Trường THCS Ân Bằng – Vinh An. Tổ KHTN 2009-2010
Trường THCS An Bằng-Vinh An CÔNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Tổ Khoa học Tự Nhiên ĐỘC LẬP- TỰ DO- HẠNH PHÚC
BIÊN BẢN SINH HOẠT TỔ ĐẦU NĂM HỌC 2009-2010
(Tháng 8/2009)
I. Thòi gian, địa điểm
Vào lúc 14 giờ 00 phút ngày 25 tháng 08 năm 2009 Tổ KHTN đã tiến hành sinh hoạt tổ
chuyên môn, tại phòng số 03. Trường THCS An Bằng – Vinh An.
II. Thành phần tham dự
Các thành viên của tổ KHTN – vắng: không
II. Nội dung.
1/Nắm tình tình HS đầu năm học. Mức thu của trường chúng ta quá thấp( 65.000đ/năm học);
Năm học có nhiều dấu hiệu tốt. Đã làm tốt công tác tổng vệ sinh, định hướng giáo dục ý thức
giữ gìn vệ sinh cho HS trong từng tiết học.
2/Kế hoạch phòng chống dịch thông thường và cúm A(H1N1); thường xuyên thông tin cho HS,
PHHS, cần coi trọng tính chất nghiêm trọng của nó. Hướng dẫn HS vệ sinh cá nhân: rửa tay
bằng xà phòng, tăng cường sức đề kháng bằng cách uống tinh dầu tỏi.
3/ Các hoạt động dạy - học khá tốt, phấn khởi;
4/Tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận đông Học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM.
5/phân công công tác phụ trách trong tổ:
TT Họ và tên giáo viên Nhiệm vụ
1 Đoàn Văn Toản Phụ trách chung, mônTin học
2 Trương Minh Nam Môn Toán
3 Trương Trần Bảo Minh Sinh, Công nghệ, GDCD, âm nhạc, MT
4 Tô Ngọc Thạch Vật lý, hoá học
Biên bản kết thúc lúc 16 giờ 30 phút cùng ngày.
Tổ trưởng Thư ký
Đoàn Văn Toản Trương Minh Nam
Trường THCS Ân Bằng – Vinh An. Tổ KHTN 2009-2010
Trường THCS An Bằng-Vinh An CÔNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Tổ Khoa học tự nhiên ĐỘC LẬP- TỰ DO- HẠNH PHÚC
BIÊN BẢN SINH HOẠT TỔ ĐỊNH KỲ
(Tháng 9/2009)
I. Thòi gian, địa điểm
Vào lúc 15 giờ 00 phút ngày 22 tháng 09 năm 2009 Tổ KHTN đã tiến hành sinh hoạt tổ
chuyên môn, tại phòng số 03. Trường THCS An Bằng – Vinh An.
II. Thành phần tham dự
Các thành viên của tổ KHTN I – vắng: không
II. Nội dung.
1/Phân công giảng dạy: - Theo sự bố trí giảng dạy của chuyên môn
*Các trường hợp thiếu tiết sẽ bố trí dạy thay khi có giáo viên có công việc;
-Các đ/c tổ phó không có tiết.
-Chuẩn bị chu đáo các đại hội Công Đoàn, Chi đoàn, Liên đội và hội nghị công chức.
-Bàn cụ thể nhóm bộ môn, xây dựng kế hoạch năm học của cá nhân và tổ đầy đủ;
2/Phân công nhóm bộ môn.
=>Các tổ phó chịu trách nhiệm về công tác của GV do mình phụ trách.
3/Thảo luận về nâng cao chất lượng GD(có sự đồng thuận của PHHS);
4/Tiến hành dự giờ thao giảng, có sử dụng CNTT.
5/Các đ/c đăng ký dsnh hiệu CSTĐ có chuyên đề SKKN; chọn thời gian triển khai;
6/Công tác phụ đạo HS yếu, bồi dưỡng HS giỏi;
7/Chấm bài KSCL, hạn cuối ngày 29/9/2009;
8/Thành lập tổ công đoàn:
-Đ/c Toản làm tổ trưởng
-Đ/c Nam tổ phó
-Đ/c Yến làm thủ quỹ ;
Biên bản kết thúc lúc 17 giờ 30 phút cùng ngày.
