Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

Biện thi công trạm xử lý nước thải

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (302.36 KB, 38 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

CÔNG TY CP CÔNG NGHỆ VDI

BIỆN PHÁP KỸ THUẬT VÀ TỔ CHỨC
THI CÔNG XÂY LẮP

Công trình: Thi công trạm xử lý nước thải thuộc Dự án Khu dân cư Vinaconex 3 – Phổ Yên
Địa điểm xây dựng: xã Hồng Tiến, Thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên

Nhà thầu chính
Công ty CP Xây dựng số 7

Nhà thầu phụ
Công ty cổ phần công nghệ VDI

Tháng 1/2019


DỰ ÁN: KHU DÂN CƯ VINACONEX3 – PHỔ YÊN
HẠNG MỤC: TRẠM XỬ LÝ NƯỚC THẢI

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

CÔNG TY CP CÔNG NGHỆ VDI

BIỆN PHÁP KỸ THUẬT VÀ TỔ CHỨC
THI CÔNG XÂY LẮP


Công trình: Thi công trạm xử lý nước thải thuộc Dự án Khu dân cư Vinaconex 3 – Phổ Yên

Công ty cổ phần công nghệ VDI

Tổng Giám đốc

Hồ Linh Phi

Tháng 1/2019

NHÀ THẦU PHỤ: CÔNG TY CP CÔNG NGHỆ VDI


DỰ ÁN: KHU DÂN CƯ VINACONEX3 – PHỔ YÊN
HẠNG MỤC: TRẠM XỬ LÝ NƯỚC THẢI

MỤC LỤC

1.0.

KHÁI QUÁT CHUNG....................................................................5

1.1.

GIỚI THIỆU CÔNG TRÌNH............................................................................5

1.2.

CÁC HẠNG MỤC THIẾT BỊ CẦN MUA SẮM, LẮP ĐẶT, CHẾ TẠO:. .5


1.2.1.

THIẾT BỊ CÔNG NGHỆ CHÍNH..................................................................................5

1.2.2.

THIẾT BỊ ĐIỆN..............................................................................................................5

1.2.3.

HỆ THỐNG ĐƯỜNG ỐNG CÔNG NGHỆ..................................................................5

1.2.4.

CÁC THIẾT BỊ, CẤU KIỆN CƠ KHÍ, MUA SẴN HOẶC CHẾ TẠO:......................5

2.0.

PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC THI CÔNG........................................5

2.1.

PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC MẶT BẰNG..........................................................5

2.1.1.

YÊU CẦU TỔ CHỨC MẶT BẰNG XÂY DỰNG.......................................................5

2.1.2.


PHƯƠNG ÁN BỐ TRÍ MẶT BẰNG.............................................................................6

2.2.

ĐƯỜNG THI CÔNG..........................................................................................6

2.2.1.

ĐƯỜNG GIAO THÔNG ĐẾN CÔNG TRƯỜNG........................................................6

2.2.2.

GIAO THÔNG NỘI BỘ CÔNG TRƯỜNG..................................................................6

2.3.

PHƯƠNG ÁN CẤP ĐIỆN CHIẾU SÁNG, NƯỚC PHỤC VỤ CHO
CÔNG TRƯỜNG................................................................................................6

2.3.1.

CẤP ĐIỆN.......................................................................................................................6

2.3.2.

CẤP NƯỚC.....................................................................................................................6

2.3.3.

THOÁT NƯỚC...............................................................................................................7


2.3.4.

CHIẾU SÁNG.................................................................................................................7

2.4.

CUNG ỨNG VẬT TƯ........................................................................................7

2.5.

TỔ CHỨC DÂY CHUYỀN CÔNG NGHỆ THI CÔNG...............................7

2.6.

CƠ CẤU TỔ CHỨC NHÂN SỰ CHO CÔNG TRƯỜNG............................8

2.6.1.

BAO GỒM......................................................................................................................8

2.6.2.

CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ VÀ QUAN HỆ GIỮA CÁC BỘ PHẬN..........................8

2.6.3.

QUAN HỆ GIỮA CÔNG TY VÀ CÔNG TRƯỜNG....................................................9

2.6.4.


NHÂN LỰC....................................................................................................................9

2.7.

BỐ TRÍ MÁY MÓC THIẾT BỊ........................................................................9

NHÀ THẦU PHỤ: CÔNG TY CP CÔNG NGHỆ VDI


DỰ ÁN: KHU DÂN CƯ VINACONEX3 – PHỔ YÊN
HẠNG MỤC: TRẠM XỬ LÝ NƯỚC THẢI

3.0.

BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THI CÔNG XÂY DỰNG................10

3.1.

YÊU CẦU CHUNG...........................................................................................10

3.2.

BIỆN PHÁP THI CÔNG TỔNG THỂ...........................................................10

3.2.1.

CÔNG TÁC CHUẨN BỊ THI CÔNG..........................................................................10

3.2.2.


TRÌNH TỰ THI CÔNG................................................................................................10

3.2.3.

CÔNG TÁC CHUẨN BỊ..............................................................................................10

3.2.4.

THI CÔNG ĐÀO ĐẤT.................................................................................................11

3.2.5.

CÔNG TÁC GIA CÔNG LẮP DỰNG CỐT THÉP.....................................................11

3.2.6.

CÔNG TÁC LẮP DỰNG CỐP PHA...........................................................................12

3.2.7.

CÔNG TÁC ĐỔ BÊ TÔNG ĐÁY BỂ VÀ THÀNH BỂ.............................................12

3.2.8.

CÔNG TÁC XÂY TƯỜNG..........................................................................................13

3.2.9.

THI CÔNG LẮP DỰNG XÀ GỒ THÉP HÌNH VÀ MÁI TÔN.................................14


3.2.10.

CÔNG TÁC HOÀN THIỆN.........................................................................................14

3.3.

BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG VÀ TIẾN ĐỘ CÔNG TRÌNH
18

3.3.1.

CÁC GIẢI PHÁP CHUNG...........................................................................................18

3.3.2.

CÁC YÊU CẦU KỸ THUẬT VỀ VẬT LIỆU DÙNG TRONG THI CÔNG.............19

3.3.3.

CÁC TIÊU CHUẨN THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU................................................21

3.4.

BIỆN PHÁP LẮP ĐẶT CÁC THIẾT BỊ CHÍNH........................................22

3.4.1.

LẮP ĐẶT HỆ THỐNG PHÂN PHỐI KHÍ..................................................................22


3.4.2.

LẮP ĐẶT MÁY THỔI KHÍ.........................................................................................25

3.4.3.

LẮP ĐẶT BƠM CHÌM:...............................................................................................26

3.4.4.

LẮP ĐẶT BƠM ĐỊNH LƯỢNG HÓA CHẤT:...........................................................26

3.5.

BIỆN PHÁP LẮP ĐẶT THIẾT BỊ ĐIỆN......................................................27

3.5.1.

LẮP ĐẶT TỦ ĐIỀU KHIỂN........................................................................................27

3.5.2.

LẮP ĐẶT TUYẾN CÁP, ĐẦU NỐI CÁC THIẾT BỊ:................................................27

3.5.3.

KIỂM TRA HIỆU CHỈNH VÀ CHẠY THỬ HỆ THỐNG.........................................27

3.6.


LẮP ĐẶT HỆ THỐNG ĐƯỜNG ỐNG CÔNG NGHỆ...............................28

3.7.

BIỆN PHÁP GIA CÔNG CẤU KIỆN TẠI CHỖ.........................................29

3.7.1.

QUY TRÌNH CHẾ TẠO KẾT CẤU THÉP.................................................................29

NHÀ THẦU PHỤ: CÔNG TY CP CÔNG NGHỆ VDI


DỰ ÁN: KHU DÂN CƯ VINACONEX3 – PHỔ YÊN
HẠNG MỤC: TRẠM XỬ LÝ NƯỚC THẢI

1.0. KHÁI QUÁT CHUNG
2.0. GIỚI THIỆU CÔNG TRÌNH
Gói thầu: Trạm xử lý nước thải;
Công trình: xây dựng hạ tầng kỹ thuật;
Dự án: khu dân cư Vinaconex3 – Phổ Yên.
Đỉa điểm: Xã Hồng Tiến, thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên
Phạm vi công việc: Cung cấp vật tư, thiết bị và thi công: Trạm xử lý nước thải 230 m 3/ngày
đêm.

3.0. CÁC HẠNG MỤC THIẾT BỊ CẦN MUA SẮM, LẮP ĐẶT, CHẾ TẠO:
3.1.1. THIẾT BỊ CÔNG NGHỆ CHÍNH
Là các thiết bị được nhập nguyên chiếc, Công tác lắp đặt phải tuân thủ chặt chẽ hưỡng dẫn
lắp đặt của nhà sản suất.
3.1.2. THIẾT BỊ ĐIỆN

Một số thiết bị cấu thành tủ điện có xuất xứ nước ngoài, một số thiết bị khác được công ty
VDI chế tạo sản xuất theo công nghệ và tiêu chuẩn mới nhất
3.1.3. HỆ THỐNG ĐƯỜNG ỐNG CÔNG NGHỆ
Hệ thống được chế tạo và lắp đặt tuân thủ chặt chẽ bản vẽ thi công và hệ thống tiêu chuẩn
Việt Nam về đường ống.
3.1.4. CÁC THIẾT BỊ, CẤU KIỆN CƠ KHÍ, MUA SẴN HOẶC CHẾ TẠO:
Các thiết bị này hầu hết do công ty VDI chế tạo theo bản vẽ thiết kế. Công tác chế tạo và
lắp đặt sẽ tuân thủ chặt chẽ các yêu cầu của bản vẽ thiết kế và hệ thống tiêu chuẩn Việt Nam.
4.0. PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC THI CÔNG
Căn cứ lập biện pháp kỹ thuật thi công:
- Căn cứ các yêu cầu về kỹ thuật, tiến độ, chất lượng trong Hồ sơ mời thầu
- Căn cứ vào thực tế địa hình, điều kiện khí hậu, nguồn cung cấp vật tư xây dựng, điện,
nước; mặt bằng và các yếu tố khác mà chúng tôi nắm được qua kinh nghiệm những năm thi
công tại địa bàn quản lý công trình.
- Căn cứ vào năng lực cán bộ, công nhân và thiết bị, máy móc cũng như khả năng tài chính
của Liên danh nhà thầu chúng tôi.

5.0. PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC MẶT BẰNG
5.1.1. YÊU CẦU TỔ CHỨC MẶT BẰNG XÂY DỰNG
Do công trình xây dựng nằm trong khuôn viên của các Bệnh viện, nên việc thi công phải
đảm bảo không được ảnh hưởng đến hoạt động chung của Bệnh viện cũng như đạt được tiến độ
đề ra:
- Mặt bằng thi công phải gọn gàng tiết kiệm diện tích công trường.
- Các loại vật tư, máy móc bố trí hợp lý nhằm đảm bảo không chồng chéo dây chuyền thi
công, vệ sinh vật liệu và sử dụng tối đa công suất máy móc thiết bị.
- Tối thiểu hóa việc di chuyển máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu và các công trình tạm để
tiết kiệm vật liệu và nhân công.

