Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Phân tích thực trạng xây dựng và thực hiện quản lý quỹ tiền lương tại 1 tổ chức? Đánh giá, nhận xét và đưa ra hướng hoàn thiện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.56 KB, 20 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC

Bài tập lớn môn học
Quản trị tiền công tiền lương
Đề bài:
“Phân tích thực trạng xây dựng và thực hiện quản lý quỹ tiền
lương tại 1 tổ chức? Đánh giá, nhận xét và đưa ra hướng hoàn
thiện.”

Giảng viên giảng dạy

: TS. Vũ Thị Uyên

Nhóm thực hiện

: Nhóm 5

HÀ NỘI - 2018

1


1. Quỹ lương của doanh nghiệp
Quỹ tiền lương của doanh nghiệp bao gồm tất cả các khoản tiền lương, tiền công
và các khoản phụ cấp có tính chất tiền lương (tiền ăn giữa ca, tiền hỗ trợ phương
tiện đi lại, tiền quần áo đồng phục ...) mà doanh nghiệp trả cho các loại lao động
thuộc doanh nghiệp quản lý.
1.1.

Thành phần quỹ lương của doanh nghiệp bao gồm các khoản:



- Tiền lương trả cho người lao động trong thời gian làm việc thực tế (Tiền lương
theo thời gian, tiền lương theo sản phẩm và tiền lương khoán).
- Tiền lương trả cho người lao động sản xuất ra sản phẩm hỏng trong phạm vi
chế độ quy định.
- Tiền lương trả cho người lao động trong thời gian ngừng sản xuất do nguyên
nhân khách quan, trong thời gian được điều động đi công tác làm nghĩa vụ theo
chế độ quy định, thời gian nghỉ phép, thời gian đi học.
- Tiền ăn trưa, ăn ca.
- Các loại phụ cấp thường xuyên (phụ cấp làm thêm giờ, phụ cấp dạy nghề, phụ
cấp trách nhiệm, phụ cấp thâm niên...)
- Các khoản tiền thưởng có tính chất thường xuyên. Để phục vụ cho công tác
hạch toán tiền lương trong doanh nghiệp có thể chia thành hai loại: Tiền lương
chính và tiền lương phụ.
- Tiền lương chính là tiền lương doanh nghiệp trả cho người lao động trong thời
gian người lao động thực hiện nhiệm vụ chính của họ, gồm tiền lương trả theo
cấp bậc và phụ cấp kèm theo như phụ cấp trách nhiệm; phụ cấp khu vực, phụ
cấp thâm niên...
- Tiền lương phụ là tiền lương trả cho người lao động trong thời gian người lao
động thực hiện nhiệm vụ khác ngoài nhiệm vụ chính và thời gian người lao động
nghỉ phép, nghỉ tết, nghỉ vì ngừng sản xuất... được hưởng theo chế độ.
2


Việc phân chia tiền lương thành lương chính, lương phụ có ý nghĩa quan trọng
đối với công tác kế toán và phân tích kinh tế. Tiền lương chính của công nhân
trực tiếp sản xuất gắn liền với quá trình sản xuất ra sản phẩm và được hạch toán
trực tiếp vào chi phí sản xuất từng loại sản phẩm. Tiền lương phụ của công nhân
trực tiếp sản xuất không gắn với từng loại sản phẩm nên được hạch toán gián
tiếp vào chi phí sản xuất sản phẩm.

1.2.

Hình thức tiền lương
1.2.1. Tiền lương theo thời gian, ngày, tháng, giờ.

-

Tiền lương theo tháng là tiền lương trả cố định theo tháng cho người làm cố
định trên cơ sở hợp đồng, tháng lương, bậc lương cơ bản do nhà nước quy

-

định.
Tiền lương ngày là tiền lương trả cho một ngày làm việc và được xác định
bằng cách lấy tiền lương tháng chia cho số ngày làm việc trong tháng theo

-

chế độ.
Tiền lương giờ là tiền lương trả cho một người làm việc và tính bằng cách lấy
tiền lương ngày chia cho số giờ làm việc trong ngày.
1.2.2. Tiền lương tính theo sản phẩm

-

Tiền lương theo sản phẩm trực tiếp là tiền lương phải trả cho người lao động
tính trực tiếp cho sản phẩm đã hoàn thành đúng quy cách, chất lượng và đơn

-


giá tiền lương theo sản phẩm quy định.
Tiền lương theo sản phẩm gián tiếp là tiền lương trả cho người lao động ở bộ

-

phận vận hành máy móc hoặc vận chuyển nguyên vật liệu hoặc thành phẩm.
Tiền lương theo sản phẩm có thưởng có phạt là tiền lương trả theo sản phẩm
trực tiếp, ngoài ra còn được thưởng về chất lượng tốt, năng suất cao và tiết
kiệm vật tư, nhiên liệu, phạt khi bị vi phạm theo các quy định của công ty.

