Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

Quan hệ việt nam liên bang nga giai đoạn 2000 2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (981.78 KB, 126 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------*-----------

TRẦN HỒNG VÂN

QUAN HÖ VIÖT NAM - LI£N BANG NGA
GIAI §O¹N 2000 - 2011

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: QUAN HỆ QUỐC TẾ

Hà Nội - 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------*-----------

TRẦN HỒNG VÂN

QUAN HÖ VIÖT NAM - LI£N BANG NGA
GIAI §O¹N 2000 - 2011

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quan hệ Quốc tế
Mã số: 60 31 02 06

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Thúy Hà

Hà Nội - 2014



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng
dẫn của TS. Nguyễn Thị Thúy Hà. Các số liệu và kết quả nêu trong luận văn là
trung thực và luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên
cứu nào khác.
Hà Nội, ngày 20 tháng 1 năm 2014.
Tác giả

Trần Hồng Vân


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
Chương 1: CÁC NHÂN TỐ CHỦ YẾU TÁC ĐỘNG ĐẾN QUAN HỆ VIỆT
NAM - LIÊN BANG NGA (GIAI ĐOẠN 2000 - 2011)........................................12
1.1. Bối cảnh quốc tế và khu vực tác động đến quan hệ Việt Nam Liên bang Nga (giai đoạn 2000 - 2011) .............................................................12
1.1.1. Bối cảnh quốc tế ......................................................................................12
1.1.2. Tình hình khu vực ....................................................................................16
1.1.3. Tình hình mỗi nước .................................................................................25
1.2. Khái quát lịch sử mối quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga.......................30
1.2.1. Quan hệ truyền thống Việt Nam - Liên Xô (1950 - 1991) ......................30
1.2.2. Những thay đổi trong quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga (1991 - 2000) .....35
* Tiểu kết chương 1 .............................................................................................40
Chương 2: THỰC TRẠNG QUAN HỆ VIỆT NAM - LIÊN BANG NGA
(GIAI ĐOẠN 2000 – 2011) .....................................................................................41
2.1. Sự điều chỉnh chính sách của hai nước đối với nhau ................................41
2.1.1. Chính sách của Liên bang Nga ................................................................41
2.1.2. Chính sách của Việt Nam ........................................................................45
2.2. Quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga trên một số lĩnh vực ........................46

2.2.1. Chính trị - đối ngoại, an ninh - quốc phòng.............................................46
2.2.2. Kinh tế......................................................................................................58
2.2.3. Văn hóa - khoa học kỹ thuật ....................................................................69
2.3. Đánh giá thực trạng quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga
(giai đoạn 2000 - 2011) ........................................................................................78
* Tiểu kết chương 2 .............................................................................................80
Chương 3: TRIỂN VỌNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIỂN
QUAN HỆ VIỆT NAM - LIÊN BANG NGA ĐẾN 2020 .....................................83
3.1. Một số vấn đề đặt ra trong quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga ..............83
3.1.1. Thuận lợi ..................................................................................................83
3.1.2. Khó khăn ..................................................................................................87


3.2. Triển vọng đến 2020 .....................................................................................96
3.2.1. Phát triển theo hướng tốt lên ....................................................................96
3.2.2. Phát triển theo hướng bình thường, ổn định ..........................................100
3.2.3. Phát triển theo hướng xấu đi ..................................................................100
3.3. Kiến nghị .....................................................................................................103
3.3.1. Kiến nghị với Đảng, Nhà nước ..............................................................103
3.3.2. Kiến nghị với Bộ Ngoại giao .................................................................108
* Tiểu kết chương 3 ...........................................................................................110
KẾT LUẬN ............................................................................................................111
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................114


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
1

Hội Nghị Bộ trưởng Quốc


ADMM+

phòng ASEAN mở rộng
2

APEC

Asia - pacific Economic Coopertion

Diễn đàn hợp tác kinh tế châu
Á - Thái Bình Dương

3

ARF

ASEAN Regional Forum

Diễn đàn khu vực ASEAN

4

ASEAN

Association of Southeast Asian Nations

Hiệp hội các quốc gia Đông
Nam Á

5


ASEM

The Asia - Europe Meeting

6

BRICS

Group

Brasil,

Russia,

Diễn đàn hợp tác Á - Âu
India, Nhóm 5 nền kinh tế mới nổi:

China, South Afica

Braxin, Liên bang Nga, Ấn Độ,
Trung Quốc, Nam Phi

7

CIS

Commonweath of Inthependence Cộng đồng các quốc gia độc lập
States


8

EAS

East Asia Summit

Hội nghị cấp cao Đông Á

9

EC

European Community

Cộng đồng châu Âu

EU

European Union

Liên minh châu Âu

10 GATT

General Agreement on Tariffs and Hiệp định buôn bán mậu dịch
Trade

tự do và thuế quan chung

11 GDP


Gross Domestic Product

Tổng sản phẩm kinh tế quốc nội

12 G - 7

Group of Seven

Nhóm 7 nước công nghiệp
phát triển nhất thế giới

13 G - 8

Group of Eight countries

Nhóm 7 nước công nghiệp
phát triển nhất thế giới và Liên
bang Nga

14 G - 20

Group of Twenty countries

Nhóm 20 nền kinh tế mới nổi
và phát triển nhất thế giới

15 IMF

International Monetary Fund


Quĩ tiền tệ quốc tế

16 FDI

Foreign Direct Investment

Tổng vốn đầu tư trực tiếp

17 NATO

North Atlantic Treaty Organization

Khối quân sự Bắc Đại Tây Dương


18 NICs

Newly Industrialized Countries

Các nước công nghiệp mới

19 OPEC

Organization of the Petroleum

Tổ chức các nước xuất khẩu

Exporting Countries


dầu mỏ

Organization for Economic

Tổ chức hợp tác và phát triển

Cooperation and Development

kinh tế

Organization for security and Co-

Tổ chức an ninh và hợp tác

operation in Europe

châu Âu

22 PCI

Provincial Competiveness Index

Chỉ số năng lực cạnh tranh

23 SAARC

South Asian Association for

Hiệp hội hợp tác khu vực Nam Á


20 OECD

21 OSCE

Regional Cooperation
24 SCO

Shanghai Cooperation

Tổ chức hợp tác Thượng Hải

Organization
25 SNG

Sodruzhestvo Nezavisimykh

Cộng đồng các quốc gia độc lập

Gosudarstv
26 TNCs

Trans national Cooperations

Công ty xuyên quốc gia

27 USD

United States dollar

Đô la Mỹ


28 UN

United Nations

Liên Hợp Quốc
Xã hội Chủ nghĩa

29 XHCN
30 WB

World Bank

Ngân hàng thế giới

31 WTO

World Trade Organization

Tổ chức thương mại thế giới


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Nhịp độ tăng trưởng GDP hàng năm của Liên bang Nga
(tỷ lệ % so với năm trước).......................................................................59
Bảng 2.2: Tốc độ tăng trưởng của Liên bang Nga qua các năm ...............................60
Bảng 2.3: Những số liệu về trữ lượng, khai thác, sử dụng và nhập khẩu dầu khí
của các nước Nam Á, Đông Nam Á và Viễn Đông (*) ............................62
Bảng 2.4: Xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Liên bang Nga
3 tháng đầu năm 2008 .............................................................................66