NHÀ THẦU PHỤ: CÔNG TY CP CÔNG NGHỆ VDI



DỰ ÁN: KHU DÂN CƯ VINACONEX3 – PHỔ YÊN
HẠNG MỤC: TRẠM XỬ LÝ NƯỚC THẢI

- Mặt bằng phải bố trí phải chú ý hướng gió sao cho đảm bảo vệ sinh môi trường, hạn chế
tiếng ồn và đảm bảo công tác phòng chữa cháy.
5.1.2. PHƯƠNG ÁN BỐ TRÍ MẶT BẰNG
Phương án chi tiết tổ chức mặt bằng công trường được thể hiện tại bản vẽ biện pháp thi
công. Trong công trường chúng tôi xây dựng nhà tạm làm ban quản lý công trình và kho vật tư,
thiết bị lắp đặt, thiết bị thi công, chỗ tập kết cát đá gạch và 1 khu gia công tại chỗ cốt thép, 1 khu
gia công cốt pha, bể nước thi công dự trữ và cứu hoả, có chỗ vệ sinh cho cán bộ công nhân trong
công trường...vv. Các khu nhà tạm có kết cấu khung thép nhẹ lắp ghép, mái lợp tôn, tường bao
che bằng các các tấm lắp ghép.
Xung quanh công trường dựng hàng rào B40 cao 2m để ngăn cách khu vực thi công với
các phòng ban trong bệnh viện và các khu vực xung quanh, chúng tôi còn tiến hành căng lưới
chống bụi xung quanh nhà thi công theo chiều cao của công trình.
6.0. ĐƯỜNG THI CÔNG
6.1.1. ĐƯỜNG GIAO THÔNG ĐẾN CÔNG TRƯỜNG
Công trình thi công trong khuôn viên đất của Bệnh viện nên hệ thống giao thông phải tuyệt
đối đảm bảo an toàn và thuận tiện trong việc vận chuyển nguyên vật liệu. Việc vận chuyển phải
hạn chế tối đa gây ra ô nhiễm bụi và tiếng ồn và phải tuân thủ tuyệt đối các quy định về vận
chuyển của tỉnh, cũng như bệnh viện đề ra. Ngoài ra, chúng tôi có bố trí hàng rào tạm thời từ
cổng bệnh viện đến khu vực thi công và cử người thường xuyên làm nhiệm vụ phân luồng giao
thông tại các khu vực có nhiều xe cộ và người đi lại.
6.1.2. GIAO THÔNG NỘI BỘ CÔNG TRƯỜNG
Vận chuyển theo phương ngang: Trong công trường chúng tôi bố trí phương tiện vận
chuyển là xe cải tiến và xe cút kít để việc tập kết vật tư. Việc vận chuyển vật tư như xi măng, cát
đá sỏi...vv đến địa điểm chế tạo bê tông và gia công thép cốt pha...vv ngắn nhất và không bị
chồng chéo.
Vận chuyển theo phương đứng: Căn cứ vào chiều cao của công trình dùng pa-lăng, tời

động cơ và thủ công để vận chuyển vật liệu, thiết bị theo phương đứng.

7.0. PHƯƠNG

ÁN CẤP ĐIỆN CHIẾU SÁNG, NƯỚC PHỤC VỤ CHO CÔNG

TRƯỜNG
7.1.1. CẤP ĐIỆN
Chúng tôi sẽ hợp đồng lắp 1 công tơ điện phục vụ thi công với bệnh viện. Chúng tôi sẽ tuân
thủ nghiêm túc về nội quy sử dụng điện như thời gian, khối lượng diện khống chế và những nội
quy an toàn điện khác. Điện kéo về bằng dây cáp (được tính toán sử dụng tất cả các máy móc với
độ an toàn cao) đến tủ điện điều khiển chung cho công trường. Tại tủ điện này có đầy đủ các
thiết bị bảo vệ an toàn điện như cầu chì, cầu giao, Attomat...vv và được bố trí sao cho việc điều
khiển được nhanh chóng dễ dàng, tiện lợi nhất. Từ tủ điện này sẽ cấp điện cho các thiết bị máy
móc thi công và sinh hoạt cho công trường. Điện phục vụ thi công các hạng mục ở xa được kéo
bằng dây có đủ sức chịu tải cho đến các vị trí thi công.
Cột điện thi công được gia công từ những cây gỗ khô chiều cao từ 3-4 m và đường kính từ
10-15 cm.
7.1.2. CẤP NƯỚC

NHÀ THẦU PHỤ: CÔNG TY CP CÔNG NGHỆ VDI


DỰ ÁN: KHU DÂN CƯ VINACONEX3 – PHỔ YÊN
HẠNG MỤC: TRẠM XỬ LÝ NƯỚC THẢI

Nước được cấp từ nguồn nước giếng khoan hoặc hợp đồng với bệnh viện về đến bể nước
dự trữ thi công và cứu hoả của công trình. Từ đây nước được bơm vào hệ thống đường ống phục
vụ thi công của công trường. Hệ thống đường ống này được chôn chìm nhằm tránh cản trở vận
chuyển thi công. Chúng tôi có thể bố trí một số bể nước trung chuyển để việc lấy nước thi công

được dễ dàng.
Công tác bảo dưỡng bê tông chúng tôi bố trí một máy bơm có công suất cao để có thể đưa
nước tới bất kỳ vị trí độ cao nào của công trình.
7.1.3. THOÁT NƯỚC
Nhằm thu nước mặt và nước thải thi công đảm bảo cho công trường luôn được khô ráo
chúng tôi sử dụng hệ thống rãnh thoát nước, hố ga kết hợp ống nước ngầm thoát nước ra hệ
thống thoát nước thải chung của khu vực.
7.1.4. CHIẾU SÁNG
Nhằm cung cấp đủ ánh sáng cho công trường, phục vụ việc thi công vào ban đêm đẩy
nhanh tiến độ chúng tôi bố trí các đèn cao áp công suất lớn cho phạm vi toàn công trường. Ngoài
ra trong công trường chúng tôi bố trí hệ thống đèn bảo vệ (đèn bảo vệ được gắn tại các cột điện
thi công).
8.0. CUNG ỨNG VẬT TƯ
Các loại vật tư như:
- Xi măng, sắt thép mua tại địa bàn tỉnh TV hoặc các tỉnh lân cận.
- Xà gồ, tôn lợp.
- Gạch, cát đá.
Đều được mua tại huyện và các tỉnh lân cận khác.
Tất cả các vật tư nhập về công trường được kiểm tra chặt chẽ theo đúng nguồn gốc, chủng
loại và tiêu chuẩn mà hồ sơ mời thầu đã nêu.
Vật tư nhập về được bảo quản cẩn thận (Xi măng để trong kho khô ráo, Thép được kê kích
che phủ cận thận tránh tình trạng han rỉ...vv)

9.0. TỔ CHỨC DÂY CHUYỀN CÔNG NGHỆ THI CÔNG
Căn cứ vào các đặc điểm công trình, nhằm đáp ứng tiến độ, đảm bảo kỹ thuật, mỹ thuật và
chất lượng, công trình được tổ chức thi công theo những biện pháp cơ bản như sau:
- Do công trình có mặt bằng nhỏ hẹp và khối lượng thi công không lớn nên có thể tổ chức
thi công công trường thành 02 tổ thợ xây dựng, 01 tổ thợ lắp đặt thiết bị, cơ khí, 01 tổ thợ lắp đặt
điện điều khiển. Mỗi tổ bao gồm các dây chuyền thi công liên tục với sự chuyên môn hoá cao
của các tổ thợ thi công. Sự quan hệ giữa các tổ thợ đảm bảo tính nhịp nhàng không chồng chéo,

được thực hiện dưới sự điều hành chặt chẽ của ban chỉ huy công trường, cán bộ giám sát thi
công.
- Để đẩy nhanh tiến độ công trình và giảm bớt sức lực đổ vào công trình, chúng tôi lựa
chọn công nghệ thi công hiện đại, cơ giới hóa các công tác thi công yêu cầu đổ nhiều sức lực
như: san, đổ bê tông, vận chuyển vật liệu,...vv các công tác khác như xây thô, hoàn thiện, điện,
nước hay những công tác phụ nhỏ lẻ thi công bằng thủ công. Việc thi công bằng máy kết hợp thủ
công được tiến hành khăng khít và chặt chẽ.

NHÀ THẦU PHỤ: CÔNG TY CP CÔNG NGHỆ VDI


DỰ ÁN: KHU DÂN CƯ VINACONEX3 – PHỔ YÊN
HẠNG MỤC: TRẠM XỬ LÝ NƯỚC THẢI

- Hệ thống giàn giáo, cốp pha thi công dược sử dụng chủ yếu bằng hệ thống giáo tuýp, cốp
pha thép định hình kết hợp xà gồ gỗ, cầu phong gỗ... nhằm đảm bảo độ ổn định cao khi thi công,
đẩy nhanh tiến độ thi công tăng số lần luân chuyển, đạt được kỹ thuật, mỹ thuật và chất lượng thi
công tốt.
Quá trình thi công được tuân thủ theo những nguyên tắc cơ bản như:
- Thi công phần thô từ dưới lên, thi công phần hoàn thiện từ trên xuống...
- Thi công các công tác ngầm trước, công tác nổi sau...
Việc tổ chức thi công được tối ưu hóa và nhân lực tập trung cho công trường không xảy ra
tình trạng lúc quá thừa lúc quá thiếu.
Trong công trình, do khối lượng các công tác và thời gian thi công các công tác có sự
chênh lệch khá lớn, và do thời gian chờ cho các cấu kiện đủ cường độ theo công nghệ, do vậy
phải tổ chức các công tác xen kẽ nhau để đảm bảo cho nhân lực điều hoà trong quá trình thi
công. Mặt khác vẫn phải tổ chức cho các công tác không bị chồng chéo gây cản trở lẫn nhau.
Thời gian thi công công trình theo đúng tiến độ của bên chủ đầu tư và bên thi công thống
nhất. Nếu trúng thầu, nhà thầu chúng tôi đã chuẩn bị kỹ để tiến hành thi công ngay sau khi có
lệnh khởi công, nhằm đảm bảo được tiến độ mà hồ sơ mời thầu quy định. (Thể hiện chi tiết ở bản

vẽ Biểu đồ tiến độ thi công).

10.0.

CƠ CẤU TỔ CHỨC NHÂN SỰ CHO CÔNG TRƯỜNG

10.1.1.

BAO GỒM

Ban chỉ huy công trường có các bộ phận điều hành tổ chức sản xuất, giám sát, quản lý thi
công đảm bảo kỹ thuật chất lượng và tiến độ, cấp phát tài chính vật tư.
Các đội thi công bao gồm:
1. Đội thi công Xây dựng
2. Đội thi công cơ khí, chế tạo
3. Đội thi công Điện động lực
4. Đội cung ứng vật tư
5. Đội thi công cơ giới ( Ôtô, máy đầm. máy trộn, máy lu, máy ủi... )
6. Đội QA/QC
10.1.2.
QUAN HỆ GIỮA CÁC BỘ PHẬN

CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ VÀ

1. Ban chỉ huy công trường
Ban chỉ huy công trường được Công ty thành lập uỷ quyền thực hiện chỉ huy thi công công
trình, đứng đầu là Chỉ huy trưởng công trường thay mặt Công ty điều hành việc thực hiện thi
công công trình.
Chỉ huy trưởng công trường có nhiệm vụ điều hành trực tiếp và tổ chức thi công công trình,
và làm việc trực tiếp với ban quản lý dự án tại hiện trường.