3


1.2.3. Quỹ tiền lương
-

Là toàn bộ tiền lương phải trả cho người lao động trong thời gian làm việc
mà doanh nghiệp đã quy định cho họ theo hợp đồng bao gồm lương chính,

-

phụ cấp các loại.
Tiền lương chính là tiền lương phải trả bao gồm lương cơ bản nhân hệ số tiền
lương cộng các khoản phụ cấp theo lương cộng tiền mức thưởng cộng tiền

-

làm thêm giờ.
Tiền lương phụ là tiền lương trả cho người lao động không làm nghiệp vụ
chính nhưng vẫn được hưởng lương theo chế độ quy định.

1.2.4. Lương làm thêm giờ:

-

Lương ngoài giờ = Đơn giá lương giờ x Tỉ lệ tính lương ngoài giờ
Đơn giá lương giờ = Tổng lương / 200 giờ
Tỉ lệ lương ngoài giờ làm: + Ngoài giờ hành chính: 150%
+ Ngày nghỉ (Thứ 7, chủ nhật): 200%
+ Ngày lễ, tết = 300%

4


2. Thực trạng xây dựng và thực hiện quản lý quỹ tiền lương tại Ngân
hàng Agribank
2.1.

Thực trạng xây dựng quỹ tiền lương tại Ngân hàng Agribank
2.1.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến quỹ tiền lương
2.1.1.1.

-

Các nhân tố thuộc về môi trường bên ngoài.

Thị trường lao động:

Là một yếu tố ảnh hưởng căn bản đến hoạt động của công ty cụ thể là chính sách
trả lương người lao động. mức lương thịnh hành trên thị trường, chi phí sinh
hoạt gia tăng, các hoạt động đoàn thể, đều có tác động ko nhỏ và đều cần dc xem

xet khi ấn định tiền lương trả cho người lao động
Hiện nay thị trường lao động trong nước đang rơi vào tình trạng thiếu cân bằng
giữa cung và cầu về lao động, chất lượng lao động cũng như năng suất lao động
còn thấp, chênh lệch lương có xu hướng tăng dần, mặc dù đang từng bước cải
thiện nhưng tình trạng thừa lao động chân tay thiếu lao động ngành nghề vẫn
còn tồn tại. Chất lượng lao động hay vấn đề thừa, thiếu lao động là những vẫn đề
đáng quan tâm nó quyết định phần nào đến quỹ tiền lương của người lao động
-

Khu vực địa lý:

Vùng địa lý mà DN đang hoạt động có ảnh hưởng tới tiền lương, rõ nét nhất là
thể hiện ở mức lương tối thiểu vùng. Theo Nghị định 141/2017/NĐ-CP ngày
7/12/2017 của chính phủ và bắt đầu đưa vào thực hiện ngày 01/01/2018 thì mức
lương tối thiểu quy định cho vùng I, II, III, IV lần lượt là 3.980.000 đồng/tháng;
3.530.000 đồng/ tháng; 3.090.000 đồng/tháng và 2.760.000 đồng/tháng.
Các luật lệ, điều khoản về tiền lương, tiền công và các khoản phúc lợi được quy
định trong Bộ Luật lao động đòi hỏi Agribank phải tuân thủ khi xây dựng quỹ
tiền lương phù hợp.
5


-

Văn hóa, xã hội:

Yếu tố văn hóa, xã hội có ảnh hưởng rất lớn tới đến tiền lương và quỹ tiền lương
của DN. Nó liên quan đến lối sống, cách thức chi tiêu, kiếm tiền, quan điểm về
đồng tiền… từ đó chi phối tới lương, thu nhập, và tất cả những điều này ảnh
hưởng tới việc xây dựng quỹ tiền lương của DN.

