Tải bản đầy đủ (.docx) (77 trang)

CƠ sở lí LUẬN về GIÁO dục ý THỨC CHĂM LO NGƯỜI có CÔNG với CÁCH MẠNG CHO CỘNG ĐỒNG dân cư

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (237.83 KB, 77 trang )

CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ GIÁO DỤC Ý THỨC
CHĂM LO NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH
MẠNG CHO CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ


Sơ lược lịch sử nghiên cứu vấn đề
Thực hiện những chính sách của Đảng và Nhà nước ta
đối với đối tượng người có công trên địa bàn thành phố Cần
Thơ nhiều hoạt động đã được tổ chức như phong trào “Đền
ơn, đáp nghĩa” hay “Uống nước nhớ nguồn”, chương trình
“Giúp thương binh làm kinh tế”. Tuy nhiên, các hoạt động
này chưa xác định được rõ các mục tiêu giáo dục ý thức cho
cộng đồng.
Đã có một số đề tài khoa học liên quan đến một vài khía
cạnh của lĩnh vực chăm sóc người có công với cách mạng ở
các địa bàn khác như: Đề tài “Vai trò của nhân viên công tác
xã hội trong nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách của
Đảng và Nhà nước ta đối với người có công với cách mạng ở
huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa hiện nay” của sinh viên Lê
Thị Hương, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội; đề tài: “Thực
trạng thực hiện chính sách ưu đãi đời sống người có công với
cách mạng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa và một số giải pháp
khắc phục giai đoạn 2010 – 2015” của sinh viên Cao Thị
Thuận, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn; đề tài:
“Hiệu quả của việc thực hiện chính sách ưu đãi đến đời sống


thương binh, trên địa bàn phường Trường Thi năm 2010” của
sinh viên Hoàng Thị Thu Hoa, Trường Đại học Hồng Đức,
Thanh Hóa…
Những đề tài trên tiếp cận vấn đề ở khía cạnh tìm hiểu


thực trạng công tác chăm sóc người có công hay đánh giá hiệu
quả của chính sách ưu đãi xã hội đối với người có công dưới
góc nhìn của những người làm chính sách và đối tượng là
những người có công với cách mạng. Cho đến nay vẫn chưa
có đề tài nào nghiên cứu sâu sắc việc giáo dục ý thức cho
cộng đồng để tạo sự lan tỏa chính sách đối với người có công
và phát triển tinh thần nhân ái của cộng đồng.
Vì thế, đề tài “Giáo dục ý thức chăm lo người có công
với cách mạng cho cộng đồng dân cư thành phố Cần Thơ”
được lựa chọn để nghiên cứu.
Một số khái niệm cơ bản
Giáo dục
Trong tiếng Anh, từ “giáo dục” được biết đến với từ
“education”, đây là một từ gốc Latin được ghép bởi hai từ là
“Ex” và “Ducere” - “Ex-Ducere”. Có nghĩa là dẫn (“Ducere”)


con người vượt ra khỏi (“Ex”) hiện tại của họ để vươn tới
những gì hoàn thiện, tốt lành hơn và hạnh phúc hơn.
Theo John Dewey (1859 - 1952), nhà triết học, nhà tâm
lí học và nhà cải cách giáo dục người Mỹ, ông cho rằng cá
nhân con người không bao giờ vượt qua được quy luật của sự
chết và cùng với sự chết thì những kiến thức, kinh nghiệm mà
cá nhân mang theo cũng sẽ biến mất. Tuy nhiên, tồn tại xã hội
lại đòi hỏi phải những kiến thức, kinh nghiệm của con người
phải vượt qua được sự khống chế của sự chết để duy trì tính
liên tục của sự sống xã hội. Giáo dục là “khả năng” của loài
người để đảm bảo tồn tại xã hội. Ngoài ra, ông John Dewey
cũng cho rằng, xã hội không chỉ tồn tại nhờ truyền dạy, nhưng
còn tồn tại chính trong quá trình truyền dạy ấy. Như vậy, theo