2. Các bộ phận giúp việc cho chỉ huy công trình bao gồm
- Cán bộ quản lý kỹ thuật: Tham mưu cho chỉ huy công trình vạch ra kế hoạch thi công và
đề xuất các giải pháp kỹ thuật. Hướng dẫn các đội thi công các hạng mục công trình theo đúng
thiết kế và quy trình công nghệ. Cùng cán bộ giám sát A thí nghiệm kiểm tra chất lượng vật liệu

NHÀ THẦU PHỤ: CÔNG TY CP CÔNG NGHỆ VDI


DỰ ÁN: KHU DÂN CƯ VINACONEX3 – PHỔ YÊN
HẠNG MỤC: TRẠM XỬ LÝ NƯỚC THẢI

và các bán thành phẩm được sử dụng trong công trình, đo đạc xác định khối lượng công việc làm
cơ sở cho công tác nghiệm thu thanh toán và điều chỉnh tiến độ công trình.
- Cán bộ quản lý tài chính: Tham mưu cho chủ nhiệm công trình về kế hoạch thu chi tài
chính, cập nhật chứng từ, theo dõi các chế độ tài chính kế toán đội, và thanh toán khối lượng
hàng tháng cho các đội. Làm thủ tục thanh toán với chủ đầu tư khi công trình được chủ đầu tư
duyệt, thực hiện các chế độ thuế khấu hao tài sản cố định, tiền lương cho các đội và văn
phòng,báo cáo định kì quyết toán công trình và quyết toán hàng năm.
- Cán bộ quản lý hành chính: Tham mưu cho chủ nhiệm công trình về mặt quản lý hành
chính. Quản lý trực tiếp về mặt nhân sự, ăn ở sinh hoạt làm việc cho cán bộ, công nhân, giải
quyết các vấn đề chế độ chính sách do nhà nước quy định như bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã
hội...tạo điều kiện nâng cao đời sống tinh thần cho cán bộ công nhân viên,điều động nhân vật lực
theo yêu cầu tiến độ và chất lượng công trình.
- Các bộ phận bảo vệ, thủ kho...khác: Chịu trách nhiệm nhập, xuất, bảo vệ các loại vật tư,
thiết bị theo yêu cầu của chủ nhiệm công trình và cán bộ kỹ thuật. Trực bảo vệ toàn bộ công trình
suốt 24/24 h.
3. Các đội thi công
Các đội thi công là bộ phận trực tiếp thi công các phần việc trong công trình, chịu sự điều
hành của ban chỉ huy công trình về quản lý chất lượng, tiến độ do Chỉ huy trưởng công trường đề
ra. Chịu sự quản về mặt hành chính của tổng công ty và có trách nhiệm quản lý nhân lực, thiết bị,

tổ chức sản xuất theo kế hoạch được thống nhất với ban điều hành dự án. Đứng đầu các đội là
các đội trưởng. Các đội trưởng có trách nhiệm bố trí công việc, thiết bị phương tiện, kiểm tra đôn
đốc việc thi công theo đúng thiết kế và tiến độ đề ra.
10.1.3.
CÔNG TRƯỜNG

QUAN HỆ GIỮA CÔNG TY VÀ

Công ty là cơ quan cấp trên quản lý và có trách nhiệm hỗ trợ về kỹ thuật, tài chính và điều
phối xe, máy móc, vật tư nhân lực theo yêu cầu tiến độ.
Hàng tuần Chỉ huy trưởng công trường có trách nhiệm báo cáo tình hình và tiếp thu chỉ đạo
của Trưởng dự án và lãnh đạo Công ty.
Thông tin giữa trụ sở chính và công trường bằng điện thoại và Fax. Hàng tháng lãnh đạo
công ty làm việc trực tiếp với chủ đầu tư để bàn bạc, giải quyết các vấn đề của công trình.
10.1.4.

NHÂN LỰC

Lực lượng cán bộ thi công là đội ngũ cán bộ giàu kinh nghiệm đã từng thi công nhiều công
trình có quy mô lớn, vừa và tương tự. Đây là đội ngũ cán bộ có chuyên môn cao, có ý thức và
lương tâm nghề nghiệp, luôn đoàn kết, nhất trí và sáng tạo để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Lực lượng công nhân thi công được sử dụng đội ngũ công nhân lành nghề, chuyên môn hoá
cao, có tay nghề từ bậc 3-7 và đã trải qua thi công nhiều công trình đạt chất lượng cao. Đây là
đội ngũ công nhân có tinh thần trách nhiệm và ý thức nghề nghiệp cao, được học nâng cao tay
nghề theo định kỳ, được sát hạch kiểm tra trước khi vào thi công.
11.0. BỐ TRÍ MÁY MÓC THIẾT BỊ
Nhằm nâng cao năng suất lao động, đẩy nhanh tiến độ chúng tôi dự kiến đưa vào công trình
những máy móc thiết bị thi công như đã trình bày ở trên. Tất cả các máy móc thiết bị này đều là

NHÀ THẦU PHỤ: CÔNG TY CP CÔNG NGHỆ VDI



DỰ ÁN: KHU DÂN CƯ VINACONEX3 – PHỔ YÊN
HẠNG MỤC: TRẠM XỬ LÝ NƯỚC THẢI

của nhà thầu chúng tôi có sẵn nên đưa vào sử dụng kịp thời, hiệu quả làm tăng chất lượng công
trình, đồng thời đẩy nhanh tiến độ và góp phần làm giảm được giá thành.

NHÀ THẦU PHỤ: CÔNG TY CP CÔNG NGHỆ VDI


DỰ ÁN: KHU DÂN CƯ VINACONEX3 – PHỔ YÊN
HẠNG MỤC: TRẠM XỬ LÝ NƯỚC THẢI

12.0.BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THI CÔNG XÂY DỰNG
13.0. YÊU CẦU CHUNG
Nhà thầu chúng tôi cam kết tuân thủ theo quy chuẩn kỹ thuật trong công tác XDCB đã
được quy định theo các tiêu chuẩn kỹ thuật, quy trình, quy phạm của Nhà nước, của ngành quy
định. Các công việc như công tác đất, công tác xây, lát, công tác bê tông, cốt thép,... do Bộ Xây
dựng và Nhà nước ban hành.

14.0.

BIỆN PHÁP THI CÔNG TỔNG THỂ

14.1.1.
CÔNG

CÔNG TÁC CHUẨN BỊ THI


Bao gồm các công tác:
- Nhận bàn giao tim, mốc của công trình và đề nghị chủ đầu tư thông báo cho biết những
công trình ngầm trong phạm vi mặt bằng thi công (nếu có).
- Phân khu vực thi công bằng hệ thống hàng rào B40, bên trong phủ bạt cao 2m khu vực
công trình tiếp giáp với các công trình hiện hữu xung quanh nhằm chống bụi, chống ồn và cách
ly với môi trường bên ngoài,.
- Đặt panô phối cảnh công trình được đặt phía trước lối vào (giới thiệu công trình và báo
khu thi công để đảm bảo an toàn).
14.1.2.

TRÌNH TỰ THI CÔNG

1. Chuẩn bị thi công.
2. Thi công các hạng mục bể và các nhà
3. Thi công phần thoát nước + sân đường nội bộ
4. Thi công hàng rào
5. Hoàn thiện công trình
6. Vệ sinh nghiệm thu.
Nhà thầu chúng tôi sẽ đảm bảo phần công việc của mình theo hồ sơ thiết kế. Giá thầu cho
các công việc bao gồm tất cả các chi phí theo quy định của Nhà nước để thực hiện đảm bảo các
điều kiện nghiêm ngặt về chất lượng công trình đã được Nhà nước quy định.
BIỆN PHÁP THI CÔNG CÁC CÔNG TÁC CỤ THỂ
14.1.3.

CÔNG TÁC CHUẨN BỊ

1. Công tác đo đạc và định vị công trình
Trước khi khởi công công trình chúng tôi tiến hành nhận các cọc mốc và cọc tim chính của
công trình và bố trí thêm cộc mốc phụ cần thiết cho việc thi công. Tất cả các cọc mốc được dẫn
ra ngoài phạm vi ảnh hưởng của xe, máy thi công, cố định thích hợp và dược bảo vệ chu đáo có

thể nhanh chóng khôi phục lại các mốc chính đúng vị trí thiết kế khi cần kiểm tra thi công.
Trong khi thực hiện công tác định vị Nhà thầu chúng tôi xác định đúng đắn và chính xác
các vị trí như tim, trục công trình, xác nhận những sai biệt so với thiết kế (nếu có).
Nhà thầu chúng tôi sử dụng máy trắc địa để định vị công trình và phải đảm bảo thường
xuyên có bộ phận trắc đạc trong quá trình thi công để giám sát chủ đầu tư có thể theo dõi, kiểm
tra tim, cọc mốc công trình vào bất cứ lúc nào trong suốt quá trình thi công.

NHÀ THẦU PHỤ: CÔNG TY CP CÔNG NGHỆ VDI


DỰ ÁN: KHU DÂN CƯ VINACONEX3 – PHỔ YÊN
HẠNG MỤC: TRẠM XỬ LÝ NƯỚC THẢI

Quy trình công tác trắc đạc thực hiện theo các tiêu chuẩn chuyên nghành hiện hành của nhà
nước.
2. Công tác chuẩn bị mặt bằng
Nhà thầu sẽ khảo sát hệ thống ngầm kỹ thuật trước khi tiến hành đào đất.
Trong phạm vi công trường nếu cây cối ảnh hưởng đến an toàn của công trường và gây khó
khăn cho thi công thì Nhà thầu chúng tôi chặt bỏ hoặc di dời nơi khác.
Đào hết rễ cây và lấp lại hố đào và đầm kỹ từng lớp, vận chuyển các gốc cây ra khỏi phạm
vi công trình để không làm trở ngại cho thi công.
Tiến hành san ủi khu vực cần thiết để đảm bảo thi công công tác đất an toàn và hiệu quả.
3. Thí nghiệm vật liệu trước khi đưa vào thi công
Trước khi thi công nhà thầu sẽ tiến hành thí nghiệm tất cả các loại vật liệu vật tư sử dụng
để xây dựng công trình. Sau khi có kết quả thí nghiệm nhà thầu sẽ trình lên giám sát A và chủ
đầu tư, bao giờ chủ đầu tư và giám sát A đồng ý với các loại vật liệu, vật tư thì nhà thầu mới sử
dụng cho công trình.
Các loại vật tư, vật liệu tiến hành thí nghiệm:
- Đặc tính cơ hóa lý của thép
- Cát, sỏi, đá

- Cấp phối bê tông, vữa xây dựng
14.1.4.

