Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

Luận án tiến sĩ khoa học giáo dục dạy học nghề cắt gọt kim loại trình độ cao đẳng theo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.28 MB, 57 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

ĐỖ THANH VÂN

DẠY HỌC NGHỀ CẮT GỌT KIM LOẠI
TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG
THEO TIÊU CHUẨN KỸ NĂNG NGHỀ QUỐC GIA

Chuyên ngành:Lý luận và PPDH Bộ môn Kỹ thuật công nghiệp
Mã số: 9140111

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Hà Nội – Năm 2019


Công trình được hành thành tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS. TS. Nguyễn Văn Bính.
2. TS. Nguyễn Trần Nghĩa.

Phản biện 1: PGS.TS Tạ Chi Phương – Trường ĐHSP Hà
Nội 2
Phản biện 2: PSG.TS Bùi Trung Thành – Trường ĐH SPKT
Hưng Yên
Phản biện 3: PSG.TS Đặng Văn Nghĩa – Trường ĐHSP Hà
Nội

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường tại
Phòng bảo vệ luận án, tầng 2 nhà Thư viện, Trường Đại học


Sư phạm Hà Nội – 136 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội
vào hồi ....giờ ... ngày ... tháng... năm

Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia, Hà Nội.
Hoặc Thư viện Trường Đại học Sư phạm hà Nội.



DANH MỤC
CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
[1]. Đỗ Thanh Vân (2013), “Hiệu quả liên kết với các cơ cơ sở sản
xuất, kinh doanh, dịch vụ trong quá trình đào tạo nghề: Thực trạng và
giải pháp”, Tạp chí Khoa học giáo dục – Viện NCKHGD, số 95
(8/2013), tr 54 – 56
[2]. Bùi Minh Hải - Đỗ Thanh Vân (2015), “Mô hình dạy học định
hướng phát triển năng lực trong dạy học công nghệ”, Tạp chí Khoa
học Đại học Sư phạm Hà Nội, số 8D 2015, tr 53 – 56
[3]. Đỗ Thanh Vân (2018), “Một số hướng triển khai dạy học theo
tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia”, Tạp chí Giáo dục – Bộ GD&ĐT,
số 423 (kỳ 1 - 2/2018), tr 55 – 57
[4]. Đỗ Thanh Vân (2018), “Bản chất của dạy học theo tiêu chuẩn kỹ
năng nghề quốc gia”, Tạp chí Giáo dục – Bộ GD&ĐT, số 426 (kỳ 2 3/2018), tr 50 – 53


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
+ Dạy nghề Việt Nam đang chuyển mạnh từ đào tạo chủ yếu theo
“cung” sang đào tạo theo “cầu” của doanh nghiệp, thị trường lao động

trong nước, đồng thời tăng sức cạnh tranh trên thị trường lao dộng quốc
tế, đáp ứng nhu cầu hội nhập nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu về dạy
nghề trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước và hội nhập
quốc tế.
+ Để đáp ứng yêu cầu đổi mới và phát triển dạy nghề, cần đồng
thời thực hiện đồng bộ hệ thống các giải pháp trong đó xây dựng, phát
triển đội ngũ giáo viên dạy nghề không những đảm bảo số lượng, đồng bộ
về cơ cấu ngành nghề đào tạo mà còn đặc biệt thường xuyên coi trọng
nâng cao chất lượng.
+ Hiện nay, Nhà nước đã ban hành tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc
gia nghề cắt gọt kim loại nhằm nâng cao chất lượng dạy nghề theo yêu
cầu hội nhập quốc tế. Việc tiến hành đào tạo nghề theo tiêu chuẩn kỹ năng
nghề quốc gia cần được nghiên cứu nghiêm túc, là một vấn đề cấp thiết
của lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp. Hiện nay vẫn chưa có công trình nào
nghiên cứu và triển khai việc đào tạo nghề theo tiêu chuẩn kỹ năng nghề
quốc gia.
Vậy, nghiên cứu đề tài “Dạy học nghề Cắt gọt kim loại trình độ
cao đẳng theo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia” là có giá trị về lý luận
và thực tiễn.
2. Mục đích nghiên cứu
Thiết kế và triển khai quá trình dạy nghề Cắt gọt kim loại trình độ
cao đẳng theo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia nhằm đào tạo sinh viên
có năng lực và phẩm chất của người lao động ngay từ khi vào nghề, thực