Tổ trưởng Thư ký
Trường THCS Ân Bằng – Vinh An. Tổ KHTN 2009-2010
BIÊN BẢN XÂY DỰNG DỰ THẢO KẾ HOẠCH NĂM HỌC 2009-2010
(Tháng 10/2009)
Hôm nay, vào lúc 13 giờ 30 phút, ngày 07 tháng 10 năm 2009, tại phòng 12 trường THCS An
Bằng-Vinh An.
Phần thứ nhất
Nội dung công việc:
I. Phân công quản lý chuyên môn trong Tổ KHTN
1) Đoàn Văn Toản- tổ trưởng: phụ trách bộ môn Tin hoc, Âm nhạc, MT và quản lý chung;
2) Trương Minh Nam - tổ phó: phụ trách bộ môn Toán, MTBT; phụ trách công tác thư ký; lưu
trữ hồ sơ của Tổ;
3) Trương Trần Bảo Min h-tổ phó: phụ trách bộ môn Sinh, C. Nghệ, GDCD;
4) Lê Hải Minh Trang- phụ trách môn Lý, Hóa.
II.Công tác chuyên môn
1/Chất lượng đại trà:
a)Biện pháp để đạt được và vượt kế hoạch của giáo viên:
- Toàn thể giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm quyết tâm theo sát chủ đề năm học vào các
công tác cụ thể từng bộ môn, từng lớp chủ nhiệm, từng học sinh: “Đổi mới quản lý giáo dục”;
tiếp tục thực hiện chỉ thị “Hai không và bốn nội dung”; tiếp tục đẩy mạnh “Cuộc Vận động học
tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; quan tâm đặc biệt đến những học sinh yếu
kém;
-Thường xuyên và tăng cường kiểm tra bài cũ, vở học, vở soạn bài mới, vở bài tập; nâng cao
chất lượng giảng dạy, tăng tỷ lệ HS khá, giỏi; phụ đạo giảm tỷ lệ học sinh yếu, kém;(theo dõi
từng em học sinh, nắm rõ ý thức học tập của các em để xây dựng giáo án phù hợp với đối tượng
học sinh vừa sức).
-Giáo viên bộ môn kết hợp với GVCN và PHHS hướng dẫn HS tự học ở nhà bằng cách: học
sinh soạn bài trước khi đến lớp(là học bài lần thứ nhất), học bài mới ở lớp(lần thứ hai), về nhà
học bài cũ trước khi đến lớp để trả bài cũ(lần thứ ba), truy bài 15 phút đầu giờ(học lần thứ tư).
-Nội dung bài giảng phải ngắn gọn; thể hiện được kiến thức cơ bản của bài học; phù hợp với
trình độ nhận thức của đa số học sinh, có một số câu hỏi khó để phân loại học sinh; bám sát
chương trình sách giáo khoa, nắm chương trình đề thi khảo sát chất lượng đầu năm và đề thi
học kỳ hằng năm;
-Tất cả giáo viên phải có đầy đủ giáo án bộ môn; các loaị sổ: Hội họp, Dự giờ, Sổ rút kinh
nghiệm, sổ chủ nhiệm, sổ điểm cá nhân,...và các loại hồ sơ khác đúng, đầy đủ theo quy định.
-Không soạn gộp hai tiết làm thành một đối với bộ môn: Ngữ văn, Lịch sử, Tiếng Anh, Địa
lý(Mục đích yêu cầu của tiết dạy- học phải đáp ứng toàn bộ chương trình nội dung bài đó);
-Giáo viên dạy bồi dưỡng Học sinh giỏi, dạy nâng cao, phụ đạo học sinh yếu, kém phải có giáo
án riêng;
Trường THCS Ân Bằng – Vinh An. Tổ KHTN 2009-2010
-Giáo viên đăng ký dự giờ về tổ trưởng và tổ phó theo kế hoạch của Tổ;
*Sớm triển khai dạy phụ đạo cho HS yếu(giáo viên bộ môn phải có trách nhiệm phối kết hợp
với GVCN để quyết tâm vận động học sinh yếu kém theo học phụ đạo).
