Tải bản đầy đủ (.doc) (248 trang)

Luận án tiến sĩ Giáo dục học_ Nghiên cứu các bài tập nâng cao năng lực chú ý cho nam vận động viên Vovinam tỉnh Đồng Nai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.69 MB, 248 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH



TRẦN THỊ KIM HƯƠNG

NGHIÊN CỨU CÁC BÀI TẬP NÂNG CAO NĂNG LỰC
CHÚ Ý CHO NAM VẬN ĐỘNG VIÊN
VOVINAM TỈNH ĐỒNG NAI

LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh - 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH



TRẦN THỊ KIM HƯƠNG

NGHIÊN CỨU CÁC BÀI TẬP NÂNG CAO NĂNG LỰC
CHÚ Ý CHO NAM VẬN ĐỘNG VIÊN


VOVINAM TỈNH ĐỒNG NAI

Ngành:

Giáo dục học

Mã số :

9140101

LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC

Cán bộ huớng dẫn khoa học:
1. PGS.TS Trần Hồng Quang
2. TS. Nguyễn Thị Mỹ Linh


Thành phố Hồ Chí Minh - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, đây là công trình
nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận án là trung thực và chưa
từng được ai công bố trong bất kỳ công
trình nào.
Tác giả luận án


MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................1
Chương 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU................................................4
1.1.Đặc điểm hoạt động đặc trưng của VĐV Võ Vovinam:..............................4
1.1.1. Đặc điểm chuyên môn của Vovinam.............................................4
1.1.2. Đặc điểm hoạt động thể lực của VĐV Vovinam...........................8
1.2. Đặc điểm chung về tâm lý........................................................................13
1.2.1. Khái niệm chung về phát triển tâm lý.........................................13
1.2.2. Đặc điểm tâm lý trong các môn thể thao cá nhân.......................14
1.2.3. Đặc điểm tâm lý trong môn Võ Vovinam...................................15
1.3. Cơ sở lý luận của chú ý............................................................................17
1.3.1. Khái niệm chú ý..........................................................................17
1.3.2. Cơ sở sinh lý của chú ý...............................................................19
1.3.3. Các loại chú ý..............................................................................21
1.3.4. Những thuộc tính của chú ý........................................................22
1.3.5. Các yếu tố liên quan tới năng lực chú ý......................................26
1.3.6. Vai trò của chú ý với thể thao......................................................30
1.4. Sự phân chia các giai đoạn huấn luyện đối với VĐV Võ Vovinam..........38
1.5. Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi thanh thiếu niên........................................42
1.5.1 Đặc điểm phát triển sinh lý học:..................................................42
1.5.2. Đặc điểm tâm lý lứa tuổi thanh thiếu niên..................................45
1.5.3. Cơ sở sinh lý của huấn luyện thể thao thanh thiếu niên:.............48
1.6. Tổng quan về bài tập thể dục thể thao......................................................49
1.6.1. Khái niệm về bài tập...................................................................49
1.6.2. Đặc điểm các bài tập...................................................................49
1.6.3. Bài tập tâm lý..............................................................................50


1.6.4. Bài tập chú ý...............................................................................50
1.6.5. Bài tập chuyên môn.....................................................................51

1.7. Những nghiên cứu có liên quan................................................................51
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU................55
2.1. Đối tượng nghiên cứu:..............................................................................55
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu:................................................................55
2.1.2. Khách thể nghiên cứu:................................................................55
2.2. Phương pháp nghiên cứu:.........................................................................55
2.2.1. Phương pháp tổng hợp và phân tích tư liệu................................55
2.2.2. Phương pháp phỏng vấn điều tra.................................................55
2.2.3. Phương pháp quan sát sư phạm...................................................56
2.2.4. Phương pháp kiểm tra tâm lý......................................................56
2.2.5. Phương pháp kiểm tra sư phạm..................................................56
2.2.6. Phương pháp thực nghiệm sư phạm............................................63
2.2.7. Phương pháp toán thống kê.........................................................63
2.3. Tổ chức nghiên cứu:.................................................................................66
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN..................................................67
3.1. Xác định các test và đánh giá thực trạng năng lực chú ý đối với nam VĐV
Vovinam tỉnh Đồng Nai...................................................................................67
3.1.1. Cơ sở khoa học của quy trình lập test.........................................67
3.1.2. Tổng hợp các test đánh giá năng lực chú ý cho VĐV Vovinam. 67
3.1.3. Sàng lọc để xác định những test được nhiều người sử dụng.......71
3.1.4. Đánh giá độ tin cậy và tính thông báo của các test được lựa chọn....74
3.1.5. Thực trạng năng lực chú ý của nam VĐV Vovinam tỉnh Đồng Nai...77
3.1.6. Phân loại tiêu chuẩn đánh giá năng lực chú ý của nam vận động


viên Vovinam tỉnh Đồng Nai.................................................................80
3.1.7. Bàn luận về Xác định các test và đánh giá thực trạng năng lực
chú ý đối với nam VĐV Vovinam tỉnh Đồng Nai.................................85