-

Tình trạng của nền kinh tế

Trong sự tăng trưởng của nền kinh tế, tăng lương hợp lý có thể coi là biện pháp
kích thích cầu lành mạnh để thúc đẩy phát triển, góp phần vào tăng trưởng
chung của nền kinh tế. Ngược lại nền kinh tế có tăng trưởng thì tiền lương mới
tăng.
Quy chế tiền lương luôn thay đổi theo sự phát triển của kinh tế -xã hội trong
từng thời kỳ.Nếu nên kinh tế phát triển nhanh mà vẫn áp dụng quy chế tiền
lương cũ thì trong mỗi doanh nghiệp ,mỗi tổ chức việc giảm năng suất lao
động ,giảm hiệu quả làm việc là khó tránh khỏi do tốc độ tăng tiền lương không
theo kịp tốc độ tăng giá ,không kích thích được lao động ,không kích thích được
sản xuất phát triển .Chính vì thế ,tiền lương tối thiểu chung được quy định khác
nhau trong mỗi giai đoạn sao cho nó phải phản ánh được tình hình phát triển
kinh tế-xã hội.
-

Luật pháp và các qui định chính sách của chính phủ liên quan

Trước đây ,các doanh nghiệp ,các tổ chức kinh tế phần lớn đều áp dụng quy chế
lương của nhà nước một cách cứng nhắc để xây dựng quy chế tiền lương cho
đơn vị mình .Tuy nhiên, do nhiều hạn chế và chậm đổi mới nên các qui định này
trở nên lạc hậu và không còn theo kịp sự phát triển của thị trường nên ngày
nay,các đơn vị tự xây dựng quy chế tiền lương cho đơn vị mình gắn với sự biến
động của thị trường trên nền tảng chính sách tiền lương của nhà nước.Có thể coi
sự vận động của thị trường là yếu tố khách quan lớn nhất ảnh hưởng tới các
chính sách tiền lương .Nền kinh tế suy thoái hay tăng trưởng sẽ tạo cho người sử
6



dụng có khuynh hướng hạ thấp hoặc tăng lương, còn trong nền kinh tế hung
thịnh cầu lao động tăng dẫn tới khuynh hướng tăng lương để thu hút và giữ chân
người lao động. Như vậy, nếu chính sách tiền lương của nhà nước làm cho quy
chế tiền lương của doanh nghiệp thay đổi một số điều thì sự vận động của thị
trường đòi hỏi quy chế tiền lương phải viến đổi không ngừng, thậm chí là biến
đổi hoàn toàn mới theo kịp được nhịp độ biến đổi của tiền lương trên thị trường
lao động, đây là một điều rất quan trọng và được chú ý khi xây dựng chính sách
tiền lương.
2.1.1.2.
-

Các yếu tố thuộc về tổ chức

Vốn điều lệ 30.354,5 tỷ đồng (gấp hơn 10 lần so với vốn tối thiểu quy
định). Theo báo cáo của Agribank, trong năm vừa qua, ngân hàng mẹ đạt
34.115,3 tỷ đồng thu nhập lãi thuần, tăng 19,7% so với năm 2016. Lợi
nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trước chi phí dự phòng rủi ro tín
dụng tăng mạnh 36,6% so với 2016 lên 23.580,6 tỷ đồng.
⇒ Nhìn vào quy mô có thể thấy quỹ lương và khả năng chi trả lương cho

-

người lao động luôn được ổn định, đảm bảo và dễ dàng.
Agribank hiện đang là ngân hàng lớn của Việt Nam, trình độ trang bị vật
chất kỹ thuật hiện đại, tiên tiến, và ngày càng lớn mạnh, phát triển bền.
⇒Quy mô doanh nghiệp thì ngày càng mở rộng với cả về vốn, tài sản, và
nhân sự. Agribank vẫn đang khẳng định mình trên thị trường tài chính. Có
thể thấy được sự phát triển ngày càng rộng mở, lợi nhuận ngày càng
tăng… từ đó dẫn đến mức chi trả lương cho nhân viên càng được quan


-

tâm và nâng cao. Quỹ lương nhân viên ngày càng được mở rộng.
Ngoài ra với quan điểm lãnh đạo của ban lãnh đạo agribank cũng luôn
quan tâm đến mức lương cho nhân viên. Mức lương chi trả cho người lao
động, cùng với các khoản phụ cấp, khuyến khích cho người lao động là
khá cao so với mức thị trường, và ngày càng mở rộng theo kết quả sản

-

xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Agribank có tổ chức công đoàn hoạt động để đảm bảo quyền lợi và mức
lương cho người lao động.
7


2.1.1.3.

