Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

bảo vệ quyền của nhà sản xuất bản ghi âm ghi hình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (258.28 KB, 30 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT
UNIVERSITY OF ECONOMICS AND LAW
--------------------------------------

MÔN HỌC:
LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ

TIỂU LUẬN:
THỰC TRẠNG VI PHẠM QUYỀN LIÊN QUAN:
VI PHẠM QUYỀN CỦA NHÀ SẢN XUẤT
BẢN GHI ÂM, GHI HÌNH

Giảng viên hướng dẫn: Ths. NGUYỄN THỊ LÂM NGHI.

TP.HỒ CHÍ MINH - 11/2019.


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: KHÁI NIỆM CHUNG:.........................................................................4
1.1. Quyền tác giả:.........................................................................................................4
1.2. Quyền liên quan:.....................................................................................................4
CHƯƠNG 2: NHÀ SẢN XUẤT BẢN GHI ÂM, GHI HÌNH:..................................5
2.1. Một số khái niệm:....................................................................................................5
2.1.1. Bản ghi âm, ghi hình:.......................................................................................5
2.1.2. Nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình:..................................................................5
2.1.2.1. Nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình quốc tịch Việt Nam:...........................5
2.1.2.2. Nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình quốc tịch nước ngoài:.........................6
2.2. Quyền và nghĩa vụ của các nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình:...............................6
2.2.1. Quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình:.................................................6


2.2.1.1. Tại Việt Nam:...........................................................................................6
2.2.1.2. Tại Thế giới:.............................................................................................7
2.2.2. Nghĩa vụ của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình:.............................................8
2.3. Điều kiện bảo hộ quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình:.............................9
CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG VIỆC VI PHẠM QUYỀN LIÊN QUAN - QUYỀN
CỦA NHÀ SẢN XUẤT BẢN GHI ÂM, GHI HÌNH:.....................................................9
3.1. Thực trạng trên Thế Giới về việc vi phạm:..............................................................9
3.2. Thực trạng tại Việt Nam về việc vi phạm:.............................................................12
3.2.1. Thực trạng:.....................................................................................................12
3.2.2. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng:...................................................................18
3.2.3. Thành tựu đạt được trong việc bảo vệ bản quyền ghi âm, ghi hình khỏi các
tội phạm xâm phạm qua nhiều năm:.................................................................................19
3.3. Quy định của pháp luật Việt Nam về xử lý vi phạm quyền của nhà sản xuất ghi
âm, ghi hình:..................................................................................................................... 21
3.3.1. Yếu tố xâm phạm:..........................................................................................21
3.3.2. Hành vi xâm phạm:........................................................................................21
3.3.2.1. Hành vi xâm phạm quyền nhân thân:......................................................21
3.3.2.2. Hành vi xâm phạm quyền tài sản:...........................................................22
3.3.3. Căn cứ xác định hành vi xâm phạm:..............................................................22
3.3.4. Biện pháp bảo vệ:...........................................................................................23
3.3.4.1. Biện pháp tự bảo vệ:...............................................................................23
3.3.4.2. Biện pháp dân sự:...................................................................................23
3.3.4.3. Biện pháp hành chính, hình sự:...............................................................24
3.3.4.4. Biện pháp kiểm soát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại biên giới:.........24


CHƯƠNG 4: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM THỰC HIỆN CÓ HIỆU QUẢ
CÔNG TÁC BẢO HỘ QUYỀN CỦA NHÀ SẢN XUẤT BẢN GHI ÂM, GHI HÌNH
TẠI VIỆT NAM:............................................................................................................25
4.1. Đối với hệ thống pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền của nhà sản xuất bản ghi

âm, ghi hình:..................................................................................................................... 25
4.2. Đối với hệ thống CQNN có thẩm quyền:..............................................................26
4.3. Nâng cao chất lượng của mạng lưới thông tin:......................................................27
4.4. Áp dụng các biện pháp công nghệ trong việc bảo vệ quyền của nhà sản xuất bản
ghi âm, ghi hình:...............................................................................................................28
4.5. Bản ghi âm, ghi hình trong mối quan hệ giữa quyền của tác giả, người biểu diễn
với nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình:.............................................................................29
4.6. Nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động các tổ chức quản lý tập thể:......................29
4.7. Nâng cao nhận thức, đẩy mạnh tuyên truyền phổ biến pháp luật:.........................30
4.8. Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo hộ quyền của nhà sản xuất bản
ghi âm, ghi hình:...............................................................................................................30


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
“Trong môi trường kinh doanh toàn cầu hóa và thị trường ngày càng đông đúc, các doanh
nghiệp vừa và nhỏ cần phải tìm ra cách thức làm cho sản phẩm của mình trở nên khác biệt và
thu hút khách hàng tiềm năng. Việc giới thiệu sản phẩm mới hoặc được cải tiến và áp dụng
phương pháp mới trong sản xuất, bán hàng, tiếp thị sản phẩm và dịch vụ là các chiến lược mà
các doanh nghiệp đang sử dụng để duy trì và nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc
tế. Trong khi đổi mới, sáng tạo và tri thức đang trở thành các nhân tố chính của sức mạnh cạnh
tranh thì các công ty cũng đang phải đối mặt với nhu cầu tìm ra cách thức quản lý có hiệu quả
hoạt động đổi mới, sáng tạo và tri thức của họ một cách hữu hiệu” 1. Đó chính là lý do mà Hệ
thống pháp luật về Sở hữu trí tuệ ra đời và ngày một đổi mới, bổ sung phát triển hơn, nhằm
cung cấp cho chủ sở hữu quyền một loạt các phương án quản lý tốt thành quả của họ.
Tuy nhiên, sự bùng nổ của công nghệ thông tin và công nghệ kỹ thuật số với những ứng
dụng to lớn của nó trong mọi mặt của đời sống xã hội thì ngày càng tạo ra nhiều mặt trái song
song tồn tại. Mỗi ngày, hầu hết mọi người đều truy cập Internet và nắm bắt nhiều thông tin từ
đó. Dần dần, vai trò của Internet trở nên vô cùng quan trọng, Internet giúp quảng bá tác phẩm
đến đông đảo người sử dụng một cách thuận tiện và tiết kiệm được nhiều chi phí hơn so với

truyền thông cổ điển. Chính vì lẽ đó, có lợi cũng đi kèm với có hại, Internet là một công cụ
thuận lợi khiến cho nhiều người sử dụng để truy cập, sử dụng trái phép các tác phẩm đã đăng
ký bản quyền tác giả, quyền liên quan mà không phải trả tiền sử dụng sự truy cập đó. Mỗi ngày
có hàng triệu lượt truy cập Internet, song song đó là hàng chục nghìn lượt sử dụng tác phẩm trái
phép, chính vì sự phổ biến đó mà cơ quan có thẩm quyền cũng khó khăn trong việc quản lý và
giám sát.
Hiện nay, vấn đề bảo về quyền tác giả, quyền liên quan ở Việt Nam đã bắt đầu được quan
tâm. Bên cạnh những tác phẩm mà công chúng có thể tự tiếp nhận, hưởng thụ, có một bộ phận
tác phẩm chỉ có thể được truyền tải đến công chúng thông qua một đội ngũ trung gian, đó là
những người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình và tổ chức phát thanh, truyền hình.
Quyền của nhóm chủ thể này hiện nay đang bị xâm phạm nghiêm trọng đặc biệt là quyền của
nhà sản xuất bản ghi âm.
Việc Việt Nam gia nhập Công ước Rome, Công ước Geneva, Hiệp ước WPPT về bảo hộ
quyền của nhà sản xuất bản ghi âm là một bước đi tất yếu trong tiến trình hội nhập quốc tế.
Việc trở thành thành viên của các Điều ước quốc tế này không chỉ nhằm thực hiện các điều
kiện để được gia nhập WTO mà còn là cơ sở pháp lý quan trọng để các nhà sản xuất bản ghi
âm nước ta được bảo hộ tại nước ngoài và ngược lại, giúp bảo hộ có hiệu quả các nhà sản xuất
nước ngoài tại Việt Nam, tạo điều kiện để chúng ta hội nhập đầy đủ hơn vào nền kinh tế thế
giới.
Pháp luật quy định rất cụ thể và chi tiết, nhưng việc hiểu và áp dụng so với thực tế là một
vấn đề vô cùng bất cập bởi nhu cầu truy cập Internet để tìm hiểu thông tin vô cùng cao mà nhận
thức về việc đăng ký bản quyền cũng như nhu cầu của người sử dụng còn rất hạn chế. Thậm
chí, nhiều nhà sản xuất cũng không có ý định đăng ký bản quyền bởi thủ tục rườm rà, phức tạp

1 Nguồn tài liệu:
/>1


dẫn đến tình trạng xâm phạm quyền liên quan, đặc biệt là quyền của nhà sản xuất bản ghi âm,
ghi hình trên Internet ngày càng khó kiểm soát.

2. Lịch sử nghiên cứu đề tài:
Nói đến quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình thì “Bảo hộ quyền của nhà sản xuất
ghi âm, ghi hình” được rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm qua những bài bình luận, luận
văn, ... Cụ thể có thể kể đến Luận văn Thạc sĩ Luật học của Thạc sĩ Nguyễn Thái Mai: “Pháp
luật quốc tế và bảo hộ quyền của nhà xuất bản ghi âm và sự tương thích với pháp luật Việt
Nam” (năm 2015). Nội dung của Luận văn là nói về vấn đề bảo hộ quyền tác giả ở Việt Nam,
quyền của nhà xuất bản ghi âm, thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả bảo hộ quyền của
nhà sản xuất bản ghi âm tại Việt Nam.
Năm 2009, Sinh viên Phạm Long Tân (Lớp Tư Pháp - ĐH Cần Thơ), cũng đã lựa chọn đề
tài: “Thực trạng bảo hộ và những biện pháp tăng cường bảo hộ quyền của nhà sản xuất bản ghi
âm tại Việt Nam” làm Luận văn Tốt nghiệp. Năm 2012, Sinh viên Thạch Thị Liễu (Lớp Tư
pháp - ĐH Cần Thơ), cũng lựa chọn đề tài tương tự: “Bảo hộ quyền của nhà sản xuất ghi âm,
ghi hình theo pháp luật Việt Nam”.
Có thể thấy, vấn đề về quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, là một vấn đề được
khá nhiều người lưu ý nghiên cứu. Tuy các bài có nêu thực trạng và ví dụ về các vi phạm, song,
cụ thể quy định về hành vi vi phạm, quy định về xử lý vi phạm và vụ án thực tế trên thế giới
cùng Việt Nam về vi phạm đối với quyền ghi âm, ghi hình của nhà sản xuất dường như chưa
được nêu ra một cách cụ thể.
3. Mục tiêu đề tài:
- Mục tiêu tổng quát:
Vì những lẽ trên, chúng em nghiên cứu mục tiêu tổng quát của đề tài là hướng đến phân
tích thực trạng, nguyên nhân dẫn đến thực trạng và đề xuất, kiến nghị khắc phục tình trạng đó.
- Mục tiêu cụ thể:
Nhiệm vụ quan trọng của đề tài nghiên cứu này là phải đạt được các mục tiêu sau đây:
Thứ nhất, hệ thống hóa được vấn đề pháp lý về quyền tác giả, quyền liên quan, quyền của
nhà sản xuất đối với bản ghi âm, ghi hình; các hành vi vi phạm quyền ghi âm, ghi hình và quy
định về chế tài xử lý.
Thứ hai, trình bày thực trạng vi phạm tại một số nước trên Thế giới và phân tích thực
trạng vi phạm tại Việt Nam, nguyên nhân dẫn đến việc vi phạm tại Việt Nam, đồng thời nêu lên
những thành tựu đạt được trong việc bảo vệ bản quyền ghi âm, ghi hình khỏi các tội phạm xâm

phạm qua nhiều năm.
Thứ ba, đưa ra các giải pháp để thúc đẩy việc bảo hộ quyền của nhà sản xuất; đề xuất các
khuyến nghị cho nhà nước, doanh nghiệp và người dân biết và áp dụng đúng quy định của pháp
luật.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu:
 Đối tượng nghiên cứu: Bản ghi âm, ghi hình.
 Khách thể nghiên cứu: Vấn đề vi phạm quyền liên quan - quyền của nhà sản xuất theo
quy định của pháp luật Việt Nam.
- Phạm vi nghiên cứu:
 Thời gian: Từ năm 1999 - 2019.
 Không gian: Việt Nam và một số nước trên Thế Giới.