Bảng 2.5: Thương mại dịch vụ Nga với một số nước ASEAN 2002 - 2005 ............67
Bảng 2.6: Số khách du lịch từ Liên bang Nga đến một số nước ASEAN ................76

DANH MỤC ẢNH
Ảnh 2.1: Mô hình nhà máy điện hạt nhân Liên bang Nga sẽ xây dựng tại Việt Nam,
tại triển lãm điện hạt nhân ở Hà Nội năm 2013. ......................................64


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam và Liên bang Nga hiện nay (Liên Xô trước đây), là hai quốc gia có
mối quan hệ truyền thống gắn bó từ lâu (hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao chính
thức vào ngày 30/1/1950). Mối quan hệ này được xây dựng bởi Chủ tịch Hồ Chí
Minh (Việt Nam), Lenin, Stalin (Liên Xô) và các thế hệ lãnh đạo tiền bối của hai
nước. Trong suốt thời kỳ Việt Nam tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc chống
Thực dân Pháp, Đế quốc Mỹ và những năm đầu đất nước thống nhất tiến lên xây
dựng CNXH, mối quan hệ hai nước phát triển mạnh mẽ, toàn diện trên tất cả các
lĩnh vực: chính trị, quốc phòng, kinh tế, văn hóa, khoa học - kỹ thuật… Trong chiến
lược đối ngoại của Việt Nam giai đoạn 1976 - 1991 và các kì Đại hội Đảng lần thứ
IV, V, VI đã từng xác định rõ: Liên Xô là “hòn đá tảng” trong quan hệ chiến lược
của Việt Nam.
Vào cuối thập niên 80, đầu thập niên 90 của thế kỷ XX, sau những biến động
chính trị to lớn ở Liên Xô và Đông Âu, dẫn đến sự sụp đổ của chế độ XHCN ở các
nước trên. Liên Xô tan rã dẫn đến sự ra đời của nước Liên bang Nga (12/6/1990). Quan
hệ Việt Nam - Liên bang Nga bước sang một trang mới. Tuy vậy, mối quan hệ này ít
nhiều vẫn chịu ảnh hưởng của những biến động chính trị do Liên Xô tan rã trước đó:
Với Việt Nam: Chúng ta đã mất đi một đối tác chiến lược, toàn diện, cực kỳ
quan trọng, một người bạn truyền thống lâu năm của dân tộc Việt Nam.
Với Liên bang Nga: Liên bang Nga đã không còn coi trọng vị trí, vai trò của
Việt Nam như trước. Các nhà lãnh đạo khai sáng ra nước Nga như Yeltsin đã đưa ra

đường lối chiến lược đối ngoại theo định hướng Đại Tây Dương thân Mỹ và
phương Tây, chứ không trú trọng tới những quốc gia vừa và nhỏ như Việt Nam.
Thể hiện qua các chiến lược ngoại giao “xuyên Đại Tây Dương” hay “Chim ưng hai
đầu”… nên quan hệ hai nước giai đoạn trước năm 2000 có phần ngưng trệ.
Bước sang những năm đầu của thế kỷ XXI, cùng với những biến động và sự
thay đổi to lớn của tình hình chính trị, kinh tế… của khu vực và quốc tế, đặc biệt là
những chuyển biến của tình hình mỗi nước.
Ở Việt Nam: Công cuộc “Đổi mới” do Đảng Cộng Sản Việt Nam khởi
xướng tại Đại hội VI (12/1986) đang được đẩy mạnh và phát triển.

1


Ở Liên bang Nga: Sau một thập niên trì trệ dưới thời Tổng thống Yeltsin,
Liên bang Nga đã có sự thay đổi lãnh đạo. Ông Putin - Vị Tổng thống thứ 2 của
nước Nga đã đưa ra một loạt các chiến lược về đối ngoại, an ninh, quốc phòng, kinh
tế… nhằm mục tiêu “chấn hưng” nước Nga, qua đó sẽ lấy lại hình ảnh của nước
Nga là một siêu cường như thời Liên Xô.
Những thay đổi của hai nước đã góp phần làm cho vai trò, vị thế trong khu
vực, quốc tế của Việt Nam cũng như Liên bang Nga từng bước được nâng cao. Đặc
biệt, Liên bang Nga đã từng bước khẳng định mình là một cường quốc có vai trò, vị
trí rất quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề an ninh, chính trị, quân sự của
khu vực và quốc tế: Vấn đề hạt nhân Iran, Bắc Triều Tiên, cuộc nội chiến ở Syria…
Những thành công của công cuộc “Đổi mới” ở Việt Nam và đặc biệt sự vươn
lên của nước Nga trong thập niên đầu của thế kỷ XXI đã làm cho chủ đề về quan hệ
Liên bang Nga - Việt Nam trở thành đề tài có sức hấp dẫn, thu hút nhiều học giả
trong và ngoài nước quan tâm, theo dõi và tìm hiểu về mối quan hệ này. Việc
nghiên cứu một cách toàn diện về quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga hiện nay, để
làm rõ sự vận động, phát triển, những vấn đề đặt ra, cũng như triển vọng của nó có
ý nghĩa to lớn cả về lý luận và thực tiễn đối với Việt Nam. Đặc biệt kết quả nghiên

cứu của đề tài sẽ góp phần làm rõ hơn đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình,
rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế, chủ động và tích cực hội
nhập quốc tế của Đảng và Nhà nước ta hiện nay.
Vì những lý do trên, tác giả đã chọn để tài: “Quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga
giai đoạn 2000 - 2011” làm luận văn tốt nghiệp Cao học, chuyên ngành Quốc tế học.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Có nhiều đề tài, bài viết, công trình nghiên cứu, sách, tạp chí trong và ngoài
nước nghiên cứu về Liên bang Nga, Việt Nam và mối quan hệ hai nước trên các
lĩnh vực chính trị, quân sự, ngoại giao; kinh tế; văn hóa, khoa học - kỹ thuật, đặc
biệt các tạp chí, bài viết của: Viện Nghiên cứu Châu Âu, Viện Kinh tế và Chính trị
Thế giới, tạp chí Nghiên cứu quốc tế của Bộ Ngoại giao…
2.1. Những công trình nghiên cứu về Việt Nam, Liên bang Nga và mối
quan hệ hai nước trên lĩnh vực chính trị, quân sự, ngoại giao
Tác phẩm “Quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga: 50 năm một chặng đường
lớn” (10/2000), (Bùi Khắc Bút, Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế, số 5) đã đề cập và làm

2


nổi bật mối quan hệ hữu nghị, hợp tác truyền thống giữa Việt Nam với Liên Xô trước
đây, Việt Nam và Liên bang Nga giai đoạn 1950 - 2000. Trong những năm tháng nhân
dân Việt Nam tiến hành sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước
(1950 - 1975), Liên Xô (trong đó có nước CHXHCN Xô viết Nga) đã trở thành đồng
minh chính trị, quân sự quan trọng bậc nhất của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Với sự giúp đỡ to lớn về quân sự, chính trị cùng với sự ủng hộ ngoại giao quan trọng
trên các diễn đàn quốc tế đối với nhân dân Việt Nam. Sự ủng hộ này đã giúp Việt Nam
hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước (30/4/1975).
Trong giai đoạn nhân dân Việt Nam tiến hành sự nghiệp xây dựng CNXH và
hàn gắn vết thương chiến tranh (1975 - 1991), Liên Xô đã trở thành đối tác chiến
lược chính trị, quân sự hết sức quan trọng. Điều này được thể hiện rõ thông qua