b) Về phía học sinh
- Soạn bài mới, học bài thuộc cũ, làm bài tập trước khi đến lớp; chú ý nghe giảng, tích cực học
nhóm, cùng với thầy, cô giáo để xây dựng bài mới;
-Đi học sớm trước 15 phút đầu giờ để truy bài(do Ban cán sự lớp kiểm tra, báo cáo với GVCN
kết quả truy bài hằng tuần);
-Đăng ký theo học phụ đạo các môn Toán, Lý, Hoá, Văn, Tiếng Anh,...để nắm chắc kiến thức
cơ bản và trên cơ sở đó để hiểu sâu hơn nội dung chương trình sách giáo khoa;
2/Chất lượng mũi nhọn
-Hướng dẫn học sinh học tập, lĩnh hội toàn bộ chương trình thi theo quy định. Sau khi học sinh
nắm được kiến thức cơ bản, giáo viên hướng dẫn kỹ năng giải bài tập chuyên sâu; giải toàn bộ
đề thi của trường bạn và các đề của Huyện, Tỉnh của các kì thi trước.
-Thầy, cô giáo chủ nhiệm và thầy, cô giáo bộ môn tạo điều kiện, động viên hết sức để các em
học sinh quyết tâm, ra sức mà học tập; phấn đấu đạt kết quả thật cao trong kỳ thi sắp tới, hoàn
thành xuất sắc nhiệm vụ của mình.
+Môn Tin 9: phấn đấu đạt giải Nhì đồng đội trở lên; có học sinh đạt giải cấp Tỉnh.
+Môn Sinh 9: phấn đấu đạt giải KK đồng đội trở lên.
+Môn Toán 8: phấn đấu đạt giải KK đồng đội trở lên.
+Môn MTBT 8, 7: phấn đấu đạt giải nhì, ba đồng đội trở lên.
+ Môn Lý, Hóa 8: phấn đấu đạt giải nhì, ba đồng đội trở lên
3) Phân công giáo viên soạn Giáo án điện tử dự thi:
-Môn Toán: Kiệt, Tuyết;
-Môn Hóa: T. Thạch;
-Môn Sinh: C. Thùy Trang;
II.Công tác chủ nhiệm
1/Biện pháp giáo dục đạo đức học sinh phải ưu tiên đặt lên hàng đầu, vì đạo đức tốt thì có ý
thức học tập và các hoạt động khác sẽ tốt.
- Điều tra lý lịch học sinh: trên cơ sở những nhận xét, đánh giá về chất lượng hai mặt học lực và
hạnh kiểm của giáo viên chủ nhiệm từ các lớp trước đây. Lập danh sách học sinh có tên cha mẹ
và địa chỉ cũng như hoàn cảnh gia đình của từng em, qua đó để hiểu rõ tâm tư nguyện vọng của
các em.
-Phân loại học sinh yếu, kém và những trường hợp cá biệt; hoàn cảnh đặt biệt khó khăn, hộ
nghèo, thường xuyên ốm đau, mồ côi; những em có học lực quá kém do hỏng kiến thức cơ bản
những năm trước, chán học, lơ là trong học tập và lười biếng các hoạt động tập thể.
*Mỗi dạng học sinh có những yếu kém không giống nhau nên người làm công tác chủ nhiệm
lớp cũng tìm những phương pháp thích hợp để giáo dục. Nếu phân loại đúng đối tượng học
sinh, giáo viên chủ nhiệm sẽ có những điều kiện thuận lợi hơn trong quá trình giáo dục học
sinh;
Trường THCS Ân Bằng – Vinh An. Tổ KHTN 2009-2010
-Quan sát hành vi, thái độ học tập, lao động tập thể của học sinh; biện pháp then chốt là giáo
viên chủ nhiệm thường xuyên đến lớp trước giờ vào học khoảng 15 phút để hướng dẫn học sinh
truy bài đầu giờ, kiểm tra các hoạt động chuẩn bị cho các bài học mới trên lớp.
