Tải bản đầy đủ (.docx) (43 trang)

THỰC TRẠNG GIÁO dục ý THỨC CHĂM LO NGƯỜI có CÔNG với CÁCH MẠNG CHO CỘNG ĐỒNG dân cư THÀNH PHỐ cần THƠ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (172.07 KB, 43 trang )

THỰC TRẠNG GIÁO DỤC Ý THỨC
CHĂM LO NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH
MẠNG CHO CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ
THÀNH PHỐ CẦN THƠ


- Khái quát về địa bàn khảo sát
- Sơ lược vài nét về thành phố Cần Thơ
Thành phố Cần Thơ nằm ở vùng hạ lưu của Sông Mê
Kông và ở vị trí trung tâm đồng bằng châu thổ Sông Cửu
Long, nằm cách thành phố Hồ Chí Minh 169 km, cách thành
phố Cà Mau hơn 150 km, cách thành phố Rạch Giá gần
120 km, cách biển khoảng hơn 80 km theo đường nam sông
Hậu (quốc lộ 91C) . Từ thành phố Cần Thơ có thể đi đến tất
cả các địa phương trong vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long và
cả nước.
Cần Thơ có tọa độ địa lý 105013’38" - 105050’35" kinh
độ Đông và 9055’08" - 10019’38" vĩ độ Bắc, trải dài trên
60 km dọc bờ Tây sông Hậu. Phía bắc giáp tỉnh An Giang,
phía đông giáp tỉnh Đồng Tháp và tỉnh Vĩnh Long, phía tây
giáp tỉnh Kiên Giang, phía nam giáp tỉnh Hậu Giang. Diện
tích nội thành là 53 km². Thành phố Cần Thơ có diện tích tự
nhiên là 1.409 km2, với 9 đơn vị hành chính bao gồm: quận
Ninh Kiều, quận Bình Thủy, quận Cái Răng, quận Ô Môn,
quận Thốt Nốt, huyện Phong Điền, huyện Thới Lai, huyện Cờ


Đỏ và huyện Vĩnh Thạnh, dân số khoãng 1.251.809 người
(năm 2015), có 3 dân tộc chính là Kinh, Khơme và Hoa.
Với điều kiện tự nhiên quanh năm nước ngọt, nhiều
sông rạch chằng chịt, quanh co, bao bọc các khu vườn cây ăn


trái sum xuê, thành phố Cần Thơ có vẽ đẹp nên thơ và trù phú
của một thành phố vùng sông nước. Đến với thành phố Cần
Thơ là đến với các di tích lịch sử được nhiều người biết đến
như: Khám lớn Cần Thơ, Khu căn cứ Vườn mận, Di tích
chiến thắng Ông Hào, khu di tích Giàn Gừa…
Sau gần 30 năm thực hiện đường lối đổi mới, đặc biệt là
sau khi trở thành thành phố trực thuộc trung ương, kinh tế xã
hội của thành phố ngày càng khởi sắc. Cơ cấu kinh tế dịch
chuyển theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp – xây dựng,
dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp, đời sống nhân dân ngày
càng được nâng cao, tỷ lệ hộ giàu tăng, hộ nghèo ngày càng
giảm. Đời sống văn hóa xã hội của nhân dân trong thành phố
ngày càng được nâng cao ở tất cả mọi lĩnh vực.
Sự phát triển của thành phố đã ảnh hưởng trực tiếp đến
đời sống của nhân dân trong thành phố nói chung và với
những người có công với cách mạng nói riêng. Thực hiện


