Tải bản đầy đủ (.docx) (55 trang)

THỰC TRẠNG GIÁO dục BÌNH ĐẲNG GIỚI CHO CỘNG ĐỒNG NGƯỜI dân tộc THIỂU số tại HUYỆN vân hồ TỈNH sơn LA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (245.98 KB, 55 trang )

THỰC TRẠNG GIÁO DỤC BÌNH ĐẲNG GIỚI
CHO CỘNG ĐỒNG NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ
TẠI HUYỆN VÂN HỒ - TỈNH SƠN LA


- Đặc điểm tình hình kinh tế - chính trị - xã hội của địa
bàn nghiên cứu
Vân Hồ là huyện vùng cao biên giới mới được thành lập
theo Nghị quyết số 72/NQ-CP ngày 10/6/2013 của Chính phủ
về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Mộc Châu để
thành lập huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La. Sau khi chia tách, toàn
huyện có tổng diện tích tự nhiên 97.984 ha với 14 xã với 145
bản (trong đó có 10 xã vùng 3 vùng đặc biệt khó khăn và 4 xã
vùng 2); Với vị trí địa lý đặc biệt quan trọng trong phát triển
kinh tế - xã hội, chính trị, an ninh quốc phòng của tỉnh, là cửa
ngõ của tỉnh Sơn La và khu vực phía Tây bắc. Điều kiện kinh
tế của huyện Vân Hồ còn rất nhiều khó khăn, phương thức sản
xuất chủ yếu là sản xuất nông, lâm nghiệp còn lạc hậu, sản
xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp còn nhỏ lẻ, manh mún
chưa hình thành các cơ sở sản xuất công nghiệp; hoạt động
thương mại, dịch vụ du lịch còn chậm phát triển, kết cấu hạ
tầng vừa yếu, vừa thiếu; nhất là đường giao thông từ huyện
đến trung tâm các xã, tới các thôn, bản; các công trình thủy
lợi nhỏ phục vụ sản xuất nông nghiệp; điện sinh hoạt; trường
lớp học; trạm y tế, nhà văn hóa,...; trình độ dân trí không đồng
đều. Với vị trí địa lý của huyện rất thuận lợi cho việc phát triển


nền nông nghiệp công nghệ cao kết hợp với phát triển du lịch
sinh thái, nghỉ dưỡng.
Là một huyện vùng cao biên giới còn gặp nhiều khó


khăn, huyện Vân Hồ tỉnh Sơn La đã và đang có những bước
phát triển mới, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân
được cải thiện rõ rệt. Đặc biệt, sau khi tập trung quyết liệt
thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, Vân Hồ thay
đổi và phát triển về mọi mặt.
Là một trong 62 huyện nghèo của cả nước, Vân Hồ đã
nhận được sự quan tâm đầu tư, hỗ trợ của Trung ương, của
tỉnh thông qua các chương trình dự án 30a, 134, 155, 1382,
661, giảm nghèo... cho đồng bào dân tộc thiểu số vùng đặc
biệt khó khăn. Những năm qua, các dự án này đã phát huy tác
dụng, đời sống của đồng bào dân tộc huyện Vân Hồ đã phát
triển hơn, ngày càng có nhiều hộ làm ăn kinh tế giỏi, bà con
đã biết vận dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, trình độ dân
trí được nâng lên rõ rệt.
Tuy nhiên, dù đã có những thay đổi và những bước phát
triển lớn nhưng Vân Hồ vẫn là một huyện nghèo của tỉnh và của
cả nước. Trình độ dân trí phát triển chưa đồng đều, vùng sâu


vùng xa vẫn còn nhiều phong tục, tập quán lạc hậu, đâu đó nạn
phân biệt giới tính vẫn tồn tại. Bạo lực phụ nữ, tư tưởng gia
trưởng, phân biệt đối xử, trọng nam khinh nữ...dẫn đến thực
trạng bất bình đẳng giới nơi đây vẫn rất phổ biến trong các lĩnh
vực của đời sống cộng đồng.
- Tổ chức nghiên cứu thực trạng
- Mục đích và đối tượng khảo sát
* Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu về thực trạng bình đẳng giới và hoạt động giáo
dục bình đẳng giới trên địa bàn huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La.
* Đối tượng nghiên cứu

