Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG XỬ LÝ RÁC THẢI VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP GIẢM LƯỢNG RÁC THẢI Ở HUYỆN PHONG ĐIỀN, THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (236.53 KB, 23 trang )

ĐỀ CƯƠNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG XỬ LÝ RÁC THẢI
VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP GIẢM LƯỢNG
RÁC THẢI Ở HUYỆN PHONG ĐIỀN,
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Giáo viên hướng dẫn:
ThS. Vũ Thùy Dương
Nhóm thực hiện:
Nguyễn Thị Minh Thùy B1309334
Dương Thanh Nhi B1309301
La Thị Anh Thư B1309336
Võ Ngọc Tài Dung 3103541
Ngày hoàn thành: Tháng 10/2014
1
ĐỀ CƯƠNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong thời đại ngày nay, ngành công nghiệp và dịch vụ ngày càng phát
triển, nước ta đang từng bước phấn đấu sánh vai với các dân tộc anh em trên
thế giới, cơ bản đến năm 2020 trở thành một nước công nghiệp. Để đạt được
mục tiêu ấy, nước ta đã không ngừng nâng cao, cải tiến khoa học kĩ thuật –
công nghệ nhằm thúc đẩy nền kinh tế nước nhà bắt kịp các nền kinh tế phát
triển. Nhờ đó nước nhà đã đạt được không ích những thành tựu đáng kể,
nhưng mặt khác việc phát triển này cũng đánh đổi bằng nhiều hậu quả không
thể dự đoán hết. Đó chính là những tác hại về môi trường sinh thái - ô nhiễm
môi trường, cụ thể hơn chính là rác thải - những sản phẩm bỏ đi của quá trình
sản xuất, tiêu dùng thải trực tiếp ra môi trường.
“Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo


quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống,
sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên” (Theo Điều 1,
Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam, 2014). Vì vậy, nếu môi trường xung
quanh ta bị ô nhiễm bởi chính lượng rác thải do con người tạo ra sẽ gây những
ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và cuộc sống của con người.
Thành phố Cần Thơ là một trong 5 thành phố lớn của cả nước, thành
phố trực thuộc Trung Ương. Ngày 24 tháng 6 năm 2009 Cần Thơ được thủ
tướng chính phủ công nhận là đô thị loại 1. Với vị trí trung tâm của đồng bằng
Sông Cửu Long, điều kiện tự nhiên thuận lợi, khí hậu nhiệt đới, nhiều kênh
rạch, sông ngòi màu mỡ nhiều phù sa… thiên nhiên ưu đãi cho Cần Thơ nhiều
cơ hội để phát triển kinh tế - đặc biệt là nông nghiệp, sản xuất hàng hóa, tiêu
dùng… giúp Cần Thơ từng bước phát triển, không ngừng nâng cao vị thế
trong nước, tốc độ đô thị hóa từng bước được nâng cao.
Với dân số là 102.005 người (2013), huyện Phong Điền không những
đối mặt với lượng rác thải khổng lồ từ các hoạt động sản xuất kinh doanh của
các doanh nghiệp mà còn phải đối mặt với lượng rác thải sinh hoạt của người
dân, người nhiều thì các dịch vụ phúc lợi xã hội, y tế… cũng phát triển, từ đó
lượng rác thải lại càng tăng lên.
Theo số liệu thống kê của Phòng Tài Nguyên Môi Trường huyện Phong
Điền, mỗi năm tổng lượng chất thải rắn tại Việt Nam ước tính có hơn 15 triệu
tấn phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau. Tổng lượng chất thải công nghiệp
phát sinh mỗi năm khoảng 2,6 triệu tấn chiếm 17%. Ở Cần Thơ năm 2013
tổng lượng rác thải thu gom là 203.860 tấn (Công ty TNHH MTV Công trình
đô thị, 2014). Riêng của lượng rác thải mỗi ngày phát sinh ở huyện Phong
2
ĐỀ CƯƠNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Điền là 72,423 tấn/ngày (Phòng tài nguyên môi trường huyện Phong Điền,
2014). Trên thực tế, hiện tỷ lệ thu gom rác thải sinh hoạt ở đô thị nước ta chỉ
đạt 70%. Đáng chú ý, chỉ khoảng hơn 50% chất thải nguy hại được xử lý, số
còn lại bị chôn lấp, đổ thải bừa bãi hoặc tái sử dụng chưa đúng với quy chuẩn.

Theo các nhà hải dương học Liên Hiệp Quốc và quốc tế ngày 18-5 đã
lên tiếng cảnh báo rác chất dẻo (plastic) đang làm biến đổi nhanh chóng hệ
sinh thái các đại dương; ngoài ra còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường
đất, không khí …Chương trình Môi trường LHQ (UNEP), ước tính số lượng
chất dẻo con người sản xuất đã tăng nhanh từ 5 triệu tấn năm 1950 lên 260
triệu tấn mỗi năm hiện nay. Lượng chất dẻo được sử dụng tính theo đầu người
hàng năm lên tới 100 kg ở các nước phát triển và 20kg ở các nước đang phát
triển. Từ đó lượng rác thải từ chất dẻo nói riêng và lượng rác thải nói chung
thải ra là vô cùng lớn, đặc biệt là ở các thành phố lớn như Cần Thơ.
Song song với tốc độ phát triển của thành phố Cần Thơ thì vấn nạn ô
nhiễm môi trường xảy ra là một bài toán khó với tất cả mọi người nói chung
và huyện Phong Điền nói riêng. Trong đó vấn đề ô nhiễm rác thải là mối quan
tâm hàng đầu, ngăn chặn ô nhiễm rác thải là chìa khóa ngăn chặn ô nhiễm môi
trường. Tuy nhiên, việc giải quyết chất thải vẫn chưa đạt được mục đích như ý
muốn; dù đã bỏ ra nhiều chi phí nhưng phương tiện và các trang thiết bị, số
lượng công nhân vẫn chưa đủ đáp ứng đủ cho việc thu gom, xử lý rác thải;
chính quyền chưa đầu tư đúng mức và chưa có biện pháp hiệu quả hơn cho
việc xử lý rác. Và nếu rác thải không được xử lý sẽ gây ảnh hưởng nghiêm
trọng đến môi trường, mất mĩ quan đô thị và ảnh hưởng đến khỏe con người
trong thế hệ hiện tại và tương lai.
“Rác hay ô nhiễm môi trường không phải là của riêng ai mà đó là vấn
đề của cả người dân và cộng đồng. Chính vì vậy, mỗi người hay chính những
cơ quan nhà nước cần nâng cao trách nhiệm xã hội đối với vấn đề xử lý rác
thải”(Hoàng Dương Tùng, 2014). Hiểu được tính cấp thiết của vấn nạn rác
thải; nhóm tôi là những công dân đang sống và học tập tại thành phố Cần Thơ,
là những người đang học về tài nguyên môi trường, là những người luôn quan
tâm đến môi trường xung quanh và những tác động của nó đến con người.
Nhóm chúng tôi chọn đề tài “Đánh giá hiện trạng xử lý rác thải và đề xuất
giải pháp giảm lượng rác thải của huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ”
vì chúng tôi muốn tìm hiểu về tình trạng rác thải của huyện từ đó đưa ra những