quan điểm của ông John Dewey, ông cũng đề cập đến việc
truyền đạt, nhưng ông nói rõ hơn về mục tiêu cuối cùng của
việc giáo dục, là dạy dỗ.
Như vậy, có thể kết luận rằng, “giáo dục” là sự hoàn
thiện của mỗi cá nhân, đây cũng là mục tiêu sâu xa của giáo
dục; người giáo dục, hay có thể gọi là thế hệ trước, có nghĩa
vụ phải dẫn dắt, chỉ hướng, phải truyền tải lại cho thế hệ sau
tất cả những gì có thể để làm cho thế hệ sau trở nên phát triển


hơn, hoàn thiện hơn.Với ý nghĩa đó, giáo dục đã ra đời từ khi
xã hội loài người mới hình thành, do nhu cầu của xã hội và trở
thành một yếu tố cơ bản để làm phát triển loài người, phát
triển xã hội. Giáo dục là một hoạt động có ý thức của con
người nhằm vào mục đích phát triển con người và phát triển
xã hội.
Giáo dục ban đầu được thực hiện một cách đơn giản,
trực tiếp ngay trong lao động và trong cuộc sống, ở mọi lúc,
mọi nơi. Khi xã hội ngày càng phát triển lên, kinh nghiệm xã
hội được đúc kết nhiều hơn, yêu cầu của xã hội đối với con
người ngày càng cao hơn, các loại hình hoạt động xã hội ngày
càng mở rộng hơn thì giáo dục theo phương hướng trực tiếp
không còn phù hợp mà đòi hỏi phải có một phương thức giáo
dục khác có hiệu quả hơn. Giáo dục gián tiếp theo phương
thức nhà trường, được thực hiện một cách chuyên biệt ra đời
và ngày càng phát triển đáp ứng ngày càng tốt nhu cầu của xã
hội. Do đó, xã hội ngày càng phát triển, giáo dục ngày càng
trở nên phức tạp hơn và mang tính chuyên biệt hơn. Sự phát
triển đó là do yêu cầu tất yếu của xã hội và do những sức
mạnh to lớn của giáo dục tạo ra sự phát triển của xã hội. Vai



trò của giáo dục đối với sự phát triển về mọi mặt của xã hội
thì không ai có thể phủ nhận về nó.
Từ khi ra đời, giáo dục đã trở thành một yếu tố cơ bản
thúc đẩy sự phát triển thông qua việc thực hiện các chức năng
xã hội của nó. Đó chính là những tác động tích cực của giáo
dục đến các mặt hay các quá trình xã hội và tạo ra sự phát
triển cho xã hội. Có nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm
“giáo dục”:
Giáo dục được hiểu là quá trình hình thành và phát triển
nhân cách dưới ảnh hưởng của tất cả các hoạt động từ bên
ngoài, được thực hiện một cách có ý thức của con người trong
nhà trường, gia đình và ngoài xã hội. Ví dụ: Ảnh hưởng của
các hoạt động đa dạng nội khóa, ngoại khóa của nhà trường;
ảnh hưởng của lối dạy bảo, nếp sống trong gia đình; ảnh
hưởng của sách vở, tạp chí; ảnh hưởng của những tấm lòng
nhân từ của người khác;…
Giáo dục còn được hiểu là hệ thống những tác động có
mục đích xác định được tổ chức một cách khoa học (có kế
hoạch, có phương pháp, có hệ thống) của các cơ quan giáo
dục chuyên biệt (nhà trường) nhằm phát triển toàn diện nhân


cách. Qua những môn học trên trường, lớp cũng như qua
những hoạt động như báo cáo thời sự, biểu diễn văn nghệ,
cắm trại, thăm quan,… được tổ chức ngoài giờ lên lớp, sẽ tạo
ra những ảnh hưởng tích cực đến sự hình thành và phát triển
nhân cách của người được giáo dục, dưới tác động của giáo
viên, của nhà giáo dục.

