiều bậc, trên cơ sở các quá trình tâm lý (quá trình nhận thức, cảm xúc và ý
chí). Do vậy, cấu trúc tự ý thức có các thành tố: tự nhận thức, thái độ xúc
cảm, giá trị và tự điều chỉnh. Xtolin (1985) đưa ra một cấu trúc tự ý thức
nhiều bậc có thể xem xét theo chiều dọc và chiều ngang. Theo chiều dọc, một
cấu trúc nhiều bậc được xác định ở ba cấp độ tích cực của con người như một
cơ thể, một cá thể, một nhân cách. Theo chiều ngang, tự ý thức được phân
biệt bởi tri thức về bản thân và thái độ đối với bản thân.
Các tác giả Petrulite (1985), Mironova (1985), Coodiev (1980) lại xem
xét tự ý thức theo cấu trúc dưới các dạng biểu hiện “cái tôi quá khứ”, “cái tôi
hiện tại” và cái tôi lý tưởng”. Các tác giả này đồng nhất các quá trình tâm lý
với quá trình tự ý thức. Tuy nhiên, tự nhận thức khác với tự ý thức ở chỗ tự
10


nhận thức là một quá trình hướng vào bản thân, nhận thức những thông tin về
chính mình, có nghĩa là tự nhận thức phải được xem là cơ chế hình thành tự ý
thức chứ không phải là thành tố của tự ý thức. Tự điều chỉnh hành vi cũng
không thể coi là thành tố của tự ý thức vì nó thực hiện chức năng điều chỉnh
của tự ý thức trong hành vi và hoạt động.
Daniel Goleman (2004) khi nghiên cứu về vấn đề trí tuệ cảm xúc cũng
có đề cập đến tự ý thức về cảm xúc của bản thân qua một số nội dung: năng
lực hiểu biết về cảm xúc của bản thân và của người khác, năng lực chế ngự
cảm xúc và khả năng đồng cảm với người khác. Ông cho rằng “tự ý thức về
bản thân có nghĩa là sự chú ý nội quan (hướng vào bên trong), tự động phản
ứng với kinh nghiệm đã qua của mình...” [17, tr.67]. Ý thức về bản thân được

cho rằng xuất phát từ sự kích thích của vỏ não mới, đặc biệt là những vùng
của ngôn ngữ phụ trách việc nhận biết và gọi tên những cảm xúc được đưa ra.
Trong ý thức hướng nội, tinh thần thường quan sát và xem xét chính kinh
nghiệm của mình, bao gồm cả các xúc cảm. Điều này có nghĩa là khi ý thức
về bản thân thì chúng ta đồng thời có ý thức về tâm trạng tức thời và cả về
những ý nghĩ có liên quan đến tâm trạng ấy. Ý thức về bản thân có ảnh hưởng
mạnh hơn với những cảm xúc thù địch và gây hấn. Đây được coi là một trong
những nghiên cứu mới về cảm xúc đầu thế kỉ 20, trong đó tác giả thừa nhận
và phân tích các mức độ tự ý thức khác nhau trong các xúc cảm của con
người. Tự ý thức trong lĩnh vực cảm xúc được thể hiện rõ nhất qua năng lực
nhận biết cảm xúc của bản thân, năng lực chế ngự chúng trong các tình huống
và thay đổi chúng theo ý muốn chủ quan của chủ thể. Khi cảm xúc được phát
hiện ra đóng vai trò ngày càng to lớn trong đời sống của con người thì tự ý
thức về cảm xúc cũng là nội dung được nhiều nhà tâm lý học xã hội hiện đại
quan tâm và nghiên cứu.