2
hiện tốt các nhiệm vụ, các công việc của nghề và có khả năng phát triển
trong môi trường lao động gắn với nghề.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu: Thực tiễn hoạt động đào tạo nghề Cắt

gọt kim loại trình độ cao đẳng.
3.2 Đối tượng nghiên cứu: Quá trình dạy học nghề Cắt gọt kim
loại theo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia.
4. Giả thiết khoa học
Nếu thiết kế và triển khai dạy học nghề cắt gọt kim loại trình độ
cao đẳng theo các tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia thì sẽ giúp cho sinh
viên ngay sau khi ra trường có thể làm quen và nhanh chóng làm tốt các
nhiệm vụ, các công việc của nghề và có tiềm lực phát triển về sau (thể
hiện qua đánh giá quá trình và đánh giá kết thúc mô đun).
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của dạy học theo các
tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia nhằm nâng cao chất lượng đào tạo đáp
ứng yêu cầu thực tiễn.
5.2 Khảo sát, phân tích, nhận định thực trạng đào tạo nghề Cắt
gọt kim loại trình độ cao đẳng trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tại
thành phố Hồ Chí Minh.
5.3 Đề xuất một số biện pháp đổi mới nội dung, phương pháp,
phương tiện dạy học và đánh giá kết quả học tập theo tiêu chuẩn kỹ năng
nghề quốc gia.
5.4 Thực nghiệm sư phạm, ý kiến chuyên gia về sự cần thiết, tính
khả thi và ý nghĩa tác động của các biện pháp nâng cao chất lượng đào tạo
nghề Cắt gọt kim loại trình độ cao đẳng theo tiêu chuẩn kỹ năng nghề
quốc gia đã đề xuất.
6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu


3
- Đề tài nghiên cứu chương trình đào tạo nghề Cắt gọt kim loại
trình độ cao đẳng, tập trung vào nội dung, yêu cầu, phương pháp, phương
tiện và công cụ đánh giá theo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia.

- Khảo sát thực trạng đào tạo nghề Cắt gọt kim loại trình độ cao
đẳng tại một số cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
và các tỉnh khu vực phía Nam.
- Đề xuất một số biện pháp đổi mới nội dung, phương pháp đào
tạo và đánh giá kết quả học tập theo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia và
thực nghiệm sư phạm, ý kiến chuyên gia.
- Đề tài lựa chọn mô đun tiện, phay CNC để minh họa xây dựng
nội dung, phương pháp và công cụ đánh giá kết quả học tập theo tiêu
chuẩn kỹ năng nghề quốc gia với biện pháp đã đề xuất.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: phân tích, tổng hợp,
so sánh các tài liệu, các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước, xây
dựng cơ sở lý luận của đề tài.
7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
- Điều tra bằng phiếu hỏi, quan sát, tọa đàm và trực tiếp phỏng
vấn sâu để có cơ sở đề xuất các giải pháp dạy học, để nhận được sự tư
vấn, đánh giá cho kết quả nghiên cứu.
- Phương pháp kiểm nghiệm: phương pháp thực nghiệm sư phạm,
phương pháp chuyên gia đánh giá kết quả nghiên cứu.
7.3 Phương pháp thống kê toán học: xử lý kết quả thực nghiệm,
điều tra.
8. Những luận điểm cần bảo vệ trong luận án
Dạy học theo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia sẽ phát triển năng
lực hành động của sinh viên, qua đó góp phần nâng cao chất lượng đào
tạo và đáp ứng yêu cầu hành nghề.


4
9. Đóng góp mới của luận án
9.1. Về lý luận: Vận dụng phương pháp luận nghiên cứu lý luận

dạy học bộ môn để đề xuất và xây dựng cơ sở lý thuyết cho quan điểm
dạy học theo tiêu chẩn kỹ năng nghề quốc gia góp phần làm phong phú
cho lý luận dạy học bộ môn, cụ thể: Làm rõ quan điểm Dạy học theo
TCKNNQG và các đặc điểm của nó; phân tích cơ sở khoa học của quan
điểm này; đề xuất quy trình dạy học theo TCKNNQG.
9.2. Về thực tiễn: Đề xuất 2 biện pháp triển khai dạy học theo
TCKNNQG vào dạy học mô đun thực tập tốt nghiệp, bước đầu thử nghiệm
có tính khả thi, hiệu quả và có thể tham khảo tốt cho những người quan
tâm đến quan điểm dạy học này.
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA DẠY HỌC THEO
TIÊU CHUẨN KỸ NĂNG NGHỀ QUỐC GIA
1.1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
1.1.1. Những nghiên cứu về dạy học theo tiêu chuẩn kỹ năng
nghề:
a) Trên thế giới
Trong những nghiên cứu về dạy học theo tiêu chuẩn kỹ năng nghề
trên thề giới đều có những quan điểm chung là theo mô hình sử dụng cách
tiếp cận đào tạo và chứng nhận kỹ năng dựa trên chỗ làm việc, như: Các
nước Tiểu vùng Sông Mê Công đã sử dụng các bộ tiêu chuẩn này của ILO
để thử nghiệm đánh giá công nhận lẫn nhau về trình độ và kỹ năng nghề
trong khu vực cho một số lĩnh vực nghề như công nghệ ô tô, hàn, phục vụ
buồng khách sạn.: Thi và kiểm tra cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia
ở Nhật Bản là một hệ thống thi kiểm tra để đánh giá và công nhận năng
lực nghề và sự hiểu biết của người lao động theo một tiêu chí định sẵn.