Giáo dục được hiểu là quá trình hình thành và phát triển
nhân cách người giáo dục dưới quan hệ của những tác động
sư phạm của nhà trường, chỉ liên quan đến các mặt giáo dục
như: trí học, đức học, mĩ dục, thể dục, giáo dục lao động.
Ngoài ra, giáo dục còn được hiểu là quá trình hình thành
và phát triển nhân cách người được giáo dục chỉ liên quan đến
giáo dục đạo đức. Sự ra đời và phát triển của giáo dục gắn
liền với cự ra đời và phát triển của xã hội. Một mặt, giáo dục
phục vụ cho sự phát triển xã hội, bởi lẽ, xã hội sẽ không phát
triển thêm một bước nào nếu như không có những điều kiện
cần thiết cho giáo dục tạo ra. Mặt khác, sự phát triển của giáo
dục luôn chịu sự quy định của xã hội thông qua những yêu
cầu ngày càng cao và những điều kiện ngày càng thuận lợi do
sự phát triển xã hội mang lại. Chính vì vậy, trình độ phát triển
của giáo dục phản ánh những đặc điểm phát triển của xã hội.


Giáo dục vừa mang tính khoa học vừa mang tính nghệ
thuật. Giáo dục là một quá trình đào tạo con người một cách
có mục đích, nhằm chuẩn bị cho họ tham gia vào đời sông xã
hội, lao động sản xuất, bằng cách tổ chức việc truyền thụ và
lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử xã hội của loài người. Giáo dục
được hiểu dưới hai góc độ:
Giáo dục được xem như là tập hợp các tác động sư phạm
đến người học với tư cách là một đối tượng đơn nhất;
Giáo dục được như là một hoạt động xã hội, dạng tái sản
xuất ra lực lượng lao động mới. Ở đây, đối tượng là thế hệ trẽ,
là tập hợp các đối tượng đơn nhất. Giáo dục là đào tạo và bồi
dưỡng đội ngũ lao động;
Khi nói đến giáo dục theo nghĩa rộng, là ta thường liên

tưởng ngay đến cụm từ "giáo dục theo nghĩa hẹp và đào tạo".
Giáo dục theo nghĩa hẹp, là một quá trình hoạt động có ý
thức, có mục đích, có kế hoạch của một người (hay một nhóm
người) - gọi là giáo viên - nhằm tác động vào hệ thống nhận
thức của người đó, để làm phát triển trí thông minh, phát triển
khả năng nhận thức phù hợp với thế giới khách quan, và làm
phát triển nhận thức của người đó lên; qua đó tạo ra một con


người mới, có những phẩm chất phù hợp với yêu cầu được đặt
ra.
Giáo dục theo nghĩa hẹp là nuôi dưỡng, làm cho phát
triển hoặc triệt tiêu, giảm cái có sẵn. Ví dụ như trí thông minh
căn bản là cái có sẵn, tính thiện là cái có sẵn,... Giáo dục làm
tăng trưởng trí thông minh căn bản, và tính thiện lên.
Về cơ bản, các giáo trình về giáo dục học ở Việt Nam
đều trình bày “Giáo dục là hiện tượng xã hội đặc biệt, bản
chất của nó là sự truyền đạt và lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử xã hội của các thế hệ loài người’’ [22]. Định nghĩa này nhấn
mạnh về sự truyền đạt và lĩnh hội giữa các thế hệ, nhấn mạnh
đến yếu tố dạy học, nhưng không đề cập đến mục đích sâu xa
hơn, mục đích cuối cùng của việc đó.
Giáo dục cộng đồng
Giáo dục cộng đồng là một quá trình trong đó việc học
hỏi sẽ mang lại sự phát triển, thay đổi tốt hơn cho cả cá nhân
và cộng đồng. Giáo dục cộng đồng không dừng lại ở không
gian nhà trường, không hạn chế thời gian và độ tuổi. Giáo dục
cộng đồng có các đặc tính như bao gồm mọi người ở mọi lứa
tuổi; việc học hỏi, sử dụng các tài nguyên và nghiên cứu



