Tải bản đầy đủ (.doc) (164 trang)

Tìm hiểu pháp luật quốc tế, pháp luật một số nước trên thế giới và liên hệ với pháp luật việt nam về hoạt động thăm dò, khai thác, sử dụng khoảng không vũ trụ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (577.96 KB, 164 trang )

Phần mở đầu
1. Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài
Hoạt động thăm dò, khai thác và sử dụng khoảng không
vũ trụ của loài ngời đã đợc bắt đầu từ những năm 50 của
thế kỷ trớc, đánh dấu bằng sự kiện Liên Xô phóng thành công
vệ tinh nhân tạo vào khoảng không vũ trụ tháng 10 năm
1957 và tiếp đó là các sự kiện con tàu vũ trụ đầu tiên do phi
công ngời Nga Y.Gagarin điều khiển bay quanh trái đất
tháng 4 năm 1961 và nhà du hành vũ trụ ngời Mỹ Neil
Armstrong đặt chân lên vũ trụ tháng 7 năm 1969. Sau hơn
nửa thế kỷ, việc thăm dò, khai thác, sử dụng khoảng không
vũ trụ đã đem lại những lợi ích to lớn cho các quốc gia trong
quá trình phát triển kinh tế xã hội, văn hóa, giáo dục, y tế,
an ninh, quốc phòngmột số nớc trên thế giới còn đặt ra mục
tiêu xây dựng căn cứ trên mặt trăng để khai thác và trung
chuyển ngời lên sao Hoả những điều mà trớc đây chỉ có
trong các câu chuyện khoa học viễn tởng thì nay cùng với sự
phát triển của khoa học công nghệ vũ trụ đang dần trở
thành hiện thực.
Khi quan hệ xã hội mới phát sinh thì việc xây dựng một
hệ thống quy phạm pháp luật để điều chỉnh là tất yếu
nhằm thiết lập một trật tự pháp lý đối với các quan hệ này.
Hiện nay, pháp luật vũ trụ quốc tế và pháp luật vũ trụ của
một số nớc trên thế giới đã đợc xây dựng và ngày càng hoàn
thiện, bao gồm các thoả thuận, điều ớc quốc tế, hiệp ớc, các
quy tắc, các quy định của tổ chức quốc tế, luật pháp quốc

1


gia, các quy định về điều hành, quản lý, các quyết định


Mục tiêu của pháp luật vũ trụ là đảm bảo một cách hợp lý về
việc chịu trách nhiệm cho các phơng pháp tiếp cận, thăm
dò, sử dụng không gian vũ trụ vì lợi ích quốc gia và vì lợi ích
chung của nhân loại. Pháp luật vũ trụ điều chỉnh các hoạt
động: quân sự bên ngoài khoảng không vũ trụ, bảo tồn
không gian, môi trờng chung của Trái đất, trách nhiệm pháp
lý do các thiệt hại gây ra bởi các đối tợng không gian, giải
quyết tranh chấp, bảo vệ lợi ích của quốc gia, cứu hộ phi
hành gia, chia sẻ thông tin về tiềm năng nguy hiểm trong
không gian bên ngoài, sử dụng không gian liên quan đến
công nghệ vũ trụ và vấn đề hợp tác quốc tế. Để từng bớc bắt
nhịp với sự phát triển vợt bậc của khoa học công nghệ vũ trụ
trên thế giới và nhu cầu thực tiễn trong quá trình xây dựng,
phát triển kinh tế, xã hội, bảo vệ an ninh, quốc phòng của
đất nớc, Việt Nam đã và đang đẩy mạnh hoạt động nghiên
cứu, ứng dụng công nghệ vũ trụ vào quá trình công nghiệp
hoá - hiện đại hoá và phát triển kinh tế xã hội, đồng thời
từng bớc xây dựng khung pháp lý về nghiên cứu, ứng dụng và
hợp tác quốc tế trong lĩnh vực công nghệ vũ trụ. Chính vì
vậy, em đã chọn đề tài Tìm hiểu pháp luật quốc tế và
pháp luật quốc gia về hoạt động thăm dò, khai thác, sử dụng
khoảng không vũ trụ làm luận văn tốt nghiệp cao học luật
của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn là nhằm tìm hiểu cơ
sở lý luận của pháp luật về hoạt động thăm dò, khai thác, sử

2



dụng trong khoảng không vũ trụ; các quy định của pháp luật
quốc tế về hoạt động thăm dò, khai thác, sử dụng khoảng
không vũ trụ; thu thập kinh nghiệm quốc tế trong việc xây
dựng nội dung các quy định pháp luật về hoạt động thăm
dò, khai thác, sử dụng trong khoảng không vũ trụ. Và hớng tới
việc tìm hiểu, xây dựng pháp luật Việt Nam về hoạt động
thăm dò, khai thác, sử dụng khoảng không vũ trụ hiệu quả,
phù hợp với pháp luật quốc tế.
Từ mục đích trên, đề tài đặt ra các nhiệm vụ nghiên
cứu cụ thể nh sau:
- Tìm hiểu cơ sở lý luận của pháp luật về hoạt động
thăm dò, khai thác, sử dụng trong khoảng không vũ trụ;
- Tìm hiểu các quy định của pháp luật quốc tế về hoạt
động thăm dò, khai thác, sử dụng khoảng không vũ trụ;
Thu thập kinh nghiệm trong việc xây dựng nội dung
các quy định pháp luật về hoạt động thăm dò, khai thác, sử
dụng trong khoảng không vũ trụ;
- Hớng tới việc tìm hiểu, xây dựng pháp luật Việt Nam
về hoạt động khai thác, sử dụng khoảng không vũ trụ hiệu
quả, phù hợp với pháp luật quốc tế.
3. Phạm vi nghiên cứu
Các quy phạm pháp luật vũ trụ quốc tế cũng nh pháp luật
vụ trũ của một số quốc gia trên thế giới hiện nay đợc xây
dựng và phát triển thành một hệ thống quy phạm pháp luật tơng đối đầy đủ, hoàn thiện.
Toàn bộ hệ thống quy phạm pháp luật vũ trụ quốc tế
hiện nay khá đồ sộ và còn rất nhiều vấn đề đang đợc thảo

