Tải bản đầy đủ (.docx) (45 trang)

KHÁI QUÁT về đa văn hóa và NHỮNG vấn đề CHUNG về đa văn hóa ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.34 KB, 45 trang )

KHÁI QUÁT VỀ ĐA VĂN HÓA VÀ NHỮNG VẤN
ĐỀ CHUNG VỀ ĐA VĂN HÓA Ở VIỆT NAM
HIỆN NAY


Đa văn hóa
Văn hóa
Trong cuộc sống hàng ngày, cụm từ Văn hóa, và những
khái niệm liên quan, xuất hiện rất phổ biến trong xã hội Việt
Nam hiện nay, nhất là ở những đô thị lớn. Do đó, trong xã hội
có rất nhiều cách hiểu khác nhau về văn hóa, từ đó nảy sinh
nhiều khái niệm về văn hóa, mỗi khái niệm phản ánh một
cách nhìn nhận, tiếp cận và đánh giá khác nhau.
Thế giới cũng có nhiều quan niệm về văn hóa - culture.
Edward Burnet Tylor, nhà nhân loại học người Anh, người
đầu tiên sáng lập ra nhân văn học (một phần của nhân loại
học), đã nêu ra quan điểm về văn hóa: là một tổng thể phức
hợp bao gồm tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật
pháp, phong tục và những năng lực hay tập quán khác do con
người có được với tư cách thành viên của xã hội,(chương I,
Văn hóa sơ khai: Nghiên cứu trong sự phát triển của thần
thoại, triết học, tôn giáo, nghệ thuật và phong tục, tên gốc tác
phẩm Primative Culture: Reseaches into the development of
Mythology, Philosophy, Religion, Art and Custom, Nxb
London 1871).


Năm 1952, các nhà nhân loại học Alfred Kroeber, Wayne
Untereiner và Clyde Kluckhohn đã thống kê được 164 định
nghĩa khác nhau về văn hóa trong các công trình nổi tiếng thế
giới (Tác phẩm: Tạp chí đánh giá các quan niệm và khái niệm


về Văn hóa, tên gốc Culture: A Critical Review of Concepts
and Definitions, Nxb Cambridge 1952).
Năm 2002, UNESCO cũng nêu ra định nghĩa về văn hóa
như sau: Văn hóa là tổng thể các hệ thống giá trị bao gồm các
mặt tình cảm, tri thức, vật chất và tinh thần của xã hội. Nó
không chỉ thuần túy bó hẹp trong các hoạt động sáng tác nghệ
thuật mà bao hàm cả phương thức sống, những quyền cơ bản
của con người, truyền thống, tín ngưỡng (theo unesco.org).
Nói các khác, văn hóa được hiểu theo nghĩa rộng là: tất
cả những giá trị vật chất và thần mà con người đã sáng tạo ra
trong quá trình lịch sử, là biểu hiện trình độ của xã hội trong
một giai đoạn lịch sử nhất định. Theo nghĩa hẹp, văn hóa là
tổng thể những hệ thống biểu tượng (kí hiệu) chi phối cách
ứng xử và sự giao tiếp trong mỗi cộng đồng, tạo nét đặc thù
riêng cho cộng đồng ấy. Văn hóa bao gồm hệ thống những giá
trị để đánh giá một sự việc, hay một hiện tượng (đẹp hay xấu,


đạo đức hay vô luân, phải hay trái, đúng hay sai…) theo quan
niệm của cộng đồng ấy.
Theo

Gary

Ferraro

(trong

tác


phẩn

Cultural

Anthropology, xuất bản năm 2011) thì văn hoá là tất cả những
gì con người có, con người nghĩ và con người làm với tư cách
là những thành viên của một xã hội.
Ở Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng từng đưa ra
quan điểm của mình về văn hóa: “Vì lẽ sinh tồn cũng như
mục đích cuộc sống, loài người đã sáng tạo và phát minh ra
ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo,
văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày
về ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những
sáng tạo và phát minh đó là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp
của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà
loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng với nhu cầu đời
sống và đòi hỏi của sự sinh tồn… xây dựng nền văn hóa mang
bản sắc dân tộc là xây dựng tâm lý, xây dựng luân lý, xây
dựng xã hội, xây dựng chính trị, xây dựng kinh tế”(mục Đọc
sách ở phần cuối tập Nhật kí trong tù, 1942-1943 – theo
www.archives.gov.vn). Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh
đã toát lên cái nhìn vừa toàn diện vừa sâu sắc về nguồn gốc