Hiệp định “Hợp tác toàn diện Xô - Việt” (7/11/1978). Bản Hiệp định này đã đưa
quan hệ chính trị hai nước lên một tầm cao mới.
Sau khi Liên bang Xô viết sụp đổ (25/12/1991), mối quan hệ Việt Nam Liên bang Nga (người kế thừa Liên Xô) có bị ảnh hưởng do sự điều chỉnh chính
sách đối ngoại của Moscow trong những năm đầu thập niên 90. Tuy nhiên, mối
quan hệ hợp tác hữu nghị, truyền thống này đã được cải thiện vào những năm cuối
của thập kỉ này, khi lãnh đạo hai nước cam kết sẽ đưa quan hệ Việt - Nga trở lại quỹ
đạo của thời kì trước đây. Sự phát triển của mối quan hệ Việt - Nga trong giai đoạn
này chính là nền tảng, cơ sở quan trọng để hình thành nên mối quan hệ “đối tác
chiến lược toàn diện” Việt - Nga trong những năm đầu thế kỉ XXI.
Trong ấn phẩm “Nga gia nhập WTO và một số vấn đề xã hội” (2006), (Trần
Phương Hoa, Tạp chí Nghiên cứu châu Âu, số 8 (74), Hà Nội, tr.55 - 63). Trong bài
viết, tác giả đã đi sâu tìm hiểu những biến chuyển về mặt xã hội trong lòng nước
Nga trong quá trình nước này hướng tới gia nhập WTO. Những biến chuyển này
được thể hiện rõ trong các vấn đề di dân, lực lượng lao động, sở hữu trí tuệ và mức
sống của người dân. Những tác động trên được dự báo không phải là quá lớn. Bởi
nước Nga đang từng bước chuyển giao vai trò quản lý và giám sát nhà nước về các
vấn đề xã hội sang cho chính quyền địa phương, nhóm xã hội, các tổ chức xã hội và
cho chính các công dân. Tuy nhiên, việc xây dựng một xã hội và nhà nước phúc lợi
với các thiết chế của nó đòi hỏi một quá trình lâu dài.

3


“Khủng hoảng tài chính thế giới và những tác động tới Liên bang Nga”
(2008), (Nguyễn An Hà, Tạp chí Nghiên cứu châu Âu, số 12.(99), Hà Nội, tr.8 - 17).
Tác giả đã đi sâu phân tích và làm rõ những tác động to lớn của khủng hoảng tài
chính châu Á (1997 - 1998) và cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008 tới nền
kinh tế của nước Nga. Cuộc khủng hoảng tài chính 1998 đã làm cho nền kinh tế Liên
bang Nga đứng bên bờ vực của sự sụp đổ. Còn cuộc khủng hoảng kinh tế lần 2, dù
chỉ diễn ra ở nước Nga trong một thời gian tương đối ngắn (nửa cuối năm 2008)

nhưng nó đã gây ra những hậu quả vô cùng to lớn tới nền kinh tế Liên bang Nga.
Trong vòng 3 tháng, dự trữ ngoại tệ của nước Nga đã từ mức đỉnh 597,5 tỉ USD
(8/2008) xuống còn 453,5 tỉ USD vào giữa tháng 11, giảm 144 tỉ USD hay 24%...
Bên cạnh đó, chủ đề về Việt Nam, Liên bang Nga và quan hệ Việt - Nga
cũng thu hút nhiều học giả nước ngoài quan tâm, nghiên cứu.
Đáng chú ý là cuốn sách “From Stalin to Yeltsin” (2000), Baibakov.N.G,
(Publiser by Moscow, Russia) đã đề cập đến bức tranh chính trị, kinh tế, xã hội... của
nước Nga, từ khi quốc gia này còn nằm trong thành phần của Liên bang Xô viết dưới
sự lãnh đạo của Tổng bí thư Stalin (1924) tới khi Liên bang Nga trở thành một quốc gia
độc lập (12/6/1990) với vị Tổng thống đầu tiên là Yeltsin. Đây cũng là nhân vật đã lãnh
đạo nước Nga trong suốt thập niên 90 của thế kỷ XX (12/6/1990 - 31/12/1999). Một
thập kỷ được đánh giá là đầy sóng gió trong lịch sử của nước Nga hiện đại.
Trong cuốn “The foreign policy from Post - Soviet to Russia now. The leason
from the conflic with Gruzia” (2008), (A.V.Lukin, “Russia in the world policy”
Magazine, No 6, Russia), đã phân tích về sự thay đổi chính sách đối ngoại của nước
Nga tại các khu vực trên thế giới, ở không gian hậu Xô viết, Nam Kavkaz… Sự
thay đổi này thể hiện rất rõ trong thời kỳ cầm quyền của Tổng thống Yeltsin và
Putin. Thời kỳ Yeltsin là giai đoạn nhượng bộ trong chính sách đối ngoại của Nga
với phương Tây ở nhiều khu vực, vùng lợi ích của Moscow trên khắp thế giới.
Trong khi thời kỳ Putin, nước Nga đã trở lại vị thế cường quốc, giành giật ảnh
hưởng với Mỹ, phương Tây tại các quốc gia, khu vực vốn trước đây thuộc vùng ảnh
hưởng truyền thống của Moscow.
Nhằm phác họa sự kiện “19/8/1991” dẫn đến sự tan rã của Liên Xô, cuốn
sách “Gorbachev - Riot: August even from inside” (1994), của nhóm tác giả

4


Lukianov.A, Pavlov.V, Cruiskov.V, (Publisher Moscow, Russia) đã đi sâu phân tích
cuộc chính biến ngày 19/8/1991 của những người muốn đảo chính lật đổ Tổng thống