Các yếu tố thuộc về bản thân người lao động

-

Người lao động có trình độ cao hơn có mức lương cao hơn người lao

-

động có trình độ kém.
Agribank cũng xem xét đến mức độ hoàn thành công việc để trả lương


-

cho người lao động (được quy định tại Điều 4 của quy chế tiền lương)
Ngoài ra thâm niên công tác hay kinh nghiệm làm việc cũng có ảnh
hưởng rất nhiều đến tiền lương của người lao động. Người lao động công
tác lâu năm sẽ được xếp vào các bậc lương khác nhau, và có hệ số trả

-

lương khác nhau.
Bên cạnh đó doanh nghiệp cũng có thể căn cứ vào tiềm năng phát triển,
mức độ gắn bó, tinh thần thái độ và sự đóng góp trong công việc mà có
thể phát sinh thêm các khoản thù lao khác nhau.
2.1.1.4.

-

Các yếu tố thuộc về công việc

Agribank với quy mô là ngân hàng thương mại hàng đầu Việt Nam, hoạt
động và đi đầu trong nhiều lĩnh vực, hoạt động đa năng nên công việc đưa
ra có mức độ phức tạp cao, các công việc liên quan đến nhau vô cùng mật
thiết, dẫn đến yêu cầu về chất lượng lao động sẽ cao hơn và khắt khe hơn

-

rất nhiều cả về tư duy, thái độ.
Agribank cũng chú trọng đầu tư phát triển công nghệ hiện đại vào hoạt
động sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh năng suất lao động và kết quả thực
hiện công việc. Có thể thấy Agribank luôn chú trọng đầu tư trang thiết bị,

ngày càng cải thiện và nâng cao điều kiện làm việc cho nhân viên, tạo ra
môi trường làm việc chuyên nghiệp, tăng sự hấp dẫn trong công việc.

8


2.1.2. Kết cấu quỹ tiền lương
Phân phối quỹ tiền lương:


Quỹ tiền lương cơ bản = Tổng số tiền lương cơ bản của người lao động
trong tổ chức

Trong này đã bao gồm lương của người lao động và phụ cấp theo tháng


Quỹ tiền lương kinh doanh = Quỹ tiền lương được chi tối đa – quỹ tiền
lương cơ bản

Quỹ lương này được chi phối bởi kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
và mức độ hoàn thành công việc của người lao động
Người lao động ngoài mức lương cơ bản (lương chính thức) theo thang lương,
bảng lương được thỏa thuận trong Hợp đồng lao động còn được hưởng mức
thưởng theo kết quả thực hiện công việc, các khoản phụ cấp, trợ cấp và các chế
độ khác nhau sau:


Phụ cấp: Phụ cấp khu vực; phụ cấp độc hại, nguy hiểm; phụ cấp trách




nhiệm
Thưởng năm: Mức thưởng năm của toàn bộ cán bộ nhân viên tùy theo kết
quả đánh giá xếp loại năm của từng cá nhân, bộ phận, hiệu quả kinh
doanh căn cứ vào báo cáo tài chính năm và quỹ lương thưởng của năm



còn lại (nếu có) để có mức thưởng cụ thể cho phù hợp.
Chế độ công tác (tính theo thực tế) bao gồm: phương tiện đi lại, vé máy




bay, khách sạn, công tác phí
Chính sách đãi ngộ khác
Bảo hiểm và chăm sóc sức khỏe: BHXH, BHYT, BHTN, Bảo hiệm nhân
thọ

9


2.1.3. Phương pháp xác định đơn giá tiền lương tại Ngân hàng
Agribank
Việc xây dựng đơn giá tiền lương được tiến hành theo các bước sau:
Bước 1: Xác định nhiệm vụ năm kế hoạch để xây dựng đơn giá tiền lương.
Căn cứ vào tính chất, đặc điểm hoạt động sản xuất, kinh doanh, cơ cấu tổ chức
và chỉ tiêu kinh tế gắn với việc trả lương có hiệu quả cao nhất, doanh nghiệp có
thể lựa chọn nhiệm vụ năm kế hoạch bằng các chỉ tiêu sau đây để xây dựng đơn
giá tiền lương:



Tổng sản phẩm (kể cả sản phẩm qui đổi) bằng hiện vật;



Tổng doanh thu (hoặc tổng doanh số);



Tổng thu trừ tổng chi (trong tổng chi không có tiền lương);



Lợi nhuận.