chính sách ưu đãi của Nhà nước cùng với kinh tế - xã hội phát
triển là một điều kiện vô cùng thuận lợi để thực hiện các mô
hình, chương trình hỗ trợ người có công với cách mạng của
địa phương đặc biệt là về vật chất, y tế. Tuy nhiên, xã hội
càng phát triển cũng kéo theo nhiều hệ lụy ảnh hưởng không
nhỏ tới đời sống, tâm tư, nhu cầu của người có công với cách
mạng trong thành phố. Chính vì vậy nên việc tìm hiểu thực
trạng triển khai các chương trình chăm sóc trợ giúp với người
có công trên địa bàn thành phố Cần Thơ sẽ tìm hiểu sâu sắc
hơn được những nhu cầu mà người có công với xã hội cần
đến, điều này cũng góp phần đẩy mạnh công tác xã hội hóa
đối với người có công với cách mạng, thấy được tác động của

công tác xã hội với đối tượng này.
- Sơ lược về cộng đồng dân cư thành phố Cần Thơ
Tính đến năm 2018, dân số toàn Thành phố Cần Thơ đạt
gần 1,52 triệu người, mật độ dân số đạt 852 người/km². Trong
đó dân số sống tại thành thị đạt gần 791.800 người, dân số
sống tại nông thôn đạt 408.500 người. Dân số nam đạt
600.100 người, trong khi đó nữ đạt 600.200 người. Tỷ lệ tăng
tự nhiên dân số phân theo địa phương tăng 8,2 ‰


Thành phố Cần Thơ là thành phố đông dân thứ 4 Việt
Nam, trong những năm qua dân số trên địa bàn thành phố tăng
nhanh. Sự dịch chuyển lực lượng lao động từ nông thôn ra
thành thị, tốc độ đô thị hóa ngày càng tăng dẫn đến lực lượng
lao động ở thành phố tăng lên. Chất lượng lao động là một
trong những vấn đề mà thành phố đặc biệt quan tâm. Trình độ
của người lao động trong độ tuổi từ 15 tuổi đến 60 tuổi (nam)
và 55 tuổi (nữ) theo số liệu thống kê tổng điều tra dân số năm
2009 ở thành phố Cần Thơ như sau: Trình độ đại học trở lên
có 37.694 người chiếm 4,17% tổng số dân trong độ tuổi lao
động, Cao đẳng có 8.216 người chiếm 0,99% tổng số dân
trong độ tuổi lao động, trung cấp có 14.984 người đạt 1,81%
tổng số dân trong độ tuổi lao động, sơ cấp có 2.293 người đạt
0,28% tổng số dân trong độ tuổi lao động. Trong đó, lực
lương lao động ở thành thị có trình độ đại học trở lên đạt
4,17%; cao đẳng đạt 0,8%; trung cấp đạt 1,5%; sơ cấp đạt
0,25% trong tổng số dân trong độ tuổi lao động.
Trên địa bàn thành phố Cần Thơ người có bằng cao đẳng
là 6.887 người; số người có bằng đại học là 38.719 người; số
người có bằng thạc sĩ là 849 người; số người có bằng tiến sĩ là

210 người. Lực lượng lao động qua đào tạo nghề là 253.984


người, chiếm tỉ lệ 45% so với lao động đang làm việc trong
các ngành kinh tế, chiếm 32,81% so với lao động trong độ
tuổi. Trong đó lao động có trình độ sơ cấp nghề đạt 2,06%.
Lao động có trình độ trung cấp nghề đạt 0,29%. Lao động có
trình độ cao đẳng nghề đạt 0,15%. Lao động qua đào tạo nghề
chủ yếu được phân bổ trong lĩnh vực sản xuất vật chất như:
các ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, xây dựng cơ
bản, chế biến nông lâm thủy sản và ngành dịch vụ, du lịch,
phục vụ cộng đồng.
Lực lượng lao động qua đào tạo trong thành phố Càn
Thơ gia tăng qua hàng năm, điển hình lực lượng lao động có
qua đào tạo năm 2008 là 33%, năm 2009 là 39%, đến thời
điểm cuối năm 2011 số lao động qua đào tạo là 253.984 người
chiếm tỉ lệ 45%, tỉ lệ này gần bằng với lực lượng lao động qua
đào tạo nghề của Thành phố Hồ Chí Minh (58%). Tuy nhiên,
số lao động có trình độ chuyên môn cao còn rất thấp như: Số
lao động có trình độ trung cấp nghề chỉ đạt 0,29%, cao đẳng
đạt 0,15% và trình độ sơ cấp là 2,06%. So với năm 2009, cơ
cấu lao động có trình độ đại học trở lên, cao đẳng, trung cấp
chuyên nghiệp ở thành phố cũng có những chuyển biến tích