11


Cùng bàn về năng lực tự ý thức, Mayer cho rằng, tùy theo năng lực tự ý
thức và chế ngự cảm xúc mà có thể chia con người làm 3 nhóm khác nhau:
- Những người có ý thức về bản thân mình: Những người này tinh tế
trong đời sống tình cảm của mình. Sự hiểu biết rõ về những cảm xúc của
chính họ đôi khi làm rõ thêm những nét nhân cách khác như độc lập, có tâm
lý tốt, có ý thức về giới hạn của bản thân và nói chung có quan niệm tích cực
về cuộc sống. Tính cách này giúp họ chế ngự các xúc cảm.
- Những người để xúc cảm của mình nhấn chìm. Những người này
thường nghĩ họ không thể thoát khỏi những cảm xúc của mình, như thể bị
chúng chỉ huy. Họ thất thường và không hề có ý thức về tình cảm của mình,
đến mức bị ngập chìm vào đó và bỏ mất mọi cảm giác về không gian. Do đó

họ chẳng làm gì nhiều để thoát khỏi tâm trạng xấu và thường có cảm giác là
không thể kiểm soát được đời sống tình cảm của mình.
- Những người chấp nhận các thiên hướng tinh thần của mình. Họ là
những người vừa có ý thức về những gì mình cảm nhận được vừa chẳng làm
gì để điều chỉnh lại. Dường như nhóm người này chia thành hai: một bên là
những người có tâm trạng tốt do đó ít muốn thay đổi tâm trạng; một bên là
những người vừa có ý thức về sự biến đổi tâm trạng của mình và chấp nhận
chúng, lại có khuynh hướng buông xuôi và chẳng làm gì cả [17, tr,68-69].
Khác với tự ý thức nói chung, tự ý thức nghề nghiệp có những đặc
trưng riêng. Savir (1981) định nghĩa tự ý thức nghề nghiệp như một hoạt động
lựa chọn của tự ý thức, tuân thủ nhiệm vụ tự xác định nghề nghiệp. Hai nhà
tâm lý học Bungari Ivanôva và Coxex (1978) coi tự ý thức nghề nghiệp như
sự nhận thức và đánh giá những phẩm chất nghề nghiệp và thái độ của mình
đối với nghề nghiệp.
Ở Bungari, tự ý thức nghề nghiệp là một trong những vấn đề sớm được
quan tâm. Những qui tắc về đạo đức nghề nghiệp được Hội liên minh truyền
12


thông Bungari thông qua từ đầu những năm 90 áp dụng cho các nhà báo và
những người làm việc trong các lĩnh vực tuyền thông. Đây chỉ là một trong rất
nhiều các biện pháp nhằm nâng cao ý thức nghề nghiệp của những người làm
truyền thông thông qua các qui định được coi là những nguyên tắc đạo đức
nghề nghiệp. Qua các nghiên cứu được tiến hành, qua những tranh luận và
diễn biến thực tế trong một thời gian khá dài tại Bungari, người ta đưa ra kết
luận như sau: “ ý thức tự giác nghề nghiệp và cơ chế tự điều chỉnh có hiệu
quả mạnh hơn các qui định, những áp lực từ bên ngoài” [24]. Như vậy là ngay
từ đầu thế kỉ 20, vai trò của tự ý thức nghề nghiệp trong các lĩnh vực nghề
nghiệp khác nhau đã được khẳng định bằng cả lí luận và thực tiễn.
Có thể thấy rằng điểm chung nhất trong những quan điểm trên là tự ý

thức nghề nghiệp có liên quan trực tiếp tới ý thức về bản thân của con người
trong hoạt động nghề nghiệp, tức là nội dung của tự ý thức nghề nghiệp có
quan hệ với hoạt động nghề nghiệp và bản thân con người là chủ thể của hoạt
động đó.
1.1.2 Các nghiên cứu về tự ý thức nghề nghiệp ở Việt Nam
Theo sự hiểu biết của chúng tôi, ở Việt Nam, tự ý thức nói chung và tự ý
thức nghề nghiệp nói riêng không còn là vấn đề mới mẻ, nhưng lại chưa được đào
sâu nghiên cứu, nhất là vấn đề tự ý thức nghề nghiệp thì dường như các công trình
nghiên cứu lại càng ít ỏi.Vì vậy, chúng tôi sẽ điểm qua cả những nghiên cứu về
vấn đề tự ý thức và vấn đề tự ý thức nghề nghiệp để có thể có được góc nhìn toàn
diện hơn về vấn đề này.
Đề tài “Tìm hiểu đặc điểm tự ý thức của thanh niên tái nghiện ma túy
trên địa bàn Hà Nội” của tác giả Nguyễn Hữu Toàn (2004) đã có những tìm
hiểu về khái niệm và phạm trù tự ý thức dưới góc độ triết học và góc độ tâm
lý học. Tác giả cho rằng: quan điểm về bản chất, nguồn gốc phát sinh, phát
triển và vai trò của tự ý thức với tư cách một phạm trù triết học là cơ sở
13