Việc xác định nhiệm vụ năm kế hoạch theo các chỉ tiêu nêu trên phải đảm bảo:


Sát với tình hình thực tế và gắn với việc thực hiện nhiệm vụ sản xuất, kinh
doanh của năm trước liền kề;



Tổng sản phẩm bằng hiện vật được qui đổi theo phương pháp xây dựng
định mức lao động trên một đơn vị sản phẩm theo hướng chỉ dẫn tại
Thông tư số 14/LĐTBXH-TT ngày 10/4/1997 của Bộ Lao động - Thương
binh và Xã hội;




Chỉ tiêu tổng doanh thu (hoặc tổng doanh số); tổng thu trừ (-) tổng chi
không có tiền lương được tính theo qui định tại Nghị định số 59/CP ngày
3/10/1996 của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn cụ thể việc thực hiện
của Bộ Tài chính; chỉ tiêu lợi nhuận kế hoạch được lập ra trên cơ sở kế
10


hoạch (tổng thu trừ (-) tổng chi) và tình hình lợi nhuận thực hiện của năm
trước liền kề.

11


Bước 2: Xác định quĩ tiền lương năm kế hoạch để xây dựng đơn giá tiền lương.
Quỹ tiền lương năm kế hoạch để xây dựng đơn giá tiền lương được xác định
theo công thức:
Vkh= [ Lđb xTLmindn x (Hcb + Hpc) +Vvc ] x 12 tháng
Trong đó:
Lđb: Lao động định biên;
TLmindn: Mức lương tối thiểu của doanh nghiệp lựa chọn trong khung quy định;
Hcb: Hệ số lương cấp bậc công việc bình quân;
Hpc: Hệ số các khoản phụ cấp lương bình quân được tính trong đơn giá tiền
lương;
Vvc: Quĩ tiền lương của bộ máy gián tiếp mà số lao động này chưa tính trong
mức lao động tổng hợp.
Các thông số Lđb, TLmindn, Hcb, Hpc và Vvc được xác định như sau:


Lao động định biên (Lđb)


Lao động định biên được tính trên cơ sở định mức lao động tổng hợp của sản
phẩm, dịch vụ hoặc sản phẩm, dịch vụ qui đổi.
Định mức lao động tổng hợp được xây dựng theo qui định và hướng dẫn tại
thông tư số 14/LĐTBXH-TT ngày 10/04/1997 của Bộ Lao động - Thương binh
và Xã hội.


Mức lương tối thiểu của doanh nghiệp để xây dựng đơn giá tiền lương
(TLmindn).
12


-

Mức lương tối thiểu theo qui định tại khoản 1, điều 1 Nghị định số 28/CP
ngày 28/3/1997 của Chính phủ được hiểu là mức lương tối thiểu chung áp
dụng cho công chức, viên chức hành chính, sự nghiệp, doanh nghiệp nhà
nước, lực lượng vũ trang và người nghỉ hưu.
Theo quy định tại Nghị định số 06/CP ngày 21/1/1997, từ ngày 01/1/1997
mức lương tối thiểu chung là 144.000 đồng/tháng. Khi Chính phủ điều
chỉnh lại mức lương tối thiểu này thì tiền lương của các đối tượng trên
cũng được điều chỉnh theo.

-

Hệ số điều chỉnh thêm không quá 1,5 lần so với mức lương tối thiểu do
Nhà nước qui đinh để tính vào đơn giá tiền lương có nghĩa là, khi xây
dựng và áp dụg đơn giá tiền lương, tuỳ theo các điều kiện cụ thể đạt được
theo qui định, Nhà nước cho phép doanh nghiệp được tính hệ số điều

chỉnh tăng thêm không quá 1,5 lần mức lương tối thiểu chung. Tại thời
điểm kể từ 01/01/1997 trở đi, phần tăng thêm được áp dụng không quá
216.000 đồng/tháng.

-

Doanh nghiệp nhà nước chỉ được phép áp dụng hệ số điều chỉnh tăng
thêm đến mức tối đa trong khung qui định của mình khi bảo đảm đủ các
điều kiện sau:

-

Xác định hệ số điều chỉnh tăng thêm so với mức lương tối thiểu:
Hệ số điều chỉnh tăng thêm được xác định như sau:

Kđc= K1+K2
Trong đó:
Kđc: Hệ số điều chỉnh tăng thêm
K1: Hệ số điều chỉnh theo vùng
13


K2: Hệ số điều chỉnh theo ngành
Xác định mức lương tối thiểu của doanh nghiệp để xây dựng đơn giá tiền