- Người dân: 150 người dân Tại 5 xã của huyện Vân HồTỉnh Sơn La (Tân Xuân, Xuân Nha, Chiềng Xuân, Loóng
Luông, Chiềng Yên)
- Cán bộ địa phương: 50 người trong đó 35 cán bộ
chuyên trách thuộc Hội liên hợp phụ nữ cấp xã, huyện; 15 cán
bộ công chức cấp xã huyện.
- Nội dung và phương pháp nghiên cứu


* Nội dung nghiên cứu
- Thực trạng về bình đẳng giới ở cộng đồng dân tộc thiểu
số huyện Vân Hồ - Tỉnh Sơn La.
- Nhận thức về công tác giáo dục bình đẳng giới của cộng
đồng trên địa bàn.
- Thực trạng công tác giáo dục bình đẳng giới đã tiến
hành trên địa bàn,
* Phương pháp nghiên cứu
- Bảng hỏi: Là phương pháp quan trọng nhất, được sử
dụng chủ yếu để thu thập thông tin của đề tài. Là một hệ
thống các câu hỏi bằng văn bản, được sắp xếp theo trật tự,
lôgíc thành một bảng hỏi, người được hỏi trả lời các câu hỏi
theo quan điểm và suy nghĩ của cá nhân.
Kế hoạch điều tra được tổ chức chặt chẽ và có sự chuẩn bị
về các điều kiện, phương tiện phục vụ cho điều tra. Sử dụng
phiếu điều tra với hệ thống câu hỏi có nội dung rõ ràng, dễ hiểu.
Khi tiến hành điều tra, các điều tra viên phải nói rõ mục đích,
yêu cầu và hướng dẫn người được điều tra trả lời các câu hỏi
trong phiếu điều tra. Trong quá trình điều tra, khách thể nghiên


cứu khi đưa ra các câu trả lời trong phiếu điều tra không bị ảnh

hưởng, tác động từ bên ngoài.
Để đảm bảo tính khách quan và thu được thông tin đầy
đủ nhất, trong đề tài này chúng tôi tiến hành xây dựng 3 loại
phiếu sau:
+ Phiếu dành cho cán bộ (xem phụ lục 1)
+ Phiếu dành cho người dân (xem phụ lục 2)
+ Phiếu dành cho cả cán bộ và người dân (xem phụ lục
3).
- Phỏng vấn, trao đổi, nói chuyện: Trao đổi, trò chuyện
với khách thể nghiên cứu thông qua những câu hỏi có liên
quan tới đề tài nghiên cứu. Trong đề tài nghiên cứu này,
chúng tôi đã trao đổi, phỏng vấn trực tiếp người dân và cán bộ
địa phương về thực trạng bình đẳng giới tại cộng đồng và
thực trạng giáo dục bình đẳng giới cho cộng đồng dân tộc
thiểu số nơi đây nhằm làm rõ hơn và sâu sắc hơn vấn đề
nghiên cứu.
- Quan sát: Quan sát các hoạt động giáo dục bình đẳng
giới tại địa phương; Quan sát các hoạt động trong gia đình


nhằm tìm hiểu thực trạng phân công lao động theo giới, sự
tiếp cận các nguồn và lợi ích của mỗi giới; Quan sát thái độ
tham gia của người dân và cán bộ địa phương trong các hoạt
động giáo dục bình đẳng giới…nhằm phân tích thực trạng
bình đẳng giới và giáo dục bình đẳng giới tại địa bàn.
- Cách xử lý kết quả khảo sát
Trên cơ sở kết quả phiếu trưng cầu ý kiến, sử dụng
chương trình Word, Excel và một số công cụ khác để xử lý
những thông tin thu được cả về mặt định tính và định lượng
đồng thời tổng hợp những thông tin từ các báo cáo, kết quả

công tác giáo dục bình đẳng giới của địa phương và kết quả
phỏng vấn.
Chúng tôi tính điểm trung bình

