Tải bản đầy đủ (.ppt) (15 trang)

cây thuốc trị cảm sốt Y học cổ truyền ĐH Y DƯỢC TP HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.73 MB, 15 trang )

THUỐC CHỮA CẢM SỐT

1


BẠC HÀ NAM
TKH: Mentha avensis L. họ Hoa môi Lamiaceae.
BPD: tòan cây
CT:
- Trị cảm mạo phong nhiệt, có biểu hiện sốt cao, đau đầu, ít hoặc
không có mồ hôi.
- Trị đau đầu, đau mắt đỏ do phong nhiệt, họng đỏ sưng đau
- Kiện vị chỉ tả: tăng tiết mật, kích thích tiêu hóa. Dùng trong trường
hợp ăn uống không tiêu, buồn nôn, ợ chua, đau bụng tiêu chảy…
- Chữa ho, long đờm, viêm họng
- Giải độc, làm sởi mọc: phối hợp Ngưu bàng, Thuyền thoái.
- Dùng lá giã nát, băng vào chỗ bỏng hoặc nhọt để tránh nhiễm
trùng và chóng lên da non. Súc miệng bằng nước sắc Bạc hà hoặc
nước no sau khi cất tinh dầu để sát trùng răng miệng.
LD: 2-12g
2


3


SẮN DÂY
TKH: Pueraria thomsonii Benth. Họ Đậu Fabaceae
BPD: rễ
CT: - Trị ngoại cảm phong nhiệt có sốt cao, phiền khát, đau đầu, đặc
biệt đau vùng sau đầu, vùng chẩm và vùng gáy hoặc cứng gáy, cổ gáy


đau.
- Làm cho sởi mọc hoàn toàn.
- Dùng khi bị sốt mà bụng cồn cào, miệng háo khát, người khô, đại tiện
bí kết, đau vùng thượng vị, trường hợp này dùng củ Sắn dây tươi (40g)
thì tốt hơn, phối hợp với Mạch môn 40g, Cỏ mực 40g, Trúc diệp 20g.
Phối hợp với Sinh địa, Hoài sơn, Mạch môn để trị bệnh tiểu đường.
- Chữa lỵ: dùng Cát căn mọc hoang lâu ngày thì tốt, khi dùng sao qua
để giảm tính phát hãn của vị thuốc.
- Dùng khi niêm mạc miệng, môi, lưỡi lở loét sinh mụn nhọt. Các chứng
bí tiểu tiện, tiểu gắt, tiểu buốt, tiểu đục, dùng bột Sắn dây kết hợp nước
ép Rau má, Cỏ mực.
- Hạ huyết áp, dùng với các chứng cao huyết áp.
LD: 4- 24g
4


5


CÚC TẦN
TKH: Pluchea indica (L. ) Less. Họ Cúc Asteraceae
BPD: Dùng lá của cây Cúc tần có khi dùng rễ
CD:
- Trị cảm sốt. Dùng dạng thuốc sắc hoặc xông
- Kích thích tiêu hóa: dùng khi ăn uống không tiêu, kiết lỵ.
- Giảm đau: giã nát lá tươi, sao với rượu cho nóng, đắp vùng lưng
hai bên thận khi bị đau nhức lưng.
LD: 8 - 16g, thuốc sắc. Dùng ngoài không kể liều lượng.
6