-

lương:
Sau khi có hệ số điều chỉnh tăng thêm tối đa (K đc = K1+ K2), doanh nghiệp được
phép lựa chọn các hệ số điều chỉnh tăng thêm trong khung của mình để tính đơn

giá phù hợp với hiệu quả sản xuất, kinh doanh mà giới hạn dưới là mức lương
tối thiểu chung do Chính phủ quy định (tại thời điểm thực hiện từ ngày
01/01/1997 là 144.00 đồng/ tháng) và giới hạn trên được tính như sau:
TLminđc= TLmin x (1 + Kđc)
Trong đó:
TLminđc: Tiền lương tối thiểu điều chỉnh tối đa doanh nghiệp được phép áp dụng;
Tlmin: là mức lương tối thiểu chung do Chính phủ quy định, cũng là giới hạn dưới
của khung lương tối thiểu;
Kđc: là hệ số điều chỉnh tăng thêm của doanh nghiệp


Hệ số lương cấp bậc công việc bình quân (Hcb): Căn cứ và tổ chức sản
xuất, tổ chức lao động, trình độ công nghệ, tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật,
chuyên môn, nghiệp vụ và định mức lao động để xác định hệ số lương
cấp bậc công việc bình quân (Hcb) của tất cả số lao động định mức để xây



dựng đơn giá tiền lương.
Hệ số các khoản phụ cấp bình quân được tính trong đơn giá tiền lương
(Hpc):
Căn cứ vào các văn bản qui định và hướng dẫn của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, xác định đối tượng và mức phụ cấp được tính
đưa vào đơn giá để xác định hệ số các khoản phụ cấp bình quân (Tính
theo phương pháp bình quân gia quyền).
Hiện nay, các khoản phụ cấp được tính vào đơn giá tiền lương, gồm: phụ
cấp khu vực, phụ cấp độc hại, nguy hiểm, phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp
14


làm đêm, phụ cấp thu hút, phụ cấp lưu động, phụ cấp chức vụ lãnh đạo và

chế độ thưởng an toàn ngành điện.
Làm thêm giờ là chế độ trả lương, không phải là phụ cấp, do đó không


đưa vào đơn giá tiền lương.
Quỹ tiền lương của viên chức quản lý chưa ính trong định mức lao động
tổng hợp (Vvc):
Quỹ tiền lương Vvc bao gồm quỹ tiền lương của Hội đồng quản trị, của bộ
phận giúp việc của Hội đồng quản trị, bộ máy văn phòng Tổng công ty
hoặc công ty, cán bộ chuyên trách công tác Đảng, Đoàn thể và một số đối
tượng khác, mà tất cả các đối tượng kể trên chưa tính trong định mức lao
động tổng hợp, hoặc quỹ tiền lương của các đối tượng này không được
trích từ các đơn vị thành viên của doanh nghiệp.
2.1.4. Xác định quỹ tiền lương kế hoạch

Tổng quỹ tiền lương chung năm kế hoạch để lập kế hoạch tổng chi về tiền lương
của doanh nghiệp, được xác định theo công thức sau:
∑Vc = ∑Vkhđg + Vpc + Vbs
- ∑Vc: Tổng quỹ tiền lương chung năm kế hoạch.
- Vpc: Các khoản phụ cấp lương và các chế độ khác không được tính trong đơn
giá tiền lương
- Vbs: Quỹ tiền lương bổ sung: tiền lương của những ngày nghỉ được hưởng theo
quy định của Bộ Luật lao động gồm: nghỉ phép năm, nghỉ lễ tết, nghỉ theo chế
độ lao động nữ.
- ∑Vkhđg: Tổng quỹ tiền lương năm kế hoạch để xây dựng đơn giá tiền lương
Qũy tiền lương năm kế hoạch theo đơn giá tiền lương được xác định theo công
thức
∑ Vkhđg= [ Lđb xTLmindn x (Hcb + Hpc) +Vvc] x 12 tháng
Trong đó:
15



Lđb: Lao động định biên. Lao động định biên được tính trên cơ sở định mức lao
động tổng hợp của sản phẩm, dịch vụ hoặc sản phẩm, dịch vụ qui đổi.
TLmindn: Mức lương tối thiểu của doanh nghiệp lựa chọn trong khung quy định.
Khung lương tối thiểu của doang nghiệp là TL min đến TLminđc. Doanh nghiệp có
thể chọn bất cứ mức lương tối thiểu nào nằm trong khung này
Hcb: Hệ số lương cấp bậc công việc bình quân. Căn cứ và tổ chức sản xuất, tổ
chức lao động, trình độ công nghệ, tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật, chuyên môn,
nghiệp vụ và định mức lao động để xác định hệ số lương cấp bậc công việc bình
quân (Hcb) của tất cả số lao động định mức để xây dựng đơn giá tiền lương.
Hpc: Hệ số các khoản phụ cấp lương bình quân được tính trong đơn giá tiền
lương.
Vvc: Quĩ tiền lương của bộ máy gián tiếp mà số lao động này chưa tính trong
mức lao động tổng hợp.
2.2.