X

đối với những câu hỏi

đo lường mức độ. Chúng tôi cho điểm tương ứng với 3 mức độ
đo lường từ cao đến thấp (cho điểm theo thang điểm từ 3 -1),
công thức tính điểm trung bình

X

như sau:

3 x Số ý kiến + 2 x Số ý kiến + 1 x Số ý kiến
X

=


Số người được hỏi
X

X

X

= 3: Mức độ cao

= 2: Mức độ trung bình
= 1: Mức độ thấp

Đối với một số câu hỏi còn lại, chúng tôi xử lý bằng
cách tính phần trăm (%) tỷ lệ ý kiến trả lời.
- Thực trạng bình đẳng giới của cộng đồng người dân tộc
thiểu số tại huyện Vân Hồ - Tỉnh Sơn La
- Bình đẳng giới trong phân công lao động theo giới
Qua khảo sát về thực trạng phân công lao động theo
giới, chúng tôi thu được kết quả ở bảng 2.1. Nhìn chung cả
phụ nữ và nam giới đều đóng góp công sức vào các hoạt động
sản xuất của hộ gia đình. Các công việc mà cả nam và nữ đều
được phân công đảm nhiệm trong ngày như cày ruộng, cuốc
nương rẫy, gieo trồng, đi làm cơ quan...có đến 94% người
được hỏi cho rằng cả nam và nữ đều làm các công việc trên.
Chỉ có 4 % cho rằng công việc trên do nam giới đảm nhiệm
và 2 % cho rằng nữ đảm nhiệm. Tuy nhiên khi được hỏi ai là


người tạo ra thu nhập chính trong gia đình thì có đến 48%
cho rằng nam giới và 52% trả lời cả nam và nữ. Lý giải điều
này, người dân được hỏi cho rằng, kể cả khi cả nam và nữ
đều làm việc thì thu nhập chính vẫn là do đàn ông quyết
định. Đây cũng là sự bất bình đẳng giới trong suy nghĩ.
- Bình đẳng giới trong phân công lao động theo giới trên
địa bàn
T

Quyền quyết định


Nữ
Số

T

Nam
%

Công việc sản xuất lượn
1

(cày

ruộng,

cuốc

nương rẫy, gieo trồng,

3

Số

Cả hai
%

lượn
2

6


Số

%

lượn
4

141

9
4

đi làm cơ quan...)
Việc gia đình (Giặt
2

giũ,

đi

chợ,

nấu

nướng, chăm sóc con

114

6

7

3

2

33

2
2

cái...)
3

Người tạo ra thu nhập
chính

0

0

72

4
8

78

5
2



Phân công lao động theo giới của đồng bào dân tộc thiểu
số huyện Vân Hồ được sắp xếp dựa trên vai trò giới, vai trò
sản xuất (cày cuốc, trồng trọt, làm cơ quan, làm nhà nước...)
đều do cả nam và nữ cùng tham gia; vai trò tái sản xuất (chăm
sóc con cái, chăm lo việc nhà...) chủ yếu do phụ nữ đảm
nhiệm; vai trò cộng đồng (họp, tập huấn...) chủ yếu do nam
giới đảm nhiệm. Rất ít phụ nữ dân tộc thiểu số tham dự các
buổi họp ngay cả khi các cuộc họp này được tổ chức vào buổi
tối. Một số nơi, tỷ lệ phụ nữ tham dự các cuộc họp xã cao hơn
bởi nhiều người tham dự vì chồng họ không tham gia.
Các gia đình có xu hướng lấy vợ cho con trai để thêm
người làm cho gia đình. Nhìn chung, đã có sự phân công lao
động theo vai trò giới nhưng chưa có sự hợp lý, phụ nữ phải
đảm đang nhiều công việc cùng lúc và phải hoàn thành vai trò
kép của mình. Vì thế phụ nữ ít có thời gian để nghỉ ngơi và
chăm sóc bản thân.
- Bình đẳng giới trong việc ra quyết định
Theo kết quả khảo sát ở bảng 2.2, đa số người dân đều
cho rằng quyền quyết định những khoản chi tiêu lớn thuộc về


nam giới: mua đất, sửa nhà, mua sắm tài sản có giá trị khác…
nam giới quyết định đa số chiếm 70%, phụ nữ chỉ chiếm 8%;
và có 22 % là cả hai vợ chồng cùng quyết định. Thậm chí việc
chi tiêu hàng ngày cũng có đến 26% số người được hỏi cho
rằng nam giới quyết định. Đây là một khó khăn cho phụ nữ vì
chính họ là người trực tiếp chi nhưng lại chi theo quyết định
của người chồng.