THI CÔNG CỪ

3.2.4.1. Công tác chuẩn bị.
1. Quy trình cung cấp và ép cừ Larsen
- Căn cứ vào địa chất công trình, bản vẽ thiết kế, công trình sử dụng loại cừ Larsen SP IV.
Cung cấp đúng và đủ số lượng.
- Vận chuyển cừ, Robot ép cừ, máy hàn, các thiết bị và vật liệu phụ trợ đến công trình.
Kiểm tra giấy tờ hiệu chuẩn, vận hành thử để chuẩn bị thi công ép cừ Larsen.
2. Các qui phạm kỹ thuật áp dụng
Căn cứ yêu cầu của Hồ sơ mời thầu, các bản vẽ thiết kế kỹ thuật thi công đã được chủ đầu
tư phê duyệt.
- Tổ chức giám sát, quản lý chất lượng theo đúng quy định của Nhà nước về quản lý chất
lượng công trình,theo tiêu chuẩn hiện hành ( TCXDVN 9394-2012)
- Tổ chức thi công TCVN 4055 :1985
- Ngiệm thu công trình xây dựng TCVN 4091 :1985
- Bê tông nặng - yêu cầu bảo dưỡng ẩm TCVN 8828 :2011
3. Quy trình thực hiện, kiểm tra từng công việc
Để đảm bảo thi công các hạng mục công trình đúng kỹ thuật, mỹ thuật, giảm bớt sai sót,
nhà thầu đề ra Quy trình thực hiện, kiêm tra từng công việc như sau:
- Bộ phận kỹ thuật của Ban chỉ huy công trường xem xét kiểm tra bản vẽ để triển khai thi
công. Đề ra biện pháp thi công, kế hoạch thi công. Nếu phát hiện bản vẽ bị sai sót, bất hợp lý
hoặc các cấu kiện cần phải triển khai chi tiết thì phải báo cáo lên Ban chỉ huy công trường Công
ty để giải quyết.

NHÀ THẦU PHỤ: CÔNG TY CP CÔNG NGHỆ VDI



DỰ ÁN: KHU DÂN CƯ VINACONEX3 – PHỔ YÊN
HẠNG MỤC: TRẠM XỬ LÝ NƯỚC THẢI

- Sau khi nhận được báo cáo, Ban chỉ huy công trường công ty sẽ tiến hành triển khai chi
tiết các cấu kiện, đề ra phương hướng xử lý các sai sót và trình duyệt với Chủ đầu tư và Tư vấn
thiết kế, Tư vấn giám sát để xem xét giải quyết.
- Khi đã được phê duyệt bản vẽ, biện pháp, các mẫu vật tư nhà thầu tiến hành triển khai thi
công trong sự kiểm tra giám sát của Ban chỉ huy công trường công ty, của kỹ thuật bên A, tư vấn
giám sát, tư vấn thiết kế.
- Trước khi chuyển bước thi công, nhà thầu sẽ tiến hành kiểm tra nghiệm thu nội bộ. Nội
dung kiểm tra là kích thước hình học, tim trục, cốt cao độ, độ chắc chắn kín khít của cốp pha, vị
trí số lượng, đường kính, kích thước hình học của cốt thép, kiểm tra cốt liệu cho bê tông, nước
thi công, các chi tiết chôn sẵn.
- Sau khi kiểm tra, nghiệm thu nội bộ hoàn tất mới tiến hành nghiệm thu với Chủ đầu tư,
Tư vấn giám sát.
II. PHƯƠNG ÁN THI CÔNG CHI TIẾT
1. Công tác trắc địa công trình
Công tác trắc đạc đóng vai trò hết sức quan trọng, nó giúp cho việc thi công xây dựng được
chính xác hình dáng, kích thước về hình học của công trình, đảm bảo độ thẳng đứng, độ nghiêng
kết cấu, xác định đúng vị trí tim trục của các công trình, của các cấu kiện và hệ thống kỹ thuật,
đường ống, loại trừ tối thiểu những sai sót cho công tác thi công. Công tác trắc đạc phải tuân thủ
theo TCVN 3972-85.
Định vị công trình: Sau khi nhận bàn giao của Bên A về mặt bằng, mốc và cốt của khu vực.
Dựa vào bản vẽ mặt bằng định vị, tiến hành đo đạc bằng máy.
Định vị vị trí và cốt cao ± 0,000 của các hạng mục công trình dựa vào tổng mặt bằng khu
vực, sau đó làm văn bản xác nhận với Ban quản lý dự án trên cơ sở tác giả thiết kế chịu trách
nhiệm về giải pháp kỹ thuật vị trí, cốt cao ± 0,000. Định vị công trình trong phạm vi đất theo
thiết kế.
Thành lập lưới khống chế thi công làm phương tiện cho toàn bộ công tác trắc đạc.Tiến
hành đặt mốc quan trắc cho công trình. Các quan trắc này nhằm theo dõi ảnh hưởng của quá

trình thi công đến biến dạng của bản thân công trình.
Các mốc quan trắc, thiết bị quan trắc phải được bảo vệ quản lý chặt chẽ, sử dụng trên công
trình phải có sự chấp thuận của chủ đầu tư. Thiết bị đo phải được kiểm định hiệu chỉnh, phải
trong thời hạn sử dụng cho phép.
Công trình được đóng ít nhất là 2 cọc mốc chính, các cọc mốc cách xa mép công trình ít
nhất là 3 mét. Khi thi công dựa vào cọc mốc triển khai đo chi tiết các trục định vị của nhà.
Lập hồ sơ các mốc quan trắc và báo cáo quan trắc thường xuyên theo từng giai đoạn thi
công công trình để theo dõi biến dạng và những sai lệch vị trí, kịp thời có giải pháp giải quyết.
2. Công tác thi công cừ Lasen
Dùng cừ Larsen làm tường vây xung quanh, sau đó san đất tạo mặt bằng phục
vụ cho việc thi cơng cọc. Sau khi thi công cọc và tường chắn xong, cừ sẽ được nhổ lên để sử
dụng lại.
2.1. Công tác chuẩn bị
a. Nguồn điện:
Hoàn thiện lắp đặt nguồn điện 380V - 125KW và đường tạm để máy, cẩu thi công.
NHÀ THẦU PHỤ: CÔNG TY CP CÔNG NGHỆ VDI


DỰ ÁN: KHU DÂN CƯ VINACONEX3 – PHỔ YÊN
HẠNG MỤC: TRẠM XỬ LÝ NƯỚC THẢI

b. Thời gian thi công dự kiến
- Đối với phương pháp ép cừ bằng máy tĩnh thời gian làm việc từ 6h đến 23h.
- Đối với phương pháp ép cừ bằng búa rung thời gian làm việc từ 7h đến 19h.
2.2. Tổ chức thi công
a. Biện pháp ép và rút cừ Larsen-4 bằng biện pháp ép tĩnh:
- Tập kết máy ép, cẩu và vật liệu cừ Larsen về vị trí thi công.
- Thiết bị thi công bao gồm :
+ Cẩu lốp chuyên dụng :
* Nhãn hiệu: hoặc Kato 25 tấn

* Sức Nâng: 25 tấn.
* Nước sản xuất: Nhật bản
+ Máy ép cừ tĩnh: AVP- 130
* Lực ép đầu cọc: 70 tấn 130 tấn
* Nước sản xuất: Nhật bản.
* Nguồn điện: 380V - 50KW.
Thi công:
- Chúng tôi sử dụng từ 1 đến 2 máy ép cừ thuỷ lực ( Có thông số trên ) để thi công công tr ình bản vẽ biện pháp thi công và phần cẩu phục vụ ép cừ di chuyển trên đường tạm.
- Do công tác thi công xây dựng xen kẽ nên chúng tôi phải bố trí nhịp nhàng để tránh việc
thi công ảnh hưởng đến nhau dẫn đến chậm tiến độ công trình.
- Độ thẳng đứng của cây cừ larsen có sai số trong khoảng từ 0-1% và đầu cừ nghiêng ra
phía ngoài công trình. Độ thẳng đứng của cây cừ trong quá trình ép được căn chỉnh bằng máy và
chúng tôi sẽ sử dụng quả rọi để xác định độ thẳng đứng của cừ.
- Quy trình thi công được chúng tôi thể hiện tại bản vẽ quy trình biện pháp thi công tường
cừ:
Bước 1: Máy ép thanh cọc cừ đầu tiên đến chiều sâu quy định.
Bước 2: Máy ép thanh cọc cừ thứ 2 và xác định mức chịu tải của cọc.
Bước 3: Nâng thân máy lên và dừng lại ở ở vị trí cái kẹp cọc thấp hơn đầu cọc.
Bước 4: Sau khi ổn định nâng máy ép cọc cừ lên.
Bước 5: Đẩy bàn kẹp cọc đầu búa về phía trớc xoay bàn kẹp từ phải sang trái.
Bước 6: Điều chỉnh đầu búa vào cọc cừ để đa cọc xuống từ từ.
- Lưu ý của phần ép là phải căn chỉnh cẩn thận để cọc không bị iên
Ép cừ Larsen bể Biomos nhà máy giấy SCG
Trong trường hợp rút cừ:
- Khi rút cọc làm phần ép , khi đó vị trí đứng cẩu để phục vụ rút bên thi công sẽ kết hợp
cùng chủ đầu bàn bạc, nếu không thể đứng được ở phần đường nội bộ và đường vành đai 2 chủ
đầu tư phải cho phép bên thi công cho cần trục xuống sàn tầng hầm để phục vụ công tác rút cừ.
- Đơn vị thi công chúng tôi đề xuất: Để có thể rút cừ được thuận lợi đề nghị bên Chủ đầu tư sẽ đào, thi công phần tường hầm sẽ tiến hành rút cọc rồi mới thi công tiếp nhần sàn tầng hầm.
(Để tránh trường hợp cần trục phải di chuyển vào sàn tầng hầm gãy hỏng sàn )


NHÀ THẦU PHỤ: CÔNG TY CP CÔNG NGHỆ VDI


DỰ ÁN: KHU DÂN CƯ VINACONEX3 – PHỔ YÊN
HẠNG MỤC: TRẠM XỬ LÝ NƯỚC THẢI

2.3. Biện pháp an toàn:
Trong quá trình thi công chúng tôi đặc biệt quan tâm tới vấn đề an toàn tại công trường, để
đạt được điều đó, chúng tôi triển khai các công việc sau:
- Trước khi thi công, chúng tôi sẽ kiểm tra, kiểm định tất cả các máy móc thiết bị đủ và đạt
tiêu chuẩn.
- Phối hợp với chủ đầu tư và đơn vị phục trách Chuẩn bị đường để đảm bảo cho máy móc
di chuyển trong quá trình thi công được an toàn.
- Phải thường xuyên kiển tra các mối hàn liên kết, các bulông, xích truyền lực, puly cáp,
mô tơ và hệ thống điện…
- Chỉ được dùng khi búa đó ổn định trên cọc. Cáp treo búa thả hơi chùng.
- Lúc đầu chỉ được phép rung với tần số thấp để khi cọc xuống ổn định rồi mới được tăng
dần lực rung của búa.
- Đóng xong một cọc khi di chuyển máy đến vị trí cọc mới phải chú ý đến nền đất tránh
hiện tượng nền đất bị sụt, lún làm nghiêng máy, lật máy.
- Tuyệt đối không được đứng dưới đường dây điện cao thế.
- Trang bị đầy đủ bảo hộ lao động cho công nhân vận hành trên công trường ( Giầy, quần
áo, mũ bảo hộ....)
- Tập huấn quy trình an toàn lao động cho công nhân vận hành và thường xuyên yêu cầu
cán bộ tại công trình kiểm tra, giám sát, nhắc nhở.
- Đặt các biển bao nguy hiểm tại các vị trí cần thiết.
- Cử người hướng dẫn, xi nhan máy, phân luồng ( Nếu cần )
- Những người không có nhiệm vụ tuyệt đối không được vận hành những máy móc thiết bị
thi công trên Công trường.
- Công nhân lao động chỉ được làm việc dưới sự chỉ đạo của Cán bộ kỹ thuật và thợ máy.