Quản lý quỹ tiền lương tại Ngân hàng Agribank

Thiết lập và củng cố đội ngũ chuyên trách làm công tác quản lý tiền lương

Hội đồng lương Agribank được quy định tại điều 8 bản quy chế tiền lương. Và
hội đồng lương đơn vị được quy định tại điều 9 bản quy chế tiền lương. Theo đó
thì hội đồng lương Agribank và hội dồng lương đơn vị sẽ được quy định thành
phần và nhiệm vụ chính. Như là đối với hội đồng lương đơn vị sẽ có nhiệm vụ
-

Tổ chức thực hiện quy định trả lương tại đơn vị
Quy định thành phần chức năng nhiệm vụ của hội đồng lương của các

đơn vị trực thuộc thực hiện xét nâng bậc lương cho người lao động

-

định kỳ hàng quý
Thực hiện các nhiệm vụ khác về việc trả lương, thù lao đối với người

-

lao động.
Bộ phận Nhân sự, hành chính có trách nhiệm hướng dẫn các cá nhân,
bộ phận có liên quan thực hiện quy chế này

16


-

Đề nghị Bí thư Đảng ủy công đoàn Aribank, kế toasnn trưởng ban
kiểm soát, kiểm tra nội bộ quán triệt đến từng CB – CNV được biết và






thực hiện
Nắm chắc và vận dụng đúng đắn các chế độ, chính sách của nhà nước về
tài chính nói chung và tiền lương nói riêng
Lựa chọn hình thức, chế độ trả lương phù hợp với điều kiện sản xuất

- Theo chức danh, vị trí công việc được quy định ngạch, bậc và mức
lương theo quy chế
- Khoán theo công việc
Xác định và thực hiện đầy đủ quy chế trả lương, trả thưởng của doanh
nghiệp tại bản quy chế lương

Hằng năm ngân hàng tiến hành phân bổ quỹ lương thành các quỹ như: quy tiền
lương trả trực tiếp cho người lao động, quỹ khen thưởng, quỹ dự phòng cho năm
sau. Dựa trên kết quả sản xuất kinh doanh, mức lợi nhuận mà ngân hàng thu
được để xác định mức phần trăm trích ra cho từng quỹ nhưng vẫn đảm bảo
những quy định của pháp luật.
Khi phân tích thực trạng quản lý quỹ lương thường hướng tới phân tích 2 chỉ
tiêu: tiết kiệm (hoặc vượt chi) tuyệt đối quỹ tiền lương, tiết kiệm (hoặc vượt chi)
tương đối quỹ tiền lương.
Mức tiết kiệm tuyệt đối (Ttđ) quỹ tiền lương là hiệu số giữa quỹ lương thực hiện
và kế hoạch. Nếu Ttđ > 0 sẽ là vượt chi tuyệt đối quỹ tiền lương. Nếu Ttđ <0 là
sẽ tiết kiệm tuyệt đối quỹ tiền lương. Với chỉ tiêu này sẽ giúp công ty biết được
quỹ tiền lương thực hiện của doanh nghiệp tiết kiệm hoặc vượt chi so với kế
hoạch. Mặc dù vậy kết quả này chưa thể hiện rõ tính chất, nguyên nhân dẫn đến
sự tiết kiệm (vượt chi của quỹ lương).
Mức tiết kiệm (vượt chi) tương đối quỹ tiền lương là sự so sánh giữa quỹ tiền
lương thực hiên và kế hoạch sau khi quỹ lương kế hoạch được điều chỉnh theo
mức độ hoàn thành các chỉ tiêu khác có liên quan, ảnh hưởng tới sự thay đổi quỹ
lương, được tính theo công thức:
17