Liên Xô Gorbachev, nhằm duy trì Liên bang Xô viết khỏi bị sụp đổ. Nhưng những nỗ
lực này của họ đã bị thất bại. Bởi Gorbachev và phe cánh đã nắm trước diễn biến tình
hình, chờ cơ hội cho những người tiến hành đảo chính rồi mới ra tay. Đây là cái cớ
hợp pháp mà kẻ phản bội Đảng Cộng sản và nhân dân Liên Xô này chờ đợi từ lâu để
có cớ tuyên bố sự giải tán của Đảng Cộng sản Liên Xô và Liên bang Xô viết. Cuộc
chính biến 19/8/1991 thất bại, đã dẫn đến một sự thực là: chủ nghĩa xã hội không còn
tồn tại ở Liên Xô nữa. Đây là tổn thất vô cùng to lớn đối với phong trào cộng sản và
công nhân quốc tế, cũng như phong trào cách mạng trên thế giới.
2.2. Công trình nghiên cứu về Liên bang Nga, Việt Nam và mối quan hệ
hai nước trên lĩnh vực kinh tế
Trong ấn phẩm “Liên bang Nga trong nền kinh tế thế giới trước thềm thế kỷ
XXI” (2000), (Nguyễn An Hà, Tạp chí Nghiên cứu châu Âu, số 4, Hà Nội, tr.43 48). Tác giả đã nêu ra những khó khăn kinh tế mà Moscow gặp phải sau khi tách
khỏi Liên Xô trở thành một quốc gia độc lập năm 1991. Tiềm lực kinh tế suy giảm,
sản xuất giảm sút, lại chịu ảnh hưởng của những bất ổn chính trị trong nước và
khủng hoảng kinh tế kéo dài trong thập niên 90 của thế kỷ XX đã làm cho nền kinh
tế nước này đứng bên bờ vực của sự sụp đổ. Những khó khăn, thách thức trên sẽ là
những chướng ngại vật rất lớn cho nền kinh tế của Liên bang Nga khi quốc gia này
bước vào thế kỉ XXI.
Trong bài viết “Sự vươn lên của nước Nga dưới thời Tổng thống Putin”
(2007), Nguyễn Thanh Hiền, Tạp chí Nghiên cứu châu Âu, số 11 (86), Hà Nội, tr.57
- 61), tác giả đã nêu ra được những thành tựu to lớn mà nước Nga đã đạt được trong
7 năm (2000 - 2007) dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Putin. Những thành tựu này
được thể hiện rất rõ nét trên tất cả các lĩnh vực chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa...
Điều đó đã góp phần rất quan trọng giúp nước Nga dần lấy lại được hình ảnh của
một cường quốc kinh tế, chính trị, quân sự như Liên Xô đã từng có.
Trong bài viết “Quan hệ đối tác chiến lược Liên bang Nga - Việt Nam (từ
tháng 3/2001 đến nay)” (2010), Đinh Công Tuấn, Tạp chí Nghiên cứu châu Âu, số
3; tác giả đã làm nổi bật mối quan hệ hợp tác Việt Nam - Liên bang Nga trên lĩnh

5



vực kinh tế trong giai đoạn 2001 - 2010. Trên cơ sở của quan hệ “đối tác chiến
lược”, hai nước đã có sự hợp tác sâu rộng trên lĩnh vực kinh tế, bên cạnh các lĩnh
vực hợp tác truyền thống như: khai thác dầu khí, khai khoáng, luyện kim... Hà Nội
và Moscow đã triển khai các hình thức hợp tác mới, thông qua các Hiệp định đã
được kí kết giữa lãnh đạo hai bên như: Hợp tác phát triển năng lượng hạt nhân,
nghiên cứu khoa học, hợp tác kinh tế - quốc phòng (sản xuất vũ khí, đóng tàu, xây
dựng các cảng và sân bay quân sự). Sự hợp tác kinh tế sâu rộng trên đã đưa quan hệ
hai nước trở nên thực chất hơn. Trong những năm tới đây, trên cơ sở của mối quan
hệ chính trị ngày càng phát triển tốt đẹp, lĩnh vực kinh tế sẽ trở thành hướng ưu tiên
quan trọng bậc nhất. Bởi đây sẽ là đòn bẩy và động lực quyết định sự phát triển của
mối quan hệ hai nước trong bối cảnh mới.
Bên cạnh đó, các tác giả nước ngoài cũng có những công trình nghiên cứu về
hai nước trên lĩnh vực kinh tế.
Trong bài viết “Thực trạng và giải pháp nhằm thúc đẩy đầu tư trực tiếp của
Liên bang Nga vào Việt Nam” (2003), Rostislav Shimanovsky, Tạp chí Nghiên cứu
Châu Âu, số 2 (56), tác giả đã nêu ra những khó khăn, thách thức trong chiến lược
đầu tư của Liên bang Nga và Việt Nam. Những khó khăn này được thể hiện thông
qua quan hệ thương mại - đầu tư giữa hai nước. Đặc biệt là kim ngạch thương mại đầu tư Liên bang Nga vào Việt Nam còn rất thấp. Mặc dù có mối quan hệ chính trị
hai nước rất tốt đẹp, nhưng chính sách đầu tư của phía Liên bang Nga vào Việt Nam
vẫn còn nhiều hạn chế. Kim ngạch thương mại hai nước chỉ đạt khoảng 1,2 tỉ USD
(2002). Sự hạn chế trong chính sách đầu tư của Liên bang Nga sang Việt Nam xuất
phát từ những nguyên nhân: Moscow đang gặp khó khăn về kinh tế, khủng hoảng
chính trị - xã hội diễn ra triền miên. Các nhà đầu tư Liên bang Nga chưa hiểu hết thị
trường Việt Nam, họ vẫn cho rằng thị trường Việt Nam nhỏ, hiệu quả kinh tế thấp.
Trong khi, chính sách kinh tế - đối ngoại của Moscow chỉ chú trọng vào các nền
kinh tế lớn: EU, Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ... Điều này đã làm ảnh hưởng đến chính
sách đầu tư, thương mại của Liên bang Nga với Việt Nam.
Cuốn sách “The way the Russian Empire out of the crisis” (March 2010),

(Jeffrey Mankoff, Russie. Nei.Visions Magazine, No 48, United States) tác giả đã
phân tích những tác động của cuộc khủng hoảng tài chính, tiền tệ thế giới (2007 2010) tới nền kinh tế Liên bang Nga.

6


“Why Russia don’t join WTO?” (March 2010), (Anders Aslund, “The
Washington Quarterly” Magazine, No 4, United States). Tác giả đã làm rõ những
nguyên nhân chính mà Liên bang Nga không gia nhập Tổ chức thương mại thế giới
(WTO) bao gồm cách tiếp cận của giới lãnh đạo chính trị nước Nga, vấn đề thể chế,
thái độ nước lớn và những mâu thuẫn trong nội bộ giới chính trị Moscow. Một
nguyên nhân quan trọng nữa mà nước Nga chưa thể gia nhập tổ chức WTO sớm
được là do những cản trở từ Mỹ, EU và Gruzia. Những căng thẳng chính trị với
Gruzia (đặc biệt là sau cuộc chiến tranh 5 ngày Liên bang Nga - Gruzia tháng
8/2008) đã ảnh hưởng tiêu cực đến vòng đàm phán WTO của Moscow với nước
này. Đây là những lý do chính khiến Liên bang Nga không gia nhập WTO.
Trong bài viết “Russia, accession prospect increasingly fragile” (August
2008), (Sergey Minaev, business report, Russia), tác giả đã phân tích những khó
khăn của Liên bang Nga khi gia nhập WTO bởi giữa Moscow và EU, Mỹ vẫn bất
đồng với nhau trong nhiều vấn đề: nước Nga chưa hủy bỏ biện pháp thu phí hai lần
với máy bay nước ngoài bay trên lãnh thổ Liên bang Nga, trợ giá cho nông
nghiệp… Moscow vẫn tiếp tục tuyên bố chỉ gia nhập WTO theo điều kiện của
mình, còn phương Tây thì tiếp tục nghi ngờ thành tâm của Liên bang Nga thực hiện
những thỏa thuận đã đạt được. Những trở ngại này sẽ làm cho triển vọng gia nhập
WTO của nước Nga ngày càng mong manh.
“Russia: Resulf of 4 working years of President Medvedev” (15 October
2011), (Pavel Danillin, Independent Newspaper, Russia). Tác giả đã nêu bật được
những thành tựu mà ông Medevedev đạt được sau 4 năm làm tổng thống Liên bang
Nga. Đó là: giành thắng lợi trong “cuộc chiến 5 ngày” với Gruzia (8/2008), giành
quyền đăng cai Olimpic mùa đông Sochi năm 2014, giải vô địch khúc côn cầu thế

giới năm 2016, vòng chung kết World Cup 2018. Cùng với hàng loạt các thành tựu
khác về chính trị, kinh tế, xã hội như: đưa nước Nga ra thoát ra khỏi cuộc khủng
hoảng tài chính (2008), nâng cao tuổi thọ của người dân, thực hiện thành công chính
sách tăng dân số Nga, tăng thu nhập cho người dân, tỉ lệ tội phạm giảm, kinh tế tăng
trưởng khá ổn định, Liên bang Nga được kết nạp vào WTO (17/12/2011), nợ công
thấp, dự trữ ngoại tệ cao thứ 3 thế giới đạt 517 tỉ USD năm 2008, chương trình hiện
đại hóa nền kinh tế nước Nga đã bắt đầu phát huy hiệu quả, hệ thống chính trị ở