- Tuyệt đối cấm những người không có nhiệm vụ đi vào khu vực thi công.
14.1.5.

THI CÔNG ĐÀO ĐẤT

Vì khối lượng đất đào lớn nên chúng tôi chọn phương án thi công đào đất bằng máy chiếm
90% KL, và đào bằng thủ công chiếm 10% KL.
Khi thi công đào hố, móng chúng tôi sẽ tiến hành đào hố ga thu nước ở bốn góc công trình
và dùng máy bơm túc trực bơm thường xuyên để việc thi công được thuận tiện và mặt móng
được khô ráo. Sau khi đào và sửa hố móng xong tiến hành đắp bờ đất nhỏ xung quanh mép móng
để tránh các hiện tượng khi có mưa lớn nước ở các khu vực xung quanh sẽ chảy xuống hố móng
làm ảnh hưởng đến công việc thi công móng. Độ dốc hố móng được đào nhỏ hơn độ dốc tự
nhiên của đất. Trường hợp đất quá yếu chúng tôi sẽ dùng ván để chống. Phần đất yếu (bùn rác...)
sẽ được vận chuyển ngay ra khỏi công trường. Còn lại đất dược tập trung ở một góc để không
ảnh hưởng đến công tác đổ bê tông.
14.1.6.
DỰNG CỐT THÉP

CÔNG TÁC GIA CÔNG LẮP

Công tác lắp dựng cốt thép, cốp pha bể, móng được tiến hành sau công tác bê tông lót
móng tối thiểu 24 giờ. Gia công cốt thép sử dụng bằng máy cắt, uốn... Trước và trong quá trình
gia công lắp dựng cần phải lưu ý kiểm tra các yếu tố sau:

NHÀ THẦU PHỤ: CÔNG TY CP CÔNG NGHỆ VDI


DỰ ÁN: KHU DÂN CƯ VINACONEX3 – PHỔ YÊN
HẠNG MỤC: TRẠM XỬ LÝ NƯỚC THẢI


- Vệ sinh thép sạch sẽ.
- Vị trí, kích thước, chủng loại thép đúng thiết kế.
- Liên kết hàn, buộc đảm bảo đúng kỹ thuật.
- Trục thép khi nối phải thẳng.
- Lớp bê tông bảo vệ được tính từ bề mặt bê tông đến phần ngoài cùng của cốt thép kể cả
điểm nối.Độ dày lớp bảo vệ đảm bảo theo thiết kế và quy phạm qui định. Vị trí nối thép phải
đảm bảo theo quy phạm, tuân thủ TCVN.
- Thép chờ chân cột, thành bể được gia công, lắp dựng đồng thời, được định vị chắc chắn
vào thép móng, đáy bể và thanh gỗ ngang cố định, đảm bảo không xê dịch trong quá trình đổ bê
tông.
14.1.7.

CÔNG TÁC LẮP DỰNG CỐP PHA

- Cốp pha bể được ghép bằng cốp pha thép định hình có kết hợp hệ thống gỗ chống, thanh
văng, thanh chống phình đảm bảo độ chắc chắn, chặt khít của cốp pha trong quá trình đổ bê tông.
- Trước khi tiến hành ghép cốp pha cần phải kiểm tra tim cốt bằng các mốc chuẩn để đảm
bảo đúng thiết kế kích thước hình học của kết cấu. Tiến hành vệ sinh phía trong cốp pha, loại bỏ
các mẩu gỗ, tạp trong quá trình lắp dựng.
- Lớp bê tông bảo vệ cốt thép bằng con kê bê tông đúc sẵn. Số con kê bê tông bảo vệ được
đặt tại vị trí thích hợp theo mật độ cốt thép. Kích thước con kê với bề dài cạnh từ 5-7cm, chiều
dày đúng theo thiết kế. Ở giữa các miếng kê có dây thép bỏ sẵn để cố định vào cốt thép
- Kiểm tra độ ổn định của ván khuôn (có thể dùng đầm dùi chạy thử trên thành ván khuôn
để kiểm tra, nếu ván khuôn vững chắc và độ sai lệch trong giới hạn cho phép là được).
14.1.8.
BỂ VÀ THÀNH BỂ

CÔNG TÁC ĐỔ BÊ TÔNG ĐÁY

Thi công bê tông đáy được thực hiện khi các công tác trước đó như: (công tác đào đất, bê

tông lót, cốt thép, cốp pha...) đã được nghiệm thu.
Trước khi đổ bê tông kiểm tra lần cuối tim, cốt và kích thước hình học của kết cấu.
Nhân lực, vật tư, hệ thống điện, nước, trang thiết bị phục vụ đổ bê tông được kiểm tra và
lên kế hoạch trước khi đổ. Chuẩn bị phương án dự phòng sẵn sàng, đảm bảo trong quá trình đổ
bê tông không bị gián đoạn quá thời gian quy định. Các biện pháp phòng chống khi gặp thời tiết
xấu (mưa, nắng...).
- Bê tông được đổ là bê tông thương phẩm cho bê tông bể, bê tông đổ tại chỗ cho bê tông
nhà.
- Thời gian vận chuyển bê tông đến kết cấu đổ không quá thời gian linh kết của xi măng
trong tiêu chuẩn cho phép, trong quá trình trút bê tông xuống đáy bể nhất thiết phải dùng máng
đỡ bê tông, không được trút trực tiếp khi chiều cao đổ >1,5m.
- Việc san rải bê tông được tiến hành thủ công bằng các vật liệu cầm tay, cần phải đảm bảo
phân phối đều cốt liệu trong hỗn hợp vữa bê tông. Trong quá trình san nếu phát hiện vữa bê tông
bị phân tầng hoặc chưa đạt độ đồng nhất thì phải cho trộn lại trước khi rải.
- Rải bê tông đến đâu phải san ngay đến đó.
- Bê tông được san, rải thành từng lớp dày từ 20-30cm để phù hợp với chiều sâu tác dụng
đầm.

NHÀ THẦU PHỤ: CÔNG TY CP CÔNG NGHỆ VDI


DỰ ÁN: KHU DÂN CƯ VINACONEX3 – PHỔ YÊN
HẠNG MỤC: TRẠM XỬ LÝ NƯỚC THẢI

- Bê tông được đầm bằng đầm dùi, quá trình đầm bê tông thực hiện ngay sau khi san, rải.
Đầm phải đúng qui trình kỹ thuật cụ thể như sau:
+ Đầm tại mỗi điểm không quá 30 giây, đầm phải thả đứng, rút từ từ tránh gây rỗng
trong bê tông.
+ Trong quá trình đổ, đầm bê tông phải lưu ý không được làm xê dịch cốt thép.
- Bề mặt kết cấu đổ được hoàn thiện bằng bàn xoa thép.

- Sau khi đổ xong bê tông phải tiến hành bảo dưỡng bê tông, đây là yếu tố quan trọng để
bê tông đạt được cường độ thiết kế. Bê tông được bảo dưỡng bằng bao tải đay phủ bề mặt và
phun nước giữ độ ẩm. Thời gian bắt đầu tiến hành bảo dưỡng sau khi kết thúc đổ bê tông 4-5 giờ.
Quá trình bảo dưỡng ẩm tự nhiên của bê tông được phân làm 2 giai đoạn
+ Bảo dưỡng ban đầu: Bê tông sau khi tạo hình được phủ bề mặt bằng các vật liệu đã
được làm ẩm (bao tải, bạt, nilon…). để giữ cho bê tông không bị mất nước dưới tác dụng của
nắng, gió, nhiệt độ…. Việc phủ mặt kéo dài từ 2,5-5h sau khi đóng rắn.
+ Bảo dưỡng ẩm tiếp theo: Tiến hành ngay sau giai đoạn bảo dưỡng ban đầu và kéo dài
từ 4-6 ngày. Trong thời gian này nhà thầu dùng bơm nước sạch tưới nước giữ ẩm cho mọi bề mặt
kết cấu. Tưới ẩm 2 lần 1 ngày để đảm bảo cho bề mặt bê tông luôn ẩm ướt. Đối với sàn mái,
trong giai đoạn bảo dưỡng ẩm tiếp theo, nhà thầu sẽ ngâm nước xi măng trên bề mặt bê tông.
- Tất cả các bề mặt, góc và cạnh bê tông hoàn thành phải được bảo vệ khỏi các hư hỏng do
va chạm.
- Sau khi kết thúc đổ bê tông 24 giờ tiến hành tháo dỡ ván khuôn, trước khi tháo cần phải
dùng búa 1-2 kg gõ nhẹ vào thành ván khuôn để tránh sứt mẻ mép kết cấu do bê tông bám dính
vào ván khuôn.
- Thử tải và kiểm tra chống thấm: Sau khi tháo dỡ ván khuôn, nhà thầu sẽ tiến hành thử tải
bê tông. Dùng máy bơm, bơm nước vào đầy bể, để trong 72 giờ, nếu có hiện tượng rò rỉ, nhà
thâù sẽ lập tức dùng phụ gia chống thấm trong và ngoài bể đến khi nào không còn hiện tượng
thấm thì dừng lại. Công tác chống thấm phải tuân thủ theo TCVN sẽ được nêu rõ trong mục
3.3.8
- Kiểm tra chất lượng bê tông: Trong quá trình đổ bê tông, nhà thầu sẽ báo với giám sát
hiện trường của bên A để làm công tác đúc mẫu thử cường độ nén của bê tông. Làm với các mẫu
thử cho 7 ngày, 14 ngày và 28 ngày.
14.1.9.CÔNG TÁC XÂY TƯỜNG
Công tác xây tường tiến hành thi công ngay sau khi tháo dỡ giàn giáo cốp pha phần móng,
dầm, giằng của nhà điều hành.
- Trước khi xây cần xác định vị trí chính xác tim tường, vật liệu xây (gạch, vữa...) được
vận chuyển bằng xe cải tiến và máy vận thăng. Trước khi xây gạch được tưới nước đạt đủ độ ẩm
cho phép để vữa không bị hút nước.

- Quá trình xây được căng dây hai mặt đảm bảo độ thẳng, phẳng của tường, xây theo
phương pháp 3 dọc 1 ngang để đảm được chất lượng của khối xây. Mạch vữa phải đầy, thẳng
theo phương ngang và không trùng mạch theo phương đứng. Mạch xây phải được miết bảo đảm
độ chắc, tăng khả năng bám của lớp vữa trát sau này.
- Khối xây được liên kết với cột bằng râu thép d6 cách nhau a=500 mm.