đề xuất nhằm giảm thiểu lượng rác thải; từ đó cải thiện chất lượng môi trường
và chất lượng cuộc sống, sức khỏe của người dân địa phương.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung:
3
ĐỀ CƯƠNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đánh giá hiện trạng rác thải từ đó đề xuất giải pháp giảm lượng rác thải
tại huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Xác định tình hình rác thải ở huyện Phong Điền.
- Xác định thái độ của người dân về xử lý rác thải, giá sẵn lòng trả của
người dân với các dịch vụ thu gom chất thải.
- Đề xuất giải pháp tốt nhất cho việc quản lý và xử lý, giảm thải và tái
chế rác thân thiện với môi trường nhằm để hạn chế đến mức thấp nhất những
thiệt hại từ rác thải gây ra đối với con người và môi trường. Từ đó hướng tới
sự kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Không gian: Địa bàn huyện Phong Điền.
1.3.2 Thời gian: Tháng 8 năm 2014 đến đầu tháng 11 năm 2014
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu: Rác thải trên địa bàn huyện Phong Điền.
1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
Lê Ngọc Tú, 2011. Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn đô thị và
đề xuất giải pháp quản lý phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội tỉnh Bình
Dương đến năm 2025. Luận văn tốt nghiệp. Đại học Kỹ Thuật Công Nghệ
Thành phố Hồ Chí Minh. Đề tài đã áp dụng những phương pháp thu thập số
liệu thứ cấp, khảo sát thực địa Bình Dương, sử dụng các dữ liệu đánh giá định
lượng, nhằm định lượng hóa mối liên hệ tương tác giữa quản lý chất thải rắn
đô thị và các bên liên quan. Phân tích chức năng nhiệm vụ các bên liên quan
nhằm hoàn thiện chương trình quản lý chất thải rắn đô thị tỉnh Bình Dương.
Phân tích SWOT xác định định hướng, chiến lược phát triển hệ thống quản lý

chất thải rắn đô thị tỉnh Bình Dương. Dùng Excel tính hệ số phát thải, dựa vào
mô hình Euler cải tiến và các mô hình dự báo để tính sự tăng trưởng dân số,
dự báo tốc độ phát sinh chất thải đến năm 2025 để đề xuất các giải pháp thiết
thực hơn.
Trần Hiếu Nhuệ và cộng sự, 2001. Quản lý Chất thải rắn- Tập 1. Hà
Nội: Nhà xuất bản Xây dựng. Tài liệu nghiên cứu và trình bày những khái
niệm cơ bản về chất thải rắn, những quan điểm quản lý và xử lý chất thải rắn.
Thu nhập, nghiên cứu và thống kê mô tả những số liệu về tỷ lệ các chất có
trong rác thải, thành phần các loại rác thải ở các địa phương lớn ở nước ta.
Dùng phương pháp phân phối tàn số và phân tích so sánh các chỉ số quản lý
rác thải ở một số nước trên thế giới làm rõ mối nguy hại của rác thải, thống kê
lại lượng chất thải tạo thành và tỷ lệ thu gom trên toàn quốc…
Phan Thị Lâm Tuyền, 2005. Nghiên cứu quy hoạch hệ thống chất thải
rắn tại huyện Di Linh – Tỉnh Lâm Đồng. Đồ án tốt nghiệp. Đại học Kỹ Thuật
4
ĐỀ CƯƠNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Công Nghệ Thành phố Hồ Chí Minh. Đồ án đã dùng phương pháp thống kê
mô tả và so sánh để phân tích giúp chúng ta thấy rõ tác động tích cực và tiêu
cực, gián tiếp hoặc trực tiếp, giai đoạn trước mắt hay lâu dài của các hoạt động
có liên quan đến chất thải rắn.
Võ Nhật Trường, 2010. Hiện trạng rác và tình hình quản lí rác ở
Thành phố Cần Thơ. Và đề xuất mô hình xử lý cho Thành phố Cần Thơ. Đại
học Cần Thơ. Đề tài lấy số liệu thứ cấp từ Sở và phòng Tài nguyên môi trường
Cần Thơ, Công ty Công trình đô thị, khảo sát thực tế và phân tích so sánh,
thống kê mô tả (SPSS) và excel để xử lý chính xác số liệu thu nhập được. Từ
đó đề ra mô hình xử lý rác thải hiệu quả ở Cần Thơ.
T.H, 2014. Luật sửa đổi về môi trường và giải quyết triệt để vấn đề rác
thải. Báo điện tử vtv, ngày 13/09/2014: />sua-doi-ve-moi-truong-se-giai-quyet-triet-de-van-de-rac-thai-
20140913114045482.htm[ngày truy cập 10/10/2014]. Bài báo thống kê những
số liệu rác thải gần đây nhất một cách tổng quát và bình luận của TS. Hoàng

