Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

PHÂN TÍCH CÔNG NGHỆ 4 0 HIỆN NAY và ỨNG DỤNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.98 KB, 10 trang )

Trường Đại học Ngân Hàng Thành phố Hồ Chí Minh
Khoa Quản trị kinh doanh

PHÂN TÍCH CÔNG NGHỆ 4.0
HIỆN NAY VÀ ỨNG DỤNG
Thực hiện:
- Lai Trần Thái Bình

0|Page


MỤC LỤC
TÓM TẮT........................................................................................................ 1
1. Giới thiệu:................................................................................................... 2
1.1. Khái niệm “Công nghệ 4.0”:.................................................................3
1.2. Tiến trình phát triển của công nghệ 4.0 đã diễn ra như thế nào:.......4
2. Ứng dụng thực tiễn của công nghệ 4.0 đối với nhân loại hiện nay:........4
2.1. Nhà thông minh...................................................................................... 5
2.2. Thiết bị đeo............................................................................................. 6
2.3. Ô – tô thông minh.................................................................................. 6
2.4. IIoT (Internet vạn vật trong Công nghiệp)..........................................6
2.5. Bán lẻ thông minh.................................................................................. 7
2.6. IoT trong nông nghiệp...........................................................................7
3. Kết luận:..................................................................................................... 8

1|Page


TÓM TẮT
Trong hành trình phát triển của nhân loại, có lẽ những cột mốc tiến bộ quan trọng nhất
trong lịch sử là sự phát triển liên tục của các thành tựu khoa học kĩ thuật. Nó phát triển liên


tục,không ngừng nghỉ và tiến bộ qua hàng thế kỉ, trải qua vô số những công trình nghiên
cứu của các vĩ nhân trên toàn thế giới, để rồi đóng góp vào cho cho nhân loại, cho thế hệ
tương lai những ứng dụng thiết thực vào cuộc sống, giúp cải thiện đáng kể những công việc
mà trước đây tưởng chừng con không thể nào làm được. Từ việc vận chuyển những kiện
hàng hóa hàng tấn đi khắp thế giới qua đường thủy tới đường bộ và rồi qua cả trên đường
hàng không, đến việc đưa sự hiểu biết con người ra khỏi tầm nhìn hạn hẹp về hành tinh của
mình, để tìm hiểu về sự sống cả bên ngoài Trái Đất,... Những cột mốc đó, chính là những
dấu son trong quan trọng lịch sử.
Đến với giai đoạn hiện nay, thế giới loài người đã trải qua 4 cột mốc phát triển khoa học kĩ
thuật lớn hay ở hiện tại còn được gọi là Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và tất nhiên, nó
không dừng lại ở con số 4 mà tương lai, với tầm tri thức có tốc độ ngày càng phát triển
nhanh như hiện nay, việc đến với những Cuộc cách mạng công nghiệp tiếp theo sẽ là một
chặng đường không xa. Để có thể phát triển và đến được những cột mốc đó, phải có kèm
theo sự phát triển của công nghệ. Đó chính là thành quả từ các thành tựu khoa học kĩ thuật
mà nhân loại tạo ra.
Vì thế ứng với Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 một sự phát triển song song không thể
thiếu là Công nghệ 4.0, vậy nó là gì? Và hiện nay, những thành tựu mà nó đã đang và sẽ
mang đến trong tương lai những đóng góp, những ứng dụng to lớn đến như thế nào trong
cuộc sống của con người? Hãy cùng nhau tiếp tục tìm hiểu.

1. Giới thiệu:
2|Page


1.1. Khái niệm “Công nghệ 4.0”:
Công nghệ (tiếng Anh: technology) là sự phát minh, sự thay đổi, việc sử dụng, và kiến
thức về các công cụ, máy móc, kỹ thuật, kỹ năng nghề nghiệp, hệ thống, và phương pháp tổ
chức, nhằm giải quyết một vấn đề, cải tiến một giải pháp đã tồn tại, đạt một mục đích, hay
thực hiện một chức năng cụ thể.
Công nghệ cũng có thể chỉ là một tập hợp những công cụ như vậy, bao gồm máy móc,