mang đến những thay đổi cho cộng đồng; nhận thức rằng
người dân có thể học cùng nhau, với nhau và học từ nhau
nhằm xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn.
Chúng ta có thể hiểu GDCĐ như là “giáo dục cho cộng
đồng trong phạm vi cộng đồng”. Nói cách khác, khi nói về
cộng đồng không có nghĩa chỉ là nơi chốn hay hoàn cảnh
trong đó việc giáo dục được tiến hành. Giáo dục cộng đồng
còn là mối quan tâm chung, trọng tâm của cộng đồng. Đó là
một quá trình mà cộng đồng trở thành một phần của mạng
lưới xã hội hiện tại nhằm khuyến khích đối thoại và học hỏi.
GDCĐ là một quá trình được thiết kế nhằm làm giàu
thêm cuộc sống mỗi cá nhân và các nhóm thông qua sự tham
gia của mọi người sống trên cùngmột vùng địa lý, hoặc chia
sẻ cùng một mối quan tâm, để tự nguyện phát triển một phạm
vi hay lĩnh vực học tập, học hỏi và các cơ hội suy nghĩ và
hành động. Những học hỏi, suy nghĩ và hành động này xuất
phát từ nhu cầu chính trị, kinh tế, xã hội và từ bản thân các
thành viên của cộng đồng [1]..
GDCĐ giúp cho một cộng đồng đựơc trang bị đầy đủ
những kiến thức, hiểu biết để hành động chung, cùng giải


quyết các vấn đề của mình. Vì thế giáo dục cộng đồng là xây
dựng năng lực và tạo sức mạnh cho người dân trong cộng
đồng. GDCĐ là biến đổi cộng đồng, làm cho cộng đồng phát
triển và từ đó biến đổi xã hội.
Giáo dục ý thức cho cộng đồng về chăm lo người có
công với cách mạng.
Ý thức
Từ ý thức có thể được dùng với nghĩa rộng hoặc nghĩa

hẹp. Theo nghĩa rộng, ý thức thường được dùng đồng nghĩa
với tinh thần tư tưởng... (ý thức tổ chức, ý thức kỉ luật...).
Theo nghĩa hẹp, khái niệm ý thức được dùng để chỉ một cấp
độ đặc biệt trong tâm lý con người.
Ý thức là hình thức phản ánh tâm lý cao nhất chỉ riêng
con người mới có, được phản ánh bằng ngôn ngữ, là khả năng
con người hiểu được các tri thức (hiểu biết) và con người đã
tiếp thu được (là tri thức về tri thức.,phản ánh của phản ánh).
Có thể ví ý thức như "cặp mắt thứ hai" soi vào kết quả (các
hình ảnh tâm lý) do "cặp mắt thứ nhất" (cảm giác, tri giác, trí
nhớ, tư duy cảm xúc...) mang lại. Với ý nghĩa đó ta có thể nói:
ý thức là tồn tại được nhận thức.


Giáo dục ý thức cho cộng đồng về chăm lo người có
công với cách mạng là quá trình tác động, tổ chức có mục
đích giúp cộng đồng học hỏi, nâng cao nhận thức về vai trò và
ý nghĩa của việc chăm sóc người có công với cách mạnh, từ
đó phát triển tinh thần tương trợ và trách nhiệm xã hội, giúp
cộng đồng trở thành cộng đồng hành động.
Khái niệm Người có công với cách mạng
“Cách mạng” được dùng trong nhiều phạm vi, góc độ
khác nhau, tùy từng trường hợp cụ thể, có thể được hiểu là
cuộc biến đổi xã hội – chính trị lớn và căn bản, thực hiện bằng
việc lật đổ một chế độ xã hội lỗi thời, lập nên một chế độ mới,
tiến bộ hơn.
Căn cứ các tiêu chuẩn đối với từng đối tượng là người có
công mà nhà nước đã quy định, có thể nêu khái niệm “Người
có công” theo 2 nghĩa sau:
Nghĩa rộng: NCC là những người không phân biệt tôn

giáo, tín ngưỡng, dân tộc, nam nữ, tuổi tác, đã tự nguyện cống
hiến sức lực, tài năng, trí tuệ, có người hy sinh cả cuộc đời
mình cho sự nghiệp dựng nước, giữ nước và kiến thiết đất
nước. Họ là người có những thành tích đóng góp hoặc cống