2


5. Cấu trúc đề tài:
CHƯƠNG 1: KHÁI NIỆM CHUNG;
CHƯƠNG 2: TÌM HIỂU VỀ QUYỀN CỦA NHÀ SẢN XUẤT BẢN GHI ÂM, GHI
HÌNH;
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VIỆC VI PHẠM QUYỀN LIÊN QUAN - QUYỀN CỦA
NHÀ SẢN XUẤT BẢN GHI ÂM, GHI HÌNH;
CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ.

3


CHƯƠNG 1: KHÁI NIỆM CHUNG:
1.1. Quyền tác giả:
Tác phẩm là sự kết tinh lao động sáng tạo của tác giả. Do đó, quyền của tác giả (viết tắt

QTG) đối với tác phẩm cần được pháp luật ghi nhận và bảo hộ. Quyền của tác giả đối với tác
phẩm được xem là một loại quyền tài sản nằm trong phạm vi các loại tài sản được quy định
trong Bộ luật Dân sự năm 2015 (BLDS 2015).
Khoản 2 Điều 4 Luật SHTT quy định: “Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối
với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu”. Quyền tác giả được trao cho hai loại chủ thể:
tác giả và chủ sở hữu.
Như vậy, quyền tác giả là quyền mà pháp luật ban cho người đã sáng tạo ra tác phẩm văn
học, nghệ thuật, khoa học (như sách, bài giảng, tác phẩm âm nhạc, tác phẩm sân khấu, tác
phẩm điện ảnh, tác phẩm tạo hình và mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm nhiếp ảnh, tác phẩm kiến
trúc, phần mềm máy tính). Quyền này được hiểu là quyền cho phép và quyền nhận thù lao.
Quyền cho phép có nghĩa là quyền tự quyết định cho phép người khác khai thác, sử dụng tác
phẩm của mình và quyền nhận thù lao có nghĩa là quyền yêu cầu người khác trả thù lao cho
việc khai thác, sử dụng tác phẩm2.
Theo quy định tại Điều 18 Luật SHTT, Quyền tác giả bao gồm Quyền nhân thân và Quyền
tài sản. Quyền nhân thân được quy định tại Điều 19 Luật SHTT và Điều 22 Nghị định
119/2010/NĐ-CP. Quyền tài sản được quy định tại Điều 20 Luật SHTT và Điều 23 Nghị định
119/2010/NĐ-CP.
1.2. Quyền liên quan:
Quyền liên quan đến quyền tác giả (sau đây gọi là quyền liên quan) còn được gọi là quyền
kề cận, là một quyền liên quan mật thiết đến quyền tác giả. Tác giả sáng tạo ra tác phẩm và tác
giả là người độc quyền công bố, sử dụng, khai thác tác phẩm cũng như trình diễn tác phẩm
nhưng để tác phẩm đến gần hơn với công chúng, được công chúng biết đến nhiều hơn, yêu
thích hơn thì không thể không kể đến những đóng góp rất lớn từ phía những chủ thể trung gian
có năng lực chuyên nghiệp khác trợ giúp. Đó chính là những người biểu diễn, nhà sản xuất bản
ghi âm, ghi hình, các tổ chức phát sóng. (Quy định tại Khoản 3, Điều 4 Luật SHTT)3.
 Quyền tác giả bảo hộ tác phẩm của tác giả, trong khi quyền liên quan là quyền được trao
cho một vài nhóm người vì vai trò quan trọng của họ đối với việc truyền bá và phổ biến một số
loại hình tác phẩm đến với công chúng.
Ví dụ: Đối với một bài hát, quyền tác giả bảo hộ phần nhạc của nhạc sĩ và phần ca từ của
người viết lời, và quyền liên quan sẽ được áp dụng đối với:

- Phần biểu diễn của nhạc công và ca sĩ trình bày bài hát đó;
- Bản ghi âm/ghi hình chứa bài hát đó của nhà sản xuất;
- Chương trình phát sóng của tổ chức sản xuất chương trình chứa bài hát đó.
CHƯƠNG 2: NHÀ SẢN XUẤT BẢN GHI ÂM, GHI HÌNH:
2.1. Một số khái niệm:
2.1.1. Bản ghi âm, ghi hình:
2 />3 />4


Theo Từ điển Bách Khoa Việt Nam “Ghi âm là ghi lại tín hiệu âm thanh trên các vật liệu
chuyên dùng để phát lại. Kỹ thuật ghi âm bắt đầu từ phương pháp cơ khí (đĩa có rãnh) đến các
vật liệu từ tính và hiện nay đã số hoá cả trên bộ nhớ máy vi tính”4.
Theo quy định của Điều 2.2 Hiệp ước của WIPO về biểu diễn và bản ghi âm, thì bản ghi
âm chỉ là bản định hình thuần tuý về âm thanh, không bao gồm âm thanh ghi trong bản định
hình nghe nhìn. Nói rõ hơn, bản ghi âm chỉ nhằm vào định âm một bản nhạc, có thể cùng với
lời đã được tác giả phổ nhạc, mà không bao gồm việc ghi âm những tác phẩm văn học và càng
không bao gồm việc ghi hình (video) những tác phẩm điện ảnh hay truyền hình.
Theo quy định tại Khoản 6 Điều 3 Nghị định 22/2018/NĐ-CP (Có hiệu lực từ 10/04/2018)
thì nội dung này được quy định như sau:
“Bản ghi âm, ghi hình là bản định hình các âm thanh, hình ảnh của cuộc biểu diễn hoặc các
âm thanh, hình ảnh khác hoặc việc định hình sự tái hiện lại các âm thanh, hình ảnh không phải
dưới hình thức định hình gắn với tác phẩm điện ảnh hoặc tác phẩm được tạo ra theo phương
pháp tương tự.”
2.1.2. Nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình:
2.1.2.1. Nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình quốc tịch Việt Nam:
Theo Khoản 3 Điều 16 Luật SHTT của Việt Nam: “Tổ chức, cá nhân định hình lần đầu âm
thanh, hình ảnh của cuộc biểu diễn hoặc các âm thanh, hình ảnh khác (sau đây gọi là nhà sản
xuất bản ghi âm, ghi hình)”. Có nghĩa là sản phẩm mà nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình tạo ra
phải là bản gốc của tác phẩm, là sự hiện thân nguyên bản âm thanh, hình ảnh của một buổi biểu
diễn trực tiếp hoặc bất kỳ một âm thanh, hình ảnh nào khác mà không được lấy lại từ một bản

ghi âm, ghi hình có trước. Như vậy, các âm thanh, hình ảnh khác trong quy định này có thể
được hiểu là âm thanh, hình ảnh không liên quan đến quyền tác giả, ví dụ một người ghi tiếng
chim kêu, vượn hót, hình hươu, nai nhảy múa trong rừng, tiếng nước chảy… thì theo Khoản 3
Điều 16 được bảo hộ theo quyền liên quan.
Nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình là tổ chức thực hiện các hoạt động sáng tạo của những
người liên quan, đồng thời áp dụng những công nghệ phù hợp để chuyển tải tác phẩm thuộc
quyền tác giả đến công chúng, thông qua việc sản xuất ra bản ghi âm, ghi hình.
Như vậy, quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình là một lĩnh vực của quyền liên quan,
đó là quyền của cá nhân và tổ chức đối với bản ghi âm, định hình lần đầu tiên âm thanh, hình
ảnh của cuộc biểu diễn, hoặc các âm thanh, hình ảnh khác dưới dạng vật chất nhất định.
2.1.2.2. Nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình quốc tịch nước ngoài:
Các đối tượng quyền liên quan được bảo hộ được Luật SHTT quy định (Khoản 2 Điều 17)
bao gồm có “bản ghi âm, ghi hình của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình được bảo hộ theo điều
ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên”.
Như vậy, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình có quốc tịch nước ngoài được bảo hộ theo điều
ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, có bản ghi âm, ghi hình vẫn
được Luật SHTT Việt Nam bảo hộ.
Đây là quy định nhằm đảm bảo quyền lợi của nhà sản xuất có quốc tịch nước ngoài, thể hiện
sự tuân thủ của pháp luật Việt Nam với pháp luật, các công ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết.
Tuy nhiên, cũng theo Khoản 2 Điều luật vừa trích dẫn, bản ghi âm, ghi hình sản xuất bởi cá
nhân quốc tịch nước ngoài phải đáp ứng điều kiện “không gây phương hại đến quyền tác giả”
thì mới được bảo hộ. Điều này đồng nghĩa với việc nếu bản ghi âm, ghi hình gây phương hại
hoặc có cơ sở chứng minh có nguy cơ gây phương hại đến quyền tác giả thì sẽ không được bảo
4 Từ điển Bách Khoa Việt Nam, Nxb Từ điển Bách khoa Hà Nội, 2002.
5


hộ. Các tác giả nói chung, tác giả quốc tịch nước ngoài nói riêng cần tìm hiểu và tuân thủ
những quy định của pháp luật khi sản xuất bản ghi âm, ghi hình tại Việt Nam.
2.2. Quyền và nghĩa vụ của các nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình:

2.2.1. Quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình:
2.2.1.1. Tại Việt Nam:
Các quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình được quy định tại Điều 30 Luật SHTT.
Theo đó, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình có các quyền sau:
Thứ nhất, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình có độc quyền thực hiện hoặc cho phép người
khác thực hiện sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp bản ghi âm, ghi hình của mình; nhập khẩu,
phân phối đến công chúng bản gốc và bản sao bản ghi âm, ghi hình của mình thông qua hình
thức bán, cho thuê hoặc phân phối bằng bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào mà công chúng có thể
tiếp nhận được. Có nghĩa là chỉ họ mới được quyền nhân bản và phân phối các bản gốc và bản
sao của bản ghi âm, ghi hình, còn mọi hành vi nhân bản và phân phối nếu không được sự đồng
ý của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình đều bị coi là xâm phạm quyền. Nhà sản xuất có thể tự
mình thực hiện độc quyền hoặc cho người khác sử dụng độc quyền thông qua các hợp đồng
chuyển nhượng, chuyển quyền sử dụng. Như vậy, việc sao toàn bộ hoặc phần chủ yếu của một
bản ghi âm, ghi hình bất kể trực tiếp hay gián tiếp từ bản ghi âm, ghi hình gốc mà không được
nhà sản xuất đồng ý đều bị coi là xâm phạm quyền.
Thứ hai, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình được hưởng quyền lợi vật chất khi bản ghi âm,
ghi hình của mình được phân phối đến công chúng. Có nghĩa là họ có quyền được hưởng thù
lao bản ghi âm, ghi hình hoặc bản sao của họ được sử dụng vào mục đích thương mại. Nhà sản
xuất bản ghi âm, ghi hình đã đầu tư không ít công sức, kỹ thuật, tài chính để tạo ra các bản ghi
âm, ghi hình nên đương nhiên họ phải được hưởng thành quả lao động, sáng tạo này. Họ có
quyền cho thuê, cho mượn hoặc bán bản gốc hoặc bản sao bản ghi âm, ghi hình để sử dụng
nhằm đạt được mục đích thương mại. Thù lao nhận được sẽ là cơ sở kích thích họ tiếp tục đầu
tư sáng tạo để tạo ra các tác phẩm có giá trị và chất lượng cao hơn. Pháp luật các nước quy định
cả người biểu diễn và nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình đều được hưởng thù lao từ việc cho sử
dụng vào mục đích kinh doanh5.
Thời hạn bảo hộ quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình được bảo hộ 50 năm tính từ
năm tiếp theo công bố hoặc 50 năm kể từ ngày tiếp theo năm bản ghi âm, ghi hình được định
hình nếu bản ghi âm, ghi hình chưa được công bố (Theo Khoản 2 Điều 34 Luật SHTT).
2.2.1.2. Tại thế giới6:
Ở một số nước, nhà sản xuất có thể cấm việc nhập khẩu hoặc phân phối bản ghi âm, ghi hình

của họ. Một số nước, họ lại có quyền nhận một nửa số thù lao khi công chiếu hoặc truyền các
bản ghi âm, ghi hình của họ ra công chúng.
Ở nhiều nước, các nhà sản xuất không thể cấm phát sóng các bản ghi âm, ghi hình mà họ chỉ
có quyền nhận thù lao thông qua các tổ chức phát sóng.
Ở những nước mà quyền đó được công nhận thì các tổ chức phát sóng phải trả tiền thù lao
cho không chỉ tác giả để được quyền phát sóng một tác phẩm, trả cho công ty sản xuất bản ghi
âm, ghi hình để mua chúng và còn trả cho công ty ghi âm, ghi hình để được quyền phát sóng
bản ghi âm, ghi hình.