Dương Tùng – Phó tổng cục trưởng, Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và
Môi trường về những đổi mới và những suy nghĩ tác động, trách nhiệm của
mỗi công dân với rác thải.
Đại học Nông Lâm, 2011.Hiện trạng và giải pháp quản lý, tái sử dụng
rác thải sinh hoạt khu vực đô thị tại thành phố Thái Nguyên. Tháng 12 năm
2011. Đề tài sử dụng những số liệu thứ cấp từ Sở Tài nguyên Môi trường,
phòng Tài nguyên Môi trường và Công ty Môi trường đô thị Thành phố Thái
Nguyên. Phỏng vấn trực tiếp các hộ gia đình từ đó thống kê mô tả lại số lượng
rác thải và phân tích, phân tích so sánh các mô hình hồi quy, tương quan để rút
ra tình hình cốt lõi. Từ đó có các mô hình dự báo đề xuất giải pháp thích hợp.
Những đề tài nghiên cứu về chất thải rắn nói chung và Cần Thơ nói
riêng trong thời gian qua rất nhiều. Các nghiên cứu đã góp phần làm cho việc
quản lý rác thải ngày càng hoàn thiện hơn, dần đi sâu vào lĩnh vực chuyên
môn và giải quyết được một số vấn đề xã hội mang tính cấp thiết. Tuy nhiên
các đề tài trên vẫn chưa có đóng góp nhiều cho việc quản lý chất thải rắn của
thành phố Cần Thơ để đảm bảo sự trong lành cho môi trường, tiết kiệm năng
lượng thông qua tái chế và đảm bảo phát triển bền vững bảo vệ môi trường.
Với đề tài về phân tích tình trạng rác thải ở thành phố Cần Thơ, từ
trước đến nay có người chỉ làm hiện trạng rác thải ở Cần Thơ, không khảo sát
thái độ của người dân địa phương đối với vấn đề này, ngược lại một số chỉ
khảo sát phân tích thái độ và mức giá sẵn lòng trả của người dân không chú
trọng quá nhiều về tình trạng rác thải. Đề tài nhóm tôi chọn là một đề tài tổng
hợp phân tích cả hai vấn đề nhằm hoàn thiện chi tiết và hiểu rõ hơn tâm lý
người dân để có những biện pháp xử lý rác thải một cách hiệu quả.
5
ĐỀ CƯƠNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1 Các khái niệm cơ bản

2.1.1.1 Khái niệm chất thải rắn (rác)
Chất thải rắn là toàn bộ các loại vật chất được con người loại bỏ trong
các hoạt động kinh tế - xã hội của mình (bao gồm các hoạt động sản xuất, các
hoạt động sống và duy trì sự tồn tại của cộng đồng v.v…). Trong đó quan
trọng nhất là các loại chất thải sinh ra từ các hoạt động sản xuất và hoạt động
sống (Trần Hiếu Nhuệ, Ứng Quốc Dũng và Nguyễn Thị Kim Thái, 2001).
Tóm lại, chất thải rắn đô thị có các đặc trưng sau:
- Bị vứt bỏ trong khu vực đô thị.
- Gây ô nhiễm môi trường sống hay làm mất cảnh quan thành phố.
Ô nhiễm chất thải rắn:
Chất thải rắn được hiểu là tất cả các chất thải phát sinh do các hoạt
động của con người và động vật tồn tại ở dạng rắn được thải bỏ khi không còn
sử dụng hay không muốn dùng nữa.
Theo bản chất nguồn tạo thành thì có thể chia chất thải rắn thành: Chất
thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp, chất thải rắn nông nghiệp, chất
thải rắn xây dựng và chất thải rắn từ các nhà máy xử lý chất thải.
2.1.1.2 Khái niệm chất thải nguy hại
Chất thải nguy hại là chất thải (bao gồm các loại hóa chất dễ gây phản
ứng, độc hại, chất thải sinh học dễ thối rữa, các chất dễ cháy, nổ hoặc các chất
thải phóngxạ, các chất thải nhiễm khuẩn, lây lan), có chứa các chất hoặc hợp
chất có một trong các đặc tính gây nguy hại trực tiếp hoặc tương tác với các
chất khác gây nguy hại với môi trường và sức khỏe của cộng đồng. (Trần Hiếu
Nhuệ, Ứng Quốc Dũng và Nguyễn Thị Kim Thái - 2001).
2.1.1.3 Thiệt hại do ô nhiễm
Thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái được xác đinh không chỉ bao gồm các
thiệt hại đến chất lượng môi trường mà còn cả thiệt hại về sức khỏe, tài sản
của cá nhân do ô nhiễm môi trường gây nên. Có 2 loại thiệt hại:
Thứ nhất, thiệt hại đối với môi trường tự nhiên. Đó là sự suy giảm chức
năng, tính hữu ích của môi trường được thể hiện qua các phương diện chính
như sau: Một là môi trường là không gian sinh tồn của con người; hai là môi

trường là nơi cung cấp các nguồn tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học
(kể cả vật liệu, năng lượng, thông tin cần thiết cho cuộc sống và hoạt động của
6
ĐỀ CƯƠNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
con người); ba là môi trường là nơi chứa đựng và tiêu hủy chất thải do con
người thải ra trong các hoạt động của mình.
Như vậy, có thể hiểu sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi
trường xảy ra khi: Một là, chất lượng của các yếu tố môi trường sau khi bị tác
động thấp hơn so với tiêu chuẩn về chất lượng môi trường; hai là, lượng tài
nguyên thiên nhiên bị khai thác, sử dụng lớn hơn lượng khôi phục (đối với tài
nguyên tái tạo) và lớn hơn lượng thay thế (đối với tài nguyên không tái tạo
được); ba là, lượng chất thải thải vào môi trường lớn hơn khả năng tự phân
hủy, tự làm sạch chúng.
Thứ hai, thiệt hại về sức khỏe, tính mạng của của con người, tài sản và
lợi ích hợp pháp của của tổ chức,cá nhân do hậu quả của việc suy giảm chức
năng, tính hữu ích của môi trường gây ra. Thiệt hại về tính mạng, sức khỏe của
con người được thể hiện qua các chi phí để cứu chữa, bồi thường, chăm sóc,
phục hồi các chức năng bị mất của người bị hại và các khoản thu nhập thực tế
bị mất, bị súc giảm do bị thiệt hại về tính mạng, sức khỏe có nguyên nhân từ ô
nhiễm, suy thoái môi trường.thiệt hại về tài sản được thể hiện qua những tổn
thất về cây trồng, vật nuôi, những khoản chi phí cho việc sửa chữa, thay thế,
ngăn chặn và phục hồi tài sản bị thiệt hại do ô nhiễm, suy thối do môi trường
gây nên. Còn thiệt hại đến lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức được thể
hiện qua sự tồn tại về lợi ích vật chất, sự giảm súc về thu nhập chính đáng mà
nguyên nhân là do sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường.
Trong mối quan hệ với loại thiệt hại thứ nhất, loại thiệt hại thứ hai luôn
được xem là thiệt hại gián tiếp (còn gọi là thiệt hại phát sinh hay thiệt hại thứ
sinh) thiệt hại chỉ xảy ra khi có loại thiệt hại thứ nhất. Tuy nhiên, là cần lưu ý
giữa loại thiệt hại đối với tài sản, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân tại khu
vực đó. Ví dụ sự suy giảm nguồn lợi thủy sinh tại một vùng biển bị ô nhiễm