hiến xuất sắc phục vụ vì lợi ích của đất nước, của dân tộc
được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận theo quy
định của pháp luật.
Nghĩa hẹp: NCC là những người không phân biệt tôn
giáo, tín ngưỡng, dân tộc, nam nữ, tuổi tác có những đóng
góp, cống hiến xuất sắc trong thời kỳ trước cách mạng tháng
8 năm 1945, trong các cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc
và bảo vệ Tổ quốc, được các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền
công nhận theo quy định của pháp luật [4,5]..
Cho đến nay, hầu như chưa có một định nghĩa cụ thể về
người có công với cách mạng. Theo Pháp lệnh ưu đãi dành
cho người có công với cách mạng, “Người có công với cách
mạng” là những người: “ Người hoạt động cách mạng trước
ngày 01 tháng 01 năm 1945; Người hoạt động cách mạng từ
ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến trước Tổng khởi nghĩa tháng
8 năm 1945; Liệt sĩ; Bà mẹ Việt Nam anh hùng; Anh hùng
Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động; Thương
binh, người hưởng chính sách như thương binh; Bệnh binh;
Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học;
Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch
bắt tù đày; Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc,


bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế; Người có công giúp

đỡ cách mạng; Thân nhân của những người có công cách
mạng” [5]..
Trong đó được khái niệm một cách rõ ràng về từng loại
đối tượng cụ thể:
Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01
năm 1945 là người được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền
công nhận đã tham gia tổ chức cách mạng trước ngày 01
tháng 01 năm 1945.
Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm
1945 đến trước Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 là
người được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền công nhận đứng
đầu một tổ chức quần chúng cách mạng cấp xã hoặc thoát ly
hoạt động cách mạng kể từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến
trước Tổng khởi nghĩa 19 tháng Tám năm 1945.
Liệt sĩ là người đã hy sinh vì sự nghiệp cách mạng giải
phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế hoặc
vì lợi ích của Nhà nước, của nhân dân được Nhà nước truy
tặng Bằng "Tổ quốc ghi công" thuộc một trong các trường
hợp sau đây: Chiến đấu hoặc trực tiếp phục vụ chiến đấu;


Trực tiếp đấu tranh chính trị, đấu tranh binh vận có tổ chức
với địch; Hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị
địch bắt, tra tấn vẫn không chịu khuất phục, kiên quyết đấu
tranh hoặc thực hiện chủ trương vượt tù, vượt ngục mà hy
sinh; Làm nghĩa vụ quốc tế; Đấu tranh chống tội phạm; Dũng
cảm thực hiện công việc cấp bách, nguy hiểm phục vụ quốc
phòng, an ninh; dũng cảm cứu người, cứu tài sản của Nhà
nước và nhân dân; Do ốm đau, tai nạn khi đang làm nhiệm vụ
quốc phòng, an ninh ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội

đặc biệt khó khăn.
Bà mẹ Việt Nam anh hùng là những bà mẹ có nhiều cống
hiến, hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc
và làm nghĩa vụ quốc tế hay có thể hiểu Bà mẹ Việt Nam anh
hùng là người đã sinh ra và nuôi dưỡng những đứa con liệt sĩ,
theo quy định như sau:
Có hai con trở lên là liệt sĩ
Có hai con mà một con là liệt sĩ, một con là thương binh
với thương tật từ 81% trở lên.
Chỉ có một con mà người đó là liệt sĩ;


Có một con là liệt sĩ, chồng hoặc bản thân là liệt sĩ.
Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh
Thương binh là quân nhân, công an nhân dân bị thương
làm suy giảm khả năng lao động từ 21% trở lên, được cơ
quan, đơn vị có thẩm quyền cấp “Giấy chứng nhận thương
binh” và “Huy hiệu thương binh” thuộc một trong các trường
hợp sau đây: Chiến đấu hoặc trực tiếp phục vụ chiến đấu; Bị
địch bắt, tra tấn vẫn không chịu khuất phục, kiên quyết đấu
tranh, để lại thương tích thực thể; Làm nghĩa vụ quốc tế; Đấu
tranh chống tội phạm; Dũng cảm thực hiện công việc cấp
bách, nguy hiểm phục vụ quốc phòng, an ninh; dũng cảm cứu
người, cứu tài sản của Nhà nước và nhân dân; Làm nhiệm vụ
quốc phòng, an ninh ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội
đặc biệt khó khăn. Trong đó được chia ra làm 4 loại: Thương
binh loại 1 (trên 81%), thương binh loại 2 (từ 61% - 80%),
thương binh loại 3 (từ 41% - 60%), thương binh loại 4 (từ
21% - 40%).
Người hưởng chính sách như thương binh là người