-Giáo viên mới vào nghề thì phải tích cực học tập kinh nghiệm các đồng nghiệp đi trước, hợp
tác với giáo viên bộ môn, tổng phụ trách Đội, bảo vệ và đặc biệt là liên kết giáo với ít nhất là
một giáo viên chủ nhiệm khác để hỗ trợ nhau trong công tác chủ nhiệm; biết lắng nghe ý kiến
phụ huynh, ý kiến của chính quyền địa phương để nắm được thông tin đa chiều, chính xác về
những em học sinh cần lưu ý;
-Kiểm tra sổ Đầu bài; kiểm tra thường xuyên và đột xuất về việc thực hiện nền nếp,… trên cơ sở
đó mà kịp thời uốn nắn học sinh. Phải xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm để làm gương
cho các học sinh khác thấy đó mà tự sửa sai.
-Luôn tham gia các giờ sinh hoạt Đội, sinh hoạt lớp, HĐNGLL, chào cờ đầu tuần, các buổi lao
động tập thể, hoạt động ở địa phương nơi mình công tác,… để gần gũi, gắn bó nhiều hơn với
học sinh; động viên học sinh tham gia nhiều hơn các phong trào, phấn đấu hoàn thành tốt các
nhiệm vụ được giao.
-Bàn với Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp minh để xây dựng quỹ khuyến học của lớp, kịp thời
tuyên dương phát thưởng, động viên, giúp đỡ học sinh nghèo, ốm đau, gia đình tang lễ,…tạo
điều kiện tốt nhất cho học sinh yên tâm học tập và vượt khó vươn lên mọi mặt trở thành con
ngoan trò giỏi;
* Xây dựng vững chắc(Ban chỉ huy chi đội gồm 03 học sinh có năng lực, nhiệt tình trong mọi
phong trào). Ban cán sự lớp gồm: 1 Chi đội trưởng,1 lớp trưởng, 3 lớp phó(Học tập, Lao động,
Văn-Thể-Mỹ), 4 tổ trưởng, phó, 1 thư kí, 2 thủ quỹ, 1 chi hội trưởng chữ thập đỏ;
*Xây dựng Ban đại diện cha mẹ học sinh trên cơ sở đồng thuận, nhiệt tình, đảm bảo cân đối có
phụ huynh Hà úc và An Bằng, với phương châm: Giáo viên chủ nhiệm liên kết với Ban đại diện
cha mẹ học sinh lớp mình vận động đến từng phụ huynh học sinh để tạo điều kiện tốt nhất cho
học sinh học tập; nhất là học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn cần được trợ giúp.
- Giáo viên chủ nhiệm soạn chương trình họp, lắng nghe ý kiến góp ý xây dựng của đồng nghiệp
và tổ chức chu đáo, có hiệu quả các phiên họp PHHS(đúng theo tinh thần chỉ đạo của nhà
trường);
-Tiếp tục đẩy mạnh công tác xã hội hóa GD của từng lớp theo kế hoạch của Ban đại diện cha mẹ
học sinh với nguyên tắc đồng thuận.
-Duy trì số lượng học sinh 100% đến cuối năm học; phấn đấu giảm tỷ lệ thấp nhất học sinh bỏ
học giữa chừng;
3/Chất lượng 2 mặt lớp chủ nhiệm cuối năm
III/ Danh hiệu thi đua giáo viên
1/Biện pháp để đạt được danh hiệu thi đua theo kế hoạch:
-Tất cả cán bộ giáo viên tham gia tích cực các hoạt động của cơ quan, đoàn thể; các hoạt động
tại địa phương nơi công tác;
-Tổ trưởng, tổ phó xây dựng kế hoạch để kiểm tra hồ sơ, giáo án của giáo viên trong Tổ, dự giờ;
thường xuyên động viên đồng nghiệp mình cố gắng vượt qua khó khăn quyết tâm hoàn thành tốt
nhiệm vụ được giao;
-Xây dựng đoàn kết, đồng tình nhất trí cao trong Tổ; đóng góp ý kiến hay; những sáng kiến có
giá trị thực tiễn phù hợp với đặc điểm tình hình của Tổ bộ môn, Trường;