3.2. Nghiên cứu các bài tập nâng cao năng lực chú ý cho nam VĐV Vovinam
tỉnh Đồng Nai..................................................................................................89
3.2.1. Tổng hợp và hệ thống hóa các bài tập phát triển chú ý...............89
3.2.2. Lựa chọn các bài tập qua tham khảo ý kiến của các chuyên gia về
tâm lý và võ thuật..................................................................................90
3.2.3. Tổ chức thực nghiệm...................................................................91
3.2.4. Bàn luận về các bài tập nâng cao năng lực chú ý cho nam VĐV
Vovinam tỉnh Đồng Nai........................................................................94
3.3. Đánh giá hiệu quả của các bài tập nâng cao năng lực chú ý cho nam VĐV
Vovinam tỉnh Đồng Nai đã được ứng dụng thực nghiệm..............................100
3.3.1. So sánh năng lực chú ý của nam VĐV Vovinam tỉnh Đồng Nai
sau 6 tháng đầu năm...........................................................................100
3.3.2. So sánh năng lực chú ý của nam VĐV Vovinam tỉnh Đồng Nai
sau 1 năm.............................................................................................107
3.3.3. Đánh giá hiệu quả ứng dụng các bài tập thực nghiệm nâng cao
năng lực chú ý cho nam VĐV Vovinam tỉnh Đồng Nai......................114
3.3.4. Bàn luận về đánh giá hiệu quả của các bài tập nâng cao năng lực
chú ý cho nam VĐV Vovinam tỉnh Đồng Nai đã được ứng dụng thực
nghiệm.................................................................................................116
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................................129
KẾT LUẬN.........................................................................................129
KIẾN NGHI........................................................................................130
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



CÁC CHỮ VIẾT TẮT
THƯỜNG DÙNG TRONG LUẬN ÁN
ATP

Bản tin KHKT TDTT
BT
CLB
CY
CYC
CYCM
CYTH
DCCY
ĐRCY
KLCY
GS
HCV
HCB
HCĐ
HLV
NCKH
Nxb
PGS
PPCY
PXĐ
PXP
TDTT
TD-TT
TNHTKN
TNTT
TP.HCM
TS
TTCY
VĐV


Adenosine Triphosphate
Bản tin khoa học kỹ thuật thể dục thể thao
Bài tập
Câu lạc bộ
Chú ý
Chú ý chung
Chú ý chuyên môn
Chú ý tổng hợp
Di chuyển chú ý
Độ rộng chú ý
Khối lượng chú ý
Giáo sư
Huy chương vàng
Huy chương bạc
Huy chương đồng
Huấn luyện viên
Nghiên cứu khoa học
Nhà xuất bản
Phó giáo sư
Phân phối chú ý
Phản xạ đơn
Phản xạ phức
Tư duy thao tác
Thể dục thể thao
Trắc nghiệm hình thành khái niệm
Trí nhớ thao tác
Thành phố Hồ Chí Minh
Tiến sĩ
Tập trung chú ý
Vận động viên

DANH MỤC CÁC BẢNG


BẢNG

TÊN BẢNG

TRANG

1.1.

Bảng phân chia các giai đoạn huấn luyện (theo Kuk
Hyun Chung, Kyung Myung Lee - 1996)

Sau 40

3.1.

Tổng hợp các test đánh giá chú ý của nam VĐV
Vovinam tỉnh Đồng Nai.

71

3.2.

Thành phần khách thể 2 lần phỏng vấn

72

3.3.


Kết quả phỏng vấn lựa chọn các test đánh giá năng
lực chú ý của nam VĐV Vovinam tỉnh Đồng Nai

3.4.

Các test được chọn sau phỏng vấn

73

3.5.

Kết quả kiểm tra độ tin cậy của các test chú ý chuyên
môn

74

3.6.

Kết quả kiểm tra độ tin cậy của các test chú ý chung

75

3.7.

Kết quả kiểm tra tính thông báo của các test chú ý
chuyên môn

76


3.8.

Kết quả kiểm tra tính thông báo của các test chú ý
chung

76

3.9.

Thực trạng năng lực chú ý chung

77

3.10.

Thực trạng năng lực chú ý chuyên môn

78

3.11.

Bảng điểm các test đánh giá năng lực chú ý chung
của nam VĐV Vovinam tỉnh Đồng Nai

Sau 79

3.12.

Bảng điểm các test đánh giá năng lực chú ý chuyên
môn của nam VĐV Vovinam tỉnh Đồng Nai


Sau 79

3.13.

Bảng tính chỉ tiêu W (Shapyro – Winki) của Test chú
ý chung

80

3.14.

Bảng tính chỉ tiêu W (Shapyro – Winki) của Test
chuyên môn.

81

3.15.

Đánh giá sự phù hợp với phân bố chuẩn của các chỉ
tiêu kiểm tra đối với nam VĐV Vovinam tỉnh Đồng
Nai

82

3.16.

Bảng phân loại đánh giá năng lực chú ý của nam
VĐV Vovinam tỉnh Đồng Nai


83

3.17.

Kết quả phỏng vấn lựa chọn bài tập nâng cao năng

Sau 72

Sau 90


lực chú ý cho nam VĐV Vovinam tỉnh Đồng Nai
3.18.

So sánh năng lực chú ý chung sau 6 tháng

100

3.19.

So sánh năng lực chú ý chuyên môn sau 6 tháng.

103

3.20.

So sánh năng lực chú ý chung sau 1 năm.

108


3.21.

So sánh năng lực chú ý chuyên môn sau 1 năm

111

3.22.

Tương quan giữa kết quả thực hiện test chú ý chung
và test chú ý chuyên môn lần kiểm tra sau 1 năm

121

3.23.