3



luận trong quá trình tiếp tục hoàn thiện hệ thống quy phạm
pháp luật về lĩnh vực này, nhng luận văn giới hạn phạm vi
nghiên cứu trong việc tìm hiểu một số quy chế pháp lý cơ
bản của hệ thống quy phạm pháp luật vũ trụ trên cơ sở các
quy định tại năm bộ nguyên tắc và năm điều ớc quốc tế về
khoảng không vũ trụ nh: chế độ pháp lý đối với vật thể vũ
trụ, vấn đề đăng ký phóng vật thể vũ trụ, việc sử dụng
nguồn năng lợng hạt nhân trong khoảng không vũ trụ, trách
nhiệm bồi thờng thiệt hại do vật thể vũ trụ gây ra và một số
vấn đề liên quan khác. Đối với pháp luật một số quốc gia trên
thế giới, luận văn cũng giới hạn phạm vi nghiên cứu trong việc
tìm hiểu một số quy chế pháp lý cơ bản trong Luật vũ trụ và
hàng không quốc gia 1958, Luật thơng mại vũ trụ 1998 của
Hợp chủng quốc Hoa Kỳ và Luật khoảng không vũ trụ năm
1986 của Vơng quốc Anh.
Với tính chất của đề tài, luận văn chỉ tập trung vào
việc tìm hiểu, phân tích các vấn đề pháp lý cơ bản thuộc
lĩnh vực khoảng không vũ trụ, từ đó liên hệ với các hoạt động
trong lĩnh vực khoảng không vũ trụ của Việt Nam và hớng
đến việc xây dựng các quy phạm pháp luật vũ trụ của Việt
Nam.
4. Phơng pháp nghiên cứu
Với mục đích và yêu cầu đợc đặt ra của đề tài, luận
văn sử dụng các phơng pháp nghiên cứu khoa học nh: phân
tích, so sánh luật học, đánh giá thực tiễn, thống kê
5. ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

4



Với mục đích nghiên cứu nh đã trình bày trên, luận văn
này mong muốn đa đến cái nhìn tổng quát về pháp luật
quốc tế và luật vũ trụ của một số quốc gia trong hoạt động
thăm dò, khai thác, sử dụng khoảng không vũ trụ. Đồng thời hớng tới việc đề xuất xây dựng, phát triển khung pháp lý đối
với hoạt động thăm dò, khai thác, sử dụng khoảng không vũ
trụ của Việt Nam.
6. Bố cục của luận văn
Luận văn có bố cục gồm:
- Mở đầu.
- Chơng I: Những vấn đề lý luận về pháp luật khoảng
không vũ trụ.
- Chơng II: Nội dung pháp luật quốc tế, pháp luật quốc
gia về hoạt động thăm dò, khai thác, sử dụng khoảng không
vũ trụ.
- Chơng III: Vấn đề lý luận, thực tiễn của pháp luật Việt
Nam về vũ trụ và một số phơng hớng xây dựng, phát triển.
- Kết luận.
- Danh mục tài liệu tham khảo.

5


Chơng I
Những vấn đề lý luận về pháp luật
khoảng không vũ trụ
1.1. Pháp luật về khoảng không vũ trụ
1.1.1. Khái niệm khoảng không vũ trụ
Để hiểu đúng khái niệm pháp luật về khoảng không vũ
trụ trớc hết phải hiểu khoảng không vũ trụ là gì? có gì khác
giữa khoảng không vũ trụ và vùng trời thuộc quyền tài phán

của quốc gia?
Vùng trời quốc gia là khoảng không gian bao trùm lên vùng
đất, vùng nớc của lãnh thổ quốc gia và nằm dới chủ quyền
hoàn toàn, riêng biệt của quốc gia đó [211,1]. Vùng trời của
mỗi quốc gia bị giới hạn bởi biên giới xung quanh và biên giới
trên cao, tuy nhiên cho đến nay Luật quốc tế vẫn cha quy
định cụ thể về độ cao của biên giới trên cao.
Việc xác định ranh giới giữa khoảng không thuộc quyền
tài phán quốc gia và khoảng không vũ trụ trong pháp luật
quốc tế cũng nh trong pháp luật quốc gia vẫn cha có quy
định cụ thể. Nh đã nói ở trên, biên giới trên cao của vùng trời
thuộc quyền tài phán quốc gia cha đợc xác định, đồng thời
biên giới bên trong của khoảng không vũ trụ cũng cha đợc xác
định, vì vậy về mặt pháp lý cha xác định đợc giới hạn giữa
vùng trời thuộc quyền tài phán quốc gia và khoảng không vũ
trụ chịu sự điều chỉnh của pháp luật quốc tế về khoảng
không vũ trụ. Xuất phát từ thực tiễn hoạt động vũ trụ, một số
quốc gia đề xuất ranh giới này nằm ở độ cao 100 km có thể

6


chênh lệch trên dới 10 km. Tuy nhiên, quan điểm về đờng
ranh giới này không đợc nhiều quốc gia trên thế giới ủng hộ và
đến nay giới hạn giữa vùng trời thuộc quyền tài phán quốc gia
và khoảng không vũ trụ vẫn bỏ ngỏ.
Khoảng không vũ trụ theo Giáo trình Luật Quốc tế của
Trờng Đại học Luật Hà Nội là khoảng không nằm ngoài
khoảng không khí quyển (môi trờng hoạt động của phơng
tiện bay hàng không) và các hành tinh [226,1].