Việc quyết định hàng năm nên trồng cây gì, nuôi con gì,
số lượng nuôi trồng như thế nào đa số là được cả 2 vợ chồng
bàn bạc rồi ra quyết định cuối cùng (66%). Vẫn có đến 30%
người chồng tự quyết định một mình và chỉ có 4% là người
vợ tự quyết định. Mặc dù vậy thì đây cũng là một con số đáng
mừng về thực trạng bình đẳng giới trong việc ra quyết định.
- Bình đẳng giới trong việc ra quyết định

TT

Quyền quyết định
Việc chi tiêu có giá trị

1

lớn (Mua đất, xây sửa
nhà...)

Nữ
Số

Nam
%

lượn
12

Số

%


lượn
8

105

Cả hai
Số

%

lượn
70

33

22


Việc chi tiêu hàng
2

ngày (Đi chợ, thăm

78

52

39


26

33

22

6

4

45

30

99

66

hỏi...)
Việc sản xuất kinh tế
3

(Trồng cây gì, nuôi
con gì, số lượng như
thế nào...)

- Bình đẳng giới trong giáo dục và chính trị
Nhờ sự nỗ lực của Đảng và Nhà nước, hiện nay tỷ lệ cán
bộ, lãnh đạo nữ các cấp đang tăng lên. Theo Số liệu trong
“Báo cáo chất lượng Cán bộ công chức huyện Vân Hồ giai

đoạn 2013 - 2015” tính đến tháng 9/2016, huyện Vân Hồ có tỷ
lệ cán bộ cơ quan cấp huyện nữ chiếm 22,45% và nam giới
chiếm 77,55%. Điều đáng mừng hơn là sự khác biệt về giới ở
bậc càng cao thì càng được thu hẹp dần. Cụ thể, cũng theo số
liệu của báo cáo trên thì tỷ lệ nữ tham gia làm cán bộ ở thôn
bản chỉ chiếm 10,51% (nam giới là 89,49%), lên cấp xã tăng
lên 13,66% cán bộ công viên chức là nữ (86,34% là nam) thì


đến cấp huyện tăng lên 22,75% là cán bộ nữ. Trong đợt bầu
cử Đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp vừa qua
diễn ra vào ngày 22/5/2016, huyện Vân Hồ có đến 37,5% nữ
ứng cử (24 ứng cử viên nữ/64 ứng cử viên) và tỷ lệ nữ trúng
cử đạt 30% (12 nữ/40 người trúng cử) - Theo số liệu của
phòng Tổ chức cán bộ huyện Vân Hồ. Điều này đáp ứng mục
tiêu của Đảng và Nhà nước ta về tăng cường bình đẳng giới
trong lĩnh vực chính trị.
Về giáo dục, tỷ lệ học sinh nữ bỏ học cũng đã giảm trong
mấy năm gần đây. Đặc biệt là học sinh nữ cấp 1,2. Tuy nhiên,
kết quả đó chỉ là bề nổi, nhiều thách thức lớn vẫn đang đặt ra
cho công tác giáo dục, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở
tỉnh Sơn La nói chung và huyện Vân Hồ nói riêng. Trong tổng
số người mù chữ (tính đến tháng 9 năm 2016), phụ nữ vẫn
chiếm hơn một nửa (56,31% - số liệu của phòng Giáo dục và
Đào tạo huyện Vân Hồ). Số liệu điều tra cũng cho thấy, ở các
cấp học càng cao thì khoảng cách giới càng lớn, tỷ lệ học sinh
nữ bỏ học ở cấp 3 cao hơn ở các cấp học dưới, học sinh nữ bỏ
học chiếm 53,65%, học sinh nam chiếm 46,35%. Cũng theo
báo cáo của phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Vân Hồ (Số
liệu 3 năm học gần đây), trong tổng số các học sinh nữ bỏ học