đồng thời đồng thời là sự sút giảm về thu nhập của ngư dân ở khu vực đó.
Điều này thiết nghĩ cần được lưu ý để tránh sự trùng lặp khi xác định các loại
thiệt hại cụ thể do ô nhiễm, suy thóai môi trường gây nên.
2.1.2 Quan điểm về quản lý và xử lý
2.1.2.1. Quan điểm quản lý
Quản lý rác ở một khu vực, một thành phố hay một quốc gia luôn
hướng tới một mục tiêu cần phải làm sao cho lượng rác giảm đi. Thu gom và
vận chuyển rác hợp lý, giữ gìn vẻ mỹ quan đô thị và môi trường sống trong
lành sạch sẽ. (Trần Hiếu Nhuệ, Ứng Quốc Dũng và Nguyễn Thị Kim Thái -
2001).
2.1.2.2. Quan điểm xử lý
7
ĐỀ CƯƠNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Xử lý rác thành công làm cho thể tích và ảnh hưởng tiêu cực của lượng
rác thu gom được đến đời sống cộng đồng ngày càng giảm đi, đồng thời làm
cho lợi ích phát sinh từ rác ngày càng gia tăng. (Trần Hiếu Nhuệ, Ứng Quốc
Dũng và Nguyễn Thị Kim Thái - 2001).
2.1.3Nguồn gốc hình thành rác thải
Bảng 2.1 Nguồn gốc của chất thải đô thị
TT
Nguồn phát
sinh
Hoạt động, vị trí phát
sinh chất thải rắn
Loại chất thải rắn
1 Khu dân cư Các căn hộ và nhà ở
Thực phẩm, bao bì, hàng hóa (giấy,
gỗ, vải, cao su, nhựa, thủy tinh, bao
nilon,…) tro, đồ gỗ, chất độc hại
(như chất diệt côn trùng, chất tẩy

rửa…)
2
Khu thương
mại
Cửa hàng, nhà hàng,
quán ăn, khách sạn , siêu
thị…
Thực phẩm, bao bì hàng hóa, chất
thải độc hại…
3
Cơ quan công
sở
Trường học, bệnh viện,
văn phòng…
Thực phẩm, bao bì hàng hóa, chất
thải độc hại…
4
Công trình
xây dựng
San lắp mặt bằng, sửa
chữa, công trường,
đường giao thông…
Gỗ, thép, bê tông, gạch, bụi, thạch
cao…
5
Dịch vụ công
cộng
Vệ sinh dường phố, khu
vui chơi…
Chất thải đặc biệt, rác quét đường,

xác động vật…
6 Nhà máy Xử lý nước cấp Tro, bùn…
7 Công nghiệp
Các nhà máy sản xuất… Chất thải sản xuất công nghiệp, vật
liệu phế thải, chất thải độc hại…
8 Nông nghiệp Vườn cây, trang trại… Rau, hoa, quả, cỏ…
Nguồn: Nguyễn Thị Kiều Phương, 2008
2.1.4 Số lượng, thành phần và tính chất rác đô thị
Lượng rác đô thị thải ra liên tục và tích lũy trong môi trường ngày càng
nhiều và gây tác hại đáng kể đến môi trường và con người. Số lượng rác thải
đô thị bình quân trên đầu người từng quốc gia, khu vực khác biệt nhau phụ
thuộc vào điều kiện sinh hoạt, điều kiện thời tiết, khí hậu, các yếu tố xã hội,
tập quán.
Theo cơ cấu thành phần rác đô thị ở các nước. Ở các nước phát triển
như Mỹ, Nhật, Anh… thì thành phần giấy và plastic chiếm tỉ lệ cao nhất, sau
8
ĐỀ CƯƠNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
đó là thực phẩm. Ở các nước đang phát triển như Việt Nam thì thành phần rác
thực phẩm hữu cơ chiếm tỉ lệ lớn nhất, thành phần giấy, nhựa thấp hơn do việc
mua bán các loại thực phẩm chưa qua chế biến hay sơ chế phục vụ nhu cầu ăn
uống của người dân đô thị.
Về thành phần rác bao gồm các thành phần sau:
Thành phần hữu cơ
- Thành phần hữu cơ dễ phân hủy
+ Thực phẩm (Các cọng rau, vỏ quả, thân cây, lõi ngô…)
+ Chất thải: phân người, động vật…
+ Xác chết động vật, thực vật…
- Thành phần hữu cơ khó phân hủy (các chất cháy được)
+ Giấy (các túi giấy, các mảnh bìa, giấy vệ sinh …)
+ Hàng dệt (vải , len , nylon …)

+ Cỏ, gỗ củi, rơm rạ… (đồ dùng bằng gô như bàn ghế, thang, giường, đồ
chơi…)
+ Chất dẻo (phim cuộn, túi chất dẻo, chai lọ chất dẻo, các đầu vòi bằng
chất dẻo, dây bện…)
+ Da và cao su (bóng, giầy, ví, băng cao su…)
Thành phần vô cơ (các chất không cháy)
+ Các kim loại (Vỏ hộp, dây điện, hàng rào, dao, nắp lọ, vỏ hộp nhôm,
giấy bao gói, đồ đựng …
+ Thủy tinh (Chai lọ, đồ đựng bằng thủy tinh, bóng đèn …)
+ Đá và sành sứ (Vỏ trai, ốc, xương, gạch đá, gốm …)
Các chất hỗn hợp
+ Các chất hỗn hợp có kích thước lớn hơn 5 mm;
+ Các chất hỗn hợp có kích thước nhỏ hơn 5 mm. (tách các chất hỗn hợp
có kích thước nhỏ hơn 5mm và lớn hơn 5mm bằng cách sàng qua một
cặp sàng, phân càng nhiều loại càng tốt).
2.1.5 Ảnh hưởng của rác thải
2.1.5.1 Ảnh hưởng đến con người
Ảnh hưởng trực tiếp
Rác thải sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống và sức khỏe của con
người. Việc bốc mùi hôi thối từ quá trình phân hủy của rác sẽ gây ô nhiễm
không khí. Đặc biệt khi khí hậu của thành phố thuộc khí hậu nhiệt đới nóng
ẩm làm quá trình tốc độ phân hủy của rác diễn ra nhanh hơn, bốc mùi nặng
hơn và khó mất mùi trong không khí sẽ làm cho môi trường thiên nhiên bị ô
nhiễm. Điều này còn ảnh hưởng đến môi trường sống tự nhiên của các động
thực vực gần đấy. Nếu việc này cứ tiếp tục diễn ra trong tời gian dài và mức
động ngày càng tăng sẽ làm mất đi sự cân bằng sinh thái tại khu vực các vùng
lân cận.
9
ĐỀ CƯƠNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiêm trọng hơn là do việc thiếu ý thức của một số hộ gia đình, họ