Định nghĩa trên về khoảng không vũ trụ đã đa ra đợc
cách hiểu về khoảng không vũ trụ, tuy nhiên cha xác định
ranh giới của khoảng không vũ trụ. Nhng có thể hiểu khoảng
không vũ trụ là khoảng không nằm bên trên và liền kề với vùng
trời thuộc quyền tài phán của quốc gia. Hai vùng này có chế
độ pháp lý rất khác nhau nên việc xác định ranh giới khoảng
không vũ trụ là một yêu cầu rất cần thiết nhằm xác định cơ
sở pháp lý để giải quyết các vấn đề liên quan đến chủ
quyền quốc gia đối với vùng trời và giảm bớt những tranh
chấp giữa các quốc gia khi thăm dò, sử dụng khoảng không
vũ trụ.
Pháp luật về khoảng không vũ trụ là một ngành luật mới
trong hệ thống pháp luật quốc tế và là một ngành luật độc
lập với các ngành luật khác. Do mới hình thành, phát triển và
là con đẻ của khoa học kỹ thuật tiên tiến nên luật vũ trụ đã
kế thừa đợc những tinh hoa của nhân loại trong quá trình
xây dựng hệ thống quy phạm pháp luật. Phạm vi điều chỉnh
của pháp luật về khoảng không vũ trụ gồm hoạt động của các
quốc gia trong khoảng không vũ trụ; trên các hành tinh; trên

7


mặt đất; trong khoảng không gian là môi trờng hoạt động
của phơng tiện bay hàng không có liên quan đến hoạt động
thăm dò, khai thác, sử dụng khoảng không vũ trụ của quốc gia
đó.
Khái niệm pháp luật về khoảng không vũ trụ đợc hình
thành trớc khi diễn ra công cuộc chinh phục vũ trụ, từ năm
1910 tác giả E.LAUDE ngời Pháp đã có bài viết trên Tạp chí

Pháp lý quốc tế về chuyển động trong không gian trình
bày những nguyên tắc cơ bản của ngành luật vũ trụ và theo
ông ngành luật vũ trụ là một ngành luật độc lập với pháp luật
về vùng trời [59,5].
Theo Giáo trình Luật Quốc tế của Trờng Đại học Luật Hà
Nội thì Luật vũ trụ quốc tế là tổng thể các nguyên tắc, các
quy phạm pháp lý quốc tế, điều chỉnh các quan hệ phát sinh
giữa các chủ thể luật quốc tế trong quá trình tiến hành các
hoạt động nghiên cứu, sử dụng khoảng không vũ trụ kể cả các
hành tinh [224,1].
Trong buổi Hội thảo Pháp Việt về khoảng không vũ trụ,
GS. Philippe Achilleas, Trờng Đại học tổng hợp Paris XI, Pháp đã
trình bày khái niệm pháp luật về khoảng không vũ trụ bao
gồm tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các hoạt
động của con ngời tiến hành trong khoảng không vũ trụ
hoặc trên các thiên thể vũ trụ, điều chỉnh các mối quan hệ
xã hội phát sinh trong lĩnh vực thăm dò và khai thác khoảng
không vũ trụ hay các thiên thể vũ trụ [59,5].
Mặc dù có nhiều định nghĩa khác nhau về luật khoảng
không vũ trụ, nhng có thể hiểu một cách khái quát pháp luật

8


khoảng không vũ trụ là tổng thể các quy phạm pháp luật
điều các mối quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình thăm
dò, khai thác và sử dụng khoảng không vũ trụ, các thiên thể.
1.1.2. Nguồn tài nguyên vũ trụ
Khi con ngời khai phá đợc khoảng không vũ trụ cũng
đồng thời khai thác sử dụng nó, dới bàn tay khối óc của nhân

loại, khoảng không vũ trụ nơi mà trớc đó vẫn còn mang tính
huyền bí, thần thánh đã dần đợc con ngời chinh phục và sử
dụng để phục vụ lại chính mình. Những lợi ích mà con ngời
khai thác đợc từ khoảng không vũ trụ có thể gọi là các nguồn
tài nguyên vũ trụ là rất lớn. Các nguồn tài nguyền vũ trụ đợc
khai thác, sử dụng trên thực tế hiện nay và khá thông dụng
trên thế giới là các dải tần số và các vị trí quỹ đạo.
Các dải tần số và các vị trí quỹ đạo là nguồn tài nguyên
vũ trụ rất quý hiếm, đợc coi là tài sản chung của nhân loại,
đợc các tổ chức quốc tế của Liên hợp quốc quản lý một cách
chặt chẽ, công bằng.
Các dải tần số vô tuyến điện là nguồn tài nguyên vũ trụ
không bao giờ bị cạn kiệt, không bị tác động bởi bất kỳ
điều kiện nào và không bị thoái hoá hay suy kiệt do việc sử
dụng thờng xuyên liên tục. Các dải tần số vô tuyến điện trải
rộng trên phạm vi nhiều quốc gia và không thể truyền nhiều
tín hiệu trên cùng một tần số, vì vậy vấn đề hợp tác quốc tế
trong tổ chức sử dụng các dải tần số vô tuyến điện đợc
đánh giá cao.
Các vị trí quỹ đạo trong quỹ đạo địa tĩnh và quỹ đạo
thấp cũng là nguồn tài nguyên vũ trụ quý hiếm và hạn chế về

9


mặt số lợng. Các vệ tinh nhân tạo đợc đa vào các vị trí qũy
đạo riêng để khai thác, sử dụng vào nhiều mục đích khác
nhau nh: thông tin viễn thông, phát sóng truyền hình, quan
sát Trái đất để dự báo các thay đổi về môi trờng, biến đổi
khí hậu.