Đánh giá độ tăng trưởng các test chú ý chung sau 1
năm thực nghiệm

123

3.24.

Đánh giá độ tăng trưởng các test chú ý chuyên môn
sau 1 năm thực nghiệm

124

3.25.

Thành tích thi đấu và kết quả tổng hợp điểm kiểm tra

của nam VĐV Vovinam tỉnh Đồng Nai

126


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
BIỂU
ĐỒ
1.1.
3.1.
3.2.
3.3.

3.4.

3.5.

3.6.

TÊN BIỂU ĐỒ

TRANG

Các thuộc tính của chú ý
Thành phần khách thể hai lần phỏng vấn
Thực trạng phân loại chú ý của nam VĐV Vovinam

26
72


tỉnh Đồng Nai
Tăng trưởng các năng lực chú ý chung sau lần kiểm
tra I và II của nam VĐV Vovinam tỉnh Đồng Nai
Tăng trưởng các năng lực chú ý chuyên môn sau lần
kiểm tra I và II của nam VĐV Vovinam tỉnh Đồng
Nai
Tăng trưởng các năng lực chú ý chung sau lần kiểm
tra II và III của nam VĐV Vovinam tỉnh Đồng Nai
Tăng trưởng các năng lực chú ý chuyên môn sau lần
kiểm tra II và III của nam VĐV Vovinam tỉnh Đồng

85
103

107

111

114

Nai
Tỷ lệ % xếp loại sự phát triển năng lực chú ý của
3.7.

nam VĐV Vovinam tỉnh Đồng Nai sau 1 năm tập
luyện

116



DANH MỤC PHỤ LỤC
PHỤ LỤC

TÊN PHỤ LỤC

1

Phiếu phỏng vấn test

2

Phiếu phỏng vấn bài tập

3

Kết quả kiểm tra ban đầu năng lực chú ý chuyên môn cho nam
VĐV Vovinam tỉnh Đồng Nai

4

Kết quả kiểm tra sau 7 ngày năng lực chú ý chuyên môn cho
nam VĐV Vovinam tỉnh Đồng Nai

5

Kết quả kiểm tra sau 6 tháng năng lực chú ý chuyên môn cho
nam VĐV Vovinam tỉnh Đồng Nai

6


Kết quả kiểm tra sau 01 năm năng lực chú ý chuyên môn cho
nam VĐV Vovinam tỉnh Đồng Nai

7

Bảng điểm cá nhân các test đánh giá năng lực chú ý chuyên
môn ban đầu của nam VĐV Vovinam tỉnh Đồng Nai

8

Bảng điểm cá nhân các test đánh giá năng lực chú ý chuyên
môn sau 6 tháng của nam VĐV Vovinam tỉnh Đồng Nai

9

Bảng điểm cá nhân các test đánh giá năng lực chú ý chuyên
môn sau 1 năm của nam VĐV Vovinam tỉnh Đồng Nai

10

Kết quả kiểm tra ban đầu năng lực chú ý chung cho nam VĐV
Vovinam tỉnh Đồng Nai

11

Kết quả kiểm trasau 7 ngày năng lực chú ý chung cho nam
VĐV Vovinam tỉnh Đồng Nai

12


Kết quả kiểm tra sau 6 tháng năng lực chú ý chung cho nam
VĐV Vovinam tỉnh Đồng Nai

13

Kết quả kiểm tra sau 01 năm năng lực chú ý chung cho nam
VĐV Vovinam tỉnh Đồng Nai

14

Bảng điểm cá nhân các test đánh giá năng lực chú ý chung ban
đầu của nam VĐV Vovinam tỉnh Đồng Nai

15

Bảng điểm cá nhân các test đánh giá năng lực chú ý chung sau


6 tháng của nam VĐV Vovinam tỉnh Đồng Nai
16

Bảng điểm cá nhân các test đánh giá năng lực chú ý chung sau
1 năm của nam VĐV Vovinam tỉnh Đồng Nai