lịch sử của văn hóa, sự biểu hiện của văn hóa trong lối sống
và sinh hoạt của con người, đặc biệt là người Việt Nam.
Qua hầu hết các quan niệm trên, nội hàm của văn hóa có
hai phần chính là văn hóa vật thể (tangible culture) và văn hóa
phi vật thể (intangible culture).Theo Luật Di sản văn hóa năm
2001 (số 28/2001/QH10), văn hóa vật thể là sản phẩm vật

chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, bao gồm di tích lịch
sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật
quốc gia. Còn văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần có
giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu giữ bằng trí nhớ,
chữ viết, được lưu truyền bằng miệng, truyền nghề, trình diễn
và các hình thức lưu giữ, lưu truyền khác, bao gồm tiếng nói,
chữ viết, tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, ngữ văn
truyền miệng, diễn xướng dân gian, lối sống, nếp sống, lễ hội,
bí quyết về nghề thủ công truyền thống, trí thức về y, dược
học cổ truyền, về văn hóa ẩm thực, vầ trang phục truyền
thống dân tộc, và những tri thức dân gian khác.(Luật di sản
văn hóa, chương I, điều 4 – theo www.moj.gov.vn)
Như vậy, xét về mặt cấu trúc, văn hóa là hình thức đặc
biệt thể hiện những kinh nghiệm xã hội mà loài người đã tích
lũy được, là chuẩn mực chung định hướng cho mỗi cá nhân


trong xã hội phải vươn lên để trở thành con người xã hội, là
hệ thống những giá trị chuẩn mực xã hội do con người sáng
tạo ra trong quá trình phát triển. Trong hệ thống giá trị đó có
chứa các nhân tố của quá khứ, hiện tại và có thể cả tương lai,
các giá trị truyền thốngvà thời đại, dân tộc và quốc tế, đó là
hạt nhân của văn hóa. Cốt lõi giá trị văn hóa là tính đạo đức,
tính thẩm mĩ, là mệnh lệnh để kích thích con người hành động
vươn tới cái đẹp, cái có ích.
Văn hóa có ảnh hưởng nhất định và có mối quan hệ với
mọi mặt đời sống của con người xã hội. Do vậy, giữa văn hóa
và con người có mối quan hệ hữu cơ trong sự phát triển của
xã hội. Văn hóa chính là sản phẩm do con người sáng tạo ra;
mặt khác, văn hóa cũng sáng tạo nên phần lớn những phẩm

chất con người xã hội, đem lại giá trị nhân cách của mỗi thành
viên trong xã hội ấy. Do đó, văn hóa không phải là hiện tượng
mang tính cố định mà nó mang tính phổ biến, vừa mang tính
cá biệt. Văn hóa vừa mang đặc điểm chung, lại vừa mang đặc
điểm riêng của con người ở mọi thể chế cộng đồng. Trong số
đó, có khuôn mẫu hành vi được chấp nhận, được phổ biến,
hình thành những giá trị chuẩn mực về văn hóa trong sự tiến
bộ chung của Thế giới. Có khuôn mẫu hành vi chung kết hợp


cả yếu tố bản sắc dân tộc, và có những yếu tố dân tộc, cộng
đồng bị thế giới loại bỏ, hoặc có những khuôn mẫu hành vi
chung của quốc tế bị khu vực, địa phương tẩy chay.
Khái niệm đa văn hóa và một số vấn đề liên quan
Như trên đã nêu, văn hóa có thể hiểu là toàn bộ các giá
trị vật chất và tinh thần do con người tạo ra. Tuy nhiên, do sự
khác biệt về môi trường địa lý, hệ sinh thái nơi cư trú, lịch sử
phát triển xã hội, phương thức sản xuất kinh tế, ý thức và tâm
lý xã hội .v.v... mỗi khu vực, quốc gia, lãnh thổ, và ngay cả
cùng trên một lãnh thổ, nền văn hóa của mỗi cộng đồng
người, mỗi tộc người có những đặc trưng riêng và được thể
hiện khá rõ trên thực tế. Có thể nói, sự đa dạng về tự nhiên đã
dẫn đến sự đa dạng về văn hóa trong xã hội loài người. Các
nhóm văn hóa vùng, miền, văn hóa tộc người có những khác
biệt nhất định về ngôn ngữ, chữ viết, thiết chế xã hội, tư
tưởng, đạo đức, nghi lễ, tín ngưỡng, tôn giáo… tạo nên tính
đa dạng và phong phú cho nền văn hóa của một quốc gia. Tất
cả các nền văn hóa ấy đều vận động, phát triển trong và thông
qua các đặc tính của mình, tạo nên sự đa dạng về văn hóa.
Hiện nay, dưới tác động của công nghệ thông tin hiện