những sự sắp xếp, hay những quy trình. Công nghệ ảnh hưởng đáng kể lên khả năng kiểm
soát và thích nghi của con người cũng như của những động vật khác vào môi trường tự
nhiên của mình. Thuật ngữ có thể được dùng theo nghĩa chung hay cho những lĩnh vực cụ
thể, ví dụ như "công nghệ xây dựng", "công nghệ thông tin".
Trong tiếng Việt, các từ "khoa học", "kỹ thuật", và "công nghệ" đôi khi được dùng với
nghĩa tương tự nhau hay được ghép lại với nhau (chẳng hạn "khoa học kỹ thuật", "khoa
học công nghệ", và "kỹ thuật công nghệ"). Tuy vậy, công nghệ thật sự rất khác biệt với
khoa học và kỹ thuật.
Khoa học là toàn bộ hoạt động có hệ thống nhằm xây dựng và tổ chức kiến thức dưới hình
thức những lời giải thích và tiên đoán có thể kiểm tra được về vũ trụ. Còn kỹ thuật là việc
ứng dụng các kiến thức khoa học, kinh tế, xã hội, và thực tiễn để thiết kế, xây dựng, và duy
trì các cấu trúc, máy móc, thiết bị, hệ thống, vật liệu, và quá trình.
Vậy đến với khái niệm công nghệ 4.0, con số kèm theo như để chú thích, thể hiện những
giai đoạn của sự phát triển của công nghệ trong lịch sử nhân loại qua 4 cuộc cách mạng
lớn.
Thuật ngữ công nghệ 4.0 là xu hướng hiện thời trong việc phát minh, việc thay đổi, việc sử
dụng kiến thức về các công cụ, máy móc, kỹ thuật, kỹ năng nghề nghiệp, hệ thống, và
phương pháp tổ chức nhằm tự động hóa và trao đổi những dữ liệu trong hoạt động sinh
hoạt và công nghệ sản xuất.
Từ sự phát triển trên 3 lĩnh vực chính là Công nghệ sinh học, kỹ thuật số và Vật lý, những
yếu tố cốt lõi của Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ là:
3|Page




Trí tuệ nhân tạo (AI)




Vạn vật kết nối – Internet of Things (IoT)



Các giải pháp công nghệ Big Data, Robot, 3D,…

Có 4 nguyên tắc để tạo nên điều kiện được gọi là “Công nghiệp 4.0”:


Khả năng giao tiếp/ tương tác: Các thiết bị, máy móc phải có khả năng giao tiếp,
tương tác với con người thông qua mạng lưới vạn vật kết nối.



Minh bạch thông tin: Hệ thống thông tin phải tạo ra một “bản sao y hệt” của thế
giới thật, bản sao này được tạo ra bằng các dữ liệu cảm biến từ máy móc.



Hỗ trợ của công nghệ: Máy móc, kĩ thuật có thể giúp con người đưa ra quyết
định dựa theo các góc nhìn chính xác và đầy đủ nhất.



Phân quyền quyết định: Những quyết định đơn giản có thể tự động được đưa ra
và hành động bởi máy móc, trừ những ngoại lệ như bị nhiễu, hoặc mâu thuẫn với
các mục tiêu đề ra thì cần quyết định từ cấp cao hơn.

1.2. Tiến trình phát triển của công nghệ 4.0 đã diễn ra
như thế nào:

Nối tiếp từ 3 cuộc cách mạng công nghiệp lớn ở quá khứ. Đã mở đường cho sự phát triển
tri thức, khoa học kĩ thuật dẫn đến sự hình thành công nghệ 4.0 như hiện nay và nó như
một đòn bẩy giúp phát triển lên cách mạng công nghiệp 4.0 diễn ra trên 3 lĩnh vực chính
gồm Công nghệ sinh học, Kỹ thuật số và Vật lý.
Những yếu tố cốt lõi của kỹ thuật số trong công nghệ 4.0 sẽ là: Trí tuệ nhân tạo (AI), Vạn
vật kết nối - Internet of Things (IoT) và dữ liệu lớn (Big Data).
Trên lĩnh vực công nghệ sinh học, công nghệ 4.0 tập trung vào nghiên cứu để tạo ra những
bước nhảy vọt trong Nông nghiệp, Thủy sản, Y dược, chế biến thực phẩm, bảo vệ môi
trường, năng lượng tái tạo, hóa học và vật liệu.
4|Page


Cuối cùng là lĩnh vực vật lý với robot thế hệ mới, máy in 3D, xe tự lái, các vật liệu mới
(graphene, skyrmions…) và công nghệ nano.
Hiện nay những ứng dụng của công nghệ 4.0 đang diễn ra không ngừng tại các nước phát
triển như Mỹ, châu Âu, một phần châu Á. Bên cạnh những cơ hội mới, công nghệ 4.0 mở
đường cho cách mạng công nghiệp 4.0 cũng đặt ra cho nhân loại nhiều thách thức phải
đối mặt cho hiện tại và tương lai.