cực, nhưng vân chưa đủ để đáp ứng nhu cầu phát triển trong
thời kỳ mới của thành phố trong giai đoạn hiện nay.
Thành phố Cần Thơ là một trong những thành phố
chuyên sản xuất nông nghiệp, trên con đường công nghiệp
hóa, hiện đại hóa, Cần Thơ đã và đang có sự dịch chuyển cơ

cấu lao động rất lớn. Lực lượng lao động nông nghiệp của
thành phố là 24.6821 người chiếm tỉ lệ 4,68% tron tổng số lao
động đang làm việc trong các ngành kinh tế của thành phố.
Trong khi đó, lực lượng lao động trong lĩnh vực công nghiệp
ỏ thành phố Cần Thơ trong những năm gần đây đang lớn
mạnh cả về chất lượng lẫn số lượng. Sự gia tăng lực lượng lao
động này đánh dấu cho bước phát triển nền kinh tế công
nghiệp của thành phố. Trong tiến trình hội nhập, thành phố
Cần Thơ đã xây dựng và đưa vào hoạt động 6 khu chế xuất và
công nghiệp phục vụ cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại
hóa. Tổng số lao động đang làm việc tại các khu chế xuất và
công nghiệp Cần Thơ là 34.011 lao động (29.632 lao động
chính thức, 4.379 lao động thời vụ).
Nhu cầu sử dụng công nhân lành nghề ngày càng cao,
nhưng đang có sự phân bố không đồng đều. Lực lượng lao
động chủ yếu tập trung ở các ngành chế biến thủy sản, nông


sản, may mặc… trong khi đó, các ngành sản xuất mới như
thống kê, quản trị mạng, đồ họa, luật, công nghệ sinh học…
cũng đang có nhu cầu rất cao lại thiếu lao động. Bên cạnh đó
lực lượng công nhân của thành phố chủ yếu có xuất thân từ
nông dân, tàn dư của lối sống, thói quen của nền sản xuất nhỏ
còn nặng nề, vì vậy chưa theo kịp được những yêu cầu của
nền sản xuất có tính công nghiệp.
Được sự quan tâm và chỉ đạo sâu sát của Lãnh đạo thành
phố, trong những năm qua Lãnh đạo thành phố đã ban hành
các quyết định đào tạo chuẩn hóa đội ngũ cán bộ và nhất là
tuyển chọn nhân lực tham gia vào các đề án đào tạo của Chính
phủ, nên lực lượng lao động có trình độ từ đại học trở lên của

thành phố có sự tăng lên cả về số lượng lẫn chất lượng. Tuy
nhiên về mặt cơ cấu lao động thì lao động có trình độ đại học
và trên đại học phần lớn tập trung ở các cơ sở hành chính sự
nghiệp và ngành giáo dục. Đây chính là sự bất cập trong vấn
đề phát triển nguồn nhân lực và nguồn nhân lực chất lượng
cao của thành phố, ảnh hưởng không nhỏ đến năng xuất lao
động, hiệu quả lao động, và sự phát triển kinh tế xã hội của
thành phố.