Quỹ đạo địa tĩnh nằm ở độ cao 36.000 km so với mặt
đất, nằm trong quỹ đạo này các vệ tinh luôn có vị trí cố
định so với mặt đất vì bay cùng vận tốc với vận tốc của Trái
đất, do đó các trạm thu dới mặt đất có thể đứng cố định
để thu sóng từ vệ tinh nằm trong quỹ đạo này. Một vệ tinh
đợc đa lên vị trí thuộc quỹ đạo địa tĩnh sẽ có thể phủ sóng
đợc một vùng rộng lớn, theo Giáo s Philippe Achileas, Trờng Đại
học tổng hợp Paris XI, Pháp, ở độ cao 36.000 km chỉ cần 3
vệ tinh địa tĩnh là có thể phủ sóng cho toàn bộ Trái đất
[58,5].
Quỹ đạo thấp nằm rất gần mặt đất có hai loại: quỹ đạo
thấp từ 400 km đến 2.000 km và quỹ đạo thấp trung bình
nằm cách mặt đất khoảng 10.000 km. Việc sử dụng quỹ đạo
thấp có thể giảm đợc thời gian truyền tín hiệu, giảm đợc
kích thớc, chi phí sản xuất các thiết bị thu sóng so với việc
sử dụng quỹ đạo địa tĩnh, nhng vùng phủ sóng nhỏ hơn,
đồng thời các vệ tinh ở vị trí quỹ đạo này phải chịu lực ma
sát của tầng khí quyển lớn hơn nên có nguy cơ rối loạn, tuổi
thọ ngắn.
Ngoài các nguồn tài nguyên vũ trụ trên, con ngời còn có
thể khai thác đợc nhiều lợi ích từ khoảng không vũ trụ. Hiện
nay, nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia có

10


ngành khoa học, công nghệ vũ trụ phát triển đang tiếp tục
nghiên cứu khoảng không vũ trụ, Mặt trăng và các thiên thể
khác nhằm mục đích khai thác và sử dụng chúng một cách
hiệu quả phục vụ cho các nhu cầu của con ngời.

1.2. Vai trò của sự chiếm lĩnh khoảng không vũ
trụ
Khoảng vài thập kỷ gần đây cùng với sự phát triển vợt
bậc của khoa học công nghệ vũ trụ và các lĩnh vực khoa học
khác có liên quan nh: công nghệ thông tin, cơ khí, điện tử,
công nghệ vật liệu, hoạt động thăm dò, khai thác, sử dụng
khoảng không vũ trụ của con ngời đã có những bớc phát triển
mạnh mẽ, góp phần thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế và
quá trình toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới.
Chiếm lĩnh khoảng không vũ trụ khẳng định quyền lợi
và chủ quyền của mỗi quốc gia đối với khoảng không vũ trụ.
Nh đã trình bày ở mục 1.1.2. vị trí quỹ đạo địa tĩnh cho
vệ tinh là hữu hạn nên việc chiếm lĩnh khoảng không vũ
trụ thông qua việc sử dụng vệ tinh khẳng định quyền lợi và
chủ quyền của mỗi quốc gia đối với việc sử dụng khoảng
không vũ trụ.
Chiếm lĩnh khoảng không vũ trụ còn có vai trò to lớn
trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, bảo vệ an ninh
quốc phòng.
Nhờ có vệ tinh mà hàng tỷ cá nhân trên khắp các châu
lục có thể liên lạc với nhau một cách thuận tiện, nhanh chóng,
họ có thể cùng theo dõi một trận bóng đá, một bản nhạc, một
cuộc hội nghị quan trọngthông qua truyền hình, phát

11


thanh và điều này đã tiết kiệm rất nhiều chi phí cho con
ngời, đáp ứng nhu cầu cho con ngời một cách tốt nhất. Nhờ
có vệ tinh mà nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực

thông tin, truyền thông đã thu về những khoản lợi nhuận
khổng lồ. Ngoài ra, trong hoạt động bảo vệ an ninh, quốc
phòng các chủng loại vệ tinh do thám hình ảnh, vệ tinh do
thám tín hiệu, vệ tinh thông tin liên lạc, vệ tinh định vị dẫn
đờng, các vệ tinh hỗ trợ phòng thủ đợc ứng dụng rộng rãi
và trở thành nhân tố quan trọng của hoạt động này.
Các vệ tinh viễn thám có độ phân giải tối u phục vụ
cho các hoạt động nghiên cứu vật lý thiên văn, vật lý khí
quyển, vật lý địa cầu, quan trắc trọng trờng Trái đất, các
tham số khí tợng, quan trắc độ cao mực nớc biển, nhiệt độ
hoặc độ mặn của các vùng biển.. đã phục vụ các hoạt động
nghiên cứu khoa học trái đất, nghiên cứu biến đổi khí hậu
toàn cầu.
Sự tích hợp của công nghệ viễn thám, công nghệ định
vị nhờ vệ tinh đã cho phép số hoá công tác đo đạc bản đồ
phục vụ cho việc xây dựng các hệ thống quan trắc môi trờng, cảnh báo sớm các thảm hoạ thiên nhiên nh bão, lũ lụt,
nắng nóng, sóng thần.. đồng thời còn là công cụ hữu hiệu
giúp con ngời sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên
nhiên. Vệ tinh ngày càng trở thành công cụ đắc lực phục vụ
các nhu cầu thiết yếu của con ngời, đáp ứng các nhu cầu về
kinh doanh thơng mại của nhiều quốc gia trên thế giới.
ở Việt Nam hiện nay, các thành quả to lớn từ việc nghiên
cứu và ứng dụng công nghệ vũ trụ của các nớc phát triển