phương pháp luận cho việc nghiên cứu tự ý thức trên phương diện tâm lý học.
Vấn đề tự ý thức được xem xét dưới góc độ của Chủ nghĩa hành vi và dưới
góc độ của Tâm lý học mác xít. Các tác giả được nhắc đến chủ yếu là các nhà
tâm lý học Liên Xô với những nghiên cứu được tiến hành từ những năm đầu
thế kỉ 20. Kế thừa một cách có chọn lọc các quan điểm ấy, tác giả định nghĩa
“Tự ý thức hay ý thức bản ngã (ý thức về cái Tôi) là hiện tượng tâm lý mà ở
đó con người có khả năng nhận thức, tỏ thái độ, điều khiển và điều chỉnh bản
thân mình theo những quy tắc hành vi, những chuẩn mực xã hội đã được mình
thừa nhận và lựa chọn” [7, tr.37].
Từ định nghĩa này, nội dung của tự ý thức thường được biểu hiện ở
những hành vi sau:

- Ban đầu cá nhân căn cứ vào các quy tắc hành vi, những chuẩn mực xã
hội đã được mình thừa nhận và lựa chọn, cá nhân tiến hành phân tích, đánh
giá chính bản thân mình trong các mối quan hệ xã hội mà họ đã tham gia.
- Trên cơ sở tự phân tích, đánh giá về mình, cá nhân tự rút ra những kết
luận về bản thân, tự tỏ thái độ với chính mình (có thể hài lòng với chính mình,
cảm thấy tự hào hay hổ thẹn về chính mình...)
- Cá nhân tự điều khiển, điều chỉnh kế hoạch đường đời của mình cho
ngày càng phù hợp với những quy tắc hành vi, những chuẩn mực xã hội mà
mình dã thừa nhận và lựa chọn. [7, tr.50].
Bàn về sự hình thành và phát triển tự ý thức, có nhiều quan điểm khác
nhau nhưng hầu như các tác giả đều thống nhất rằng tự ý thức không có ngay
từ khi đứa trẻ mới sinh ra, cũng không do yếu tố bẩm sinh di truyền mà là kết
quả của một quá trình phát triển. Cơ chế hình thành tự ý thức diễn ra theo một
quy trình từ sự nhận thức đơn giản về bản thân dẫn tới sự nhận thức bản thân
ngày càng sâu sắc hơn. Từ sự nhận thức sâu sắc sau đó gắn liền với sự tự
đánh giá, từ những mặt bên ngoài của nhân cách tới những phẩm chất tâm lý
14


bên trong, từ sự phản ánh những mối liên hệ ngẫu nhiên đến sự phản ánh tính
cách một cách trọn vẹn.
Tác giả Phạm Thành Nghị đã thực hiện luận án Tiến sỹ bảo vệ tại
Matxcova (1989) về vấn đề tự ý thức nghề nghiệp. Trong đó, tác giả phân
tích tự ý thức nghề nghiệp theo cấu trúc 6 thành tố:
- Ý thức về đạo đức nghề nghiệp của bản thân. Yếu tố đạo đức không
chỉ có mặt trong một lĩnh vực riêng lẻ của tồn tại xã hội, nó nằm trong bất kì
hoạt động nào của con người, nó thúc đẩy hoặc kìm hãm việc thực hiện chức
năng và vai trò xã hội trong một tập thể nhất định. Thái độ nhân đạo đối với
người lao động, sự quan tâm tới việc nâng cao năng suất lao động nghề
nghiệp…là những biểu hiện cụ thể của đạo đức nghề nghiệp.