không phải là quân nhân, công an nhân dân, bị thương làm
suy giảm khả năng lao động từ 21% trở lên thuộc một trong


các trường hợp tại Điều 19 (quy định về thương binh) được cơ
quan có thẩm quyền cấp "Giấy chứng nhận người hưởng
chính sách như thương binh".
Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh
được gọi chung là thương binh.
Bệnh binh là quân nhân, công an nhân dân mắc bệnh làm
suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên khi xuất ngũ về
gia đình được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền cấp "Giấy
chứng nhận bệnh binh" thuộc một trong các trường hợp sau
đây: Chiến đấu hoặc trực tiếp phục vụ chiến đấu; Hoạt động ở
địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn từ 3
năm trở lên; Hoạt động ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội
đặc biệt khó khăn chưa đủ 3 năm nhưng đã có đủ 10 năm trở
lên công tác trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân; Đã
công tác trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân đủ 10
năm nhưng không đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí; Làm
nghĩa vụ quốc tế; Dũng cảm thực hiện công việc cấp bách,
nguy hiểm phục vụ quốc phòng, an ninh. Bệnh binh là quân
nhân, công an nhân dân mắc bệnh làm suy giảm khả năng lao
động từ 41% đến 60% đã được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền
công nhận trước ngày 31 tháng 12 năm 1994.


Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học
là người được cơ quan có thẩm quyền công nhận đã tham gia
công tác, chiến đấu, phục vụ chiến đấu tại các vùng mà quân

đội Mỹ đã sử dụng chất độc hoá học, bị mắc bệnh làm suy
giảm khả năng lao động, sinh con dị dạng, dị tật hoặc vô sinh
do hậu quả của chất độc hoá học.
Người hoạt động cách mạng hoặc hoạt động kháng
chiến bị địch bắt tù, đày là người được cơ quan, tổ chức, đơn
vị có thẩm quyền công nhận trong thời gian bị tù, đày không
khai báo có hại cho cách mạng, cho kháng chiến, không làm
tay sai cho địch.
Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo
vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế được hưởng các chế độ
ưu đãi quy định tại Điều 31 của Pháp lệnh ưu đãi người có
công cách mạng (về trợ cấp, bảo hiểm) là người tham gia
kháng chiến được Nhà nước tặng “Huân chương kháng
chiến”, “Huy chương kháng chiến”.
Người có công giúp đỡ cách mạng là người đã có thành
tích giúp đỡ cách mạng trong lúc khó khăn, nguy hiểm, bao
gồm: Người được tặng Kỷ niệm chương "Tổ quốc ghi công"


hoặc Bằng "Có công với nước"; Người trong gia đình được
tặng Kỷ niệm chương "Tổ quốc ghi công" hoặc Bằng "Có
công với nước" trước cách mạng tháng Tám năm 1945; Người
được tặng Huân chương kháng chiến hoặc Huy chương kháng
chiến; Người trong gia đình được tặng Huân chương kháng
chiến hoặc Huy chương kháng chiến.
Chúng ta có thể nhận thấy rằng người có công cách
mạng bao gồm rất nhiều đối tượng nhưng trong đề tài này tác
giả sẽ đi sâu hơn về đối tượng thương bệnh binh vì hơn ai hết
họ là những người chiếm số lượng lớn trong số người có
công.

Chủ trương của Đảng, Nhà nước về chăm lo người có
công với cách mạng
- Quan điểm chính sách của Đảng và Nhà nước
Chính sách ưu đãi thương binh, gia đình liệt sĩ trong
thời kỳ kháng chiến chống Pháp
Ra đời trong những ngày đầu của cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp khi chính quyền cách mạng còn non trẻ,
do hoàn cảnh kháng chiến khó khăn gian khổ nên các văn bản