NHÀ THẦU PHỤ: CÔNG TY CP CÔNG NGHỆ VDI


DỰ ÁN: KHU DÂN CƯ VINACONEX3 – PHỔ YÊN
HẠNG MỤC: TRẠM XỬ LÝ NƯỚC THẢI

- Hàng đầu và hàng cuối của khối xây phải được quay ngang để đảm bảo tính ổn định và
truyền lực tốt.
- Phần tiếp giáp giữa khối xây và đáy dầm được chèn căng bằng vữa và gạch đập nhỏ để
tránh hiện tượng co ngót vật liệu.
- Tuyệt đối khi xây không dùng các loại mỏ hốc và mỏ nanh.
- Quá trình xây lưu ý đến các cao độ đặt lanh tô, ô văng để việc thi công các công tác khác
được thuận lợi như công tác cửa...
14.1.10.THI CÔNG LẮP DỰNG XÀ GỒ THÉP HÌNH VÀ MÁI TÔN
Việc gia công xà gồ thép được tiến hành ngay tại hiện trường do tổ thợ sắt, hàn của công
trường đảm nhận.
Sau khi lắp dựng xà gồ ta tiến hành lợp mái. Tôn được chế tạo đung kích thước tại nhà máy
được lắp đặt và liên kết với xà gồ bằng vít đặc chủng. Dụng cụ bắt vít là súng bắn vít. Lượng vít
bắt là 4 chiếc cho 1m dài xà gồ. Riêng hàng trên cùng được bắt tăng cường là 5 chiếc cho 1m
dài.
Lưu ý rằng vít bắt ở vị trí nổi của múi tôn.Vít bắt vừa đủ độ, không lỏng quá cũng không
dược chặt quá (sẽ làm cháy miếng nhựa đệm và làm bẹp tôn)
14.1.11. CÔNG TÁC HOÀN THIỆN
1. Yêu cầu chung

Trước khi thi công hoàn thiện từng phần hay toàn bộ công trình thực hiện xong những công
tác cơ bản sau đây:
- Chèn kín các khe của các bộ phận kết cấu công trình..
- Thi công các lớp lót dưới sàn nhà.
- Thi công các lớp chống thấm của mái và của khu vệ sinh, bảo đảm không thấm ướt,
không thoát mồ hôi qua khe chèn ống và lỗ thu nước.
- Lắp hệ thống cấp và thoát nước, kiểm tra các liên kết và đầu mối của hệ thống ống dẫn.
- Lắp đặt mạng dây dẫn ngầm cho hệ thống đèn chiếu sáng và các ổ cắm điện chôn ngầm.
- Trong trường hợp cần thiết phải tiến hành trát lát, ốp ở ngay những nơi sẽ đặt các thiết bị
vệ sinh, cấp hơi, cấp nhiệt, tiêu nước v.v...
2. Công tác trát
- Trước khi trát phải vệ sinh sạch, tưới nước ẩm bề mặt kết cấu, kiểm tra lại bề mặt của kết
cấu, nếu không đủ độ nhám để bám dính, phải tạo nhám và trát thử vài vị trí để xác định độ kết
dính cần thiết. Ngược lại, nếu bề mặt gồ ghề thì phải sửa sang lại cho phẳng phiu.
- Trát tường, trần và kết cấu bằng vữa mác 75, dày l,5 cm. Khi trát dày hơn 1,5cm, phải trát
làm 2 lớp.
- Lớp trát phải phẳng và bám dính không bị bộp.
- Tại những điểm tiếp xúc giữa hai lớp trát không cùng một thời gian cần phải được tưới
một lớp nước xi măng nguyên chất để tăng thêm độ kết dính.
3. Công tác lát
Kiểm tra lại cốt mặt nền, độ dốc theo chỉ định của thiết kế trước khi lát nền.
Kiểm tra lại lần cuối chất lượng gạch lát, loại bỏ những viên cong vênh, rạn nứt, sứt mẻ các
góc cạnh, có độ sai lệch về:

NHÀ THẦU PHỤ: CÔNG TY CP CÔNG NGHỆ VDI


DỰ ÁN: KHU DÂN CƯ VINACONEX3 – PHỔ YÊN
HẠNG MỤC: TRẠM XỬ LÝ NƯỚC THẢI


- Kích thước quá 0,5%. Độ vuông góc vượt quá 0,5%. Độ cong vênh vượt quá 0,5%. Hệ số
phá hỏng < 220 kg/cm2.
- Kiểm tra lại kích thước từng ô lát, tính toán, chia hàng gạch từ ngoài vào trong sao cho
hàng gạch xép (phải cắt) ở phía trong cùng.
- Lát nền phải thực hiện từ trong nhà ra ngoài cửa, lát từ xa đến gần.
- Nền gạch lát phải để sau 24 - 48 tiếng mới được đi vào bắt mạch. Hồ bắt mạch pha loãng
vừa phải, bằng xi măng trắng nguyên chất với nước sạch. Trước khi tiến hành bắt mạch phải
kiểm tra độ phẳng, chắc của nền, gõ từng viên gạch xem có bị "cộp" hoặc bị cập kênh hay
không, nếu viên nào bị phải tiến hành lát lại ngay. Lau mạch được thi công theo phương pháp dật
lùi từ trong ra ngoài, làm đến đâu, lau sạch đến đó.
- Khoảng cách giữa hai viên gạch lát sau khi được bắt mạch không được lớn hơn 3mm.
- Gạch lát phải được phết đầy vữa, để không bị tình trạng rộp.
- Phần tiếp giáp giữa các mạch lát và chân tường phải chèn đầy vữa xi măng.
4. Công tác láng
Láng bằng vữa xi măng mác 75#. Để đảm bảo độ bám dính tốt giữa lớp vữa láng và nền
nếu mặt nền khô sẽ tưới nước và băm nhám bề mặt. Nếu là lớp lót thì mặt phải khía ra từng ô có
cạnh từ 10cm đến 15cm: Chất lượng mặt láng phải đảm bảo phẳng và dốc theo thiết kế.
5. Công tác ốp
Yêu cầu cho phép về độ sai lệch của gạch ốp cũng giống như độ sai lệch của gạch lát đã
nêu ở phần trên.
Ngoài ra, sau khi thi công xong, mặt ốp thoả mạn các yêu cầu sau:
- Tổng thể mặt ốp phải bảo đảm đúng hình dáng và kích thước hình học;
- Các mạch vữa ngang và dọc phải sắc nét, thẳng, đều đặn, đầy vữa và không rộng hơn
3mm.
- Công tác ốp được thi công từ dưới lên trên, điểm bắt đầu được tiến hành từ mép cửa. Có
thể ốp gạch theo 2 cách: theo phương nằm ngang hoặc theo phương thẳng đứng.
- Khi ốp các góc tường, cột, gạch phải được mài vát cạnh 450 và độ vông góc không được
sai lệch quá 0,5%.
- Trước khi tiến hành ốp phải kiểm tra lại lần cuối về gạch ốp, độ phẳng, độ nhám của
tường; tưới nước vào tường, vào gạch khi tường và gạch ốp háo nước.

- Sau khi ốp 24 - 48 giờ mới bắt đầu được lau mạch bằng xi măng trắng pha hơi đặc với
nước. Lau mạch gạch ốp được tiến hành từ dưới lên trên. Trước khi lau mạch gạch ốp phải kiểm
tra lại độ nguyên vẹn của gạch ốp (không rạn, nứt, sứt mẻ) cũng như độ phẳng của mặt ốp và độ
rỗng của lớp vữa ốp, nếu lớp vữa ốp không đầy, khi gõ có tiếng "cộp" thì phải ốp lại ngay.
6. Công tác chống thấm
Ngoài các công tác quy định dưới đây, công tác chống thấm phải tuân thủ theo điều 6.7
TCVN 4453-1995 và TCVN 5718-1993.
- Công tác chống thấm rất phức tạp, đòi hỏi sự kết hợp đồng bộ ở nhiều khâu, ngay cả
phần thi công BTCT đã phải lưu tâm thì mới đảm bảo tuyệt đối.
- Sàn mái và sê nô phải được ngâm nước xi măng theo quy định trong vòng 20 ngày.

NHÀ THẦU PHỤ: CÔNG TY CP CÔNG NGHỆ VDI


DỰ ÁN: KHU DÂN CƯ VINACONEX3 – PHỔ YÊN
HẠNG MỤC: TRẠM XỬ LÝ NƯỚC THẢI

- Làm vệ sinh ký bề mặt bê tông trước khi sử lý chống thấm. Dùng bàn chải, chổi quét sạch
bụi cát. Tốt nhất có thể dùng khí thổi cho thật sạch, thật khô bề mặt.
- Quét lớp chống thấm theo chỉ dẫn thiết kế hoặc chỉ dẫn của nhà sản xuất.
- Chỗ tiếp giáp giữa ống thoát nước mưa và đáy sê nô phải dùng phễu thu kim loại, không
dùng phễu nhựa. Đồng thời nhồi vữa xi măng mác cao cho đảm bảo thật kín.
7. Công tác lắp đặt điện nước.
Công tác lắp đặt điện- nước chúng tôi tuân thủ đầy đủ yêu cầu của hồ sơ thiết kế được
duyệt. Để đảm bảo sử dụng thuận tiện cho công trình. Khi thi công phải ghi rõ màu riêng biệt
của dây điện vào hồ sơ hoàn công để thuận tiện cho việc sửa chữa sau này. Những hệ thống điện,
nước và thiết bị điện, nước được bố trí ngầm trong tường, dầm, trần...trước khi bịt kín phải kiểm
tra lại, nghiệm thu kỹ thuật từng phần và phải tiến hành xông thử điện,nước (vận hành thử).
Trước khi lắp đặt cần thống nhất với giám sát kỹ thuật (nếu cần cả thiết kế) về định vị các
tuyến ống kỹ thuật và các tủ hộp kỹ thuật.... để đảm bảo thẩm mỹ cho công trình.