đại, cùng với sự hội nhập và toàn cầu hóa đã và đang trở


thành xu hướng chung trên thế giới, số lượng người từ các
nhiều nơi mang theo những đặc trưng văn hóa riêng của địa
phương, khu vực, tập trung về các trung tâm về kinh tế, chính
trị, văn hóa… tạo nên sự đa dạng về văn hóa ở những trung
tâm này, gọi là đa văn hóa.
Từ điển en.oxforddictionaries.com nêu định nghĩa về
Chủ nghĩa đa văn hóa là sự xuất hiện, hoặc hỗ trợ cho sự xuất
hiện của nhiều đặc trưng các nhóm văn hóa hoặc tộc người
trong một xã hội. Đa văn hóa có liên quan hoặc chứa đựng
nhiều nhóm văn hóa hoặc tộc người trong một xã hội.
(Multiculturalism: The presence of, or support for the
presence of, several distinct cultural or ethnic groups within a
society
Multicultural: Relating to or containing several cultural
or ethnic groups within a society).
Theo công khái niệm chung nhất hiện nay của nhiều
quốc gia về vấn đề đa văn hóa, thì chủ nghĩa Đa văn hóa là sự
cùng tồn tại của đa dạng văn hóa, nơi mà văn hóa bao gồm
các nhóm chủng tộc, tôn giáo, văn hóa, và biểu hiện qua các
phong tục, sự tiếp nhận văn hóa và những giá trị, kiểu mẫu
của tư duy và các kiểu giao tiếp.
("Multiculturalism" is the co-existence of diverse
cultures, where culture includes racial, religious, or cultural


groups and is manifested in customary behaviours, cultural
assumptions


and

values,

patterns

of

thinking,

and

communicative styles. Theo www.Wikipedia.org).
Hiện nay trên thế giới đã xuất hiện nhiều quan điểm
nhấn mạnh rằng Ða văn hóa được coi là “đặc trưng của xã hội
loài người” hiện nay. Tuyên ngôn Toàn cầu về Đa dạng văn
hóa (2001) khẳng định đa dạng văn hóa là khởi nguồn cho
mọi giao lưu, đổi mới và sáng tạo, đa văn hóa cũng cần cho
nhân loại như đa dạng sinh học cho thiên nhiên. Vì thế đa văn
hóa chính là di sản chung của nhân loại và cần được công
nhận và khẳng định vì lợi ích của các thế hệ hôm nay và mai
sau.
Công ước UNESSCO về Bảo vệ và Phát huy sự đa dạng
của các Biểu đạt văn hóa (2005) cũng nhấn mạnh: đa dạng
văn hóa tạo nên một thế giới giàu có và đa dạng, một thế giới
làm tăng sự lựa chọn và nuôi dưỡng khả năng và giá trị của
con người, và do đó là nguồn suối của sự phát triển bền vững
cho các cộng đồng, con người và dân tộc. Đa văn hóa, do đó,
là điều kiện cần thiết cho phát triển. Mỗi tộc người và cộng

đồng có quan điểm riêng về văn hóa, phụ thuộc vào những
nhận thức về môi trường sống và thực hành hàng ngày của họ,
và do đó mỗi nền văn hóa luôn chứa đựng trong nó sự đa


dạng. Đối với các nước thế giới thứ ba, các nước đang phát
triển, đa văn hóa còn đóng vai trò quan trọng hơn nữa, bởi nó
không chỉ biểu hiện tính phong phú trong thực hành văn hóa,
mà còn bảo đảm cho sự sinh tồn của họ.
Đa văn hóa được tiếp cận trên cả hai phương diện: văn
hóa vật chất và văn hóa tinh thần, gắn với một môi trường xã
hội cụ thể. Đa văn hóa thường xuất hiện trong những xã hội
hiện đại, đặc biệt là các đô thị lớn ở các quốc gia phát triển,
mở cửa giao lưu, hội nhập như Hoa Kỳ, Canada, Úc,
Singapore..., các trung tâm kinh tế, du lịch ở nhiều quốc gia
khác trên thế giới. Thực tế, các đô thị hiện đại trên thế giới
hiện nay đã trở thành mái nhà chung của đa tộc người, đa tín
đồ tôn giáo, hầu như không có đô thị hiện đại nào mà chỉ tồn
tại một tộc người, một tôn giáo duy nhất. Các tộc người, các
nhóm tôn giáo chung sống xen kẽ, hình thành một xã hội đa
văn hóa, đa ngôn ngữ, bên cạnh đó xuất hiện sự giao lưu văn
hóa và tiếp biến văn hóa giữa các tộc người, dân tộc với nhau
thông qua các hoạt động của thương mại hội nhập, toàn cầu
hóa, du lịch...
Theo đó thì đa văn hóa, có thể được hiểu như là sự xuất
hiện, sự hình thành, phát triển và cùng tồn tại của các nền văn


hoá, các tiểu văn hóa, hoặc các sắc thái văn hóa của các tộc
người, dân tộc khác nhau trong một không gian nhất định.