12


đang có những ảnh hởng rất lớn đến sự phát triển ngành
công nghệ vũ trụ và ngành luật về khoảng không vũ trụ.
Những nghiên cứu và ứng dụng công nghệ vũ trụ của nớc ta

hiện đã có những đóng góp thiết thực vào sự nghiệp phát
triển kinh tế, xã hội; vào quá trình hội nhập kinh tế thế giới,
đảm bảo an ninh quốc phòng cho đất nớc.
Thật vậy, tính từ tháng 7/1980 - chuyến bay lịch sử của
nhà du hành vũ trụ đầu tiên của Phạm Tuân đến nay, nớc ta
đã có trên 30 năm tiếp cận với công nghệ vũ trụ, việc nghiên
cứu và ứng dụng công nghệ vũ trụ cũng có những bớc phát
triển lớn. Đúng 5h15 sáng ngày 19/4/2008 (theo giờ Việt Nam)
tên lửa Arian 5 đã rời bệ phóng tại Kourou Pháp mang theo
vệ tinh đầu tiên của Việt Nam - Vinasat 1 tiến vào quỹ đạo.
Đây là mốc lịch sử quan trọng đánh dấu bớc phát triển mới
của nền công nghệ vũ trụ Việt Nam, đồng thời khẳng định
quyền lợi và chủ quyền quốc gia trên quỹ đạo, mở ra cơ hội
kinh doanh dịch vụ vệ tinh. Vệ tinh Vinasat 1 - vệ tinh đầu
tiên của Việt Nam đợc phóng lên quỹ đạo nhằm phục vụ nhu
cầu thông tin liên lạc, truyền hình, dịch vụ viễn thông, điều
tra, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trờng; giám sát và
cảnh báo thiên tai; quy hoạch, quản lý lãnh thổ và đáp ứng
nhiều nhu cầu khác.

13


a Hình ảnh phóng vệ tinh Vinasat 1 của Việt Nam vào
lúc 5h15 (giờ Việt Nam) ngày 19/4/2008 tại Kourou Pháp
Đứng trớc những lợi ích kinh tế, chính trị, văn hoá, an
ninh quốc phòng mà ngành công nghệ vũ trụ đem lại, Việt
Nam đã và đang đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu ứng dụng
khoa học công nghệ vũ trụ, đồng thời xây dựng ban hành
các văn bản quy phạm pháp luật nhằm điều chỉnh các quan

hệ xã hội mới phát sinh từ hoạt động này. Tuy nhiên, Việt Nam
là một trong những quốc gia có trình độ phát triển kinh tế
xã hội thấp nên việc tham gia vào các hoạt động thăm dò,
khai thác, sử dụng khoảng không vũ trụ là một vấn đề mới và
còn hạn chế. Khi tham gia vào hoạt động này, Việt Nam phải
tôn trọng và thực hiện các cam kết quốc tế về khoảng không
vũ trụ.
1.3. Lịch sử hình thành, phát triển pháp luật vũ trụ
1.3.1. Lịch sử hình thành

14


Hoạt động thăm dò, khai thác và sử dụng khoảng không
vũ trụ của loài ngời đã đợc bắt đầu từ những năm 50 của
thế kỷ trớc, đánh dấu bằng sự kiện Liên Xô phóng thành công
vệ tinh nhân tạo Spoutnik vào khoảng không vũ trụ ngày
04/10/1957, tiếp đó là các sự kiện nh: con tàu vũ trụ đầu
tiên - Voxtoc do phi công ngời Nga Youri Gagarin điều khiển
bay quanh Trái đất ngày 12/4/1961, sau đó vào tháng 2/1962
nhà du hành vũ trụ ngời Mỹ John Glenn đã thực hiện chuyến
thám hiểm vũ trụ trên con tàu Mercury và ngày 20/07/1969
con tàu Apollo 11 đa Neil Armstrong và Edwin ldrin lên Mặt
trăng [60,4]. Chính sự chạy đua giữa Liên Xô - Hoa Kỳ, Đông
Tây trong cuộc chiến tranh lạnh sau thế chiến thế giới thứ II
đã thúc đẩy công nghệ vũ trụ và hoạt động thăm dò, khai
thác sử dụng khoảng không vũ trụ có những bớc tiến vợt bậc
nh trên. Tuy nhiên, sau hơn nửa thế kỷ, việc phát triển công
nghệ vũ trụ và hoạt động thăm dò, khai thác, sử dụng khoảng
không vũ trụ vì mục đích dân sự đã thay thế cho mục