5
Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia ở Malaysia là sự chỉ rõ về những năng
lực đòi hỏi một người lao động có tay nghề về một lĩnh vực và trình độ

nghề nghiệp...
b) Ở Việt Nam
Trong những nghiên cứu bàn luận liên quan đến dạy học theo tiêu
chuẩn kỹ năng nghề quốc gia cho sinh viên đều nhấn mạnh đến việc dạy
học theo tiếp cận năng lực. Các tác giả Đỗ Ngọc Thống, Đinh Quang Báo,
Đỗ Tiến Đạt, Mai Văn Hưng, Đỗ Việt Hùng, Đỗ Đức Thái, Trần Thị Kim
Dung, Nguyễn Văn Khôi, Lê Huy Hoàng, Nguyễn Thanh Trịnh, Nguyễn
Trần Nghĩa, Hồ Ngọc Tiến, Phan Thị Hải Vân, Nguyễn Quang Việt,
Nguyễn Thanh Hà... đều tập trung làm rõ các khái niệm như năng lực,
mục tiêu đào tạo theo năng lực, phương pháp xây dựng chương trình theo
tiếp cận năng lực, đánh giá theo năng lực,… và các tiêu chí đào tạo giáo
viên theo tiếp cận năng lực. Đổi mới PPDH theo tiếp cận năng lực, các
con đường thực hiện đào tạo nghề theo năng lực gắn với các môn học cụ
thể, nghiên cứu về kiểm tra đánh giá theo năng lực.
1.2 CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1.2.1. Các khái niệm công cụ
1.2.1.1 Khái niệm tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia
Luận án này sử dụng khái niệm TCKNNQG ghi trong Luật Việc
làm, cụ thể: “Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia là quy định về kiến thức
chuyên môn, năng lực thực hành và khả năng ứng dụng kiến thức, năng
lực đó vào công việc mà người lao động cần phải có để thực hiện công
việc theo từng bậc trình độ kỹ năng của từng nghề”.
Trong khái niệm này, khái niệm kỹ năng nghề được hiểu theo
nghĩa rộng hơn so với khái niệm kỹ năng thường dùng (khả năng thực
hiện thành thạo một thao tác, hành động). Ở đây khái niệm kỹ năng nghề


6
này phải được hiểu bao gồm cả kỹ năng trí tuệ, kỹ năng giao tiếp và hợp
tác; nghĩa là giống nội hàm khái niệm năng lực.

1.2.1.2 Khái niệm dạy học theo TCKNNQG
Dạy học theo TCKNNQG trong luận án này được hiểu là một
quan điểm dạy học hay một phương pháp luận dạy học với ý tưởng là coi
các TCKNNQG là các mục tiêu cụ thể, là cái đích mà người học phải hiểu
được, phải tự mình chiếm lĩnh được sau một khóa học với sự giúp đỡ của
người dạy. Ý tưởng của quan điểm dạy học này là vận dụng phương pháp
sư phạm tương tác, giữa các tác nhân tham gia vào quá trình dạy học về 3
tác nhân chính là người học, người dạy và môi trường. Trên cơ sở đó thiết
kế hoạt động dạy học dựa trên mối quan hệ biện chứng với sự tương tác
của 3 tác nhân chính này để điều khiển hoạt động của nhân vật trung tâm
của quá trình dạy học – người học hướng tới các TCKNNQG cũng là mục
tiêu của việc học để chiếm lĩnh chúng. Người dạy tương tác với người học
thông qua các tác động sư phạm để điều khiển hoạt động học đạt tới mục
tiêu học. Trong quá trình vận hành này cả người học và người dạy đều
tương tác với môi trường.
1.2.2 Các khái niệm liên quan
1.2.2.1 Khái niệm phân tích nghề
- Phân tích nghề trong luận án này được hiểu là “phân tích thực
trạng công việc” nhằm mục đích thu thập thông tin về nghề đã được lựa
chọn khi tiến hành hoạch định lĩnh vực.
Mỗi một nghề sẽ bao gồm những nhiệm vụ (DUTIES) cụ thể.
Trong mỗi nhiệm vụ sẽ có những công việc (TASKS) phải thực hiện. Kết
quả phân tích nghề được dùng làm cơ sở cho việc thiết kế nội dung chương
trình đào tạo và xây dựng các tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia.
1.2.2.2 Khái niệm về năng lực và năng lực thực hiện


7
Trong tiếng Anh thuật ngữ “competency” được dùng cả với nghĩa
là năng lực và năng lực thực hiện trong tiếng Việt. Nhiều tác giả cũng