17

Chương trình huấn luyện tâm lý chú ý năm 2017 cho nam
VĐV Vovinam tỉnh Đồng Nai

18


Tiến trình huấn luyện tâm lý chú ý năm 2017 cho nam VĐV
Vovinam tỉnh Đồng Nai

19

Tổng hợp kết quả điểm sau 1 năm và phân loại xếp thứ hạng

20

Các Bài tập nâng cao năng lực chú ý cho nam VĐV Vovinam
tỉnh Đồng Nai

21

Biểu mẫu và cách thực hiện các test chú ý chung

22

Hệ số phụ αnk để kiểm định phân bố chuẩn theo chỉ tiêu
w – Sapir – Winki

23

Giá trị chỉ tiêu – W Sapyro – Winki

24

Hình ảnh minh họa các test chuyên môn



1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bước sang những năm đầu của thế kỷ 21, trong xu thế phát triển ngày
càng cao, cả kinh tế xã hội và chính trị, đời sống vật chất, tinh thần của nhân
dân được nâng cao. Chỉ thị 36 CT/TW ngày 24/03/1994 đã chỉ rõ công tác thể
dục thể thao (TD-TT) trong giai đoạn mới: “Mục tiêu lâu dài của công tác
TD-TT là hình thành nền TD-TT phát triển và tiến bộ, góp phần nâng cao sức
khỏe, thể lực đáp ứng nhu cầu văn hóa, tinh thần của nhân dân và phấn đấu
đạt vị trí xứng đáng trong các hoạt động TD-TT quốc tế và trước hết là khu
vực Đông Nam Á”. Thực hiện chỉ thị trên, ngành TD-TT cũng có những đổi
mới để nâng cao thành tích thể thao trên đấu trường quốc tế từ khu vực Châu
lục đến Thế giới. Với nhiều tấm huy chương gắn liền các tên tuổi như: Trần
Hiếu Ngân HCB môn Taewondo, Nguyễn Hoàng Ngân môn Karatedo,
Nguyễn Thúy Hiền môn Wushu, Lý Đức – Phạm Văn Mách môn Thể hình,
Nguyễn Hữu Việt môn Bơi lội, Đoàn Kiến Quốc môn Bóng bàn, Nguyễn Tiến
Minh môn Cầu lông, Vũ Thị Hương - Trương Thanh Hằng môn Điền kinh…
Bên cạnh các môn thể thao trên Vovinam tuy sinh sau đẻ muộn trong thể thao
thành tích cao cũng đã giúp cho Việt Nam giành những tấm huy chương Khu
vực, Châu lục và Thế giới.
Thi đấu thể thao là một dạng hoạt động đặc biệt, các môn thể thao
khác nhau có nội dung, hình thức và đặc điểm thi đấu khác nhau, nhưng trong
đó có một số điểm chung như: tính đối kháng, tính lâu dài, tính căng
thẳng,....để dành chiến thắng trong thi đấu thể thao, con người phải luôn đối
mặt với những khó khăn, những căng thẳng đến giới hạn về tinh thần và thể
chất.
Đồng Nai là một tỉnh miền Đông Nam Bộ có điều kiện phát triển về
chính trị, kinh tế, xã hội do vậy người dân Đồng Nai trong những năm gần
đây cũng phát triển mạnh về các hoạt động văn hóa tinh thần, thể dục thể



2
thao, các hình thức vui chơi lành mạnh, nhu cầu thưởng thức văn hóa nghệ
thuật ngày càng cao. Do vậy, hòa với xu thế chung thì ngành VHTTDL Đồng
Nai cũng hòa nhập theo xu hướng đổi mới, đặc biệt về lĩnh vực TD-TT tỉnh
Đồng Nai cũng đã gặt hái được những thành công tại các giải thi đấu quốc
gia, khu vục, châu lục: Cầu mây, Karate, Điền kinh, Thể dục thể hình, và
Vovinam với 2 HCV Thế giới hạng cân <75kg nam.
Nghiên cứu tâm lý trên đối tượng các vận động viên các môn Võ ở
nước ta khá mới mẻ, một vài nghiên cứu chỉ giới hạn ở việc tìm hiểu một số
phẩm chất tâm lý của các vận động viên như: trạng thái tâm lý xấu trước thi
đấu ở VĐV Karatedo của tác giả Nguyễn Mạnh Hùng (2001). Phẩm chất ý
chí của vận động viên Karatedo Trẻ của Nguyễn Nam Hải (2017). Điều
quan trọng là chưa có công trình nào nghiên cứu sâu về năng lực chú ý của
vận động viên Vovinam, năng lực rất quan trọng để nâng cao thành tích tập
luyện và thi đấu. Hướng nghiên cứu năng lực chú ý là một trong những vấn
đề cấp bách nhằm góp phần nâng cao hiệu quả trong thi đấu đối với vận
động viên Vovinam - Việt Võ Đạo của tỉnh Đồng Nai. Trong thi đấu thể thao
các môn Võ thuật nói chung và Vovinam nói riêng có tính chất đối kháng
trực tiếp, động tác của VĐV rất đa dạng, phong phú, yêu cầu xử lý tình
huống đột ngột trong khoảng thời gian ngắn, việc phát triển Năng lực chú ý
cho VĐV rất cần thiết và phải áp dụng thường xuyên trong giáo án tập
luyện, đặc biệt thể hiện trong các động tác kỹ chiến thuật chuyên môn để
đạt được hiệu quả cao nhất.
Bản thân từng là VĐV và hiện nay là HLV của tỉnh, nhận thức được
vai trò ý nghĩa và tầm quan trọng trong việc phát triển môn Vovinam của tỉnh
nhà với mong muốn góp phần xây dựng hệ thống test, bài tập ứng dụng dụng
nâng cao năng lực chú ý góp phần cải thiện thành tích thi đấu cho các VĐV
Vovinam nói riêng và võ thuật nói chung. Trong những năm gần đây, lĩnh vực
thể dục thể thao trong nước cũng có các công trình nghiên cứu về năng lực