2. Ứng dụng thực tiễn của công nghệ 4.0 đối với nhân
loại hiện nay:
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang ngày càng mở rộng ra toàn thế giới. Bắt đầu
từ những quốc gia phát triển, có nền kinh tế đứng hàng đầu thế giới về khoa học, kĩ
thuật như Mỹ, Nhật Bản; các nước Châu Âu,… đến những quốc gia đang phát triển
dần dần tiến đến công nghiệp hóa, hiện đại họa như Việt Nam, Trung Quốc, Mexico,
Brasil,… Và kéo theo đó là gắn liền với những đột phá của công nghệ 4.0 trong các
mặt như ứng dụng về IoT (Internet kết nối vạn vật), AI (dùng trí tuệ nhân tạo), thực
tế ảo, robot, điện toán đám mây, mạng xã hội, số hóa hay big data,… Tất cả đang
đều được ứng dụng rất hiệu quả trong nhiều lĩnh vực cả trong nước lẫn toàn thế giới.
Dưới đây là một số ứng dụng tiêu biểu của công nghệ 4.0 có thể thay đổi cách con

người sống và làm việc mãi mãi.

2.1. Nhà thông minh
Smart Home – Nhà thông minh hiện đang là từ khóa liên quan đến IoT được tìm kiếm
nhiều nhất trên Google. Nhưng, Nhà thông minh là gì? Đây là một khái niệm bao chùm các
ứng dụng IoT có thể áp dụng trong không gian cá nhân.
Nhà thông minh không chỉ dừng lại là một khái niệm nằm trong công nghệ 4.0, nó hiện đã
trở thành một phong cách sống thời thượng của con người. Để dễ hình dung, hãy tưởng
5|Page


tượng, khi sở hữu Nhà thông minh, bạn có thể bật điều hòa trước khi về nhà hoặc tắt đèn
ngay cả khi bạn đã rời khỏi nhà. Bạn cũng có thể mở khóa cửa cho bạn bè để truy cập tạm
thời ngay cả khi bạn không ở nhà,….
Nhà thông minh đã trở thành nấc thang thành công mang tính cách mạng trong không gian
dân cư. Xu hướng này được dự đoán là sẽ trở nên phổ biến như điện thoại thông minh, bởi
sự tiện dụng, số lượng ứng dụng phong phú và giá cả ngày một cạnh tranh. Cái thời kỳ mà
chỉ có tỷ phú mới sở hữu nổi một ngôi nhà thông minh đã qua, ngày nay, chỉ với 2-3 tỷ
đồng, người mua nhà đã sở hữu được một căn hộ tích hợp những ứng dụng cơ bản nhất của
Smart Home với khả năng tích hợp không giới hạn các ứng dụng khác. Các ông lớn trong
ngành sản xuất hàng gia dụng cũng sẽ phải bắt kịp xu hướng để sản xuất ra những sản
phẩm thông minh và sẵn sàng kết nối với hệ thống quản trị nhà thông minh.

2.2. Thiết bị đeo
Các thiết bị đeo được cài đặt với các cảm biến và phần mềm thu thập dữ liệu và thông tin
về người sử dụng. Dữ liệu này sau đó sẽ được xử lý tại chỗ trước để trích xuất những hiểu
biết thiết yếu về người dùng. Các ứng dụng cung cấp cho các thiết bị này hỗ trợ các yêu
cầu phong phú về thể dục, sức khỏe và giải trí. Điều kiện tiên quyết để đảm bảo hiệu năng
sử dụng thiết bị đeo một là phải có hiệu suất năng lượng cao hoặc năng lượng cực thấp và
kích thước nhỏ.

Cách đây vài năm, thị trường đã chứng kiến sự bùng nổ nhu cầu về các sản phẩm công
nghệ đeo được. Theo đó, các công ty lớn như Google hay Samsung cũng đã đầu tư rất
nhiều vào việc xây dựng các thiết bị như vậy.

2.3. Ô – tô thông minh
Công nghệ kỹ thuật số ô tô ở thời điểm hiện tại đang tập trung vào việc tối ưu hóa các chức
năng nội bộ của xe. Nhưng với công nghệ 4.0, các nhà sản xuất đang tập trung cải tiến theo
hướng nâng cao trải nghiệm của người dùng trong xe.Một chiếc ô tô thông minh là một
6|Page


phương tiện có khả năng tối ưu hóa hoạt động, bảo trì cũng như sự thoải mái của hành
khách sử dụng thông qua việc điều chỉnh các thông số trên suốt lộ trình và khả năng điều
chỉnh thông qua kết nối internet.

2.4. IIoT (Internet vạn vật trong Công nghiệp)
IIoT đang được áp dụng trong ngành công nghiệp với việc sử dụng các cảm biến, phần
mềm và phân tích dữ liệu lớn để tạo ra các nhà máy thông minh. Triết lý đằng sau việc áp
dụng IIoT là, máy móc thông minh chính xác và nhất quán hơn con người trong việc giao
tiếp bởi nó hoạt động trên cơ sở dữ liệu. Những dữ liệu này có thể giúp các công ty chọn ra
sự thiếu hiệu quả và vấn đề sớm hơn.
IIoT còn đem lại tiềm năng lớn về kiểm soát chất lượng và tính bền vững. Các ứng dụng
giúp theo dõi hàng hóa, trao đổi thông tin theo thời gian thực về hàng tồn kho giữa các nhà
cung cấp và nhà bán lẻ và giao hàng tự động sẽ làm tăng hiệu quả của chuỗi cung ứng.
Theo đánh giá của GE, việc cải tiến năng xuất của ngành công nghiệp khi ứng dụng công
nghệ 4.0 sẽ tạo ra doanh thu từ 10 nghìn tỷ đến 15 nghìn tỷ USD trong GDP của toàn thế
giới trong 15 năm tới.