- Tất cả hệ thống đường dây dẫn điện phải được nằm trong ống ghen bảo vệ. ống ghen bảo
vệ phải được nối kín với nhau, nếu là ống ghen cứng thì nối bằng phương pháp măng sông, nếu
là ống ghen mềm thì nối lồng vào nhau và dùng băng cách điện quấn kín điểm nối ống.
- Tất cả các đường dây dẫn điện chỉ được nối tại các hộp nối dây hoặc tại các điểm tiếp xúc
với các thiết bị. Dây điện phải được nối cẩn thận, chắc chắn. Tại những điểm tiếp xúc phải vệ
sinh sạch sẽ, cạo bỏ lớp sơn cách điện và phải đảm bảo dẫn điện tốt, không bị mô ve đánh tia lửa
điện tại các điểm nối đó. Vị trí hộp nối dây theo bản vẽ thiết kế, nếu bản vẽ không chỉ định thì bố
trí tại những vị trí kín đáo để đảm bảo về mặt thẩm mỹ và phải được đặt ở độ cao không thấp hơn
2,2m.
- Những vị trí bê tông mà hệ thống điện, nước đi qua phải xác định chính xác và để lỗ chờ
ngay từ khi đổ bê tông. Hạn chế tối đa đục đẽo vào kết cấu bê tông gây ảnh hưởng tới chất lượng
công trình.
Hệ thống đường ống cấp, thoát nước phải có số điểm nối là ít nhất. Tất cả những điểm nối
phải đảm bảo không rò rỉ nước ra ngoài. Riêng hệ thống ống thép, những mối nối bằng ren phải
được vặn lồng vào nhau ít nhất là 15mm và phải quấn bằng dây đay hoặc băng tan sau đó toàn
bộ phần quấn dây đay hoặc băng tan đó phải được quét sơn chống rỉ.
Điểm nối của các đường ống nước phải được bố trí ở vị trí thích hợp, nhưng không cao
hơn 1,5m so với mặt sàn, để thuận tiện cho việc sửa chữa, bảo dưỡng sau này.
Những phần nào của hệ thống điện, nước lắp đặt chìm, khuất thì trước khi bịt kín phải
nghiệm thu kỹ thuật, cho tiến hành "xông" thử và vẽ hoàn công.
8. Công tác sơn dầu, bả matit và lăn sơn nước
- Sơn dầu: Tất cả các kết cấu sắt thép sau khi gia công xong phải đánh bóng sạch, sơn 3
lớp sơn chống rỉ; sau khi lắp ráp và hoàn thiện sơn phủ 3 lớp sơn (màu theo chỉ định).
- Sơn chống rỉ phải đảm bảo nguyên lý phải phủ kín hết bề mặt của kết cấu, sơn lớp trước
khô, mới sơn lớp sau, khi sơn phải đều nhau không có chỗ dày, chỗ mỏng, sơn theo chiều từ dưới
lên trên.
- Sơn phủ sơn màu lên trên lớp sơn chống rỉ phải phủ kín hết bề mặt của sơn chống rỉ, sơn
3 nước đều nhau, lớp trước khô, mới sơn tiếp lớp sau. Trước khi sơn phải kiểm tra bề mặt, lau

NHÀ THẦU PHỤ: CÔNG TY CP CÔNG NGHỆ VDI



DỰ ÁN: KHU DÂN CƯ VINACONEX3 – PHỔ YÊN
HẠNG MỤC: TRẠM XỬ LÝ NƯỚC THẢI

sạch sẽ, nếu bề mặt bị ẩm, ướt phải lau khô ráo. Sau khi sơn xong, phải che đậy bảo vệ bề mặt
sơn chưa khô tránh bụi bặm, nước mưa và sự xâm nhập khác của môi trường.
- Bả matit vào các kết cấu tường gạch hoặc bê tông: Trước khi bả bột bả Vietonic vào các
loại kết cấu, phải vệ sinh sạch sẽ bề mặt cần bả bằng giấy ráp thô, dùng dẻ sạch lau hết bụi, bột
mùn từ bề mặt kết cấu bong ra trong quá trình đánh giấy ráp, sau khi lau sạch dùng nước làm ẩm
bề mặt và tiến hành bả 3 lần theo nguyên tắc: lần trước khô mới bả tiếp lần sau, lần thứ nhất là bả
thô, lần thứ 2 là bả hoàn thiện thô, lần thứ 3 là bả hoàn thiện tinh, bả tạo phẳng, tạo nhẵn, bóng
bề mặt để tiến hành lăn sơn.
- Lăn sơn: Trước khi lăn sơn, phải kiểm tra lại độ phẳng, độ nhẵn của bề mặt kết cấu được
bả bằng cách là đèn tuýp đi qua từng vị trí cần kiểm tra. nếu bề mặt được đủ độ phẳng không có
gợn sóng thì dùng giấy giáp mịn đánh qua toàn bộ bề mặt kết cấu được bả xong lần thứ 3, dùng
dẻ lau sạch những phấn bụi của bề mặt, sau đó tưới nước làm ẩm bề mặt và tiến hành lăn sơn.
Lăn sơn lớp thứ nhất là màu trắng, lớp thứ 2 và lớp thứ 3 là lớp sơn màu. Riêng trường hợp sơn
ở mặt ngòai nhà thì lớp sơn thứ nhất là lớp sơn lót và hai lớp sau là 2 lớp sơn dùng cho ngoài
nhà. Tuyệt đối không được dùng sơn trong nhà để sơn ra ngoài nhà và khi thời tiết xấu: nóng >
37oC, lạnh <10oC hoặc độ ẩm trong không khí > 85% thì không được thi công phần bả matit, lăn
sơn ở phía ngoài nhà.
9. Công tác làm trần
Thi công và nghiệm thu áp dụng theo TCVN 5674-1992.
Vật tư đưa vào sử dụng phải được kiểm tra (chủng loại, quy cách, xuất xứ tấm thạch cao,
tấm nhôm, khung chính, khung phụ, tender, vis chặt sàn bê tông hệ thống khung ti có tăng đơn,
độ khích của khung đỡ áp tường phải dùng máy để bật mực).
Số lượng vỉ neo của mỗi ô khung phải đủ độ vững chắc của vỉ neo, độ thẳng đứng của
tender, phải đảmm bảo mối nối giữa hai tấm thạch cao khung kim loại chìm phải dùng keo lưới.
Định vị cao độ vị trí của hệ dầm khung xương trần thạch cao.

Khoan, bắt vít nở thép lên trần vào những vị trí thả dây treo hệ khung xương trần.
Dùng tăng đơ thép 4 ly chế tạo sẵn, một đầu buộc neo vào lá thép và vít nở thép trên trần,
đầu kia thả xuống chờ để treo hệ khung xườn trần.
Lắp đặt tổ hợp hệ khung xương dầm trần thạch cao, sử dụng những sợi dây thép thả chờ từ
trên trần xuống để treo hệ khung xương trần lên vị trí cần thiết và phải nằm trên cùng một mặt
phẳng.
Lắp những tấm trần thạch cao định hình vào khung xương trần để treo. Chú ý trước khi lắp
những tấm trần thạch cao, phải kiểm tra lại độ phẳng của hệ khung xương dầm và tại những vị trí
lắp đèn trần, phải khoét lỗ chờ.
10. Công tác trang trí
Các chi tiết đắp huỳnh, đường gờ, chỉ, phào, uốn lượn..., trước khi thi công phải tạo nhám
bề mặt, vệ sinh sạch sẽ, tưới nước làm ẩm đều, quét một lớp nước xi măng nguyên chất để tạo
thành lớp liên kết giữa lớp vữa cũ và lớp vữa mới. Công tác trang trí hoàn thiện phải được thi
công cẩn thận, tỷ mỉ nhằm tạo vẻ đẹp kiến trúc cho công trình.
- Cửa nhôm kính phải đảm bảo chủng loại và chất lượng đúng theo yêu cầu của thiết kế.
Ngoài ra, kết cấu nhôm phải được liên với nhau bằng đinh tán nhôm không rỉ, các mộng phải
khít và phải được bơm keo gắn kín.

NHÀ THẦU PHỤ: CÔNG TY CP CÔNG NGHỆ VDI


DỰ ÁN: KHU DÂN CƯ VINACONEX3 – PHỔ YÊN
HẠNG MỤC: TRẠM XỬ LÝ NƯỚC THẢI

- Kính lắp vào cửa hoặc lắp vào vách kính phải có gioăng cao su chèn kín, kết hợp với
bơm keo gắn chắc vào khung. Kính phải đảm bảo trong suốt không được mốc và khi lắp các mép
kính phải ngậm vào trong khung là 1,2 cm.
- Tất cả các cửa kính phía mặt ngoài sau khi chèn gioăng, bơm keo phải được phun nước
kiểm tra độ kín và độ thẩm thấu của nước.
Trong quá trình thi công, nhà thầu chúng tôi sẽ nhật ký công trình trong nhật ký công trình

phải ghi chép đầy đủ mọi diễn biến trong quá trình thi công từng cấu kiện của công trình và phải
có xác nhận của Kỹ sư giám sát, Cơ quan thiết kế. Sau khi kết thúc thi công mỗi công đọan sẽ có
báo cáo. Nội dung báo cáo gồm: (Kèm theo mỗi cấu kiện là một lý lịch).
Công tác lắp vách kính khung nhôm:
1. Yêu cầu chung:
Khung nhôm là loại hợp kim nhôm đúc, ép thỏa mãn các yêu cầu sau:
- Chịu được điều kiện khí hậu địa phương
- Chịu được tĩnh tải và hoạt tải có thể có đối với cửa đi và cửa sổ
Nhà thầu chúng tôi sẽ cung cấp mọi chứng chỉ, chất lượng sản phẩm của hãng sản xuất cửa
cho Chủ đầu tư phê chuẩn trước khi tổ chức cung ứng, lắp đặt.
2. Gia công và lắp đặt
Toàn bộ cửa đi vách kính được gia công tại xưởng. Chất liệu nhôm phải đúng chủng loại
theo yêu cầu của thiết kế và có kiểm tra của Chủ đầu tư. Các khung nhôm kính phải được dán
lớp băng bảo vệ tránh dính vữa trong quá trình lắp. Kính được đo và cắt tại hiện trường bằng
dụng cụ chuyên dụng và được đánh dấu để tránh va chạm làm vỡ kính. Trước khi cắt và lắp kính
khung nhôm phải được kiểm tra độ vuông góc, độ thẳng đứng và độ thẳng ngang của khung. Nếu
có sai sót phải được sửa đảm bảo đúng yêu cầu mới được phép lắp kính. Sau khi lắp phải có biện
pháp bảo vệ tránh dây bẩn vữa. Toàn bộ phần nhôm kính phải được tổng vệ sinh lau chùi sạch sẽ
trước khi bàn giao.
Nhà thầu đảm bảo thỏa mãn các yêu cầu thiết kế về lắp dựng, độ chống thấm, độ chính xác
về độ cao toàn bộ cửa...
3.3.11. Các công tác khác:
Trên đây là biện pháp thi công các công tác chủ yếu của công trình chính. Tất cả các công
tác khác của các công trình phù trợ công trình chưa được trình bày trên đây được nhà thầu chúng
tôi thi công theo quy trình, quy phạm đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật và TCXD. Mua sắm + vận
chuyển và lắp đặt hoàn chỉnh các thiết bị
đảm bảo về chủng loại, quy cách, số lượng theo thiết kế được phê duyệt.
15.0. BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG VÀ TIẾN ĐỘ CÔNG TRÌNH
15.1.1.


CÁC GIẢI PHÁP CHUNG

Để công việc thi công đạt được hiệu quả cao, thì chất lượng sản phẩm luôn luôn là một vấn
đề được đưa lên vị trí quan tâm hàng đầu. Để việc thi công công trình được đảm bảo kỹ thuật,
mỹ thuật, chất lượng và đồng thời đáp ứng được tiến độ đề ra, Công ty chúng tôi sẽ đưa ra một
số giải pháp chính như sau:
- Nghiên cứu bản vẽ, lập các tiêu chuẩn về chất lượng và lập biện pháp thi công chi tiết
cho từng công tác xây lắp.