vứt trực tiếp rác sinh hoạt chưa qua xử lý bừa bãi xuống sông gây ô nhiễm
nguồn nước mặt và nước ngầm. Việc này dẫn đến ô nhiễm trầm trọng nguồn
nước và gây ra một số bệnh như: bệnh đường ruột, bệnh xuất huyết, viêm mũi,
mắt đỏ… Ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và đời sống sinh hoạt hằng ngày
của những người dân sống gần khu vực bị ô nhiễm. Hậu quả của nguồn nước
bị ô nhiễm và việc khắc phục tình trạng này vẫn là một vấn đề nan giải cho
đến thời điểm hiện nay.
Ảnh hưởng gián tiếp
Ảnh hưởng gián tiếp thông qua những sinh vật trung gian truyền bệnh.
Một số hộ gia đình vức rác bừa bãi, thải những chất hữu cơ, xác động
vật chết chưa được qua xử lý trực tiếp qua môi trường ngoài. Theo thời gian,
từ chính những bãi rác này, đã trở thành “ngôi nhà lý tưởng” cho các động vật
trung gian truyền bệnh như ruồi, muỗi, gián, chuột Đây là những sinh vật
trung gian truyền nhiễm sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người như các
bệnh viêm não, dịch hạch, sốt rét, sốt xuất huyết Những bệnh này sẽ làm
người mắc bệnh tử vong nếu không chữa trị đúng cách và kịp thời.
Hiện nay Sốt xuất huyết được liệt vào một trong bốn loại bệnh gây dịch
đáng lo ngại nhất năm 2013 tại Việt Nam. Dịch sốt xuất huyết (SXH) đang
hoành hành ở nhiều nơi trên cả nước và diễn biến hết sức phức tạp. Theo
thống kê từ Bộ Y tế, trong 9 tháng của năm 2012, cả nước đã có khoảng
51.300 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết, trong đó đã có 42 người tử vong
tập trung chủ yếu ở các tỉnh phía Nam. Từ đầu năm 2013, cả nước ghi nhận
10.847 trường hợp mắc sốt xuất huyết tại 40 tỉnh/thành phố, trong đó có 10 ca
tử vong. Sốt xuất huyết cũng là một trong những dịch bệnh toàn cầu.Tại TP
Cần Thơ, tính đến ngày 31-8-2012, ghi nhận 587 ca mắc sốt xuất huyết, so
cùng kỳ số mắc tăng 88 ca; không có ca tử vong, đứng thứ 17/20 tỉnh, thành
phía Nam (Báo Cần Thơ). Tổng lượt mắc sốt xuất huyết trong năm 2012 là
1044 ca (Sở y tế Cần Thơ). Riêng ở huyện Phong Điền, số ca mắc bệnh được
ghi nhận năn 2012 là 96 ca, năm 2013 là 54 ca. Số trường hợp mắc bệnh đã
giảm và tính đến 6 tháng đầu năm 2014 là 9 ca (Trung tâm y tế dự phòng

huyện Phong Điền).
2.1.5.2 Ảnh hưởng đến môi trường
Môi trường đất
Ảnh hưởng của rác thải trực tiếp không thông qua việc xử lý bắt nguồn từ
những nguyên nhân sau:
- Nước rò rỉ từ các bãi rác mang theo nhiều chất ô nhiễm, độc hại và
các mần bệnh thấm trực tiếp vào đất làm ô nhiễm đất.
10
ĐỀ CƯƠNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Do rác thải được phân hủy trong môi trường đất thường dưới 2 dạng
điều kiện phân hủy là yếm khí và kị khí sẽ gây ra những mức độ khác nhau
của sự ô nhiễm:
+ Trong điều kiện kị khí (có đủ oxy) cộng với độ ẩm thích, rác sẽ phân
hủy tạo ra nhiều sản phẩm trung gian và cuối cùng tạo ra H
2
O và CO
2
ít gây
ảnh hưởng đến môi trường.
+ Trong điều kiện yếm khí (không đủ oxy) rác thải sẽ phân hủy tạo ra
các sản phẩm cuối cùng như CH
4
, H
2
S và CO
2
gây ảnh hưởng độc hại trực tiếp
đến môi trường (gồm cả các môi trường xung quanh như môi trường không
khí, môi trường nước )
- Lượng rác tiếp nhận của bãi rác cũng sẽ ảnh hưởng nhiều vào việc gây

ô nhiễm môi trường đất. Nếu lượng rác tiếp nhận không quá lớn nằm trong
khả năng tự làm sạch (các chất hữu cơ) thì các chất này sẽ tự phân hủy theo
thời gian, không gây ô nhiễm nhiều đến môi trường đất. Ngược lại, nếu tiếp
nhận số lượng rác quá tải vượt quá khả năng tự (các chất nhân tạo, vô cơ) sẽ
gây ô nhiễm nặng nè cho môi trường đất.
Môi trường nước
- Nước mặt
Nếu rác thải từ quá trình sản xuất, sinh hoạt của con người và sinh vật
thải ra không được thu gom đúng cách mà được thải trực tiếp xuống nước mặt
gây ô nhiễm nước mặt. Đây là một vấn nạn nghiêm trọng vì
+ Rác nặng (sắt, thép, vật dụng gia đình ) thì sẽ lắng xuống đáy gây
cản trở sự lưu thông của nguồn nước, đôi khi còn gây tắt ngẽ, bể, gãy các
đường ống dẫn nước.
+ Rác nhỏ, nhẹ lơ lửng trong nước sẽ làm đục nước, làm mất đi mỹ
quan đô thị.
+ Rác có kích thước lớn và nhẹ như: giấy, vụn, túi nilon trong sinh
hoạt… nổi lên trên mặt nước sẽ gây ra hiện tượng phú dưỡng, làm giảm bề
mặt trao đổi oxy của nước với không khí làm cho lượng oxy hòa tan trong
nước (DO) giảm tạo điều kiện cho vi sinh yếm khí hoạt động mạnh sinh ra các
khí H
2
S, CH
4
, NH
3
… Và chất thải hữu cơ trong rác thải bị phân hủy nhanh tạo
các sản phẩm trung gian và sản phẩm cuối phân hủy gây ra mùi hôi thối làm
cho ô nhiễm không khí.
- Nước ngầm
Do lượng nước rò rỉ sinh ra trong quá trình phân hủy rác có nhiều loại