7


nước Nga được duy trì ổn định, vai trò của Đảng nước Nga thống nhất được củng cố
vững chắc… Những thành tựu trên đã đưa nước Nga trở thành 1 trong 10 nền kinh tế
lớn nhất, vị thế chính trị nước Nga được củng cố vững chắc trên trường quốc tế.
2.3. Công trình nghiên cứu về Liên bang Nga, Việt Nam và mối quan hệ
hai nước trên lĩnh vực văn hóa, khoa học - kỹ thuật
Trong bài viết “Nhìn lại quan hệ Liên bang Nga - Việt Nam thời gian qua và
một số vấn đề đặt ra” (2004), Nguyễn Văn Lan, Tạp chí Nghiên cứu Châu Âu số 3.
Tác giả đã nêu lên bức tranh khái quát về mối quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga
trong giai đoạn 1991 - 2004, tác giả đã đi sâu phân tích những tồn tại và hạn chế
trong quan hệ văn hóa hai nước. Để hạn chế đến mức thấp nhất những khó khăn
trên, đòi hỏi lãnh đạo hai nước phải tăng cường hơn nữa sự phát triển mối quan hệ
Việt – Nga, truyền đạt những giá trị văn hóa đến người dân, nhằm giúp họ nâng cao
khả năng hiểu biết nền văn hóa mỗi nước. Làm được những điều trên, cũng có nghĩa
là sẽ góp phần quan trọng đưa quan hệ hai quốc gia có những bước phát triển mới
trong thế kỉ XXI.
Trong bài viết “Hợp tác Liên bang Nga - Việt Nam: Thực trạng và triển
vọng” (2006), Vũ Đình Hòe, Tạp chí Lý luận Chính trị, số 9, tác giả đã nêu lên thực
trạng và triển vọng mối quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga trên lĩnh vực văn hóa.
Sau khi Liên Xô sụp đổ, quan hệ kinh tế, chính trị giữa hai nước bị ảnh hưởng

nghiêm trọng, bởi những thay đổi trong chính sách và chiến lược phát triển của
chính quyền Tổng thống Yeltsin. Vấn đề này đã ảnh hưởng trực tiếp đến quan hệ
văn hóa hai nước, khi các hoạt động giao lưu, trao đổi văn hóa cùng với vị thế của
tiếng Nga ở Việt Nam bị suy giảm (tiếng Nga đã không còn là ngoại ngữ chính
được giảng dạy trong các trường phổ thông, trung học, cao đẳng, đại học ở Việt
Nam). Bước sang thế kỉ XXI, cùng với sự phát triển của mối quan hệ hai nước trên
lĩnh vực chính trị, kinh tế (Việt Nam và Liên bang Nga đã kí Hiệp định “đối tác
chiến lược” 3/2001). Quan hệ văn hóa hai nước đã có những dấu hiệu phục hồi và
phát triển trở lại, thông qua các hoạt động của những viện nghiên cứu, trường đại
học, các trung tâm văn hóa của Liên bang Nga ở Việt Nam và ngược lại. Các nhà
lãnh đạo hai nước đã coi văn hóa là cầu nối quan trọng để đưa hai dân tộc Việt, Nga
xích lại gần nhau. Điều này cũng phù hợp với lịch sử phát triển của hai nước trong

8


lĩnh vực văn hóa, bởi hai nước đã có sự hợp tác sâu rộng trong gần 60 năm và mối
quan hệ này cũng được hi vọng sẽ làm đòn bẩy nâng quan hệ Việt - Nga lên tầm cao
mới trong thế kỉ XXI.
Trong ấn phẩm “Liên bang Nga: Hai thập niên đầu thế kỷ XXI” (2011) do
Nguyễn An Hà (chủ biên), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. Nhóm tác giả đã nêu ra
những thuận lợi và thách thức mà nước Nga đang gặp phải trong hai thập niên đầu
thế kỷ XXI trên các lĩnh vực: chính trị, ngoại giao, an ninh, quốc phòng, kinh tế,
văn hóa, khoa học - kỹ thuật... Nêu ra được những mục tiêu, tham vọng mà chính
quyền của Tổng thống Putin và Medvedev đã đề ra trong nỗ lực đưa Moscow trở
thành một cường quốc có tiếng nói ngày càng quan trọng trong các vấn đề chính trị,
an ninh, kinh tế của thế giới. Qua đó dần lấy lại hình ảnh của một nước Nga siêu
cường như thời Liên Xô đã đạt được.
Bên cạnh đó, các tác giả nước ngoài cũng có công trình nghiên cứu về nước
Nga, Việt Nam và mối quan hệ hai nước trên lĩnh vực văn hóa, khoa học - kỹ thuật.

Trong bài viết “Analysis of the new strategy, “modernization” of Russia”
(June 2011), (Peace and development”, China) tác giả đi sâu phân tích về chiến lược
“hiện đại hóa” của nước Nga do Thủ tướng Nga Putin đề xuất ý tưởng vào cuối năm
2008, đưa ra những qui hoạch tương đối rõ ràng đối với mục tiêu, đường lối, phương
thức phát triển cho nền kinh tế Liên bang Nga trước năm 2020. Làm rõ chiến lược
hiện đại hóa nước Nga của “tổ hợp Medvedev - Putin” với 5 phương hướng để hiện
đại hóa kỹ thuật trong tương lai: nâng cao hiệu quả hiệu xuất nguồn năng lượng,
trong đó bao gồm nguồn năng lượng mới; công nghệ hạt nhân, công nghệ du hành vũ
trụ, trước hết là thông tin vệ tinh (hệ thống thông tin định vị toàn cầu GLONASS); kỹ
thuật chữa bệnh, kỹ thuật thông tin chiến lược, phổ biến rộng rãi truyền hình kỹ thuật
số và mạng thông tin di động thế hệ thứ tư (4G). Đồng thời nêu ra được triển vọng
tương lai của nước Nga trong việc thực hiện sự hiện đại hóa này.
Như vậy, có thể thấy với các góc độ tiếp cận và ở nhiều mức độ khác nhau,
tất cả các công trình trên đã phân tích một số nội dung về tình hình nước Nga, Việt
Nam và mối quan hệ hai nước đề cập trên một số lĩnh vực: chính trị, đối ngoại, an
ninh, quốc phòng, kinh tế, văn hóa, khoa học - kỹ thuật... Đồng thời nêu ra được
những thuận lợi, khó khăn mà cả hai nước gặp phải trong suốt thập kỷ đầu thế kỷ