7


GỪNG
TKH: Zingiber officinale Rosc. Họ Gừng Zingiberaceae.
BPD: Dùng thân rễ của cây Gừng
CT:
Trị cảm phong hàn. Có thể dùng dự phòng cảm hàn bằng cách nhấm
dần một miếng Gừng, hoặc uống một ly nước Gừng có thêm đường.
Có thể dùng Gừng tươi giã nát, xát lên da khi bị cảm.
Chữa đau bụng do hàn, bụng đầy trướng, đau bụng không tiêu,
dùng Gừng nướng 1 củ. Nếu bị tiêu chảy hoặc kiết lị, dùng Can
khương 8g, tán nhỏ, ăn với nước cháo nóng.
- Chữa ho do viêm khí quản, phối hợp với Cam thảo. Dùng khi bị
trúng phong cấm khẩu, đờm đút tắc cổ họng. Với trẻ nhỏ 1 tuổi bị ho,
có thể nấu nước Gừng để tắm cho trẻ.
- Trị giun đũa chui lên ống mật hoặc tắc ruột do giun đũa. Trước tiên,
cho người bệnh uống giấm thanh, sau uống nước cốt Gừng tươi.
Nấu nước Gừng để rửa vết thương.
- Giải độc Nam tinh, Bán hạ, dị ứng cua cá.
Ngoài ra, Gừng còn dùng để cứu gián tiếp lên các huyệt
LD: 4 – 12g
8


9


KINH GIỚI


Elsholtzia ciliata (Thunb.) Hyland. hoặc cây E. cristata Willd. Họ Hoa
môi Lamiaceae.
BPD: Dùng cành lá và ngọn có hoa của cây Kinh giới
CT:
- Trị ngoại cảm phong hàn hoặc phong nhiệt. Có thể phối hợp Bạch
chỉ để giải cảm phong hàn hoăc phối hợp Ngưu bàng tử, Bạc hà, Liên
kiều, Cúc hoa khi bị cảm phong nhiệt.
- Làm cho sởi đậu mọc. Khi bị dị ứng mẩn ngứa, dùng Kinh giới sao
vàng sắc uống hoặc sao lá Kinh giới với cám rồi xát nhẹ lên chỗ da bị
ngứa.
- Cầm máu, dùng Kinh giới sao cháy. Đặc biệt hiệu quả trong xuất
huyết tử cung, đại tiểu tiện ra máu, chảy máu cam, băng huyết
- Trị chứng trúng phong cấm khẩu, dùng 10g Kinh giới khô tán bột,
phối hợp với 20ml rượu trắng, mỗi lần uống 5g với nước sôi để nguội
và rượu. Hoặc dùng 100g Kinh giới tươi và 100g Bạc hà tươi, ép lấy
dịch cốt hai thứ này, trộn đều, mỗi lần uống 2 muỗng cà phê, uống
dần trong ngày. Có thể áp dụng phương pháp này để trị trúng nắng.
- Chữa đại tiểu tiện bí táo, phối hợp đồng lượng với Đại hoàng 12g.
LD: 4 – 16g khô, tươi có thể 100g.
10


11


TÍA TÔ
Perilla frutescens (L) Britt và cây P. ocymoides L. Họ Hoa môi
Lamiaceae.
BPD: Dùng lá (Tô diệp), cành (Tô ngạnh) thu hái từ cây Tía tô

CT:
- Hạ sốt, giảm đau nhức đầu và răng, trị ho do ngoại cảm phong hàn
- Chữa đầy bụng, ăn uống không tiêu, buồn nôn. Có thể phối hợp
Khương bào. Tô diệp
-Chữa ngộ độc cua, cá, thức ăn gây dị ứng, nôn mửa.
-Trị say tàu xe.
- Chữa động thai, có thai mà buồn nôn thì dùng Tô ngạnh, Bán hạ,
Trần bì.
- Dùng Tô diệp và Tô ngạnh đốt xông khói hoặc nấu nước xông hơi để
làm sạch môi trường trong nhà có người mắc bệnh sởi, đậu. Dùng lá
Tía tô xoăn xát vào mụn cơm sẽ làm bay mụn cơm.
LD: 4-12g

12


13


CÚC HOA
TÊN KHOA HỌC
Chrysanthemum indicum L.
Họ Cúc Asteraceae
BỘ PHẬN DÙNG
Dùng hoa của cây Cúc

14


CÔNG DỤNG:

Chữa cảm nóng có sốt, đau đầu,
đau mắt đỏ
Ha huyết áp
Chữa mụn nhọt, đinh độc
Chữa chứng da tê đau mất cảm giác
LIỀU DÙNG: 4 – 24g dạng thuốc sắc hoặc hãm
15



×