3
chú ý tác giả Trần Hồng Quang (2011) trên khách thể VĐV bóng bàn nam,
trên khách thể Vovinam bậc tiến sĩ chỉ có nghiên cứu của tác giả Nguyễn
Thành Tuấn (2002) với đề tài “Nghiên cứu hiệu quả phát triển các tố chất thể
lực ở người tập Vovinam - Việt Võ Đạo lứa tuổi 14 và 17”. Đó là lý do chọn
nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứu các bài tập nâng cao năng lực chú ý cho nam vận động viên
Vovinam tỉnh Đồng Nai”.
Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở xác định các test và đánh giá thực trạng năng lực chú ý của
nam VĐV Vovinam, luận án lựa chọn các bài tập nhằm nâng cao năng lực chú
ý cho khách thể nghiên cứu, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả huấn
luyện cùng thành tích thi đấu cho nam VĐV Vovinam tỉnh Đồng Nai.
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu 1: Xác định các test và đánh giá thực trạng năng lực chú ý đối
với nam VĐV Vovinam tỉnh Đồng Nai.
Mục tiêu 2: Nghiên cứu các bài tập nâng cao năng lực chú ý cho nam
VĐV Vovinam tỉnh Đồng Nai.
Mục tiêu 3: Đánh giá hiệu quả của các bài tập nâng cao năng lực chú ý
cho nam VĐV Vovinam tỉnh Đồng Nai đã được ứng dụng thực nghiệm.
Giả thuyết khoa học của đề tài
Các bài tập được nghiên cứu, sau khi thực nghiệm sẽ có tác động ảnh
hưởng tới việc nâng cao năng lực chú ý của nam VĐV Vovinam tỉnh Đồng
Nai; năng lực chú ý sẽ được hình thành và phát triển tốt hơn, tạo điều kiện
nâng cao thành tích thi đấu thông qua các bài tập tâm lý và những bài tập kỹ
chiến thuật chuyên môn có định hướng phát triển về mặt chú ý.



4
Chương 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.

Đặc điểm hoạt động đặc trưng của VĐV Võ Vovinam:
1.1.1. Đặc điểm chuyên môn của Vovinam
Vovinam được cố võ sư Nguyễn Lộc sáng lập và được công nhận chính

thức năm 1938. Dựa trên nền tảng võ và vật dân tộc, đồng thời nghiên cứu
tinh hoa của các môn võ khác trên thế giới để dung nạp, sử dụng và hóa giải,
nhất là cải tiến nền tảng kỹ thuật của mình theo nguyên lý Cương - Nhu phối
triển, hệ thống kỹ thuật (đòn thế, bài bản…) của môn phái Vovinam khá
phong phú, đa dạng và mang một số nét đặc trưng. [1], [61],[72]
1.1.1.1. Tính thực dụng
“Đây là đặc trưng nổi bật nhất của Vovinam. Thay vì phải mất một thời
gian luyện tấn, đi quyền rồi mới học phân thế; võ sinh Vovinam được Huấn
luyện viên hướng dẫn ngay các thế khóa gỡ (khi bị nắm tóc, nắm áo, nắm tay,
bóp cổ, ôm ngang…), phản đòn căn bản (khi bị đấm, đá, đạp…) song song
với những kỹ thuật gạt, đấm, đá, chém, té ngã… ngay từ các buổi tập đầu tiên.
Đây là tư duy khá mới mẽ của cố võ sư Nguyễn Lộc vào những năm cuối thập
kỷ 30, nhằm giúp võ sinh có thể tự vệ hữu hiệu được ngay. Tính thực dụng đó
không những phù hợp với hoàn cảnh xã hội lúc bấy giờ mà càng hợp lý và có
giá trị đối với thời đại ngày nay, vì võ sinh không chỉ tập trung thời gian cho
việc luyện võ mà còn có nhiều nhu cầu và nhiệm vụ thiết yếu như: học hỏi
thêm một số lãnh vực khác (văn hóa, nghiệp vụ…) cũng như giải trí, làm
việc để mưu sinh”. [61 trang 8]
1.1.1.2. Tính liên hoàn
Đặc trưng tiếp theo là tính liên hoàn. “Một đòn thế Vovinam tung ra
luôn luôn phải có tối thiểu 3 động tác. Thí dụ: muốn phản đòn đấm thẳng tay

phải của đối phương, võ sinh sẽ bước chân trái sang bên trái cùng lúc dùng


5
tay phải gạt tay đấm đối phương để tránh né; sau đó phản công bằng cách
dùng tay trái chém vào mắt hay mặt và kết thúc bằng cú đấm thấp tay phải
vào bụng đối phương; hoặc thế chiến lược (liên hoàn tấn công) số 1 bao gồm
cú chém úp bàn tay vào mắt hoặc mặt, bồi thêm cú đấm thấp tay phải vào
bụng và tiến chân phải lên dùng chỏ phải đánh vào thái dương của đối
phương. Nói chung , có thể đó là những động tác liên hoàn bằng tay (chém,
xỉa, đấm, bật, chỏ…), hay bằng chân (đá, đạp, quét, cài, móc…), hoặc đòn tay
đi kèm với đòn chân (chém quét, triệt ngã…). Lối ra đòn này nhằm chiếm thế
thượng phong khi tự vệ và chiến đấu, phù hợp với thể tạng gọn gàng và nhanh
lẹ của người Việt Nam, đồng thời cũng là biện pháp đề phòng trường hợp 1
hoặc 2 đòn ban đầu đánh chưa trúng đích”. [61 trang 9]
1.1.1.3. Nguyên lý cương nhu phối triển
Hệ thống kỹ thuật Vovinam còn tuân thủ nguyên lý Cương - Nhu phối
triển. Lúc bị tấn công, võ sinh thường né tránh (nhu), rồi mới phản công
(cương). Bên cạnh đó, Vovinam cũng có nhiều kỹ thuật tấn công nhưng vẫn
đảm bảo nguyên lý này; chẳng hạn như khi tung một cú đá tấn công hoặc
phản công (cương) vào thân thể đối, võ sinh phải dùng tay che mặt và bảo vệ
hạ bộ để thủ (nhu). Ngay trong phương pháp luyện tập té ngã (không nguy
hiểm, không đau), võ sinh phải lên gân và co tròn thân người lại (cương), sau
đó lăn tròn thân người lúc ngã xuống (nhu) để hóa giải lực tấn công của đối
phương và sức rơi của trọng lượng cơ thể. Nhờ vậy, võ sinh Vovinam tập
luyện đòn thế và té ngã trên sàn gạch bình thường như trên thảm. [1]
Nói khác đi, hệ thống kỹ thuật Vovinam bao gồm những thế nhu
nhuyễn, các đòn cương mãnh và ngay trong bản thân từng đòn thế cũng chứa
đựng sự kết hợp giữa cương - nhu, giống như sự giao hòa giữa âm - dương
trong thiên nhiên và xã hội. Cương Nhu phối triển không đơn thuần là sự bao