5 />6 />6


Khi một nước tham gia Công ước Rome, gia nhập WTO hay Công ước WIPO về biểu diễn
và ghi âm, nước này có thể bảo lưu một số nghĩa vụ, do vậy, các tổ chức phát sóng ở nước đó
không có nghĩa vụ phải trả bất cứ khoản tiền nào cho nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình.
2.2.2. Nghĩa vụ của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình:
Nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình có những nghĩa vụ trong việc thực hiện hoạt động nghề
nghiệp của mình. Với tư cách người sử dụng đặc biệt tác phẩm hoặc chương trình biểu diễn của
người khác, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình phải thực hiện những nghĩa vụ nhất định với tác
giả tác phẩm, người biểu diễn hoặc chủ sở hữu hợp pháp quyền tác giả hoặc quyền liên quan
đối với cuộc biểu diễn, bao gồm:
Đối với việc sử dụng tác phẩm, nếu là tác phẩm chưa được công bố, nhà sản xuất bản ghi
âm, ghi hình phải xin phép tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm đó thông
qua việc giao kết hợp đồng sử dụng tác phẩm. Khi sử dụng tác phẩm chưa được công bố, nhà
sản xuất phải nêu tên thật hoặc bút danh của tác giả, trả thù lao hợp lý cho tác giả hoặc chủ sở
hữu quyền tác giả, phải đảm bảo sự toàn vẹn nội dung của tác phẩm. Khi sử dụng tác phẩm đã
được công bố, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình không phải xin phép tác giả, nhưng phải thực
hiện đầy đủ các nghĩa vụ còn lại như trên7.
Đối với việc sử dụng chương trình biểu diễn của người biểu diễn để sản xuất bản ghi âm, ghi
hình, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình phải giao kết hợp đồng với người biểu diễn hoặc chủ sở

hữu cuộc biểu diễn và phải trả thù lao cho họ, cách tính thù lao do các bên thỏa thuận. Việc
giao kết hợp đồng với người biểu diễn là một hình thức xin phép chương trình diễn để ghi âm,
ghi hình và làm bản sao để phổ biến.
Nhà sản xuất có nghĩa vụ phải ghi tên thật (hoặc bút danh) của tác giả và tên người biểu diễn
trên cả bản gốc và bản sao từ bản gốc. Sẽ bị coi là vi phạm nghĩa vụ này nếu nhà sản xuất
không ghi tên hoặc ghi sai tên tác giả, người biểu diễn. Trong trường hợp này, tác giả, người
biểu diễn có quyền yêu cầu nhà sản xuất phải cải chính công khai và có thể phải bồi thường
thiệt hại.
Bên cạnh đó, nhà sản xuất còn có nghĩa vụ bảo đảm sự toàn vẹn tác phẩm gốc và toàn vẹn
hình tượng biểu diễn. Đối với tác phẩm gốc, nhà sản xuất không được sửa đổi, cắt xén tác
phẩm nếu không được tác giả đồng ý. Đối với hình tượng biểu diễn, nhà sản xuất không được
tiến hành các hành vi thay đổi, xuyên tạc làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, uy tín của người
biểu diễn. Trong trường hợp nhà xuất bản vi phạm nghĩa vụ này thì tác giả, người biểu diễn có
quyền yêu cầu chấm dứt hành vi vi phạm và yêu cầu bồi thường thiệt hại8.
2.3. Điều kiện bảo hộ quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình:
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 16 và Khoản 2 Điều 17 Luật SHTT thì quyền của nhà sản
xuất bản ghi âm, ghi hình sẽ được bảo hộ nếu “không gây phương hại đến quyền tác giả” và
bản ghi âm, ghi hình phải đáp ứng được một trong các điều kiện sau:
- Bản ghi âm, ghi hình của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình là công dân có quốc tịch Việt
Nam hoặc bản ghi âm, ghi hình của nhà sản xuất được bảo hộ theo điều ước quốc tế mà Việt
Nam là thành viên.
- Tổ chức, cá nhân định hình lần đầu âm thanh, hình ảnh của cuộc biểu diễn hoặc các âm
thanh, hình ảnh khác.
Quyền của nhà sản xuất ghi âm, ghi hình nếu không đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền thì
các quyền này được xác định trên cơ sở bản gốc bản ghi âm, ghi hình. Trong trường hợp bản
7 />8 />7


gốc bản ghi âm, ghi hình không còn tồn tại, quyền của nhà sản xuất được xem là có thực trên
cơ sở các thông tin về nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình và về đối tượng quyền liên quan tương

ứng, được thể hiện thông thường trên các bản sao được công bố hợp pháp. (Theo Khoản 3
Điều 6 Nghị định 119/2010/NĐ-CP).
CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG VIỆC VI PHẠM QUYỀN LIÊN QUAN - QUYỀN CỦA
NHÀ SẢN XUẤT BẢN GHI ÂM, GHI HÌNH:
3.1. Thực trạng trên Thế Giới về việc vi phạm:
Trong lịch sử pháp luật về bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, vấn đề
QTG được thừa nhận muộn. Vào thời cổ, các quy định luật pháp chỉ dành cho những vật mang
tác phẩm trí tuệ, đặc biệt là về sở hữu. Hình thức khởi thủy của sự bảo hộ bản quyền xuất hiện
ở Anh khoảng đầu thế kỷ XVI với việc cấp giấy phép cho các chủ xưởng in với mục tiêu bảo
hộ độc quyền in sách cho các chủ xưởng in, làm tăng thêm một khoản tiền đáng kể cho ngân
quỹ của nhà cầm quyền, tạo ra sự dễ dàng, thuận tiện cho chính quyền trong việc kiểm soát các
ấn phẩm có tính chất dấy loạn hoặc phản tôn giáo. Nước Anh là quốc gia đi tiên phong trong
việc đưa ra quy định pháp luật về QTG với Đạo luật “Statue of Anne” có hiệu lực từ tháng
10/1710. Đây là luật Bản quyền đầu tiên trên thế giới, đưa ra hai quyền cơ bản: Tác giả có độc
quyền những tác phẩm của mình và độc quyền đó được bảo vệ trong một khoảng thời gian nhất
định. Sau Anh, các quốc gia trên thế giới lần lượt ban hành các đạo luật về QTG: Đan Mạch
năm 1741, Pháp năm 1791, Mỹ năm 1795, Đức năm 1845… Song song với các tác phẩm được
lưu hành ở nước ngoài càng nhiều, các hiệp ước quốc tế được ký kết để bảo hộ QTG: Công ước
Berne, Hiệp định TRIPs…9
Tuy nhiên, không chi tiết như những quy định về quyền tác giả, Công ước Rome, Công ước
Geneve, Hiệp ước WPPT, Hiệp ước TRIPs lại không có quy định cụ thể cũng như nhắc đến chủ
sở hữu tác phẩm ghi âm mà chỉ nói rất sơ lược và mang tính chất đơn giản. Thêm nữa, Công
ước và Hiệp ước trên chỉ bảo hộ quyền cho “nhà sản xuất bản ghi âm” mà không bảo hộ “nhà
sản xuất bản ghi hình”. Chính vì thế, vấn nạn bản quyền vẫn thường xuyên xảy ra ở hầu khắp
các quốc gia, từ những vi phạm nhỏ cho đến những hành vi “ăn cắp” bản quyền một cách tinh
vi. Họ sử dụng nhiều bản ghi âm, ghi hình một cách thoải mái, tùy tiện mà không hay biết mình
đang vi phạm, hoặc có biết cũng tìm mọi cách né tránh chế tài pháp luật.
Cara Cusumano, giám đốc của Liên hoan phim Tribeca, tuyên bố vào tháng 4 năm 2014: “Vi
phạm bản quyền ít hơn đối với những người không muốn trả tiền và vi phạm nhiều hơn đối với
những người muốn có sản phẩm ngay lập tức - mọi người nói: ‘Tôi muốn xem Người nhện

ngay bây giờ’ và tải xuống”10. Liên minh sở hữu trí tuệ quốc tế (IIPA) cùng các hãng phim, thu
thanh, phần mềm và trò chơi điện tử của Mỹ vừa thúc giục chính quyền Bush bảo vệ sản phẩm
của họ khỏi nạn ăn cắp bản quyền ở nước ngoài. Họ cho rằng, nền kinh tế Mỹ bị thiệt hại 20 22 tỷ USD trong năm 2002 vì tệ nạn này. Tổ chức này cũng yêu cầu Mỹ tiếp tục để mắt tới
Trung Quốc, nơi các công ty Mỹ mất gần 1,85 tỷ USD mỗi năm vì nạn sao chép phim, nhạc...
một cách bất hợp pháp11.
- Vụ kiện Hiệp hội thu thanh Mỹ (RIAA) - Napster:
Napster là Vụ án đầu tiên liên quan đến phổ biến tác phẩm âm nhạc trên mạng sử dụng phần
mềm P2P vào năm 1999. Công ty Napster cung cấp một phần mềm cho phép người sử dụng
9 />10 />11 />8


mạng có thể tải các bản nhạc dưới dạng MP3 vào máy tính của họ. Thông qua một máy chủ
trung tâm, những người sử dụng mạng khác có thể truy cập và tải các bản nhạc này trực tiếp từ
máy tính của người khác mà không cần phải qua hệ thống trung tâm. Vài tháng sau khi hãng
này mở rộng dịch vụ, Hiệp hội thu thanh Mỹ (RIAA), trong đó có Warner Records do AOL
Time Warner sở hữu, đã đệ đơn lên Toà Liên bang kiện Napster. Trong đơn kiện, RIAA lên án
Napster đã làm họ thiệt hại hàng tỷ đôla. Ngày 12/02/2001, Toà án phúc thẩm ở Hoa Kỳ tại San
Francisco đã đưa ra phán quyết rằng Napster và những người sử dụng Internet là những người
đồng vi phạm đối với các tác phẩm âm nhạc và yêu cầu Napster phải chấm dứt hành vi trao đổi
âm nhạc ghi dưới dạng MP3. Toà cho rằng, Napster vi phạm bản quyền bởi đã phát lại và cho
phép khách hàng trao đổi âm nhạc của các hãng khác. Tòa án cũng lập luận rằng theo “Luật
Thu âm tại gia”, máy tính cá nhân không phải là thiết bị thu âm. Theo 4 nguyên tắc của mục
107 Luật bản quyền Hoa Kỳ: Mục đích, bản chất, số lượng và mức độ ảnh hưởng, Napster
không đáp ứng được bất kỳ nguyên tắc nào.
Có thể thấy rõ, Napster copy liên tục các file nhạc nhằm “tiết kiệm chi phí mua nhạc có bản
quyền” mà chưa được sự cho phép của người sở hữu. Website mang lại lợi thế kinh tế đáng kể
cho người sử dụng. Ngoài ra, hãng có thể hưởng lợi từ việc cho thuê quảng cáo. Tòa án Tối cao
Hoa Kỳ từng công nhận cá nhân được phép ghi lại các tiết mục truyền hình để sau đó xem tại
nhà. Nhưng ở đây, tòa án lập luận rằng Napster đã “sao chép số lượng lớn toàn bộ tác phẩm”,
do đó đi ngược lại với nguyên tắc. Sau hơn một năm đối đầu với kiện tụng, hãng dịch vụ âm

