Tải bản đầy đủ (.docx) (58 trang)

dự án đầu tư BKOdocx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (411.38 KB, 58 trang )

ĐỒ ÁN MÔN HỌC QUẢN TRỊ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU...................................................................................................4
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ.........................................5
1.1 Sự cần thiết phải có dự án đầu tư.....................................................5
1.2 Các thông số cơ bản của dự án..........................................................6
1.2.1 Các thông số kinh tế.......................................................................6
1.2.2 Các thông số kĩ thuật........................................................................7
1.2.3 Công nghệ và phương trình sản xuất.........................................10
1.2.4 Phân tích thị trường và phương án kinh doanh........................17
1.2.5 Dự kiến số lượng sản phẩm.........................................................19
1.3 Dự kiến nhân sự và cơ cấu tổ chức.......................................................21
1.3.1

Dự kiến nhân sự......................................................................21

1.3.2

Bộ máy tổ chức của nhà máy.................................................22

CHƯƠNG II: TÍNH TOÁN CHI PHÍ VÀ LỢI NHUẬN...............................26
2.1 Tính các khoản chi phí..........................................................................26
2.1.1 Lương............................................................................................26
2.1.2 Chi phí BHXH...............................................................................27
2.1.3 Chi phí vật liệu phụ, bao bì............................................................27
2.1.4 Chi đầu tư TSCĐ............................................................................27
2.1.5 Chi phí khấu hao TSCĐ.................................................................28
2.1.6 Chi phí nguyên liệu........................................................................29
2.2 Doanh thu và lợi nhuận.........................................................................31
2.2.1 Doanh thu.......................................................................................31


2.2.2 Phương án trả nợ vốn vay.............................................................33
2.2.3 Tổng hợp chi phí............................................................................34
2.2.4 Lợi nhuận.......................................................................................34
CHƯƠNG 3: TÍNH CÁC CHỈ TIÊU DỰ ÁN................................................36
3.1 Các chỉ tiêu tài chính.............................................................................36
Bùi Kim Oanh- 67038

1


ĐỒ ÁN MÔN HỌC QUẢN TRỊ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
3.1.1 Gía trị hiện tài thuần(NPV)............................................................36
3.1.2. Chỉ tiêu tỷ suất nội hoàn (IRR).....................................................39
3.1.3. Chỉ tiêu tỷ lệ lợi ích/chi phí (B/C)................................................42
3.1.4 Các điểm hoàn vốn.........................................................................44
a, Điểm hòa vốn lý thuyết.....................................................................44
b, Điểm hòa vốn tiền tệ:.........................................................................49
c, Điểm hòa vốn trả nợ:...........................................................................49
3.2 Các chỉ tiêu kinh tế xã hội.....................................................................52
3.2.1 Giá trị gia tăng thuần(NVA)...........................................................52
3.2.2 P(VA).................................................................................................55
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ............................................................................57

Bùi Kim Oanh- 67038

2


ĐỒ ÁN MÔN HỌC QUẢN TRỊ DỰ ÁN ĐẦU TƯ


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 : Định mức chế biến và nhu cầu nguyên liệu..................................20
Bảng 1.2 Dự kiên nhân sự...............................................................................21
BẢNG 2.1: DỰ BÁO TIỀN LƯƠNG............................................................26
Bảng 2.1 Chi đầu tư TSCĐ.............................................................................27
Bảng 2.3 : Chi phí nguyên liệu.......................................................................29
BẢNG 2.4: DỰ TÍNH CHI PHÍ HÀNG NĂM..............................................30
Bảng 2.5 : Dự kiến doanh thu hàng năm.........................................................31
BẢNG 2.6: TRẢ NỢ VỐN VAY TRONG 5 NĂM........................................33
Bảng 2.7: Tổng hợp chi phí.............................................................................34
BẢNG 2.8:DỰ KIẾN LỢI NHUẬN...............................................................35
BẢNG 3.1: GIÁ TRỊ HOÀN VỐN.................................................................37
BẢNG 3.2 GIÁ TRỊ HIỆN TẠI THUẦN.......................................................38
Bảng 3.3 :tính NPV1........................................................................................40
Bảng 3.4:Tính NPV2.......................................................................................41
Bảng 3.5 : Tính tỉ lệ lợi ích /chi phí( B/C)......................................................43
Bảng 3.6: Định phí, biến phí, doanh thu.........................................................46
Bảng 3.7 Tính điểm hoàn vốn lí thuyết...........................................................48
Bảng3.8. Tính điểm hoàn vốn tiền tệ..............................................................50
Bảng 3.9 Tính điểm hoàn vốn trả nợ...............................................................51
Bảng 3.10 . Tính giá trị gia tăng NVA............................................................54
Bảng 3.11 Tính giá trị thuần gia tăng P(VA)...................................................56

LỜI MỞ ĐẦU
Bùi Kim Oanh- 67038

3


ĐỒ ÁN MÔN HỌC QUẢN TRỊ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

Nền kinh tế nước ta hiện nay là nền kinh tế mở, mọi hoạt động đều có
sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp trên thị trường. Bởi vậy bất cứ
một doanh nghiệp nào muốn tồn tại và phát triền để đứng vững trên thị trường
đều phải khẳng định vị trí của mình. Muốn làm được điều đó, từ khi có ý định
đầu tư vào một dự án hay một thành phần kinh tế nào đó các nhà đầu tư cần
phải xem xét kỹ lưỡng về việc đầu tư của mình có hiệu quả như thế nào trên
thị trường trong nước và quốc tế, đặc biệt là đầu ra cho sản phẩm của mình.
Một điều rất quan trọng đối với doanh nghiệp khi muốn đầu tư xây
dựng một dự án nào đó việc lập dự án không chỉ để kiểm tra hiệu quả của dự
án mà là cơ sở để các cấp có thẩm quyền xem xét và phê duyệt dự án. Đánh
giá một dự án không chỉ xét dự án đó mang lại hiệu quả cho chính chủ đầu tư
mà còn phải xét xem dự án đó đóng góp bao nhiêu GDP cho xã hội.
Môn học Quản trị dự án đầu tư giúp cho chúng em có điều kiện tiếp
cận làm quen với các dự án đầu tư cụ thể trong thực tế, vận dụng các kiến
thức lý thuyết được học vào tiến hành tính toán phân tích hiệu quả kinh tế của
dự án và đưa ra kết luận, kiến nghị cần thiết.
Trong phạm vi của đồ án môn học, em sẽ trình bày “Dự án đầu tư
nhà máy chế biến thủy hải sản đông lạnh”. Do còn hạn chế về mặt kiến thức
và các kỹ năng cần thiết nên đồ án của em không thể tránh khỏi những thiếu
sót. Vì vậy em kính mong nhận được sự nhận xét góp ý của các thầy cô giáo
để em có thể hoàn thiện đồ án được tốt hơn.
Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo Lương
Nhật Hải đã giúp đỡ em hoàn thành đồ án này.