vi trùng, vi khuẩn và lượng nước ngấm bị ô nhiễm từ rác thảido nhiều nguồn
khác nhau gây ra như nước mưa, độ ẩm của rác và vật liệu phủ.Nước từ đấy sẽ
thấm vào hố chôn từ phía trên xuống đất gây ảnh hưởng đến nguồn nước
ngầm.
11
ĐỀ CƯƠNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nước rò rỉ trong các bãi rác ảnh hưởng đến môi trường có 2 mặt:
+ Mặt tích cực: nước rỉ là cần thiết cho một số quá trình hóa học và
sinh học để rác phân hủy.
+ Mặt tiêu cực: nước rỉ chảy vào các tầng nước ngầm và các dòng nước
mặt từ đó gây ô nhiễm cho nguồn nước con người sử dụng.
- Môi trường không khí
Ảnh hưởng của rác đến môi trường không khí được tìm ra nguyên nhân
bắt nguồn ngay từ khâu thu gom, vận chuyển rác đến bãi chôn lấp. Ngoài ra,
trong quá trình lưu trữ, vận chuyển còn phát sinh ra bụi, các vật thể nhỏ, mùi
hôi thối từ rác gây ô nhiễm đến môi trường không khí.
Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, nhiệt độ trung bình của
Việt Nam với mùa hè lên đến 30
o
C và mùa đông dao động ở 20
o
C. Đặc biệt ở
các tỉnh phía Nam, nhiệt độ dao động ở 25
o
C và độ ẩm cao nên sau một thời
gian ngắn rác thải bị phân hủy hiếu khí và kị khí sinh ra các khí độc hại và như
CO
2
, CO, H
2

S, CH
4
, N
2
… Và mùi hôi do sự phân hủy yếm khí của các chất
hữu cơ được tạo thành do lưu trữ rác quá lâu tại các bãi rác đổ thành những
đống rác cao chồng lên nhau gây ra mùi hôi thối.
Dưới tác dụng của gió làm các khí này phát tán vào môi trường không
khí trong đó khí sinh ra chủ yếu từ CH
4
và CO
2
với hàm lượng cao sẽ gây ô
nhiễm không khí và khí metan CH
4
có khả năng gây cháy nổ cao.
2.1.5.3 Các ảnh hưởng khác
Ngoài tác hại đối sức khỏe con người và môi trường đất, nước, không
khí, rác thải còn là nguyên nhân gây ra một số ảnh hưởng khác như:
- Làm mất vẻ mỹ quan đô thị.
Năm 2014, nhân dịp 10 năm thành phố Cần Thơ trực thuộc Trung
ương, vững tiến trên đường xây dựng thành phố Tây Đô cấp quốc gia; trung
tâm, động lực phát triển toàn diện của vùng Đồng bằng sông Cửu Long và cả
nước.Qua sự kiện này đã thu hút gần 130.000 lượt khách đến tham quan giao
dịch… Trung bình mỗi ngày đón 25 - 30 đoàn khách tham quan từ các quận,
huyện của TP Cần Thơ, các tỉnh thành trong cả nước, các Hiệp hội doanh
nghiệp, các đoàn khách du lịch, Trung tâm Xúc tiến Thương mại, nông dân -
nhà vườn của các tỉnh trong khu vực ĐBSCL. Vì vậy rác thải xử lý không
đúng cách sẽ làm mất đi vẻ đẹp vốn có của thành phố.
- Làm giảm diện tích đất do sử dụng cho bãi thải.

Theo Sở Xây dựng thành phố Cần Thơ, mỗi ngày Cần Thơ thải ra
khoảng 700 tấn chất thải rắn sinh hoạt. Đến nay, thành phố Cần Thơ vẫn chưa
có nhà máy và bãi xử lý rác thải theo quy định. Do chưa có nhà máy xử lý chất
thải nên thời gian qua thành phố Cần Thơ sử dụng khoảng 10ha trong tổng số
12
ĐỀ CƯƠNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
20ha đã giải phóng mặt bằng ở bãi rác Ô Môn làm bãi chôn lấp rác tạm thời,
gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng khiến người dân sống ở xung quanh
khu vực này đã kéo nhau phản đối, chặn xe rác khiến cho thành phố Cần Thơ
lúng túng về chỗ đổ rác thời gian qua.
-Từ việc vô ý thức của một số người dân vứt rác bừa bãi xuống sông,
kênh, gạch gây cản trở lưu thông dòng nước làm ảnh hưởng đến thủy sinh vật
(cá, tôm…), làm ứ đọng nước ở khu dân cư sinh ra mùi hôi thối và trở thành
nơi cư trú cho nhiều loại vi sinh vật gây bệnh.
Tai họa của xử lý chất thải không hợp lý
Môi trường ô uế
Gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người
Môi trường dịch bệnh
Nếp sống văn minh đô thị
Gây ùn tắc giao thống
Làm mất vẻ mỹ quan đô thị
Hạn chế kết quả Sản xuất-kinh doanh
Làm tác động xấu đến nền văn hóa và du lịch
Nguồn: Võ Nhật Trường, 2010
Hình 2.1 Tác hại của việc xử lý chất thải đô thị không hợp lý
13
ĐỀ CƯƠNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp điều tra thu thập số liệu
2.2.1.1 Số liệu thứ cấp

Dùng phương pháp hồi cứu số liệu về đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã
hội của khu vực nghiên cứu. Các số liệu của Phòng Tài nguyên môi trường
huyện Phong Điền và Công ty TNHH MTV Công trình đô thị thành phố Cần
Thơ về tình hình công tác quản lý rác thải trên địa bàn. Các văn bản pháp quy
về quản lý chất thải rắn.
2.2.1.2 Số liệu sơ cấp
Thu thập thông tin bằng cách phỏng vấn trực tiếp người dân (cách sử lý
rác thải, khối lượng rác, tần suất thu gom rác, chi phí sẵn lòng trả,…) tại các
huyện Phong Điền với cỡ mẫu 150 cho mỗi khu vực.
Phỏng vấn người công nhân thu gom rác để nghiên cứu về công việc,
cách thức thu gom rác hiện nay, mức thu nhập hàng tháng của công nhân.
2.2.2 Phương pháp phân tích
Tham quan tìm hiểu thực tế hệ thống thu gom và trung chuyển, các bãi
chôn lấp rác để có cái nhìn toàn diện hơn hiện trạng quản lý rác thải ở địa bàn
huyện Phong Điền.
Phỏng vấn ban lãnh đạo xí nghiệp môi trường để tìm hiểu về cách giải
quyết rác và những mặt hạn chế hiện nay và những định hướng trong tương lai
về việc thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải tại thành phố Cần Thơ.
2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu
Sử dụng phương pháp thống kê mô tả để tìm hiểu thực trạng và phân
tích, đánh giá nhận thức, thái độ, mức độ hài lòng của đáp viên đối với dịch vụ
thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải.
Sử dụng phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM) để xác định sự sẵn
lòng chi trả (WTP) cho dịch vụ thu gom – vận chuyển – xử lý rác thải.
Phương pháp hồi quy tuyến tính bội: Sử dụng mô hình Probit để phân
tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự sẵn lòng trả tiền của người dân với những
sản phẩm thân thiện với môi trường.
14
ĐỀ CƯƠNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 3