pháp luật ưu đãi thương binh, gia đình liệt sĩ còn đơn giản, nội
dung còn mang tính hướng dẫn là chủ yếu, tính pháp luật
chưa cao. Cũng do khả năng kinh tế nên trợ cấp mới chỉ mang
tính chất tượng trưng, chưa có ý nghĩa thiết thực (trong thời
kỳ kháng chiến chống Pháp mới chỉ thực hiện được chế độ
hưu bổng thương tật quy định tại Sắc lệnh này và Sắc lệnh số
242/SL ngày 12 tháng 10 năm 1948).
Chính sách ưu đãi thương binh, gia đình liệt sĩ trong
thời kỳ kháng chiến chống Mỹ
Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, chính sách ưu đãi
người có công đã phát triển tương đối toàn diện về các nội
dung chăm sóc vật chất và tinh thần đối với người có công,
động viên toàn xã hội chăm lo đến người có công, góp phần
to lớn ổn định hậu phương để cán bộ, chiến sĩ và nhân dân
hăng hái chiến đấu, hết lòng chi viện sức người, sức của cho
miền Nam, thực hiện thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ
cứu nước. Trong giai đoạn này, chính sách ưu đãi đối với
thương binh, liệt sĩ đã được bổ sung, sửa đổi nhiều điểm hết
sức cơ bản, cụ thể như:



Quy định điều kiện, tiêu chuẩn, đối tượng và chế độ phụ
cấp thương tật (thay thế chế độ hưu bổng thương tật) đối với
thương binh, quân nhân, du kích, thanh niên xung phong bị
thương tật; chế độ tuất một lần và trợ cấp khó khăn cho gia
đình liệt sĩ. Định nghĩa khái niệm “liệt sĩ” thay cho khái niệm
“tử sĩ”.
Quy định bổ sung chế độ ưu đãi thương binh, gia đình
liệt sĩ trong phong trào hợp tác hóa nông nghiệp, về việc làm,
khám chữa bệnh, cung cấp phương tiện chuyên dùng, miễn
giảm vé tàu xe, xem văn công, chiếu bóng…
Quy định về cất bốc, qui tập mộ liệt sĩ, xây dựng nghĩa
trang liệt sĩ…
Các văn bản pháp luật mang tính định hướng và làm nền
tảng của chính sách ưu đãi người có công với cách mạng
trong giai đoạn này quy định về Điều lệ ưu đãi thương binh,
bệnh binh, quân nhân, du kích, thanh niên xung phong bị
thương tật; quy định về các chế độ đãi ngộ đối với quân nhân
ốm đau, bị thương hoặc chết; chính sách về quân nhân dự bị
và dân quân tự vệ ốm đau, bị thương hoặc chết trong khi làm
nhiệm vụ quân sự; quy định bổ sung thêm một số chế độ đãi


ngộ đối với đối tượng chính sách là cán bộ đảng viên hoạt
động cách mạng trước tháng Tám năm 1945, Anh hùng lực
lượng vũ trang, Anh hùng Lao động, người có công giúp đỡ
cách mạng; đánh dấu một bước phát triển của chính sách ưu
đãi đối với thương binh, liệt sĩ trong thời kỳ kháng chiến
chống Mỹ.
Chính sách ưu đãi người có công trong thời kỳ xây dựng

và bảo vệ Tổ quốc
Chính sách ưu đãi người có công với cách mạng giai
đoạn 1975-1985
Mười năm sau giải phóng (1975-1985) là giai đoạn có
những thay đổi to lớn trong đời sống xã hội của đất nước,
chính sách ưu đãi người có công với cách mạng phải có
những thay đổi bổ sung cho phù hợp. Trong giai đoạn này,
Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản quy định về chính
sách ưu đãi người có công với cách mạng với nội dung tập
trung vào công tác xác nhận thương binh, liệt sĩ, cất bốc quy
tập mộ, xây dựng nghĩa trang liệt sĩ… Tiếp theo là các quy
định sửa đổi, bổ sung một số vấn đề còn chưa hợp lý trong
chính sách thương binh, liệt sĩ như quy định về đối tượng, tiêu


chuẩn xác nhận thương binh, liệt sĩ trong công cuộc xây dựng,
bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế; quy định áp dụng
chế độ trợ cấp hàng tháng đối với một số trường hợp thương
binh, gia đình liệt sĩ hưởng trợ cấp một lần trước đó và thống
nhất chế độ trợ cấp tuất; quy định bổ sung chế độ trợ cấp đối
với thân nhân của nhiều liệt sĩ…
Chính sách ưu đãi người có công với cách mạng trong
thời kỳ đổi mới đất nước:
Sau năm 1985 đất nước bước vào thời kỳ đổi mới,
chuyển từ cơ chế tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường.
Cùng với sự đổi mới của đất nước khi thực hiện công nghiệp
hóa, hiện đại hóa, công tác ưu đãi người có công với cách
mạng được Đảng, Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Các mối
quan hệ xã hội được điều chỉnh bằng pháp luật theo cơ chế
mới. Thực hiện đường lối, chính sách của Đảng trong giai