Thành phố Cần Thơ có hơn 22.587 cán bộ, công chức,
viên chức hoạt động trong các cơ quan hành chính nhà nước,
các đơn vị sự nghiệp trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Từ số
liệu thống kê cho thấy tổng số cán bộ, đội ngũ cán bộ, công
chức gồm có 3.851 người, và viên chức có 18.736 người ở các
đơn vị sự nghiệp, trong đó, trình độ đại học 76,57%, sau đại
học 20,20% đối với cấp thành phố; 75,35% cán bộ có trình độ
đại học trở lên đối với cấp quận, huyện; viên chức cấp thành
phố và cấp quận, huyện có trình độ chuyên môn đại học trở
lên đạt gần 50%. Cán bộ, công chức cấp xã trình độ đạt chuẩn
từ trung cấp trở lên đạt 88,29%. Nhìn chung, nguồn nhân lực
chất lượng cao giữa các sở, ngành; giữa quận, huyện, phường,
xã phân bố không đồng đều. Số người có trình độ cao đẳng,
đại học trở lên chủ yếu tập trung ở các ngành giáo dục, y tế,
các ngành khoa học và tập trung ở các sở ngành nhiều hơn so
với quận, huyện và phường, xã.
Hàng năm thành phố luôn thực hiện công tác kiểm tra, rà
soát cũng như đánh giá lại đội ngũ cán bộ từ cấp thành phố
đến cấp cơ sở, đặc biệt chú trọng quan tâm đến các cấp lãnh
đạo, qua đó sẽ có kế hoạch đào tạo chuẩn hóa kiến thức và

chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ hay luân chuyển công tác


cho phù hợp với năng lực và trình độ của cán bộ, đồng thời
phát hiện các nhân tố mới có năng lực để bổ sung vào quy
hoạch. Trong năm qua, thành phố đã luân chuyển 11 cán bộ
để đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện trong thực tế nhằm chuẩn bị
nguồn cán bộ cho giai đoạn 2015- 2020, kiện toàn 26 chức
danh giám đốc, phó giám đốc sở và tương đương bị khuyết do
điều động và luân chuyển. Bên cạnh đó, các cấp quận, huyện
đã thực hiện việc luân chuyển điều dộng 54 trường hợp chưa
đạt chuẩn sang các vị trí công tác khác và điều động, bố trí
những người có bằng cấp chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với
vị trí chức đanh đảm nhiệm.
Trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại
hóa, nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chuyên môn nguồn
nhân lực chất lượng cao của thành phố là rất lớn. Để phát
triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Lãnh đạo thành phố
cần nhận thức đúng đắn về thực trạng của nguồn nhân lực
này, từ đó có những giải pháp phù hợp, đúng đắn nhằm tạo
động lực thúc đẩy nguồn nhân lực chất lượng cao phát triển,
góp phần thực hiện thành công Nghị quyết 336 của Bộ Chính


trị về xây dựng và phát triển thành phố Cần Thơ trong thời kỳ
công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- Tổ chức và phương pháp khảo sát.
-. Mục tiêu khảo sát
- Đánh giá thực trạng về việc chăm lo cho người có công

với cách mạng ở thành phố Cần Thơ.
- Đánh giá thực trạng ý thức chăm lo cho người có công
với cách mạng của cộng đồng dân cư thành phố Cần Thơ
- Đánh giá thực trạng giáo dục ý thức về việc chăm lo
cho người có công với cách mạng ở thành phố Cần Thơ.
- Nội dung khảo sát
- Khảo sát ý thức về việc chăm lo cho người có công với
cách mạng ở thành phố Cần Thơ.
- Khảo sát thực trạng giáo dục ý thức về việc chăm lo
cho người có công với cách mạng ở thành phố Cần Thơ.
-. Đối tượng khảo sát


- Tiến hành khảo sát 15 chuyên gia; 33 cán bộ quản lí và
250 người dân trên địa bàn thành phố Cần Thơ.
- Phương pháp khảo sát
Để đánh giá thực trạng chúng tôi điều tra bằng phiếu hỏi
về ý thức chăm lo cho người có công với cách mạng ở thành
phố Cần Thơ và giáo dục ý thức về việc chăm lo cho người có
công với cách mạng ở thành phố Cần Thơ.
Phương pháp phỏng vấn sâu với hệ thống câu hỏi trọng
tâm, khơi gợi khả năng nhận định một cách khách quan từ các
hộ dân, cán bộ quản lý, các chuyên gia để thu được nhiều ý
kiến.
* Các phương pháp thực hiện:
- Phương pháp điều tra, phỏng vấn
- Phương pháp thu thập, xử lý tài liệu
- Phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp
- Phương pháp khảo sát thực tế
- Phương pháp chuyên gia

* Cách xử lý kết quả khảo sát.