KHÁI QUÁT VỀ THÀNH PHỐ CẦN THƠ
3.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
3.1.1 Vị trí địa lý
3.1.2Đặc điểm về thời tiết, khí hậu
3.1.3 Chế độ thủy văn
3.2 ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI
3.2.1 Điều kiện về xã hội
3.2.1.1 Dân số và diện tích
3.2.1.2 Y tế và giáo dục
3.2.2 Phát triển điều kiện kinh tế
3.2.2.1 Phát triển GDP và bình quân GDP
3.2.2.2 Tình hình phát triển các khu công nghiệp
3.2.2.3 Tình hình phát triển nông nghiệp
15
ĐỀ CƯƠNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 4
TÌNH HÌNH RÁC THẢI Ở CẦN THƠ
4.1 NGUỒN GỐC HÌNH THÀNH RÁC THẢI Ở CẦN THƠ
4.2 SỐ LƯỢNG, THÀNH PHẦN VÀ TÍNH CHẤT RÁC Ở THÀNH
PHốCẦN THƠ
4.2.1 Rác thải sinh hoạt
4.2.1.1 Rác thải ở 4 quận chủ yếu ở Cần Thơ (Ninh Kiều, Bình Thủy,
Cái Răng, Ô Môn)
Do Công ty TNHH MTV Công trình đô thị chỉ đảm nhiệm thu gom rác
trên địa bàn 4 quận lớn ở thành phố Cần Thơ.
Bảng4.1: Rác thải sinh hoạt tại thành phố Cần Thơ
STT NĂM
KHỐI LƯỢNG
RÁC (m
3

)
KHỐI LƯỢNG
(tấn)
1 Năm 2004 235.525 110.697
2 Năm 2005 254.868 119.788
3 Năm 2006 269.665 126.743
4 Năm 2007 278.894 131.080
5 Năm 2008 319.761 150.288
6 Năm 2009 336.153 157.992
7 Năm 2010 327.330 153.845
8 Năm 2011 287.015 134.897
9 Năm 2012 367.846 172.888
10 Năm 2013 433.745 203.860
Nguồn: Công ty TNHH MTV Công trình đô thị, 2014
4.2.1.2 Rác thải sinh hoạt ở Huyện Phong Điền (Phòng Tài nguyên
môi trường huyện Phong Điền)
Kết quả quan trắc rác thải sinh hoạt của huyện:
Năm 2012: 0,69 kg/ người/ ngày.
16
ĐỀ CƯƠNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Năm 2013: 0,71 kg/ người/ ngày.
Bảng 4.2:Thống kê dân số năm 2012, 2013 huyện Phong Điền
Năm
Dân số
Tổng
Thành thị Nông thôn
2009 10.753 88.914 99.667
2010 10.787 89.179 99.966
2011 10.868 89.358 100.226
2012 10.938 89.703 100.641

2013 11.758 90.247 102.005
Phòng Tài nguyên môi trường H. Phong Điền, 2014
Khối lượng rác thải sinh hoạt của H. Phong Điền: (số người x bình quân
người/ ngày)
Năm 2012: 0,69 x 100.641 = 69,442 tấn/ ngày
Năm 2013: 0,71 x 102.005 = 72, 423 tấn/ ngày
Tuy nhiên chỉ thu gom được 25% lượng rác thải phát sinh mỗi ngày =
18,106 tấn / ngày.
4.2.2 Rác thải công nghiệp
4.2.3 Rác thải y tế
4.2.4 Rác thải xây dựng
4.2.5 Rác thải từ nông nghiệp
4.3 MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN CHÍNH GÂY Ô NHIỄM RÁC SINH
HOẠT TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ
4.4 HIỆN TRẠNG, CÔNG TÁC THU GOM VÀ XỬ LÝ RÁC Ở THÀNH
PHỐ CẦN THƠ
4.4.1 Công tác thu gom và vận chuyển
4.4.2 Trang thiết bị phục vụ vận chuyển (thời gian, cách thức thu
gom)
4.5 NHỮNG MẶT HẠN CHẾ TRONG CÔNG TÁC THU GOM, VẬN
CHUYỂN VÀ XỬ LÝ RÁC TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ
4.6 PHƯƠNG HƯỚNG KHẮC PHỤC TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT
RÁC Ở THÀNH PHỐ CẦN THƠ
4.6.1 Về phía công ty Công trình đô thị
17
ĐỀ CƯƠNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.6.2 Về phía chính quyền Trung ương và địa phương Thành phố
Cần Thơ
4.6.3 Về phía người dân
18

ĐỀ CƯƠNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 5
PHÂN TÍCH THÁI ĐỘ CỦA NGƯỜI DÂN VỚI MÔI TRƯỜNG
VÀ DỊCH VỤ THU GOM RÁC THẢI
5.1 MÔ TẢ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
5.2 PHÂN TÍCH THÁI ĐỘ CỦA NGƯỜI DÂN ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG
VÀ DỊCH VỤ THU GOM RÁC THẢI (chủ yếu ở 4 quận Ninh Kiều, Cái
Răng, Ô Môn, Bình Thủy và huyện Phong Điền)
5.2.1 Thái độ của người dân với môi trường
5.2.2 Thái độ của người dân với các dịch vụ thu gom rác thải
5.3 XÁC ĐỊNH GIÁ SẴN LÒNG TRẢ CỦA NGƯỜI DÂN VỚI CÁC
DỊCH VỤ THU GOM RÁC THẢI
5.4 XÁC ĐỊNH GIÁ SẴN LÒNG TRẢ CỦA NGƯỜI DÂN KHI SỬ
DỤNG SẢN PHẨM THÂN THIỆN VỚI MÔI TRƯỜNG
5.5 ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP GIÚP DỊCH VỤ THU GOM RÁC THẢI
NGÀY CÀNG HOÀN THIỆN (từ người dân góp ý)
19
ĐỀ CƯƠNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 6
MỘT SỐ GIẢI PHÁP XỬ LÝ RÁC THẢI
6.1 MÔ HÌNH XỬ LÝ RÁC
6.1.1 Mô hình xử lý rác thải sinh hoạt
6.1.2 Mô hình xử lý rác thải công nghiệp
6.1.3 Mô hình xử lý rác thải xây dựng
6.1.4 Mô hình xử lý rác thải y tế
6.2 GIẢI PHÁP NÂNG CAO Ý THỨC NGƯỜI DÂN
20
ĐỀ CƯƠNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 7
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