Bùi Kim Oanh- 67038

4


ĐỒ ÁN MÔN HỌC QUẢN TRỊ DỰ ÁN ĐẦU TƯ


CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
1.1 Sự cần thiết phải có dự án đầu tư
Trong những năm gần đây , thương mại về thủy sản thế giới gia tăng liên
tục do nhu cầu về thủy hải sản ngày càng tăng cao .Các thị trường tiêu thụ
chính thủy hải sản là Nhật Bản, Hoa Kì , Tây Âu , Hồng Kông và gần đây là
Trung Quốc. Nền kinh tế thế giới đang trên đà hồi phục và phát triển , mức
sống của người tiêu dùng tăng cao , do đó nhu cầu sử dụng những sản phẩm
cao cấp ngày càng tăng với số lượng ngày càng lớn . Bên cạnh các thị trường
nhập khẩu truyền thống còn có nhiều thị trường tiềm năng như Malaysia,
Singapore, Đài Loan, Hồng Kông , Hàn Quốc.
Ngoài ra, Hiệp định thương mại Việt - Mỹ có hiệu lực từ ngày
10/12/2001 đã tạo điều kiện thuận lợi cho hàng thủy sản Việt Nam thâm nhập
và xác lập vị trí vững chắc trên thị trường Mỹ , đứng thứ 2 sau Thái Lan,
chiếm 35-40% kim ngạch xuất khẩu hàng thủy sản.
Cùng với đó thì thị trường nội địa với hơn 80 triệu dân , tốc độ phát triển
kinh tế vào loại nhanh trong khu vực là một thị trường rộng lớn đầy tiềm năng
, nhưng chưa được các doanh nghiệp quan tâm khai thác đúng mức . Cho nên
, ngoài việc đẩy mạnh xuất khẩu cần chú trọng phát triển thị trường nội địa ,
tạo thế vững bền cho sản xuất và chế biến.
Đặc biệt ,nguồn nguyên liệu thủy hải sản của Hải phòng thì rất phong
phú . Năm 2019, mặc dù diện tích nuôi trồng thủy sản của Hải Phòng đang có
xu hướng giảm so với năm 2018, tuy nhiên, so với đầu năm, cả diện tích nuôi
trồng và sản lượng so với đầu năm đều tăng mạnh. Cụ thể, tính đến tháng
8/2019, Hải Phòng có 12.472 ha (tăng 4.199 ha so với đầu năm), sản lượng
thủy sản nuôi trồng thu hoạch 8 tháng/2019 ước đạt 47.173 tấn, tăng 6,23%
so với năm 2018. Trong đó, sản lượng nuôi trồng tăng chủ yếu tại các khu vực
nuôi trồng nước lợ và nước ngọt, năng suất cao của một số loại chủ lực như
cá vược, trắm đen, rô phi... Đến nay, Chi cục Thủy sản đã tiến hành thẩm


Bùi Kim Oanh- 67038

5


ĐỒ ÁN MÔN HỌC QUẢN TRỊ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
định, cấp giấy chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác cho 14 lô hàng, trọng
lượng 350 tấn.
Chính vì những lí do trên nên em nhận thấy việc xây dựng Nhà máy chế
biến thủy hải sản đông lạnh tại Hải Phòng là rất cần thiết cho chiến lược phát
triển kinh tế tại Hải Phòng .
1.2 Các thông số cơ bản của dự án
 Dự án đầu tư nhà máy chế biến thủy hải sản đông lạnh
 Vị trí dự án: xã Phả Lễ huyện Thủy Nguyên thành phố Hải Phòng
Đây là khu vực có giao thông thuận lợi, cách xa khu dân cư, trường học,
bệnh viện, là nơi thuận tiện cho việc xây dựng xưởng sản xuất và xử lí chất
thải.
 Diện tích mặt bằng: 5000 m2
 Cách bày trí: gồm 2 phân khu
-Trụ sở chính
-Phân xưởng sản xuất
 Lĩnh vực kinh doanh: chế biến thủy hải sản
 Chủ đầu tư
: Công ty TNHH ĐẠI DƯƠNG
Địa chỉ
: Thôn 4 xã Phả Lễ, Thủy Nguyên, Hải Phòng
Người đại diện : BÙI KIM OANH
Chức vụ
: Giám đốc
Điện thoại

: 0775346322
1.2.1 Các thông số kinh tế
- Vốn đầu tư: 235.000.000.000 đồng
+ Vốn tự có : 75% (tức là 176.250.000.000 đồng)
+ Vốn đi vay:25% (tức là 58.750.000.000 đồng)
- Thời gian vay vốn: 5 năm
- Thời gian kinh doanh: 7 năm
- Lãi suất vay vốn: 6,8%/năm
- Trả lãi: 4 kỳ/năm
1.2.2 Các thông số kĩ thuật
1.2.2.1 Dụng cụ thiết bị cho sản xuất
a, Dụng cụ , thiết bị cho phòng tiếp nhận nguyên vật liệu
Bùi Kim Oanh- 67038