Ttgđ = QLth – QLkh * (K+1)
Trong đó: K là hệ số điều chỉnh quỹ lương kế hoạch và được tính căn cứ vào
mức độ hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch khác tùy theo sự lựa chọn

chỉ tiêu của công ty
Sau khi xác định được mức tiết kiệm tuyệt đối và tương đối quỹ tiền lương
chung của doanh nghiệp, doanh nghiệp tiến hành tính toán các chỉ tiêu cho từng
quỹ lương riêng và đưa ra những giải pháp riêng đối với từng loại riêng biệt phù
hợp.
Ngoài ra thì ngân hàng Agribank còn có các loại thưởng như là:
-

Khen thưởng thường xuyên: loại này được thực hiện hàng năm, khi kết
thúc năm công tác, căn cứ vào kết quả hoạt động thực hiện nhiệm vụ
chuyên môn theo chức năng và nhiệm vụ được giao và bản đăng kí thi
đua, các đơn vị tổ chức bình bầu, xét chọn tập thể, cá nhân đạt được nhiều

-

thành tích. Tiêu biểu để khen thưởng hoặc đề nghị khen thưởng
Khen thưởng đột xuất: được thực hiện ki tập thể, các nhân lập được thành
tích xuất sắc, đột xuất có tác dụng nêu gương trong toàn đơn vị toàn hệ
thống như: trả tiền thừa cho khách, có biện ohasp tăng nhanh nguồn vốn
huy động, thu nợ đạt hiệu quả cao... và loại hình này sẽ được tính là yếu

-

tố gia tăng vào thianfh tích khi xẻ khen thưởng thường xuyên hàng năm
Khen thưởng chuyên đề: được thực hiện khi các cá nhân lập được thành
tích xuất sắc trong quá trình thực hiện thực hiện một chuyên đề, một
chương trình công tác hoặc một đợt phát động phong trào thi đua. loại
hình này cũng được tính là yếu tố gia tăng vào thianfh tích khi xẻ khen
thưởng thường xuyên hàng năm


Có thể nói việc quản lý hệ thống lương thưởng của ngân hàng rất tốt từ việc
triển khai phân công đến việc thêm cá phần quỹ lương khen thưởng đến cho các
nhân viên.
3. Đánh giá, nhận xét, hướng hoàn thiện
18


3.1.

Ưu điểm

Chính sách tiền lương tại Công ty nhằm đảm bảo tính công bằng chính xác

-

cho từng vị trí công việc, khuyến khích động viên cho nhân viên, hướng
đến sự hài hòa và đồng bộ về mặt quyền lợi. Nhân viên sẽ có thu nhập
xứng đáng tùy khả năng và đóng góp của mình cho công ty
Công ty đã xác định đơn giá tiền lương rõ ràng. Công ty đã xây dựng quỹ

-

tiền lương và kết cấu quỹ tiền lương để quản nó một cách chặt chẽ và hiệu
-

quả hơn.
Công ty ngoài tiền lương cơ bản còn có các khoản phụ cấp và thưởng gắn

-


liền với công việc để khuyến khích người lao động.
Việc quản lý quỹ tiền lương, thưởng, phụ cấp được thực hiện theo đúng bộ

-

luật lao động
Quỹ tiền lương được sử dụng, phân phối một cách hợp lý để đảm bảo quá
trình sản xuất kinh doanh không bị đình trệ
3.2.

Nhược điểm

Việc quản lý quỹ lương nhiều khi nằm ngoài kế hoach do đội lên chi phí ở

-

một số khoản thu chi bất thường -> Công tác quản lý tiền lương còn có
-

vấn đề
Nhiều nội dung quy chế lương chưa cập nhật kịp với sự thay đổi cơ chế

-

chính sách tiền lương của Nhà nước.
Các nội dung như quy trình nâng lương, thời gian nâng lương, điều kiện
xét bậc nâng lương, nâng lương chức danh và cơ bản, mức nâng lương
chưa thực sự phù hợp.
3.3.


-

Hoàn thiện

Đối với trả lương theo chức danh, vị trí công việc được quy định ngạch, bậc
và mức lương theo quy chế cần phải gắn chặt kế quả trả lương với sự thực

-

hiện công việc, quá trình làm việc của nhân viên
Cần tính toán, dự báo tốc độ tăng năng suất và tốc độ tăng quỹ lương để đảm
bảo tốc độ tăng lương bình quân năm sau lớn hơn năm trước và bé hơn tốc độ
tăng năng suất lao động
19


-

Đào tạo, củng cố kiến thức cho bộ phận chuyên trách công tác quản lý lao

-

động tiền lương
Cần xây dựng mức lao động, các tiêu chuẩn cụ thể rõ ràng để dễ dàng hơn
trong công tác trả lương

20




×