thì có đến 48% học sinh bỏ học là để lấy chồng. Thực tế, nhiều
gia đình có con gái lớn là cho đi lấy chồng ngay, không cho
học hành. Khi về nhà chồng, những cô dâu trẻ đi làm nương
còn chồng thì vẫn được đi học. Đấy là hậu quả của định kiến
giới và phân biệt đối xử đã tồn tại từ lâu.
- Bình đẳng giới trong giáo dục và chính trị
T

Quyền quyết định

T
1

2

3

4

5

Cán bộ cơ quan cấp
huyện
Cán bộ cấp xã

Cán bộ thôn bản

Số người mù chữ


Số học sinh bỏ học

Nữ

Nam

Số

%

lượng
22

22,4

44

103

1222

191

5
13,6
6
10,5
1
56,3

1
53,6
5

Số

%

lượng
76
77,55

278

86,34

877

89,49

948

43,69

165

46,35


- Hậu quả của bất bình đẳng giới

Thực trạng bất bình đẳng giới để lại nhiều hậu quả
nghiêm trọng, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người
dân và sự phát triển của cộng đồng xã hội.
Sự phân công lao động không hợp lý giữa nam và nữ sẽ
ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe cho cả hai giới, đặc biệt là
phụ nữ. Khối lượng công việc nhiều, thời gian nghỉ ngơi ít,
không có thời gian chăm sóc bản thân làm cho sức khỏe của
phụ nữ bị giảm sút kéo theo đó là sức lao động cũng bị giảm.
Việc trọng nam khinh nữ, phụ nữ phải sinh đẻ nhiều để có được
con trai “nối dõi tông đường” cũng làm cho sức khỏe của phụ
nữ bị giảm sút nghiêm trọng (thậm chí còn ảnh hưởng đến tính
mạng nếu không được chăm sóc sức khỏe sinh sản hợp lý: nạo
phá thai, đẻ non...). Sinh đẻ nhiều, con cái không được chăm
sóc chu đáo, học hành không đầy đủ, dinh dưỡng không đảm
bảo, …là một trong những nguyên nhân gây nên suy sinh
dưỡng, bệnh tật, nghèo đói, thất nghiệp.
Sự bất bình đẳng giới trong tiếp cận, kiểm soát nguồn và
lợi ích làm ảnh hưởng lớn đến cơ hội phát triển của phụ nữ.


Khi không được kiểm soát và tiếp cận những nguồn và lợi ích
cần thiết thì phụ nữ luôn luôn là người phụ thuộc, không được
tiếp cận những cơ hội phát triển như vay vốn phát triển kinh
tế, trao đổi chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt...Điều
này ảnh hưởng rất lớn đến quá trình xóa đói giảm nghèo và
thu nhập, phát triển kinh tế của các hộ gia đình cũng như của
địa phương.
Thực trạng bất bình đẳng giới trong giáo dục và ra quyết
định gây ra nhiều hệ quả nghiêm trọng khác. Khi nữ giới ít
được học lên cao hơn so với nam giới, điều này làm hạn chế

nhận thức cũng như sự tham gia của nữ giới đối với xã hội. Khi
họ hạn chế về nhận thức thì họ thường chấp nhận, cam chịu số
phận, tự ti về bản thân, đánh giá thấp giá trị của mình. Và họ lại
giáo dục con cái họ giống như họ được giáo dục, rằng “Đàn ông
xây nhà, đàn bà xây tổ ấm”, rằng “Đàn ông nông nổi giếng
khơi, đàn bà sâu sắc như cơi đựng trầu”, nam giới là trụ cột gia
đình, phụ nữ là phái yếu, kém cỏi, chỉ nên làm việc bếp núc mà
thôi. Tư tưởng gia trưởng trọng nam khinh nữ tiếp tục được
nuôi dưỡng, lan truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Và do ít
được đi học, trình độ thấp nên họ ít có tiếng nói so với nam
giới. Các vị trí lãnh đạo các cấp cũng thường do nam giới đảm