6


ĐỒ ÁN MÔN HỌC QUẢN TRỊ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
 Thùng chứa nguyên vật liệu :
- Thùng chứa nguyên liệu cá: chọn thùng cá có kích thước 8,0x
0,8x0,7m chứa khoảng 70- 80 kg nguyên liệu để tiện vận chuyển.Cần
5 thùng
- Hồ bảo quản nguyên liệu tôm : kích thước của hồ bảo quản nguyên
liệu tôm là 2500x1500x800mm được làm bằng inox. Cần 4 hồ
 Bể rửa nguyên liệu cá : chọn 2 bể kích thước 3000x1500x800mm để
chứa và rửa cá sau khi cắt tiết.
 Rổ đựng nguyên liệu: chọn rổ làm bằng nhựa kích thước
0,55x0,35x0,2 m dùng để chứa nguyên liệu .cần 56 rổ .
 Một số dụng cụ khác :
- Bàn tiếp nhận chọn 3 bàn inox , kích thước 2,4 x 1,1x 0,8 m

- Cân tạ :2 cái
- Bàn thống kê: 2 cái
b, Dụng cụ, thiết bị cho đội 2
 Bàn xử lí :chọn bàn inox kích thước 2,4x1,1x0,8m . chọn 2 bàn để



-

fillet cá và 1 bàn để cạnh máy lạn da
Bể rửa : chọn bể rửa bằng inox kích thước 0,8x 0,5 , cần 2 bể rửa
Rổ đựng bán thành phẩm : 0,55x0,35x0,2m , cần 18 rổ
Một số thiết bị dụng cụ khác:
Máy lạn da :1 cái
Thớt nhựa :10 cái
Cân :2 cái
Thùng đựng phế liệu 4 thùng
Dao fillet : 10 cái

c, Dụng cụ thiết bị cho đội 3






6 bàn xử lí
70 rổ đựng bán thành phẩm
2 cái cân
35 cái thớt nhựa

35 dao xử lí

d, Dụng cụ thiết bị cho đội 4
 14 bàn xử lí
 80 rổ đựng bán thành phẩm
Bùi Kim Oanh- 67038

7


ĐỒ ÁN MÔN HỌC QUẢN TRỊ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
 2 cái cân
 81 dao xử lí
e, Dụng cụ , thiết bị cho đội xếp khuôn
 Bàn xử lí: 18 bàn
 Khuôn, mâm cấp đông:
- Khuôn , mâm cấp đông cho sản phẩm tôm:
+ Khuôn : được làm bằng thép không rỉ, kích thước 277x217x70mm,
đáy là 267x207mm.cần 3100 khuôn.
+ Mâm: được làm bằng ton tráng kẽm và chứa đủ 4 khuôn tôm
kíchthước 590x480x30mm. Cần 775 mâm.
- Khuôn cấp đông cho sản phẩm cá: dùng khuôn có kích thước
700x550x250mm . cần 338 khuôn.
f, Dụng cụ , thiết bị cho đội thành phẩm :
 Bàn xử lí : 5 cái
 Cân bàn : 4 cái
 Bể mạ băng : 2 cái
 Xe thùng đưa bán thành phẩm vào cấp đông : 5 xe
 Máy hút chân không: 2 máy
 Máy dò kim loại : 2 máy

 Máy hàn miệng túi PE: 3 máy
 Bàn nẹp dây : 2 bàn
1.2.2.2 Máy móc thiết bị cho hệ thống lạnh
a, Tủ đông tiếp xúc: Cần 4 tủ
- Năng suất: 1000Kg/ mè
- Hiệu: MYCOM
- Nước sản xuất: Nhật
- Nhiệt độ tâm sản phẩm : ≤ - 188̊ C
- Số tấm plate : 11
- Kích thước tấm plate : 2020L x 1252Wx 22T
- Kích thước tủ: 3300x1760x2010 mm
b,Tủ đông IQF( hệ thống cấp đông nhanh cho sản rời)
-

Hiệu : MYCOM
Năng suất; 350kg/h
Nhiệt độ trung tâm sản phẩm: : ≤ - 188̊ C
Nhiệt độ buồng đông : -408̊ C đến -458̊ C

Bùi Kim Oanh- 67038

8


ĐỒ ÁN MÔN HỌC QUẢN TRỊ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
-

Vật liệu cách nhiệt : PU dây 150mm
Chiêu rộng băng tải : 1200mm
Kích thước buồng đông : 11000x3000x3300mm

Thời gian đông: 3-5 phút
Motor băng tải :3 plase /380V/ 50Hz

c, Máy rửa nguyên liệu( cho nguyên liệu tôm): cần 1 máy
-

Cơ sở sản xuất: Hoàng Việt
Công suất : 1500-2000 kg/h
Động cơ: 3 phase,380V,1/2HP
Kích thước: 5200x1350x1400mm
Vận tốc băng chuyền : 10m/phút
Bơm nước:
5 HP, 3 phase,380 V
Vật liệu : Inox
1.2.3 Công nghệ và phương trình sản xuất
1.2.3.1 Quy trình sản xuất tôm

Bùi Kim Oanh- 67038

9


ĐỒ ÁN MÔN HỌC QUẢN TRỊ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
 Quy trình sản xuất tôm bỏ đầu đông lạnh

Tiếp nhận nguyên liệu
Rửa 1
Sơ chế

Rửa 2

Phân cỡ
Rửa 3

Cân, xếp khuôn

Cấp đông IQF

Chờ đông block

Mạ băng, cân

Cấp đông

Bao gói,dò kim loại

Tách khuôn, mạ

Đóng thùng , bảo quản
quảnquản

Bao gói, dò kim loại
Đóng thùng, bảo quản

Bùi Kim Oanh- 67038

10


ĐỒ ÁN MÔN HỌC QUẢN TRỊ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
 Quy trình sản xuất tôm thịt đông BLOCK:

Tiếp nhận nguyên liệu
Rửa 1
Sơ chế , bóc nõn
Rửa 2
Phân cỡ
Rửa 3
Cân
Xếp khuôn
Chờ đông, cấp đông
Ra tủ, mạ băng
Bao gói, dò kim loại
Đóng thùng, bảo quản