nhạc trực tuyến Napster phải nộp đơn xin phá sản. Website ngừng hoạt động vào năm 2001.
Napster là người tiên phong cho một cuộc cách mạng làm thay đổi ngành nhạc số. Câu chuyện
của Napster được xếp vào một trong mười sự kiện Internet làm thay đổi thế giới của thập kỷ
qua.
- Thực trạng vi phạm bản quyền trên Internet tại Nhật Bản12:
Ngành công nghiệp sản xuất video ở Nhật Bản khá thịnh hành, tuy nhiên thì doanh thu bán
hàng của các nhà sản xuất video đến từ JVA đang bị sụt giảm. Ngược lại thì doanh thu bán hàng
của cộng đồng những người sử dụng và chia sẻ các đường link có chứa các nội dung vi phạm
bản quyền đang có xu hướng tăng. Theo ông Shun Takagi, Trưởng phòng Pháp chế và Kinh
doanh JVA cho biết, hiện tại ở Nhật có tới hơn 90 nghìn người đang sử dụng và tích cực chia sẻ
những đường link có chứa nội dung vi phạm luật bản quyền trên môi trường Internet. Số lượng
người dùng không ngừng gia tăng và ở mọi độ tuổi, mọi thành phần. Đặc biệt, có không ít
người tham gia không phải vì mục đích kinh tế (kiếm tiền quảng cáo) mà họ tham gia vì yếu tố
tinh thần, thỏa mãn cái tôi cá nhân cũng như sự kỳ vọng của các thành viên khác. Nhiều người
tiêu dùng Nhật Bản sẵn sàng quay (thu) lại một bộ phim được phát sóng trên truyền hình rồi
chia sẻ lại trên một đường link cho cộng đồng mạng cùng xem, mặc dù họ biết điều này vi
phạm pháp luật.
Trong 10 năm qua tại Nhật Bản có sự thay đổi về tình trạng các vụ vi phạm quyền tác giả,
quyền sở hữu trí tuệ. Từ năm 2009 đến năm 2015 đều ghi nhận sự gia tăng về số vụ bắt giữ và
số vụ vi phạm quyền sở hữu trí tuệ. Từ 2015 đến 2018, có sự thuyên giảm về số vụ bắt giữ
cũng như số vụ vi phạm. Năm 2018, ghi nhận 514 vụ bắt giữ vi phạm quyền sở hữu trí tuệ (626
số người bị bắt giữ), trong đó có tới 428 vụ liên quan đến internet. Trước đó năm 2017 là 515
vụ, 2016 là 594 vụ…. Năm 2018 có tất cả 19 vụ án hình sự xử lý về việc vi phạm bản quyền
trên internet, trong đó, có 13 vụ xử lý về việc tải lên bất hợp pháp các nội dung vi phạm quyền
tác giả, quyền liên quan.
12 />9


- Vụ việc phát sóng trực tiếp tại concert của nữ ca sĩ IU thuộc Công ty quản lý
KakaoM:

Mới đây, tại một buổi concert (buổi hòa nhạc) của nữ ca sĩ IU (Hàn Quốc) vào ngày
02/11/2019 vừa qua, nữ ca sĩ sẽ biểu diễn ca khúc Lullaby, một bài hát nằm trong album còn
chưa được tiết lộ. Chính vì vậy, trước khi diễn ra buổi công diễn, công ty quản lý KakaoM đã
yêu cầu người hâm mộ không được livestream hay phát tán link audio lên mạng xã hội. Tuy
nhiên, một người hâm mộ đã bỏ qua lời thông báo đó và đã livestream trực tiếp concert của IU
dưới dạng audio trong vòng gần 4 tiếng đồng hồ và đã thu hút tới gần 140.000 người nghe. Sau
khi phát hiện hành vi này của người hâm mộ, công ty chủ quản đã lên tiếng xác nhận vụ việc và
đã liên hệ cảnh sát vì hành vi vi phạm liên quan đến bản quyền này 13. Hành động này của
KakaoM đang nhận được nhiều ý kiến trái chiều từ công chúng. Một bộ phận cư dân mạng ủng
hộ công ty xử lý cứng rắn với những fan chưa nghiêm túc. Bên cạnh đó, nhiều người cho rằng
công ty đang làm quá mọi chuyện lên so với hậu quả thực tế.
Qua các vụ việc trên, ta có thể thấy được rằng các vụ việc đều liên quan đến việc vi phạm
bản quyền đối với ghi âm, ghi hình. Đặc biệt các chủ thể vi phạm đều biết được hành vi của
mình là trái pháp luật, nhưng vì mục đích thỏa mãn sở thích, ham muốn hay nhằm mục đích
kinh doanh thu lợi nhuận mà xem nhẹ những quy định của pháp luật. Từ đó, sẽ ảnh hưởng đến
uy tín, danh dự của nhà xuất bản ghi âm, ghi hình đó, ảnh hưởng đến hình ảnh của doanh
nghiệp. Ngoài ra, qua việc sao chép, quay lén sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng của bản ghi âm,
ghi hình; ảnh hưởng đến tính chất vốn có của nó.
3.2. Thực trạng tại Việt Nam về việc vi phạm:
3.2.1. Thực trạng:
Thuật ngữ “quyền của nhà tổ chức sản xuất băng âm thanh, đĩa âm thanh” được ghi nhận
chính thức ở nước ta từ năm 1995 trong Bộ luật dân sự. Vì đây là một lĩnh vực khá mới nên Bộ
luật dân sự 1995 chỉ dành 2 Điều là Điều 776 và 777 để điều chỉnh quyền này. Văn bản tiếp
theo là Quyết định số 55/1999/QĐ-BVHTT (5/8/1999) ban hành quy chế sản xuất, xuất khẩu,
nhập khẩu, lưu hành, kinh doanh băng âm thanh, đĩa âm thanh, băng hình, đĩa hình ca nhạc, sân
khấu. Ngoài ra, quyền của nhà sản xuất bản ghi âm còn được quy định trong các văn bản pháp
luật chuyên ngành khác như Luật hải quan, Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính… Bước ngoặt
quan trọng của Việt Nam trong lĩnh vực này được đánh dấu bằng việc chính thức là thành viên
của Công ước Berne (Công ước về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật) năm 2004. Tuy
không đề cập nhiều tới quyền của nhà sản xuất bản ghi âm nhưng Công ước chính là nền tảng

cho việc bảo hộ bản quyền ở các nước thành viên.
Hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đã và đang dành sự quan tâm đặc biệt tới việc bảo hộ quyền
này. Cụ thể, Việt Nam đã tham gia các Công ước như: Công ước Geneva về bảo hộ sản xuất ghi
âm chống việc sao chép không được phép ghi âm của họ; Công ước Rome về bảo hộ người
biểu diễn, nhà sản xuất ghi âm ghi hình, tổ chức phát sóng; Hiệp ước WIPO về biểu diễn và
bản ghi âm (WPPT), Hiệp định Trips về khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu
trí tuệ.
Kỷ nguyên số mang đến sự tiện lợi nhưng cũng tạo môi trường cho hành vi xâm phạm quyền
tác giả, quyền liên quan diễn ra tràn lan, rất khó ngăn chặn và kiểm soát. Xâm phạm quyền tác
giả, quyền liên quan đang diễn ra rất phổ biến và công khai. Trong một vài thí dụ điển hình gần
đây, một công ty xuất bản cho biết toàn bộ sách điện tử của họ bị một bên khác sao chép lậu.
Một thí dụ nữa là ngay sau khi các môn thể thao ASIAD 2018 được VTC phát sóng thì hàng
13 />10


loạt các website đã phát lại mà chưa được VTC cho phép. Thêm vào đó, luật pháp cũng chưa
bắt kịp với các công nghệ sao chép lậu tinh vi trên môi trường Internet. Cụ thể, chưa quy định
rõ hành vi một trang web “nhúng” (embed) đường link dẫn đến một bộ phim bị sao chép lậu
nhưng được lưu tại một trang web khác có phải là hành vi xâm phạm quyền tác giả đối với bộ
phim đó hay không. Lợi dụng điểm này, rất nhiều các trang web xem phim lậu ở Việt Nam
thường chỉ “nhúng” đường link vào trang web của mình để người dùng xem, trong khi bộ phim
thực chất được lưu tại máy chủ của một bên thứ ba ở nước ngoài.
- Vụ việc giữa Ca sĩ Mỹ Tâm và Hiệp hội Công nghiệp ghi âm VN (RIAV):
Tinh vi hơn trong việc vi phạm bản quyền ghi âm, ghi hình, một ví dụ cụ thể được mọi
người biết đến nhiều nhất có thể kể đến vụ việc của ca sĩ Mỹ Tâm năm 2009. Đầu năm 2009,
Công ty của nữ ca sĩ Mỹ Tâm đã gửi thu đến các nhà mạng như Mobifone, Vinaphone, Viettel
đề nghị họ không sử dụng các bài hát của Mỹ Tâm làm nhạc chuông chờ và yêu cầu trả tiền bản
quyền liên quan. Các đơn vị nhận được yêu cầu trên khá lúng túng trước việc này vì những bài
hát đó được cung cấp bởi RIAV. Cuối cùng, công ty của ca sĩ Mỹ Tâm đã gửi thẳng công văn
chính thức đến RIAV vào ngày 20/8/2009 yêu cầu: “Thanh toán thù lao quyền liên quan theo

yêu cầu của pháp luật”. Trong công văn có ghi: “Theo quy định tại Điều 33 Luật SHTT, thì tổ
chức cá nhân sử dụng quyền liên quan (nhằm mục đích kinh doanh, thương mại hoặc thu tiền
dưới bất cứ hình thức nào) không phải xin phép nhưng phải trả nhuận bút, thù lao cho tác giả,
chủ sở hữu quyền tác giả, người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm ghi hình, tổ chức phát
sóng” 14.
Pháp luật thừa nhận các hãng băng đĩa là chủ sở hữu các bản ghi âm ghi hình do chính mình
sản xuất. Do đó các hãng băng đĩa được tự do kinh doanh và thu lợi nhuận từ sản phẩm do
chính mình làm ra. Từ đó các hãng băng đĩa yêu cầu tổ chức cá nhân sử dụng quyền liên quan
phải thanh toán thù lao cho mình là phù hợp với pháp luật. Tuy nhiên, đó chỉ là quyền liên quan
của các nhà sản xuất bản ghi âm ghi hình. Còn đối với người biểu diễn - chủ thể có quyền đối
với bản ghi âm, ghi hình của chính họ, bản ghi âm ghi hình đó vẫn thuộc về quyền tài sản riêng
của ca sĩ thể hiện.
RIAV cho rằng: “Tất cả các bản ghi âm ghi hình do nhà sản xuất đầu tư toàn bộ, Mỹ Tâm chỉ
là ca sĩ do họ mời về để thực hiện bản ghi âm, ghi hình đó thôi. Và chính cô cũng đã được nhận
thù lao công việc. Do đó, bản ghi âm, ghi hình này là tài sản thuộc sở hữu của các nhà sản xuất.
Các nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình có đủ quyền để ký ủy thác quyền cho RIAV với các đối
tác khác để kinh doanh thu hồi vốn và lợi nhuận”15.
Tuy nhiên, trong quá trình hợp tác ghi âm, ca sĩ Mỹ Tâm chưa bao giờ ký hợp đồng chuyển
giao quyền liên quan cho bất cứ ai khác ngoài hãng đĩa mà cô đã hợp tác sản xuất. Vì vậy, việc
các hãng đĩa thanh toán thù lao ghi âm để sản xuất nó không đồng nghĩa với việc ca sĩ Mỹ Tâm
mất đi quyền liên quan của mình đối với bản ghi âm, ghi hình đó. Các hội viên RIAV chỉ có
quyền liên quan đối với sản xuất bản ghi âm, ghi hình và không có quyền tài sản đối với cuộc
biểu diễn của Mỹ Tâm. Theo quy định tại Điều 33 Luật SHTT thì các nhà mạng như
Mobifone, Vinaphone, Viettel khi sử dụng các bài hát có giọng hát của Mỹ Tâm phải thông qua
ca sĩ và trả tiền bản quyền liên quan cho cô ấy.
Có thể thấy, việc vi phạm bản quyền ghi âm, ghi hình ở Việt Nam, nó không chỉ đơn thuần là
việc sao chép, trích dẫn các bản ghi âm, ghi hình để sử dụng một cách trái phép, mà còn là lợi
dụng để buôn bán, kinh doanh, thu hồi vốn và tạo lợi nhuận cho các tổ chức.
14 />15 />11



