Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

THAM LUẬN CÔNG TÁC GVCN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (49.18 KB, 3 trang )

THAM LUẬN: CÔng tác của GVCN TRONG HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CỦA
NHÀ TRƯỜNG
Kính thưa quí vị đại biểu, thưa toàn thể đại hội, trước tiên tôi xin được gửi lời chúc
mừng sức khỏe, hạnh phúc đến toàn thể đại hội. Đến với đại hội hôm nay tôi xin được chia
sẽ những suy nghĩ của mình về công tác chủ nhiệm lớp.

Kính thưa quý vị đại biểu
Trong hoạt động dạy học GVCN có một vai trò hết sức quan trọng, là cầu nối giữa
nhà trường với học sinh, giữa học sinh với GV bộ môn và là sợi dây liên kết ko thể thiếu
giữa nhà trường với phụ huynh học sinh. Nếu ví tập thể lớp là một cơ thể sống thì giáo
viên chủ nhiệm giống như linh hồn của cả lớp, là người chịu trách nhiệm trước nhà trường
về mọi hoạt động của lớp, mọi hành vi của học sinh.Có thể nói, GVCN là người có những
ảnh hưởng không nhỏ đến việc học tập, rèn luyện, tu dưỡng hình thành nhân cách của học
sinh.
Vậy làm sao để làm tốt vai trò của GVCN trong hoạt động dạy học của nhà trường
là một nỗi trăn trở của GV khi làm công tác chủ nhiệm. Tham gia với hội nghị hôm
nay, tôi xin đóng góp một vài kinh nghiệm, chỉ là một số kinh nghiệm có tính gợi ý để
tham khảo cho công tác chủ nhiệm –phát huy vai trò của mình trong hoạt động dạy và học
của nhà trường :
Thứ nhất : Để làm tốt công tác chủ nhiệm trước tiên cần phải nắm bắt được điều
kiện thực tế của nhà trường và học sinh. Nghĩa là cần phải tìm hiểu những điều kiện
thuận lợi khó khăn của nhà trường và nắm được mục đích giáo dục của trường đặt ra. Sau
đó, cụ thể hơn nữa, phải tìm hiểu thực tế lớp chủ nhiệm về hoàn cảnh, tính cách sở trường
của từng học sinh trong lớp rồi từ kế hoạch công tác của Nhà trường để có thể xây dựng
một kế hoạch cụ thể theo từng tuần, từng tháng…
Thứ 2: Xây dựng và sử dụng hiệu quả đội ngũ cán bộ lớp. vì đây chính là cánh
tay phải của GVCN, là đội quân tiên phong trong cả việc học và tham gia các hoạt động
của nhà trường.
Thông thường giáo viên chủ nhiệm chỉ có một vài buổi trong tuần có tiết dạy ở lớp
của mình chủ nhiệm cho nên với số ít buổi đó thì giáo viên sẽ khó khăn để nắm bắt được
tình hình của hs lớp mình vì vậy giáo viên cần phải sắp xếp để có nhiều thời gian để gặp


gỡ, trao đổi với lớp chủ nhiệmtrong đó nòng cốt là các cán bộ lớp để nắm bắt tình hình hs
của lớp .
Thứ 3: GVCN phải là tấm gương sáng với HS
- Giáo viên là niềm tin, chỗ dựa tinh thần cho học sinh. Như chúng ta đã biết, các
em học sinh, hầu hết ở độ tuổi mới lớn là lứa tuổi mưa nắng thất thường, rất dễ tự ái, có
lòng tự trọng và sĩ diện. Chỉ cần một sơ suất nhỏ của giáo viên sẽ để lại ấn tượng không tốt
cho học sinh, đặc biệt là các em học sinh cá biệt. Chúng sẽ biến đó thành trò đùa và không
tin vào lời giáo viên nói.