Bùi Kim Oanh- 67038

11


ĐỒ ÁN MÔN HỌC QUẢN TRỊ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
Thuyết minh quy trình:
- Tiếp nhận nguyên liệu:
+ Nguyên liệu tôm sau khi thu hoạch được muối đá bằng cách ướp một
lớp đá với một lớp tôm trong thùng cách nhiệt và được chuyển về nhà
máy bằng xe lạnh , nhiệt độ nguyên liệu ≤ 48̊ C.
+ Tại nhà máy tôm được tiếp nhận sau khi kiểm tra nhiệt độ nhiên
liệu , kiểm tra tất cả các giấy tờ để chứng minh nguồn gốc của lô tôm
không bị nhiễm dư lượng thuốc trừ sâu, kim loại nặng, kháng sinh
cấm, dư lượng kháng sinh hạn chế sử dụng cũng như kiểm tra các chỉ
tiêu bảo quản.
- Rửa 1:

+ Tôm sau khi tiếp nhận sẽ cho vào máy rửa một cách nhẹ nhàng , hạn
chế va đập làm đứt vỏ tôm . Nước rửa có nhiệt độ ≤58̊C và có nồng độ
clorine là 100ppm.
+ Mỗi lần rửa không quá 100 rổ (500 kg) nguyên liệu. Dùng rổ hứng
tôm tại đầu ra của máy rửa , thao tác phải nhanh ,chính xác tránh làm
rơi vãi tôm. Công nhân rửa phải bổ sung đá thường xuyên để đảm bảo
nhiệt độ nước rửa ≤58̊C , bổ sung 2 thùng đá ( loại 120lít) sau khi rửa
100 rổ( 500 kg). Kiểm tra nồng độ Clorine định kì 30phút/ lần, đông
thời phải thay nước sau khi rửa 200 rổ (1000 kg).
- Sơ chế :
+ Tôm sau khi qua công đoạn rửa 1 sẽ được chuyển qua khâu sơ chế .
Tôm được sơ chế trong thau nước lạnh , nhiệt độ nước trong thau ≤158̊
C
+ Công đoạn sơ chế gồm các bước : lặt đầu, bóc vỏ , rút tim . Công
đoạn này đòi hỏi thao tác của người công nhân phải đúng kĩ thuật tránh
làm long đầu tôm ( dạng nguyên con), nứt đầu tôm ( dạng tôm vỏ), dập
thân tôm hoặc đứt đuôi tôm ( dạng tôm thịt)
- Rửa 2: Sau khi sơ chế , tôm được rửa sạch tạp chất. Tôm được rửa
trong trong thùng nước lạnh , nhiệt độ nước từ 5- 10 8̊ C, nồng độ
Clorine 50ppm. Rổ chứa tôm không quá ½ rổ , nhúng ngập rổ tôm vào
thùng , khuấy trộn tôm và gạt bỏ tạp chất ra khỏi rổ . Tôm sau khi rửa
xong được chuyển tới khu phân cơ.
- Phân cỡ: tôm sau khi qua công đoạn rửa 2 được chuyển sang phân
cỡ . Cỡ tôm được tính bằng số con/pound (1 pound = 453,6g). Thông
thường được phân thành các cỡ sau : U-8, 8-12,13-15, 16-20....Ngoài
ra tôm còn được phân ra thành các loại như loại 1, loại 2, loại 3,.. để
sản xuất các mặt hàng khác nhau.
Bùi Kim Oanh- 67038

12



ĐỒ ÁN MÔN HỌC QUẢN TRỊ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
- Rửa 3: Tôm sau khi phân cỡ được rửa qua 2 thùng nước lạnh , nhiệt
độ nước rửa từ 5- 10 8̊C . Thùng 1 có nồng độ Clorine là 20ppm , thùng
2 là nước thường.
- Cân , xếp khuôn:
+ Tôm sau khi rửa đựơc để ráo và tiến hành cân trọng lượng theo yêu
cầu của khách hàng, thông thường cân 1,8 kg hoặc 2 kg và công thêm
một lượng phụ trội theo quy định để đảm bảo sau khi rã đông sản
phẩm còn đúng trọng lượng theo yêu cầu. Tôm được cân theo từng cỡ,
loại, tôm được cân trong các rổ nhựa nhỏ , sau khi cân xong thì cho
vào khuôn ngay , mỗi khuôn đặt một thẻ cỡ vào.
+ Sau khi xếp xong , dùng đáy khuôn khác ép nhẹ vào bề mặt khuôn
tôm cho bằng phẳng , châm nước cho ngập bề mặt khuôn tôm rồi
chuyển tới kho chờ đông .
- Chờ đông: Công đoạn chờ đông chỉ xảy ra khi không có tủ trống .
Khuôn tô sau khi châm nước được chuyển vào trong kho chờ đông ,
nhiệt độ kho từ 0- 4 8̊ C , thời gian chờ đông không quá 2h ( càng ngắn
càng tốt).
- Cấp đông IQF và đông BLOCK:
+ Đông block: Tôm sau khi chờ đông có khối lượng đủ cho một tủ cấp
đông thì tiến hành cấp đông ngay . Xếp các khuôn từ dưới lên trên cho
đến khi đầy tủ , hạ dàn lạnh và đóng cửa tủ lại . Thời gian cấp đông ≤
2h, nhiệt độ cấp đông ≤ - 40 8̊C , nhiệt độ tấm sản phẩm ≤ -188̊ C.
+ Đông IQF: Tôm sau khi qua công đoạn rửa 3 để ráo nước 5 phút ,
sau đó được chuyển qua khu vực cấp đông IQF . Tôm được rải nhẹ
nhàng , rời rạc , không dính nhau đều khắp trên bề mặt băng chuyền
theo từng cỡ.Thời gian tôm di hết băng chuyền khoảng 10-15 phút .
Khi chuyển sang cỡ tôm khác phải thay đổi tốc đọ của băng chuyền để

có thời gian cấp đông thích hợp .
- Tách khuôn , mạ băng,cân , bao gói PE:
+ Đông block : Tách khuôn dưới vòi chảy , khuôn sản phẩm được úp ,
dùng tay ấn nhẹ để tách bánh tôm ra khỏi khuô tôm . Bánh tôm sau khi
tách ra được mạ băng vào và cho vào túi PE, hàn kín miệng.
+ Đông IQF : Sản phẩm sau khi ra khỏi tủ đông thì tiến hành cân theo
trọng lượng tịnh , ma băng và cho vào túi PE., hàn kín miệng.
- Dò kim loại: Sản phẩm sau khi bao gói PE được đưa từng túi qua máy
dò kim loại để phát hiện và loại bỏ những sản phẩm bị nhiễm mảnh
kim loại.
- Đóng thùng, bảo quản: Sản phẩm sau khi qua máy dò kim loại được
cho vào thùng các tông với số lượng : 10 túi cùng cỡ, loại (đối với sản
Bùi Kim Oanh- 67038