Có nhiều nguyên nhân để giải thích cho hiện tượng đa
văn hóa: sự di dân, truyền đạo, giao thương, du lịch, chiến
tranh, sự kết hôn giữa các cá nhân ở các quốc gia, dân tộc, tộc
người khác nhau, ảnh hưởng từ các phương tiện truyền thông,
du học… và các hình thức giao lưu tiếp biến văn hóa khác.
Sự mở cửa hội nhập giữa các quốc gia cũng tạo cơ hội
cho các nền văn hóa giao lưu và tiếp xúc với nhau. Hội nhập
và toàn cầu hóa đang là xu hướng chung trên thế giới hiện
nay. Tất cả các tổ chức quốc tế như UN (united nations), WPC
(world peace council), WFC (world food council), WB (world
bank), WHO (world health organization), WBO, WTO,
NATO (North Atlantic Treaty Organization) … đều là kết quả
của sự hội nhập và toàn cầu hóa. Để đẩy mạnh giao lưu, hợp
tác giữa các quốc gia trên mọi phương diện, để gìn giữ hòa
bình, trật tự, toàn vẹn lãnh thổ… trong khu vực và trên thế
giới thì hội nhập và toàn cầu hóa là điều hết sức cần thiết.
Theo Leopold Sedar Senghor (một chính khách người
Senegal) trong công trình Đối thoại giữa các nền văn hóa(trào


lưu triết lý và tư tưởng Negritude, những năm 1930), ôngđã
khẳng định: Tất cả các nền văn hóa của tất cả các châu lục,
các chủng tộc và các quốc gia ngày nay đều là những nền văn
hóa cộng sinh, ở đó có bốn nhân tố cơ bản là tính nhạy cảm và
ý chí, trực cảm và tư duy suy lý có vai trò ngày càng cân đối
hài hòa hơn. Tất cả mọi châu lục đều đã đóng góp vào cuộc
đối thoại rộng lớn có quy mô toàn thế giới này, từ châu lục già
nhất là châu Phi đến châu lục trẻ nhất là châu Mĩ.
Trong giai đoạn hiện nay, quá trình toàn cầu hóa và quốc
tế hóa đang xảy ra mạnh mẽ, thì các tiếp xúc văn hóa, sự tác

động, đụng độ giữa các nền văn hóa dù theo hướng tích cực,
hay tiêu cực đều đang là điều không thể tránh khỏi trong giai
đoạn hiện nay. Cụ thể, khi có sự tương tác giữa các nền văn
hóa sẽ diễn ra quá trình giao thoa văn hóa, xung đột giữa các
nền văn hóa và “đồng hóa” văn hóa.
Giao thoa văn hóa
Giao thoa văn hóa, theo một số cách hiểu, là sự tương
tác giữa các nhóm xã hội (social groups), giữa các tiểu văn
hóa (subcultures), giữa các văn hóa tộc người (ethnic cultures)
và giữa các nền văn hóa (cultures) khác nhau. Sự tương tác


(hay giao thoa) văn hóa này được thể hiện ở các kiểu khác
nhau, cụ thể như sau:
Tương tác nội văn hóa(Intra-cultural interaction): Tương
tác nội văn hóa được hiểu là quá trình tương tác giữa những
đối tác sống trong cùng một quốc gia và có cùng một phông
nền văn hóa. Trong đó bao gồm:
+ Tương tác nội văn hóa nội nhóm (Intracultural
interaction within group): Các đối tác thuộc về cùng một
nhóm xã hội. Ví dụ, tương tác giữa hai người nông dân.
+ Tương tác nội văn hóa giao nhóm (Intracultural
interaction across groups): Các đối tác thuộc về các nhóm xã
hội khác nhau. Ví dụ, tương tác giữa một doanh nhân và một
nhà nghiên cứu.
+ Tương tác nội văn hóa nội tiểu văn hóa (Intra-cultural
interaction within subculture): Các đối tác thuộc về cùng một
tiểu văn hóa. Ví dụ, tương tác giữa hai người miền Nam, một
người Đồng Nai và một người Đồng Tháp.
+ Tương tác nội văn hóa giao tiểu văn hóa (Intracultural interaction across subcultures): Các đối tác thuộc về

các tiểu văn hóa khác nhau. Ví dụ, tương tác giữa người miền
Bắc và người miền Nam.