Bên cạnh đó người giáo viên chủ nhiệm cần phải là một giáo viên bộ môn có
chuyên môn vững vàng để có thể tạo được uy tín với học sinh.
Thứ 4 : Cần quan tâm thường xuyên đến các hoạt động của lớp mình và quan tâm
đến từng Hs trong lớp
Việc thường xuyên quan tâm đến những học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh
có vấn đề về tâm lí…đều là những việc mà GVCN nên và rất nên làm. Hơn nữa, mỗi việc
làm của gvcn đều phải xuât phát từ trái tim nhân hậu,từ tình cảm chân thành của một
người mẹ, người cha, người anh, người chị, người bạn lớn của các em. Người GVCN vừa
phải cứng rắn, vừa phải nhẹ nhàng, tình cảm trong việc dạy dỗ uốn nắn nhân cách của từng
học sinh.
Thứ 5: Phối hợp với giáo viên bộ môn trong công tác giảng dạy và quản lý hs
Thông qua việc phối hợp với các giáo viên bộ môn trong nhà trường giáo viên chủ
nhiệm cũng sẽ góp phần phát hiện về năng khiếu cũng như sở thích của từng hs để từ đó
phát hiện và bồi dưỡng kịp thời các năng khiếu đó giúp các em phát triển một cách hoàn
thiện hơn năng lực của mình. Qua trao đổi với các giáo viên bộ môn giáo viên chủ nhiệm
sẽ nắm vững hơn về số lượng các hs nghỉ học của lớp mình qua từng buổi học để tức thời
có kế hoạch điều chỉnh cũng như động viên theo dõi các hs học yếu giúp các em học tốt
hơn. Thông qua phương pháp này giáo viên chủ nhiệm cũng có thể phân loại đặc điểm tình
hình hs trong lớp mình, giáo viên không chỉ hiểu rõ hơn hs của mình mà còn có thể trở
thành điểm tựa tinh thần tin cậy giúp các em học tập và rèn luyện nhân cách đạo đức ngày

càng hoàn thiện hơn.
Thứ 6: Giáo viên phải công bằng, xử lý phạt nghiêm minh, khen thưởng kịp
thời, nói là làm, làm là phải lựa, biết kết hợp cương - nhu trong mọi tình huống. Bởi
không phải lúc nào tình huống đó xảy ra với một em học sinh duy nhất. Không thể có thái
độ chỉ quan tâm đến học sinh khá giỏi mà thành kiến, coi thường học sinh cá biệt, luôn
phải động viên khuyến khích các em hoà đồng với bạn bè, lễ độ với thầy cô, tích cực tham
gia hoạt động tập thể.
- Đối với học sinh chậm tiến giáo viên phải bằng tấm lòng nhân ái, bao dung,
không vụ lợi, đến với học sinh bằng chính tình yêu nghề và lương tâm của người thầy.
- Giáo dục bằng khen thưởng và kỷ luật nghiêm minh, đã hứa điều gì là làm cho kỳ
được, nghiêm khắc phê phán lỗi học sinh nhưng cũng luôn tạo cho các em thêm những cơ
hội để trở thành một học sinh ngoan.
Thứ 7: Kết hợp chặt chẽ giữa gvcn, gia đình và nhà trường.
- Nắm bắt điều kiện, hoàn cảnh học sinh về kinh tế, về đời sống tình cảm. Điều đó
sẽ có được qua thực tế khi giáo viên xuống thăm gia đình và nói chuyện với phụ huynh
học sinh.
- Thường xuyên thông tin và nhận phản hồi từ cho gia đình về tình hình học tập
rèn luyện cuả hs.


- Kết hợp với đoàn trường tổ chức các hoạt động thu hút học sinh dưới dạng chủ
đề.
Thứ tám: Đó chính là sự tín nhiêm và ủng hộ từ phía ban giám đốc trung tâm đã
luôn động viên, tạo mọi điều kiện
Trên đây là một vài ý kiến của tôi về công tác chủ nhiệm. rất mong được sự góp ý
của các thầy cô và các vị đại biểu để bản tham luận của tôi được đày đủ hơn.
KÍNH CHÚC QUÝ THẦY CÔ MẠNH KHOẺ, HẠNH PHÚC VÀ ĐẠT ĐƯỢC NHIỀU
THÀNH CÔNG TRÊN CON ĐƯỜNG "DẠY CHỮ, DẠY NGHỀ VÀ DẠY NGƯỜI"




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×