13


ĐỒ ÁN MÔN HỌC QUẢN TRỊ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
phẩm đông IQF) hoặc 6 block cùng cỡ , loại( đối với sản phẩm đông
block)cho vào thùng các tông. Trên thùng các tông phải ghi đầy đủ
các thông tin: tên sản phẩm, cỡ ,trọng lượng tịnh , ngày sản xuất, ...Sau
khi đúng thùng sản phẩm được đưa vào kho lạnh và được bảo quản ở
nhiệt độ ≤-208̊ C.
1.2.3.2 Quy trình sản xuất cá
Tiếp nhận nguyên liệu
Cắt tiết - rửa 1
Fillet – rửa 2
Cắt khúc
Phân cỡ - phân loại
Rửa 3

Cân – rửa 4
Xếp khuôn
Chờ đông
Cấp đông
Tách khuôn – bao gói
Bảo quản

Bùi Kim Oanh- 67038

14


ĐỒ ÁN MÔN HỌC QUẢN TRỊ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
Thuyết minh quy trình:
 Tiếp nhận nguyên liệu: nguyên liệu được đưa về nhà máy bằng ghe.
Tại nhà máy bộ phận thu mua tiến hành kiểm tra về chất lượng , trọng
lượng, hồ sơ nguyên liệu . Sau đó tiến hành cân nhận nguyên liệu.
 Cắt tiết – rửa 1: Nguyên liệu sau khi được tiếp nhận sẽ tiến hành cắt
tiết và cho vào hồ nước rửa có pha Clorine nồng độ 50ppm để rửa . Mục
đích để rửa sạch máu , tạp chất , giảm tối đa lượng vi sinh vật bám trên
cá.Sau khi rửa xong, nguyên liệu sẽ được vớt ra để ráo nước và chuyển
sang công đoạn fillet..
 Fillet- rửa 2:
- Fillet :
+ Công nhân tiến hành fillet cá bằng dao inox để tách phần thịt cá ra
khỏi xương.
+ Yêu cầu : Miếng cá fillet phải có bề mặt phẳng , lán; không còn sót
thịt trên xương, không làm vỡ nội tạng
- Rửa 2:
+ Miếng cá sau khi fillet được rửa lần lượt qua 2 thùng nước lạnh có

nhiệt độ ≤ 78̊ C .Thùng nước 1 có nồng độ Clorine 20ppm, thùng nước
2 là nước lạnh sạch.
+ Trong quá trình rửa phải khuấy đảo nhẹ
 Cắt khúc: Mục đích cắt khúc sẽ loại bớt vi sinh vật đồng thời tăng giá
trị cảm quan cho sản phẩm , phù hợp với việc đóng gói sản phẩm.
 Rửa 3: Miếng fillet được rửa qua 2 thùng nước lạnh có nhiệt độ ≤ 78̊ C.
thùng 1 chứa nước có nồng độ Clorine 10ppm, thùng 2 là nước lạnh
sạch.
 Cân – rửa 4:
- Bán thành phẩm được cân theo từng cỡ khác nhau . Trọng lượng tịnh là
5 kg. Thường cân 5100-5150g cho một khuôn 5kg.
- Sau khi cân bán thành phẩm được rửa qua 3 thùng nước lạnh nhiệt độ ≤
78̊ C: 2 thùng có pha Clorine nồng độ 5ppm, 1thùng nước lạnh sạch
 Xếp khuôn:
- Khuôn sử dụng được làm bằng nhôm . Trước khi sử dụng khuôn phải
được rửa sạch
- Tiến hành: trải tấm PE ở đáy khuôn cho bằng phẳng và sát góc khuôn.
Xếp từng miếng cá , chiều dài fillet theo chiều dài khuôn. Xếp 1 lớp
cá, 1 lớp PE. Cuối cùng đặt thẻ cỡ lên miếng PE cuối cùng.
 Chờ đông : Bán thành phẩm sau khi tiếp xúc khuôn xong nếu không
cấp đông kịp thì đưa ngay vào kho chờ đông , nhiệt độ kho: 0- 48̊ C
Bùi Kim Oanh- 67038

15


ĐỒ ÁN MÔN HỌC QUẢN TRỊ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
 Cấp đông : Bán thành phẩm được làm lạnh đông trong tủ đông tiếp
xúc , nhiệt độ trong tủ là -35 đến -40 8̊ C.
 Tách khuôn – bao gói :