Tương tác liên văn hóa (Inter-culturalinteraction):
Tương tác liên văn hóa được định nghĩa là quá trình tương tác
giữa những đối tác sống trong cùng một quốc gia, nhưng
thuộc về các văn hóa tộc người khác nhau. Ví dụ, tương tác
giữa người Thái và người Hmông ở khu vực Hòa Bình, tương
tác giữa người Kinh với các tộc người khác, khi người Kinh
lên miền núi phía bắc xây dựng vùng kinh tế mới.
Tương tác xuyên văn hóa (Transculturalinteraction):
Tương tác xuyên văn hóa được hiểu là quá trình tương tác
giữa những đối tác sống trong cùng một quốc gia hoặc ở các
quốc gia khác nhau, cùng với các phông văn hóa khác nhau.
Quá trình tương tác này chứng kiến một ảnh hưởng văn hóa
rõ rệt mang tính áp đặt (với các mức độ khác nhau) của đối
tác này lên đối tác kia, hoặc ảnh hưởng từ yếu tố bản địa lên
các đối tác và ngược lại. Ví dụ, tương tác giữa du học sinh
Lào và Cam-pu-chia khi du học tại Việt Nam; tương tác giữa
các khách du lịch ở nhiều quốc gia khi tham gia cùng một
diễn đàn về du lịch; tương tác giữa người Pháp và người
Hmông ở Sapa vào thời Pháp thuộc, khi người Pháp lên Sapa
xây dựng các khu nghỉ dưỡng.


Theo như các định nghĩa trên, ta thấy rằng: Trong tương
tác nội văn hóa, liên văn hóa và giao văn hóa, ở các tình
huống cụ thể và với các mức độ khác nhau, sự tương tác
xuyên văn hóa đều có khả năng hiện diện. Cũng chính trong

các loại tương tác trên, tương tác xuyên văn hóa dễ có khả
năng tạo ra các mâu thuẫn, xung đột trong giao thoa văn hóa
nhất. Và ngày nay trong thời đại hội nhập toàn cầu, ở tuyệt đại
đa số các xã hội đều diễn ra sự giao thoa văn hóa, có tương
tác nội văn hóa, liên văn hóa và xuyên văn hóa. Và trong các
quá trình tương tác đó có thể dẫn tới tình trạng xung đột văn
hóa, đồng hóa văn hóa.
“Sốc” văn hóa - xung đột văn hóa
“Sốc” văn hóa
Khái niệm “Sốc văn hóa” được đưa ra lần đầu tiên năm
1954 bởi nhà nhân loại học người Mỹ Kalvero Oberg (19011973). “Sốc văn hóa” là thuật ngữ dùng để miêu tả trạng thái lo
lắng và cảm giác ngạc nhiên, rối loạn, bối rối… khi một người
nào đó tiếp xúc với một môi trường xã hội hay văn hóa khác
biệt, ví dụ như khi đi đến một vùng đất xa lạ, địa lý khí hậu có
khác biệt lớn so với nơi ở cụ, đặc biệt là đi ra nước ngoài, gây
ra tình trạng khó hòa nhập trong môi trường mới và không biết
nên làm gì cho phù hợp với hoàn cảnh.


Theo Valdes , “sốc văn hóa” là một hiện tượng bao gồm
từ những sự khó chịu nhỏ đến những khủng hoảng tâm lí sâu
sắc khi tiếp xúc với những người đến từ các nền văn hóa
khác. Có quan điểm cho rằng sốc văn hóa là cảm giác bất ổn,
lo lắng, sợ hãi, sốt ruột, mất phương hướng, và từ đó thu
mình, bất hợp tác hoặc tỏ ra thù địch khi tiếp xúc với một
nhóm xã hội, một tiểu văn hóa, một văn hóa tộc người hay
một nền văn hóa khác.
Theo nhiều nhà nghiên cứu văn hóa hành vi, giao thoa
văn hóa và dân tộc học giao tiếp như Hymes, Saville-Troike,
Levine and Adelman, Steward, Samovar and Richard, Condon

and Yousef, Valdes… sốc văn hóa thường có những biểu hiện
tâm lí - xã hội như sau:
Buồn bã, cô đơn;
Lo lắng;
Thay đổi tính tình, trầm cảm, bất lực;
Cáu giận, bẩn gắt, ngại tiếp xúc với người khác;
Thiếu tự tin;
Cảm thấy bất ổn hoặc bất cập;
Cảm thấy mất phương hướng, bị coi thường, bị lạm
dụng, bị lợi dụng, bị khai thác;
Không thể giải quyết được thậm chí những vấn đề đơn
giản nhất;