đích chính trị trớc đó, chính sự chuyển hớng này đã đem
lại những lợi ích to lớn cho các quốc gia trong quá trình phát
triển kinh tế xã hội, văn hóa, giáo dục, y tế, an ninh, quốc
phòng, đặc biệt là ngành công nghiệp viễn thông qua vệ
tinh vì mục đích thơng mại, ngoài ra, một số nớc trên thế
giới còn đặt ra mục tiêu xây dựng căn cứ trên mặt trăng để
khai thác, trung chuyển ngời lên sao Hoả hay các nhà khoa
học Mỹ hiện đang nghiên cứu về việc trồng cây trên Mặt
trăng

15


Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực mà thành quả
của công nghệ vũ trụ và hoạt động thăm dò, khai thác, sử
dụng khoảng không vũ trụ đạt đợc là hàng loạt các vấn đề
bất cập cũng đồng thời phát sinh nh: vấn đề rác thải vũ trụ;
chạy đua vũ trang trên vũ trụ; sử dụng vũ trụ vào mục đích
quân sự; tranh chấp về việc sử dụng khoảng không vũ trụ;
tranh chấp về những va chạm giữa các vật thể do các quốc
gia phóng lên vũ trụ Có thể nói hoạt động thăm dò, khai
thác, sử dụng khoảng không vũ trụ hiện đang diễn ra rất sôi
nổi, có tính độc đáo, chiếm vị trí quan trọng trong hoạt
động kinh tế, thơng mại, an ninh quốc phòng của nhiều quốc
gia trên thế giới và là khu vực tiềm năng để con ngời khai
thác, sử dụng nhng cũng tiềm ẩn những nguy hiểm đe doạ
đến cuộc sống của con ngời trên Trái đất.

b. Edwin Aldrin cắm cờ Mỹ lên Mặt trăng


16


Với các quan hệ xã hội mới phát sinh tất yếu cần một hệ
thống quy phạm pháp luật để điều chỉnh nhằm thiết lập
một trật tự pháp lý đối với các quan hệ này. Các quan hệ liên
quan đến hoạt động thăm dò, khai thác, sử dụng khoảng
không vũ trụ cũng vậy. Hiện luật pháp vũ trụ quốc tế cũng nh
luật vũ trụ của một số quốc gia trên thế giới đã đợc xây dựng
và ngày càng hoàn thiện, bao gồm các thoả thuận, điều ớc
quốc tế, hiệp ớc, các quy tắc, các quy định của tổ chức
quốc tế, luật pháp quốc gia, các quy định về điều hành,
quản lý, các quyết định, mục tiêu của pháp luật vũ trụ là
đảm bảo một cách hợp lý về việc chịu trách nhiệm cho các
phơng pháp tiếp cận, thăm dò, sử dụng không gian vũ trụ vì
lợi ích quốc gia và vì lợi ích chung của nhân loại.
Pháp luật về không gian điều chỉnh các hoạt động
khác nhau nh: hoạt động quân sự trong không gian bên
ngoài, bảo tồn không gian, môi trờng chung của trái đất,
trách nhiệm pháp lý do các thiệt hại gây ra bởi các đối tợng
không gian, giải quyết tranh chấp, bảo vệ lợi ích của quốc
gia, cứu hộ phi hành gia, chia sẻ thông tin về tiềm năng nguy
hiểm trong không gian bên ngoài, sử dụng không gian liên
quan đến công nghệ vũ trụ và vấn đề hợp tác quốc tế
Chính hệ thống các quy phạm pháp luật này đã thiết lập một
trật tự pháp lý chung cho hoạt động thăm dò, khai thác, sử
dụng khoảng không vũ trụ của nhân loại trong giai đoạn hiện
nay, đồng thời phân chia rõ ràng quyền, nghĩa vụ đối với
các chủ thể trong hoạt động này.


17


1.3.2. Khái quát cơ sở pháp luật về khoảng không
vũ trụ
Luật khoảng không vũ trụ là một ngành luật mới nhng
đến nay các quy phạm pháp luật về khoảng không vũ trụ đã
đợc hình thành và trở thành một hệ thống quy phạm pháp
luật khá hoàn chỉnh. Cũng nh các ngành luật khác, hệ thống
các quy phạm pháp luật về khoảng không vũ trụ gồm các
điều ớc quốc tế; các hiệp định khoa học kỹ thuật quốc tế
liên quan đến hoạt động của các quốc gia trong vũ trụ; tập
quán vũ trụ quốc tế; pháp luật quốc gia
Trong hệ thống quy phạm pháp luật về khoảng không vũ
trụ 5 bộ nguyên tắc đợc ghi nhận trong các Nghị quyết của
Đại hội đồng Liên hợp quốc và 5 điều ớc quốc tế về vũ trụ đợc
coi là các nguyên tắc và quy phạm pháp lý cơ bản:
1.3.2.1. Năm điều ớc quốc tế về khoảng không vũ trụ
[40] gồm:
a. The Treaty on Principles Governing the Activities of
State in the exploration and use of outer space, including the
Moon and other celestial bodies (the outer space treaty,
adopted by the General Assembly in its resolution 2222 (XXI),
opened for signature on 27 January 1967, entered into force
on 10 October 1967.
Hiệp ớc về các nguyên tắc hoạt động của quốc gia trong
nghiên cứu và sử dụng khoảng không vũ trụ kể cả Mặt trăng
và các thiên thể khác. Hiệp ớc về khoảng không vũ trụ này đợc thông qua trong Nghị quyết 2222 (XXI) năm 1967 của Đại