- Vụ kiện giữa Hiệp hội Công nghiệp ghi âm VN (RIAV) với Nokia và FPT16:
Sự phát triển của kỹ thuật và công nghệ rõ ràng là một con dao hai lưỡi đối với nhà sản xuất
bản ghi âm, ghi hình và đối với cả người nắm giữ bản quyền. Bên cạnh nhiều ích lợi cũng tiềm
tàng rất nhiều rủi ro cho những ai sử dụng và khai thác quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi
hình.
Ngày 27/10/2008, RIAV công bố đã thu thập đủ chứng cứ và sẽ khởi kiện Nokia cùng dịch
vụ IPTV của công ty FPT Telecom, vì đã sử dụng các bản ghi âm nhằm mục đích thương mại
mà chưa được sự chấp phép của các hãng băng đĩa là hội viên của RIAV. Theo RIAV, hầu hết
sản phẩm phát trên IPTV không trả tiền bản quyền cho các nhà sản xuất. Trong khi đó để quảng
bá cho sản phẩm Nokia 5320, Nokia đã tặng kèm cho khách mua hàng một thẻ tải nhạc. Thẻ
này cho phép khách hàng tải miễn phí 1000 ca khúc trong số 10.446 ca khúc từ một trang web
nhacso.net, mà trang web đó thuộc công ty cổ phần trực tuyến FPT - FPT Online. Theo RIAV,
trong số 10.446 ca khúc này, có rất nhiều ca khúc thuộc quyền sử dụng của các thành viên của
hiệp hội và các thành viên này chưa hề bán hay cho phép nhacso.net quyền khai thác, sử dụng.
Trong khi đó, để cứu “khách hàng lớn” là Nokia, FPT Online đứng ra nhận mọi trách nhiệm
pháp lý cũng như các khiếu nại để không liên lụy tới Nokia. Ông Nguyễn Ngọc Long, Giám
đốc Trung tâm âm nhạc trực tuyến Công ty FPT Online khẳng định: “Tất cả nhạc trên
nhacso.net thuộc quyền quản lý của nhacso, không có cơ sở khẳng định trang nhacso là của
Nokia”. Phía RIAV cho rằng, Nokia bán điện thoại nghe nhạc, nếu không có nhạc thì điện thoại
chẳng còn giá trị gì. Còn FPT Online không hề phát hành thẻ để bán nhạc cho bất kỳ công dân
nào cũng như đối tượng nào khác ngoài Nokia, do đó, không thể nói đây là một hình thức bán
sỉ hay cung cấp thẻ một cách thông thường17.
Khi thực hiện chương trình Nokia Music, Nokia đã không tìm đến chủ sở hữu của các tác
phẩm âm nhạc ghi âm này là các hãng sản xuất băng đĩa nhạc để thương thảo về bản quyền mà
tìm đến một đơn vị thứ 3 là FPT. Trong khi đơn vị thứ 3 này không hề có tư cách pháp nhân là
đại diện cho quyền tác giả của các tác phẩm âm nhạc ghi âm này. Nokia là một thương hiệu
toàn cầu nhưng đã không quan tâm và tuân thủ những gì mà luật pháp quốc tế cũng như luật
pháp của Nhà nước sở tại đã quy định. Có thể nói rằng vì mục đích lợi nhuận, Nokia đã cố tình
phớt lờ khía cạnh luật pháp. Hợp đồng giữa Nokia và FPT online nếu có cũng sẽ là hợp đồng vi

phạm pháp luật, nên những ràng buộc của Nokia với FPT online đều không có giá trị về mặt
pháp lý. Một hợp đồng được lập ra để tiêu thụ hàng gian thì hợp đồng ấy đương nhiên vô hiệu.
Như vậy, Nokia là người trực tiếp xâm phạm đến lợi ích kinh tế cũng như sự khai thác bình
thường quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình nên Nokia phải chịu trách nhiệm hoàn
toàn về hành vi sử dụng các bản ghi âm, ghi hình bất hợp pháp của mình theo quy định của
pháp luậtvề bản quyền.
Theo thống kê chưa đầy đủ của Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc VN, hiện có
khoảng 200.000 bài hát đang lưu hành trên các trang web nhạc số chưa xin phép bản quyền tác
giả và các quyền liên quan18. Cách đây không lâu, RIAV cũng từng “có các tranh chấp” với các
web tìm kiếm nhạc số như Zing, Bamboo, Socbay... rồi đi đến dàn xếp ổn thỏa. Đến nay, nếu
Nokia bị kiện sẽ dẫn đến vụ tranh tụng đầu tiên tại VN về bản quyền âm nhạc số liên quan tới

16 />fbclid=IwAR2pTu2exihpX3gDBFuyhKk0dpxrE02xFar1oxud-DU9ZGf_xKKB0wCei-A
17 />18 />12


một nhãn hiệu nước ngoài. Vụ kiện này nếu diễn ra có thể mở lối cho bế tắc về mặt pháp lý để
ngành công nghiệp ghi âm và thị trường nhạc số VN có hướng phát triển lành mạnh hơn.
Trên thế giới, nhạc số đã tạo ra một thị trường rất sôi động với doanh thu lên đến hàng trăm
triệu USD. Các doanh nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực như Microsoft, MTV, Sony, Real, thậm chí
hãng đồ ăn McDonald’s và đồ uống Coca-Cola đã lao vào lĩnh vực này sau thành công bất ngờ
của iTunes & iPod. Các nhãn hiệu điện thoại di động lớn cũng nhập cuộc, điển hình là việc bắt
tay giữa Microsoft với Nokia, Apple với Motorola.
- Thực trạng buôn bán băng đĩa lậu:
Nạn in sao băng đĩa lậu luôn thường trực ở mức báo động, sản phẩm bất hợp pháp này được
sản xuất, kinh doanh khi thì lén lút khi thì công khai. Chỉ cần thấy tín hiệu một sản phẩm nào
đó ăn khách thì vài giờ sau đó đã bị in sao và xuất hiện tràn lan trên thị trường. Điều này được
coi là bất thường, vì mọi năm các hoạt động in sang này được thực hiện rất lén lút.
Nguồn băng đĩa lậu tại các cửa hàng hiện nay lại khá phong phú. Rất nhiều số băng đĩa được
bán ra là băng đĩa được in, sao trái phép với giá rẻ. Mức giá chung của mỗi cửa hàng đều chưa

đến 20.000 đồng cho một chiếc DVD, với VCD hoặc CD thì còn rẻ hơn, chỉ trên dưới 10.000
đồng. Trong khi đó, giá của bản “xịn” đắt gấp nhiều lần. Sản phẩm băng đĩa lậu được in sao
chớp nhoáng từ những chiếc băng đĩa trắng có giá siêu rẻ. Kỹ thuật sang, in đơn giản cho ra đời
hàng nghìn bản sao kém chất lượng. Vì thế, băng đĩa lậu mang lại lợi nhuận lớn, lấn át băng đĩa
chính thống. Tờ báo An Ninh Hải Phòng đưa tin, trong 6 tháng năm 2018, thanh tra Sở Văn hóa
và Thể thao Hải Phòng đã tịch thu và tiêu hủy 2.258 băng đĩa không có tem nhãn. Bởi bằng
cách này, hay cách khác, số băng đĩa lậu đã được cất giấu kỹ, cơ quan chức năng khó phát hiện
mà xử lý vi phạm19. Ngay tại một Thành phố lớn như Thành phố Hồ Chí Minh, cũng không
tránh khỏi những chuyện đó. Không riêng lĩnh vực ca nhạc và phim ảnh mới có băng đĩa sao
chép mà những tài liệu giáo trình học tiếng Anh hay những phần mềm vi tính cũng đều có đĩa
sao chép bất hợp pháp. Những đĩa này đang được bày bán công khai tại nhiều nhà sách ở TP
HCM như: Thăng Long, Văn Lang, Fahasa… Vào những ngày đầu năm 2010, Công an TP.Hồ
Chí Minh đã phát hiện được một nơi sản xuất, kinh doanh và chứa băng đĩa lậu lớn nhất từ
trước đến nay, tại nhà số 84 và 86 đường số 7, phường Tân Kiểng, quận 7, do Lê Thanh Vũ làm
chủ và nhà kho số 360B đường Bến Vân Đồn, quận 420.
Riêng với những nhà sản xuất kinh doanh băng đĩa chân chính, không ai dám mạnh dạn đầu
tư cho ra đời những sản phẩm nghệ thuật chất lượng cao vì không thể cạnh tranh nổi với băng
đĩa lậu. Để cho ra đời một đĩa nhạc, các nhà sản xuất họ phải đầu tư từ nhuận bút, tác giả, phối
khí, nguyên liệu đầu vào, đầu ra, đóng thuế, chi phí quảng bá sản phẩm… trong khi băng đĩa
gốc bán ra từ 35.000 đồng trở lên thì băng đĩa lậu chỉ khoản từ 5.000 - 7.000 đồng, điều này đã
giết chết ngành công nghiệp ghi âm trong nước21.
Trước đây, Nghị định 56/2006/NĐ-CP chỉ quy định phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đối với các
hành vi bán, cho thuê hoặc lưu hành băng đĩa ca nhạc, sân khấu chưa được phép lưu hành thì
tiếp sau đó, Nghị định 75/2010/NĐ-CP có quy định khung phạt hành chính đối với cả người
mua. Tuy nhiên, rất khó để cưỡng chế hết các đối tượng cả mua và bán. Đặc biệt là với người
mua và sử dụng, cơ quan chức năng chỉ xử phạt được khi người mua bị bắt quả tang tại các cửa
hàng, còn đối với người mua trên đường phố thì lại không thể soát người hay xử phạt những
19 />20 />21 />13



người đặt hàng mua giao về tận nhà. Đây là một trong những bất cập về việc xử lý vi phạm đối
với việc sử dụng trái phép các bản ghi âm, ghi hình.
- Thực trạng vi phạm bản quyền trong môi trường kỹ thuật số và Internet:
Không chỉ khốn đốn với nạn băng đĩa lậu tồn tại từ lâu, trong vài năm gần đây, sự phát triển
chóng mặt của công nghệ số và Internet đã mang đến những tiện ích mới cho người sử dụng
nhưng cũng mở ra các lối đi khác cho nạn xâm phạm bản quyền ngày càng tinh vi và phức tạp
hơn.
Nạn vi phạm bản quyền trong môi trường kỹ thuật số và Internet đang là thách thức lớn
trong việc tự bảo vệ quyền của các chủ thể quyền, đồng thời cũng là thách thức đối với các cơ
quan quản lý và thực thi về bảo hộ quyền nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình. Những trang web
cho nghe nhạc như: nhaccuatui, nhaccaigi, vietgiaitri, nhac8, vietnhim, hayso1, nhac1000,
9nhac, baamboo, zingmp3... có số lượng người truy cập rất lớn. Đa số vào để nghe miễn phí,
down load nhạc thoải mái và tự do chia sẻ tất cả tài nguyên âm nhạc trong và ngoài nước. Trên
những trang web này, số lượt tải và nghe những bài hát có khi lên đến hơn triệu lượt cho các
bài đang phổ biến. Hầu hết các website này đưa bản ghi âm, ghi hình lên chưa thực hiện nghĩa
vụ của mình với chủ thể quyền nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình. Họ đưa lên với nhiều động
cơ, có thể để lấy tiền quảng cáo, hay phục vụ việc download của người tiêu dùng nhằm kiếm
tiền, sinh lợi, nhưng không thanh toán tiền nhuận bút, thù lao cho người nắm giữ bản
quyền. Các website cũng xâm phạm quyền của nhau, ví dụ, sử dụng các bản ghi âm, ghi hình từ
một website khác về website của mình nhưng không có sự thỏa thuận, xin phép nhà sản xuất.
Và như thế, mức độ ảnh hưởng đến nền công nghiệp ghi âm trong nước đang ở mức báo động.
Thêm nữa, việc quản lý bản quyền trên web lại là một việc hết sức khó khăn. Việc tranh chấp
bản quyền trên hệ thống Internet đã không còn xa lạ với công chúng Việt Nam gần đây.
3.2.2. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng:
Tình trạng vi phạm bản quyền trong các lĩnh vực ghi âm, ghi hình diễn ra nhan nhản hàng
ngày là một vấn đề nhức nhối khiến các nhà sản xuất phải “dở khóc dở cười”. Rõ ràng, có thể
thấy rõ nguyên do dẫn tới tình trạng vi phạm quyền liên quan, mà cụ thể là các bản ghi âm, ghi
hình lại được sử dụng một cách rộng rãi mà không hề có sự xin phép.
Thứ nhất, điều kiện kinh tế xã hội ở nước ta còn nhiều yếu kém, vấn đề “tiền tệ” luôn là vấn
đề nhức nhối xã hội, dẫn đến việc sao chép lậu và kinh doanh các sản phẩm sao chép lậu như