dùng như vậy. Trong luận án này chỉ định nghĩa khái niệm năng lực thực
hiện và khái niệm được dùng trong luận án như sau: “Năng lực thực hiện
là kiến thức, kỹ năng, thái độ được tích hợp nhuần nhuyễn không tách rời
để thực hiện trọn vẹn các nhiệm vụ, công việc của nghề theo tiêu chuẩn
của thị trường lao động đặt ra”.
1.2.2.3 Khái niệm chuẩn đầu ra
Theo UNESCO “Chuẩn đầu ra (Learing outcomes) là toàn
bộ thông tin, kiến thức, sự hiểu biết, giá trị, kỹ năng, năng lực hoặc hành
vi đòi hỏi một người làm chủ được nhờ vào việc hoàn thành một chương
trình giáo dục có thể chứng minh sau khi hoàn thành quá trình học tập và
hoặc có thể chứng minh sau khi hoàn thành một quá trình thực tập cũng
như các kiến thức, kỹ năng thực hành cụ thể đã đạt được và chứng minh
bằng việc hoàn tất thành công một bài học.
1.3 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ DẠY HỌC
THEO CHUẨN KỸ NĂNG NGHỀ.
1.3.1 Cơ sở lý luận dạy học của hoạt động dạy học theo tiêu
chuẩn kỹ năng nghề quốc gia
Theo phương pháp SPTT, bất kỳ quá trình dạy học nào cũng tồn
tại nhiều tác nhân khác nhau tham gia vào quá trình này. Phương pháp
SPTT qui về ba tác nhân chính, đó là người học (NH), người dạy (ND) và
môi trường (MT).
Cơ sở lý luận để thiết kế tiến trình dạy học theo TCKNNQG là
dựa trên ba tác nhân chính của quá trình dạy học (người dạy, người học
và môi trường) tương tác với nhau thông qua công nghệ sư phạm và bằng
các hoạt động điều khiển và tự điều khiển. Ba tác nhân trên có mối quan


8
hệ biện chứng với nhau, tác động qua lại với nhau làm cho quá trình dạy
học trở nên phong phú, phức tạp nhưng điều khiển được.

Trong mô phỏng này tác giả cũng đã trình bày một vài điểm khác
nhau theo quan điểm của mình cho phù hợp với tư tưởng của dạy học theo
TCKNNQG (hình 1-1).

Công nghệ sư phạm
ND

MTDH
PPD

NDDH
PPH

Kết
quả
học

Môi trường
Mục tiêu
DH
(TCKN
NQG)

NH

Nhà trường

Xã hội

Tự nhiên


- MT DH
- ND-CTDH
- CSVC
phục vụ dạy
học
- Quản lý

Nhà nước, cơ
quan, đoàn
thể, gia đình,
kinh tế, truyền
thống, công
ty…

Các hiện
tượng và sự
vật thế giới tự
nhiên

Hình 1-1. Mô hình quá trình dạy học theo quan điểm sư phạm
tương tác
1.3.2 Dạy học theo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia
1.3.2.1 Dạy học theo TCKNNQG
Dạy học theo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia là phương pháp
luận dạy nghề với ý tưởng lấy TCKNNQG làm chuẩn đầu ra và coi các


9
TCKNNQG vừa là điểm xuất phát, vừa là đích mà quy trình dạy học

hướng tới. Theo ý tưởng này, các thành tố của quy trình dạy học như mục
đích dạy học, nội dung và chương trình dạy học, phương pháp dạy học,
PTDH, kiểm tra đánh giá… (qui về ba thành tố chính: ND/HĐD –
NH/HĐH – MTDH) đều được thiết kế, vận hành nhất quán với
TCKNNQG.
1.3.2.2 Cấu trúc của dạy học theo TCKNNQG
Cấu trúc của mô hình DH theo TCKNNQG bao gồm các thành
phần như: bộ các TCKNNQG; mục tiêu dạy học; nội dung chương trình
dạy học; PPDH – PTDH; hình thức DH; đánh giá việc học và cơ sở vật
chất cho DH. Các thành phần này đều có liên hệ biện chứng với nhau,
trong đó thành phần các TCKNNQG là trung tâm, chi phối tất cả các thành
phần khác. Nó là điểm xuất phát và cũng là đích đến (đầu ra) của quá trình
dạy học. Có thể mô hình hóa mối quan hệ này như sau:
Mục tiêu dạy học
Chương trình,
nội dung dạy học
Đánh giá học tập

TCKNNQG
Phương pháp DH
– Phương tiện
DH
Hình thức dạy
học

Hình 1-2. Cấu trúc dạy học theo TCKNNQG


10
1.3.3 Các đặc điểm của dạy học theo tiêu chuẩn kỹ năng nghề

quốc gia
1. Học đi đôi với hành (hành/làm là chính) là đặc trưng quan trọng
của dạy học theo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia. Hoạt động dạy học,
hoạt động học phải được thiết kế theo nguyên tắc sư phạm tương tác dựa
trên thực tiễn nghề nghiệp.
2. Trong dạy học (theo TCKNNQG), việc nắm vững các kiến
thức, kỹ năng nghề quốc gia đơn lẻ chưa đủ để có năng lực nghề, mà các
kiến thức, kỹ năng, thái độ này phải được tích hợp lại nhuần nhuyễn không
tách rời để thực hiện trọn vẹn các nhiệm vụ, công việc của nghề theo tiêu
chuẩn của thị trường lao động đặt ra mới được coi là có năng lực nghề. Vì
vậy, sự học/sự dạy học nghề (theo TCKNNQG) phải đặt trong các tình
huống nghề nghiệp thực tiễn.
3. Mục tiêu đào tạo/chuẩn đầu ra (TCKNNQG) là yếu tố trung
tâm tác động tới hoạt động dạy và hoạt động học, là kim chỉ nam định
hướng cho các hoạt động dạy, hoạt động học tới đích.
4. Đánh giá kết quả dạy học theo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc
gia được thực hiện trong tình huống thực hoặc tương tự với thực tiễn nghề
nghiệp; phải lựa chọn, xây dựng những tình huống bao hàm được các khía
cạnh khác nhau của năng lực và có độ khó đủ để đạt được trình độ năng
lực qui định trong chuẩn đầu ra.
1.3.4 Qui trình dạy học theo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia
Qui trình dạy học gồm các bước sau. (Hình 1-3)
Bước 1: Xác định mục tiêu của bài học/chủ đề theo các
TCKNNQG; Bước 2: Phân tích mối liên hệ mục đích dạy học - nội
dung/chương trình bài học – phương pháp dạy học và phương tiện dạy
học; Bước 3: Thiết kế tiến trình dạy học chiếm lĩnh tiêu chuẩn kỹ năng