18



hội đồng Liên hợp quốc. Hiệp ớc đợc ký vào ngày 27/01/1967
và hiệu lực từ ngày 10/10/1967.
Tính đến ngày 01/01/2008, Hiệp ớc đã đợc 27 quốc gia
ký kết và 90 quốc gia phê chuẩn.
b. The Agreement on the Rescue of Astronauts, the
return of astronauts and the return of objects launched into
outer space (the Rescue agreement, adopted by the
General Assembly in its resolution 2345 (XXII), opened for
signature on 22 April 1968, entered into force on 3 December
1968.
Hiệp định về cứu hộ phi công vũ trụ, trao trả phi công
vũ trụ và các phơng tiện đợc đa vào khoảng không vũ trụ.
Hiệp định đợc thông qua bởi Nghị quyết 2345 (XXII) của Đại
hội đồng Liên hợp quốc, ký kết ngày 22/4/1968, có hiệu lực từ
ngày 3/12/1968.
Tính đến 01/01/2008, Hiệp định có 24 quốc gia ký
kết, 90 quốc gia phê chuẩn và 01 quốc gia cam kết thực hiện
các quyền và nghĩa vụ.
c. The Convention on international Liability for damage
caused by space objects (the Liability convention, adopted
by the General Assembly in its resolution 2777 (XXVI), opened
for signature on 29 march 1972, entered into force on 1
September 1972.
Công ớc quốc tế về trách nhiệm pháp lý quốc tế đối với
thiệt hại do các vật thể vũ trụ gây ra. Công ớc đợc thông qua
bởi Nghị quyết 2777 (XXVI) của Đại hội đồng Liên hợp quốc,
ký kết ngày 29/3/1972, có hiệu lực từ ngày 01/9/1972.


19


Tính đến ngày 01/01/2008, Công ớc có 24 quốc gia ký
kết, 86 quốc gia phê chuẩn và 3 quốc gia cam kết thực hiện
các quyền và nghĩa vụ.
d. The Convention on registration of objects launched
into outer space (the Registration convention, adopted by
the General assembly in its resolution 3235 (XXIX), opened for
signature on 14 January 1975, entered into force on 15
september 1976.
Công ớc về đăng ký các vật thể phóng vào khoảng
không vũ trụ đợc thông qua bởi Nghị quyết 3235 (XXIX) của
Đại hội đồng Liên hợp quốc, ký kết ngày 14/01/1975, có hiệu
lực ngày 15/9/1976.
Tính đến ngày 01/01/2008, Công ớc có 4 quốc gia ký
kết, 51 quốc gia phê chuẩn và 2 quốc gia cam kết thực hiện
quyền và nghĩa vụ.
e. The Agreement governing the activities of States on
the Moon and other celestial bodies (the Moon agreement,
adopted by the General assembly in its resolution 34/68),
opened for signature on 18 December 1979, entered into
forced on 11 July 1984.
Công ớc về hoạt động của các quốc gia trên Mặt trăng và
các thiên thể khác. Công ớc đợc thông qua bởi Nghị quyết
34/68 của Đại hội đồng Liên hợp quốc, ký kết ngày
18/12/1979, có hiệu lực từ ngày 11/7/1984.
Tính đến ngày 01/01/2008, Công ớc có 4 quốc gia ký
kết và 13 quốc gia phê chuẩn.


20


Có thể khái quát các nguyên tắc chung mà 5 công ớc trên
bao gồm nguyên tắc bất kỳ một quốc gia nào cũng không đợc chiếm dụng riêng khoảng không vũ trụ cho quốc gia mình;
nguyên tắc kiểm soát vũ khí; tự do khai thác, nghiên cứu
khoảng không vũ trụ; trách nhiệm pháp lý đối với các thiệt hại
gây ra bởi các vật thể đợc phóng vào khoảng không vũ trụ;
sự an toàn và cứu hộ của các vật thể vũ trụ và phi hành gia;
công tác phòng chống nguy hại do các hoạt động vũ trụ tới môi
trờng; thông báo và đăng ký các hoạt động vũ trụ; nghiên cứu
khoa học, khai thác các nguồn tài nguyên từ vũ trụ và việc
giải quyết tranh chấp. Mỗi điều ớc đều đợc xây dựng trên
cơ sở tôn trọng quyền của quốc gia trong khoảng không vũ
trụ, mỗi hoạt động bên ngoài khoảng không vũ trụ đều dựa
trên nguyên tắc vì lợi ích của quốc gia, con ngời và vì mục
đích hoà bình; đồng thời mỗi công ớc đều đợc xây dựng
trên nền ý tởng thúc đẩy sự hợp tác quốc tế trong các hoạt
động bên ngoài không gian và tăng cờng quan hệ hữu nghị,
hiểu biết lẫn nhau giữa các quốc gia, dân tộc.
1.3.2.2. Năm bộ nguyên tắc quốc tế về khoảng không
vũ trụ [40] gồm:
a. The declaration of Legal Principles governing the
activities of state in the exploration and uses of outer space
(Genaral assembly resolution 1962 (XVIII) of 13 December
1963);
Tuyên bố hệ thống các nguyên tắc về hoạt động nghiên
cứu và sử dụng khoảng không vũ trụ của các quốc gia, đợc
thông qua bởi Nghị quyết 1962 (VVIII) ngày 13/12/1963 của