nhiệm. Hoặc có những người phụ nữ có trình độ cao hơn chồng
nhưng vẫn ít được tham gia ra quyết định vì người ta cho rằng
chỉ có nam giới mới có khả năng đó và phụ nữ thì không nên
làm lãnh đạo. Quan niệm này đã tước đi cơ hội phát triển của
phụ nữ nói riêng và của xã hội nói chung.
Một hậu quả nghiêm trọng khác của thực trạng bất bình
đẳng giới để lại đó là ảnh hưởng xấu đến hạnh phúc gia đình.
Đa số vụ bạo lực gia đình mà phần nhiều phụ nữ là nạn nhân
đều xuất phát từ tư tưởng “Trọng nam khinh nữ”, đàn ông có
mọi quyền hành còn phụ nữ luôn luôn là người phụ thuộc. Kể
cả khi bị đánh đập thì phụ nữ thường phải cam chịu, không
lên tiếng bởi xã hội vẫn thường chú ý đến nguyên nhân của
việc bạo lực hơn là chú ý đến hành vi bạo lực đang diễn ra.
Hậu quả là hành vi bạo lực gia đình không thuyên giảm, ảnh
hưởng đến sức khỏe, hạnh phúc và phát triển kinh tế của gia
đình, xã hội.
Những hậu quả trên nếu không được can thiệp kịp thời

và hợp lý sẽ làm tăng thêm tính nghiêm trọng của nó.
-Thực trạng giáo dục bình đẳng giới cho cộng đồng người
dân tộc thiểu số tại huyện Vân Hồ - Tỉnh Sơn La


- Nhận thức của cộng đồng về giáo dục bình đẳng giới
Qua khảo sát về nhận thức của cộng đồng về giáo dục
bình đẳng giới trên địa bàn, chúng tôi thu được kết quả ở Biểu
đồ 2.1.
Nhiều địa bàn trong huyện đã chủ động tiến hành giáo
dục bình đẳng giới cho cộng đồng dân tộc thiểu số. Đa số
những người được hỏi đều nhận thức được tầm quan trọng
của hoạt động giáo dục bình đẳng giới. Có 60,5% ý kiến cho
rằng hoạt động này quan trọng, nhưng vẫn còn có đến 34,5%
cho rằng “Bình thường”. Điều này chứng tỏ hoạt động giáo
dục bình đẳng giới vẫn còn mờ nhạt, chưa phong phú...Dù
vậy, đây vẫn là một tín hiệu tốt vì xưa nay hoạt động giáo dục
bình đẳng giới cho người dân trên địa bàn vốn không được
quan tâm chú trọng.
Vẫn còn 5% ý kiến được hỏi cho rằng hoạt động này
không quan trọng. Nhiều người dân cũng trả lời rằng họ
chưa bao giờ tham gia một hoạt động nào liên quan đến bình
đẳng giới. Giải thích điều này có thể là do nhiều địa phương
tổ chức hoạt động này chưa thông tin hiệu quả tới toàn thể
người dân, cũng có thể chính quyền địa phương chưa chú ý


tới hoạt động này hoặc do người dân chưa ý thức, tự giác
tham gia hay không có cơ hội để tham gia nên chưa nhận
thức được tầm quan trọng của hoạt động về các hoạt động

này.
- Tầm quan trọng của giáo dục bình đẳng giới
Thực trạng này cho thấy cần phải tổ chức các hoạt động
giáo dục bình đẳng giới cho cộng đồng dân tộc thiểu số trên
đại bàn một cách thường xuyên, đều đặn và hiệu quả, nổi bật
hơn nữa để người dân và cán bộ địa phương nhận thức sâu sắc
ý nghĩa của các hoạt động này. Theo đó thì người dân sẽ tích
cực và chủ động tham gia hơn.
- Mức độ thực hiện các nội dung giáo dục bình đẳng giới
Qua khảo sát chúng tôi thu được kết quả ở bảng 2.4. Hầu
hết các nội dung giáo dục bình đẳng giới đều đã được địa
phương, cán bộ chuyên trách thực hiện. Tuy nhiên mức độ
thực hiện từng nội dung có sự khác nhau. Cụ thể, những nội
dung được cán bộ và người dân đánh giá thực hiện thường
xuyên nhất đó là: Giáo dục chính sách về bình đẳng giới
(trung bình 2,72); Giáo dục pháp luật về bình đẳng giới (trung
bình 2,55); Giáo dục thông tin về giới và bình đẳng giới