- Tiến hành tách khuôn dưới vòi nước chảy
- 2 block cùng cỡ , loại cho vào 1 thùng các tông, sau đó đậy nẹp 2 dây
ngang, 2 dây dọc.
 Bảo quản: Sản phẩm sau khi bao gói đóng thùng hoàn chỉnh phải đưa
ngay vào kho trữ đông, nhiệt độ kho là -18 đến -20 8̊ C
1.2.4 Phân tích thị trường và phương án kinh doanh
1.2.4.1 Thị trường trong nước:
 Trong thời gian gần đây khi mà dịch tả lợn Châu phi xảy ra với thời
gian dài trên cả nước thì người dân có xu hướng chuyển sang tiêu dùng
thủy hải sản thay vì tiêu dùng thịt lợn . Vì vậy thị trường thủy sản trong
nước cũng được nhiều công ty và doanh nghiệp chú ý và có hướng mở
rộng thông qua hệ thống phân phối là siêu thị, những của hàng phân phối
thủy sản và những đầu mối chợ tiêu thụ với số lượng lớn đặc biệt là ở
những thành phố lớn như Hà Nội , Lạng Sơn , Quảng Ninh,...Người tiêu
dùng trong nước cũng khá quen với những thủy sản này , với giá thành
phù hợp, tiện lợi, đáp ứng đủ các tiêu chuẩn về vệ sinh và hàm lượng
dinh dưỡng trong sản phẩm .
 Bên cạnh đó , với những hệ thống nhà hàng khách sạn ngày được mở
rộng thì đó cũng là thị trường tốt cho việc tiêu thụ sản phẩm, ở lĩnh vực
khách hàng yêu cầu những sản phẩm phải thực sự đảm bảo về chất
lượng và an toàn vệ sinh nhưng cũng dễ chịu hơn so với thị trường xuất
khẩu.
 Với việc kêu gọi “ Người Việt dùng hàng Việt” thì ý thức người tiêu
dùng đã có nhiều thay đổi và chuyển biến tích cực , rõ rệt. Để lầm tốt
điều này chính doanh nghiệp dã tự thay đổi nhiều về việc đanhs giá đúng
về thị trường nội địa và có nhiều thay đổi về công nghệ chế biến, việc
đảm bảo từ khâu khai thác, vận chuyển đến việc tạo ra những sản phẩm
có chất lượng cao, mẫu mã, giá cả phù hợp,...và dịch vụ tốt trong phân
phối để thu hút ngừoi tiêu dùng trong nước.
1.2.4.2 Thị trường nước ngoài

 Mặt hàng thủy sản không chỉ được ưa chuộng trong nước mà còn cả thế
giới.Do đó ngoài thị truòng tiêu thụ trong nước ,nhà máy sẽ tiến hành
xuất khẩu sản phẩm ra thế giới . Ngoài thị truòng chính là EU , Nhật
Bản, Hoa Kì thì doanh nghiệp sẽ mở rộng sang các nước Đông Âu, Bắc
Phi, Ân Độ.
Bùi Kim Oanh- 67038

16


ĐỒ ÁN MÔN HỌC QUẢN TRỊ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
 Hiện nay một số thông tin không chính xác về sản phẩm cá tra và cá
basa ở một số thị trường đã được minh oan như : cuối năm 2009 , Bộ Y
tế và tiêu dùng Tây Ban Nha đã công nhận cá tra và cá basa của Việt
Nam đáp ứng các quy điịnh về an toàn thực phẩm của Liên minh Châu
Âu. Ngoài ra , Hiệp định đối tác kinh tế chính thức có hiệu lực từ ngày
1-10-2009 , trên 86% hàng nông sản, thủy sản của Việt Nam được hưởng
ưu đãi rất lớn về thuế, trong đó các mặt hàng tôm đã được giảm thuế
xuất khẩu xuống 1-2% ...Đây là điều kiện thuận lợi cho Doanh nghiệp
thủy sản Việt Nam xuất khẩu vào thị trường này.
 Bộ Công thương đánh giá , năm 2011 , có thể tăng xuất khẩu thủy sản
sang EU . Các nước EU nhập nhiều nhất phile cá đông lạnh, chủ yếu là
cá tuyết , cá tuyết vàng và cá tra, sau đó là tôm đông lạnh và cá ngừ.Trị
giá nhập khẩu cảu khối Eu khoảng 42 tỷ USD/ năm.Nhưng xuất khẩu
của Việt Nam mới chỉ chếm 3% kim ngạch nhập khẩu của khu vực này,
dự kiến năm 2020 nâng tỷ này lên 3,7 % ( khoảng 1,6 tỷ USD) . Một số
thị trường khác cũng rất quan trọng như Nga, Hàn Quốc, Trung Đông
đang trở thành những thị trường không thể bỏ qua với các doanh nghiệp
xuất khẩu thủy sản Việt Nam.
 Hiệp hội của các nhà chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt

Nam( VASEP) cho biết xuất khẩu sang 2 thị trường Bắc Mỹ trong năm
đã tăng gấp hơn 5 năm qua . Các thị trường truyền thống có kinh nghiệm
tương tự . Xuất khẩu sang Nhật Bản đã kiếm được $ 10 .000.000 Mỹ và
Đài Loan tăng gấp đôi đến 1.000.000 $ .
 Tuy nhiên xuất khẩu sang Liên minh Châu Âu bị giảm cả giá trị và số
lượng . Các thành viên VASEP đã đổ lỗi một phần vấn đề về pháp luật
mới của EC nhằm đấu tranh chống bất hợp pháp , không được báo cáo
và không được kiểm soát (IUU) đánh cá. Các doanh nghiệp lo ngại rằng
những thách thức ngày càng nhiều trước khi xuất khẩu thủy hải sản sang
EU phải có xác nhận pháp lívà chứng nhận sự phù hợp là một vé vào
cửa cho hải sản của Việt Nam.
 Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam, trong khi
xuất khẩu thủy sản sang một số thị trường truyền thống như : Nhật Bản ,
Mỹ , EU gặp nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp đã chuyển hướng khai
thác các thị trường mới như : Brazil, Canada, Philipin, Urugoay ... Bên
cạnh việc mở rộng thị trường , nhiều doanh nghiệp chế biến thủy sản đã
có kế hoạch xây dựng các nhà máy chế biến nhằm tăng công suất và đa
dạng hóa sản phẩm thủy sản. Nhiều công ty đã chọn mô hình khép kín từ
Bùi Kim Oanh- 67038

17


ĐỒ ÁN MÔN HỌC QUẢN TRỊ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
nuôi trồng đến gia công chế biến theo quy trình công nghệ tiên tiến của
nước ngoài. Quy hoạch vùng nuôi cá theo hướng sạch , an toàn , vệ sinh
vừa đảm bảo nguồn nước và môi trường cho người dân xung quanh khu
vực , vừa tạo ra sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng , đảm bảo tốt cho
sự xuất khẩu.
1.2.5 Dự kiến số lượng sản phẩm


Bùi Kim Oanh- 67038

18


ĐỒ ÁN MÔN HỌC QUẢN TRỊ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
Bảng 1.1 : Định mức chế biến và nhu cầu nguyên liệu
Năm 1
Mặt hàng