9


XXI (2000 - 2011). Tình hình nghiên cứu trên cho thấy cần thiết phải có sự nghiên
cứu, khảo sát một cách toàn diện về kết quả quan hệ hợp tác giữa hai nước và vấn
đề đặt ra triển vọng của mối quan hệ này, nhằm góp phần thúc đẩy quan hệ lên bước
phát triển mới, phục vụ đắc lực cho sự phát triển của mỗi nước trong tình hình mới.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
3.1. Mục tiêu nghiên cứu đề tài
Làm rõ thực trạng quan hệ Liên bang Nga - Việt Nam trên các lĩnh vực:
chính trị - đối ngoại, an ninh - quốc phòng, kinh tế, văn hóa - khoa học kỹ thuật từ
năm 2000 đến năm 2011. Đồng thời đánh giá triển vọng quan hệ Liên bang Nga Việt Nam đến năm 2020.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
Để thực hiện mục tiêu trên, nhiệm vụ của luận văn là:
Phân tích làm rõ những nhân tố cơ bản tác động đến quan hệ Việt Nam Liên bang Nga.
Đánh giá, làm rõ kết quả hợp tác giữa Việt Nam - Liên bang Nga trên các
lĩnh vực: chính trị, đối ngoại, an ninh, quốc phòng, kinh tế, văn hóa, khoa học - kỹ
thuật từ năm 2000 đến năm 2011.
Đề cập, làm rõ những thuận lợi, khó khăn trong quan hệ Việt Nam - Liên
bang Nga, từ đó đưa ra dự báo triển vọng của mối quan hệ này đến năm 2020.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
4.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài
Nghiên cứu về quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga trên các lĩnh vực chính trị
- đối ngoại, an ninh - quốc phòng, kinh tế, văn hóa - khoa học kỹ thuật.
4.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Nghiên cứu mối quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga trong giai đoạn từ năm
2000 đến năm 2011.
5. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Việc nghiên cứu luận văn dựa trên nhiều phương pháp tổng hợp, trong đó
chủ yếu dựa trên cơ sở phương pháp luận Mác xít. Trong quá trình xử lý tài liệu tham
khảo và nghiên cứu đề tài, vận dụng phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác - Lê nin,
tư tưởng Hồ Chí Minh về thời đại, hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ, tiến bộ xã hội,

10


về đoàn kết và hợp tác quốc tế. Đề tài luôn bám sát các quan điểm nội dung về chính
sách đối ngoại đa phương đa dạng hóa của Đảng từ Đại hội VI đến nay.
Ngoài ra, phương pháp nghiên cứu chủ yếu của đề tài là kết hợp phương
pháp lịch sử và phương pháp logic. Bên cạnh đó, sử dụng các phương pháp khác
như: phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu, thống kê, dự báo… để nghiên cứu và
trình bày nội dung đề tài.

6. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Các nhân tố chủ yếu tác động đến quan hệ Việt Nam - Liên
bang Nga (giai đoạn 2000 - 2011 )
Chương 2: Thực trạng quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga (giai đoạn 2000 - 2011 )
Chương 3: Triển vọng và một số kiến nghị nhằm phát triển quan hệ Việt
Nam - Liên bang Nga đến 2020

11


Chương 1
CÁC NHÂN TỐ CHỦ YẾU TÁC ĐỘNG ĐẾN QUAN HỆ
VIỆT NAM - LIÊN BANG NGA (GIAI ĐOẠN 2000 - 2011)
1.1. Bối cảnh quốc tế và khu vực tác động đến quan hệ Việt Nam - Liên
bang Nga (giai đoạn 2000 - 2011)
1.1.1. Bối cảnh quốc tế
Bối cảnh quốc tế đầu thế kỉ XXI được thể hiện rõ qua những xu thế và đặc
điểm sau:
Xu thế hòa bình hợp tác và phát triển trở thành xu thế chủ đạo trong quan hệ
quốc tế hiện nay. Nó đã thay thế cho xu thế “đối đầu” trong thời kỳ “Chiến tranh
Lạnh” và trở thành xu thế chính chi phối đời sống chính trị trên thế giới.
Toàn cầu hóa kinh tế trở thành một xu thế khách quan lôi cuốn ngày càng
nhiều nước tham gia. Tuy nhiên, xu thế này đang bị một số nước phát triển và các
tập đoàn tư bản xuyên quốc gia chi phối, chứa đựng nhiều mâu thuẫn, vừa có mặt
tích cực, vừa có mặt tiêu cực, vừa có hợp tác, vừa có đấu tranh. Toàn cầu hóa không
chỉ tạo ra những biến đổi mạnh mẽ về kinh tế, mà còn thúc đẩy mối quan hệ liên
quốc gia gia tăng cả về bề rộng lẫn chiều sâu. Tự do hóa kinh tế và cải cách thị
trường trên toàn cầu diễn ra phổ biến. Các nền kinh tế dựa vào nhau, liên kết với
nhau, xâm nhập lẫn nhau, khiến cho tính phụ thuộc lẫn nhau giữa các nước ngày

càng tăng. Toàn cầu hóa thúc đẩy hợp tác, phân công lao động quốc tế sâu rộng,
kích thích tăng trưởng kinh tế, các hình thức hợp tác, liên kết kinh tế trở nên rất
phong phú về nội dung. Mặt khác, những lợi ích và bất lợi do toàn cầu hóa tạo ra
không được chia sẻ một cách đồng đều, làm tăng thêm khoảng cách phát triển giữa
các quốc gia và trong từng quốc gia. Toàn cầu hóa là một quá trình đầy mâu thuẫn
không chỉ thuần túy là một quá trình kinh tế - kỹ thuật, mà còn là cuộc đấu tranh
kinh tế - xã hội, kinh tế - chính trị và văn hóa - tư tưởng rất gay gắt với thời cơ và
thách thức đan xen nhau đối với nhiều nước, nhất là các nước đang phát triển. Toàn
cầu hóa lôi cuốn tất cả các nước tham gia và mỗi nước cần xác định cho mình
đường lối hội nhập toàn cầu hóa một cách thích hợp.

12


Trước sự phát triển mạnh mẽ của xu thế toàn cầu hóa, Việt Nam và Liên
bang Nga đều đã chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế nhằm tranh thủ cơ hội,
tìm kiếm vị trí có lợi nhất cho mình, đồng thời hạn chế thấp nhất những nguy cơ,
thách thức. Phát triển quan hệ đối tác chiến lược Việt - Nga giúp hai nước có thể bổ
sung, hỗ trợ nhau trong quá trình tham gia toàn cầu hóa.
Quá trình hội nhập liên kết quốc tế và khu vực diễn ra mạnh mẽ trong những
năm vừa qua. Quá trình này được thể hiện rõ nét thông qua sự hình thành của nhiều
tổ chức chính trị quốc tế và khu vực như: Tổ chức thương mại quốc tế (WTO) ra
đời ngày 1/1/1994 mà tiền thân là Tổ chức mậu dịch thế giới (GATT), ASEAN,
APEC, ASEM, EAS, SAARC…
Các tập đoàn tư bản xuyên quốc gia (TNCs) ngày càng có vai trò quan trọng
trong quan hệ kinh tế, chính trị quốc tế. Theo thống kê hiện trên thế giới hiện có
hơn 800.000 TNCs, các TNCs làm động lực chủ yếu thúc đẩy sự phát triển kinh tế
của các quốc gia trên thế giới. Nhiều TNCs có tiềm lực tài chính khổng lồ, lớn hơn
nhiều quốc gia có thu nhập trung bình trên thế giới, có thể kể như: City Group
(Mỹ); Gazprom (Liên bang Nga)...

Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ tiếp tục có bước tiến nhảy vọt tác
động sâu sắc tình hình kinh tế, chính trị, xã hội và quan hệ quốc tế. Đây là một
đặc điểm quan trọng của tình hình thế giới trong giai đoạn hiện nay. Cách mạng
khoa học và công nghệ hiện đại đã giúp cho loài người đạt được nhiều thành tựu
to lớn trong các lĩnh vực: điện tử, tin học, vật liệu mới, năng lượng mới, công
nghệ sinh học, tự động hóa, công nghệ Nano… Nó làm thúc đẩy lực lượng sản
xuất của thế giới phát triển mạnh mẽ chưa từng thấy; đồng thời đưa đến sự phát
triển, biến đổi theo chiều sâu các lĩnh vực đời sống xã hội. Tuy nhiên, những tiến
bộ của cách mạng khoa học - công nghệ lại chủ yếu thuộc về các nước phát triển
do họ có thực lực kinh tế, tiềm lực khoa học hùng mạnh cùng với mạng lưới
công ty xuyên quốc gia vươn rộng khắp hành tinh. Các nước đang phát triển,
trong đó có Việt Nam, do hạn chế về nhiều mặt nên không dễ dàng có thể tiếp
cận những thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến, thậm chí đứng trước nguy cơ
trở thành nơi thu nhận những công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường được
chuyển giao từ các nước phát triển.

13


Cuộc cách mạng này đã làm thay đổi diện mạo của thế giới, đưa lịch sử
loài người bước sang một trang mới. “Làn sóng thứ 3” là văn minh thông tin và
kinh tế tri thức với các ngành khoa học công nghệ về điện tử, lý thuyết sinh học,
công nghệ Nano… hướng con người khai thác vào nguồn năng lượng thiên nhiên
như: năng lượng mặt trời, năng lượng gió và nước… để phát triển ngành sản xuất
vật liệu mới dựa trên các tiêu chí: vật liệu siêu bền, siêu sạch, siêu dẫn, siêu
cứng. Những nỗ lực trên góp phần thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của các ngành
khoa học trong hiện tại và tương lai.
Cách mạng khoa học và công nghệ khiến cho sự phát triển kinh tế ngày càng
phụ thuộc vào nhân tố trí thức - trí tuệ, tạo ra bước ngoặt mang ý nghĩa lịch sử hình
thành nền kinh tế tri thức. Trong xu hướng phát triển kinh tế tri thức hiện nay, thông

tin tri thức khoa học - kỹ thuật, công nghệ và quản lý ngày càng đóng vai trò chủ
đạo. Vì lẽ đó, bất kỳ quốc gia nào nếu không thực sự chú trọng lĩnh vực này, sẽ
không thể có cơ may tham gia đầy đủ vào nền kinh tế tri thức và tất yếu bị đẩy tới
trước thách thức nghiệt ngã của nguy cơ tụt hậu ngày càng xa về mọi phương diện.
Trong thập niên đầu thế kỉ XXI, xu thế phát triển kinh tế tri thức đang ngày càng lôi
cuốn và tác động mạnh mẽ đến tất cả các quốc gia, dân tộc tạo ra những thay đổi
căn bản không chỉ trong đời sống kinh tế - xã hội, mà cả trong so sánh lực lượng
cũng như ngôi vị của mỗi quốc gia trên trường quốc tế cũng như mức độ phát triển
của mỗi quốc gia hiện nay.
Trong những năm vừa qua, Việt Nam quyết tâm thực hiện “công nghiệp hóa,
hiện đại hóa” đất nước, nhằm mục tiêu rút ngắn khoảng cách với các nước phát
triển. Để thực hiện nhiệm vụ này, việc phát triển quan hệ với Liên bang Nga có vị
trí khá quan trọng, bởi tiềm năng to lớn của nước Nga về nhiều mặt, nhất trên lĩnh
vực khoa học - kỹ thuật và công nghệ hiện đại.
Một đặc điểm nổi bật của tình hình thế giới thế kỷ XXI đó là sự nổi lên mạnh
mẽ của các hoạt động khủng bố, ly khai, tôn giáo cực đoan… đang là mối đe dọa
nghiêm trọng đối với nền hòa bình an ninh thế giới như: Phong trào ly khai Dung
Ngô Nhĩ ở Tân Cương (Trung Quốc), lực lượng li khai Mijahidin ở Kasmir (Ấn
Độ), lực lượng quân giải phóng Kosovo (KLA) ở Serbia. Đặc biệt mạng lưới khủng
bố AlQueda của BinLaden, tổ chức đã gây ra vụ khủng bố 11/9/2001 ở New York
Mỹ làm thiệt mạng hơn 5000 người dân.

14


Sự sụp đổ của Liên Xô và chế độ XHCN ở Đông Âu đã góp phần làm thay
đổi bản đồ chính trị quốc tế. Đây là một sự kiện có tác động hết sức lớn lao trong
bức tranh chính trị thế giới cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI. Liên Xô tan rã dẫn đến
sự ra đời của nước Liên bang Nga vào ngày 12/6/1990. Những biến động chính trị
do sự kiện này mang lại đã tác động, ảnh hưởng không nhỏ đến quan hệ Việt - Nga.

Ngay sau khi ra đời, nước Nga rơi vào tình trạng suy thoái kinh tế kéo dài. Thêm
vào đó, nước Nga dưới thời lãnh đạo của Tổng thống Yeltsin đã thi hành đường lối
đối ngoại theo hướng ưu tiên quan hệ với phương Tây và các nước lớn ở khu vực
châu Á, trong khi ít chú trọng đến những quốc gia vừa và nhỏ đã từng là đồng minh
của Liên Xô, trong đó có Việt Nam. Mặt khác, nước Nga trong giai đoạn này phải
đối mặt với nhiều vấn đề nội bộ: bất ổn chính trị (trong vòng 8 năm cầm quyền của
Tổng thống Yeltsin đã có đến 6 lần thay thế thủ tướng), chủ nghĩa ly khai bùng phát
(dẫn đến 2 cuộc chiến tranh ở Chechnya 1994-1996; 1999-2000)… Do vướng vào
những khó khăn nêu trên nên phần nào tác động tiêu cực khiến quan hệ hai nước.
Phải đến tháng 3/2000 khi Putin lên nắm quyền Tổng thống nước Nga, ông đưa ra
một loạt các chính sách giúp nền kinh tế, chính trị Moscow đi vào ổn định, vị thế
quốc tế được nâng cao và có những điều chỉnh lớn trong chính sách đối ngoại làm
cho quan hệ hai nước có thêm xung lực mới để phát triển.
Tuy không còn có được vị thế siêu cường như Liên Xô trước đây, nhưng
Liên bang Nga với tư cách là quốc gia có diện tích lớn bậc nhất thế giới (17.098.246
km2), cường quốc hàng đầu thế giới về vũ khí hạt nhân, có nguồn tài nguyên
khoáng sản lớn. Nước Nga vẫn duy trì được vị trí, tầm ảnh hưởng lớn trên chính
trường quốc tế, đặc biệt là với các quốc gia thuộc không gian hậu Xô viết, SNG.
Bởi vậy, xây dựng quan hệ với Liên bang Nga là 1 trong những mục tiêu quan trọng
hàng đầu trong chính sách đối ngoại Việt Nam trong hiện tại và tương lai.
Sự xuất hiện của một số nước mới nổi và công nghiệp mới (NICs): Trong
thập niên 70, 80 của thế kỷ XX, trên thế giới đã xuất hiện nhiều quốc gia và vùng
lãnh thổ có nền kinh tế tăng trưởng cao, công nghiệp phát triển mạnh, những nước
này được xếp vào nhóm các nước công nghiệp mới (NICs): Hàn Quốc, Đài Loan,
Hồng Kông, Singapore (châu Á); Mexico, Brazil, Argentina, Chile (châu Mỹ).
Trong thập niên 90, thế giới xuất hiện một số nền kinh tế của các nước đang phát