- Ý thức về hành vi nghề nghiệp của bản thân. Bản chất ý thức hành vi
nghề nghiệp là ở chỗ nhận thức những chuẩn mực đã được xã hội qui định,
phản ánh chúng vào hành vi nghề nghiệp của mình. Ví dụ: thế nào là nên,
không nên. Ý thức hành vi nghề nghiệp biểu hiện ở sự chọn lựa những
phương pháp, phương tiện thích hợp để thực hiện hoạt động cho phù hợp với
chuẩn mực xã hội.
- Ý thức về bản thân như là chủ thể của hoạt động nghề nghiệp với ý
nghĩa là ý thức về trách nhiệm và vai trò của người lao động trong xác định
nhiệm vụ, hình thành mục đích, lựa chọn phương tiện thực hiện hoạt động,
tạo ra sản phẩm và tự đánh giá những sản phẩm đó.
- Đánh giá những phẩm chất nghề nghiệp quan trọng của bản thân. Tự
ý thức nghề nghiệp chứa đựng những biểu hiện về phẩm chất và thuộc tính
cần thiết để thực hiện hoạt động có kết quả, đó chính là những phẩm chất
nghề nghiệp quan trọng. Đối với mỗi nghề nghiệp, những phẩm chất này là
rất khác nhau vì mỗi nghề lại đòi hỏi những phẩm chất đặc thù nhất định.
Mức độ nhận thức khác nhau sẽ gây ảnh hưởng rõ nét đến việc lựa chọn
nhiệm vụ, đến quá trình thực hiện hoạt động, đến niềm tin của bản thân.
15


- Ý thức về các mối quan hệ của bản thân trong môi trường nghề
nghiệp. Khi bước vào hoạt động ở một nhóm nghề nhất định, con người sẽ có
điều kiện phát triển những mối quan hệ và hình thành sự tự đánh giá các quan
hệ đó. Nhờ vậy, ở họ sẽ hình thành thái độ đối với bản thân như một nhà
chuyên môn. Nội dung của thành tố này bao gồm những mối quan hệ sau đây:
quan hệ với đồng nghiệp, với chính bản thân như một cán bộ chuyên môn,
quan hệ của người khác đối với bản thân và quan hệ đối với hoạt động nghề
nghiệp của mình.
- Ý thức về sự phát triển nghề nghiệp của bản thân trong mối quan hệ
thời gian. Ở mỗi giai đoạn của cuộc sống nói chung và nghề nghiệp nói riêng,

thông qua tự ý thức nghề nghiệp tồn tại mối liên hệ giữa quá khứ, hiện tại và
tương lai. Tự ý thức nghề nghiệp phản ánh sự phát triển của cá nhân như một
người cán bộ chuyên môn theo những dấu hiệu tiến bộ của tay nghề, sự
trưởng thành trong nghề nghiệp, sự tăng cường uy tín, củng cố địa vị xã hội.
Để trở thành một nhà chuyên môn phát triển tốt như một chủ thể của
hoạt động nghề nghiệp, con người cần phải đạt tới sự tự ý thức nghề nghiệp
nhất định vì đó là phương tiện tự điều chỉnh hoạt động nghề nghiệp. Để rút
ngắn thời gian thích ứng với công việc và nâng cao hiệu quả hoạt động nghề
nghiệp của người cán bộ thì cần hình thành tự ý thức nghề nghiệp ngay từ khi
lựa chọn nghề và trong quá trình đào tạo nghề.
Có thể nói, đây là một nghiên cứu có tính ứng dụng cao, là cơ sở quan
trọng để phát triển các nghiên cứu khác về tự ý thức nói chung và tự ý thức nghề
nghiệp nói riêng cho các nhà nghiên cứu tâm lý học trong nước hiện nay mà đề
tài nghiên cứu của chúng tôi là một ví dụ.
1.1.3 Các công trình nghiên cứu về tự ý thức nghề nghiệp của cán bộ,
chiến sỹ cảnh sát phòng cháy và chữa cháy.
Theo hiểu biết của chúng tôi, trong lực lượng cảnh sát phòng cháy và
16