âm nhạc, phim ảnh, các tác phẩm văn học, nghệ thuật... Người phân phối, cung cấp các sản
phẩm lậu thu lại một khoản lời lớn từ việc buôn bán mà không phải trả tiền bản quyền. Còn
người mua càng “ham rẻ”, lại càng chuộng việc sử dụng sản phẩm lậu hơn bao giờ hết.
Thứ hai, nền giáo dục và văn minh vẫn chưa tốt, phần lớn người dân không hiểu biết, không
phân biệt được sản phẩm thật và sản phẩm lậu, còn rất nhiều người chưa có ý thức tôn trọng
quyền tác giả và coi việc sử dụng các sản phẩm sao chép lậu là việc bình thường, chưa có ý
thức về việc phải trả tiền để được thưởng thức các tác phẩm nghệ thuật.
Thứ ba, kỹ thuật và công nghệ sao chép ngày càng được cải tiến và có mặt ở Việt Nam, nên
sản phẩm vi phạm được sản xuất với số lượng lớn và tốc độ tăng nhanh. Điều đó đã giúp cho
các nhà sản xuất băng đĩa lậu sao chép sản phẩm của các nhà sản xuất chính thống một cách dễ
dàng và quy mô ngày càng cao hơn. Đặc biệt, Internet phát triển đa dạng đã làm cho các nhà
sản xuất đứng trước một thách thức lớn, vì sự truyền tải của nó quá nhanh, chỉ cần vài phút với
một nút nhấn là có thể tải được những bài hát mà mình yêu thích không cần phải tốn nhiều thời
gian và tiền bạc như việc đi mua băng đĩa.

14


Thứ tư, bản thân các nhà sản xuất họ chưa thực sự quyết tâm bảo vệ quyền lợi của chính
mình. Đa số họ chưa thể hiện tính chủ động trong việc tìm kiếm, phát hiện, khiếu nại và khởi
kiện đối với những tổ chức, cá nhân vi phạm, chưa chủ động phối hợp với các cơ quan chức
năng trong việc kiểm tra, kiểm soát. Họ thường trông chờ, ỷ lại vào sự giúp đỡ của cơ quan có
chức năng vốn đã có rất nhiều việc phải làm, chưa hình thành tập quán tôn trọng quyền sở hữu
trí tuệ.
Thứ năm, luật pháp chưa quy định rõ trách nhiệm của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ
trung gian (như các công ty cung cấp dịch vụ internet, dịch vụ mạng xã hội) trong việc bảo vệ
bản quyền trên môi trường Internet. Đặc biệt là trách nhiệm của các doanh nghiệp này khi nhận
được thông tin về hành vi xâm phạm từ chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan. Đồng thời, một
số quy định pháp luật còn chưa có hướng dẫn rõ ràng, chưa bắt kịp với các công nghệ xâm
phạm tinh vi, nên khó đi vào thực tiễn. Thêm nữa, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ

thực thi quyền còn hạn chế. Không được đào tạo một cách chính quy, không được bồi dưỡng,
bổ sung kiến thức thường xuyên nên lực lượng này khá thụ động trong việc giải quyết các tranh
chấp phát sinh, dẫn tới tình trạng trì trệ, ứ đọng ngày càng nhiều. Với các thẩm phán, do việc
giải quyết các vi phạm về sở hữu trí tuệ còn mới mẻ, ít tiền lệ lại phức tạp nên cũng hạn chế về
mặt kinh nghiệm.
Thứ sáu, việc thực thi pháp luật về bảo vệ quyền tác giả, quyền liên quan còn chưa nghiêm,
dẫn đến tình trạng xâm phạm, sao chép lậu, đặc biệt là trên môi trường Internet vẫn còn phổ
biến. Tổ chức và hoạt động của các cơ quan có trách nhiệm đấu tranh với các hành vi xâm
phạm quyền sở hữu trí tuệ còn thiếu đồng bộ và chồng chéo, nhiều tầng nấc xử lý khiến hiệu
lực thực thi bị phân tán, phức tạp. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hiện có tới 6 loại cơ quan: Tòa
án, Thanh tra, Quản lý thị trường, Hải quan, Công an, UBND các cấp 82 cùng có thẩm quyền
xử phạt hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên hoạt động của các cơ quan này lại
chưa hiệu quả do sự phối hợp thiếu đồng bộ, thẩm quyền còn chồng chéo, không có sự thống
nhất, nảy sinh tâm lí đùn đẩy, chờ đợi, ỷ lại…
3.2.3. Thành tựu đạt được trong việc bảo vệ bản quyền ghi âm, ghi hình khỏi các tội
phạm xâm phạm qua nhiều năm:
Trong năm 2009, lực lượng Thanh tra chuyên ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tiến
hành thanh tra, kiểm tra 14.429 lượt cơ sở kinh doanh, dịch vụ trong lĩnh vực văn hóa, thể thao
và du lịch, trong đó phát hiện 3.013 cơ sở vi phạm. Đã xử lý: phạt cảnh cáo 188 cơ sở; tạm giữ
giấy phép 37 cơ sở; đình chỉ hoạt động 143 cơ sở; thu giữ: 649.324 băng đĩa các loại. Tổng số
tiền xử phạt vi phạm hành chính 11,5 tỷ đồng. Thanh tra cũng đã tiến hành xử phạt hành chính
và buộc tháo gỡ các file âm nhạc vi phạm bản quyền trên nhiều trang web, trong đó có
mp3.nhacso.net, mp3.nhacso.net/nokia, nhaccuatui.com, baamboo.com, chacha.vn, clip.vn,
tamtay.vn, nghenhac.info, zing.vn, vnmedia.vn22.
Năm 2011, theo Báo cáo của Thanh tra Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Đội kiểm tra liên
ngành một số tỉnh, thành phố, đã tiến hành kiểm tra 19.857 cơ sở; phát hiện và xử lý 3.434 cơ
sở vi phạm; cảnh cáo 34 cơ sở; đình chỉ hoạt động 34 cơ sở; tạm giữ 15 giấy phép kinh doanh.
Tang vật tịch thu gồm: 142.284 băng, đĩa các loại. Xử phạt vi phạm hành chính:
14.875.650.000 đồng (Mười bốn tỷ tám trăm bảy lăm triệu sáu trăm năm mươi nghìn đồng),
tăng 12% so với năm 201023.

22 Báo cáo Tổng kết hoạt động bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan năm 2009, Cục Bản quyền, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
23 Báo cáo Một số thông tin chính về hoạt động bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan tại Việt Nam năm 2011, Thanh tra Bộ, Bộ Văn
hóa, Thể thao và Du lịch.
15


Sự phối hợp giữa các ngành chức năng trong bảo hộ quyền của nhà sản xuất bản ghi âm
cũng là những thành tựu rất đáng được ghi nhận. Ngày 05/2/2009, Thanh tra Bộ Văn hóa, Thể
thao và Du lịch phối hợp với Cục cảnh sát điều tra tội phạm kinh tế, Bộ Công an đã phát hiện
Cửa hàng kinh doanh 17 Báo cáo Tổng kết hoạt động bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan
năm 2009, Cục Bản quyền, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. 18 Báo cáo Một số thông tin
chính về hoạt động bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan tại Việt Nam năm 2011, Thanh tra
Bộ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. 63 băng đĩa ca nhạc Bình Quyên, 38 phố Yên Bái II- chợ
Hòa Bình, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, thu giữ hơn 10.000 nghìn băng đĩa không dán tem, xử
phạt vi phạm hành chính 15 triệu đồng24.
Về giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo, năm 2009, Thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du
lịch đã tiếp nhận 33 đơn khiếu nại, tố cáo, giải quyết dứt điểm 27 vụ. Năm 2011, Thanh tra Bộ
tiếp nhận 42 đơn khiếu nại, 46 đơn tố cáo và 84 đơn đề nghị, kiến nghị qua đó đã hướng dẫn
công dân gửi 09 đơn khiếu nại, chuyển 34 đơn, trả lời 34 đơn, thành lập 08 đoàn thanh tra và tổ
công tác. Các đơn kiến nghị, đề xuất được Thanh tra Bộ nghiên cứu trả lời cho công dân và đề
xuất với lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nhằm tăng cường công tác quản lý 25.
Về tuyên truyền, bên cạnh việc tổ chức các hội nghị, hội thảo, tập huấn, diễn đàn, tọa đàm
về quyền tác giả, quyền liên quan, Cục Bản quyền tác giả còn thực hiện việc tuyên truyền và
phổ biến giáo dục pháp luật quyền tác giả, quyền liên quan thông qua các kênh khác nhau
như phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam, Báo Văn hóa, Báo Điện tử Tổ quốc xây dựng
các bài viết, phát sóng các chương trình truyền thông về quyền tác giả, quyền liên quan và
công nghiệp văn hóa trên Đài Truyền hình Việt Nam (chương trình Chuyển động VTV24).
Nhìn chung, hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về quyền tác giả, quyền
liên quan trong năm 2018 của Cục Bản quyền tác giả đã ảnh hưởng lớn đến công chúng. Cục
Bản quyền tác giả đã không ngừng đổi mới, nâng cao hiệu quả các hình thức, biện pháp tuyên

truyền, phổ biến pháp luật, củng cố đội ngũ làm công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về
quyền tác giả, quyền liên quan26.
3.3. Quy định pháp luật Việt Nam về xử lý vi phạm quyền của nhà sản xuất ghi âm, ghi
hình:
3.3.1. Yếu tố xâm phạm:
Theo Khoản 5 Điều 3 Nghị định 119/2010/NĐ-CP: “Yếu tố xâm phạm là yếu tố được
tạo ra từ hành vi xâm phạm”.
Căn cứ xác định yếu tố xâm phạm quyền liên quan là phạm vi bảo hộ quyền liên quan đã
được xác định theo hình thức thể hiện bản định hình đầu tiên cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi
hình, chương trình phát sóng (Theo Khoản 4 Điều 5 Nghị định 119/2010/NĐ-CP). Như vậy,
để xác định một bản ghi âm hoặc ghi hình có phải là yếu tố xâm phạm quyền liên quan hay
không, cần so sánh bản ghi âm, ghi hình đó với bản ghi âm, ghi hình gốc. Bản sao bản ghi âm,
ghi hình là yếu tố xâm phạm quyền liên quan khi nó sao chép một phần hoặc toàn bộ bản ghi
âm, ghi hình đang được bảo hộ của người khác.
3.3.2. Hành vi xâm phạm:
3.3.2.1. Hành vi xâm phạm quyền nhân thân:
24 />25 Tổng kết số liệu từ Báo cáo Tổng kết hoạt động bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan, Thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch từ
năm 2009 đến năm 2012
26 />16