15



triển có qui mô kinh tế lớn, tốc độ tăng trưởng cao và liên tục, các nước này được
xếp vào hàng các nước có “nền kinh tế mới nổi” hay nhóm BRICS gồm: Ấn Độ,
Nga, Trung Quốc, Brazil và Nam Phi, nhóm này hiện có gần 3 tỉ người (chiếm 42%
dân số thế giới), GDP gần 15.000 tỉ USD, chiếm 20% GDP toàn cầu, 20% thương
mại toàn thế giới. Sự có mặt của các nước NICs và BRICS đã góp phần thay đổi
bản đồ kinh tế thế giới theo hướng có lợi cho các nước đang phát triển, trong khi
nhóm G-7 ngày càng mất đi vị thế lãnh đạo kinh tế thế giới. Điều này dẫn tới sự ra
đời của nhóm G-20, trong tương lai G-20 sẽ thay thế G-7 quyết định các vấn đề
quan trọng nhất của nền kinh tế, chính trị thế giới.
Các vấn đề mang tính toàn cầu về môi trường, dịch bệnh, bùng nổ dân số,
năng lượng, đói nghèo, tội phạm quốc tế… buộc các quốc gia phải cùng hợp tác
giải quyết. Những vấn đề toàn cầu đang chi phối toàn bộ hoạt động của các quốc gia
trên thế giới, đòi hỏi các nước phải chung tay cùng nhau giải quyết. Ví dụ: hiện
tượng hiệu ứng nhà kính (trái đất nóng dần lên), do phá rừng và nhiều nguyên nhân
khác nên thiên tai (bão lụt, hạn hán…) xảy ra ngày càng dữ dội. Những vấn đề này
đòi hỏi sự hợp tác sâu rộng của tất cả các nước trên thế giới để giải quyết các vấn
nạn đang đe dọa sự sống của cả trái đất cũng như các nước trên thế giới. Cả Việt
Nam và Liên bang Nga đều có nhu cầu và điều kiện thực tế để tăng cường hợp tác
trong khuôn khổ song phương và đa phương.
1.1.2. Tình hình khu vực
Việt Nam và Nga cùng nằm trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, nơi có
nhiều tổ chức kinh tế, chính trị lớn mà hai nước đều là thành viên. Việt Nam và
Liên bang Nga cùng là thành viên Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình
Dương (APEC), Diễn đàn an ninh khu vực ASEAN (ARF), ASEAN+8, Diễn đàn
hợp tác Á - Âu (ASEM ), Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS), Liên minh thuế quan
Liên bang Nga, Kazakhstan, Belarus (Việt Nam là đối tác đầu tiên)… Trong đó
Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) là tổ chức hợp tác
chính trị, kinh tế khu vực lớn bậc nhất thế giới hiện nay. Với việc cùng là thành viên
của các tổ chức kinh tế, chính trị trên là cơ hội hết sức thuận lợi để hai bên có thể
xác lập mối quan hệ hữu nghị bền chặt hơn.


16


Liên bang Nga và Việt Nam đều là thành viên của APEC (từ 14/11/1998),
đây là một động lực rất tích cực để tạo nên một môi trường hợp tác giữa hai nước.
Bởi như chúng ta biết, APEC chủ yếu hoạt động theo hình thức tham vấn, trao đổi
về chính trị, kinh tế, văn hóa giữa các nước thành viên. Hướng hoạt động chính của
APEC là các vấn đề kinh tế, tuy nhiên gần đây các vấn đề chính trị và an ninh cũng
thường xuyên được đưa vào chương trình nghị sự. APEC được thành lập với tầm
nhìn dài hạn là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, sự thịnh vượng cho khu vực và thắt
chặt quan hệ trong cộng đồng châu Á - Thái Bình Dương. Cùng là thành viên của
APEC, cả Liên bang Nga và Việt Nam có thể hợp tác lẫn nhau cũng như cạnh tranh
về thu hút đầu tư nước ngoài từ những nền kinh tế như Nhật Bản, Mỹ, EU, Trung
Quốc, ASEAN...
Việt Nam là thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)
(28/7/1995), trong khi Liên bang Nga là một đối tác quan trọng của tổ chức này.
Trong chiến lược đối ngoại mới của nước Nga dưới thời Tổng thống Putin, Moscow
coi các quốc gia ASEAN và khu vực châu Á - Thái Bình Dương có vị trí đặc biệt
quan trọng trong chiến lược hướng Đông và phát triển vùng Viễn Đông, Siberia của
nước Nga và xa hơn là đưa Liên bang Nga trở thành siêu cường như thời Xô viết.
Việt Nam chính là quốc gia cầu nối để Liên bang Nga hội nhập sâu vào ASEAN và
châu Á - Thái Bình Dương, củng cố quan hệ với Việt Nam cũng chính là giúp quan
hệ Liên bang Nga - ASEAN phát triển ngày càng thuận lợi. Ngoài việc tăng cường
quá trình hợp tác, liên kết nội khối, ASEAN còn mở rộng liên kết ra bên ngoài theo
các mô hình khác nhau. Ví dụ: ASEAN hợp tác với Liên bang Nga và Ấn Độ theo
mô hình ASEAN + 8.
Trong những năm gần đây, mối quan hệ Liên bang Nga - ASEAN không
ngừng được củng cố và đạt được những bước tiến quan trọng: Tháng 12/2005, Tổng
thống Nga V. Putin đã ký với những người đứng đầu nhà nước và chính phủ các

nước ASEAN “Tuyên bố chung về sự hợp tác phát triển toàn diện và Chương trình
hành động tổng thể phát triển hợp tác giữa Nga và ASEAN giai đoạn 2005 - 2015”.
Tại Hội nghị sau Hội nghị Bộ trưởng ASEAN và Nga (PMC +1) tại Phnom Penh
tháng 6/2003 hai bên đã ký tuyên bố chung về “Đối tác vì hòa bình và an ninh, phồn
vinh và phát triển ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương”, tháng 11/2004 Liên bang

17


×