chữa cháy nói chung mà đơn vị đào tạo chính quy lớn là Đại học Phòng cháy
chữa cháy hiện có nhiều đề tài và các công trình nghiên cứu khoa học nhưng
các vấn đề về tâm lý và vai trò của nó dường như đang còn bị “bỏ ngỏ”.
Trong quá trình tìm tòi và nghiên cứu, chúng tôi chưa tiếp cận được công
trình nghiên cứu nào trong lực lượng cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có đề
cập đến tự ý thức nghề nghiệp. Các vấn đề dành được nhiều sự quan tâm
trong ngành thường là về chuyên môn nghiệp vụ, chính trị tư tưởng của người
chiến sỹ công an nhân dân.
Với các nghiên cứu ngoài ngành, chúng tôi ghi nhận có 1 số nghiên cứu
bước đầu tìm hiểu các khía cạnh tâm lý của lực lượng phòng cháy và chữa

cháy như: “Thái độ của sinh viên với nghề Phòng cháy chữa cháy”, Nguyễn
Thị Liên, Luận văn Thạc sỹ, 2004; “Nghiên cứu bầu không khí tâm lý tập thể
của trường đại học Phòng cháy chữa cháy”, Nguyễn Thị Hải Vân, 2006.
Như vậy rõ ràng từ việc tìm kiếm, điểm qua các công trình nghiên cứu
về lực lượng cảnh sát phòng cháy và chữa cháy cho thấy việc nghiên cứu về
tự ý thức nghề nghiệp của lực lượng phòng cháy và chữa cháy là vấn đề mới,
chưa được quan tâm nghiên cứu nhiều trong khi thực tế cuộc sống đang khẳng
định vai trò quan trọng của lực lượng này trong việc bảo vệ an toàn tài sản và
tính mạng con người. Việc nghiên cứu về tự ý thức nghề nghiệp của lực lượng
cảnh sát phòng cháy và chữa cháy không chỉ phần bổ sung thêm về mặt lí
luận mà còn nhằm giúp cho đối tượng này thực sự phát huy tốt nhất khả năng,
vai trò của mình trong thực hiện nhiệm vụ.
1.2 Một số vấn đề lí luận về tự ý thức nghề nghiệp của cán bộ, chiến sỹ
cảnh sát phòng cháy và chữa cháy.
1.2.1 Một số vấn đề lí luận về “tự ý thức”
Tự ý thức là một trong những vấn đề được đề cập tới trong không ít các
công trình lí luận của Tâm lý học ở Liên Xô và các nước Đông Âu trước đây.
17


Một số nhà tâm lý học trước đây cho rằng: khó có thể định nghĩa được tự ý thức.
Ellsworth cho rằng tự ý thức là những cảm nhận về bản thân và nó là một trong
những yếu tố nền tảng mà không ai có thể phân tích thỏa đáng nhưng mọi người
đều nhận ra nhờ kinh nghiệm của bản thân. Ông cho rằng không thể định nghĩa
được tự ý thức nhưng chúng ta lại nhận biết được nó. Quan điểm khác lại cho rằng
“tự ý thức là chức năng của cơ thể”. Quan điểm này thừa nhận hoàn toàn yếu tố
bẩm sinh, di truyền, cho rằng tự ý thức mang tính tiền định, người vừa sinh ra đã
có thể có tự ý thức; không thừa nhận vai trò của cá nhân, vai trò của xã hội trong
sự hình thành và phát triển tự ý thức ( dẫn theo Phạm Thành Nghị, 2010).
Theo Chủ nghĩa hành vi, tự ý thức (ý thức về cái tôi) chính là sự tự đo

lường bản thân. Vì vậy họ không tập trung vào nội hàm khái niệm tự ý thức
mà chỉ quan tâm đến việc có thể đo lường tự ý thức như thế nào.Quá trình tự
trau dồi bản thân và hành vi tự trừng phạt được coi là vấn đề nổi bật trong
quan niệm về tự ý thức. Cách hiểu này đã bỏ qua những yếu tố xã hội tác
động đến cá nhân để hình thành tự ý thức mà chỉ nhấn mạnh yếu tố cá nhân
và vai trò của cá nhân.
Các nhà tâm lý học macxit cũng có những định nghĩa và kiến giải khác
nhau xung quanh vấn đề tự ý thức:
Từ điển Tâm lý học do A.V Peetrovski và M.G Iarosevski chủ biên [tr
475] xem xét tự ý thức như “quan niệm về cái tôi”, “hình ảnh cái tôi” của cá
nhân. Đó là “hệ thống các biểu tượng của con người về bản thân tương đối ổn
định, ít nhiều được ý thức, được trải nghiệm như là một hệ thống độc nhất vô
nhị mà trên cơ sở của nó, cá nhân xây dựng sự tác động qua lại của mình với
những người khác, với thế giới bên ngoài”.
Từ điển của Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô [tập 4, tr 23], tự ý thức
được định nghĩa là “sự hiểu biết đầy đủ về bản thân mình, về giá trị và vai trò
của bản thân mình trong cuộc sống xã hội”.
18