Sử dụng phương pháp toán học thống kê để xử lý các dữ
liệu, các thông tin liên quan trong quá trình nghiên cứu, điều
tra thu thập được xác định một cách khách quan về hoạt động
giáo dục ý thức chăm lo người có công cho cộng đồng dân cư
thành phố Cần Thơ.
*Về điều tra thực trạng hình thức: Mức đánh giá:
- Rất tốt/ rất hiệu quả: 3 điểm
- Tốt/ hiệu quả: 2 điểm
- Không tốt/ Không hiệu quả: 1 điểm
* Về điều tra thực trạng tham gia của các lực lượng xã hội:
Mức đánh giá
- Rất quan trọng: 3đ
- Bình thường: 2đ
- Không quan trọng: 1 điểm


- Thực trạng chăm lo người có công với cách mạng ở
thành phố Cần Thơ
- Thực hiện chế độ trợ cấp, phụ cấp hàng tháng cho
người có công với cách mạng
Công tác chi trả chế độ hàng tháng cho người có công
với cách mạng và nhiệm vụ hàng đầu. Năm 2017, Sở Lao
động – Thương binh và Xã hội thành phố Cần Thơ đã chi trả
trợ cấp hàng tháng cho trên 6.884 đối tượng là người có công
với tổng kinh phí trên 112 tỷ đồng. Việc chi trả với nguyên tắc
đúng đủ, kịp thời chi trả tận tay đối tượng.
- Tình hình chi trả chế độ hàng tháng cho người có

công

TT

1

2

Đối tượng
Người HĐCM trước
01/01/1945
Người HĐCM từ
01/01/1945 đến trước TKN

Số lượng

Tổng số tiền

(người)

(đồng)

1

6.430.000

3

8.178.000



3

4

Bà mẹ VNAH, Anh hùng
LLVTND, AHLĐ
Thương binh, người hưởng
CS như thương binh

68

2.071

408.275.000

3.690.582.000

5

Thương binh loại B

43

59.793.000

6

Bệnh binh


189

405.591.000

149

148.300.000

Người phục vụ Mẹ
7

VNAH,Thương bệnh binh,
CĐHH

8

Người HĐKC và con bị
nhiễm CĐHH

1.045

1.174.824.000

1.626

2.580.059.000

9

Trợ cấp tiền tuất


10

Người có công giúp đỡ CM

717

706.630.000

11

Quân nhân xuất ngũ

162

278.553.908

12

Công an xuất ngũ

16

18.769.812

13

Bảo vệ tổ quốc, NVQT

25


38.163.000


14
15

Người HĐKC bị địch bắt, tù
đày
Tổng cộng

769
6.884

764.954.000
10.289.102.720

Với mức chi trả như vậy đã phần nào giúp đời sống
người có công và gia đình họ ổn định cuộc sống. Điều này thể
hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước dành cho những người
có công với cách mạng, bù đắp phần nào những mất mát, hy
sinh to lớn của họ.
- Thực hiện chế độ chăm sóc sức khỏe
Căn cứ Nghị định 31/2013/NĐ-CP ngày 09/4/2013 của
chính phủ và thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT–
BLĐTB&XH–BTC–BYT ngày 03/6/2014 của Liên Bộ Lao
động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính, Bộ y tế quy
định, hướng dẫn chế độ phục hồi sức khỏe, cấp phương tiện
trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình đối với người có công với cách
mạng và thân nhân, quản lý các công trình ghi công liệt sĩ, Sở