2.5. Bán lẻ thông minh
Tiềm năng của IoT trong lĩnh vực bán lẻ là rất lớn. IoT cung cấp cơ hội cho các nhà bán lẻ

kết nối với khách hàng để nâng cao trải nghiệm tại cửa hàng. Điện thoại thông minh sẽ là
cách để các nhà bán lẻ duy trì kết nối với người tiêu dùng ngay cả khi ra khỏi cửa hàng.
Tương tác thông qua Điện thoại thông minh và sử dụng công nghệ đèn hiệu Bluetooth
(Beacon) có thể giúp các nhà bán lẻ phục vụ người tiêu dùng tốt hơn. Thông qua IoT, nhà
bán lẻ cũng có thể theo dõi lộ trình của người tiêu dùng thông qua mộtrong cửa hàng và cải
thiện cách bố trí kệ hàng và đặt các sản phẩm cao cấp ở khu vực lưu lượng truy cập cao.

7|Page


2.6. IoT trong nông nghiệp
Với sự gia tăng liên tục của dân số thế giới, nhu cầu cung cấp thực phẩm là vô cùng lớn.
Chính phủ các quốc gia đang giúp nông dân sử dụng các kỹ thuật và nghiên cứu tiên tiến
để tăng sản lượng lương thực. Với sự thúc đẩy đó, nông nghiệp thông minh là một trong
những lĩnh vực phát triển nhanh nhất trong IoT.
Nông dân đang sử dụng những hiểu biết có ý nghĩa từ dữ liệu để mang lại lợi tức đầu tư tốt
hơn. Cảm nhận độ ẩm và chất dinh dưỡng của đất, kiểm soát việc sử dụng nước cho sự
phát triển của cây và xác định phân bón tùy chỉnh là một số cách sử dụng đơn giản của IoT
trong canh tác.
Đối với lĩnh vực chăn nuôi, người nông dân có thể sử dụng các ứng dụng IoT để thu thập
dữ liệu về tình trạng sức khỏe của gia súc, từ đó sớm biết về các nguy cơ dịch bệnh và giúp
ngăn chặn ảnh hưởng tới số lượng lớn cá thể trong đàn. Như vậy, giám sát chăn nuôi
với công nghệ 4.0 sẽ đem lại một nền nông nghiệp an toàn, minh bạch và tiết kiệm chi phí.
Ngoài ra, còn rất nhiều ứng dụng khác mà công nghệ 4.0 đang mang lại cho con người,
hiện hữa ở hầu hết mọi mặt, mọi lĩnh vực mang lại nhiều lợi ích trong cuộc sống về y tế,
kinh tế, chính trị, xã hội,..
 Công nghệ 4.0 giúp công nghiệp tạo ra nhà máy thông minh (tiếng Anh: smart
factory). Trong các nhà máy thông minh với cấu trúc kiểu mô-đun, hệ thống thực ảo giám sát các quy trình thực tế, tạo ra một bản sao ảo của thế giới thực và đưa ra
các quyết định phân tán. Được ứng dụng trong các doanh nghiệp tập đoàn lớn như
Apple, Samsung, Google,…

 Qua Internet Vạn Vật, các hệ thống thực-ảo giao tiếp và cộng tác với nhau và với
con người trong thời gian thực. Điều này được ứng rất tốt trong hoạt động giảng
dạy, chăm sóc y tế từ xa,..

8|Page


 Với sự hỗ trợ của Internet Dịch vụ, dịch vụ nội hàm và dịch vụ xuyên tổ chức được
cung cấp cho các bên tham gia chuỗi giá trị sử dụng được ứng dụng trong các giao
dịch hành chính dân sự,…

3. Kết luận:
Cuộc “Cách mạng Công nghiệp 4.0” đang diễn ra tại nhiều nước phát triển trên thế giới,
trong đó có cả Việt Nam. Với những đóng góp từ công nghệ 4.0 mà nó mang lại những cơ
hội phát triển vượt bậc về công nghệ, đời sống. Và trong Tương lai của con người trong
thời đại công nghệ 4.0 hứa hẹn còn hấp dẫn hơn những gì mà bạn vừa được đọc. Khi mà
hàng tỷ thiết bị sẽ được nói chuyện với nhau và hạn chế sự can thiệp.

9|Page



×