11
nghề quốc gia; Bước 4: Thực hiện tiến trình dạy học; Bước 5: Tổng kết

và đánh giá kết quả giờ học.

Bước 1

Xác định mục tiêu (các TCKNNQG)
của bài học/chủ đề

Bước 2

Phân tích các mục tiêu (các TCKNNQG) –
Nội dung - PPDH

Bước 3

Thiết kế tiến trình dạy học đáp ứng mục tiêu
(các TCKNNQG) của bài học/chủ đề

Thực hiện tiến trình dạy học

Bước 4
Đánh giá Kết quả học
so với MTDH
(TCKNNQG) của bài
học/chủ đề

Bước 5

Tổng kết và đánh giá bài học

Hình 1-3. Quy trình dạy học theo TCKNNQG



12
1.3.5 Định hướng một số biện pháp/giải pháp triển khai dạy học
theo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia.
1.3.5.1 Thực hiện quan điểm tích hợp lý thuyết với thực hành
Thế giới và Việt Nam, phương pháp dạy học tích hợp được coi là
phương pháp dạy học hiệu quả để hình thành và phát triển năng lực người
học. Trong dạy học hiện đại, dạy học tích hợp lý thuyết và thực hành là
xu hướng được sử dụng nhiều. Trong dạy nghề, tích hợp lý thuyết và thực
hành đã đem lại nhiều lợi ích: Tránh lãng phí thời gian, đảm bảo tính hiệu
quả (học lý thuyết xong, thực hành vận dụng luôn).
1.3.5.2 Lựa chọn và phối hợp các phương pháp dạy học để tăng
tính chủ động, tự lực và tích cực của sinh viên (người học)
Nguyên lý thiết kế dạy học có sự nhất quán giữa các hoạt động
dạy và học và kiểm tra đánh giá với các chuẩn đầu ra gọi là nguyên lý CA
(Constructive Alignment) (hình 1-4). Dựa trên nguyên lý này có thể
nghiên cứu lựa chọn và phối hợp PPDH giúp SV chiếm lĩnh các
TCKNNQG.

Các hoạt
động gì là
phù hợp cho
người học để
đạt được các
chuẩn đầu
ra?

Chuẩn
đầu ra

môn
học

Hoạt
động
dạy và
học

Người học nên biết gì và
có thể làm được gì sau khi
học môn học?

Đánh
giá học
tập

Người học nên thể
hiện như thế nào
để chứng tỏ rằng
họ đã đạt được
các chuẩn đầu ra?

Hình 1-4. Nguyên lý thiết kế giảng dạy nhất quán với chuẩn đầu ra


13
1.3.5.3 Tăng cường cho sinh viên (người học) tiếp cận môi trường
trải nghiệm thực tế nghề nghiệp
Người học sau kết thúc chương trình đào tạo đạt tiêu chuẩn kỹ năng
nghề quốc gia, đáp ứng yêu cầu của người sử dụng lao động thì việc xây

dựng môi trường học tập cho người học trải nghiệm nghề nghiệp là một
biện pháp cần thiết.
1.3.5.4 Thí điểm đánh giá kiến thức, kỹ năng nghề của sinh viên tại
cơ sở sản xuất, xí nghiệp.
Các phương pháp và công cụ đánh giá sẽ được thiết kế để đánh giá
nhiều loại kỹ năng tùy theo tiêu chuẩn yêu cầu của công việc.
1.4 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG DẠY HỌC THEO TIÊU
CHUẨN KỸ NĂNG NGHỀ QUỐC GIA.
Từ kết quả thu thập và phân tích số liệu khảo sát về thực trạng
dạy học nghề Cắt gọt kim loại theo TCKNNQG có thể đán giá như sau:
Đến năm 2011, các cơ quan có thẩm quyền mới tổ chức xây dựng,
ban hành tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia do đó, dạy học nghề Cắt gọt
kim loại theo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia đối với trường chưa chuẩn
bị để có đủ điều kiện tiếp cận TCKNNQG.
Mặt khác các trường còn chủ quan cho rằng tiêu chuẩn kỹ năng
nghề quốc gia chỉ để áp dụng cho các Trung tâm đánh giá kỹ năng nghề
quốc gia nhằm “sát hạch” người học sau khi tốt nghiệp để cấp chứng chỉ
kỹ năng nghề quốc gia, vì vậy các trường cũng chưa chú trọng đến việc
“nhuyễn” hóa tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia vào mục tiêu đào tạo của
nghề để đào tạo sát với yêu cầu của tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia.
Chương 2
DẠY HỌC CÁC MÔ ĐUN/MÔN HỌC NGHỀ CẮT GỌT KIM
LOẠI THEO TIÊU CHUẨN KỸ NĂNG NGHỀ QUỐC GIA