Lao động - Thương binh và xã hội thành phố Cần Thơ đã cấp


cho 14.367 thẻ BHYT cho các đối tượng người có công kịp
thời, đúng đối tượng.
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã triển khai thực
hiện thông tư số 41/2013/TTLT-BYT-BLĐTBXH ngày
18/11/2013 của Bộ Y tế, Bộ Lao động - Thương binh và Xã
hội hướng dẫn giám định bệnh tật, dị dạng, dị tật có liên quan
đến phôi nhiễm chất độc hóa học đối với người hoạt động
kháng chiến và con đẻ của họ. Đã đưa trên 560 đối tượng đi
khám phơi nhiễm chất độc hóa học.
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã duyệt trợ cấp
dụng cụ chỉnh hình cho 515 đối tượng là thương binh với giá
trị tương đương 1.802.500.000 đồng. Phối hợp với Trung tâm
chỉnh hình - Phục hồi chức năng của Bộ Lao động - Thương
binh và Xã hội về đo và làm tay giả trực tiếp cho hơn 45 đối
tượng.
Hàng năm, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã tổ
chức đưa đối tượng người có công đi điều dưỡng tại thành
phố Đà Lạt, Nha Trang và Trung tâm điều dưỡng người có
công Long Đất - Vũng Tàu cho hơn 545 người có công và


thực hiện chế độ điều dưỡng tại gia đình cho hơn 2.890 người
có công.
Từ kết quả trên cho thấy người có công với cách mạng
đã được quan tâm rất nhiều về chăm sóc sức khỏe, tạo niềm
tin cho người có công và gia đình về chế độ của Nhà nước
dành cho người có công với cách mạng, đáp ứng nhu cầu về

sức khỏe của người có công.
- Thực hiện chính sách hỗ trợ và cải thiện nhà ở
Việc hỗ trợ cho đối tượng người có công cải thiện nhà ở
được Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Cần
Thơ hết sức quan tâm vì vấn đề nhà ở là nhu cầu cần thiết. Từ
Năm 2013 đến nay, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã
tham mưu cho thành phố xây dựng kế hoạch vận động quỹ
đền ơn đáp nghĩa và quỹ này đã xây và sửa hơn 650 căn nhà
với kinh phí hỗ trợ trên 30 tỷ đồng. Thực hiện Quyết định số
22/QĐ-TTG đã xây dựng 476 căn, sửa chữa 466 căn với tổng
kinh phí 22 tỷ 900 triệu đồng. Việc thực hiện tốt các chính
sách ưu đãi về hỗ trợ và cãi thiện về nhà ở là việc làm có ý
nghĩa to lớn với đối tượng người có công nhất là những đối
tượng có đời sống khó khăn về vật chất.


- Thực hiện chính sách hỗ trợ việc làm, giải quyết việc làm
Trong những năm qua, thực hiện chính sách về lao
động, việc làm, Sở Lao động –Thương binh và xã hội phối
hợp với các phòng Lao động - Thương binh và Xã hội các
quận, huyện cùng với nhiều trung tâm, cơ sở dạy nghề đào tạo
việc làm cho nhiều đối tượng người có công có việc làm, phối
hợp với ngân hàng chính sách tạo điều kiện cho nhiều đối
tượng gia đình có công được vay vốn phát triển sản xuất.
Với sự giúp đỡ của Nhà nước cùng với tinh thần “ Tàn
nhưng không phế”, nhiều đối tượng người có công với cách
mạng đã vươn lên tăng nguồn thu nhập cho gia đình, dù đó là
những công việc đơn giản: nhặt vải vụn, gọt sừng, thêu tranh,
lái xe ôm, lái xe ba bánh… Có những người mạnh dạng vay
vốn để mở xưởng sản xuất thủ công mỹ nghệ, tạo công ăn

việc làm cho nhân dân trong vùng, là lực lượng tiên phong
trong làm kinh tế. Họ chứng minh sức mạnh của người lính
Bộ đội cụ Hồ không chỉ trong thời chiến mà còn trong thời
bình, nỗ lực phát triển kinh tế để góp phần xây dựng đât nước,
quê hương.