Hành vi sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm (bản ghi âm, ghi hình) dưới bất kỳ hình
thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả đều vi phạm quy định tại Khoản 5
Điều 28 Luật SHTT.
Điều 10 Nghị định 131/2013/NĐ-CP quy định biện pháp xử phạt hành chính với hành vi
xâm phạm quyền bảo vệ sự toàn vẹn của một tác phẩm gây phương hại đến danh dự và uy tín
của tác giả, theo đó:
 Phạt tiền từ 3 - 5 triệu đồng đối với hành vi tự ý sửa chữa, cắt xén tác phẩm;
 Phạt tiền từ 5 - 10 triệu đồng đối với hành vi xuyên tạc tác phẩm.
Đồng thời, đối tượng thực hiện hành vi vi phạm buộc phải cải chính công khai trên phương

tiện thông tin đại chúng thông tin sai sự thật; Buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm dưới hình
thức điện tử, trên môi trường mạng và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với
hành vi này.
3.3.2.2. Hành vi xâm phạm quyền tài sản:
Hành vi sao chép tác phẩm (bản ghi âm, ghi hình) mà không xin phép chủ thể có quyền, (trừ
trường hợp quy định tại Điều 33 của Luật SHTT) đều bị coi là xâm phạm quyền tài sản. (Điều
22 Nghị định 22/2018/NĐ-CP đã giải thích cụ thể thế nào là tự sao chép một bản và điều kiện
sao chép tác phẩm lưu trữ trong thư viện với mục đích nghiên cứu).
Theo Điều 35 Luật SHTT, hành vi xâm phạm quyền tài sản là:
 Chiếm đoạt quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình (Khoản 1).
 Công bố, sản xuất và phân phối bản ghi âm, ghi hình mà không được phép nhà sản xuất
bản ghi âm, ghi hình (Khoản 3).
 Sao chép, trích ghép đối với bản ghi âm, ghi hình mà không được phép của nhà sản xuất
bản ghi âm, ghi hình (Khoản 6).
 Phát sóng, phân phối, nhập khẩu để phân phối đến công chúng bản ghi âm, ghi hình khi
biết hoặc có cơ sở để biết thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử đã bị dỡ bỏ hoặc đã bị
thay đổi mà không được phép của chủ sở hữu quyền liên quan (Khoản 8).
Điều 2 Nghị định 131/2013/NĐ-CP quy định khung phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức trong
vi phạm xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan:
“1. Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực quyền tác giả, quyền liên quan đối với cá nhân là
250.000.000 đồng, đối với tổ chức là 500.000.000 đồng.
2. Khung phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là khung phạt tiền áp dụng đối với
cá nhân, trừ trường hợp quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 5; Khoản 1 và Điểm b Khoản
2 Điều 7 Nghị định này. Đối với cùng một hành vi vi phạm, khung phạt tiền đối với tổ chức gấp
02 lần khung phạt tiền đối với cá nhân”.
Khoản 1 Điều 225 BLHS 2015 quy định người nào không được phép của chủ thể quyền tác
giả mà sao chép tác phẩm, bản ghi âm, bản ghi hình thu lợi bất chính từ 50 - 300 triệu đồng
hoặc gây thiệt hại cho chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan từ 100 - 500 triệu đồng hoặc hàng
hóa vi phạm trị giá từ 100 - 500 triệu đồng, thì bị phạt tiền từ 50 - 300 triệu đồng hoặc phạt cải
tạo không giam giữ đến 03 năm.

3.3.3. Căn cứ xác định hành vi xâm phạm:
Việc xác định một hành vi xâm phạm là vô cùng quan trọng, nó là cơ sở để biết được hành vi
đó có phải là hành vi xâm phạm hay không và từ đó đưa ra những biện pháp xử lý hoặc chế tài

17


thích hợp. Một hành vi được xem là xâm phạm quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình
nếu nó thỏa mãn tất cả các điều kiện sau27:
- Đối tượng bị xem xét thuộc phạm vi đối tượng đang được bảo hộ.
- Có yếu tố xâm phạm trong đối tượng bị xem xét.
- Người thực hiện hành vi bị xem xét không phải là chủ thể quyền đối với bản ghi âm, ghi
hình và không phải là người được pháp luật hoặc cơ quan có thẩm quyền cho phép.
- Hành vi bị xem xét xảy ra tại Việt Nam. Hành vi bị xem xét cũng bị coi là xảy ra tại Việt
Nam nếu hành vi đó xảy ra trên mạng Internet nhưng nhằm vào người tiêu dùng hoặc người
dùng tin tại Việt Nam.
3.3.4. Biện pháp bảo vệ:
Theo quy định của Luật SHTT, chủ sở hữu quyền liên quan có thể lựa chọn các biện pháp
sau đây để bảo vệ quyền và lợi ích của mình:
 Biện pháp tự bảo vệ (Điều 198).
 Biện pháp dân sự (Điều 199).
 Biện pháp hành chính, hình sự (Điều 199).
 Biện pháp kiểm soát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại biên giới (Điều 200).
3.3.4.1. Biện pháp tự bảo vệ:
Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có quyền tự bảo vệ tác phẩm của mình:
 Áp dụng biện pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ;
 Yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phải chấm dứt hành
vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại;
 Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;

 Khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
3.3.4.2. Biện pháp dân sự:
Thông qua toà án, chủ thể có quyền có thể yêu cầu toà án áp dụng những biện pháp dân sự
sau đối với người vi phạm. Điều 202 Luật SHTT quy định tòa án áp dụng các biện pháp dân
sự sau đây để xử lý tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ:
 Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm.
 Buộc xin lỗi, cải chính công khai.
 Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự.
 Buộc bồi thường thiệt hại.
 Buộc tiêu hủy hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương
mại đối với hàng hóa, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất,
kinh doanh hàng hóa xâm phạm quyền tác giả trong luật sở hữu trí tuệ với điều kiện không làm
ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ.
3.3.4.3. Biện pháp hành chính, hình sự:
- Khoản 1 Điều 211 Luật SHTT có quy định chủ thể có quyền áp dụng biện pháp hành
chính thông qua quy định về xử phạt:
“1. Các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ sau đây bị xử phạt hành chính:
a) Thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây thiệt hại cho người tiêu dùng hoặc
cho xã hội;
27 Điều 21 Nghị định 105/2006/NĐ-CP ngày 22/09/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về
bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý Nhà nước về sở hữu trí tuệ.
18


b) Không chấm dứt hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ mặc dù đã được chủ thể quyền
sở hữu trí tuệ thông báo bằng văn bản yêu cầu chấm dứt hành vi đó;
c) Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ theo quy
định tại Điều 213 của Luật này hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này;
d) Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán vật mang nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý trùng
hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý được bảo hộ hoặc giao cho

người khác thực hiện hành vi này”.
- Khoản 3 Điều 200 Thẩm quyền xử lý:
“Việc áp dụng biện pháp hành chính thuộc thẩm quyền của các cơ quan Thanh tra, Công
an, Quản lý thị trường, Hải quan, Uỷ ban nhân dân các cấp. Trong trường hợp cần thiết, các
cơ quan này có thể áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính theo quy
định của pháp luật”.
Tuy nhiên, CQNN có thẩm quyền chỉ được áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử
phạt hành chính trong những trường hợp nhất định theo điểm a, b, c Khoản 1 Điều 215 Luật
SHTT.
- Điều 212 Luật SHTT có quy định:
“Cá nhân thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có yếu tố cấu thành tội phạm thì
bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hình sự”.
3.3.4.4. Biện pháp kiểm soát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại biên giới:
Khoản 4 Điều 200 Luật SHTT có quy định:
“Việc áp dụng biện pháp kiểm soát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí
tuệ thuộc thẩm quyền của cơ quan hải quan”.
CHƯƠNG 4: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM THỰC HIỆN CÓ HIỆU QUẢ CÔNG TÁC
BẢO HỘ QUYỀN CỦA NHÀ SẢN XUẤT BẢN GHI ÂM, GHI HÌNH TẠI VIỆT NAM:
4.1. Đối với hệ thống pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền của nhà sản xuất bản ghi
âm, ghi hình:
Về cơ bản, hệ thống pháp luật Việt Nam bao gồm Luật SHTT, BLHS 2015, Luật XLVPHC
và các văn bản hướng dẫn liên quan khác, đều đã có những quy định tương đối đầy đủ để xử lý
các hành vi xâm phạm.
BLHS 2015 có quy định trách nhiệm hình sự đối với hành vi cố ý sao chép tác phẩm, bản
ghi âm, bản ghi hình và hành vi phân phối đến công chúng bản sao tác phẩm, bản sao bản ghi
âm, bản sao bản ghi hình mà không được phép của chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan.
Ngoài ra, BLHS 2015 cũng đã quy định trách nhiệm của pháp nhân khi thực hiện hành vi xâm
phạm quyền tác giả. Những hành vi xâm phạm khác chủ yếu bị xử lý dưới hình thức phạt tiền,
buộc dỡ bỏ bản sao hoặc tiêu hủy tang vật, theo quy định tại Nghị định số 131/2013/NĐ-CP.
Tuy nhiên vẫn còn một số bất cập trong luật pháp về quyền tác giả và quyền liên quan.

Thứ nhất, Việt Nam nên sớm ban hành Luật về đĩa quang 28 để hạn chế tình trạng sao chép
băng đĩa lậu và tránh sẽ trở thành nước sản xuất và cung cấp đĩa quang trắng sao chép các
chương trình lậu: ca nhạc, truyền hình… Thực tế hiện nay, các Ca sĩ ra album đang dần trở
thành của hiếm mặc dù có thừa điều kiện để ra các album có chất lượng, bởi vì nạn sao chép
đĩa lậu đã trở thành “vấn nạn bất trị”, “căn bệnh trầm kha”.
28 Là thuật ngữ dùng để chỉ chung các loại đĩa mà dữ liệu được ghi/đọc bằng tia ánh sáng hội tụ. Tuỳ thuộc vào từng loại đĩa quang (CD,
DVD...) mà chúng có các khả năng chứa dữ liệu với dung lượng khác nhau.
19