đoạn mới, hệ thống chính sách ưu đãi người có công với cách
mạng cũng có sự thay đổi phù hợp, đánh dấu một bước
chuyển biến có tính quyết định đến mọi mặt đời sống của
người có công. Chế độ ưu đãi người có công với cách mạng
được cập nhật và bổ sung đã đặt cơ sở cho chế độ trợ cấp ưu
đãi đối với người có công giúp đỡ cách mạng.


Đặc biệt từ đầu những năm 90 trở đi, nền kinh tế thị
trường phát triển khá mạnh mẽ đã làm nảy sinh nhiều vấn đề
xã hội hết sức bức xúc, trong đó có vấn đề người có công với
cách mạng. Để điều chỉnh các mâu thuẫn, các mối quan hệ xã
hội, vấn đề ưu đãi đối với người và gia đình có công với mạng
đã trở thành nguyên tắc Hiến định và được ghi nhận ở Hiến
pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 1992.
Nguyên tắc này đã được thể chế trong Pháp lệnh ưu đãi người
hoạt động cách mạng, liệt sĩ và gia đình liệt sĩ, thương binh,
bệnh binh, người hoạt động kháng chiến, người có công giúp
đỡ cách mạng do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành ngày
10 tháng 9 năm 1994 (sau đây gọi tắt là Pháp lệnh 1994) và
được quy định cụ thể tại Nghị định số 28/CP ngày 29 tháng 4
năm 1995 của Chính phủ.
Theo quy định của Pháp lệnh năm 1994 thì số người
hưởng chính sách ưu đãi được mở rộng, các nội dung ưu đãi
đối với người có công với cách mạng được luật pháp hóa, trở
thành một hệ thống chính sách bao gồm nhiều mặt của đời
sống (trợ cấp, phụ cấp, chăm sóc sức khỏe, cải thiện nhà ở, ưu
đãi về giáo dục - đào tạo, về việc làm, ruộng đất, tín dụng,
thuế…):



+ Chế độ trợ cấp ưu đãi đối với người tham gia hoạt
động kháng chiến và người hoạt động cách mạng, hoạt động
kháng chiến bị địch bắt tù, đày và các chế độ ưu đãi được bổ
sung, quy định cụ thể.
+ Hàng loạt chính sách ưu đãi về kinh tế, xã hội đã được
thực hiện. Các ưu đãi của Nhà nước về giáo dục và đào tạo,
miễn giảm thuế trong sản xuất kinh doanh, ưu tiên giao đất
sản xuất, cải thiện về nhà ở, đất ở, chăm sóc sức khỏe… các
chương trình lồng ghép như xóa đói giảm nghèo, việc làm…
đã thiết thực hỗ trợ người có công với cách mạng ổn định đời
sống, nỗ lực vươn lên trong cơ chế mới.
Pháp lệnh năm 1994 đã nêu rõ một nguyên tắc chung là
chế độ ưu đãi phù hợp với tình hình kinh tế xã hội và được
bảo đảm bằng ngân sách nhà nước. Điều đáng lưu ý nhất là
chế độ trợ cấp hàng tháng đã từng bước phù hợp với đặc điểm
của nền kinh tế hàng hóa theo cơ chế thị trường, có sự quản lý
của Nhà nước. Trợ cấp ưu đãi hàng tháng đối với người có
công trong thực tế so với trước đây không còn đơn thuần là sự
liệt kê bao cấp (định tính) mà đã mang tính định lượng cụ thể,
sát thực, khách quan và linh hoạt; góp phần ổn định đời sống
người có công với cách mạng thông qua việc điều chỉnh chế


×