hàm cả 2 tính cương và nhu mà nó linh động, biến hóa. Có lúc cương nhiều,


6
nhu ít; có khi cương ít nhu nhiều; có lúc nửa cương nửa nhu, tùy theo từng
hoàn cảnh cụ thể. Nguyên lý này còn thể hiện trong đời sống tinh thần và cách
hành xử của võ sinh Vovinam vì:”Cương tượng trưng sự hào hùng, ý chí sắt
thép, lòng cương quyết và đức dũng của con nhà võ. Nhu biểu tượng tính nhu
hòa, điềm đạm và lòng Nhân của người võ sĩ. Có cương mà thiếu nhu sẽ
không biến hóa, linh hoạt theo từng hoàn cảnh cụ thể. Ngược lại, có nhu
nhưng thiếu cương sẽ không phát huy được hiệu quả tối đa” [61].
1.1.1.4. Vận dụng các nguyên lý khoa học
Cũng như các võ phái khác, kỹ thuật Vovinam vận dụng các nguyên lý
khoa học vào võ thuật như: lực ly tâm (các thế xoay người, gạt, đỡ, đấm đá,
đánh chỏ…theo hình vòng cung hoặc vòng tròn); lực đòn bẫy (các thế bẻ,
khóa, gày, móc, chặn…), lực xoáy (các thế đấm thẳng…), lực co gấp và sức
bật (các đòn quăng, quật, vật, nhảy…), v.v… hầu giúp võ sinh ít hao tốn sức
lực khi thi triển đòn thế mà vẫn đạt hiệu quả cao. Đặc biệt, các đòn chém
quét, chém triệt, chỏ triệt (lực tay và chân đánh cùng lúc nhưng nghịch chiều),
triệt ngã (lực tay và lực chân đánh cùng lúc và cùng chiều) cùng các thế quặp
cổ (bất ngờ tung ra khi đối phương bất cẩn, lảo đảo…) trong hệ thống đòn
chân cơ bản được sử dụng để đánh ngã đối phương cũng là một đặc trưng kỹ
thuật quan trọng của Vovinam. [38]
1.1.1.5. Nguyên tắc “một phát triển thành ba”
“Một điểm đáng chú ý khác là các bài đơn luyện (quyền tay không,
quyền có binh khí), song luyện (2 võ sinh thực hiện liên tục một số đòn thế
tay không hoặc có vũ khí theo quy ước), đa luyện (3-4 võ sinh thực hiện liên
tục một số đòn thế tay không hoặc có vũ khí theo quy ước) chính là sự kết nối
hợp lý các khóa gỡ, các thế phản đòn căn bản…để tạo điều kiện thuận lợi cho
võ sinh ôn luyện.Đây chính là nguyên tắc” một phát triển thành ba”trong hệ

thống kỹ thuật của bộ môn” [15 trang 23]


7
Hơn một thập kỷ qua, Vovinam lại có thêm một số bài Nhu khí công
quyền dành cho tất cả võ sinh và các bài Liên hoàn đối luyện dành cho người
có tuổi bao gồm những động tác nhẹ nhàng và không té ngã. [72]
Không ngừng được bổ sung trong 40 năm qua, hệ thống đòn thế, bài
bản tay không và cả vũ khí (dao, kiếm, côn, búa, mã tấu, tay thước, đao, đại
đao…) của Vovinam đảm bảo những đặc trưng cơ bản ban đầu cũng như vừa
mang tính truyền thống Việt Nam và vừa mang tính hiện đại.
Vovinam là môn đối kháng cá nhân trực tiếp nên yêu cầu các VĐV
Vovinam phải có kỹ thuật cơ bản điêu luyện để điều chỉnh chính xác nhằm
phối hợp chiến thuật biến hóa, phức tạp trong tấn công và phòng thủ để giành
điểm. Các kỹ thuật Vovinam chủ yếu được thực hiện bởi chân và tay (các vận
động viên dùng chân để đá, tay để đấm đỡ gạt, thực hiện đòn chân tấn công
quy định trong thi đấu). [1], [72]
Trong hoạt động thi đấu Vovinam chủ yếu là các đòn đánh diễn ra với tốc
độ rất nhanh với các kỹ thuật tay và chân luân phiên nên sức mạnh tốc độ
đóng vai trò rất quan trọng. Bởi vậy, có thể nói sức mạnh tốc độ là tố chất thể
lực đặc thù của môn võ này và nó cho phép VĐV có đủ khả năng để thực hiện
kỹ thuật, chiến thuật trong tập luyện và thi đấu. Khi sức mạnh của VĐV được
cải thiện VĐV có thể thực hiện các kỹ thuật một cách hoàn thiện, hiệu quả
hơn, ít bị chấn thương, thành tích thi đấu tốt hơn. [31] [62]
Muốn đạt được thành tốt nhất trong quá trình huấn luyện thể thao, cần
phải luôn luôn kết hợp các nhân tố cấu tạo thành trình độ vận động nhằm
nâng cao lên một trình độ tương ứng mới, làm cho hiệu quả huấn luyện thu
được luôn luôn có sự kết hợp chặt chẽ với nhau. Huấn luyện thể lực phải lấy
huấn luyện kỹ thuật, chiến thuật làm cơ sở, nắm chắc kỹ thuật tiên tiến là tiền
đề phát huy trình độ huấn luyện thể lực.Huấn luyện thể lực và huấn luyện kỹ