-. Thực hiện chính sách ưu đãi giáo dục
Chăm sóc người có công nói chung, con thương, bệnh
binh nói riêng trong giáo dục đào tạo vừa thể hiện trách nhiệm
và lòng biết ơn đối với những người đã cống hiến, hy sinh vì
sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ tổ quốc vừa nhằm bồi
dưỡng đội ngũ cán bộ kế tiếp sự nghiệp cách mạng của dân
tộc, của Đảng.
Căn cứ điều 31 Nghị định số 54/2006/NĐ-CP ngày 26
tháng 5 năm 2006 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số
điều của pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng và
thông tư liên tịch của chính phủ hướng dẫn thi hành một số
điều pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng và thông
tư liên tịch số 16/2006/TTLT-BLĐTBXH-BGD&DT-BTC,
ngày 20/11/2006 của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội Bộ Giáo dục đào tạo - Bộ Tài chính hướng dẫn. Phòng Người
có công thành phố Cần Thơ đã thực hiện chế độ trong ưu đãi
giáo dục đào tạo, duyệt chi trả chế độ ưu đãi học sinh, sinh
viên cho 476 học sinh, sinh viên là con của người có công với
cách mạng với số tiền 1 tỷ 430 triệu đồng.


- Chương trình vận động và sử dụng quỹ “ đền ơn đáp
nghĩa”
Tư tưởng Hồ Chí Minh về “ đền ơn đáp nghĩa” là sự kế

thừa truyền thống đạo lý “ uống nước nhớ nguồn” của dân
tộc, là tài sản tinh thần to lớn mang đậm giá trị nhân văn.
Đối với các liệt sĩ, mỗi địa phương (thành phố, làng xã)
cần xây dựng vườn hoa và bia tưởng niệm ghi sự hy sinh anh
dũng của các liệt sĩ , để đời đời giáo dục tinh thần yêu nước
cho nhân dân ta. Đối với cha mẹ, vợ con của thương binh và
liệt sĩ mà thiếu sức lao động và túng thiếu, thì chính quyền địa
phương và hợp tác xã phải giúp đỡ họ có công việc làm ăn ổn
định, quyết không để họ bị đói rét…
“Đền ơn đáp nghĩa” là sự kế thừa truyền thống đạo lý
“uống nước nhớ nguồn” của dân tộc, là tài sản tinh thần to lớn
mang đậm giá trị nhân văn.
Hòa chung với nghĩa cử cao đẹp của cả nước hàng năm,
Sở Lao động –thương binh và Xã hội xây dựng kế hoạch vận
động quỹ đền ơn đáp nghĩa, giao chỉ tiêu cho từng quận,
huyện, xã, phường thị trấn.


- Công tác thăm hỏi tặng quà
Công tác thăm hỏi tặng quà cho đối tượng người có công
là việc làm được chú trọng nhất là các ngày kỷ niệm như 27/7,
ngày 2/9, Tết nguyên đán… Bởi đây là hoạt động thể hiện đạo
lý “ uống nước nhớ nguồn”. Chăm lo phục vụ Tết Nguyên đán
Bính Thân 2016 cho các đối tượng người có công với cách
mạng trên địa bàn thành phố Cần Thơ: Quà do Chủ tịch nước
tặng là 10.843 phần với số tiền là 2.220.000.000 đồng ; quà
thành phố Cần Thơ là 11.303 phần số tiền 7.912.100.000 đồng
; quà từ nguồn vận động xã hội hóa là 524.200.000 đồng với
2.464 phần.
Tổ chức tu sửa, chỉnh trang, tạo cảnh quan môi trường