7.1 KẾT LUẬN
7.2 KIẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Lê Ngọc Tú, 2011. Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn đô thị và
đề xuất giải pháp quản lý phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội tỉnh Bình
Dương đến năm 2025. Đại học Kỹ Thuật Công Nghệ Thành phố Hồ Chí Minh.
Trần Hiếu Nhuệ và cộng sự, 2001. Quản lý Chất thải rắn- Tập 1. Hà
Nội: Nhà xuất bản Xây dựng.
Phan Thị Lâm Tuyền, 2005. Nghiên cứu quy hoạch hệ thống chất thải
rắn tại huyện Di Linh – Tỉnh Lâm Đồng. Đại học Kỹ Thuật Công Nghệ Thành
phố Hồ Chí Minh.
Võ Nhật Trường, 2010. Hiện trạng rác và tình hình quản lí rác ở
Thành phố Cần Thơ. Và đề xuất mô hình xử lý cho Thành phố Cần Thơ. Đại
học Cần Thơ.
T.H, 2014. Luật sửa đổi về môi trường và giải quyết triệt để vấn đề rác
thải. Báo điện tử vtv, ngày 13/09/2014: />sua-doi-ve-moi-truong-se-giai-quyet-triet-de-van-de-rac-thai-
20140913114045482.htm [ngày truy cập 10/10/2014].
Đại học Nông Lâm, 2011. Hiện trạng và giải pháp quản lý, tái sử dụng
rác thải sinh hoạt khu vực đô thị tại thành phố Thái Nguyên.
PHỤ LỤC
BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN
21
ĐỀ CƯƠNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
Xin chào, chúng tôi là sinh viên trường Đại học Cần Thơ, hiện đang
thực hiện đề tài “Phân tích tình hình rác thải và đề xuất giải pháp giảm
lượngrác thải cho Thành phố Cần Thơ”.Rất mong Anh (Chị) vui lòng dành
khoảng 5 phút để giúp chúng tôi hoàn thành các câu hỏi có liên quan dưới
đây.Chúng tôi rất vui mừng vì sự cộng sự cộng tác của Anh (Chị) và hãy yên

tâm rằng những câu trả lời của Anh (Chị) sẽ được giữ bí mật. Xin chân thành
cảm ơn!
PHẦN 1: THÔNG TIN CÁ NHÂN
Tên đáp viên:
…………………….tuổi…………………………………………………
Giới tính: 0. Nữ 1. Nam
Địa chỉ:
………………………………………………………………………………….
Điện thoại (nếu có):
…………………………………………………………………….
Ngày phỏng vấn: … /… / 2014
PHẦN 2: NỘI DUNG
Câu 1: Nhà ở của Anh (Chị) thuộc khu vực?
a. Mặt tiền b. Khu chung cư
c. Hẻm d. Nông thôn
Câu 2: Anh (Chị) xử lý lượng rác thải mỗi ngày bằng cách nào?
a. Nhân viên thu rác sẽ đến thu gom trực tiếp
b. Tự xử lý tại nhà (chôn lấp, thiêu đốt)
c. Thải trực tiếp xuống ao, hồ, sông
d. Xử lý khác (………………………………………)
Câu 3: Tại khu vực nhà ở của Anh (Chị) có dịch vụ thu gom rác thải không?
a. Có b. Không
(Nếu “ Không” Anh (Chị) vui lòng trả lời tiếp câu 6)
Câu 4. Tần suất của dịch vụ thu gom rác thải bao lâu 1 lần?
a. 1 ngày/lần b. 3 ngày/lần c. 7 ngày/lần
Câu 5: Mức độ hài lòng của Anh (Chị) về dịch vụ thu gom rác tại khu vực?
a. Không hài lòng b. Không quan tâm
c. Hài lòng d. Rất hài lòng
Câu 6: Lượng rác thải mỗi ngày gia đình Anh (Chị) thải ra khoảng bao nhiêu?
22

ĐỀ CƯƠNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
a. < 5 kg c. 5 – 10 kg c. > 10 kg
Câu 7: Anh (Chị) sẵn lòng trả bao nhiêu tiền để sử dụng dịch vụ thu gom rác
thải?
a. 0 đồng/tháng b. 10 nghìn đồng/tháng
c. 15 nghìn đồng/tháng d. > 15 nghìn đồng/tháng
Câu 8: Anh (Chị) hiểu như thế nào về rác dễ phân hủy và khó phân hủy?
……………………
…………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
Câu 9: Anh (Chị) có phân loại rác trước khi đem xử lý?
a. Có b. Không
Câu 10: Anh (Chị) đánh giá mức quan trọng của việc phân loại rác thải như
thế nào?
a. Rất quan trọng b. Quan trọng
c. Bình thường d. Không quan trọng
Câu 11: Anh (Chị) đánh giá như thế nào về tác hại của rác thải?
a. Hoàn toàn không có hại b. Không có hại
c. Bình thường d. Có hại e. Rất có
hại
Câu 12: Anh (Chị) có muốn giảm lượng rác thải hằng ngày không?
a. Có b. Không
Câu 13: Anh (Chị) có thường tái sử dụng lại một số vật dụng như túi nilon,
nước đóng chai, hộp xốp, …
a. Có b. Không
Câu 14: Anh (Chị) có muốn sử dụng các loại túi đựng bằng chất liệu tự hủy
không?
a. Có b. Không
Câu 15: Nếu được Anh (Chị) sẽ trả với giá cao hơn để được sử dụng chất liệu
tự hủy?

a. Có b. Không
Câu 16: Nếu Có ở câu 15 Anh (Chị) sẽ trả giá bao nhiêu cho sản phẩm thân
thiện với môi trường?
a. <5000 VNĐ b. 5000 – 10000 VNĐ
c. 10000 – 20000 VNĐ d. >20000 VNĐ
23

×