Bám lấy và lí tưởng hóa các ẩn tàng văn hóa của nhóm
xã hội, tiểu văn hóa, hoặc nền văn hóa của mình;
Đánh mất bản sắc;
Quá gắng sức để thụ đắc mọi thứ trong nhóm xã hội, tiểu
văn hóa.
Hình thành các khuôn mẫu về nhóm xã hội, tiểu văn hóa,
văn hóa tộc người hoặc nền văn hóa mà mình tiếp xúc;
Gần đây, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, sốc
văn hóa cũng có mặt tích cực của nó khi thôi thúc con người
ta vượt qua khó khăn và rèn luyện bản thân nhiều hơn. Những
du khách và đặc biệt là du học sinh, là những người chịu ảnh
hưởng của sốc văn hóa khá nhiều bởi tuổi đời của họ còn trẻ
và chưa có nhiều va chạm với các mối quan hệ trong cuộc
sống. Khái niệm “sốc văn hóa” được áp dụng với bất cứ ai di
chuyển đến một môi trường văn hóa mới lạ và khác biệt với
nền văn hóa đã thân thuộc trước đó. Ở một số nơi, sốc văn

hóa còn được biết đến dưới khái niệm “va chạm văn hóa”.
Xung đột văn hóa
Levine và Adelman khẳng định rằng xung đột văn hóa
xảy ra chính là kết quả của những diễn giải sai lệch, của tính
bản tộc trung tâm, của việc khuôn mẫu hóa và của định kiến.


Thuật ngữ xung đột, gốc La–tinh là “conflictus”, được
hiểu là sự va chạm, sự đụng độ, sự xô xát, chống đối giữa
những khuynh hướng đối lập nhau, không tương hợp nhau
trong ý thức của một cá nhân riêng biệt, trong sự tác động qua
lại liên nhân cách của các cá thể hay của các nhóm người, gằn
liền với những thể nghiệm xúc cảm tiêu cực, gay gắt.
Thông thường, mỗi người đều sinh ra và lớn lên trong
một nền văn hoá nhất định. Các nét văn hoá ẩn chứa trong
một xã hội mà người ta sống, và các trải nghiệm mà người ta
có được, cùng các hành vi ứng xử của số đông những người
xung quanh giúp người ta hình thành “giản đồ văn hoá”
(cultural schemata) cho chính mình. Giản đồ văn hoá này
được sử dụng như một công cụ để nhìn nhận, phán xét, lí
giải... các hiện tượng và hành vi khác nhau. Người ta coi các
giá trị, quan niệm, đức tin, thói quen, phong tục... của văn hoá
mình là đúng đắn và các hành vi ứng xử của các thành viên
trong cộng đồng họ là phù hợp. Cái gì khác hoặc ngược lại
đều ít nhiều bị nhìn nhận tiêu cực (sai trái, dị thường, kì
quặc...). Đây chính là biểu hiện của tính bản tộc trung tâm
của văn hóa: nghĩa là những người thuộc nền văn hoá đề cao
lịch sự dương tính thường phê phán các thành viên của nền



văn hoá thiên về lịch sự âm tính là “lạnh lùng”, “khó gần”.
Trong khi đó những người thuộc nền văn hoá đề cao lịch sự
âm tính lại thường chê bai các thành viên của nền văn hoá
thiên về lịch sự dương tính là “thọc mạch”, “hiếu sự”.
Trong phần lớn các trường hợp, xung đột văn hóa là hậu
quả của việc diễn giải sai lệch hành vi của người khác. Các
diễn giải này chủ yếu bị qui định và quyết định bởi “giản đồ
văn hóa” của người tiếp nhận. Tất cả chúng ta đều chịu sự
khống chế, sự điều khiển và sự qui định của phông nền văn
hóa của chính ta. Mỗi cá nhân đều có giản đồ văn hóa của
mình và nó giúp ta diễn giải tính đúng - sai, tốt - xấu của hành
vi và sự việc. Giản đồ này là sản phẩm của quá trình tương
tác với những người thuộc cùng phông nền văn hóa và với
môi trường văn hóa của ta. Nó được hình thành bởi các ẩn
tàng văn hóa chung của nhóm, của cộng đồng và của xã hội
như giá trị, quan niệm, đức tin, phong tục, tập quán, trình độ
văn minh, thể chế chính trị - xã hội… thông qua giáo dục và
tương tác với các thành viên khác.
Thế giới bước vào quá trình hội nhập toàn cầu hóa. Và
toàn cầu hóa là con dao hai lưỡi, là quá trình khó tránh khỏi
sự xung đột giữa các nền văn hóa. Toàn cầu hóa về kinh tế và