(trung bình 2,47) và Giáo dục kiến thức về giới và bình đẳng
giới (trung bình 2,43). Điều này cho thấy địa phương đã chú
trọng, quan tâm đến giáo dục bình đẳng giới cho cộng đồng
dân tộc thiểu số tại địa bàn, nhưng chỉ tập trung ở một số nội
dung cơ bản nhất.
Bên cạnh có nhiều nội dung cũng rất cốt lõi, quan trọng
nhưng theo đánh giá của cán bộ và người dân thì địa phương
đã thực hiện nhưng chưa được tổ chức một cách thường
xuyên. Qua khảo sát, đa số những người được hỏi cho rằng
những nội dung sau thỉnh thoảng mới được tổ chức: Giáo dục
công tác đấu tranh, phòng ngừa, xử lý vi phạm pháp luật về

bình đẳng giới (trung bình 2,06); Giáo dục các biện pháp tốt,
kinh nghiệm tốt, mô hình, điển hình tiên tiến trong việc thực
hiện bình đẳng giới được đánh giá ít được thực hiện nhất,
đứng thứ 8 (sau cùng với điểm trung bình là 1,99); Giáo dục
sự ảnh hưởng tiêu cực của bất bình đẳng giới tới cuộc sống
cộng đồng (trung bình 2,03) và Giáo dục tác hại của định kiến
giới, phân biệt đối xử về giới (trung bình 2,19%). Những nội
dung này là những nội dung rất quan trọng và cần thiết, giúp
người dân ý thức được hậu quả của bất bình đẳng giới trước
mắt và lâu dài cũng như học hỏi những kinh nghiệm tốt trong


cuộc sống và hơn hết là việc xử lý vi phạm pháp luật về bình
đẳng giới...Tuy nhiên, nó lại không được tổ chức một cách
thường xuyên. Điều đó cho thấy, địa phương và cán bộ
chuyên trách cần quan tâm hơn nữa tới hoạt động giáo dục
bình đẳng giới cho cộng đồng dân tộc thiểu số trên địa bàn, tổ
chức một cách thường xuyên hơn nữa và không bỏ sót những
nội dung quan trọng nào.
-Mức độ thực hiện các nội dung giáo dục bình đẳng giới

STT

Nội dung
giáo dục

Thường Thỉnh
xuyên thoảng
(SL)


(SL)

Chưa Trung
thực

bình

hiện

Thứ
bậc

(SL)

X

1

ND1

158

27

15

2.72

1


2

ND2

125

59

16

2.55

2

3

ND3

100

86

14

2.43

4

4


ND4

117

60

23

2.47

3

5

ND5

68

102

30

2.19

5

6

ND6


46

114

40

2.03

7


7

ND7

30

151

19

2.06

6

8

ND8

29


136

35

1.99

8

Chú thích:
Nội dung 1: Giáo dục chính sách bình đẳng giới
Nội dung 2: Giáo dục pháp luật về bình đẳng giới
Nội dung 3: Giáo dục kiến thức về giới và bình đẳng
giới
Nội dung 4: Giáo dục thông tin về giới và bình đẳng giới
Nội dung 5: Giáo dục tác hại của định kiến giới, phân
biệt đối xử về giới
Nội dung 6: Giáo dục sự ảnh hưởng tiêu cực của bất
bình đẳng giới tới cuộc sống cộng đồng
Nội dung 7: Giáo dục công tác đấu tranh, phòng ngừa,
xử lý vi phạm pháp luật về bình đẳng giới