ĐM

Năm 2

Năm 4

Năm 5

Năm 6

Năm 7

SL

Nhu

SL

Nhu


SL

Nhu

SL

Nhu

SL

Nhu

SL

Nhu

SL

Nhu

(tấn)

cầu

(tấn)

cầu

(tấn)


cầu

(tấn)

cầu

(tấn)

cầu

(tấn)

cầu

(tấn)

cầu

NL
1. Cá đục

Năm 3

NL

NL

NL


NL

250

490

350

685

350

685

350

685

350

685

NL
350

NL

685

350


685

Cá đục fillet bướm

1,90

100

190

150

285

150

285

150

285

150

285

150

285


150

285

Cá đục fillet mảnh

2,00

150

300

200

400

200

400

200

400

200

400

200


400

200

400

620

1.464

700

1.702

700

1.702

700

1.702

1.702

700

1.702

2. Tôm

Tôm sushi chín

450

1.07
8

700

3,50

80

280

120

420

180

630

180

630

180

630


180

630

180

630

1,40

50

70

100

140

120

168

120

168

120

168


120

168

120

168

Tôm thịt còn đuôi

1,80

50

90

70

126

70

126

70

126

70


126

70

126

70

126

Tôm thị đông lạnh

2,20

50

110

70

154

70

154

70

154


70

154

70

154

70

154

2,40

220

528

260

624

260

624

260

624


260

624

260

624

260

624

200

275

300

412,5

300

412,5

300

412,5

300


412,5

300

412,5

Tôm vỏ bỏ đầu
đông lạnh

Tôm nguyên con
đông lạnh
3. Ghẹ

200

275

Ghẹ NC

1,15

100

115

100

115


150

172,5

150

172,5

150

172,5

150

172,5

150

172,5

Ghẹ mảnh

1,60

100

160

100


160

150

240

150

240

150

240

150

240

150

240

600

618

630

648,9


650

669,5

4. Thủy sản khác

Bùi Kim Oanh- 67038

19

650

669,5

650

669,5

650

669,5

650

669,5


ĐỒ ÁN MÔN HỌC QUẢN TRỊ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
Ghẹ nhồi mai
Tổng cộng


1,03

600
1.50
0

618

630

648,5

2.461

1.800

3.073

650
2.00
0

669,5
3.469

650
2.00
0


669,5
3.469

650
2.00
0

669,5
3.469

650
2.00
0

669,5
3.469

650
2.00
0

669,5
3.469

1.3 Dự kiến nhân sự và cơ cấu tổ chức

1.3.1 Dự kiến nhân sự
Bảng 1.2 Dự kiên nhân sự
Bộ phận quản lí
Bộ phận

Giám đốc
Phó giám đốc
Quản đốc
Phó quản đốc
Phòng kế toán – tài chính
Phòng tổ chức – hành chính
Phòng kế hoạch – kinh doanh
Phòng kỹ thuật
Phòng quản lí chất lượng
Tổ KCS
Tổ cơ điện
Tổng

Bùi Kim Oanh- 67038

Số lượng
( người)
1
2
1
2
5
4
4
4
4
6
5
38


20

Bộ phận trực tiếp
Số lượng
Bộ phận
(người)
Đội 1
26
Đội 2
9
Đội 3
35
Đội 4
40
Đội xếp khuôn
60
Đội thành phẩm
30

200

Bộ phận gián tiếp
Số lượng
Bộ phận
( người)
Lái xe
4
Bảo vệ
4
Tổ phục vụ nhà ăn

4
Giặt BHLD
3
Vệ sinh
3

18


ĐỒ ÁN MÔN HỌC QUẢN TRỊ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
1.3.2 Bộ máy tổ chức của nhà máy


Sơ đồ cơ cấu tổ chức:

GIÁM ĐỐC

PGĐ phụ trách kinh doanh

Phòng
TC-HC

Đội 1

Bùi Kim Oanh- 67038

Phòng
KH-KD

PGĐ phụ trách sản xuất


Phòng
TC-KT

Đội 2

Đội 3

21

Ban ĐH

Đội 4

Ban KC

Phòng
kỹ thuật

Đội xếp khuôn

Phòng QLCL

Đội thành phẩm


ĐỒ ÁN MÔN HỌC QUẢN TRỊ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
 Chức năng, nhiệm vụ:
- Giám đốc:
+ Chỉ đạo toàn diện công tác đầu tư phát triển ; công tác sản xuất kinh

doanh và các hoạt động tài chính của công ty.
+ Quyết định tất cả những vấn đề thuộc thẩm quyền về quản lí hoạt động
hàng ngày của công ty
+ Bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm , khen thưởng, kỉ luật , mức lương
hoặc thù lao , các lợi ích và các điều khoản trong hợp đồng lao động đối
với Phó giám đốc , kế toán trưởng.
+ Quyết định tuyển dụng, điều động ,khen thưởng , kỉ luật, mức lương,
trợ cấp , lợi ích và các điều khoản khác liên quan đến hợp đồng lao động
của người lao động trong công ty.
- Phó giám đốc:
+ Thay mặt Giám đốc điều hành các hoạt động của công ty khi Giám
đốc đi vắng hoặc khi được ủy quyền của Giám đốc .
+ Chịu trách nhiệm trước pháp luật và Tổng giám đốc công ty về nhiệm
vụ được phân công.
- Phòng tổ chức- hành chính:
+ Quản lí, bố trí nhân sự , tham gia lập kế hoạch lao động tiền lương ,
kế hoạch lao động...đáp ứng kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty.
+ Lập quy hoạch cán bộ trước mắt và lâu dài . Lập kế hoạch và thực
hiện việc đào tạo bồi dưỡng phát triển cán bộ và lao động.
+ Bảo đảm chế độ cho người lao động theo chế độ chính sách hiện
hành .
+ Phục vụ lễ tân cho hội nghị , tiếp khách và các hoạt động khác của
công ty
+ Phối hợp với các đơn vị, phòng ban liên quan để soạn thảo các quy
chế hoạt động của công ty và của các đơn vị.
+ Chăm lo sức khỏe, đời sống tinh thần cho CBCNV.
- Phòng kế toán- tài chính:
+ Quản lí hoạt động tài chính trong toàn công ty, thực hiện những công
việc về nghiệp vụ chuyên môntài chính kế toán theo đúng quy định của
Nhà nước về chuẩn mực kế toán , nguyên tắc kế toán,...