NHÀ THẦU PHỤ: CÔNG TY CP CÔNG NGHỆ VDI


DỰ ÁN: KHU DÂN CƯ VINACONEX3 – PHỔ YÊN
HẠNG MỤC: TRẠM XỬ LÝ NƯỚC THẢI

- Căn cứ vào hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công ban chỉ huy công trường kết hợp phòng Kế
hoạch - Kỹ thuật kiểm tra lại bản vẽ nhằm phát hiện những thiếu sót về kết cấu cũng như những
vấn đề không hợp lý về kiến trúc để có thể kiến nghị kịp thời với chủ đầu tư.
- Căn cứ vào các yêu cầu kỹ thuật đề ra, so sánh với các tiêu chuẩn chất lượng của Việt
nam ( TCVN ), để vật liệu sử dụng trong thi công cũng như biện pháp thi công được đảm bảo
theo TCVN.
- Cán bộ giám sát thi công được bố trí giám sát hiện trường thường xuyên, tới từng công
nhân để đảm bảo công việc thi công đúng quy trình, quy phạm.
- Bố trí hệ thống cán bộ KCS ( Kiểm tra chất lượng ) liên tục đi kiểm tra sản phẩm nhằm
phát hiện và sửa chữa kịp thời những sai sót về mặt kỹ thuật.
- Lực lượng cán bộ thi công là đội ngũ cán bộ giàu kinh nghiệm từng thi công nhiều công
trình có quy mô lớn, vừa và tương tự. Đây là đội ngũ cán bộ có chuyên môn cao, có ý thức và
lương tâm nghề nghiệp, luôn đoàn kết, nhất trí và sáng tạo để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
- Lực lượng công nhân thi công được sử dụng đội ngũ công nhân lành nghề, chuyên môn
hoá cao, có tay nghề từ bậc 3-7 và đã trải qua thi công nhiều công trình đạt chất lượng cao. Đây

là đội ngũ công nhân có tinh thần trách nhiệm và ý thức nghề nghiệp cao, được học nâng cao tay
nghề theo định kỳ, được sát hạch kiểm tra trước khi vào thi công.
- Phần lớn việc gia công cốt thép, cốp pha các kết cấu chính được gia công tại kho bãi của
xưởng công ty có mặt bằng thoáng, rộng và thuận lợi. Các yếu tố trên tạo điều kiện cho mặt bằng
thi công trên công trường thuận tiện không làm gây trở ngại tới các công việc thi công khác.
- Các vật liệu thi công chính như: gạch, xi măng,cát, đá... được căn cứ sát theo tiến độ, nhu
cầu cung ứng vật tư, hạn chế tối đa tồn đọng vật liệu trên công trường làm thoáng mặt bằng thi
công.
- Tiến hành lên các phương án dự phòng trong mọi trường hợp nhằm tránh những bất chắc
có thể xảy ra để việc thi công được liên tục không bị gián đoạn, đảm bảo tiến độ.
- Tiến hành thí nghiệm cấp phối vật liệu theo tính toán tại công trường đảm bảo đạt được
cường độ theo thiết kế để có thể tiến hành thi công đại trà và liên tục.
- Các chủng loại vật tư trước khi đem vào thi công được bộ phận KCS của công ty kiểm tra
kỹ càng, không để xảy ra sự cố về chất lượng vật liệu làm ảnh hưởng tới kết cấu công trình.
15.1.2.
VẬT LIỆU DÙNG TRONG THI CÔNG

CÁC YÊU CẦU KỸ THUẬT VỀ

Chúng tôi tuyệt đối tuân thủ các yêu cầu về sử dụng vật liệu của Chủ đầu tư, các TCVN và
các quy chế hiện hành.
3.4.2.1. Xi măng
- Xi măng dùng trong thi công là xi măng địa phương PC-30 thoả mãn TCVN 2682-92.
- Thời gian ninh kết của xi măng không sớm hơn 120 phút, kết thúc ninh kết không muộn
hơn 10 giờ.
- Mỗi lô xi măng chở đến công trường đều phải có nguồn gốc.
- Vận chuyển và bảo quản xi măng theo đúng tiêu chuẩn TCVN 2682-92 Xi măng Pooclăng, kho phải được xây nơi cao ráo, thoáng khí. Trong thời gian 28 ngày mà chưa sử dụng thì
phải xếp đảo lại các hàng để chống vón hòn.
3.4.2.2. Gạch xây
NHÀ THẦU PHỤ: CÔNG TY CP CÔNG NGHỆ VDI



DỰ ÁN: KHU DÂN CƯ VINACONEX3 – PHỔ YÊN
HẠNG MỤC: TRẠM XỬ LÝ NƯỚC THẢI

Gạch xây sử dụng trong công trình là gạch chỉ 75#, đảm bảo tiêu chuẩn về kích thước hình
học và cường độ chịu lực Rn=75.
3.4.2.3. Thép
Thép dùng trong công trình sử dụng thép CI và CII ( thép có đường kính từ d10 trở lên thì
dùng thép CII) liên doanh do các hãng nổi tiếng trong nước.
- Với thép CT3 có Ra = 2100 kg/cm2
- Với thép CT5 có Ra = 2700 kg/cm2
- Thép trước khi đem vào thi công được làm sạch, uốn nắn thẳng bằng máy.
3.4.2.4. Đá dăm
Đá dăm dùng để đổ bê tông đảm bảo theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1771-86
3.4.2.5. Cát
Cát dùng trong thi công phải thoả mãn tiêu chuẩn TCVN-1770 Cát xây dựng - yêu cầu kỹ
thuật.
Thí nghiệm cát theo tiêu chuẩn từ TCVN 337-86 đến TCVN 346-86 Cát xây dựng Phương pháp thử
- Bãi chứa cát phải khô ráo, bảo quản chống gió bay, mưa trôi, chống lẫn tạp chất và tiện
sử dụng.
- Cát trong bê tông là cát thiên nhiên của các loại nham thạch có trọng lượng riêng 2,6
T/m3.
- Mô đun độ lớn phải từ 2,5 đến 3,3 và thành phần hạt phải thoả mãn yêu cầu theo bảng
sau:
- Kích thước lỗ sàng (mm) 52,5 1,250,630,315 0,14
- Lượng tích luỹ trên sàng (%) theo khối lượng 0-5 0-20 15-4535-7070-9090-100
* Ghi chú: Kích thước tối đa của cát cá biệt không quá 10mm.
- Không có sét cục lẫn trong cát. Hàm lượng bụi sét trong cát tính theo phần trăm khối
lượng không quá 2%.

- Hàm lượng hữu cơ, thí nghiệm theo TCVN 345-86 bằng phương pháp so màu, màu của
dung dịch trên cát không được sẫm hơn mẫu chuẩn.
- Hàm lượng sun phát, sun phít (tính theo SO3) không lớn hơn 1% khối lượng cát.
3.4.2.6. Nước
- Nước dùng trong thi công phải đảm bảo theo tiêu chuẩn TCVN 4506-87.
- Hàm lượng muối hoà tan trong nước không vượt quá 5g/lít.
- Lượng Ion SO4 không lớn hơn 2,7g/lít.
- Lượng vẩn đục phải dưới 0,5% so với khối lượng nước.
- Độ pH không nhỏ hơn 4.
- Các nguồn nước uống được đều có thể dùng cho thi công.
3.4.2.7. Vữa bê tông
- Bê tông được chế tạo từ xi măng, cát, đá và nước theo yêu cầu chất lượng vật liệu đã nêu
ở trên. Bê tông được thiết kế thử nghiệm cấp phối tính toán tại hiện trường và Nhà máy trộn
trước khi thi công đạị trà để tìm ra cấp phối tối ưu phù hợp với mác bê tông và độ sụt yêu cầu.

NHÀ THẦU PHỤ: CÔNG TY CP CÔNG NGHỆ VDI


DỰ ÁN: KHU DÂN CƯ VINACONEX3 – PHỔ YÊN
HẠNG MỤC: TRẠM XỬ LÝ NƯỚC THẢI

- Mác bê tông sau 28 ngày không nhỏ hơn 200 kg/cm2. Độ sụt của vữa bê tông theo yêu
cầu là 4 - 5cm.
- Độ sụt bê tông thường xuyên được kiểm tra cho mỗi mẻ trộn và tại nơi đổ bê tông cho
từng xe chở bê tông. Thử nghiệm trước các phương án điều chỉnh lượng cốt liệu bổ xung để kịp
thời sử lý được ngay khi có các mẻ trộn có độ sụt vữa sai lệch so với yêu cầu.
- Cấp phối vật liệu được tính cho cốt liệu khô, do đó khi thi công kiểm tra độ ẩm cát đá để
điều chỉnh lại lượng nước cho phù hợp.
- Cát đá bẩn cần phải được rửa lại.
- Cốt liệu tham gia hỗn hợp bê tông phải được cân đong theo trọng lượng hoặc thể tích.

2.4.3.8. Một số các vật liệu khác
- Các vật liệu khác như vật tư gạch ốp lát, khung, cửa...được đảm bảo đúng chủng loại,
chất lượng, nước sản xuất như quyết định đã được phê duyệt.
15.1.3.
VÀ NGHIỆM THU

CÁC TIÊU CHUẨN THI CÔNG

3.4.3.1. Quản lý thi công, an toàn thi công
- TCVN- 5637-91

: Quản lý chất lượng xây lắp CTXD - Nguyên tắc cơ bản

- TCVN 4055 – 2012

: Tổ chức thi công

- TCVN 4086 – 1985

: An toàn điện trong xây dựng – Yêu cầu chung.

- TCVN 5308 – 1991

: Quy phạm kỹ thuật an toàn trong xây dựng

- TCVN 4087 – 2012

: Sử dụng máy xây dựng. Yêu cầu chung

- TCVN 5640 – 1991


: Bàn giao công trình xây dựng. Nguyên tắc cơ bản

- TCVN 3146 – 1986

: An toàn hàn điện.

- TCVN 3255 – 1986

: An toàn nổ trong xây dựng.

- TCVN 3254 -1989

: An toàn cháy trong xây dựng.

- TCXDVN 296 – 2004

: Giàn giáo – Các yêu cầu về an toàn.

3.4.3.2. Thi công và nghiệm thu
- TCVN 9340 – 2012

: Bê tông trộn sẵn – Yêu cầu kỹ thuật.

- TCVN 391 – 2007;365 – 2007: 305-2004: Bảo dưỡng bê tông
- TCVN 4030 – 2003

: Xi Măng - Phương pháp xác định độ mịn

- TCVN 7570 – 2006


: Cốt liệu bê tông và vữa

- TCVN 7572 – 2006

: Cốt liệu cho bê tông và vữa – Phương pháp thử.

- TCXDVN 8827 – 2011

: Phụ gia khoán hoạt tính cao dùng cho bê tông.

- TCVN 4732 – 2007

: Đá ốp lát xây dựng – Yêu cầu kỹ thuật

- TCVN 9341 – 2012

: BT khối lớn QP thi công nghiệm thu

- TCXDVN 390 – 2007

: Kết cấu BT và BTCT toàn khối QP thi công & NT

- TCVN 5641 -1991

: Bể chứa bằng BTCT. Quy phạm thi công & NT

NHÀ THẦU PHỤ: CÔNG TY CP CÔNG NGHỆ VDI



×