14
2.1 CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ CẮT GỌT KIM
LOẠI
Chương trình đào tạo trình độ cao đẳng nghề Cắt gọt kim loại do
Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành theo Thông tư số

21/2011/TT-BLĐTBXH. Trong chương trình gồm có:
- Thời gian học 6 môn học chung bắt buộc: 450 giờ
- Thời gian học 11 môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở: 570 giờ
- Thời gian học 39 mô đun chuyên môn nghề: 2730 giờ, trong đó
có chương trình khung mô đun Thực tập tốt nghiệp với thời lượng 540 giờ.
2.2 MỘT SỐ BIỆN PHÁP TRIỂN KHAI DẠY HỌC CÁC MÔ
ĐUN/MÔN HỌC CỦA NGHỀ CẮT GỌT KIM LOẠI
2.2.1 Xác định mục tiêu của môn học hay chủ đề/bài dạy trong
dạy nghề Cắt gọt kim loại trong dạy học theo TCKNNQG
Đây là bước chung, bước khởi đầu của việc thiết kế và triển khai
các biện pháp dạy học nghề Cắt gọt kim loại theo TCKNNQG. Việc nghiên
cứu kỹ bộ các TCKNNQG; nghiên cứu kỹ nội dung môn học cần dạy;
nghiên cứu kỹ mục tiêu môn học của chương trình đang sử dụng để làm cơ
sở xác định mục tiêu của môn học hay chủ đề/bài dạy.
Quy trình xác định mục tiêu dạy học môn học/mô đun hay chủ đề,
chuyên đề hay bài dạy đáp ứng TCKNNQG gồm các bước sau:
Bước 1: Nghiên cứu bộ tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia
Bước 2: Nghiên cứu kỹ mục tiêu của chương trình môn học, mô
đun sẽ dạy của nghề Cắt gọt kim loại hiện hành
Bước 3: Phân tích nội dung của chương trình đào tạo môn học/mô
đun sẽ dạy của nghề Cắt gọt kim loại đang sử dụng.
Bước 4: Mô tả mục tiêu của môn học hoặc chủ đề, chuyên đề hay
bài dạy theo tiêu chí đáp ứng các TCKNNQG. Đây chính là sự cụ thể hóa


15
các TCKNNQG thành các mục tiêu cụ thể để có thể thiết kế nội dung,
PPDH, hình thức dạy học và chuẩn bị thiết bị dạy học
2.2.2 Biện pháp 1: Phối hợp các phương pháp dạy học để tăng
tính chủ động, tự lực và tích cực của người học triển khai dạy học theo

tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia
Trong biện pháp này tác giả vận dụng quy trình dạy học theo tiêu
chuẩn KNNQG để trình bày phương án tổ chức dạy học mô đun “Gia công
CNC” với 2 bài, bài 1 “Lập trình tiện CNC”, bài 2 “Vận hành máy phay
CNC”. Các phương pháp dạy học được phối hợp để tăng tính chủ động, tự
lực và tích cực của người học được thể hiện cụ thể và chi tiết trong 2 văn
bản dưới đây:
+ Kịch bản dạy học của bài dạy (dùng cho giáo viên lên lớp), trong
đó có mô tả chi tiết các hoạt động của giáo viên, hoạt động của sinh viên và
các yêu cầu cần đạt được trong buổi dạy.
+ “Tài liệu học tập E-Learning” – dùng cho sinh viên. Tài liệu này
gồm có: Mục tiêu cụ thể của bài dạy dưới dạng các TCKNNQG ứng với
nội dung dạy học. Tài liệu học tập này được phát cho sinh viên nghiên cứu
trước khi lên lớp thực hành và sử dụng khi thực hành trên lớp.
2.2.3. Biện pháp 2. Tổ chức cho sinh viên trải nghiệm tại các cơ
sở hành nghề
Đây là hình thức tổ chức dạy học trực tiếp tại cơ sở sản xuất, xí
nghiệp và sinh viên được đánh giá kiến thức, kỹ năng nghề tại cơ sở sản
xuất, xí nghiệp. Sinh viên được bố trí vào làm một số vị trí trong quy trình
gia công cắt gọt kim loại và hoàn tất sản phẩm; trong các đơn vị chuẩn bị
sản xuất; trong các phòng (ban) kinh doanh, Marketing … Các cán bộ
quản lý, cán bộ kỹ thuật của cơ sở sản xuất, xí nghiệp kết hợp với giáo
viên trường hướng dẫn sinh viên thực hiện công việc trực tiếp gia công
các sản phẩm cụ thể của công việc cắt gọt kim loại.