Đối với các nhà máy sản xuất đĩa trắng 29, bắt buộc phải có mã nhận dạng nguồn (mã SID mã nhận diện bảo mật) kể cả trên đĩa gốc lẫn đĩa nhân bản để quản lý xuất xứ của các đĩa trắng
từ đó dễ truy ra đối tượng sử dụng đĩa trắng sao chép lậu. Người tiêu dùng cũng phải sử dụng
đĩa có mã số. Điều này giúp hạn chế nạn sao chép lậu có quy mô lớn từ đĩa trắng. Những đơn
vị nhập khẩu đĩa quang cũng phải nhận hàng có mã số. Đĩa quang không có mã số sẽ bị xem là
đĩa lậu và bị xử lý.
Thứ hai, cần phải sửa đổi, bổ sung các quy phạm theo hướng lấy thủ tục dân sự làm biện
pháp chủ yếu để điều chỉnh các quan hệ về sở hữu trí tuệ. Các chế tài hành chính chỉ được áp
dụng như là một biện pháp bổ sung khi sự xâm phạm quyền vượt quá mức dân sự (chẳng hạn
như có yếu tố vi phạm pháp luật, gây thiệt hại cho trật tự xã hội). Bởi vì, công tác thực thi
quyền Sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay là coi nhẹ thủ tục và trình tự dân sự, đồng thời quá
chú trọng đến các biện pháp hành chính. Đây cũng chính là nguyên nhân làm cho hoạt động
bảo hộ quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình và hoạt động bảo hộ Sở hữu trí tuệ nói
chung không đạt được hiệu quả cao.
Thứ ba, mức phạt phải tăng theo mức độ nghiêm trọng của hành vi vi phạm như vi phạm có
tổ chức, tái phạm, vi phạm có liên quan đến các văn hoá phẩm đồi truỵ, chống phá nhà nước
Việt Nam nhằm bảo đảm “việc thực thi phải bao gồm các biện pháp kịp thời để ngăn chặn vi
phạm và các chế tài đủ mạnh để ngăn ngừa xâm phạm”. Bên cạnh các quyết định về mức phạt
và biện pháp xử lý hành chính, cần có các quyết định rõ ràng, cụ thể về đăng ký áp dụng chế tài
này để chống khuynh hướng lạm dụng các biện pháp hành chính.
Biện pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật hiện hành được đặc biệt quan tâm bởi nó tạo nên

một hành lang pháp lý thống nhất, không chỉ đáp ứng tình hình trong nước mà còn phù hợp với
các chuẩn mực quốc tế. Một hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất, hợp lý sẽ làm công cụ đắc
lực để bảo hộ quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình.
4.2. Đối với hệ thống CQNN có thẩm quyền:
Hiện nay, quyền Sở hữu trí tuệ ở Việt Nam được bảo đảm thực thi bởi một hệ thống cơ quan
đồ sộ bao gồm: Cục bản quyền tác giả thuộc Bộ Văn hoá thể thao và du lịch, cơ quan quản lý
thị trường thuộc Bộ Công thương, cơ quan cảnh sát kinh tế, cảnh sát biển thuộc Bộ Công an, cơ
quan hải quan thuộc Bộ Tài chính, bộ đội biên phòng thuộc Bộ Quốc phòng, các cơ quan thanh
tra nhà nước, và thanh tra chuyên ngành, Viện kiểm sát nhân dân và Toà án nhân dân, Uỷ ban
nhân dân các cấp. Như vậy so với các nước, hệ thống cơ quan thực thi quyền Sở hữu trí tuệ của
Việt Nam được tổ chức với quá nhiều đầu mối.
Thứ nhất, việc bố trí quá nhiều cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính khiến cho
các cơ quan này chưa chủ động phối hợp trong công tác, dẫm chân lên nhau, ỷ lại nhau, đã ảnh
hưởng rất nhiều tới hiệu quả bảo hộ quyền Sở hữu trí tuệ. Đồng thời sự yếu kém trong tổ chức,
sự hạn chế về chuyên môn nghiệp vụ cũng là một khó khăn lớn. Do đó, cần làm rõ chức năng,
nhiệm vụ quyền hạn, phân cấp hoạt động của các cơ quan, nâng cao năng lực của những cán bộ
là một yêu cầu cấp thiết.
Để khắc phục tình trạng chồng chéo giữa các cơ quan hiện nay, cần xem xét để phân công
chức năng, quyền hạn của từng cơ quan theo hướng bố trí một cơ quan làm đầu mối. Chẳng hạn
cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính là Uỷ ban nhân dân, Thanh tra và Quản lý
thị trường. Hoặc, đưa quá trình giải quyết tranh chấp bản quyền về một đầu mối bằng sáng kiến
29 Viết tắt của từ Compact Disc là một loại đĩa quang, sử dụng phương pháp ghi quang học để lưu trữ dữ liệu trên máy tính đã được mã
hóa theo kỹ thuật số.
20


liên kết 3 ngành: Thanh tra Văn hóa, Công an và Quản lý thị trường. Công an kinh tế chỉ có
chức năng điều tra, không nên giao chức năng xử phạt cho cơ quan này.
Thứ hai, theo quy định của pháp luật hiện hành, hầu hết các hành vi xâm phạm quyền nhà
sản xuất bản ghi âm, ghi hình đều có thể xử lý bằng biện pháp hành chính. Điều này đã dẫn đến

tình trạng hành chính hoá các quan hệ dân sự. Một số trường hợp xâm phạm quyền nhà sản
xuất bản ghi âm, ghi hình tuy thuộc lĩnh vực dân sự, lẽ ra cần phải được giải quyết theo thủ tục
dân sự tại Toà án nhưng lại được xử lý bằng biện pháp hành chính với quan niệm cho đơn giản
và đỡ tốn kém30. Do vậy, cần từng bước nâng cao vai trò của hệ thống Tòa án trong công tác
giải quyết các tranh chấp và vi phạm. Toà án có thẩm quyền đưa ra các lệnh áp dụng các biện
pháp khẩn cấp tạm thời, ra lệnh điều tra về hành vi xử phạt và ra quyết định về các bộ phận xử
lý (buộc đình chỉ hành vi vi phạm, khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại….). Bằng việc thiết
lập tòa chuyên trách về Sở hữu trí tuệ, chúng ta có thể giải quyết được một cách chuyên nghiệp
và hiệu quả hơn các vi phạm. Cùng với toà án chuyên trách này, đội ngũ thẩm phán và các cán
bộ tòa án sẽ được nâng cao năng lực và kinh nghiệm xét xử.
Thứ ba, cần phải có cơ chế thưởng phạt cho các cán bộ thực thi và cá thể khoá trách nhiệm
cho từng cá nhân, đơn vị. Như vậy, vì lý do siêu lợi nhuận đến từ việc xâm phạm sở hữu trí tuệ,
cho nên việc vi phạm vẫn tiếp diễn và diễn biến ngày càng phức tạp. Do đó, để nâng cao khả
năng bảo hộ quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, đòi hỏi cần tăng cường bộ máy thực thi, đảm
bảo cho hệ thống này hoạt động đồng bộ thống nhất, nhằm đấu tranh và phòng ngừa vi phạm
có hiệu quả.
Thứ tư, tổ chức các lớp tập huấn trang bị các kiến thức về vấn đề công nghệ để khắc phục
những hạn chế trong quá trình kiểm tra, xử lí, góp phần vào công cuộc điều tra các hành vi xâm
phạm quyền nhà sản xuất ghi âm, ghi hình trong bối cảnh tình trạng xâm phạm quyền sở hữu trí
tuệ đang diễn ra ngày càng phức tạp hiện nay.
Nhà nước cần có chính sách đầu tư tài chính, trang thiết bị và công nghệ cần thiết để đảm
bảo các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ phục vụ cho việc lưu trữ các dữ liệu, thông tin về
quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình hoạt động sản xuất băng đĩa, tạo điều kiện cho
công tác thẩm định được chính xác, nhanh gọn.
4.3. Nâng cao chất lượng của mạng lưới thông tin:
Có thể nói, hệ thống thông tin về quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình ở Việt Nam
hiện nay có nhiều bất cập. Thông tin rời rạc, chưa kết nối với nhau, chưa có dịch vụ thông tin
phù hợp, các dịch vụ cung cấp thông tin hiện còn thô sơ và thụ động. Điều này đã gây khó khăn
rất lớn cho việc tiếp cận, khai thác thông tin của các nhà sản xuất và người dân, quản lý thông
tin của cơ quan thực thi. Vì vậy, cần nâng cao chất lượng của mạng lưới thông tin về quyền nhà

sản xuất bản ghi âm, ghi hình với việc áp dụng kỹ thuật hiện đại, tiên tiến là một việc làm rất
cần thiết, nhất là trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay. Chúng ta cần chủ động xây dựng
các kho dữ liệu thông tin cập nhật liên tục những dữ liệu mới nhất về hoạt động sản xuất băng
đĩa âm thanh, về các bản ghi âm, ghi hình đảm để bảo sự kết nối dễ dàng, thông suốt và liên tục
cập nhật31. Trên cơ sở dữ liệu được lưu trữ, các lực lượng thực thi có cơ sở để tổng hợp, đánh
giá tình hình, thủ đoạn, địa bàn, nơi thường có băng đĩa lậu xâm phạm quyền nhà sản xuất bản
ghi âm, ghi hình để theo dõi tình trạng vi phạm. Từ đó mới có cơ sở để xây dựng kế hoạch
30 />31 />21


thanh tra, kiểm tra, đấu tranh chống hành vi xâm phạm quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi
hình và làm băng đĩa lậu32.
4.4. Áp dụng các biện pháp công nghệ trong việc bảo vệ quyền của nhà sản xuất bản
ghi âm, ghi hình:
Hiện nay, với sự phát triển của công nghệ đặc biệt là Internet đã gây nên một thách thức đối
với ngành công nghiệp ghi âm Việt Nam. Với rất nhiều kênh phân phối và lưu trữ mới hiện nay
thì việc kiểm soát người sử dụng tiếp cận, trao đổi các bản ghi âm, ghi hình là vô cùng khó
khăn vì quy tắc truyền thống không còn có thể áp dụng được và khi phát hiện những hành vi
xâm phạm đó nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình đã phải chịu tổn thất rất lớn thậm chí gây nên
tình trạng phá sản.
Để bảo vệ quyền lợi và sản phẩm khi kinh doanh trực tuyến của mình một cách tốt thì nhà
sản xuất bản ghi âm, ghi hình nên tự bảo vệ bằng cách áp dụng các biện pháp công nghệ như
cài đặt DRM - (Digital Rights Management). DRM là thuật ngữ chỉ những phương pháp được
áp dụng để hạn chế việc sao chép nhạc, video, âm thanh, hình ảnh… kiểm soát thông tin của họ
bằng cách hạn chế số lượng sao chép, quy định thời gian sử dụng... Nó tạo điều kiện cho chủ sở
hữu nội dung hạn chế khả năng tiếp cận file của khách hàng - những người đã trả tiền để mua
nội dung đó và muốn chia sẻ tới một vài thiết bị khác.
Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý về bản quyền cũng nên áp dụng những biện pháp công
nghệ trong việc tìm kiếm, phát hiện, ngăn ngừa những hành vi xâm phạm trên để quản lý, ngăn
chặn hành vi xâm phạm bản quyền của người dùng một cách hiệu quả hơn33.

4.5. Bản ghi âm, ghi hình trong mối quan hệ giữa quyền của tác giả, người biểu diễn
với nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình:
Luật SHTT của Việt Nam chỉ ghi nhận các quyền độc lập của tác giả (Điều 20), người biểu
diễn (Điều 29), nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình (Điều 30). Vì vậy, có thể dẫn đến cách hiểu
là khi một chủ thể sử dụng bản ghi âm, ghi hình thì chỉ cần sự cho phép của nhà sản xuất bản
ghi âm, ghi hình không phải xin phép người biểu diễn hay tác giả.
Điều 33 Luật SHTT quy định: “tổ chức, cá nhân sử dụng bản ghi âm, ghi hình để phát
sóng; sử dụng bản ghi âm, ghi hình trong hoạt động kinh doanh, thương mại thì không phải
xin phép nhưng phải trả nhuận bút, thù lao theo thỏa thuận cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác
giả, người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình”. Đây là ngoại lệ dành riêng cho
những trường hợp mà do đặc thù của lĩnh vực hoạt động, những chủ thể này thường xuyên sử
dụng tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình để phục vụ nhu cầu giải trí của công chúng như: Các tổ
chức phát sóng sử dụng tác phẩm, bản ghi để phát sóng; các chủ thể sử dụng bản ghi âm
trong hoạt động kinh doanh, thương mại như vũ trường, nhà hàng, khách sạn, quán karaoke,
các trang web nhạc... Để tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể này trong quá trình sử dụng
tác phẩm, quyền liên quan, pháp luật quy định họ không phải xin phép tác giả, chủ thể của
quyền liên quan nhưng vẫn phải trả nhuận bút, thù lao khi sử dụng.
Theo Nghị định 22/2018/NĐ-CP tại Khoản 4 Điều 32 chỉ có quy định việc hưởng tiền
thù lao của người biểu diễn trong trường hợp bản ghi âm, ghi hình được sử dụng theo quy
định tại Điều 33 của Luật SHTT tùy thuộc vào thoả thuận của người biểu diễn với nhà sản
xuất bản ghi âm, ghi hình khi thực hiện chương trình ghi âm, ghi hình.
32 />33 />22


×