Trên phương diện hình thành, X.L Rubinstein cho rằng “Tự ý thức là
sản phẩm tương đối muộn của ý thức, tự ý thức đòi hỏi đứa trẻ phát triển
thành chủ thể tách mình khỏi môi trường của nó một các có ý thức” [21]. Đứa
trẻ khi mới sinh ra chưa thể có ý thức, lại càng chưa thể có tự ý thức. Trong
quá trình phát triển tâm lý của trẻ, dưới ảnh hưởng của môi trường sống, các
yếu tố xã hội mà dần dần các mối quan hệ của trẻ được mở rộng, góp phần
vào sự hình thành và phát triển tâm lý của trẻ từ đó giúp trẻ làm chủ hành vi
của mình. Dần dần, trong quá trình tương tác với thế giới xung quanh, trẻ trở
thành một nhân cách, một thức thể xã hội. Rubinstein nhấn mạnh nguồn gốc
xã hội của tự ý thức, cho rằng: nhận thức và cảm xúc về bản thân không phải

cái gì ẩn nấp ở thế giới bên trong mà là đặt mối quan hệ của con người với thế
giới bên ngoài.
Trên phương diện chức năng, nhiều tác giả cho rằng tự ý thức là yếu tố
bên trong điều khiển, điều chỉnh hành vi, thái độ của con người. A.V
Petropski quan niệm “tự ý thức là một cấu trúc tâm lý phức tạp bao gồm: thứ
nhất là ý thức về tính đồng nhất của mình, thứ hai là ý thức về cái tôi của bản
thân như là cơ sơ tích cực của hoạt động, thứ ba là ý thức về những thuộc tính
và phẩm chất tâm lý của mình và thứ tư là một hệ thống xác định những ý
kiến tự đánh giá về mặt đạo đức xã hội” [22, tr 9]. Tất cả các yếu tố này theo
ông có liên quan về mặt chức năng và nguồn gốc nhưng chúng lại không được
hình thành cùng một lúc. Những mần mống và tính thống nhất của ý thức đã
được bộc lộ vào lúc 3 tuổi khi đứa trẻ biết sử dụng các đại từ nhân xưng. Sự ý
thức được những phẩm chất của mình và tự đánh giá có được một ý nghĩa to
lớn nhất trong lứa tuổi thiếu niên và thanh niên.
V.G Afaraxep coi tự ý thức không phải là tổng số những đặc trưng
riêng biệt của cá nhân mà là một hình ảnh toàn vẹn thống nhất mặc dù còn
chưa triệt tiêu được những mâu thuẫn bên trong, tự ý thức là cái tâm thế đối
19


với bản thân mình. Tâm thế ấy chứa đựng ở nó yếu tố nhận thức hợp lí (quan
niệm về những phẩm chất và bản chất của mình); yếu tố cảm xúc (lòng tự
trọng và những tình cảm khác) và yếu tố đánh giá ý chí (sự tự đánh giá và
quan hệ với bản thân).
Khi nhiên cứu về tự ý thức A.N Leonchiev nhấn mạnh cần phân biệt sự
hiểu biết về bản thân và tự ý thức về mình. Theo ông, từ rất nhỏ khi nhân cách
chưa hình thành con người có thể đã có những biểu tượng về bản thân (hiểu
biết về bản thân). Còn tự ý thức là kết quả, là sản phẩm sinh thành của một
con người với tư cách là một nhân cách [13].
Tác giả Nguyễn Quang Uẩn (2007) khẳng định tự ý thức là mức độ