21


Đại hội đồng Liên hợp quốc. Tuy nhiên, nội dung các nguyên
tắc này đã đợc nhắc lại trong Hiệp ớc về các nguyên tắc hoạt
động của quốc gia trong nghiên cứu và sử dụng khoảng
không vũ trụ kể cả Mặt trăng và các thiên thể khác năm
1967.
b. The Principles governing the use by states of artificial
earth satellites for international direct television broadcasting
(resolution 37/92 of 10 december 1982.
Các nguyên tắc sử dụng vệ tinh nhân tạo của các quốc
gia cho việc phát sóng truyền hình quốc tế trực tiếp, đợc Đại
hội đồng Liên hợp quốc thông qua bởi Nghị quyết 37/92 ngày
10/12/1982.
c. The principles relating to remote sensing of the earth
from outer space (resolution 41/65 of 3 deceber 1986)
Các nguyên tắc liên quan đến việc viễn thám Trái đất
từ khoảng không vũ trụ đợc ghi nhận trong Nghị quyết 41/65
ngày 3/12/1986 của Đại hội đồng Liên hợp quốc.
d. The principles relevant to the of nuclear power
sources in outer space (resolution 47/68 of 14 december
1992).
Các nguyên tắc liên quan đến việc sử dụng nguồn năng
lợng hạt nhân trong khoảng không vũ trụ, đợc ghi nhận trong
Nghị quyết 47/68 ngày 14/12/1992 của Đại hội đồng Liên hợp
quốc.
e. The declaration on international cooperation in the
exploration and use of outer space for the benefit and in the
interest of all states, taking into particular account the needs


22


of developing countries (resolution 51/122 of 13 december
1996).
Tuyên bố về hợp tác quốc tế trong việc khai thác và sử
dụng khoảng không vũ trụ vì quyền và lợi ích của tất cả các
quốc gia, đặc biệt quan tâm đến nhu cầu của các nớc
đang phát triển. Đợc thông qua tại Nghị quyết 51/122 ngày
13/12/1996 của Đại hội đồng Liên hợp quốc.
Năm bộ nguyên tắc pháp lý về khoảng không vũ trụ của
Đại hội đồng Liên hợp quốc trên đã bổ sung vào hệ thống các
quy phạm pháp luật vũ trụ quốc tế, góp phần thúc đẩy quan
hệ hợp tác quốc tế, hiểu biết lẫn nhau giữa các quốc gia
trong hoạt động thăm dò, khai thác, sử dụng khoảng không vũ
trụ; thúc đẩy việc phổ biến và trao đổi thông tin thông qua
việc phát sóng truyền hình trực tiếp qua vệ tinh; đặt ra
các tiêu chuẩn để quy định vấn đề an toàn trong việc sử
dụng các nguồn năng lợng hạt nhân khi khai thác và sử dụng
khoảng không vũ trụ.
Có thể nói, năm công ớc và năm bộ nguyên tắc trên là
những quy phạm pháp luật cơ bản của hệ thống quy phạm
pháp luật khoảng không vũ trụ quốc tế, là xơng sống của
ngành luật vũ trụ trong thời điểm hiện nay. Ngoài ra, các quy
phạm pháp luật vũ trụ còn nằm trong các hiệp định hợp tác
khoa học, kỹ thuật có liên quan đến hoạt đông thăm dò, khai
thác, sử dụng khoảng không vũ trụ; các điều ớc thành lập các
tổ chức vũ trụ liên quốc gia; các điều ớc đa phơng hoặc song
phơng về các vấn đề chung và riêng về hoạt động của các

quốc gia trong vũ trụ Tuy nhiên, trong phạm vi luận văn này

23


chỉ tập trung nghiên cứu, tìm hiểu các quy định trong năm
điều ớc và năm bộ nguyên tắc cơ bản trên.

24


1.3.2.3. Các nguyên tắc cơ bản của luật vũ trụ quốc tế
Ngay từ khi một số quốc gia trên thế giới quan tâm, đầu
t phát triển các ngành khoa học kỹ thuật nhằm đáp ứng việc
thăm dò, khai thác và sử dụng khoảng không vũ trụ, Mặt
trăng và các thiên thể khác, thì các nguyên tắc cơ bản của
ngành luật này đã đợc các quốc gia quan tâm thống nhất
xây dựng. Thật vậy, trong Bộ nguyên tắc về hoạt động thăm
dò và sử dụng khoảng không vũ trụ của các quốc gia đợc Đại
hội đồng Liên hiệp quốc thông qua trong Nghị quyết 1962
(VVIII) ngày 13/12/1963 đợc xây dựng trên cơ sở phù hợp với
luật pháp quốc tế, bao gồm cả Hiến chơng Liên hiệp quốc và
vì mục đích hoà bình, an ninh quốc tế, thúc đẩy hợp tác,
sự hiểu biết lẫn nhau giữa các quốc gia, đã đa ra 9 nguyên
tắc cơ bản đối với hoạt động này, trong đó 3 nguyên tắc
sau trở thành những nguyên tắc cơ bản của ngành luật vũ
trụ sau này:
- Nguyên tắc khai thác, sử dụng khoảng không vũ trụ
phải đợc tiến hành vì quyền và lợi ích của tất cả nhân loại;
- Nguyên tắc tất cả các quốc gia đều bình đẳng và có

quyền tự do thăm dò, sử dụng khoảng không vũ trụ và các
thiên thể khác theo quy định của pháp luật quốc tế;
- Bất kỳ quốc gia nào cũng không đợc chiếm dụng riêng
khoảng không vũ trụ và các thiên thể khác bằng các tuyên bố,
bằng việc chiếm giữ hoặc sử dụng hay bất hình thức nào
khác.
Sau đó, ngày 27/01/1967 Đại hội đồng Liên hợp quốc đã
thông qua Hiệp ớc về các nguyên tắc hoạt động của quốc gia

25


×