thuật là sự kết hợp trên hình thức biểu hiện của động tác kỹ thuật. Ngoài ra


8
còn phải tiến hành xem xét các mặt khác như: Vận động học, đặc điểm động
lực học, các chức năng sinh lý. Có như vậy mới làm cho kỹ thuật môn chuyên
sâu luôn được củng cố và nâng cao, làm cho hiệu quả của sự huấn luyện thể
lực thông qua sự chuyển hóa từ kỹ thuật chuyên sâu sang thành tích thể thao.
[31], [61]
1.1.2. Đặc điểm hoạt động thể lực của VĐV Vovinam.
Sức mạnh: “Là khả năng khắc phục lực đối kháng bên ngoài hoặc đề
kháng lại nó bằng sự nỗ lực của cơ bắp”. [75]
Cơ bắp có thể sinh ra lực trong những trường hợp:
- Không thay đổi độ dài cơ (chế độ tĩnh).
- Giảm độ dài của cơ (chế độ khắc phục).
- Tăng độ dài của cơ (chế độ nhượng bộ).
Chế độ khắc phục và chế độ nhượng bộ hợp thành chế độ động lực.
Trong các chế độ hoạt động như vậy, cơ bắp sản sinh ra các lực cơ học
có trị số khác nhau, cho nên có thể xem chế độ hoạt động của cơ là cơ sở phân
biệt các loại sức mạnh cơ bản. Bằng thực nghiệm và phân tích khoa học,
người ta đã đi đến một số kết luận có ý nghĩa cơ bản trong phân loại sức
mạnh. [75]
Trị số lực sinh ra trong các động tác chậm hầu như không khác biệt với
các trị số lực phát huy trong điều kiện đẳng trường. Trong chế độ nhượng bộ,
khả năng sinh lực của cơ là lớn nhất, đôi khi gấp 2 lần lực phát huy trong điều
kiện tĩnh. Trong các động tác nhanh, trị số lực giảm dần theo chiều tăng tốc
độ. Khả năng sinh lực trong các động tác nhanh tuyệt đối (tốc độ) và khả năng
sinh lực trong các động tác tĩnh tối đa (sức mạnh tĩnh) không có tương quan
với nhau. Trên cơ sở đó có thể phân chia năng lực phát huy lực của con người
thành các loại: sức mạnh đơn thuần (khả năng sinh lực trong các động tác

chậm hoặc tĩnh), sức mạnh tốc độ (khả năng sinh lực trong các động tác


9
nhanh). Nhóm sức mạnh tốc độ lại được phân nhỏ tùy theo chế độ vận động
thành sức mạnh động lực và sức mạnh hoãn xung. [44]
Trong hoạt động thể thao, tố chất sức mạnh luôn có quan hệ với các tố
chất thể lực khác, cụ thể là sức nhanh và sức bền. Do đó năng lực sức mạnh
được phân thành ba hình thức: Năng lực sức mạnh tối đa, năng lực sức mạnh
nhanh (sức mạnh – tốc độ), năng lực sức mạnh bền. Đồng thời các năng lực
sức mạnh này rất có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động TD-TT, có vai trò
quyết định đến thành tích của hoạt động. [33]
Sức nhanh: Là một tổ hợp thuộc tính chức năng của con người. Nó
quy định chủ yếu và trực tiếp đặc tính tốc độ động tác cũng như thời gian
phản ứng vận động.
Người ta phân biệt ba hình thức đơn giản biểu hiện sức nhanh như sau:
- Thời gian tiềm tàng của phản ứng vận động.
- Tốc độ động tác đơn (với lượng đối kháng bên ngoài nhỏ).
- Tần số động tác.
Các hình thức đơn giản của sức nhanh tương đối độc lập với nhau. Đặc
biệt, những chỉ số về thời gian phản ứng vận động hầu như không tương quan
với tần số động tác. Những hình thức kể trên là thể hiện các năng lực tốc độ
khác nhau.
Sức nhanh được thể hiện trong môn Vovinam là tốc độ ra đòn, khả năng
phản ứng với tình huống bất ngờ trong trận đấu, là tố chất thể lực cơ sở để
VĐV có thể tiến hành các hành vi vận động: đấm, đá, tránh né đòn… trong
thời gian ngắn nhất với các điều kiện qui định. Trong suốt trận đấu VĐV
Vovinam phải thực hiện các động tác di chuyển, đấm, đá, phòng thủ, tấn
công… những hoạt động này được thực hiện lặp đi lặp lại nhiều lần trong
những khoảng thời gian rất ngắn. Mặt khác, đặc trưng hoạt động của các môn