+ Theo dõi phản ánh sự vận động vốn kinh doanh của công ty dưới mọi
hình thái và cố vắn cho ban lãnh đạo các vấn đề liên quan
Bùi Kim Oanh- 67038

22


ĐỒ ÁN MÔN HỌC QUẢN TRỊ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
+ Tham mưu cho Gíam đốc về chế độ kế toán và những thay đổi của chế
độ theo từng thời kì trong hoạt động kinh doanh .
+ Tham mưu cho Giám đốc về công tác quản lí và sử dụng vốn .
+ Phân tích đánh giá tài chính của các dự án , công trình trước khi trình
lãnh đạo.
+ Lập kế hoạch tài chính theo tháng , quý , năm đồng thời định kì báo
cáo hoặc báo cáo theo yêu cầu của Giám đốc vvề tình hình tài chính của
công ty.
+ Cung cấp đủ , kịp thời nguồn vốn phục vụ hoạt động sản xuất kinh
doanh của công ty.
+ Quan hệ với Ngân hàng và các tổ chức tín dụng ... trong hoạt động vay
vốn trung hạn, dài hạn, ngắn hạn và lưu chuyển tiền tệ.
- Phòng kế hoạch – kinh doanh:
+ Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh ngắn hạn, dài hạn của công
ty.
+ Dự báo thường xuyên về cung cầu, giá cả hàng hóa thị trường thủy sản
trong phạm vi toàn quốc nhằm phục vụ cho sản xuất kinh doanh của
công ty.
+ Tham mưu cho Gíam đốc về các hoạt động kinh doanh toàn công ty và
trực tiếp tổ chức kinh doanh trên thị trường để thực hiện kế hoạch của
công ty . Khi được ủy quyền được phép kí kết các hợp đồng mua bán
hàng hóa, vận tải , bao bì để tạo điều kiện chủ động với thị trường, nâng

cao hiệu quả kinh tế của hoạt động kinh doanh.
+ Luôn tìm hiểu về thị trường giá cả nguyên liệu , nguồn nguyên liệu để
đảm bảo đủ nguồn nguyên liệu cung cấp cho nhà máy , đồng thời phải
mở rộng thị trường tiêu thụ , kịp thời nắm bắt những biến động giá cả
sản phẩm thủy sản trong và ngoài nước.
- Phòng kỹ thuật:
+ Là phòng đảm nhiệm các chức năng thiết kế , kiểm tra, vân hành , sửa
chữa mạng lưới điện và các hệ thống lạnh trong nhà máy .
+ Chịu trách nhiệm về tính an toàn và hiệu quả của các máy móc thiết
bị trong nhà máy .
+ Phối hợp với phòng quản lí chất lượng thiết kế dây chuyền sản xuất ,
đề xuất những phương án nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm , nâng
cao năng xuất cho nhà máy.
- Phòng quản lí chất lượng:
Bùi Kim Oanh- 67038

23


ĐỒ ÁN MÔN HỌC QUẢN TRỊ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
+ Phòng đảm nhiệm các chức năng về chất lượng sản phẩm và chịu
trách nhiệm về chất lượng sản phẩm sản xuất ra.
+ Luôn kiểm tra việc thực hiện các chương trình vệ sinh và quản lí chất
lượng trong nhà máy .
- Ban điều hành, ban KCS ( Kiểm soát Chất lượng Sản phẩm):
+ Là bộ phận thực hiện nhiệm vụ quản lí sản xuất, quản lí chất lượng ản
phẩm, kiểm tra và giám sát kĩ thuật từ khâu tiếp nhận nguyên liệu đến
khâu thành phẩm.
+ Chịu trách nhiệm kiểm tra bán thành phẩm trên dây truyền sản xuất và
thành phẩm cuối cùng.

+ Thống kê bán thành phẩm hư hỏng trên dây truyền sản xuất nhằm
thôg báo kịp thời cho Ban lãnh đạo và các phòng ban có liên quan.
+ Tiếp nhận và kiểm tra những thông tin của khách hàng để đề nghị với
các đơn vị có liên quan về biện pháp xử lí các thông tin này .

Bùi Kim Oanh- 67038

24


ĐỒ ÁN MÔN HỌC QUẢN TRỊ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

CHƯƠNG II: TÍNH TOÁN CHI PHÍ VÀ LỢI NHUẬN
2.1 Tính các khoản chi phí
2.1.1 Lương
BẢNG 2.1: DỰ BÁO TIỀN LƯƠNG
Bộ phận quản lí
Số
Mức lương cơ bản
Chức năng
lượng
(đồng / tháng)
(người)
Giám đốc
1
12.000.000
Phó giám đốc
2
10.000.000
Quản đốc

1
7.000.000
Phó quản đốc
2
6.000.000
Phòng kế toán – tài chính
5
4.000.000
Phòng tổ chức – hành chính
4
4.000.000
Phòng kế hoạch – kinh doanh
4
4.000.000
Phòng kỹ thuật
4
4.000.000
Phòng quản lí chất lượng
4
4.000.000
Tổ KCS
6
4.000.000
Tổ cơ điện
5
4.000.000
Tổng
38
179.000.000
Bộ phận trực tiếp sản xuất

Đội 1
26
3.500.000
Đội 2
9
3.500.000
Đội 3
35
3.500.000
Đội 4
40
3.500.000
Đội xếp khuôn
60
3.500.000
Đội thành phẩm
30
3.500.000
Tổng
200
700.000.000
Bộ phận gián tiếp sản xuất
Lái xe
4
4.000.000
Bảo vệ
4
3.000.000
Tổ phục vụ nhà ăn
4

3.000.000
Giặt BHLD
3
3.000.000
Vệ sinh
3.000.000
Bùi Kim Oanh- 67038
25 3
Tổng
18
58.000.000
Tổng tiền lương 1 tháng
937.000.000
Tổng tiền lương trong 1 năm
11.244.000.000


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×