sạch, đẹp tại các nhà bia ghi tên liệt sĩ, chủ trì tổ chức thấp
hương, nên làm lễ tri ân các anh hùng liệt sĩ tại nghĩa trang,
tại nhà bia ghi tên liệt sĩ của các xã vào tối 26/7/2015 và tham
gia các hoạt động lễ hội “Uống nước nhớ nguồn” do thành
phố tổ chức.
Thực hiện tốt các hoạt động trên chính là ưu đãi xã hội
vào công tác chăm sóc, giúp đỡ đối tượng người có công với
cách mạng, để người có công có cơ hội tiếp cận, được hưởng


các chính sách xã hội của Nhà nước, góp phần giải quyết các
nhu cầu của người có công trong xã hội.
- Thực trạng ý thức chăm lo người có công với cách mạng
của cộng đồng dân cư
- Thực trạng nhận thức của các chủ thể về tầm quan
trọng của việc chăm lo người có công
Khảo sát các đối tượng về tầm quan trọng của việc chăm
lo người có công cho kết quả như sau:
- Thực trạng nhận thức của chuyên gia, cán bộ quản lý và
người dân
CHUYÊN
ST
T

CBQL
GIA

MỨC ĐỘ

NGƯỜI

DÂN

SL

%

SL

%

SL

%

1

Rất quan trọng

15

100

23

69

25

10


2

Quan trọng

0

0

10

31

77

30

3

Bình Thường

0

0

0

0

80


32


4
5

Ít quan trọng
Không quan
trọng

0

0

0

0

43

17,2

0

0

0

0


25

10

Tiến hành khảo sát 15 chuyên gia đều được đánh giá là
rất quan trọng, hết sức cần thiết đạt tỷ lệ 100%. Trong 33 cán
bộ, công chức, viên chức có 23 người đánh giá chiếm 69% số
người cho rằng chăm lo người có công là rất quan trọng. Số
lượng còn lại là 31 % cho là quan trọng. Từ đó, cho thấy đối
tượng cán bộ quản lý cũng rất quan tâm đến công tác này.
Người dân đóng một vai trò rất quan trọng trong việc
chăm lo cho người có công. Bởi chính họ là những chủ thể
của cộng đồng, bao quanh và tạo ra môi trường cho người có
công.
Đối tượng chúng tôi khảo sát là những hộ dân sống trên
địa bàn thành phố Cần Thơ với nhiều ngành nghề khác nhau:
giáo viên, người buôn bán, người làm ruộng…Theo phiếu
tổng khảo sát 250 người dân được chia thành hai nhóm:


Nhóm 1 gồm những người cho rằng chăm lo người có
công là rất quan trọng 10 % và quan trọng 30 % tổng số chỉ
chiếm 40%. Đây là một thực trạng đáng suy ngẫm. Có nhiều
nguyên nhân dẫn đến thực trạng này, trong đó, ít được cập
nhật thông tin,không nắm rõ được ý nghĩa của hoạt động
chăm sóc người có công là những nguyên nhân có thể tính
đến.
Nhóm 2 gồm bình thường 32%, ít quan trọng 17%,
không quan trọng 10% chiếm 60%. Đối tượng này là những
người không chú ý nhiều đến vấn đề chăm lo người có công.

Hầu hết là những người làm ruộng hoặc buôn bán. Những
người dân chân lấm tay bùn, cơm áo gạo tiền thường nhật đã
chiếm trọn thời gian. Chính vì thế, họ không nghĩ rằng trách
nhiệm của chính bản thân họ là phải có ý thức chăm lo người
có công. Cơ bản họ còn cho rằng việc làm đó do các cấp quản
lý có thẩm quyền thực hiện.
-Thực trạng hiểu biết của cộng đồng dân cư về chính sách đối
với người có công
-Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý và người dân
về chính sách đối với người có công


×