võ nói chung và môn Vovinam nói riêng là những tình huống xuất hiện bất


10
ngờ, luôn thay đổi. Vì thế đòi hỏi VĐV phải có tốc độ phản ứng nhanh để
nhận biết chính xác và đáp ứng kịp thời với những tình huống xuất hiện bất
ngờ trong thi đấu, nhờ đó VĐV có thể tấn công, phản công hoặc phòng thủ
đúng lúc, đúng chỗ. [61], [76]
Sức bền: “Là năng lực thực hiện một hoạt động với cường độ cho
trước, hay là năng lực duy trì khả năng vận động trong thời gian dài nhất mà
cơ thể có thể chịu đựng được”. [75]
Tố chất sức bền ở đây chủ yếu nói lên khả năng khắc phục sự mệt mỏi
của cơ thể trong quá trình hoạt động thể thao. Sức bền đảm bảo cho VĐV đạt
được một cường độ tốt nhất (tốc độ, dung lực, nhịp độ chơi hoặc thi đấu, sử
dụng sức lực) trong thời gian vận động kéo dài của thi đấu tương ứng khả
năng huấn luyện của mình. Sức bền còn đảm bảo chất lượng động tác cao và
giải quyết hoàn hảo các hành vi kỹ - chiến thuật tới cuối cuộc đối đầu và khi
vượt qua một khối lượng vận động lớn trong tập luyện. Do đó sức bền không
những là một nhân tố xác định và ảnh hưởng lớn đến thành tích thi đấu mà
còn là một nhân tố xác định khả năng chịu đựng lượng vận động của VĐV.
Sức bền phát triển tốt cũng là một điều kiện quan trọng để hồi phục nhanh. Để
tạo thành năng lực sức bền cần phải chú ý hai yếu tố chính của lượng vận
động là huấn luyện sức bền chung và sức bền chuyên môn. [31]
Sức bền chuyên môn: “Là khả năng duy trì hoạt động cao trong những
bài tập chuyên môn nhất định” [75].
Huấn luyện sức bền chuyên môn phục vụ trực tiếp cho việc hình thành
và thể hiện thành tích thể thao. Điều này cần phải nói tới các yêu cầu trong
tập luyện và thi đấu. Những yêu cầu này trong mối tác động tổng hợp của
chúng hướng vào việc hình thành các phẩm chất chuyên môn của cá nhân và
các kỹ thuật thể thao tương xứng với thi đấu, các kỹ năng, kỹ xảo chiến thuật

cũng như các tố chất thể lực và các cách điều khiển, thích nghi với tính chất


11
sinh vật học tương ứng. Đặc trưng của huấn luyện sức bền chuyên môn là tất
cả các chỉ số của lượng vận động gần giống hoặc có thể cao hơn các điều kiện
thi đấu riêng biệt của từng môn thể thao và phù hợp với một vài nhân tố điều
kiện bên ngoài. [12]
Trong thi đấu Vovinam, thời gian thi đấu kéo dài 3 hiệp mỗi hiệp 2 đến
3 phút (tuỳ theo tính chất mỗi giải) nghỉ giữa hiệp 1 phút , các VĐV Vovinam
phải liên tục tiếp nhận và đánh giá tình huống, tốc độ di chuyển, tốc độ ra đòn
của đối phương, để đưa ra quyết định nhanh. Vì vậy, môn Vovinam đòi hỏi
VĐV phải có sức bền chuyên môn cao mới có thể hoạt động liên tục với
cường độ cao để duy trì được thể lực cho đến giây cuối cùng của trận đấu.
Trong khi thi đấu tính hưng phấn, tính khẩn trương cũng như sự mệt mỏi luôn
đồng hành và tồn tại, tổng lượng vận động rất lớn. Vì vậy chỉ có thể dựa vào
sức bền mới bảo đảm được khả năng thi đấu cho VĐV. Có sức bền tốt còn
đảm bảo duy trì và tăng thêm số lượng động tác thi đấu hiệu quả trong quá
trình thi đấu, tạo ra hiệu quả cho VĐV Vovinam hồi phục nhanh sau những
lần gắng sức chống lại những lần phòng thủ trước loạt tấn công của đối
phương trong trận đấu.
Ngoài ra, sức bền có mối quan hệ chặt chẽ với các tố chất thể lực khác
như sức nhanh, sức mạnh… Những mối quan hệ này thể hiện khá nổi trội
trong môn Vovinam bằng các tố chất như: Sức mạnh – nhanh, sức bền – tốc
độ. [61]
Năng lực phối hợp vận động: «Năng lực phối hợp vận động là một
phức hợp các tiền đề của VĐV (cần thiết ít hoặc nhiều) để thực hiện thắng lợi
một hoạt động thể thao nhất định. Năng lực này được xác định trước hết
thông qua các quá trình điều khiển (các quá trình thông tin) và được vận động
viên hình thành và phát triển trong tập luyện. Năng lực phối hợp vận động có

quan hệ chặt chẽ với các phẩm chất tâm lý và năng lực khác như sức mạnh,


×