phát triển cao của ý thức, nó thường biểu hiện ở các mặt: cá nhân tự nhận thức
về bản thân mình từ hình thức bên ngoài đến tâm hồn bên trong, đến vị thế và
các quan hệ xã hội; có thái độ đối với bản thân, tự nhận xét, tự đánh giá; tự
điều chỉnh, điều khiển hành vi theo mục đích tự giác; có khả năng tự giáo dục
hoàn thiện mình [8, tr 62].
Phạm Hoàng Gia (1982) trong bài “Ý thức và tự ý thức” tìm hiểu về tự
ý thức qua những biểu hiện và chức năng của nó: “Tự ý thức biểu hiện ra ở
dấu hiệu tự nhận thức của mình (về bên ngoài, về nội dung tâm hồn, vị trí các
quan hệ xã hội của mình...), có thái độ đối với mình (tự phê bình, tự đánh giá,
tự nhận định về đường đời của mình, chọn hình mẫu để bắt chước, có lý
tưởng, có chí hướng) và có khả năng tự kiếm chế, thúc đẩy, tự kiểm tra...” [1].
Những quan điểm của các tác giả trên tuy chưa có sự hoàn toàn thống
nhất xung quanh vấn đề tự ý thức nhưng một cách chung nhất có thể nói, các
tác giả đều cho rằng tự ý thức là trình độ phát triển cao của ý thức, không có
ngay từ khi sinh ra mà là sản phẩm của một quá trình với các hoạt động sống
phong phú của cá nhân. Khi nói đến tự ý thức là nói đến việc con người tự
tách mình ra khỏi chính mình để so sánh, nhìn nhận, đánh giá và tỏ thái độ với
20


bản thân mình; từ đó dẫn đến quá trình điều khiển, điều chỉnh chỉnh mình
theo các chuẩn mực xã hội mà bản thân họ thừa nhận và lựa chọn. Do đó tự ý
thức hình thành và phát triển tùy theo mức độ nhận thức thế giới khách quan
và nhận thức thế giới chủ quan của mỗi cá nhân.
Trong khi tự nhận thức về mình, chúng ta thường hay có sự so sánh với
người khác, từ đó nhận thấy trong mình cái mà mình nhận thấy ở người khác
và bằng cách đó đi đến ý thức về tính chất của hành vi và hành động của
mình. Nói cách khác thông qua nhận thức thế giới, so sánh mình với người
khác, với xã hội, con người đi đến chỗ nhận thức và hiểu rõ về mình, đi đến
chỗ tự nhận thức, đánh giá và quản lý mình. Tự ý thức, do đó, xuất hiện trong

mối quan hệ thực tiễn của con người với xã hội trong sự hoạt động và giao
tiếp với những người khác. Tự ý thức giúp con người làm chủ suy nghĩ và
hành vi của mình bởi chúng ta có thể tách mình ra khỏi thế giới, ra khỏi chính
bản thân mình.
Tóm lại một cách ngắn gọn nhất, chúng tôi hiểu tự ý thức là trình độ
phát triển cao của ý thức mà ở đó con người có khả năng tách mình ra khỏi
thế giới, ra khỏi bản thân để nhìn nhận và đánh giá về chính bản thân mình,
điểu khiển và điều chỉnh hành vi của mình theo chuẩn mực mong muốn.
1.2.2 Một số vấn đề lí luận về “nghề nghiệp”
Nghề là hoạt động đặc thù của con người, nó được hình thành và phát
triển cũng với sự phát triển và tiến bộ của xã hội loài người. Nghề xuất hiện
bắt đầu từ khi có sự phân công lao động xã hội và phát triển nhanh chóng
cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật.
Khi nói đến nghề nghiệp, người ta nói đến một trình độ chuyên môn
nhất định (thấp hay cao) được lĩnh hội trong hệ thống đào tạo và giáo dục của
một xã hội hay được truyền lại theo kinh nghiệm của gia đình, người thân. Do
đó mỗi xã hội, mỗi thời kì khác nhau tồn tại những nghề nghiệp khác nhau và
21


×