16
Chương 3
KIỂM NGHIỆM VÀ ĐÁNH GIÁ
3.1. MỤC ĐÍCH KIỂM NGHIỆM, ĐÁNH GIÁ

Nhằm kiểm tra tính đúng đắn của giả thuyết khoa học của đề tài:
Nếu thiết kế và triển khai dạy học nghề Cắt gọt kim loại trình độ đẳng
theo TCKNNQG một cách khoa học và khả thi thì sẽ giúp cho sinh viên
ngay sau khi ra trường có thể làm quen và nhanh chóng làm tốt các nhiệm
vụ, các công việc của nghề và có tiềm lực phát triển về sau; ngoài ra còn
kiểm nghiệm ý nghĩa thực tiễn của đề tài; sự cần thiết, tính khả thi và ý
nghĩa tác động của các biện pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề Cắt
gọt kim loại trình độ cao đẳng nghề theo TCKNNQG đã đề xuất.
3.2. PHƯƠNG PHÁP KIỂM NGHIỆM, ĐÁNH GIÁ
3.2.1. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
3.2.1.1. Nội dung thực nghiệm sư phạm
Nội dung thực nghiệm sư phạm thuộc mô đun “Thực tập tốt
nghiệp”. Nội dung cụ thể gồm 2 bài dạy thực hành:
Bài thứ nhất: Lập trình tiện CNC, thời gian 250 phút
Bài thứ hai: Vận hành máy phay CNC, thời gian 70 phút
Thực nghiệm được tiến hành trong học kỳ II năm học 2016-2017
đối với sinh viên 2 lớp trình độ cao đẳng nghề Cắt gọt kim loại thuộc khóa
15 của Trường Cao đẳng công nghệ Thủ Đức.
Ở lớp thực nghiệm sử dụng tiến trình dạy học theo TCKNNQG
để dạy 2 bài “Vận hành máy phay CNC”, “Lập trình tiện CNC” trong mô
đun Thực tập tốt nghiệp tại xưởng cơ khí.
Đối với lớp đối chứng, giáo viên sử dụng phương pháp truyền
thống thông thường.
3.2.1.2. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
- Sử dụng phương pháp thực nghiệm có đối chứng


17
- Sử dụng các phương pháp dạy học tích cực (dạy học theo
TCKNNQG) do tác giả đề xuất đã trình bày trong chương 2 vào quá trình

giảng dạy đối với các lớp thực nghiệm.
- Chuẩn bị giáo án bình thường như các buổi dạy khác và sử dụng
phương pháp dạy học truyền thống (thuyết trình, đàm thoại, trực quan…)
với lớp đối chứng.
- Trao đổi kỹ với giáo viên dạy thực nghiệm về mục tiêu, nội dung
và cách làm cũng như trao đổi các ý tưởng thể hiện bài lên lớp.
- Các lớp thực nghiệm và đối chứng được đánh giá qua cùng một
nội dung với cùng một biểu điểm (một bài kiểm tra chung cho 2 lớp sau
khi thực nghiệm).
3.2.1.3. Đối tượng thực nghiệm
Thực nghiệm được tiến hành trong học học kỳ II của năm học
2016



2017

với

2

lớp

HP

17211CNC10231004



HP


17211CNC10231005 của Trường Cao đẳng công nghệ Thủ Đức.
- Lớp đối chứng: Sinh viên lớp HP: 17211CNC10231004
- Lớp thực nghiệm: Sinh viên lớp HP: 17211CNC10231005
Bảng 3.1. Danh sách tổng hợp lớp thực nghiệm và đối chứng
Lớp
HP 17211CNC10231004
HP 17211CNC10231005

Đối tượng
Đối chứng
Thực
nghiệm

Ký hiệu

Tổng sinh viên

ĐC

30

TN

31

3.2.1.4. Kết quả thực nghiệm sư phạm
a. Phân tích định tính
Qua dự giờ theo dõi tiến trình nhận thấy:



18
Ở lớp đối chứng: sinh viên nghe và ghi chép bài một cách thụ
động; giờ học chưa sôi động, sinh viên chưa phát huy được sự chủ động
của bản thân.
Ở lớp thực nghiệm: sinh viên phải làm việc tích cực hơn, phải tự
xác định được các nội dung trong phiếu học tập của bài học từ đó các em
có hứng thú và tập trung vào bài học.
b. Phân tích định lượng
Kết quả thu được xử lý bằng thống kê toán học được tiến hành
theo trình tự sau:
Bảng phân phối xác suất, bảng tần suất hội tụ tiến.
Tính các tham số đặc trưng
Giá trị trung bình X: Đặc trưng cho sự tập trung của số liệu nhằm
so sánh mức học trung bình của sinh viên hai nhóm thực nghiệm và đối
chứng giá trị trung bình được tính theo công thức:

X

1 10
 Fi .xi
n i 1

Trong đó:
n: là tổng số sinh viên
X: là trung bình cộng điểm
Fi: số sinh viên đạt điểm xi (0 ≤xi ≤10)
+ Phương sai:

S2 




1 10
 Fi xi  X
n i 1

+ Phương sai hiệu chỉnh:



2



n 2
1 10
 
S 
 Fi xi  X
n 1
n  1 i1
2

+ Độ lệch chuẩn:



2



19

  2
+ Hệ số biến thiên:

 
V %   .100
X
S cho biết độ phân tán quanh giá trị X , S càng nhỏ tức là số liệu
càng ít phân tán.
- Kết quả thực nghiệm:
* Bảng phân phối xác suất Fi (số học sinh đạt điểm xi)
Bảng 3.2: Bảng phân phối xác suất Fi
Lớp
ĐC
TN

Số
bài
30
31

1
0
0

Số sinh viên (số bài kiểm tra) đạt điểm xi (ni)
2
3

4
5
6
7
8
9
0
0
3
10 13
2
1
1
0
0
1
8
10
5
5
2

Số SV (Số bài kiểm tra)

Biểu đồ 3.1 - Phân phối xác suất Fi
40
30
20

10

0

Số sinh viên (số bài kiểm tra) đạt điểm
ĐC

TN

* Bảng tần suất Fi (%); (số % sinh viên Fi đạt điểm xi)
Bảng 3.3: Bảng tần suất Fi (%)
Lớp

Số sinh viên (số bài kiểm tra) đạt điểm xi (ni)

10
0
0


20
Số
bài
30
31

ĐC
TN

4

5


10
3,2

6

33,33 43,33
25,8 32,3

7

8

9

10

6,67
16,1

3,33
16,1

3,33
6,5

0
0

* Bảng tần số hội tụ tiến Fa (%) số sinh viên đạt điểm xi trở lên

Bảng 3.4: Bảng tần số hội tụ tiến Fa (%)
Số sinh viên (số bài kiểm tra) đạt điểm xi (ni)
4
5
6
7
8
9
10
100 89,99 56,66 13,33 6,66 3,33
0
100
96,8
71
38,7 22,6
6,5
0

Số
bài
30
31

Lớp
ĐC
TN

Biểu đồ 3.2 đường tần suất Fi
50
43.33


40

33.3332.3

30

Lớp ĐC

25.8
20

Lớp TN

16.1 16.1

10

10

0

0
1

0
2

0
3


6.67

3.2
4

5

6

7

8

6.5
3.33 3.33
9

0

10

3.2.1.5. Đánh giá kết quả
Dựa trên điểm kiểm tra của hai lớp thực nghiệm và đối chứng sau
khi thực nghiệm sư phạm, có thể nhận xét như sau:
Điểm trung bình cộng của lớp thực nghiệm cao hơn so với lớp đối
chứng.


21

Hệ số biến thiên giá trị điểm số của lớp thực nghiệm nhỏ hơn
nhóm đối chứng nghĩa là độ phân tán về điểm số quanh giá trị trung bình
của lớp thực nghiệm nhỏ hơn lớp đối chứng.
Đường tần suất hội tụ tiến của lớp thực nghiệm nằm bên phải và
ở phía trên đường tần suất hội tụ tiến của lớp đối chứng, điều đó chứng
tỏ mức độ nắm vững và vận dụng kiến thức ở lớp TN tốt hơn lớp ĐC.
3.2.2. Phương pháp chuyên gia
3.2.2.1. Tiến trình của phương pháp chuyên gia
1. Biên soạn tài liệu tóm tắt các vấn đề lý luận và các biện pháp
triển khai dạy học theo TCKNNQG để các chuyên gia đọc và đánh giá.
2. Biên soạn và gửi phiếu xin ý kiến chuyên gia cùng với tài liệu
tóm tắt trên tới các chuyên gia.
3. Nhận phiếu từ các chuyên gia và xử lý kết quả.
4. Phân tích kết quả xin ý kiến chuyên gia
3.2.2.2. Tổ chức thực hiện phương pháp chuyên gia
Để xin ý kiến chuyên gia, tác giả đã biên soạn tóm tắc các vấn đề
cần xin ý kiến gửi kèm theo phiếu “Phiếu xin ý kiến chuyên gia”. Căn cứ
kết quả đánh giá của các chuyên gia, đề tài sẽ tiếp thu và bổ sung, điều
chỉnh các nội dung đã đề xuất cho hoàn thiện hơn.
3.2.2.3. Kết quả xin ý kiến chuyên gia
Tổng số chuyên gia xin ý kiến là 46 người; gồm các đối tượng
như: Chuyên gia về giáo dục nghề nghiệp; Cán bộ quản lý và cán bộ kỹ
thuật của doanh nghiệp; Giảng viên ngành cơ khí; Cựu sinh viên ngành
cơ khí.
a. Phân tích định tính
Thông qua phiếu xin ý kiến và trao đổi trực tiếp thăm dò ý kiến
các đối tượng khảo sát cho thấy, hầu hết đều đánh giá từ khá, tốt đối với



×