Nội dung 8: Giáo dục các biện pháp tốt, kinh nghiệm
tốt, mô hình, điển hình tiên tiến trong việc thực hiện bình
đẳng giới
- Nhận thức của cán bộ địa phương về tính cần thiết của
các phương pháp giáo dục bình đẳng giới
Khi được hỏi về tính cần thiết của các phương pháp giáo
dục bình đẳng giới đã thực hiện trên địa bàn, chúng tôi thu

được ở bảng số 2.5.
Đa số các cán bộ được hỏi đều cho rằng các phương
pháp đều cần thiết. Đây là cơ sở để cán bộ chuyên trách
tích cực hơn trong việc thực hiện các hoạt động giáo dục
bình đẳng giới cho cộng đồng. Có một số phương pháp đặc
biệt được đánh giá cao tính cần thiết của nó. Cụ thể,
phương pháp “Phổ biến chính sách pháp luật bình đẳng
giới” xếp thứ nhất về tính cần thiết (trung bình 2,85) mặc
dù tính hiệu quả của nó lại được đánh giá là thấp. Điều này
cho thấy rằng nhận thức của cán bộ thì tốt nhưng thực hiện
thì chưa hiệu quả. Điều này được lý giải bới nhiều yếu tố
liên quan như năng lực cán bộ chuyên trách hạn chế, điều
kiện cơ sở vật chất, kinh phí không đảm bảo, ý thức người


dân không muốn tham gia...Một số phương pháp khác cũng
được đánh giá cao về tính cần thiết của nó, như: “Nói
chuyện, thảo luận, tranh luận về bình đẳng giới” đứng thứ 2
về tính cần thiết (trung bình 2,76); Ngoài ra một sô phương
pháp như “Phối hợp liên ngành thực hiện tuyên truyền bình
đẳng giới”; “Tổ chức các cuộc thi, tìm hiểu về bình đẳng
giới”; “Tổ chức chiếu phim ảnh,đóng vai tuyên truyền về
thực hiện bình đẳng giới”; “Tổ chức các hoạt động văn hóa,
văn nghệ, thể dục thể thao liên quan đến vấn đề bình đẳng
giới” đều được đánh giá tương đối cao về tính cần thiết
(trung bình từ 2,63 - 2,58).
Bên cạnh đó vẫn còn một số cán bộ địa phương nhận
thức chưa cao về tính cần thiết của một số phương pháp
giáo dục bình đẳng giới. Ví dụ phương pháp “Nêu gương
sáng điển hình trong thực hiện bình đẳng giới” được đánh

giá mức độ cần thiết là bình thường đứng thứ 7 (thứ bậc
sau cùng với trung trình là 2,2) trong khi đây là một
phương pháp giáo dục quan trọng để cộng đồng học tập
và nhân rộng. Đây cũng là phương pháp được cả người
dân và cán bộ địa phương đánh giá cao về tính hiệu quả
của nó. Ngoài ra một số biện pháp khác cũng được đa số


cán bộ đánh giá tính cần thiết là “bình thường” như “Phê
phán hành vi, biểu hiện bất bình đẳng giới” đứng thứ 6
với trung bình 2,32 và “Thuyết trình về giới và bình đẳng
giới” đứng thứ 5 với 2,34. Nếu không coi trọng các
phương pháp giáo dục thông qua hình thức thưởng phạt
mà chỉ chú trọng vào tuyên truyền nhằm giáo dục ý thức
cho người dân sẽ chỉ là lý thuyết suông, không gắn với
thực tế, vì thế giáo dục không hiệu quả.
- Nhận thức của cán bộ về sự cần thiết của các phương
pháp giáo dục bình đẳng giới

Các phương

Đánh giá mức độ
Trung

ST pháp giáo dục Cần

Bình

Khôn


bình đẳng

thiế

thườn

g cần

giới

t

g

thiết

1

Phương pháp 1

39

10

1

2.76

2


2

Phương pháp 2

19

29

2

2.34

5

3

Phương pháp 3

32

17

1

2.62

3

4


Phương pháp 4

13

34

3

2.2

7

T

bình
X

Thứ
bậc


×