sự phát triển của công nghệ thông tin cũng dẫn đến một thế
giới phẳng, không biên giới về mặt văn hóa, những nguy cơ
xâm lấn, nhất thể hóa văn hóa, làm tổn hại đến đa dạng văn
hóa. Quan điểm đúng đắn ở mỗi quốc gia, mỗi dân tộc phải là
một cơ chế toàn cầu hóa không nhằm tới mục đích nhất thể
hóa văn hóa hay văn hóa toàn cầu, tiếp thu yếu tố tích cực và
loại bỏ yếu tố tiêu cực, hòa hợp lẫn nhau, tránh đồng hóa. Mỗi

nền văn hóa và truyền thống có những đặc thù tích cực, những
bản sắc riêng. Điều quan trọng là làm thế nào để nhận rõ được
chúng, làm thế nào để tiếp thu một nền văn hóa khác và để
các nền văn hóa tồn tại song hành, hòa hợp mà không hợp
nhất. Bản sắc không thể là cái cố định, tĩnh tại, bất biến.
Chừng nào chủ thể mang bản sắc còn tồn tại thì bản sắc
không bao giờ mất đi mà chỉ biến đổi theo thời gian. Toàn cầu
hóa văn hóa có khả năng làm phong phú thêm bản sắc dân tộc
của các quốc gia. Quyền tự do văn hóa (khái niệm của UNDP)
là quyền cao nhất của văn hóa sẽ làm cho vấn đề bản sắc được
nhìn nhận dưới góc nhìn của tính vô số và tính bổ sung, ảnh
hưởng lẫn nhau của các loại bản sắc. Vì vậy, để tránh xung
đột giữa các nền văn hóa, toàn cầu hóa vẫn phải tôn trọng bản
sắc riêng của mỗi nền văn hóa và vì thế đa dạng văn hóa là


một sự tồn tại tất yếu bên cạnh toàn cầu hóa. Đa văn hóa
chính là bảo tồn những giá trị văn hóa mang bản sắc riêng của
mỗi quốc gia, mỗi dân tộc, được xem như là một cách thức để
phát triển và bảo vệ các nền văn hóa, bảo vệ di sản văn hóa
chung của nhân loại.
Nội dung cơ bản của lí thuyết đa văn hóa
Đa văn hóa là một hiện tượng xã hội có từ thuở xa xưa.
Khi có các nền văn hóa tiếp xúc và tiếp biến với nhau thì sẽ
xảy ra hiện tượng đa văn hóa. Sự phát triển của văn hóa, văn
minh không những không làm sâu sắc thêm mâu thuẫn giữa
các cộng đồng xã hội mà trái lại, còn là điều kiện để các dân
tộc xích lại gần nhau hơn. Đặc biệt trong xu thế hội nhập toàn
cầu, hơn lúc nào hết vấn đề giáo dục đa văn hóa được cả thế
giới quan tâm.

Toàn cầu hóa nói chung cũng như toàn cầu hóa văn hóa
nói riêng phải được xem xét từ cách tiếp cận triết học, nghĩa
là cách tiếp cận toàn diện và bản chất. Vềkhía cạnh văn hóa,
toàn cầu hóa là quá trình xích lại gần nhau giữa các nền văn
hóa vốn trước đây hoàn toàn khác biệt nhau. Điều đó không
có nghĩa là xóa bỏ văn hóa dân tộc để tiếp thu một nền văn


hóa khác có tính chất "mẫu mực" cho toàn thế giới. Thực ra,
không thể có một nền văn hóa mẫu mực như vậy. Trái lại,
toàn cầu hóa là sự mở rộng biên giới văn hóa từ phạm vi địa
phương, dân tộc, quốc gia ra phạm vi toàn thế giới. Toàn cầu
hóa tạo điều kiện giới thiệu những thành tựu, những nét độc
đáo của văn hóa dân tộc, xuất khẩu những sản phẩm văn hóa
của dân tộc này cho các dân tộc khác, đồng thời tiếp thu có
chọn lọc những tinh hoa văn hóa của các dân tộc khác để làm
giàu, làm phong phú nền văn hóa dân tộc mình. Như vậy, toàn
cầu hóa vừa là quá trình hình thành, phát triển, củng cố tính
thống nhất của văn hóa không chỉ trong phạm vi một quốc
gia, mà cả trên phạm vi quốc tế, vừa là quá trình phát triển, đa
dạng hóa các nền văn hóa nhỏ của các tộc người, các địa
phương. Kết quả của toàn cầu hóa văn hóa là, một mặt, duy
trì, củng cố, hiện đại hóa văn hóa dân tộc, phát huy bản sắc
của văn hóa dân tộc, mặt khác, tiếp thu tất cả những gì quý
giá, tiên tiến, hiện đại của các dân tộc khác để làm gàu cho
nền văn hóa của dân tộc mình.
Bên cạnh đó, văn hóa nói chung và quyền đa dạng văn hóa
nói riêng còn ảnh hưởng đến tư tưởng và quyền con người trên
hai phương diện, cụ thể như sau:



-Văn hóa ở phương diện là giá trị vật chất, tinh thần ảnh
hưởng sâu đậm đến phong tục, tập quán, đạo đức, thẩm mỹ,
tôn giáo. Bởi các giá trị là sự tích lũy những tư tưởng của một
dân tộc, một quốc gia qua nhiều thế hệ, cho nên chúng có tính
kế thừa và ổn định. Các giá trị ảnh hưởng đến cách thức tư
duy, quan niệm, thái độ, sự hiểu biết và chọn lọc các yếu tố
văn hóa khác nhau của các dân tộc. Vì thế các giá trị là sự thể
hiện tập trung sự khác biệt giữa các văn hóa, dân tộc, quốc
gia. Để tôn trọng các quyền con người, do đó trước tiên và cơ
bản, phải tôn trọng các giá trị văn hóa của các dân tộc, quốc
gia.
Văn hóa ở phương diện là sự hiểu biết và mức độ phổ
cập của giá trị thông qua các chuẩn mực (tiêu chuẩn, quy
định, quy ước…) giáo dục, khoa học, công nghệ, văn học,
nghệ thuật… kể cả dưới hình thức văn hóa dân gian, là biểu
hiện cho sự tiến bộ của con người và xã hội. Ở phương diện
này, văn hóa ảnh hưởng đến các hình thức và mức độ bảo
đảm, thực hiện quyền con người trong thực tế các quan hệ xã
hội của con người và cộng đồng, đặc biệt là quyền phát triển.
Các giá trị cốt lõi được đưa vào các chương trình giáo
dục bậc đại học ở nhiều nước tiên tiến như trách nhiệm đối


với thế giới, tôn trọng đa dạng văn hóa, củng cố nhận thức
văn hóa và năng lực liên văn hóa, đấu tranh chống định kiến,
kỳ thị, phân biệt, cái nhìn phiến diện, võ đoán; nâng cao hiểu
biết về tình trạng thế giới và động lực toàn cầu, được thể hiện
trong nhóm kiến thức, kỹ năng và thái độ ngoài chuyên môn
của các chương trình giáo dục.

Đa văn hóa ở Việt Nam
Trong xã hội Việt Nam, đa dạng văn hóa đã có từ lâu
đời.
Việt Nam là nơi hội tụ của 54 tộc người, bao gồm các
tộc người bản địa và các tộc người di cư từ phía Bắc xuống,
từ Nam Đảo lên, hình thành các vùng sinh thái - tộc người
khác nhau, tạo nên các giá trị văn hóa truyền thống khác nhau
góp phần làm đa dạng nền văn hóa của quốc gia.Trong số 54
tộc người, tộc người Kinh - Việt, chiếm đa số, 86,2% tổng dân
số cả nước. Là tộc người lớn nhất, với số lượng áp đảo, văn
hóa của người Kinh trở thành đại diện cho văn hóa Việt Nam.
Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, văn hóa Việt đã hội tụ nhiều
ảnh hưởng văn hóa từ thế giới và từ các tộc người xung
quanh, qua những lần giao lưu tiếp biến văn hóa với Trung


Hoa, Chăm pa, thực dân Pháp, đế quốc Mỹ, Ấn Độ … với
nhiều hình thức. Lịch sử Việt Nam đã chứng minh, qua những
lần giao lưu, tiếp xúc với các nền văn minh khác, đã cho thấy
sức sống mãnh liệt của văn hóa truyền thống, không những
không bị đồng hóa mà còn ngày càng thống nhất.
Do đó, trong xã hội Việt Nam hiện nay xuất hiện rất
nhiều vấn đề liên quan đến Đa văn hóa tại các đô thị ở Việt
Nam, nguyên nhân chính do Sự tiếp xúc, giao thoa với văn
hóa bên ngoài.
Chính sự đa dạng về điều kiện tự nhiên của Việt Nam đã
tạo ra sự đa dạng về văn hóa.
Tại bất kỳ đô thị lớn nào cũng đều có hiện tượng đa
văn hóa nguyên nhân từ sự di dân như trên. Nhưng các
quốc gia như Mỹ, Úc, Hàn Quốc..., tại nhiều đô thị, do

sự đẩy mạnh về kinh tế, giáo dục (chủ yếu là hai nguyên
nhân này) ngoài sự di dân, nhập cư từ người trong nước,
còn có sự xuất hiện của người ngoại quốc, nhất là trong
vấn đề nhập khẩu lao động. Phải đến khi mâu thuẫn dân
tộc, sắc tộc nảy sinh đến cao độ, thì vấn đề Đa văn hóa
thật sự mới được bàn đến, nhanh chóng trở thành


×